Cúng khai trương công ty, cửa hàng đầu năm là một trong những nghi lễ được các doanh nhân, người chuyên kinh doanh buôn bán vô cùng quan tâm. Vào ngày này, chủ lễ thường chuẩn bị mọi thứ rất đầy đủ, tươm tất cả về mâm lễ cúng, bài văn khấn khai trương và những công việc phụ trợ khác.
Sao cho buổi khai trương được diễn ra long trọng, bày tỏ được sự tôn kính với các vị thần linh, cầu mong công việc làm ăn hồng phát, buôn may bán đắt. Vậy nghi thức để tiến hành buổi lễ cúng khai trương và văn khấn khai trương công ty cụ thể như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
Cúng khai trương là gì?
Cúng khai trương là một lễ cúng được tiến hành nhằm đánh dấu sự khởi đầu của một công việc, một doanh nghiệp, một cửa hàng hay một ngôi nhà mới. Lễ cúng này có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam.
Cúng khai trương thường được tiến hành vào những ngày đầu tiên sau khi công trình hoàn thành để đánh dấu sự khởi đầu mới. Trong đó, người tổ chức lễ cúng sẽ chuẩn bị các vật phẩm phù hợp để cúng, đóng vai trò như một lời chúc phúc cho may mắn, tài lộc và sự thành công.
Lễ cúng khai trương thường được tiến hành tại các công trình xây dựng mới như ngôi nhà, cửa hàng, doanh nghiệp, khu công nghiệp hoặc các công trình công cộng khác. Tuy nhiên, không chỉ có các công trình mới được cúng khai trương, các công trình đã được sử dụng trước đó nhưng sau đó đã trải qua một số thay đổi, cải tạo hay nâng cấp cũng có thể được cúng khai trương.
Trong lễ cúng khai trương, người tổ chức thường sẽ chuẩn bị một bàn thờ cúng với các vật phẩm như nến, hương và lễ vật, đặt ở vị trí đẹp và linh thiêng. Sau đó, người tổ chức và một số khách mời quan trọng sẽ chung tay vào việc tiến hành lễ cúng này. Các vật phẩm cúng được xếp gọn trên bàn thờ, sau đó làm lễ để cầu mong sự may mắn, thành công và thịnh vượng cho công trình mới.
Sau khi hoàn thành lễ cúng, người tổ chức thường mời khách mời tham dự buổi tiệc để chia sẻ niềm vui và tạo sự gắn kết, cũng như để khách mời hiểu rõ hơn về công trình mới và các hoạt động kinh doanh sau này.
Tại Sao phải Cúng Khai Trương công ty
Cúng khai trương là một phần quan trọng của văn hóa và tín ngưỡng cổ truyền của người Việt Nam. Lễ cúng này được coi là một nghi thức linh thiêng, mang ý nghĩa cao trong đời sống xã hội.
Dưới đây là một số lý do vì sao chúng ta nên cúng khai trương:
- Cầu mong sự may mắn và thành công: Lễ cúng khai trương giúp cho người tổ chức và nhân viên có thêm niềm tin, hy vọng và tinh thần để bắt đầu một công việc mới. Bằng cách cúng khai trương, chúng ta mong muốn sự may mắn, thành công và tài lộc sẽ đến với công trình này.
- Tôn vinh các vị thần linh: Trong lễ cúng khai trương, chúng ta thường cúng tế và dâng lên các vật phẩm cúng cho các vị thần linh. Điều này không chỉ tôn vinh các vị thần mà còn góp phần tạo nên không khí linh thiêng, trang trọng cho lễ cúng.
- Giúp cho công trình mới được an lành, bình yên: Lễ cúng khai trương giúp cho công trình mới được bảo vệ, giữ gìn và an toàn. Nó cũng có thể giúp loại bỏ các tà khí, linh khí xấu và mang lại sự thanh tịnh, bình yên cho không gian của công trình.
- Tạo niềm tin và sự tín nhiệm: Lễ cúng khai trương là cách để người tổ chức và nhân viên của công trình mới đưa ra lời cam kết, tôn trọng và đánh dấu một khởi đầu mới. Việc tiến hành lễ cúng khai trương cho thấy sự chuyên nghiệp, nghiêm túc và tôn trọng với khách hàng và với đối tác kinh doanh. Điều này có thể giúp tạo niềm tin và sự tín nhiệm từ phía khách hàng và đối tác về sự chất lượng và uy tín của công trình mới.
Trên đây là một số lí do vì sao chúng ta cần phải cúng khai trương. Tuy nhiên, việc tiến hành lễ cúng khai trương là một quyết định của người tổ chức và cũng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Ý nghĩa của lễ cúng khai trương
Ý nghĩa của việc cúng khai trương công ty
Người Việt ta vẫn có câu “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” với hàm ý rằng dù con người có giỏi tính toán đến đâu thì kết quả thành công hay thất bại cũng một phần là do ý trời định đoạt. Hơn nữa còn có thêm quan niệm “Đầu xuôi, đuôi lọt” nên khi mở công ty, các ông chủ đều tổ chức lễ cúng khai trương thật long trọng, đầy đủ để báo cáo với các vị thần thổ công, thần tài rằng bắt đầu từ hôm nay, công ty chính thức đi vào hoạt động tại nơi đây.
Mong các vị thần chứng giám phù hộ độ trì cho công việc làm ăn và các giao dịch của họ sẽ được diễn ra thuận lợi, may mắn và thành công hơn.
Không chỉ dừng lại ở buổi khai trương công ty lần đầu, mà cứ bắt đầu bước sang một năm mới, chủ doanh nghiệp, công ty, cửa hàng,… lại chọn một ngày đẹp để thực hiện lễ cúng khai trương, cũng chính là ngày mở hàng của năm mới đó. Nghi lễ này sẽ được lặp đi lặp lại vào đầu năm với mong muốn mọi đen đủi, muộn phiền của năm cũ sẽ qua đi, bắt đầu một năm mới ấm áp, tốt lành và suôn sẻ hơn.
Các bước cúng khai trương công ty
Cách cúng khai trương công ty cũng không có gì là khó khăn, phức tạp chỉ gói gọn trong 4 bước: xem ngày đẹp để khai trương, chuẩn bị đồ lễ cúng, tiến hành làm lễ khai trương và đọc văn khấn khai trương công ty, cuối cùng là thụ lộc và mời người hợp mệnh vào xông đất và công nhân và khách hàng vào. Cụ thể:
Xem ngày giờ đẹp cúng khai trương công ty
Xem ngày cúng khai trương công ty là công đoạn đầu tiên trước khi tiến hành lễ. Bạn cần xem ngày từ khi lên kế hoạch khai trương, để dựa vào đó thuê thầy cúng, chuẩn bị lễ vật, thuê đơn vị tổ chức sự kiện, quà tặng, lên kế hoạch truyền thông marketing. Đồng thời, xem được ngày lành tháng tốt, giờ đẹp hợp với mệnh của chủ thì việc kinh doanh, buôn bán sản phẩm sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn hơn.
Chuẩn bị đồ cúng khai trương
Đồ cúng khai trương khi mới bắt đầu mở công ty cần chuẩn bị cẩn thận, tươm tất. Gồm những lễ vật gì chúng tôi sẽ đề cập tại nội dung sắm lễ cúng tiếp theo của bài viết. Nếu là cúng đầu năm thì lễ cúng không quá cầu kỳ, tùy tâm.
Tiến hành lễ khai trương
Sau khi bạn chuẩn bị xong đồ cúng khai trương, đến ngày đẹp đã chọn, bạn sẽ tiến hành lễ cúng khai trương công ty. Bạn bày các lễ vật lên 1 chiếc bàn lớn, đặt trước cửa công ty. Đến giờ lành bạn châm nến khi nến cháy thì tiếp tục lên hương, sau đó vái 3 vái và đọc bài cúng.
Thụ lộc và mời người hợp mệnh vào xông đất
Khi hương đã tuần một đã cháy hết, bạn tiếp tục thắp tuần 2. Khi được nửa tuần hai là bạn vái xin đốt sớ, hóa vàng. Tiếp đó là hạ lộc cho mọi người ăn lấy may mắn và mời người hợp mệnh tuổi với chủ vào xông đất lấy may (nếu tuổi của chủ đẹp hợp xông đất của năm đó thì bạn tự làm).
Những lưu ý khi cúng khai trương công ty
Khi cùng khai trương công ty cần lưu ý những gì ?
Để tránh sự thiếu sót và để buổi lễ cúng khai trương công ty diễn ra suôn sẻ cũng như mong muốn các vị Thổ thần cai quản sẽ tiếp nhận lòng thành từ phía gia chủ, bạn cần lưu ý các điều sau:
- Lên sẵn danh sách các lễ vật cúng khai trương cần thiết
- Chuẩn bị lễ cúng nào thì quan trọng nhất vẫn là lòng thành, bạn có thể tham khảo cách chuẩn bị mâm ngũ quả và lễ mặn cúng khai trương.
- Chuẩn bị kỹ càng bài văn khấn khi cúng chính là cách tốt nhất để giao tiếp, bày tỏ lòng thành với các vị thần.
- Ăn mặc lịch sự, tắm rửa sạch sẽ khi cúng để bày tỏ sự tôn trọng.
- Khi khấn cần thật thành tâm, tiến hành đúng quy trình để mang lại hiệu quả cao nhất.
Cách sắm lễ cúng khai trương
Lễ cúng khai trương công ty có lễ Ngọt và lễ Mặn
Tùy vào quy mô kinh doanh của công ty, cửa hàng mà mâm cúng khai trương sẽ được chuẩn bị khác nhau. Nhưng thông thường, mâm cúng sẽ bao gồm lễ ngọt và lễ mặn.
Lễ ngọt
- Mâm ngũ quả tùy phong tục vùng miền và tùy mùa,
- Hoa tươi (có thể chọn hoa đồng tiền thể hiện cho tiền bạc dư giả),
- Rượu,
- Trầu cau,
- Đèn cầy hoặc nến 2 cây.
- Bánh kẹo, oản, lẻ.
- Tiền vàng
- Thuốc lá…
Lễ mặn
- 3 đĩa xôi (hoặc bánh chưng tùy ý).
- 3 chén trà
- 3 ly nước.
- 3 nén hương
- Rượu trắng.
- 1 đĩa gạo.
- 1 đĩa muối.
- 1 con gà luộc (hoặc đầu heo, khoanh giò, thịt mồi )
- Cháo…
- Cây vàng: tượng trưng cho sự phát triển, tài lộc.
- Bát đĩa: dùng để bày những món ăn trên mâm cúng.
- Rượu: thể hiện sự chân thành và hân hoan trong buổi lễ.
- Trầu cau: tượng trưng cho sự đoàn kết, hạnh phúc và may mắn.
- Quả tròn, hạt đậu và đường: tượng trưng cho sự tròn đầy, đầy đủ trong cuộc sống.
- Thịt heo quay: tượng trưng cho sự giàu có, phú quý.
- Chả lụa: tượng trưng cho sự an lành, thuận buồm xuôi gió.
- Bánh chưng/bánh tét: tượng trưng cho sự hòa hợp, đoàn kết, bền vững.
Lưu ý: Mâm lễ vật khai trương cần được chú trọng cả về hình thức và chất lượng. Thực phẩm phải lựa chọn loại mới, tươi, ngon. Trình bày đẹp mắt thể hiện sự khéo léo có tâm của người cúng. Sau khi dâng lễ, thắp hương, chủ doanh nghiệp sẽ thành tâm cầu khấn xin phép Thổ thần chứng giám phù hộ công việc làm ăn của công ty được phát đạt, tín chủ thành tâm khấn theo bài văn khấn cúng khai trương dưới đây.
Văn khấn khai trương công ty, cửa hàng…
Dưới đây là những bài văn khấn khai trương công ty đơn giản nhất, quý gia chủ cũng có thể áp dụng cho việc khai chương cửa hàng, tiềm ăn, quán buôn bán …
Bài khấn khai trương công ty mới
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!Kính lạy:
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này.Tín chủ (chúng) con là: ……………… Tuổi: ……………..Hiện ở tại: ……………………
Hôm nay là ngày …. tháng … năm …, tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này (nêu rõ địa chỉ) ….. (nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là con là Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty), nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sính lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách linh ……. cúi mong soi xét.
Chúng con xin kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông,là ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc ngụ trong khu vực này, xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con làm ăn buôn lán gặp nhiều may mắn.
Đốt nén Tâm hương, cúi dâng lễ vật, một dạ chí thành chắp tay khấn nguyện, xin lượng cả bao dung. Thể đức hiếu sinh ra tay hộ độ cho con KHAI TRƯƠNG THUẬN LỢI cùng Gia quyến, bốn mùa được bình an, tam tiết được hưng long , thịnh vượng , lộc, tài thăng tiến, công việc hanh thông, giải vận, giải hạn, biến hung thành cát, như ý sở cầu, tòng tâm sở nguyện. Phù trì cho con thân cung khang thái , bản mệnh bình an . Bốn mùa không hạn ách nào xâm , tám tiết có điềm lành tiếp ứng .Người người được bình an , tháng ngày được hưởng phần lợi lộc . Âm phù – Dương trợ , sở nguyện tòng tâm . với tấm lòng thành . Cúi xin chứng giám .
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bài khấn khai trương công ty sau khi nghỉ tết
Sau khi nghỉ tết xong nhiều công ty làm lễ nhỏ cúng khai trương công ty
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy:
– Quan Đương niên Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn thần.
– Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định Phúc Táo Quân chư vị tôn thần.
– Các Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.
Hôm nay là ngày… tháng giêng năm…
Tín chủ con là…
Hiện ngụ tại…
Con xin thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, các thứ cúng dâng bày ra trước án. Tín chủ con là giám đốc công ty…. (chủ cửa hàng….) nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, mại mãi tài vật giúp cho sinh hoạt.
Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật, cáo yết Tôn Thần, dâng cúng Bách Linh, cúi mong soi xét. Chúng con kính mời Quan Đương Niên, Quan Đương Cảnh, Quan Thần Linh Thổ Địa, Định Phúc Táo Quân, cùng các Ngài Địa Chúa Long Mạch và tất cả Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.
Cúi xin thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân sự bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ, cùng chư Hương Linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này, xin hãy tới đây chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ vận đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Gạo muối cúng khai trương xong làm gì?
Trong lễ mâm cúng khai trương, muối và gạo được coi là biểu tượng của sức khỏe, tài lộc và may mắn. Truyền thống dân gian có câu “Đầu năm mua MUỐI, cuối năm mua VÀNG” để tả sự quan trọng của muối trong việc xua đuổi tà ma và mang lại may mắn cho con người.
Sau khi đã cúng, gạo và muối sẽ được trộn chung với nhau và sau đó, gia chủ sẽ mang phần này ra rải ở các phía xung quanh cửa hàng. Trong quá trình rải, gia chủ sẽ đọc văn khấn “Nam Mô A Di Đà Phật! Điều lành đem đến, điều dữ mang đi, Nam Mô A Di Đà Phật!” để mong muốn được bảo vệ và mang lại may mắn cho doanh nghiệp hoặc cửa hàng.
Trên đây những thông tin quan trọng liên quan đến lễ cúng khai trương công ty do nhà thờ họ tổng hợp. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
Bạn cần thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.