Nhà Thờ Họ

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai ?

Địa tạng vương bồ tát là ai

Người Việt ta theo đạo Phật rất đông nhưng ít ai biết đến ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát nhiều như các vị Bồ Tát, Thích Ca Mâu Ni hay Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát với tấm lòng từ bi bao la rộng lớn là một trong tứ đại Bồ Tát tối cao của cõi Vĩnh Hằng.

Những người muốn quy y sám hối thường đọc kinh, tô tượng về ngài nhằm hướng thiện xóa bỏ nghiệp báo mà mình đã gây ra ở kiếp này cũng như kiếp trước. Dưới đây bài viết của thietkenhathoho.com sẽ giúp bạn hiểu rõ Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Hình ảnh về ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát

Nhiều người chuyên đi lễ chùa và cúng kiến dâng hoa quả ngày Phật đản cũng chưa chắc đã hiểu rõ ngài Địa Tạng hay có cái tên khác là Địa Tạng Vương Bồ Tát mà mọi người thường hay nhắc đến.

Ngài là một trong sáu bồ tát của Phật giáo Đại Thừa lần lượt kể đến như: Đại Thế Chí Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát và cuối cùng là ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát được mọi người tôn kính, thờ phụng bởi công đức của người để lại cho chúng sanh bao đời.

Nhiều sử thi nổi tiếng kể về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay Bồ Tát Di Lặc giáng thế, và nổi tiếng cũng phải kể đến Bồ Tát Địa Tạng đã cứu độ chúng sanh qua những tiền kiếp luân hồi. Hầu hết các câu chuyện về tín ngưỡng đều xuất phát từ Ấn Độ ở những thế kỉ I đến II TCN. Ngài được nhiều người biết đến với tấm lòng nguyện dành các ngàn kiếp của mình để cứu độ chúng sanh thoát khỏi những đau thương, nghiệp ác với tâm nguyện chừng nào chúng sanh độ thành người, thoát khỏi địa ngục thì ngài mới chứng thành Bồ Đề

Nhiều nghiên cứu từ những câu chuyện nhân gian về Phật giáo ở cung trời Đao Lợi có Phật Thích Ca Mâu Ni đã dặn dò với ngài Địa Tạng Vương phải đảm nhận nhiệm vụ cứu khổ cứu nạn chúng sanh thoát khỏi nghiệp báo, giúp những con người này rời tà hướng thiện tạo phước đức làm người để có thể đầu thai làm người kiếp sau. Khi nghe được lời căn dặn này ngài Địa Tạng cảm động đã rơi lệ và tận tâm ý sẽ hoàn thành những gì Đức Phật đã căn dặn chừng nào cứu độ hết chúng sanh thì ngài mới thành Phật.

Cái tên Địa Tạng Bồ Tát ra đời với ý nghĩa thể hiện tấm lòng từ bi rộng lớn của người và ở chốn Địa Ngục nơi đầy rẫy những lỗi lầm và tội lỗi. Ở dưới Địa Phủ ngài được coi như giáo chủ U Minh, một người hết sức quan trọng ở cõi mà nơi những vong hồn bị đầy đọa cần người cứu độ nhất. Trong từ Địa tức là dày chắc, nhiều còn Tạng là chứa đủ hiểu đúng nghĩa là một tấm lòng từ bi thiện chí giúp hết những chúng sanh đau thương, vướng nhiều tội lỗi ở cõi nhân gian bị đày xuống địa ngục nhận quả báo. Nhưng cũng có lý giải khác về cái tên ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát  là “ U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát” không chỉ làm chủ cõi U Minh mà còn có thể làm chủ những thói xấu trong nhân gian như tham, sân, si của chính mình, vì thế mới có thể cai quản nội tâm tà ác và chế ngự chúng.

Các tiền kiếp của Địa Tạng Vương Bồ Tát 

Mỗi tiền kiếp của một đời người đều là sự giác ngộ trong tâm thất và chính tâm thất này sẽ đi theo mình từ kiếp này đến kiếp khác để giác ngộ ra chân lý cuối cùng mà muốn hướng đến.

Trưởng giả

Nhiều kiếp trước ngài Địa Tạng hóa thân thành một trưởng giả và có duyên giác ngộ cửa phật và gặp được Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai. Kể từ đó dành cả tâm ý nguyện hướng phật cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh đến khi nào đến đời vi lai. Có lẽ tiền kiếp này là một tiền kiếp giác ngộ mạnh mẽ về phật về sau. Sau nhiều năm tu hành ngài Địa Tạng đã được chứng nhận thành Phật Tử.

