Bài viết

nhà kẻ truyền

Nhà kẻ truyền là gì ?

Nhà kẻ truyền là tên gọi khá quen thuộc về kiểu nhà ở truyền thống ngày xưa của người dân Bắc Bộ. Tuy nhiên, ngày nay, do nhiều công trình kiến trúc hiện đại, biệt thự mọc lên khắp nơi, khiến nhiều bạn trẻ không biết nhà kẻ truyền là gì? kết cấu nhà kẻ truyền như thế nào? Vậy, trong nội dung bài viết hôm nay, Nhà Thờ Họ sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin liên quan đến kiến trúc này.

Nhà kẻ truyền là gì?

Nhà kẻ truyền là gì?

 

Nhà kẻ truyền hay nhà gỗ kẻ truyền là loại hình nhà ở truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Đây là loại hình nhà ở được xây dựng chủ yếu tại vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kiểu nhà này thường được thiết kế theo kiểu nhà chia thành từng gian, khung nhà, kèo, cột…

Sử dụng chất liệu bằng gỗ tự nhiên như gỗ lim, gỗ sên, gỗ xoan, gỗ mít. Mái nhà lợp ngói đỏ kết hợp cùng sân vườn rộng rãi tạo thành một tổng thể kiến trúc mộc mạc, thơ mộng, đậm chất đồng bằng Bắc Bộ. Và các mẫu biệt thự nhà vườn hiện nay cũng lấy ý tưởng từ kiến trúc nhà ở truyền thống này.

Phân loại nhà kẻ truyền

Nhà kẻ truyền là kiểu nhà 1 tầng và được phân loại thành nhiều loại khác nhau, tuy nhiên họ đều lấy tiêu chuẩn phân chia theo số lượng gian nhà làm cách chia chính. Cụ thể nhà gỗ kẻ truyền được chia thành các loại sau:

  • Nhà kẻ truyền 3 gian
  • Nhà kẻ truyền 4 gian
  • Nhà kẻ truyền 5 gian
  • Nhà kẻ truyền 6 gian.
  • Nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái
  • Nhà kẻ truyền 5 gian hai chái…vv

“Chái” ở đây chính là phần buồng ngủ ở hai bên gian nhà chính. Ví dụ nhà 5 gian 2 chái là nhà gồm 3 gian chính giữa rộng rãi là nơi đặt phòng thờ, phòng khách, 2 gian bên ngoài (2 chái) dùng làm phòng ngủ.

Kết cấu nhà kẻ truyền

Nhà kẻ truyền sử dụng kết cấu cột rất vững chãi, bền bỉ theo thời gian, chống chọi được với thời tiết mưa bão và nắng nóng quanh năm của miền bắc.

Hệ thống cột

Hệ thống cột

 

Nhà kẻ truyền bao gồm hệ thống các loại cột khác nhau như cột cái, cột con, cột hiên, cột hậu… Trong đó, cột cái là cột chính có chức năng là khung và chống đỡ cho toàn bộ ngôi nhà. Cột này được dựng ở 2 đầu nhịp chính. Tiếp đến là cột con dùng làm bệ đỡ không gian.

Cột hậu là cột phụ có tác dụng giảm tải sức nặng cho cột chính, nó được nằm tại 2 bên nhịp chính và đầu nhịp phụ. Cột hiên được đặt ở mặt tiền trước nhà, còn cột hậu sẽ nằm phía sau nhà.

Hệ thống xà

Hệ thống xà

 

Hệ thống xà của kiểu nhà truyền thống này được chia thành xà nằm trong khung và xà nằm ngoài khung. Trong đó, xà nằm trong khung được thiết kế ở độ cao đỉnh của các cột con kết nối với cột cái. Xà dùng để gắn cột cái của khung được gọi là xà chếch hoặc xà lòng. Khi thiết kế hệ thống xà, gia chủ cần tính toán tỉ mỉ, cẩn thận thì mới tạo nên sự cân đối, hài hòa và không bị lệch trọng lượng.

Hệ thống kẻ

Hệ thống kẻ

 

Hệ thống kẻ hay còn gọi là dầm đơn được dùng với mục đích liên kết hệ thống cột thông qua mộng. Nó được thiết kế theo đường chéo của mái nhà, phân thành kẻ ngồi và kẻ hiên. Kẻ ngồi dùng để gắn kết các cột cột hậu và cột cái lại với nhau.

Hệ thống con lợn

Hệ thống con lợn hay rường bụng lợn là cái tên rất thân thuộc với cuộc sống của người dân Bắc Bộ. Bộ phận này được đặt lên con rường bên dưới thông qua trụ trốn (2 đoạn cột ngắn) nhằm mục đích đỡ xà nóc. Bên dưới là phần ván, nơi thợ điêu khắc chạm trổ trang trí hoa văn.

Hệ thống con rường

Con rường là bộ phận gối nâng đỡ mái nhà. Dầm gỗ hộp dùng để nâng đỡ hoành mái được sắp xếp chồng lên nhau. Như vậy, chiều dài của con rường sẽ được thu ngắn lại tới khi phù hợp với chiều vát của mái nhà. Nghĩa là con rường khi được đặt ở trên thì sẽ ngắn lại.

Hệ thống rường cụt

Hệ thống rường cụt là bộ phận nằm ở giữa cột cái và cột hậu. Rường cột được đặt chồng lên trên xà lách, có nhiệm vụ chính là đỡ hoành. Càng lên cao thì chiều dài của nó sẽ càng ngắn lại.

Kết cấu mái

Kết cấu mái

 

Kết cấu của mái bao gồm: Hoành, rui, ngói mũi, gạch màn. Mỗi một bộ phận sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau. Mái là phần che mưa nắng cho ngôi nhà, nó tiếp xúc trực tiếp với mặt trời, do đó, gia chủ cần lựa chọn loại gỗ tốt để làm hoành, rui để đảm bảo độ bền và chắc khỏe cho mái.

Kiến trúc nhà kẻ truyền phổ biến ở nước ta

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nhà gỗ kẻ truyền được phân loại theo số lượng gian ở, trong đó loại nhà gỗ kẻ truyền 3 gian, nhà 3 gian 2 chái, nhà 5 gian là có số lượng nhiều hơn cả. Vậy nên, nội dung tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu đôi chút về những mẫu nhà này.

Nhà kẻ truyền 3 gian

Nhà kẻ truyền 3 gian

 

Nhà kẻ truyền 3 gian được thiết kế gồm 6 cột. Tính  từ ngoài vào trong các cột sẽ được sắp xếp như sau: cột hiên, cột con, cột cái, cột cái, cột con và cột hậu. Kích thước nhà gỗ kẻ truyền 3 gian phụ thuộc vào diện tích của từng mảnh đất.

Nhưng thông thường lòng nhà rộng 5,15m, khoảng cách gian giữa là 2,75m, gian bên là 2,7m, phần mái tàu cao 2,35m. Kiểu nhà này được chạm trổ đường nét, hoa văn tinh tế, họa tiết rất đặc sắc, đối xứng nhau và luôn đảm bảo là phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng vùng miền và thời đại xây dựng.

Tùy thuộc vào loại gỗ gia chủ lựa chọn mà nhà kẻ truyền 3 gian sẽ mang những màu sắc khác nhau. Có thể là màu nâu sẫm, nâu nhạt hay màu vàng cánh gián…

Nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái

Nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái

 

Nhà 3 gian hai chái là ngôi nhà gồm 3 căn phòng chính và cơi nới thêm 2 phòng nhỏ hai bên. Gian ở giữa là gian chính thường sử dụng làm nơi thờ tự, được bày biện nội thất gồm một bộ bàn thờ cúng tổ sư, 1 bộ bàn ghế tiếp khách, hay sập ngụ tủ chè. hai gian kế bên, thường sử dụng làm nơi nghỉ ngơi, đặt giường hoặc phản. Còn 2 gian nhỏ ngoài cùng là phòng ngủ của chủ nhà và khách hoặc họ hàng tới chơi.

Ngôi nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái

 

Ngôi nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái này sử dụng nguyên liệu gạch ngói xi măng và gỗ thể hiện được vẻ đẹp truyền thống nhưng không hề xưa cũ. Phần mái sử dụng hệ mái ngói đỏ truyền thống. Độ dốc, độ thoải của mái cao hơn so với những thiết kế nhà cấp 4 thông thường. Đặc biệt, nếu gia chủ sử dụng mẫu nhà này làm nhà thờ họ thì phần mái ngói sẽ làm tương tự như kiểu mái đình truyền thống.

những ngôi nhà ba gian 2 chá

 

Với những ngôi nhà ba gian 2 chái tuy có diện tích không quá lớn, nhưng nếu bạn chưa từng thăm quan nhà này thì lần đầu tiên bước vào sẽ cảm thấy khá choáng ngợp với kiểu cách, trưng bày bên trong.

Mẫu nhà kẻ truyền 5 gian

Mẫu nhà kẻ truyền 5 gian

Bên cạnh số lượng vượt trội của nhà gỗ kẻ truyền 3 gian thì nhiều gia chủ lại thích mẫu nhà kẻ truyền 5 gian. Tuy nhiên, để làm nhà này, gia chủ cần sở hữu khu đất có diện tích đủ lớn để đảm bảo không gian thoáng mát, rộng rãi. Bên cạnh đó, chi phí để xây dựng nhà 5 gian là không hề nhỏ, do đó nhiều gia đình đã chọn gỗ xoan để giảm chi phí xây dựng.

Nhà kẻ truyền cổ

 

Hệ thống cửa của các mẫu nhà kẻ truyền cũng khá linh hoạt. Cửa bức bàn là một lựa chọn không hề tồi.  Đây là loại cửa cổ được sử dụng phổ biến trong nhiều ngôi nhà truyền thống, đặc biệt là nhà kẻ truyền. Cửa được đặt ở giữa 2 cột của gian nhà chính. Trên mỗi bộ cửa sẽ có nhiều cánh (thường là số cửa chẵn như 2, 4, 6), nhưng trong những ngôi nhà kẻ truyền 5 gian loại cửa 4 cánh được sử dụng phổ biến hơn cả. Bởi nó mang đến cho công trình nhà ở nét đẹp mộc mạc giản dị và đáp ứng được công năng sử dụng của đa số các gia đình Việt.

Trên đây là những thông tin liên quan đến nhà kẻ truyền, hy vọng nội dung chúng tôi chia sẻ này sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

mẫu nhà cổ đẹp

Top những mẫu nhà cổ đẹp

Thông thường những cái gì gắn liền với từ cổ thường sẽ rất lâu đời, rất có giá trị và nó mang nét đẹp cổ điển, truyền thống nhất. Nhà cổ cũng vậy, những ngôi nhà cổ thường sẽ đem lại cảm giác vô cùng xưa cũ và hoài niệm vậy nên rất nhiều người yêu thích đặc biệt là những người đứng tuổi và yêu thích sưu tầm đồ cổ. Để bạn có hình dung rõ hơn về vấn đề này thietkenhathoho.com sẽ cùng bạn tìm hiểu nhà cổ là gì, những đặc điểm của nhà cổ và giới thiệu cho bạn những mẫu nhà cổ đẹp nhất hiện nay. 

Nhà cổ là gì? 

Nhà cổ là gì? 

 

Như bạn đã biết cái gì liên quan đến từ cổ thì cái gì cũng lâu đời và tồn tại trong một quãng thời gian lâu dài. Vậy nên nhà cổ là từ dùng để ám chỉ những ngôi nhà đã được xây dựng và sử dụng rất lâu rồi và thường có thâm niên từ mấy chục năm đến cả trăm năm.

Những ngôi nhà này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật mà nó còn có giá trị về mặt hiện kim vô cùng lớn vậy nên một người có thể sở hữu một ngôi nhà cổ thì phải là một người có nguồn tài chính lớn và có niềm yêu thích đồ cổ vô cùng lớn.

Hiện nay những mẫu nhà cổ đẹp đã không còn nhiều tuy nhiên người ta vẫn đang cố gắng bảo vệ, trùng tu lại những ngôi nhà còn lại để mang lại giá trị cho tương lai. 

Đặc điểm của nhà cổ

Đặc điểm của nhà cổ

 

Không phải tự nhiên người ta gọi những ngôi nhà là nhà cổ và cũng không phải tự nhiên mà nhà cổ lại có giá trị và được mọi người ao ước, ngưỡng mộ như vậy. Để bạn có thể hiểu hơn về bản chất của một ngôi nhà cổ thì chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm của các ngôi nhà cổ còn tồn tại hiện nay nhé!  

Được xây dựng lâu đời

Từ cổ trong từ nhà cổ là dùng để ám chỉ những thứ đã được ra đời rất lâu rồi và nó trải qua rất nhiều thăng trầm thời gian, nhà cổ là những ngôi nhà đã được xây dựng cách đây vài chục cho đến cả trăm năm và nó vẫn sẽ tiếp tục tồn tại đến mai sau nếu chúng ta có kế hoạch bảo vệ nó.

Vì được xây dựng rất lâu rồi nên giá trị của nó thường sẽ vô cùng cao không chỉ nằm ở giá trị lịch sử, nghệ thuật mà còn nằm ở giá trị tài sản mà nó mang lại. Như bạn cũng biết những người giàu có thường vô cùng yêu thích những thứ đồ cổ và cả nhà cổ nữa nên họ có thể bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua một căn nhà có niên đại vài chục năm. 

Được xây dựng bằng gỗ là chủ yếu

Những ngôi nhà thời xưa thường có đặc điểm chung là không dùng xi măng, thép để xây dựng mà sẽ dùng gỗ để xây dựng nhà cửa. Những loại gỗ được dùng thường sẽ là những loại gỗ quý và có giá trị cao đồng thời chúng cũng được xử lý sao cho bề mặt thì đẹp, nhẵn mịn và còn chống được cả mối mọt trong một khoảng thời gian khá dài. Người ta kết nối những thanh gỗ tạo thành ngôi nhà và không dùng bất kỳ thép hay đinh để cố định mà người ta dùng những chốt, kèo bằng gỗ để kết nối các mấu lại với nhau thật chắc chắn. 

Có nét đẹp xưa, truyền thống và cổ điển

Bởi vì những ngôi nhà cổ này là những công trình kiến trúc đã được xây dựng từ rất lâu rồi, thông thường chúng có tuổi đời từ vài chục năm cho đến cả trăm năm vậy nên nó mang một vẻ đẹp của thời gian, vẻ đẹp xưa cổ truyền thống mà kiếm có kiến trúc nào ngày này sánh được. Thiết kế các mẫu nhà cổ đẹp không cầu kỳ, chi tiết mà chúng mang nét đẹp mộc mạc, giản dị nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp cổ kính, sang trọng một cách tự nhiên nhất mỗi khi nhìn vào nó. 

Thường có sân vườn rộng rãi, thoáng mát

Vì được xây dựng từ rất lâu rồi mà những năm về trước dân số chưa phát triển, đất đai vẫn còn rất nhiều vậy nên khi xây dựng nhà cửa, xung quanh mỗi ngôi nhà vẫn còn rất nhiều khoảng đất trống, những khoảng đất này náyex được bao quang lại làm thành sân vườn và trồng cây trông vô cùng mát mẻ, thoáng đãng. Những cây này sẽ được trồng qua nhiều năm rồi lớn lên vươn cao tạo bóng mát tự nhiên. 

Chi phí xây nhà cổ đẹp hiện nay 

Có thể nói rằng hiện nay để xây dựng một ngôi nhà mang phong cách nhà cổ là điều vô cùng khó khăn và tốn kém rất nhiều về mặt chi phí và thời gian. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người có nhu cầu vậy nên hôm nay chúng tôi sẽ cùng chia sẻ với bạn những chi phí cần thiết để xây được một mẫu nhà cổ đẹp

Chi phí thiết kế 

Chi phí thiết kế 

 

Thông thường chi phí cho khâu thiết kế dao động từ vài triệu đến hàng chục triệu, nhiều người cảm thấy loại chi phí này quả thực không cần thiết. Nhưng bạn cần biết rằng việc xây nhà lần đầu mà không có bản vẽ là điều rất viển vông, với kiểu dáng và túi tiền phù hợp bạn cần có bản phác thảo trước. Toàn diện căn nhà giúp bạn có thể xem bạn có hài lòng không và cần điều chỉnh những gì. Nó cũng giúp bạn tính toán các chỉ số cần thiết cho công trình của mình. Nếu bỏ qua bước này, rất có thể sau này bạn sẽ phải tốn nhiều tiền hơn cho việc sửa chữa nhà.

Chi phí nhân công xây dựng

Chi phí nhân công xây dựng

 

Khi xây nhà đồng nghĩa với việc bạn phải mua các vật liệu như cát, sỏi, xi măng, gạch, thép, ngói… vì vật liệu là phần chính của ngôi nhà. Tuy nhiên điểm khác của nhà cổ đó chính là vật liệu xây dựng chính là gỗ và ngói vậy nên chi phí mua vật liệu xây nhà chiếm rất nhiều tiền và còn có thể nhiều tiền hơn những ngôi nhà thông thường, nhưng đây là chi phí bắt buộc vì không có nó thì không thể xây nhà.

Tuy nhiên bạn có thể chọn những loại gỗ có chất lượng khá đến tốt và chi phí hợp lý để giảm bớt chi phí cho ngôi nhà. Chi phí về nhân công của mẫu nhà cổ đẹp cũng chiếm một khoảng tiền lớn bởi vì nhân công phải có kinh nghiệm và độ lành nghề cao mới có thể làm ngôi nhà từ gỗ và không dùng bất kỳ vật liệu nào khác để cố định vậy nên những người thợ này thường sẽ được trả tiền công cao hơn nhiều so với những nhân công khác. 

Chi phí thi công điện, nước

Chi phí thi công điện, nước

 

Một ngôi nhà thì cần phải có điện và nước mới có thể sinh hoạt được hằng ngày, chi phí này sẽ bao gồm chi phí kéo dây điện, đăng ký đồng hồ điện, đường ống nước, đồng hồ nước và nhân viên lắp đặt nước và điện cho các vị trí trong ngôi nhà. 

Chi phí nội, ngoại thất cho nhà cổ đẹp

Chi phí nội, ngoại thất cho nhà cổ đẹp

 

Nội thất là linh hồn là vẻ đẹp cốt lõi của một ngôi nhà và nhà cổ cũng vậy, tuy nhiên nội thất của nhà cổ sẽ khác biệt với những mẫu nhà thông thường khác. Nếu như nội thất của các ngôi nhà hiện đại thường làm từ da, kim loại hay bất kỳ vật liệu gì khác rất đa dạng và phong phú thì những ngôi nhà cổ chỉ có thể sử dụng những nội thất có vẻ đẹp cổ điển và được làm bằng gỗ để phù hợp với thiết kế căn nhà.

Vì là nội thất bằng gỗ nên những nội thất này nặng và to hơn rất nhiều, ngoài ra những nội thất này được làm rất công phu và được làm từ những loại gỗ quý nên giá thành của nó thường rất đắt tiền.  

Những mẫu nhà cổ siêu đẹp và cuốn hút

Từ những thông tin và đặc điểm của một mẫu nhà cổ đẹp thì ngay sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho những mẫu nhà cổ tuyệt đẹp khiến ai nhìn cũng sẽ trầm trồ nhé!  

Mẫu nhà cổ kẻ truyền đẹp 

Mẫu nhà cổ kẻ truyền đẹp 

 

Nhà gỗ cổ có tên là nhà cổ kẻ truyền là một mẫu nhà cổ rất phổ biến của miền Việt Nam và có từ rất lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, với sự thay đổi của nhiều chế độ xã hội, những ngôi nhà gỗ cổ kẻ truyền Bắc Bộ vẫn giữ được vẻ đẹp và giá trị vốn có của nó.

Có các loại nhà gỗ truyền thống như: nhà gỗ truyền thống 3 gian, 4 gian, 5 gian và 7 gian. Mẫu nhà cổ đẹp này sử dụng nhiều loại gỗ khác nhau như Xoan, Lim, Sến được xây dựng trong sân vườn giống như các mẫu nhà vườn hiện đại ngày nay. Nhà kẻ truyền sẽ thường có màu sắc chủ đạo nguyên bản của màu gỗ và màu đất vậy nên nó trông rất mộc mạc, giản dị. 

Mẫu nhà cổ đẹp 3 gian rộng rãi, mát mẻ

Mẫu nhà cổ đẹp 3 gian rộng rãi, mát mẻ

 

Mẫu nhà gỗ cổ có ba gian được xem là mẫu nhà cổ được nhiều người Việt ưa thích vì nét đẹp xưa cũ của nó. Ngôi nhà vẫn giữ được nét thẩm mỹ truyền thống nhưng vẫn mang đến cho người ở cảm giác thuận tiện và thông thoáng và mát mẻ nhất có thể.

Thiết kế của mẫu nhà cổ đẹp 3 gian bao gồm có 6 cột, tính từ ngoài vào là cột mái hiên rồi đến cột phụ, cột chính rồi đến cột chính, cột phụ và cột sau nhà. Điểm độc đáo của mẫu nhà cổ này chính là thường được trang trí bằng cách khắc các hoa văn tượng trưng nổi tiếng của dân gian ta như bốn bức tranh quý về 4 loại cây thân thuộc với người dân việt nam ta như tùng, trúc, mai, cúc.

Mẫu nhà cổ đẹp 3 gian 2 chái đẹp và mộc mạc

Mẫu nhà cổ đẹp 3 gian 2 chái đẹp và mộc mạc

 

Các gian nhà chính và phụ trong tổng thể công trình mẫu nhà cổ đẹp 3 gian 2 chài được kết nối với nhau hài hòa, tự nhiên với 3 gian nhà ở giữa, 2 chái ở hai bên. Một khoảng nhỏ trước cửa được dành cho hiên nhà. Đối diện là sân rộng trồng rau và ao cá vô cùng tĩnh lặng và yên bình.

Mẫu nhà cổ đẹp này được bao quanh bởi cây xanh giảm bớt ánh nắng gay gắt vào buổi trưa hè oi bức tạo cảm giác mát mẻ cho người sử dụng ngôi nhà. Thiết kế của ngôi nhà hướng theo hướng Nam, đây là hướng giúp ngôi nhà có khả năng đón gió nhẹ và mát, đặc biệt là những tia nắng ấm hiếm có trong tiết trời lạnh giá của mùa đông tại Việt Nam. Bức tượng phủ đầy rêu phong trước nhà mang nét hoài cổ càng làm tăng thêm nét mộc mạc của làng quê Việt Nam.

Mẫu nhà cổ đẹp 4 gian đẹp và rộng rãi 

Mẫu nhà cổ đẹp 4 gian đẹp và rộng rãi 

 

Nhà gỗ cấp 4 là một lựa chọn không thể tuyệt vời hơn khi xây nhà, bởi thiết kế nhà không tốn nhiều diện tích và không tạo cảm giác chật chội mà ngược lại bạn còn thấy không gian trở nên rộng rãi hơn nhờ thiết kế thông minh của căn nhà. 

Ngoài ra, trong công trình nhà gỗ cổ bốn gian còn có các kết cấu khác nhau như cột chính, cột phụ tạo thành một khối tổng thể, các kết cấu này đều toát lên một phong cách rất riêng về đường nét kiến ​​trúc. Kiến trúc cổ kính tạo nên những mẫu nhà đẹp của Việt Nam.

Mẫu nhà cổ đẹp 5 gian bằng gỗ sang trọng 

Mẫu nhà cổ đẹp 5 gian bằng gỗ sang trọng 

 

Mẫu nhà cổ 5 gian dễ gợi nhớ đến sự thân thuộc với thế giới thiên nhiên và những vẽ đẹp mang nét hoài niệm xa xưa nhất. Gian giữa là không gian phòng khách, có thể là gian hai bên của ngôi nhà hoặc không gian trưng bày đồ thờ của từ đường. Hai gian này cũng có thể dùng làm gian hai chái truyền thống để cất đồ đạc hoặc cất đồ đạc phục vụ cho việc đi lễ nhà thờ họ. Tuy nhiên, một ngôi nhà gỗ 5 gian luôn đắt hơn một ngôi nhà 3 gian do kích thước lớn và không gian thoáng cao. Vì vậy, những loại gỗ như gỗ rừng, gỗ Xoan đào,… sẽ được sử dụng nhiều hơn vì nó chiếm ưu thế về mặt số lượng và dễ kiếm hơn so với gỗ mít.

Mẫu nhà cổ nhà Rường mộc mạc 

Mẫu nhà cổ nhà Rường mộc mạc 

 

Nói đến nhà cổ rường thì chúng ta sẽ thường hay nghĩ ngay đến Huế – một mảnh đất được xem là nơi ở của vua chúa, quý tộc sống. Thậm chí trong cõi tâm linh của người dân xứ Huế, ma quỷ cũng ở sẽ thường hay trú ngụ ở nhà Rường. Nói nôm na là nhà rường là một trong những mẫu nhà cổ đẹp, một phần không thể thiếu và quan trọng của văn hóa Huế.

Nhà cổ mái ngói cổ điển bằng gỗ 

Nhà cổ mái ngói cổ điển bằng gỗ 

 

Mẫu nhà cổ đẹp luôn gắn liền với hình ảnh mái ngói đỏ và thân nhà bằng gỗ vậy nên ngôi nhà này mang vẻ đẹp vô cùng mộc mạc, cổ điển và truyền thống. Các không gian sinh hoạt trong nhà được phân chia rõ ràng và rất rộng rãi. Bên ngoài sẽ thường có khoảng sân vườn rộng rãi và thường được trang trí những hòn non bộ hay chậu cây cảnh vô cùng đẹp và phong cách. 

Trên đây là toàn bộ những hiểu biết cũng như kiến thức của chúng tôi về việc xây dựng một mẫu nhà cổ đẹp, nếu bạn cũng đam mê nhà cổ thì hãy tham khảo qua những bài viết tiếp theo của chúng tôi khi nói về chủ đề này nhé.