Quan âm Nam Hải là ai ?

Với người dân tộc Á Châu chắc chắn đã quá quen thuộc khi nghe đến Bồ Tát Quán Thế Âm. Đặc biệt trong đó có vị Bồ Tát cho là hoá thân của Ngài là Quan Âm Nam Hải.

Được nhân gian ca tụng về những phép thần thông, cứu giúp và dẫn đường chỉ lối cho những người lạc lối, những người làm ở xa được bình an. Vậy Quan âm Nam Hải là ai? Nguồn gốc của Ngài từ đâu và có ý nghĩa gì khi thờ tượng Quan Âm Nam Hải, hãy cùng Nhà Thờ Họ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Nguồn gốc quan âm Nam Hải 

Nguồn gốc quan âm Nam Hải 

Quan âm Nam Hải hay Quan Âm Diệu Thiên được cho là một trong những hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát

Trong kinh Phật Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là một vị Bồ Tát có vị trí rất quan trọng. Thường Ngài sẽ được thờ phụng nhiều trong Phật Giáo và nhất là đối với Phật giáo Đại Thừa. Được biết Ngài sẽ ngự ở thế giới Tây Phương cực lạc, ở nơi đấy có Đức Phật A Di Đà. 

Ngài sẽ tìm đến những nơi có tiếng khóc, nơi cầu xin sự giúp đỡ, nơi cần đến sự cứu vớt, giãi bày những điều khó khăn trong cuộc sống. Quan Thế Âm sẽ hiện thân ở mọi hình hài từ nam nhân cho tới nữ nhân, ma vương… Ở những nước Á Đông như ở Trung Quốc, Nhật Bản hay Việt Nam thì Ngài sẽ hoá thân thành hình tượng nữ nhân.

Pho tượng Quan Âm Nam Hải với dáng đứng đang quan sát khắp chúng sinh

 

Pho tượng Quan Âm Nam Hải với dáng đứng đang quan sát khắp chúng sinh

Nhưng từ đâu mà có xưng danh là Quan Âm Nam Hải, theo như lịch sử Trung Hoa thì công chúa Diệu Thiện là con gái thứ ba của Diệu Trang. Được biết công chúa vô cùng thông minh và xinh đẹp nhưng lại một lòng hướng theo Phật. Khi đến tuổi lấy chồng thì Quốc Vương yêu cầu nàng phải kén rể. Nhưng nàng không muốn và muốn xuất gia.

Có ngăn cản, can ngăn nhưng không thành, đành chấp nhận cho Diệu Thiện vào chùa. Tuy nhiên lại cho các sư ni bên trong chùa làm những điều khó khăn gây cản trở cho nàng để nàng nản chí không còn muốn ở trong chùa nữa.

Tuy Quốc Vương làm vậy nhưng không thể nào làm lay động được tâm trí của công chúa. Bởi vậy Quốc Vương rất tức giận và đã sai người đốt ngôi chùa ấy, bắt công chúa về và rồi xử trảm. Khi đấy bỗng dưng xuất hiện một con cọp trắng đã cứu công chúa thoát khỏi nơi nguy hiểm ấy và đưa công chúa đến núi Phổ Đà ở đảo Nam Hải để tiếp tục tu luyện. Vad sau 9 năm thì Ngài đã đắc đạo và có danh xưng là Quan Âm Nam Hải.

Dần dần Phật giáo Bắc Tông du nhập vào trong Việt Nam và câu chuyện về Quan Âm Nam Hải cũng có sự thay đổi. Nhưng vẫn giữ được những nét chính. Ngài vẫn là con thứ ba của Diệu Trang và vẫn bị hành hình giống như trên. Chỉ có sự khác biệt là khi đi tu thì vào chùa Hương ở Việt Nam chứ không phải là núi Phổ Đà ở bên Trung Quốc Và từ đó Quán Âm Bồ Tát tu ở Việt Nam và được gọi là Quan Âm Nam Hải.

Ý nghĩa khi thờ tượng Quan Âm Nam Hải

Ý nghĩa khi thờ tượng Quan Âm Nam Hải

 

“… Thần thông ngàn mắt ngàn tay

Cùng trong một điểm linh đài hoá ra,

Này trong bể nước Nam ta

Phổ môn có đức Phật Bà Quan Âm”

Khi nhắc đến Quan Âm Nam Hải người ta sẽ nghĩ ngay đến sự rộng lượng của Ngài. Giúp đỡ những người chèo thuyền trên biển lớn, những người đi làm ở xa được bình an. Cứu độ những con người khó khăn, lầm than, giác ngộ cho những tâm hồn tội nghiệp.

Vậy nên những người Ấn Độ xưa và đặc biệt là những thương nhân đi biển thường sẽ thờ ngài ở phía bên trong thuyền. Từ những nạn nhân tù tội đến những nạn nhân ở biển cả, dù ở trên bờ hay dưới nước đều thành tâm khẩn cầu và tôn kính thờ phụng Ngài

Ý nghĩa thờ tượng Quan Âm Nam Hải

 

Ý nghĩa thờ tượng Quan Âm Nam Hải là để được bảo vệ bình an, giác ngộ khỏi những sai lầm

Ở những Quốc gia Châu Á, Quan Âm Nam Hải sẽ được thờ phụng ở trong các ngôi chùa hoặc là ngoài sân. Ở hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam đều thấy bóng dáng của đức Quan Âm Bồ Tát với bạch ý và tay cầm nhành dương và bình cam lồ và mắt hướng xuống dương thế với diện mạo vô cùng nhân ái và một tâm hồn thanh thoát, tư bi, hiền hậu.

Từ trên cao, Ngài sẽ dõi theo tất cả mọi người trên khắp thế gian, mang đến bình an và cứu độ chúng sinh, cứu rỗi những tâm hồn tội nghiệp. Những người lạc lối, chưa tìm được hướng đi chính xác. Ngài sẽ như đóng vai trò đưa đường dẫn lối đi đúng đắn, giác ngộ và hướng mọi người về hướng thiện. Những người gây ra nhiều lỗi lầm sẽ thờ phụng Ngài để có thể giải trừ được những nghiệp chướng.

Quan Âm Nam Hải là đại diện cho tinh thần Đại Bi, từ bi hỷ xả, cứu độ chúng sinh. Theo như đúng tinh thần của đạo Phật nói chung là Giác Tha.

Có nên thờ tượng Quan Âm Nam Hải tại nhà hay không?

Có nên thờ tượng Quan Âm Nam Hải tại nhà hay không?

 

Nên hay không nên thờ tượng Quan Âm Nam Hải tại nhà?

Theo như đạo Phật thì Quan Âm Nam Hải có thần lực vô cùng lớn và đứng sau Phật Tổ. Quan Âm Nam Hải luôn cứu độ chúng sinh, cứu giúp nhân loại, từ bi hỷ xả và có nhiều hình dạng khác nhau. Khi thờ tượng Quan Âm Nam Hải trong nhà sẽ mang đến nhiều may mắn, sức khoẻ, những điều tốt lành trong cuộc sống, hạnh phúc cho tất cả những thành viên trong gia đình.

Quan âm Nam Hải có tấm lòng cao cả, từ bi bắc ái, luôn chở che cho mọi thành viên trong gia đình để thoát khỏi những biến cố, những tai ương trong cuộc sống. Mang đến cho mọi người cuộc sống với nhiều may mắn hơn và có được nhiều thuận lợi hơn, mọi việc được suôn sẻ hơn.

Với gương mặt hiền lành, phúc hậu mỗi khi nhìn vào, con người sẽ bị thúc đẩy sống lương thiện và từ bi hơn, cảm thấy tâm hồn của mình được thanh thản, thoải mái và lòng được nhẹ đi rất nhiều. Và còn điểm đặc biệt này nữa chính là khi thờ Quan Âm Nam Hải sẽ thể hiện được nét văn hoá, tôn thờ, đời sống tâm linh của con người Việt Nam.

Vậy nên có thể khẳng định một điều rằng những gia đình nào đang ở Việt Nam là những người theo đạo Phật thì nên thờ tượng Quan Âm Nam Hải.

Bài khấn Quan Âm Nam Hải 

Bài khấn Quan Âm Nam Hải 

 

*Bài khấn Quan Âm Nam Hải tại chùa:

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần và 3 lạy)

Con lạy chín phương trời! Mười phương Chư Phật! Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại Từ, Đại Bi LInh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát

Xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám

Hôm nay là ngày … tháng … năm…

Tín chủ con là …

Ngụ tại…

Tín chủ con một lòng thành tâm đến trước Phật đài, nơi thềm điện cửa hoa, dâng kính vật phẩm, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng,

Con cúi xin được Đại Sĩ không rời ban nguyện, chở che cứu với cho chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi,con lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nghiên nêu cao.

Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp nơi trần gian nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho con cùng toàn thể gia quyến ba tháng ngày đông, chín tháng ngày hè luôn được sức khoẻ dồi dào, an khang phúc thọ, lộc tài vượng tiến, công việc thuận lợi, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lễ bạc thành tâm, cúi đầu mong được phù hộ độ trì 

Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát ( 3 lần và 3 lạy)

*Bài khấn Quan Âm Nam Hải tại nhà:

Khi thực hiện bài khấn này thường sẽ thực hiện vào buổi sáng khi mới thức dậy hoặc thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Chú ý khi lạy nên kính cẩn, thể hiện được lòng thành. Khi dâng hương xong thì sẽ quỳ và đọc:

“Con xin cung kính lễ lạy:

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Tam Thế Chư Phật, Bồ Tát

Tam Bảo mười phương (3 lần)

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát ( 2 lần)

Tri ân: 

Lại bước qua một ngày, hôm nay, con tự biết mình đã được nhiều điều may mắn, con đã hưởng được sự tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát ban cho và được chư vị giúp đỡ,nên con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính, quỳ ở nơi đây, dâng lòng chí thành, chí kính của con tri ân (1 lạy).

Cầu an: 

Cn xin thành kính cầu nguyện mong mọi sự an lành, an lạc, yên bình, hạnh phuc cho thân quyến con, cùng khắp các chúng sinh hữu tình, vô tình.

Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị bi gia hộ, giúp đỡ chúng con để chúng con có được sự an lành, an lạc tu hành, thoát khỏi sinh tử luân hồi, đồng xin nguyện được vãng sanh về nơi Cực Lạc (1 lạy).

Cầu siêu:

Con cũng thành tâm cầu siêu cho vong linh tổ tiên, thâm quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp.

Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con

Cho những vong linh tên:..

Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh và vì một lý do nào đó chưa được vãng sinh.

Con thành tâm cầu nguyện xin lòng từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị giúp đỡ để các vong linh được về nơi an lạc, siêu sinh Tịnh độ (1 lạy)

Sám hối: 

Con xin thành tâm sám hối mọi tội lỗi con đã lỡ gây ra từ nhiều kiếp cho đến nơi, những tội con đã gây ra trong kiếp sống hiện tại.

Những tội con gây ra do bởi cố ý hay vô tình, gây hại đến nhân mạng, đến giới hữu tình hoặc vô tình, những tội do Tham, Sân, Si, do bởi ngã mạn, vô minh che lấp.

Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát tư tưởng, hành động để sám hối, sửa chữa sai lầm và xin nguyện giữ mình để không tái phạm.

Tất cả các tội, con xin thành tâm quỳ lạy nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, chư vị chứng minh cho lòng thành của con (1 lạy).

Hồi hướng/ Phát nguyện:

Sám hối rồi, nay con xin nguyện được tiếp tục tu hành, tu học, hướng tâm tu để thoát khỏi sinh tử luân hồi. Làm việc lợi cho mình và cho người.

Con xin hồi hướng, xin sẻ chia Công Đức đến cha mẹ, thân nhân… đến chư Thiện, chư Thần, chư Thánh, chư Hộ pháp và chư vị đã giúp đỡ con.

Đến những vong linh mà con đã lỡ sát hại, gây hại. Cùng tất cả các vong linh chưa được vãn sinh, chưa được pháp giới chúng sinh.

Con xin nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo. Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, chư vị phù hộ để con và chúng sinh đồng có được duyên lành để tu hành thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Trên con xin tri ân chư Phật, dưới cứu độ chúng sinh. Chúng con đồng xin nguyện được vãng sanh về nơi Cực Lạc (3 lạy).”

Trên đây là những thông tin về Quan âm Nam Hải là ai? Có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào trong đời sống, trong tâm linh. Hy vọng với những thông tin trên bạn có hiểu có thêm những thông tin về Quan Âm Nam Hải.

5/5 - (2 bình chọn)
0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời