Nhà Thờ Họ

Cách trang trí bàn thờ đám hỏi chuẩn nhất

trang trí bàn thờ đám cưới

Đám hỏi là một nghi thức quan trọng trước khi các cặp đôi tiến hành tổ chức lễ thành hôn.  Vào ngày này, nhà trai sẽ đem sính lễ sang nhà gái để xin dâu, cũng như báo cáo với tổ tiên ông bà tác thành, phù hộ cho mối nhân duyên.

Do đó, việc trang trí bàn thờ đám hỏi là rất cần thiết, nó giúp buổi lễ trở lên long trọng, ý nghĩa và suôn sẻ. Các đôi uyên ương có thể tham khảo cách trang trí bàn thờ đám hỏi dưới đây để có thể tự tay trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày vui trọng đại của bản thân.

Vì sao cần trang trí bàn thờ vào ngày cưới hỏi?

 

Nếu bạn là người Việt Nam thì chắc hẳn không còn quá xa lạ với câu ca dao “Con người có tổ có tông như cây có cội như sông có nguồn”. Câu ca dao tuy ngắn gọn nhưng mang một ý nghĩa và thông điệp thật sâu sắc. Con người khi sinh ra cũng có ông bà, cha mẹ, tổ tiên, nguồn cội. Không phân biệt địa vị, sang hèn, chúng ta cần phải có lòng biết ơn đến những người đã có công ơn sinh thành, dưỡng dục.

Để bày tỏ lòng hướng về tổ tiên, gia đình, cũng như chứng minh truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, Từ bao đời nay, mỗi gia đình đều dành một khoảng không gian trang trọng nhất trong ngôi nhà để đặt bàn thờ gia tiên. Vào mỗi dịp lễ tết, giỗ chạp, ngày rằm mùng 1, hay những ngày trọng của cuộc đời như đám hỏi, đám cưới, con cháu sẽ dọn dẹp, trang hoàng và bày biện những vật phẩm đẹp nhất, ngon nhất lên bàn thờ tổ tiên để thể hiện tấm lòng thành kính của mình.

Ngoài ra, việc trang trí bàn thờ gia tiên vào ngày cưới hỏi còn như một lời thông báo, báo cáo với ông bà tổ tiên về việc gia đình có thêm một thành viên mới, cầu mong bậc bề trên phù hộ độ trì cho con đôi uyên ương mới sớm sinh quý tử, gia đình hòa thuận, hạnh phúc viên mãn về sau.

Xem thêm: Cách sắp xếp hoa quả khi thắp hương

Những lễ vật không thể thiếu trong trang trí bàn thờ đám hỏi

 

Trong ngày lễ đính hôn (đám hỏi) thì việc chuẩn bị lễ vật để bày biện trên bàn thờ gia tiên là việc cực kỳ quan trọng. Tùy từng gia đình, mà gia chủ có thể bày biện lễ vật lên bàn thờ chính hoặc bàn thờ tượng trưng ở phòng khách (được lập ra để mọi người chứng kiến nghi lễ đính hôn). Dù là bàn thờ chính hay bàn thờ tượng trưng thì gia chủ cũng phải chuẩn bị đầy đủ một số vật phẩm cần thiết sau:

– Bát hương và lư hương: Đây là đồ thờ cúng không thể thiếu được trên bàn thờ và trong phòng thờ của mỗi gia đình. Trong đám cưới hỏi cũng vậy, nếu gia chủ có phòng thờ sính lễ đặt trong phòng thờ thì sử dụng bát hương gia tiên đã có sẵn. Nếu dùng bàn thờ tượng trưng thì sử dụng kết hợp cả lư hương và bát hương bằng đồng để thắp nhang.

 

– Hương, đèn, nến: Bên cạnh bát hương và lư hương thì trên bàn thờ lễ ăn hỏi còn có thêm đôi chân đèn hoặc chân nến tùy từng gia đình, có những gia đình sử dụng đèn dầu vẫn được. Vào ngày này, tại miền Nam, tùy theo tôn giáo mà nhà gái sẽ chuẩn bị chân nến, còn nhà trai sẽ chuẩn mang đôi nến khắc hình long phụng màu hồng hoặc đỏ đến cắm vào. Ở miền Trung gia chủ cũng bày cặp nến gọi là nến tơ hồng.

Câu đối và chữ Hỷ: Trong những ngày vui trọng đại nhất là bàn thờ lễ đính hôn, chắc chắn các bạn không còn quá xa lạ với cách trang trí treo chữ Hỷ và câu đối. Chữ Hỷ viết bằng chữ Hán hoặc chữ quốc ngữ trên nền giấy màu đỏ có kích thước lớn thường được treo ngay phía trên bàn thờ trong lễ đính hôn, mang ý nghĩa báo nhà có tin vui, đồng thời giúp không gian ngày cưới được trang trọng, rực rỡ, đẹp mắt, linh thiêng và vui vẻ hơn.

– Hoa tươi: là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ lễ ăn hỏi của bất kỳ vùng miền hay tôn giáo nào. Hai lọ hoa tươi, màu sắc rực rỡ được bày cân đối trên bàn thờ thể hiện lòng tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên, vừa mang lại tính thẩm mỹ, tươi mới bàn thờ lễ hỏi. Gia chủ có thể sử dụng thêm lẵng hoa, giỏ hoa, hoa đĩa để trang trí thêm cho bàn thờ. Hoa tươi được sử dụng trong ngày này là cúc, hoa hồng, có thể là màu đỏ, trắng hoặc màu vàng.

– Lễ vật khác: Gia chủ có thể bày biện thêm những lễ vật khác như mâm ngũ quả, xôi gấc, gà luộc, bia, rượu, bánh phu thê, trầu cau, trà rượu… Mâm ngũ quả có thể kết hình long phụng để tăng sự sang trọng, đẹp mắt cho không gian thờ cúng.

Xem thêm: Có nên thờ 4 bát hương trên 1 ban thờ không?

Cách trang trí bàn thờ lễ ăn hỏi chuẩn nhất

 

Cách trang trí bàn thờ lễ ăn hỏi cũng không quá phức tạp như nhiều gia chủ nghĩ. Bạn chỉ cần tuân thủ theo các nguyên tắc và vị trí sắp xếp các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ gia tiên vào ngày lễ tết. Thêm vào đó, gia chủ cần lưu ý, bàn thờ trong lễ hỏi cần được trang trí bằng tông màu đỏ. Vì đây là tông màu đại diện cho hỷ sự, niềm may mắn, tươi vui. Hoặc bạn cũng có thể chọn trang trí bàn thờ gia tiên bằng màu xanh lá hoặc màu hồng.

Bày trí mâm ngũ quả và cắm hoa cho bàn thờ gia tiên ngày cưới hỏi theo từng vùng miền như sau:

– Đối với mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên ngày cưới của người Miền Bắc thường có : Chuối xanh, bưởi, xiêm, đào, phật thủ, hồng, trái lekima, quýt/quất, đu đủ,…

– Mâm ngũ quả ngày hỏi trên bàn thờ gia tiên của người Miền Trung thường gồm: Thanh Long, mãng cầu, chuối, xoài, thơm dừa, dưa hấu, cam, quýt, đu đủ,  sung,…

– Những loại quả cần có khi bày mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên ngày cưới của người Miền Nam là: Mãng cầu, dừa, xoài, đu đủ, sung, chuối…

Xem thêm: Những câu đối treo ban thờ đẹp

Lưu ý khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới hỏi

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách trang trí bàn thờ đám hỏi , cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của nhà thờ họ hôm nay.

5/5 - (4 bình chọn)