Nữ nhân

Ở nhiều kiếp trước Địa Tạng Bồ Tát là một cô gái thuộc dòng dõi Bà – la -môn. Nhiều người biết đến bà là một người có tấm lòng nhân hậu, nhiều phước đức, một đời hướng Phật giải khổ cho những vong linh trót làm việc ác mà bị đầy đọa xuống địa ngục. Tuy nhiên mẹ bà lại người sống ác hay gây nghiệp báo nên khi bà chết đi bị đày xuống địa ngục. Vì thường nhớ mẹ mình ngày nào bà cũng tích đức, cầu phúc cho mẹ sớm ngày thoát khỏi địa ngục để đầu thai làm người. Bà nghe được tin mẹ mình đã thoát khỏi địa ngục nhờ Phật Giác Hoa Định Tự Tại. Từ đó bà càng làm phước và giúp đỡ những vong hồn đã gây nhiều nghiệp ác giống như mẹ bà.

 

Vị vua

Ngài từng có một tiền kiếp là một vị vua vào thời đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai lúc này nhân dân khắp nơi gây nghiệp báo, thế loạn nhân gian mỗi ngày một nhiều hơn, người dân lầm than, khốn khổ. Nhìn thấy tình cảnh đất nước lúc bấy giờ nhà vua từ bi đã cố gắng cứu đất nước mình thoát khỏi nghiệp báo. Ngài đã thành tâm cả đời phát nguyện với đức Phật để độ cho mọi chúng sanh bớt nghiệp hành thiện với đời, cải thiện nghiệp quả cho nhân dân nước mình.

Thiếu nữ Quang Mục

Vào thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, ngài Địa Tạng Bồ Tát có tiền thân là một cô gái có tên là Quang Mục. Nổi tiếng là một người có tấm lòng từ bị, làm nhiều phước đức, giúp người, giúp đời nhưng mẹ của cô lại là người chuyên gây nghiệp ác. Bà không tin vào nhân quả nên do ở kiếp trần gian do gây quá nhiều nghiệp ác nên bị đày đọa ở địa ngục không thể đầu thai. Thương mẹ mình Quang Mục càng giúp đỡ nhiều người hơn, cầu phúc cho mẹ mình. Sau này mẹ cô thoát khỏi địa ngục và được đầu thai làm người tuy nhiên do gây nghiệp quá nhiều dẫn đến phước đức đầu thai không tốt nên sinh ra trong gia đình nghèo túng và bị chết yểu. 

 

Quang Mục sống với tâm nguyện hướng dâng cho Phật cả kiếp này và muốn ngàn kiếp về sau nữa để cứu khổ những linh hồn đã phạm phải những lỗi lầm trong kiếp người của mình. Sự nhân từ của Quang Mục đã đưa những linh hồn này tu thành Phật, còn mình thì được làm Chánh Giác.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là nam hay nữ

Chân dung tạc tượng ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát

Trải qua nhiều kiếp người ngài có thân lúc là kiếp nữ nhân lúc là kiếp vua cai trị cả một đất nước. Vì thế mà nhiều người đã tỏ tường về ngài Địa Tạng Bồ Tát phần nào. Dù là thân nam hay nữ ngài đều mong muốn mình có thể cứu giúp người đời, từ những vong hồn không nơi an cư, quỷ dữ,…Đều mong chúng hành thiện quy y hướng Phật sống một cuộc sống có thể làm người trở lại và hành thiện giúp đời giúp người như ngài đã từng làm với chung sanh.

Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi con gì

 

Linh thú Đề Thính mà ngài Địa Tạng Bồ Tát hay cưỡi

 

Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát thường cưỡi linh vật có khả năng nghe mọi thứ trong Tam thế, những lời nói không thật sẽ bị con vật này phát hiện ngay, nhờ mà ngài phân biệt thật giả nhờ linh thú Đế Thính của mình.

Linh vật Đế Thính tức là một con chó, loài vật này rất năng động sở hữu đôi thính giác và khứu giác nhạy cảm hơn các con vật khác. Trong Phật lưu truyền rằng chó là đại diện đánh hơi được hai loại tính “Tham, Sân” trong con người. 

Ở thế giới loài người chó không phải là một con vật nuôi trong nhà mà có nhiều người còn xem nó là một thành viên trong gia đình bởi sự thông minh, yêu quý chủ nhân của mình. Trong thế giới loài người chó vốn đã có một vị thế nhất định. Loài chó được ban một sức mạnh đặc biệt là có một mũi rất thính có thể đánh hơi tốt và phát huy được khả năng phân biệt đúng sai. 

Vì thế linh vật bên cạnh ngài Địa Tạng Bồ Tát sẽ giúp ngài trong việc cứu chúng sanh, ban phước lành đến những người thật sự đã thay đổi và xứng đáng nhận những điều tốt đẹp.

Địa Tạng Vương Bồ Tát có phải là Đường Tam Tạng không?

 

Ngài Địa Tạng chính xác không phải là Đường Tam Tạng mà nhiều người hay lầm tưởng

Vì có thể tên quá trình tu hành có nhiều điểm tương đồng với nhau mà nhiều người lầm tưởng rằng ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát và Đường Tam Tạng là cùng một người. Trên thực tế hai người này là hai người hoàn toàn khác nhau và pháp danh cũng không giống nhau.

Đường Tam Tạng nổi tiếng nhờ bộ phim chuyển thể Tây Du Ký nhiều tập kể về 81 kiếp nạn, gian nan phải vượt qua để có thể thỉnh kinh Phật, sau này được đắc đạo thành Phật. Cùng thành với ngày là 3 học trò Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh giúp đỡ sư phụ của mình thoát khỏi những con yêu quái muốn ăn thịt Đường Tăng để trường sinh bất tử. Nhờ quá trình khổ hạnh, tu luyện và công đức nên từ tiền thân là Huyền Trang mà đạt đến vị thế đạo Phật.

Ý nghĩa của tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát được biết đến là một trong tứ Đại Bồ Tát tối cao có tấm lòng độ lượng vô biên, giúp chúng sanh thoát khỏi nghiệp khổ, tu hành thành người tốt và đầu thai chuyển thế làm người. Ngài nguyện dùng hết các kiếp luân hồi của mình để cứu độ chúng sanh thoát khỏi khổ và cứu độ chúng sanh thoát khỏi nhiều điều ác hướng mình đến chân thiện của cuộc sống. Vì thế ở cõi tâm tối như U Minh ngài được tôn sùng như vị giáo chủ tại đây bởi tấm lòng nhân ái từ bi khó ai sánh bằng.

Như trong lời kinh cũng có dạy cho mọi chúng sanh ta muốn xóa mọi nghiệp báo, thoát khỏi tai ương, một lòng hướng thiện, cải tà quy chánh thì cách làm tiêu diệt những nghiệp báo do mình gây ra thì cách hiệu quả để tiêu trừ những nghiệp ác đó là thường xuyên đến chùa cúng bái, thành tâm đọc kinh phật và tô tượng của ngài Địa Tạng Bồ Tát. Những việc làm này cần tích lũy dần dần để từ đó chuyển thành phước đức của mình sau này mọi ước nguyện trong tâm sẽ thành sự thật.

Tấm lòng cao cả rộng như sông núi của ngài Địa Tạng Bồ Tát được thể hiện qua câu nói “Địa ngục không trống thề không thành Phật, chúng sinh độ hết, mới chứng Bồ Đề”  ngài luôn cầu mong mọi vong linh dù là bất kì ai đi nữa cũng có thể siêu thoát thành người, giúp đời, tu hành thiện chí trong đời sống. 

Ngài coi mỗi chúng sanh đều như cha mẹ của mình hết lòng cứu độ họ như đã từng cứu độ người mẹ gây nhiều nghiệp ác của mình ở nhiều kiếp luân hồi trước. Tấm lòng từ bi này được mọi chúng sanh khắp Tam thế cảm động trước những hành động cao cả của người, hết lòng giúp đời, giúp người, nguyện hy sinh để chúng sanh không còn chịu khổ ở cõi U Minh tâm tối này. Ngài mong muốn mọi người cũng giống như ngài đặt chữ hiếu làm đầu, hiếu thuận và đối tốt với mọi người xung quanh như cha mẹ mình.

Nhiều người thờ Địa Tạng Bồ Tát với tâm thức hướng thiện muốn cải thiện bản chất “ Tham, Sân, Si” trong mình để hướng đến những điều tốt đẹp mang lại cho mình cũng như mọi người một cuộc sống tươi đẹp, mọi nhân quả gặt hái sau này sẽ chỉ toàn là thiện chí, điều ác sẽ biến mất tất thảy chỉ còn lại điều tốt đẹp trên thế gian này.

Cách thỉnh tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Các gia đình theo đạo Phật sẽ muốn thỉnh tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát để về thờ trong nhà mình nhằm mang nhiều phước lạnh, hóa giải điềm hung hóa lành, tránh gặp nhiều tai ương. Ngay trong chính cuộc sống sẽ xảy ra như dịch bệnh, thiên tai, những tai ương không thể lường trước được, mỗi người đều mong muốn không xảy ra những điều này đến với gia đình mình nên thường thờ cúng và tạo nhiều phước lành mong cho những điều tốt đẹp mình tạo nên có thể đánh bay những tai ách xấu xa bủa vây đến gia đình mình.

 

Tượng Phật khi thỉnh về nhà thì những tượng Phật từ bên Đài Loan, Trung Quốc sẽ rất được khách hàng ưu ái mua về nhà bởi kỹ thuật làm tinh xảo và tượng được đúc bằng chất liệu tốt. Những tượng Phật ở mỗi đất nước đều có hình tượng khác nhau và cách điêu khắc cũng khác với nhiều ý niệm khác nhau được khắc trên tượng và nó không mang ý nghĩa đặc trưng như Việt Nam mình. Vì thế người Việt nên ưu tiên dùng hàng Việt nhiều hơn bởi chất lượng sản xuất của người Việt ta ngày càng được nâng cao tay nghề cũng như mang những bản sắc văn hóa phù hợp và mang phong cách thuần phong mỹ tục của đất nước mình. Như theo lời Phật dạy tượng nước nào thì nên thờ theo tượng nước đấy mỗi đất nước đều có những quan niệm và bản sắc khác nhau nên tượng phật tạc cũng sẽ mang vẻ đẹp riêng biệt khác nhau.

Một số lưu ý khi thờ tôn tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Tượng ngài  Địa Tạng Bồ Tát cúng trong nhà

 

Tương truyền rằng nếu người nào thành tâm thờ tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, thường xuyên đọc kinh về ngài cũng như thực hiện đúng những lời Phật dạy trong kinh từ đó cả đời thiện chí nguyện làm theo lời Phật dạy thì sẽ xóa bỏ được những nghiệp báo trước đây mình gây nên, những phước đức tu dưỡng trong kiếp này, kiếp sau sẽ được đầu thai làm người xinh đẹp, sinh ra trong gia đình giàu có, không lo thiếu ăn, thiếu mặc.

Còn đối với những người đã mất hay sắp mất thì các thành viên trong gia đình nên tụng kinh của ngài Địa Tạng và làm nhiều việc thiện, giúp đỡ những người khó khăn, cơ nhỡ để tích nhiều phước báu cho mình và người nhà mất, sắp mất. Khi về nơi chính suối người thân của mình phần nào có thể giảm bớt tội lỗi mà siêu độ sang kiếp khác sống và làm người hạnh phúc. 

Tuy nhiên việc thờ tượng Địa Tạng Bồ Tát trong nhà hay đi lễ cúng dường cho ngài cần phải lưu ý những điều sau đây để tích phước đức lâu bền.

Trong nhà gia chủ nếu có thờ nhiều tượng Phật khác nhau thì nên đặt tượng Phật ở vị trí cao nhất trên bàn thờ rồi tiếp đến mới đặt tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát tiếp theo phía dưới, Nơi thờ phải có vị trí cao nhất trong nhà là nơi thông thoáng có ánh nắng đẹp, không gian an tĩnh. 

Đối với những ngôi nhà phố nên đặt Tượng ngài Địa Tạng Bồ Tát ở nơi cao nhất trong nhà tức ở tầng cao nhất trong nhà. Nếu không gian nhà phía tầng cao nhất không có chỗ để đặt bàn thờ Phật thì cũng không nên đặt tượng Phật đối diện nhà bếp hay những khu vực ồn ào nhiều người qua lại. Tốt nhất đặt tượng Phật ở nơi yên tĩnh và có ánh nắng tự nhiên chiếu vào xóa bỏ không khí âm u, mang lại nguồn sinh khí tích cực.

Tuyệt nhiên không nên đặt giấy tiền vàng bạc trên bàn thờ, bông trưng trong chậu cũng phải là hoa thật không nên trưng hoa giả. Khi dâng lễ Phật thì nên cúng những loại hoa tươi và không để nó héo úa, bốc mùi hôi thối trên bàn thờ Phật như thế thể hiện tấm lòng không thiện chí tu tâm hướng thiện của gia chủ.

Khi gia chủ mua tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát hay bất kì tượng Phật nào khác thì cần quan sát kĩ  đường nét điêu khắc của tượng, từ màu sắc đến chất liệu. Đặc biệt các đường nét mực trên gương mặt tượng Phật dễ phai theo thời gian nên cần tìm chỗ uy tín để đặt tượng. Nếu thờ mờ tượng chỉ có nết mực giữ đc dưới 3 năm thì không nên mua vì phải mua đi mua lại nhiều lần làm lãng phí tiền bạc.

Tất cả chén, dĩa, mâm, bình bày trên bàn thờ Phật đều phải sạch sẽ và thay rửa thường xuyên theo năm tháng và đặc biệt những dịp cúng phải rửa kĩ lại những vật dụng cúng dường phật mới thể hiện tấm lòng tôn kính của các đấng Phật tử.

Mỗi năm cứ đến dịp mùng 1, 15 là những ngày lễ cúng Phật lớn hay ngày 30 tháng 7 âm lịch. Những người theo đạo nên cúng kiến và bày tỏ tâm ý và ước nguyện của mình đến đức Phật.

5/5 - (4 bình chọn)