Nhà kẻ truyền là gì ?

Nhà kẻ truyền là tên gọi khá quen thuộc về kiểu nhà ở truyền thống ngày xưa của người dân Bắc Bộ. Tuy nhiên, ngày nay, do nhiều công trình kiến trúc hiện đại, biệt thự mọc lên khắp nơi, khiến nhiều bạn trẻ không biết nhà kẻ truyền là gì? kết cấu nhà kẻ truyền như thế nào? Vậy, trong nội dung bài viết hôm nay, Nhà Thờ Họ sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin liên quan đến kiến trúc này.

Nhà kẻ truyền là gì?

Nhà kẻ truyền là gì?

 

Nhà kẻ truyền hay nhà gỗ kẻ truyền là loại hình nhà ở truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Đây là loại hình nhà ở được xây dựng chủ yếu tại vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kiểu nhà này thường được thiết kế theo kiểu nhà chia thành từng gian, khung nhà, kèo, cột…

Sử dụng chất liệu bằng gỗ tự nhiên như gỗ lim, gỗ sên, gỗ xoan, gỗ mít. Mái nhà lợp ngói đỏ kết hợp cùng sân vườn rộng rãi tạo thành một tổng thể kiến trúc mộc mạc, thơ mộng, đậm chất đồng bằng Bắc Bộ. Và các mẫu biệt thự nhà vườn hiện nay cũng lấy ý tưởng từ kiến trúc nhà ở truyền thống này.

Phân loại nhà kẻ truyền

Nhà kẻ truyền là kiểu nhà 1 tầng và được phân loại thành nhiều loại khác nhau, tuy nhiên họ đều lấy tiêu chuẩn phân chia theo số lượng gian nhà làm cách chia chính. Cụ thể nhà gỗ kẻ truyền được chia thành các loại sau:

  • Nhà kẻ truyền 3 gian
  • Nhà kẻ truyền 4 gian
  • Nhà kẻ truyền 5 gian
  • Nhà kẻ truyền 6 gian.
  • Nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái
  • Nhà kẻ truyền 5 gian hai chái…vv

“Chái” ở đây chính là phần buồng ngủ ở hai bên gian nhà chính. Ví dụ nhà 5 gian 2 chái là nhà gồm 3 gian chính giữa rộng rãi là nơi đặt phòng thờ, phòng khách, 2 gian bên ngoài (2 chái) dùng làm phòng ngủ.

Kết cấu nhà kẻ truyền

Nhà kẻ truyền sử dụng kết cấu cột rất vững chãi, bền bỉ theo thời gian, chống chọi được với thời tiết mưa bão và nắng nóng quanh năm của miền bắc.

Hệ thống cột

Hệ thống cột

 

Nhà kẻ truyền bao gồm hệ thống các loại cột khác nhau như cột cái, cột con, cột hiên, cột hậu… Trong đó, cột cái là cột chính có chức năng là khung và chống đỡ cho toàn bộ ngôi nhà. Cột này được dựng ở 2 đầu nhịp chính. Tiếp đến là cột con dùng làm bệ đỡ không gian.

Cột hậu là cột phụ có tác dụng giảm tải sức nặng cho cột chính, nó được nằm tại 2 bên nhịp chính và đầu nhịp phụ. Cột hiên được đặt ở mặt tiền trước nhà, còn cột hậu sẽ nằm phía sau nhà.

Hệ thống xà

Hệ thống xà

 

Hệ thống xà của kiểu nhà truyền thống này được chia thành xà nằm trong khung và xà nằm ngoài khung. Trong đó, xà nằm trong khung được thiết kế ở độ cao đỉnh của các cột con kết nối với cột cái. Xà dùng để gắn cột cái của khung được gọi là xà chếch hoặc xà lòng. Khi thiết kế hệ thống xà, gia chủ cần tính toán tỉ mỉ, cẩn thận thì mới tạo nên sự cân đối, hài hòa và không bị lệch trọng lượng.

Hệ thống kẻ

Hệ thống kẻ

 

Hệ thống kẻ hay còn gọi là dầm đơn được dùng với mục đích liên kết hệ thống cột thông qua mộng. Nó được thiết kế theo đường chéo của mái nhà, phân thành kẻ ngồi và kẻ hiên. Kẻ ngồi dùng để gắn kết các cột cột hậu và cột cái lại với nhau.

Hệ thống con lợn

Hệ thống con lợn hay rường bụng lợn là cái tên rất thân thuộc với cuộc sống của người dân Bắc Bộ. Bộ phận này được đặt lên con rường bên dưới thông qua trụ trốn (2 đoạn cột ngắn) nhằm mục đích đỡ xà nóc. Bên dưới là phần ván, nơi thợ điêu khắc chạm trổ trang trí hoa văn.

Hệ thống con rường

Con rường là bộ phận gối nâng đỡ mái nhà. Dầm gỗ hộp dùng để nâng đỡ hoành mái được sắp xếp chồng lên nhau. Như vậy, chiều dài của con rường sẽ được thu ngắn lại tới khi phù hợp với chiều vát của mái nhà. Nghĩa là con rường khi được đặt ở trên thì sẽ ngắn lại.

Hệ thống rường cụt

Hệ thống rường cụt là bộ phận nằm ở giữa cột cái và cột hậu. Rường cột được đặt chồng lên trên xà lách, có nhiệm vụ chính là đỡ hoành. Càng lên cao thì chiều dài của nó sẽ càng ngắn lại.

Kết cấu mái

Kết cấu mái

 

Kết cấu của mái bao gồm: Hoành, rui, ngói mũi, gạch màn. Mỗi một bộ phận sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau. Mái là phần che mưa nắng cho ngôi nhà, nó tiếp xúc trực tiếp với mặt trời, do đó, gia chủ cần lựa chọn loại gỗ tốt để làm hoành, rui để đảm bảo độ bền và chắc khỏe cho mái.

Kiến trúc nhà kẻ truyền phổ biến ở nước ta

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nhà gỗ kẻ truyền được phân loại theo số lượng gian ở, trong đó loại nhà gỗ kẻ truyền 3 gian, nhà 3 gian 2 chái, nhà 5 gian là có số lượng nhiều hơn cả. Vậy nên, nội dung tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu đôi chút về những mẫu nhà này.

Nhà kẻ truyền 3 gian

Nhà kẻ truyền 3 gian

 

Nhà kẻ truyền 3 gian được thiết kế gồm 6 cột. Tính  từ ngoài vào trong các cột sẽ được sắp xếp như sau: cột hiên, cột con, cột cái, cột cái, cột con và cột hậu. Kích thước nhà gỗ kẻ truyền 3 gian phụ thuộc vào diện tích của từng mảnh đất.

Nhưng thông thường lòng nhà rộng 5,15m, khoảng cách gian giữa là 2,75m, gian bên là 2,7m, phần mái tàu cao 2,35m. Kiểu nhà này được chạm trổ đường nét, hoa văn tinh tế, họa tiết rất đặc sắc, đối xứng nhau và luôn đảm bảo là phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng vùng miền và thời đại xây dựng.

Tùy thuộc vào loại gỗ gia chủ lựa chọn mà nhà kẻ truyền 3 gian sẽ mang những màu sắc khác nhau. Có thể là màu nâu sẫm, nâu nhạt hay màu vàng cánh gián…

Nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái

Nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái

 

Nhà 3 gian hai chái là ngôi nhà gồm 3 căn phòng chính và cơi nới thêm 2 phòng nhỏ hai bên. Gian ở giữa là gian chính thường sử dụng làm nơi thờ tự, được bày biện nội thất gồm một bộ bàn thờ cúng tổ sư, 1 bộ bàn ghế tiếp khách, hay sập ngụ tủ chè. hai gian kế bên, thường sử dụng làm nơi nghỉ ngơi, đặt giường hoặc phản. Còn 2 gian nhỏ ngoài cùng là phòng ngủ của chủ nhà và khách hoặc họ hàng tới chơi.

Ngôi nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái

 

Ngôi nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái này sử dụng nguyên liệu gạch ngói xi măng và gỗ thể hiện được vẻ đẹp truyền thống nhưng không hề xưa cũ. Phần mái sử dụng hệ mái ngói đỏ truyền thống. Độ dốc, độ thoải của mái cao hơn so với những thiết kế nhà cấp 4 thông thường. Đặc biệt, nếu gia chủ sử dụng mẫu nhà này làm nhà thờ họ thì phần mái ngói sẽ làm tương tự như kiểu mái đình truyền thống.

những ngôi nhà ba gian 2 chá

 

Với những ngôi nhà ba gian 2 chái tuy có diện tích không quá lớn, nhưng nếu bạn chưa từng thăm quan nhà này thì lần đầu tiên bước vào sẽ cảm thấy khá choáng ngợp với kiểu cách, trưng bày bên trong.

Mẫu nhà kẻ truyền 5 gian

Mẫu nhà kẻ truyền 5 gian

Bên cạnh số lượng vượt trội của nhà gỗ kẻ truyền 3 gian thì nhiều gia chủ lại thích mẫu nhà kẻ truyền 5 gian. Tuy nhiên, để làm nhà này, gia chủ cần sở hữu khu đất có diện tích đủ lớn để đảm bảo không gian thoáng mát, rộng rãi. Bên cạnh đó, chi phí để xây dựng nhà 5 gian là không hề nhỏ, do đó nhiều gia đình đã chọn gỗ xoan để giảm chi phí xây dựng.

Nhà kẻ truyền cổ

 

Hệ thống cửa của các mẫu nhà kẻ truyền cũng khá linh hoạt. Cửa bức bàn là một lựa chọn không hề tồi.  Đây là loại cửa cổ được sử dụng phổ biến trong nhiều ngôi nhà truyền thống, đặc biệt là nhà kẻ truyền. Cửa được đặt ở giữa 2 cột của gian nhà chính. Trên mỗi bộ cửa sẽ có nhiều cánh (thường là số cửa chẵn như 2, 4, 6), nhưng trong những ngôi nhà kẻ truyền 5 gian loại cửa 4 cánh được sử dụng phổ biến hơn cả. Bởi nó mang đến cho công trình nhà ở nét đẹp mộc mạc giản dị và đáp ứng được công năng sử dụng của đa số các gia đình Việt.

Trên đây là những thông tin liên quan đến nhà kẻ truyền, hy vọng nội dung chúng tôi chia sẻ này sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

5/5 - (5 bình chọn)
0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời