Nhà Thờ Họ

An lạc là gì? Làm thế nào để tìm được An Lạc trong cuộc sống

an lạc là gì

Với cuộc sống tấp nập, xô bồ hiện nay, liệu con người có thể mãi hạnh phúc, tươi vui, không chút phiền não được không? Có lẽ đó chỉ điều không tưởng. Bởi vì sẽ có người đang yêu lo lại sợ đánh mất người yêu, người có tiền thì sợ mất của, người đắc ý sợ có một ngày bất đắc chí… Vậy thì vì sao mọi người đều chúc nhau an lạc? An lạc không đơn thuần chỉ là những phản ứng tâm lý đối với những sự việc đang diễn ra mà nó có được do sức mạnh của tâm từ bi và ánh sáng trí tuệ soi đường giúp chúng ta có thái độ sống tốt đẹp hơn.

Hãy cùng thietkenhathoho.com tìm hiểu về An Lạc trong bài viết dưới đây.

Thế nào là an lạc?

Người biết kham nhẫn là người dễ dàng tìm thấy sự an lạc

An lạc không giống những cảm xúc bình thường và nhất thời của con người như sung sướng, thoải mái hay vui vẻ. Nó giống như một dòng suối mát lành nhẹ nhàng chảy dọc từ tâm trí đến thân thể bên trong con người. Có thể hiểu, an lạc là một trạng thái hay cảm giác an nhiên, thoải mái và tự tại bên trong mỗi cá nhân. Nó nhẹ nhàng nhưng lại rất bền bỉ, mang đến sự bình an cho cả thân và tâm của người luôn giữ sự an lạc đó. Thậm chí, trạng thái này cũng có thể lan lan đến những người xung quanh. An lạc đến từ tuệ giác, người an lạc sẽ luôn tìm được sự ung dung, tự tại và cân bằng trong cả vật chất lẫn tinh thần.

 

Có thể lấy một ví dụ đơn giản, sẽ dễ dàng cảm thấy được niềm hạnh phúc và vui sướng tột độ của một người vừa trúng giải độc đắc, một cô gái tài năng vừa giành được vương miện, một nhân viên mới được thăng chức hay một học sinh chăm chỉ được đề tên bảng vàng. Nhưng sau đó, họ sẽ phải đau đầu vì những vấn đề mới, những bất an, nỗi khốn khổ vẫn sẽ đến.

Làm sao để giải quyết số tiền khổng lồ vừa nhận được? Cô gái phải đối mặt với vô vàn chỉ trích vô cớ hay ý kiến trái chiều nhưng vẫn phải hành động sao cho xứng đáng với chiếc vương miện trên đầu. Làm sao để có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp nhưng vẫn phải cạnh tranh và làm tốt nhiệm vụ của mình? Làm sao để tiếp tục đạt được thành tích cao? 

Một người thực sự an lạc, thứ họ cần không nhất thiết phải là những cảm xúc vui sướng đột ngột. Đôi khi là sự thoải mái cùng bạn bè người thân, cảm xúc nhẹ nhàng khi nghe xong một bài nhạc và luôn mong chờ một ngày mai thức dậy sẽ làm được những gì. Nụ cười trên môi họ sẽ là nụ cười đến từ tâm, đến từ mọi tế bào trong cơ thể. 

Làm sao để bản thân luôn an lạc?

Cuộc sống xô bồ và biến đổi vô thường, nào có ai biết được hôm nay ta còn hạnh phúc liệu ngày mai khó khăn thử thách có ập đến hay không. Vì vậy muốn bản thân luôn giữ được sự an lạc không phải dễ. Phải có nỗ lực và cố gắng từ cả thân thể và tâm trí.

Giữ tinh thần kham nhẫn

 

Kham nhẫn là đức tính thiện lành của con người, thể hiện thái độ khiêm nhường đúng mực và đây là một lối sống đẹp. Đây là một tâm tính thiện của con người, là đức tính nên có khi đối nhân xử thế. Kham nhẫn có nghĩa là nhẫn nại chịu đựng sự bức bách đau đớn của cả thân và tâm. 

Người có tinh thần kham nhẫn là người có thể chịu đựng những điều không tưởng. Họ có thể bỏ ngoài tai những sỉ nhục tầm thường hay biết vươn lên từ sự tổn thương trong nghịch cảnh, biết kiềm chế được cơn giận trong lòng, không nghĩ tới việc sẽ báo oán trả thù. Luôn giữ tinh thần kham nhẫn sẽ giúp bạn luôn chịu được những thử thách mà đường đời đặt ra. Cũng vì thế mà bản thân sẽ luôn giữ được sự an lạc trong cả tâm và thân.

Suy nghĩ tri túc

Để bản thân luôn an lạc, một điều cần thiết nữa đó là suy nghĩ tri túc. Có nghĩa là bạn nên biết đủ và thỏa mãn với những gì mình có hiện tại. Tri túc là một đặc điểm của hạnh phúc cá nhân, chúng ta nên biết cách tìm được cả niềm vui dù đang trong hoàn cảnh khó khăn.

 

Suy nghĩ tri túc giúp người biết cách tìm thấy niềm vui trong mọi hoàn cảnh

Không phải ai cũng có thể có được sự tri túc mà ta cần phải tự trau dồi và giác ngộ. Thông qua kiên trì bền bỉ, dũng cảm đối mặt và quyết tâm kiểm soát những tư tưởng bất thiện cũng như biết chấp nhận hiện thực, thì chúng ta sẽ cảm thấy luôn hạnh phúc với những gì mình đang có. Những người có trí tuệ, biết ứng biến, tháo vát, khéo léo với cảnh đời, biết suy cùng nghĩ cạn, thì dù ở trong bất kỳ cảnh ngộ nào bạn cũng vẫn sẽ thấy an lạc, bình thản. 

Sống theo Tứ vô lượng

Tứ vô lượng là từ để chỉ bốn đức tính cao thượng của con người bao gồm: Từ, Bi, Hỉ và Xả. Những người phát triển tốt những đức tính này trong tâm thức, thì người đó sẽ là người luôn tìm được sự an lạc.

Từ vô lượng

Từ, bi, hỉ, xả – bốn đức tính mà mỗi người nên trau dồi

Từ vô lượng hay còn gọi là Tâm từ có nghĩa là tâm từ trầm tĩnh, bi mẫn và khoan dung.  Sống Tâm từ để lòng luôn yên ả và trấn tĩnh. Biết khoan dung để không bị uất hận giày vò. Sống với tình yêu thương to lớn, đồng đều dành cho tất cả chúng sinh vạn vật, không thành kiến, phân biệt. Từ cô lượng làm cho tâm ta thật êm dịu và chân thành, có thiện ý thiện chí và hành vi đúng mực. 

Bi vô lượng

Bi vô lượng là sự thương xót, thấu hiểu và cảm thông. Đây cũng là liều thuốc chữa chứng bệnh hung dữ, ngang tàng, độc ác bên trong mỗi người. Long thấu hiểu và thương xót chúng sinh (kể cả con người hay sự vật) chính là động lực làm cho tâm người thiện lành, biết chia sẻ cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, thử thách; biết lắng lắng nghe và xoa dịu nỗi khổ của người khác.

Hỉ vô lượng

Hỉ vô lượng là thuật ngữ chỉ những người biết vui mừng với thành tựu mà người khác đạt được. Cho ta biết cách sống sao cho chân thành giữa người với người. Đối nghịch với nó là sự ưu lo, phiền não. Sống có một tâm hoan hỷ giúp con người ngăn cản các tính xấu như ghen ghét, đố kỵ.

Xả vô lượng

Xả vô lượng là người có lòng buông xả, không cố chấp bám chặt vào bất cứ điều gì. Là người nhận ra được hiện thực cuộc sống và biết từ bỏ vọng tâm, kiêu ngạo của bản thân. Xả vô lượng không có nghĩa là người sống không có mục đích, mà nó dạy ta biết sống không quá nhiều dục vọng, biết buông xuống những điều không tưởng kể cả lòng tham lam ích kỷ. Dạy cho ta sống sao không kiêu căng ngạo mạn, đừng bao giờ cho mình là trung tâm.

Một số biện pháp giúp bản thân có thể tìm thấy sự An Lạc

Ngoài những phương pháp rèn luyện, trau dồi suy nghĩ, bạn cũng có thể tạo cho mình những thói quen sống tốt để luôn thấy an lạc. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể tham khảo:

Thiền giúp thân tâm an lạc

Thiền hóa giải những mối lo âu phiền muộn, tĩnh tâm để lắng nghe sự an lạc

Để hóa giải những phiền muộn, lo âu hay đau khổ, người ta đã tìm đến rất nhiều các phương pháp khác nhau. Thiền vẫn luôn là một cách hay từ cổ chí kim, là phương pháp mà người phương Đông rất thích sử dụng để thâm tâm có thể bình lặng lại, tiến vào trạng thái thả lỏng và phục hồi. 

Nếu “thất tình – lục – dục” đưa đến lo âu, phiền muộn thì Thiền giúp bạn đào thải những điều đó, buông xuống nỗi sợ, những uất hận hay ngừng lại cả những xung đột rối loạn trong tâm lý. Nếu như phiền muộn, áp lực tạo ra sự bức bối cho cuộc sống thì Thiền là sự im lặng để bạn khám phá chính mình. Nó là một cách giúp con người thấy được “bản lai diện mục” tràn đầy an lạc. 

Thường xuyên nghe những bản nhạc truyền cảm hứng

Giai điệu của những bản nhạclà thứ dễ dàng đi vào lòng người nhất, cũng là thứ khơi gợi cảm xúc trong ta. Vì thế những bài hát truyền cảm hứng sẽ giúp bạn luôn giữ được tinh thần vui vẻ, lạc quan. Khiến cho người nghe cảm thấy được truyền thêm động lực sống, động lực để tiếp tục cố gắng khi gặp phải những gian truân, vất vả. Mỗi người nên có một danh sách những bài hát truyền cảm hứng của riêng mình, để khi cảm thấy khó khăn hay tuyệt vọng, những giai điệu đó sẽ như những thần chú vực dậy tinh thần.

Đi thiện nguyện

Biết trao đi để nhận lại nhiều hơn, để an lạc luôn tìm về trong tâm trí

An lạc cũng là cảm giác đến từ tâm của con người. Vì thế mà các hoạt động thiện nguyện bắt nguồn từ chính tấm lòng và trái tim của bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy được cuộc sống vẫn còn rất nhiều điều ý nghĩa. Đi thiện nguyện sẽ giúp bạn trải nghiệm và gặp nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đi để cảm thấy biết ơn, biết ơn vì những gì mà ta đang có nhiều hơn so với những mảnh đời bất hạnh khác. Thiện nguyện còn là những hành động cho đi không vi lợi ích gì. Theo Phật pháp, chúng ta cho đi có nghĩa là đang ươm mầm công đứng cho tương lai. Và ta cũng chính là người được hưởng hạnh phúc trọn vẹn đó từ hạt giống này.

Sống gần gũi với thiên nhiên

Một cách khác để bạn luôn giữ được sự an lạc đó là sống gần gũi với thiên nhiên. Việc sống hòa mình vào thiên nhiên không những giúp bạn giảm được căng thẳng mà còn rất có lợi đối với sức khỏe. Cả tinh thần lẫn thể chất đều cảm thấy giải tỏa và cân bằng chính là điều mang đến sự an lạc cho con người. 

Với phương pháp này, bạn có thể ngồi xuống và lắng nghe âm thanh của thiên nhiên từ ngoài ban công hay cửa sổ, buông thả suy nghĩ để đầu óc thư giãn hơn. Hoặc bạn có thể dành thời gian để đi dạo vào sáng sớm hay cuối ngày, quan sát các loài động thực vật khác nhau trong công viên gần nhà vừa giúp nâng cao sức khỏe và để tâm trí thư thái hơn.

Đi chùa và nghe giảng kinh pháp

Phật pháp giúp con người hướng thiện, định hình lại những tư tưởng sai lầm

Đến chùa để ta hòa mình vào không khí thành kính và linh thiêng, để tâm ta bình lặng lại mà nhận rõ những đúng sai trong suy nghĩ và hành động của mình. Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã từng khẳng định: “Nghe Pháp là được phúc báu; nghe Pháp là được công đức; nghe Pháp có thể được tiêu tội, chuyển hóa nghiệp và có thể còn đắc đạo nữa”. Kiến thức thế gian là vô tận, mỗi lần nghe giảng bất cứ thứ gì đều mang đến tri thức và nâng cao hiểu biết cho chúng ta. Hơn nữa Phật Pháp hướng thiện cho con người, định hình những tư tưởng sống tốt đẹp từ đó giúp ta tìm được an lạc trong cuộc sống. 

Nếu quý bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ, các công trình thờ cúng tại gia có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian đẹp nhất.

5/5 - (5 bình chọn)