Lễ Hằng Thuận là gì?

Hôn nhân vốn là chuyện cả đời, vậy nên hầu như tất cả các cặp đôi yêu nhau đi đến kết hôn đều mong muốn một cuộc sống hôn nhân như ý. Với nguyện vọng đó, Phật giáo Việt Nam có một nét đẹp tôn vinh cũng như chúc phúc cho vợ chồng qua lễ Hằng Thuận. Buổi lễ giống như một hôn lễ bình thường nhưng lại được sự chúc phúc của nhà Phật, giúp vợ chồng có những hành tranh ban đầu để hôn nhân mãi luôn tươi đẹp. 

Lễ Hằng Thuận là gì?

Lễ Hằng Thuận là gì?

 

Lễ Hằng Thuận trong Phật giáo Việt Nam vốn dĩ chính là một lễ cưới giống với truyền thống của người Việt Nam nhưng được tổ chức tại chùa dưới sự chứng kiến và chúc phúc của nhà Phật.

“Hằng” có nghĩa là trường tồn, vĩnh cửu, còn “Thuận” có nghĩa là êm ấm, thuận hòa. Vì thế hai từ này được ghép với nhau nhằm mang đến một mối quan hệ êm ấm, thuận hòa, tốt đẹp và gắn kết giữa người với người, đặc biệt đó là đạo vợ chồng trong hôn nhân. Lễ Hằng Thuận trong Phật giáo Việt Nam vốn dĩ chính là một lễ cưới. Nhưng thay vì theo truyền thống của người Việt, hôn lễ sẽ không tổ chức tại nhà mà nó sẽ được tổ chức ở trong chùa với người chủ hôn cũng là người chứng kiến hôn nhân của cặp vợ chồng sắp cưới là thầy trụ trì hay hòa thượng. 

Nghi thức tốt đẹp này bắt nguồn từ tín ngưỡng của Phật giáo cùng với sự phát triển của thời đại, nghi thức này càng được phổ biến và mang nhiều ý nghĩa hơn. Có rất nhiều cặp vợ chồng du không theo đạo Phật nhưng cũng mong muốn được tổ chức hôn lễ tại chùa nhằm tôn vinh vẻ đẹp của hôn nhân trở nên linh thiêng hơn.

Giống với các hôn lễ truyền thống ở Việt Nam khác, Lễ Hằng Thuận cũng có những lễ nghi như tuyên bố lý do của lễ kết hôn, lễ cầu phúc cho cặp đôi, cặp đôi tiến hành trao nhẫn cưới và sau cùng là nhận lời chúc tụng của hai họ nhà trai, nhà gái. Bên cạnh lời chúc phúc của họ hàng đôi bên thì các vị sư tăng, ni cô trong chùa cũng gửi đến cặp vợ chồng những lời chúc tốt đẹp cho hôn nhân của họ. Điều đặc biệt đối với hôn lễ này là hôn nhân sắp tới của cặp đôi sẽ được Đức Phật linh thiêng chứng kiến và chúc phúc. 

Nguồn gốc của Lễ Hằng Thuận?

Nguồn gốc của Lễ Hằng Thuận?

 

Ở Việt Nam, Lễ Hằng Thuận đầu tiên được tổ chức là vào năm 1930.

Nguồn gốc hình thành của Lễ Hằng Thuận được xem là khá xa xôi. Lúc bấy giờ khi Đức Phật còn chưa nhập cõi niết bàn, trên hành trình đi thuyết giáo của Ngài, Ngài đã có chuyến về thăm kinh thành Ca Tỳ La. Trùng hợp vào ngày vương tử Ma Ha Nam cưới vợ, tất cả mọi người tại kinh thành đã cung thỉnh Ngài cùng với đoàn Tăng đến chung vui đám cưới của vương tử.

Vì thế, cuộc hôn nhân giữa vương tử Ma Ha Nam và vợ của vương tử đã được Đức Phật chứng kiến. Cũng tại đám cưới này, Đức Phật đã chúc phúc cho đôi vợ chồng đồng thời ngài cũng có những lời dạy về đạo làm vợ chồng, bổn phận làm vợ, làm chồng; bổn phận làm cha, làm mẹ và làm con cái cho cặp đôi. Tuy nhiên, vào thời gian này các vị chư Tăng rất ít khi đến dự đám cưới của dân chúng bình thường. Giống với phong tục ở Việt Nam, đám cưới của dân chúng thường là dịp ăn uống, chơi bời nhậu nhẹt, hát ca được cho là không phù hợp với con đường tu hành của nhà Phật. 

Còn ở Việt Nam, theo nhiều tư liệu ngày xưa mà Phật giáo để lại, người ta cho rằng đám cưới đầu tiên được tổ chức tại chùa là do cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật (1883 – 1940) đề xuất. Cụ đồ Nguyễn Trọng Thuận vốn là một nhà Nho có bút hiệu là Đồ Nam Tử, quê hương ông là ở Hải Dương, sau này ông quy y nơi cửa Phật. Cùng với lòng nhiệt thành phụng sự Phật pháp, ông đã có nhiều suy nghĩ về việc tổ chức hôn lễ  tại chùa sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho đời sống gia đình của người phật tử, nhất là đời sống đạo đức tâm linh.

Đến năm 1930, bác sĩ Lê Đình Thám, ông cũng có pháp hiệu nhà phật là đệ tử Tâm Minh đã tổ chức hôn lễ cho người con gái đầu tiên của mình là bà Lê Thị Hoành cùng với con rể của ông là ông Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm – Huế. Có thể xem đây là hôn lễ được tổ chức tại chùa đầu tiên ở Việt Nam ta. Sau này, các hôn lễ được tổ chức tại chùa chính thức được đặt tên là lễ Hằng Thuận với tên gọi đã được giải thích như trên. Tên gọi này được Hòa Thượng Thích Thiện Hòa đặt ra vào năm 1971.

Ý nghĩa Lễ Hằng Thuận với hôn nhân

Ý nghĩa Lễ Hằng Thuận với hôn nhân

 

Lễ Hằng Thuận mang một ý nghĩa vừa tốt đẹp cho hôn nhân lứa đôi vừa mang ý nghĩa tâm linh trong đời sống hôn nhân.

Với sự tôn trọng của nhà Phật đối với tình yêu đôi lứa, Lễ Hằng Thuận chỉ được diễn ra dưới sự chấp nhận và hoàn toàn tự nguyện của cặp đôi sắp cưới. Điều này có ỹ nghĩa rằng, nhà Phật muốn cô dâu chú rể phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với cuộc hôn nhân sắp tới và mong muốn chứng minh tình yêu với Đức Phật.Chỉ có thế thì Đức Phật sẽ là người chứng hôn cho nhân duyên này.

Điều thứ hai đó là trong khi diễn ra hôn lễ tại chùa cặp vợ chồng sẽ được nghe những lời dạy bảo về trách nhiệm cũng như thái độ giữa vợ và chồng từ phía chủ hôn. Đây sẽ là những đạo lý làm vợ làm chồng với nhau để cặp đôi chuẩn bị hành trang xây dựng cuộc sống hôn nhân tốt đẹp sắp tới.

Và một điều nữa đó là cho thấy sự linh thiêng của hôn nhân. Dưới sự chứng giám và chúc phúc từ phía Đức Phật cũng như các vị tăng ni, cô dâu và chú rể cùng với đôi bên gia đình họ hàng sẽ nhận thấy được sự quan trọng và thiêng liêng của hôn nhân. Tình yêu đôi lứa được Đức Phật chứng kiến sẽ là niềm tin, là động lực lớn để cặp đôi nỗ lực hơn trong việc giữ gìn hôn nhân và bảo vệ nhau nhiều hơn. 

Các nghi thức trong Lễ Hằng Thuận

Các nghi thức trong Lễ Hằng Thuận

 

Các nghi thức của Lễ Hằng Thuận được diễn ra theo trình tự khá giống với những hôn lễ trong dân gian nhưng được thêm màu sắc thiêng liêng hơn.

Các nghi thức của Lễ Hằng Thuận được diễn ra theo trình tự khá giống với những hôn lễ trong dân gian. Trước tiên, hai bên thông gia cần thống nhất ngày lành tháng tốt để tổ chức hôn lễ, sau đó là đến ngôi chùa mà họ muốn chứng hôn để xin ý kiến các sư trụ trì trong chùa về cách thức diễn ra buổi lễ. 

Trước khi buổi lễ được diễn ra khoảng 3 đến 5 ngày, các cặp vợ chồng chuẩn bị kết hôn sẽ được các vị sư thầy trong chùa giảng giải về các đạo lý hôn nhân, đạo làm vợ làm chồng. Từ đó chuẩn bị trước tâm lý cũng như những hành trang quan trọng trong cuộc sống hôn nhân sau này. Vào ngày diễn ra Lễ Hằng Thuận, buổi lễ thường sẽ kéo dài khoảng hơn một giờ, trong đó các bước đã được lên kế hoạch như sau:

Ổn định chỗ ngồi

Trước khi hôn lễ bắt đầu diễn ra, các vị sư thầy, sư cô trong chùa cùng với họ hàng thân thiết của cô dâu chú rể sẽ dẫn những vị quan khách ổn định vị trí, chỗ ngồi. Thông thường, khoảng trống giữa điện là nơi hôn lễ diễn ra, còn hai bên được chia ra thành hai dãy dành riêng cho nhà trai và nhà gái. Nhà trai thường sẽ được sắp xếp ngồi bên trái, còn nhà gái sẽ là bên phải. Trong lúc gia đình hai bên đang sắp xếp chỗ ngồi cho khách khứa, các sư thầy khác sẽ tiến hành đốt nhang và xông trầm. Khi sự chuẩn bị đã được hoàn thiện, vị hòa thượng trụ trì hôn lễ ngày hôm đó sẽ bước ra trong sự đón tiếp long trọng của mọi người tại buổi lễ.

Tiến hành nghi lễ chính

Bắt đầu buổi lễ, vị hòa thượng chủ trì hôn lễ hướng dẫn cô dâu và chú rể quỳ trước một cái bàn dài. Cả hai người đều phải cùng hướng về Đức Phật. Nếu như trước đó cặp đôi chưa được quy y thì sư thầy chủ trị sẽ trực tiếp làm lễ quy y cho cô dâu và chú rể. Lúc này cả hai sẽ được cầu nguyện và nhận lời chúc phúc và dặn dò từ vị chủ hôn. Dây tơ hồng sẽ được các vị sư thầy hỗ trợ cho cặp đôi buộc lên tay là minh chứng cho sự gắn kết bền chặt trong hôn nhân cũng như là một lời hứa hẹn bên nhau trọn đời của cô dâu chú rể. 

Sau khi vị chủ hôn thông báo kết thúc nghi thức gắn kết, đôi vợ chồng mới cưới sẽ đến hai bên nội ngoại để quỳ lạy và nhận những lời chúc phúc từ họ. Sau đó, cô dâu và chú rể sẽ cùng ký tên vào giấy chứng nhận, trao nhau nhẫn cưới minh chứng trong niềm hân hoan và chúc phúc của các quan khách và người thân. Trong lúc các nghi lễ lần lượt được diễn ra, vị hòa thượng chủ hôn sẽ đọc và trao cho cặp vợ chồng những lời thuyết giảng và đạo lý hôn nhân sâu sắc.

Tiến hành nghi lễ phụ

Cuối cùng, khi nghi lễ chính là gắn kết và trao nhẫn kết thúc, nghi lễ phụ sẽ diễn ra. Khách khứa cùng với đôi bên họ hàng được người nhà cô dâu chú rể sắp xếp đến bàn tiệc chung vui. Trà bánh và tiệc chay sẽ được dọn lên để mọi người trong buổi lễ thưởng thức.

Bổn phận của vợ chồng đối với nhau theo quan niệm của Phật giáo

Bổn phận của vợ chồng đối với nhau theo quan niệm của Phật giáo

 

Những lời đức Phật dạy về đạo lý làm vợ làm chồng trong hôn nhân vợ tại kinh Thiện Sanh hay kinh Ca Thi La Việt.

Như đã nói ở trên, xuyên suốt buổi lễ cặp đôi sẽ được sư thầy chủ trì giảng dạy các thuyết giáo về đạo lý hôn nhân. Những đạo lý này chính là những lời đức Phật đã dạy trong kinh Thiện Sanh hay kinh Ca Thi La Việt.

Bổn phận của người chồng

Tuy rằng thời đại ngày càng phát triển, xã hội cũng có nhiều cái nhìn khác nhau và đa chiều hơn trong đời sống vợ chồng. Nhưng nhìn chung những đạo lý hay lời dạy của Đức Phật vẫn phù hợp và chứa đựng nhiều giá trị dạy bảo. Trong đó, bổn phận của người chồng đối với người vợ là:

“1. Phải biết tôn trọng vợ

  1. Không bất kính hay đối xử tệ bạc với vợ
  2. Phải chung thủy, trung thành với vợ
  3. Phải tin tưởng giao tài sản tiền bạc cho vợ quản lý
  4. Phải sắm đồ nữ trang cho vợ một khi có điều kiện”

Bổn phận của người vợ

Đức Phật cũng khuyên răn và có những lời giảng dạy về bổn phận của người vợ đối với người chồng:

“1. Phải luôn làm tròn bổn phận trong nhà

  1. Phải vui vẻ tử tế với quyến thuộc bên chồng
  2. Phải luôn chung thủy với chồng.
  3. Giữ gìn cẩn thận đồ trang sức và luôn coi sóc giữ gìn của cải đồ dùng trong nhà.
  4. Luôn siêng năng, không bao giờ trút tháo công việc cho người khác.”

Những lưu ý khi tổ chức Lễ Hằng Thuận

Những lưu ý khi tổ chức Lễ Hằng Thuận

 

Có một số điều quan trọng mà gia đình đôi bên cũng như cặp vợ chồng cần phải lưu ý khi tổ chức Lễ Hằng Thuận tại chùa

Để lễ Hằng Thuận được diễn ra một cách trơn tru và không vướng vào những điều cấm kỵ trong nhà chùa. Gia đình hai bên cần phải lưu ý một số vấn đề như sau: 

  • Trước khi tổ chức hôn lễ nên thông báo cho nhà chùa biết đôi vợ chồng sắp cưới đã quy y và có pháp danh hay chưa. 
  • Gia đình hai bên và cặp đôi nên dành thời gian đến chùa để bàn bạc với các vị sư thầy về việc xin phép tổ chức lễ cưới và chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho các lễ nghi vào ngày kết hôn. 
  • Thông thường hôn lễ sẽ được các vị sư thầy trong chùa chuẩn bị để đảm bảo không vướng vào những điều cấm kỵ. Nếu như gia đình hai bến muốn trang hoàng để tăng thêm không khí cho buổi lễ thì nên xin phép và bàn bác với nhà chùa, sau đó tiến hành trang trí dưới sự hướng dẫn của các vị sư thầy.
  • Nếu gia đình chủ đích tổ chức hôn lễ tại đây thì nên đặc biệt lưu ý cho khách mời trong ngày lễ về cách hành xử và ăn mặc phù hợp với môi trường Phật giáo. Thường thì trang phục nên kín đáo, ăn nói cần nhỏ nhẹ, có thái độ trang nghiêm. 
  • Có một số ngôi chùa chỉ cho phép gia đình tổ chức hôn lễ tại đây chứ không cho phép tổ chức tiệc trà hay tiệc ăn uống chung vui trong khuôn viên nhà chùa vì sợ làm ảnh hưởng đến tu hành của các vị sư thầy. Vì thế gia đình nên hỏi trước với thầy trị chì đảm bảo không có vướng mắc gì. Nếu như được phép tổ chức tiệc ăn uống thì gia đình nên chọn làm những món chay hoặc tiệc bánh trà nhẹ nhàng để phù hợp với không khí trang nghiêm của chùa.
5/5 - (3 bình chọn)
0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời