bài văn khấn đi chùa

Bài khấn đi chùa ngắn gọn

Đi lễ chùa cầu bình an, công danh, may mắn, tài lộc là nét đẹp văn hóa tâm linh từ bao đời nay của người Việt, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách kêu cầu để Thần Thánh Phật chứng nguyện. Để cầu được ước thấy, khi đi lễ chùa đầu năm bạn phải khấn nói nên được những mong muốn của mình, vậy những bài văn khấn đó như thế nào xin mời quý độc giả hãy cùng thietkenhathoho.com tham khảo qua bài viết dưới đây.  

 

Đi chùa cần chuẩn bị lễ gì?

 

Khi bạn đến lễ bái tại bất kỳ ngôi chùa nào chùa tại chính nơi bạn sinh sống (chùa làng) hay những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hương, Chùa Đồng – Yên Tử; chùa Thầy, chùa Bà Tây Ninh, chùa Ba Vàng, chùa Tam Chúc, chùa Tam Thanh,  chùa Linh Ứng…. thì việc chuẩn bị lễ cúng đều là tùy tâm mỗi người. Sắm lễ cúng tại chùa không quy định lễ nhiều ít, to, nhỏ, sang hay mọn. Dù tại chùa có thờ nhiều vị như Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh, Thần Linh… thì 6 ban tại chùa bạn đều có thể cúng bằng lễ chay.

  • Lễ chay đặt tại ban Phật, Bồ tát, Thánh Mẫu gồm: Hương, hoa, trà, quả, bánh, kẹo, chè, nước lọc, oản, trầu cau…
  • Lễ mặn đặt tại ban Đức Ông gồm: Xôi, gà, giò, rượu, thịt, tiền vàng, hoa quả, chè, thuốc, rượu…
  • Lễ ban thờ cô, ban thờ cậu: Có oản, hương, gương, lược, hoa, quả, đồ chơi cho trẻ con… Lễ vật đặt ở ban này phải đẹp, cầu kỳ, để trong những chiếc túi xinh xắn.
  • Sắm lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Bạn nhớ dùng đồ chay thì những lời cầu nguyện mới được linh ứng.

Thứ tự hành lễ tại Chùa

Đi lễ chùa là một cách để chúng ta gạt bớt đi sự mệt mỏi, giảm áp lực trong công việc để tìm về sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý các thứ tự hành lễ tại chùa dưới đây để mọi cầu nguyện được linh ứng.

Đối với người chuẩn bị lễ cúng

Khi đến chùa, nếu bạn chuẩn bị lễ vật tiến cúng thì hãy đến nơi sắp lễ của chùa, bỏ túi đựng bên ngoài ra và bày biện lễ vật lên mâm bồng, sau đó bê vào đặt tại các ban. Lưu ý hoa quả phải rửa sạch trước khi bày lên các ban. 

Đối với người chuẩn bị lễ cúng

 

Khi lễ đã sắp xong chúng ta lần lượt đặt lễ vật vào các ban, đầu tiên thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông. Sau đó đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.

Lễ chính điện xong thì thắp hương vái lạy 3 hoặc 5 lần ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu và Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương kêu cầu. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu) và đợi ngơi hạ lễ hóa sớ, tiền vàng. 

Đối với người đi vãn cảnh đầu năm hoặc người không chuẩn bị lễ cúng

thì có thể dùng tiền lẻ (tiền mới) làm giọt dầu, đi đến ban nào thì đặt lễ tại ban đó và lên hương cầu nguyện. Có những ngôi chùa lớn ban quản lý không cho đốt hương tại chùa thì bạn có thể bỏ tiền vào hòm công đức tại gian thờ chính và đến từng ban vái lạy thành tâm là được.

Cách hạ lễ tại chùa

Thường thì sau khi lễ mọi người sẽ đợi nửa tuần nhang hoặc 1 tuần nhang rồi mới hạ lễ. Khi hết tuần nhang bạn có thể cắm thêm tuần nhang khác và vái mỗi ban 3 vái. Tiếp đó hạ sớ và tiền vàng đi hóa. (lưu ý đốt sớ trước khi đốt mã). Xong xuôi chúng ta hạ lễ từ ban ngoài cùng rồi vào đến ban chính. Lưu ý đối với đồ lễ ở ban thờ cô, cậu thì gương, lược,… có thể để nguyên trên bàn thờ. Hoặc gom vào nơi để chung chứ không được mang về nhà.

Những nguyên tắc khi đi chùa

Đi lễ chùa vào dịp đầu năm, lễ, tết, hội, hè, hay ngày rằm, mồng 1 hàng tháng chúng ta cũng cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau: 

Về trang phục

về trang phục

 

Quần áo sạch sẽ, kín đáo, gọn gàng. Nếu bạn có bộ áo dài hoặc áo bà ba màu sắc trung tính mặc riêng đi lễ chùa là tốt nhất. Tránh mặc váy ngắn, váy bó sát, quần mốt rách, quần đùi, áo mai ô. 

Lễ vật

Hoa tươi dâng Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa ngâu, mẫu đơn…Không dùng hoa cũ, dập cánh. Không dùng tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tiền vàng chỉ đặt ở bàn thờ Đức ông, Thần linh, Thánh Mẫu. Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa nên ăn uống sinh hoạt chay tịnh.

Cầu nguyện

Phật có tấm lòng từ bi phổ độ chúng sinh, không yêu, không giận, không ghét bỏ dỗi hờn ai. Và người chỉ phù hộ sức khỏe, bình an chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta tới cửa Phật nên xin được Phật bảo vệ, che chở. Vào đình, đền thì hãy xin sự nghiệp, tình cảm…

Xưng hô

Khi thưa gửi với nhà sư bạn nên chắp tay hình búp sen và xưng là A di đà Phật, bạch thầy, con là… Xưng hô như vậy tức là tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài nghĩa trên còn mang ý nghĩa là thầy dạy học đạo. 

Các bài khấn đi chùa ngắn gọn

Dưới đây là một số mẫu bài văn khấn ngắn gọn được nhiều người sử dụng nhất mới quý độc giả cùng theo dõi

Bài khấn Ban Tam Bảo

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ……………………………….

Ngụ tại ……………………………………..

– Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện

Văn khấn Đức Ông ở chùa

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ……………………………

Ngụ tại …………………………….

– Cùng cả gia đình thân tới cửa Chùa …………………………….. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”). Chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

– Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh nhà Chùa.

– Thiết nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

– Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện

Văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ………………..

Ngụ tại …………………………

– Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen báu.

– Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh Châu tiêu trừ tội, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh. Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, Thần Linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.

– Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.

– Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện

Văn khấn Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (hay Phật Bà Quan Âm):

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …………………………..

Ngụ tại ……………………………

– Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.

– Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

– Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện

Văn khấn Đức Thánh Hiền

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ………………………..

Ngụ tại ………………………….

– Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

– Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, hạnh phúc an lạc ………… (tài lộc, cửa nhà)

– Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

– Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Văn khấn Phật khi lễ chùa

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ……………..

Ngụ tại ……………………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa ………… dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quán Âm Đại Sỹ, cùng Thánh hiền Tăng.

– Đệ tử lâu đời, lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành. Ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại Sỹ, chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui, sống và làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện!

Trên đây là những bài văn khấn đi chùa ngắn gọn xúc tích nhưng vẫn diễn tả được tấm lòng thành kính và mong cầu của bản thân mỗi khi đi lễ chùa. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi nếu bạn cần tư vấn về sắm lễ tại chùa. thiết kế các công trình thờ cúng tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977 703 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian chuẩn tâm linh nhất.

thiết kế phòng thờ nhà ống

Thiết kế phòng thờ nhà ống

Mỗi nhà của một người Việt ta đều sẽ có bàn thờ trong nhà dùng để thờ kính những người đã khuất hay trang trọng hơn là thờ thêm thần linh nếu gia đình đó theo tôn giáo. vì thế bàn thờ trong nhà đã trở thành một văn hóa không thể thiếu trong con người Việt Nam ta. Dưới đây bài viết của thietkenhathoho.com sẽ giúp bạn lựa chọn thiết kế phòng thờ phù hợp với nhà ống.

Đặc điểm của phòng thờ nhà ống

Phòng thờ nhà ống thường sẽ đặt ở vị trí cao nhất trong nhà. Bởi phòng thờ là nơi linh thiên nên chọn những nơi yên tĩnh, thanh tịnh thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với bậc ông cha, tổ tiên ta. Tuy nhiên phòng thờ sẽ có nhiều đặc điểm khác biệt hơn những căn phòng chức năng khác.

Những lưu ý khi bố trí phòng thờ

Những lưu ý khi bố trí phòng thờ

 

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn tránh phạm phong thủy khi thiết kế phòng thờ trong nhà.

Không nên bố trí bàn thờ gần phòng vệ sinh và bếp

Trong phong thủy rất kỵ phòng thờ đặt ở gần nhà vệ sinh và bếp bởi vì nhà bếp và nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nhất trong nhà. Nếu đặt phòng thờ ở gần các vị trí này sẽ dễ lên nấm mốc, không khí trong phòng dễ bị ẩm và lên mùi. Bên cạnh đó, luồng sinh khí sẽ bị ảnh hưởng xấu do phạm phong thủy khiến cho tiền bạc trong nhà thất thoát. Phòng thờ là nơi thiêng liêng dùng để tưởng nhớ những người đã khuất nên việc lựa chọn vị trí là điều vô cùng quan trọng trong thiết kế nhà ống.

 

Bàn thờ trong phong thủy được xem là tài lộc của gia đình, đặt bàn thờ ở đâu trong nhà luôn là mối bận tâm của nhiều chủ doanh nghiệp lớn, nhỏ vì nếu lỡ phạm phong thủy thì công việc làm ăn khó suôn sẻ, tiền bạc hao tổn đáng kể.

Bàn thờ không được bố trí ngược với hướng nhà

Một lỗi phong thủy dễ mắc phải nhưng không phải ai cũng biết lại là điều đại kỵ nhất trong phong thủy là đặt bàn thờ ngược hướng nhà. Đặt bàn thờ ngược hướng nhà tự nhiên trong gia đình luôn có sự xung khắc, vợ chồng không hòa hợp, con cái trong nhà không hiếu thuận, gia đình thường gặp chuyện xui xẻo. Nặng hơn nếu đặt bàn thờ ngược hướng nhà nhiều thì khó tránh bị tuyệt từ đời sau ảnh hưởng đến thế hệ con cháu sau này.

Bàn thờ nhà ống không được đặt dưới xà ngang

Một số nhà thiết kế nhà tiết kiệm nên thường để lộ xà ngang hoặc ngôi nhà mang phong cách đơn giản nên muốn để lộ kết cấu nhà ra bên ngoài. Tuy thế, bàn thờ cũng không nên đặt dưới xà ngang vì điều này thể hiện sự bất kính đến tổ tiên ảnh hưởng đến sinh khí trong nhà.

Bố trí bàn thờ dưới xà ngang là vị trí xấu tự khắc nhiều vận xui, tai vạ ập đến gia đình. Nếu lâu ngày mà gia chủ không dời bàn thờ đi vị trí khác thì sát khí ngày một nặng gây thêm nhiều điều xui xẻo đến gia đình khó mà có cuộc sống an yên.

Bàn thờ xung với cửa ảnh hưởng tới sức khỏe cả gia đình

Bàn thờ xung với cửa ảnh hưởng tới sức khỏe cả gia đình

 

Nhiều nhà thường đặt bàn thờ đối diện với cửa chính ra vào nhà và hướng ra ngoài mặt đường điều này không tốt vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình tự nhiên bị đau ốm triền miên mà không rõ lý do.

Bàn thờ nên đặt nơi yên tĩnh, không gian linh thiêng, không đối diện cửa chính hay cửa phòng hay lối đi qua lại hành lang nhà. Nếu trong trường hợp nhà gia chủ diện tích quá nhỏ thì dùng tấm bình phong để tạo không gian yên tĩnh cho tổ tiên ta.

Phòng thờ nhà ống không được để đồ phía dưới bàn thờ

Bàn thờ là nơi thiêng liêng vừa phải là không gian thanh tịnh lại phải có tầm nhìn tốt không bị bất kì vật gì hạn chế tầm nhìn phía trước ví dụ như tủ, vật trang trí,…che chắn tầm nhìn của bàn thờ làm cho không gian bàn thờ bị tù túng, bí bách. Bên cạnh đó, bàn thờ bị nhiều vật xung quanh chắn lại chính là phạm tội bất kính với tổ tiên, khiến cho gia đình gặp nhiều xui xẻo.

Không đặt bàn thờ trong phòng ngủ

Đặt bàn thờ trong phòng ngủ là điều cấm kỵ trong phong thủy ý nghĩa là đem điều xấu đến nhà, mọi ta vạ tự rước vào thân. Không gian phòng ngủ là nơi để nghỉ ngơi và hồi phục nguồn năng lượng trong người để bắt đầu một ngày mới tốt đẹp hơn. 

Nếu đặt bàn thờ trong phòng ngủ sẽ khiến tâm trạng gia chủ thêm lo lắng, mất ngủ thường xuyên hơn bởi vì luôn có cảm giác ai luôn canh chừng, dòm ngó đến mình. Vì thế mà ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt bình thường của cả hai vợ chồng.

Không nên đặt bàn thờ ngay cửa ra vào

Không nên đặt bàn thờ ngay cửa ra vào

 

Nhiều người quan niệm đặt bàn thờ ngay cửa ra vào trong nhà để tiện việc cúng kiến, lau chùi bàn thờ thường xuyên nhưng quên rằng bàn thờ là nơi linh thiêng nên đặt ở chỗ yên tĩnh, ít dòng người luân chuyển trong nhà gây khó chịu cho bậc tổ tiên mình. Chính vì vậy, bàn thờ nên đặt ở chỗ yên tĩnh và cao nhất trong  nhà ống để dòng sinh khí vượng hoạt động tốt từ đó ông bà sẽ phù hộ cho gia đình thêm nhiều phúc đức, làm ăn may mắn.

Bài vị ở trên bàn thờ không được đặt sát tường

Không chỉ nên tìm hiểu bàn thờ đặt đâu trong nhà cho đúng mà việc đặt bài vị như thế nào cũng là một việc hết sức quan trọng giúp cho gia đình suôn sẻ, ít gặp tai họa. Bài vị không nên đặt sát tường vì khi đặt bài vị sai chỗ sẽ dễ gặp nhiều vấn đề, trục trặc trong cuộc sống.

Tốt nhất, gia chủ nên đặt bài vị có một khoảng cách nhỏ so với tường nhà. Nếu bài vị đặt quá sát sẽ gây ảnh hưởng xấu đến vận hạn, sự nghiệp sau này của gia chủ, vì thế mà dù không gian trong nhà quá nhỏ thì cũng nên tuân thủ luật phong thủy trên.

Bên trái bàn thờ nhà ống không được bừa bộn

Trong nhà, dù là bất kỳ chỗ nào cũng không nên để bừa bộn phòng thờ là nơi linh thiêng nên lại phải là nơi được giữ gìn sạch sẽ nhất để thể hiện lòng thành kính, tôn trọng tổ tiên trong nhà. Nếu không tự khắc mọi ô uế, xui xẻo sẽ ùa kéo đến nhà gia chủ. Do đó, dù bận rộn đến đâu thì gia chủ nên giữ gìn phòng thờ luôn trong trạng thái sạch sẽ, khang trang nhất.\

Màu sắc và ánh sáng khi bố trí phòng thờ trong nhà ống

Màu sắc và ánh sáng khi bố trí phòng thờ trong nhà ống

 

Nhà kiến trúc sư khi bắt đầu thiết kế nên cân nhắc hai yếu tố quan trọng nhất sau hướng bàn thờ là màu sắc và ánh sáng trong phòng. Phòng thờ nên chọn màu sơn đồng bộ với nội thất trong phòng để mang đến cái nhìn hài hòa, cả tổng thể về màu sắc, ánh sáng nhằm tôn nên vẻ đẹp trang nghiêm tại nơi này.

Gia chủ nên chọn những màu sắc mang sự trầm tĩnh, trang trọng như vàng, nâu, vàng kem,… Thể hiện bề thế, sự quan trọng của căn phòng này đối với gia chủ. Màu vàng trầm thể hiện sự trang trọng kèm theo sự ấm cúng đay là màu sắc thích hợp nhất khi thiết kế phòng thờ trong nhà ống. Lưu ý, phòng thờ nên chọn ánh sáng vàng hoặc trắng ngả vàng tránh chọn màu trắng sáng vì sẽ mang lại cảm giác heo hút, lạnh lẽo.

Ánh sáng và cách sắp xếp bàn thờ trong nhà ống

Bố trí phòng thờ trong phòng khách thường là dành cho các ngôi nhà có thiết kế diện tích nhỏ. Nếu trong nhà ống không đủ phòng để làm phòng thờ thì mới bất đắc dĩ thiết kế bàn thờ ở phòng khách. 

Khi thiết kế bàn thờ ở phòng khách nên chọn bàn thờ có kích thước vừa phải phù hợp với không gian phòng khách. Khi làm phòng thờ ở phòng khách nên chú trọng chọn mẫu bàn thờ có thiết kế đơn giản đề đồng bộ với nội thất trong phòng khách mà không thiếu đi sự trang nghiêm.

Bên cạnh đó, khi lập bàn thờ không nên thiếu các vật quan trọng như lư hương, bài vị, cốc uống nước, những vật thờ cúng phong thủy khác,…tuy nhiên không nên bày trí quá cầu kỳ hay quá nhiều trên bàn thờ.

Một số mẫu thiết phòng thờ trong nhà ống

Dưới đây là một số mẫu thiết kế phòng thờ trong nhà ống ở nhiều vị trí khác nhau theo từng mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng, 3 tầng,…sẽ mô phỏng vị trí nên đặt bàn thờ:

Mẫu Phòng thờ trên tầng 4 

Mẫu Phòng thờ trên tầng 4 

 

Ngôi nhà có đến 4 tầng lầu thường sẽ xây dựng được nhiều phòng nên việc dành riêng một phòng để làm phòng thờ là điều hoàn toàn có thể. Khi làm hẳn một phòng thờ thì nên bày trí trang trọng thể hiện sự uy nghiêm, bề thế tổ lòng thành kính với các bậc bề trên mình.

Mẫu phòng thờ tầng 1 gần phòng khách

Mẫu phòng thờ tầng 1 gần phòng khách

 

Phòng thờ kết hợp với phòng khách thì nên chọn mẫu thiết kế đơn giản để phù hợp với không gian trang trọng như phòng khách, tránh chọn những họa tiết cầu kỳ bởi sẽ khó hòa hợp với những món đồ nội thất của phòng khách làm mất thẩm mỹ.

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng gần ban công

Những ngôi nhà có diện tích lớn hơn 100m2 sẽ có thiết kế nhà ống tương đối rộng rãi, nhiều chức năng phòng ốc tiện nghi. Bên cạnh đó là những chức năng tiện ích có thể kể đến như ban công, gara ô tô,…Đặc biệt là ban công tầng 2 nơi lý tưởng nhất trong nhà để đặt phòng thờ trong nhà.

mặt bằng kiến trúc tầng trệt

 

Với cách bố trí các chức năng phòng ở tầng trệt tương đối hợp lý bao gồm: 1 phòng khách, 1 phòng ngủ master, 1 phòng bếp, 1 gara ô tô, 2 nhà vệ sinh trong đó có 1 nhà vệ sinh khép kín. Nếu gia chủ cảm thấy ngôi nhà quá chật chội, ngột ngạt thì nên trang trí thêm nhiều cây cối giúp nhà tươi tắn hơn.

mặt bằng kiến trúc tầng lầu

 

Đối với tầng lầu trên thì có 2 phòng ngủ nhỏ dành cho con cái, kèm theo sẵn bên trong là nhà vệ sinh khép kín. Bên cạnh đó, ngôi nhà này trưng dụng khoảng trống bên ban công để làm phòng thờ vừa đón được ánh nắng mặt trời, vừa có không gian yên tĩnh là nơi thích hợp nhất để làm phòng thờ trong nhà.

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng ở cuối tầng 2

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng ở cuối tầng 2

 

Khác với thiết kế trên làm phòng thờ ở gần ban công nhà thì thiết kế này lại chọn làm phòng thờ ở cuối nhà theo dạng mẫu nhà ống 2 tầng với mặt tiền 5m, dài 16m. Phần ban công nhà thiết kế đơn giản dùng để đón nắng vào nhà và làm sân phơi nhỏ cho nhà. Tiếp theo là 2 phòng ngủ với 1 nhà vệ sinh bên ngoài. Ở cuối nhà được chọn làm nơi thờ cúng tổ tiên ông cha ta là nơi không gian yên tĩnh, tách biệt hoàn toàn so với những chức năng phóng khác.

Thiết kế này thích hợp với những ngôi nhà được chọn làm nhà từ đường trong dòng họ bởi vì khi đó phòng thờ sẽ được xây dựng, trang trí hoành tráng để mỗi dịp vào cuối tuần hay cuối tháng con cái sẽ tụ họp lại về nhà này để thăm ông bà và hàn huyên cùng mọi người trong gia đình. Ngoài ra, thiết kế hẳn một căn phòng biệt lập để thờ trong nhà sẽ tiện cho việc cúng kiến hay tổ chức những buổi cúng do thầy phong thủy cúng sẽ ít làm ảnh hưởng đến 

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng kết hợp với phòng khách

Nhiều thiết kế nhà chọn phòng khách là nơi kết hợp với phòng thờ bởi sự tiện lợi của nó mà nhiều người Việt Nam đang dần chọn mẫu thiết kế này nhiều hơn. Bởi đây là thiết kế tiện cho những ai họ hàng xa nhà đến thăm ông bà mình sẽ không phải leo đến tận 2 tầng để thắp nhang.

Bên cạnh đó, những dịp cúng kiến lớn nhỏ cũng sẽ thuận tiện hơn cho mọi người trong gia đình bởi không cần phải đi lại qua nhiều lần với khoảng cách quá xa giúp việc dọn dẹp, trang trí thuận tiện, dễ dàng hơn.

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng kết hợp với phòng khách

 

Như bảng vẽ thiết kế trên thì bước vào nhà chính là phòng khách là phòng thờ những ưu điểm của thiết kế này là cửa chính bước vào nhà không nhìn thẳng vào phòng thờ và những cửa khác của chức năng khác cũng không đối diện thẳng vào bàn thờ, chính nhờ thiết kế này giúp dòng sinh khí trong nhà luôn tươi mới, mang đến nhiều may mắn gia chủ.

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng ở tum

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng ở tum

 

Đối với mẫu nhà ống 2 tầng ở tum nằm ở mặt tiền có chiều rộng khoảng 4m, dài 22m với tổng diện tích 88m2 sẽ phù hợp với thiết kế tầng trệt là phòng sinh chung, phòng bếp và 1 nhà vệ sinh. Riêng với tầng tum thì sẽ có 1 phòng thờ và 1 phòng ngủ, đặc biệt phòng thờ sẽ hướng ra ngoài ban công tận hưởng ánh sáng thiên nhiên từ mặt trời..

Còn thiết kế tầng trên sẽ có 1 phòng ngủ master lớn và 1 phòng ngủ nhỏ dành cho con cái với nhà vệ sinh khép kín giúp mọi người sử dụng nhà vệ sinh một cách thoải mái nhất

Thiết kế phòng thờ nhà ống 3 tầng cuối nhà

Thiết kế phòng thờ nhà ống 3 tầng cuối nhà

 

Thông thường những ngôi nhà có thiết kế phòng thờ sau cùng nhà và đặt ở nơi cao nhất trong nhà sẽ chọn những mẫu thiết kế phòng thờ hoành tráng, uy nghiêm, trang trọng có thể luôn thần linh thì mức độ trang trọng càng cao vì đây là thể hiện sự tôn kính, lòng hiếu thuận đối với bậc bề trên ta.

tháng 7 kiêng gì

Tháng 7 kiêng gì?

Vào tháng 7 hằng năm người người nhà nhà tổ chức lễ cúng cô hồn cầu mong sự an lành, may mắn, thuận lợi trong công việc. Bên cạnh đó, người ta còn truyền tai nhau những điều cấm kỵ không nên làm vào tháng cô hồn để nhà cửa không bị quấy phá, xui xẻo đến nhà. Dưới đây nhà Thietkenhathoho.com sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều cấm kỵ trong tháng 7 âm lịch nhé.

Tháng cô hồn là gì?

Tháng cô hồn là gì?

 

Vào tháng cô hồn người Việt ta thường xuyên tổ chức cúng kiến như một phong tục truyền thống lâu đời, nhằm xua đuổi tà ma, tránh vận xui đeo bám. Thực chất, tháng cô hồn có xuất phát từ Trung Quốc thuộc Đạo Giáo từ xa xưa truyền bá cho người dân đến ngày nay.

Theo như chuyện kể rằng vào mùng 2 tháng 7 âm lịch hằng năm, Diêm Vương ở Địa Phủ sẽ mở quỷ môn quan, cho các vong hồn trở lại dương gian. Vì thế, tháng cô hồn cũng là tháng con người ta phát tâm từ bi cúng dường cho các vong hồn có cái ăn, cái mặc giúp họ mau chóng siêu thoát và ít quấy phá người phàm chôn nhân gian.

Nhưng theo truyền thuyết tại Việt Nam ta có đôi phần khác, những vong hồn chịu tội nặng khó siêu thoát sẽ phải ở tận dưới âm Ty Địa Ngục. Tháng 7 âm lịch hằng năm sẽ là ngày Diêm Vương mở cửa cho các vong hồn, ma quỷ trở về dương gian, thăm lại chốn quê hương của mình. Vì thế, người ta đặt ra nhiều điều luật kiêng kỵ tháng này, bởi nếu con người làm gì bất kính hay phạm phải điều kỵ sẽ bị ma quỷ quấy phá cuộc sống. Vào tháng này người ta thường tổ chức cúng cô hồn, đốt giấy tiền vàng bạc, tỏ tấm lòng thành đến ma quỷ, mà không quậy phá người dương gian ta.

Xem thêm: Bài văn khấn tháng 7

Những điều cần kiêng kỵ trong tháng 7

Những điều dưới đây cần lưu ý tránh phạm phải vào mỗi tháng 7 âm lịch hằng năm. Ông bà ta có câu “Có kiêng, có lành“ khuyên độc giả nên kiêng kị những việc sau, để có cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Không đi chơi đêm vào tháng cô hồn

Tháng 7 là tháng ma quỷ đi lang thang nhiều nhất vào ban đêm, chúng lãng vãng ở nơi ít người qua lại. Vì thế bạn nên hạn chế đi đêm vào tháng 7 để tránh gặp điều không may xảy đến với mình.

Không đốt tiền vàng, vàng mã

Đốt vàng mã tháng này rất nhiều nhưng không nên tùy tiện đốt mà không khấn vái, chuẩn bị đàng hoàng trước. Ngược lại dễ thu hút ma quỷ đến quấy phá cuộc sống yên bình của gia đình mình.

Không nhổ lông chân

Ông bà ta thường có câu “ một sợi lông chân quản 3 con quy” nếu nhổ lông chân tháng cô hồn dễ bị ma quỷ theo quấy nhiễu, nhiều chuyện phiền phức không đâu mà tự tìm đến, hao tổn tiền bạc đáng kể.

Không phơi quần áo buổi đêm

Không phơi quần áo buổi đêm

 

Bạn không nên phơi quần áo vào ban đêm vì có thể ma quỷ sẽ “mượn tạm” để mặc làm cho bạn gặp xui xẻo, gặp điều không may mắn.

Không ăn vụng đồ cúng

Rằm tháng 7, nhiều gia đình sẽ có mâm cúng tháng cô hồn để ban phát đồ ăn cho các quỷ đói, linh hồn lang thang. Nhưng bạn nên đợi cúng xong mới ăn, không ăn vụng đồ của người âm chưa cúng hoặc chưa xin phép vì sẽ rước họa vào người.

Không nhặt tiền lẻ rơi

Tiền bạc rơi xuống đường không nên lượm, theo phong tục thì người cúng bái sẽ rải tiền cho cô hồn. Nếu nhặt số tiền này sẽ hứng chịu nhiều điều xui xẻo, cuộc sống gặp nhiều sóng gió.

Không treo chuông gió ở đầu giường

Tiếng chuông gió trong đêm tượng trưng theo quan niệm xưa rằng là tiếng gọi ma quỷ đến. Tốt nhất không nên treo chuông vào tháng cô hồn vì dễ gặp nhiều tai vạ không hay xảy đến.

Không gọi tên vào ban đêm

Tuyệt đối không gọi hay gào thét tên nhau vào ban đêm bởi ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người đó mang đến nhiều điều xui xẻo bủa vây người đó không ngớt.

Không hù dọa người khác

Hù dọa người khác vào tháng này dễ làm “hồn bay phách lạc” người yếu vía sẽ bị quỷ nhập vào mà không hay biết, tuyệt đối kiêng hành động này trong tháng 7.

Xem thêm: Bài văn khấn rằm tháng 8

Không cắm đũa giữa bát cơm

Không cắm đũa giữa bát cơm

 

Hành động cắm đũa vào giữa bát cơm chỉ phù hợp khi đang cúng tế. Nếu không phải đang cúng tế thì bạn đang mời ma quỷ đến ăn cơm chung với nhà bạn đó.

Không mua xe cộ

Tháng cô hồn không nên mua sẽ vì phạm ngày sát chủ, kỵ thiên can địa chi tương khắc cực kỳ xấu, không tốt cho thân chủ của xe. 

Không đến gần góc tường

Những góc xó tường người ta thường truyền tai nhau là nơi ma quỷ ẩn chứa trong nhà. Hạn chế đến những góc tường trong nhà điều này dễ làm linh khí của bạn yếu đi, dễ dẫn đến mệt mỏi mất sức.

Không chụp hình qua gương

Khi đi ra đường vào ban đêm đừng nên chụp hình cùng không nên chụp hình trước gương ở các địa điểm trung tâm mua sắm, vui chơi,…và cả ở nhà bởi đây là con đường ma quỷ dễ dàng nhập vào con người nhất.

Không để mũi dép hướng về giường khi ngủ

Tuyệt đối không nên để mũi dép hướng vào giường khi bạn chuẩn bị ngủ. Vì đây là đặc điểm quỷ nhận dạng người sống, rất có thể chúng sẽ lên giường, nằm ngủ chung với bạn, khiến linh khí bạn yếu đi, mệt mỏi, đau đầu,…

Không cắt tóc

Tháng cô hồn rất kiêng kỵ việc cắt tóc, nếu có cắt thì nên hạn chế hết sức có thể. Nếu không ma quỷ sẽ dẫn dụ âm khí đến bạn, khiến sức khỏe suy yếu thường bị bệnh vặt, ốm đau, thuốc thang triền miên.

Không cúng đồ mặn

Khi cúng cô hồn các quý độc giả không nên cúng đồ mặn sẽ làm khơi dậy lòng “ tham, sân, si” trong phần những bọn ma quỷ biến chúng trở nên hung tàn, dữ dằn hơn. Nếu lỡ không may chúng còn mang nhiều tai ương rắc rối đến với gia đình gia chủ nhiều hơn.

Không nên bơi lội

Không nên bơi lội

 

Tháng cô hồn nên các khu vực sông suối, ao hồ bạn nên tránh xa, kể cả hồ bơi dù có an toàn đến mấy cũng nên kiêng kỵ. Bởi quỷ ma thường tụ tập những nơi có nước, con người tới những nơi này thường sẽ gặp chuyện không may.

Cách hóa giải vận xui trong tháng cô hồn

Nếu lỡ phạm phải những điều cấm kỵ trên vào tháng cô hồn, thì dưới đây là một số cách hóa giải mang lại điềm lành cho bạn như:

Đốt trầm

Cách hóa giải vận xui trong tháng cô hồn

 

Trầm hương thường là tín vật trong mỗi ngôi chùa, mùi hương trầm hương rất thơm, thơm nhẹ, dễ chịu, thơm lâu mùi hương rất là thư giãn, giúp tinh thần bớt căng thẳng hiệu quả. Mùi hương của trầm hương còn có hiệu quả tốt trong việc đuổi trừ tà ma, yêu quái muốn phá hoại gia đình mình. Bên cạnh đó, trầm hương còn có khả năng bảo vệ tốt sinh khí trong nhà giúp mọi người khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn.

Hiện nay trầm hương bị sản xuất tràn lan một cách vô tội vạ, bạn nên chọn những nơi bán trầm uy tín chất lượng để hạn chế tình trạng nhiễm các chất hóa học độc hại. Ngoài trầm hương ra bạn có thể sử dụng thêm tinh dầu thiên nhiên giúp tinh thần, năng lượng luôn hoạt động tích cực hơn.

Trên thị trường có rất nhiều loại trầm hương khác nhau về hình thức trầm thì được phân thành 3 loại chính như dưới đây:

  • Trầm dạng hương bột: Bạn đổ ra một lượng bột vừa phải vào lò đốt trầm bằng điện hương thơm sẽ tự khắc lan tỏa khắp phòng.
  • Nụ trầm hương (giống nụ hoa hồng) : Bạn dùng lửa đốt phần đầu của trầm hương rồi đặt trên đĩa nhỏ để hương bay tỏa khắp nhà.
  • Trầm hương dạng mảnh: Bạn nên sử dụng khay đốt trầm hương chuyên dụng dành cho dạng mảnh. Sau đó, đặt một góc phòng để trầm hương tự lan tỏa hương thơm, tốt nhất là đặt nơi có gió hương thơm sẽ lan tỏa nhanh hơn.

Làm từ thiện

Làm từ thiện cũng là một cách giải nghiệp, thể hiện tấm lòng từ bi đến chúng sanh, cứu khổ cứu nạn những con người khốn khổ. Đặc biệt, tháng 7 cũng là tháng có nhiều cô hồn khó siêu thoát lãng vãng ngoài nhất. Vì thế, gia chủ nên chuẩn bị đồ cúng đầy đủ theo điều kiện kinh tế của mình giúp vong hồn có cái ăn, cái mặt đủ đầy.

Đeo đá phong thủy

Đeo đá phong thủy

Đeo đá phong thủy

 

Đá phong thủy theo như trong sách phong thủy tùy vào hình dáng, loại đá mà chúng có thể hóa giải vận hạn cho gia chủ. Vì thế mà nhiều người đặt đá phong thủy trong phòng làm việc, phòng khách hoặc làm trang sức đeo bên mình thầm mong mang lại may mắn, bình yên, công việc thuận lợi. Những loại đá có khả năng cải vận đẩy lùi năng lượng tiêu cực như: ruby, đá mắt hổ, đá mặt trăng,…giúp mang lại may mắn, phước lành.

Tắm với nước lá

Khi tắm với nước lá thì một phần xúi quẩy đã được rửa trôi sạch sẽ. Tốt nhất là người phạm phải điều kiêng kỵ tự nấu để hiệu quả hiệu nghiệm hơn. Còn lại người phạm cấm kỵ phải thành tâm hối cải, mới có thể thoát khỏi vận xui triệt để nhất.

Dùng muối

Muối tượng trưng cho may mắn, điềm lành. Bên cạnh đó, nó còn có công dụng đuổi tà ma, thu hút tài lộc, may mắn vào nhà. Người ta thường giải xui bằng cách ném muối qua vai, ném qua vai trái tức sẽ xóa bỏ vận xui đi còn nếu ném qua vai phải thì vận xui không những không bị xóa bỏ mà còn xui thêm gấp bội phần. Ngoài ra, bạn có thể tiêu biến vận xui trong nhà bằng cách rắc muối vào những nơi như phòng ngủ, phòng khách,…những nơi bạn cảm thấy xui xẻo, ô uế.

Đeo tỏi bên mình

Đeo tỏi bên mình

 

Tỏi là công cụ mà các thầy bùa trừ yêu thường dùng để diệt trừ ta ma. Bạn có thể đem theo bên mình để hạn chế những âm khí muốn hãm hại mình. Bên cạnh đó nó còn là một lá bùa trấn an rất hiệu quả, giúp bạn né những điều không may xảy đến.

Cách cúng cô hồn

  • Chuẩn bị cúng cô hồn thì gia chủ nên ăn mặc chỉnh chủ để tỏ lòng tôn trọng.
  • Tránh trẻ con, bà bầu và người già lại gần nơi cúng cô hồn bởi dễ bị ma quỷ nhập làm sức khỏe suy nhược, yếu linh khí.
  • Khi cúng cô hồn không nên cúng các món mặt như xôi, gà, heo,…
  • Nên chọn vị trí cúng cô hồn ở ngoài sân nhà, những nơi hướng ra ngoài cửa nhà mình.
  • Rải tiền bạc thì nên rải đều cả 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc để ma quỷ đều có thể lấy được.
  • Người xưa quan niệm rằng khi thắp nhang nên chọn các con số lẻ như: 1, 3, 5, 7, 9. Mang ý nghĩa tưởng nhớ người đã khuất, mong người đã khuất phù hộ cho gia đình nhiều may mắn, sức khỏe, gia đạo an yên, mọi sự như ý.
  • Không nên cắm nhang xiêu vẹo, đây được cho là hành động bất kính với bề trên.
  • Trang trí đồ cúng cũng cần phải tuân quy tắc “đông bình – tây quả” cùng rượu và nước.
  • Quy tắc chuẩn bị cúng bái cô hồn gia chủ chỉ cần đứng giữa mâm cúng. Sau đó, mình chắp hai tay lại đưa lên trán và bắt đầu khấn. Tiếp theo khấn vái ba cái. Kế đó đọc bài khấn đã chuẩn bị sẵn và sau khi kết thúc lạy 4 cái và vái thêm 3 cái.
  • Gia chủ nên lưu ý khi khấn cần cầu nguyện những cái tên liên quan đến người thân quá cố, rồi tự giới thiệu mình bằng cách đọc ngày tháng năm cả ta và tây, địa phương mình ở, tên họ đầy đủ, tuổi và các tên của thành viên trong nhà với lời cầu nguyện mong ước mà gia chủ muốn hướng đến.