Bài viết

cúng rằm tháng 8

Bài văn khấn rằm tháng 8 năm 2021

Tết trung thurằm tháng 8 năm 2021 sẽ rơi vào Thứ 3, ngày 21/9/2021 Dương lịch, tức 15/8/2021 lịch âm. Nếu bạn chưa biết sắm lễ và văn khấn rằm tháng 8, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Rằm tháng 8 âm lịch hay còn được biết đến với tên gọi rất đỗi thân thương, quen thuộc đó là Tết Trung thu, tết Đoàn viên. Ngày mà các thành viên trong gia đình có dịp hội ngộ, tụ họp chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên và mâm cỗ ngọt như: cùi dừa, bánh đa, bánh nướng, bánh dẻo, bòng, bưởi, kẹo….để chung vui phá cỗ đêm rằm. Dẫu đã rất quen thuộc với người Việt ta như vậy, nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc; ý nghĩa, cũng như cách sắm một mâm cỗ cúng rằm tươm tất và bài văn khấn chuẩn đầy đủ nội dung. Và dưới đây chính là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu thêm về tết trung thu.

Rằm tháng 8 là ngày gì?

 

Rằm tháng 8 là ngày gì?

 

Khác với các ngày rằm trong năm, rằm tháng 8 Âm lịch là một ngày khá đặc biệt được trẻ em và người lớn mong chờ nhất trong năm. Bởi đây là ngày tết trung thu, ngày diễn ra các lễ hội vui chơi giải trí cho thiếu nhi, ngày tết đoàn viên hội ngộ của các thành viên trong gia đình; hay còn được biết đến là tết trông trăng, và tết hoa đăng rực rỡ muôn màu.

Cho đến hiện nay, Tết Trung Thu ở Việt Nam không biết có tự bao giờ, cũng không có sử sách, tài liệu nào nói chính xác về gốc tích của ngày rằm tháng 8. Nhưng theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ của Việt Nam. Còn người Trung Hoa cổ đại thì cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu năm 771 đến 476 TCN. Hoặc cũng có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước cách đây hơn 13.000 năm của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng Châu Thổ Sông Hồng của Việt Nam. Tại thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người dân mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi.

Tại Việt Nam, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn – theo văn bia chùa Đọi năm 1121 đời nhà Lý. Đến đời Lê – Trịnh thì ngày này đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa. Trong ngày rằm tháng 8, các gia đình sẽ làm mâm cơm cúng gia tiên và bày cỗ ngọt với các bánh trái hình mặt trăng, bánh nướng, bánh dẻo, cùi dừa, bánh đa, bưởi, kẹo, thạch…cho trẻ em phá cỗ, đồng thời tặng quà cho các em bé, tổ chức nhảy múa hát ca, múa lân, múa rồng, rước đèn rất tưng bừng

Ý nghĩa của tết trung thu – rằm tháng 8

Ý nghĩa của tết trung thu - rằm tháng 8

 

Ngày rằm tháng 8 là dịp để con cháu sum vầy, làm cơm dâng lên tổ tiên, ông bà để thể hiện lòng thành kính. Sau đó là dịp để các thành viên có cơ hội lại gần nhau, lắng nghe tâm sự, tăng thêm tình cảm gần gũi sau những ngày tháng làm việc vất vả.

Ngày rằm này cũng là ngày để người lớn thể hiện sự quan tâm đối với con trẻ, cho trẻ đi chơi sau những ngày học hành vất vả. Sau đó là tổ chức mâm cỗ ngọt trông trăng, cùng nhau phá cỗ, chuyện trò, cười đùa, tâm sự về những dự định trong tương lai.

Không chỉ có ý nghĩa với trẻ em, ngày tết Trung Thu còn là dịp để các thành viên trong gia đình gần gũi với nhau hơn, người lớn ôn lại những kỷ niệm của tuổi thơ, tặng quà tri ân cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, đối tác…để bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn, nâng cao tình cảm.

Ngoài ra, vào đêm trăng tròn rằm tháng 8 còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng hay vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ; nếu trăng thu lục hay màu xanh, thì năm đó sẽ có thiên tai; còn nếu trăng thu màu cam trong sáng, thì đất nước sẽ ấm no, thái bình, thịnh trị.

Cách sắm lễ cúng rằm tháng 8 năm 2021

Sắm lễ cúng không cần quá nặng nề về mâm cao cỗ đầy, mà chủ yếu là lòng thành, nên lựa chọn mâm cỗ phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình tránh lãng phí. Dưới đây là một số lễ vật cần chuẩn bị cơ bản cho mâm cúng gia tiên và mâm hoa quả trông trăng ngoài trời cho ngày rằm tháng 8.

Mâm cúng gia tiên

Mâm cúng gia tiên

 

Mâm cúng gia tiên cỗ chay có thể chuẩn bị giống như rằm tháng giêng, rằm tháng bảy với các món như: Bánh kẹo; Xôi gấc hoặc xôi đỗ, xôi cốm, hoa tươi; 1 đĩa ngũ quả gồm 5 loại quả; tiền vàng; hương; đèn, nến; 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối; 1 chén nước,bánh nướng và bánh dẻo – đặc trưng cho dịp Trung thu mà gia đình nào cũng phải có.

Nếu cúng cỗ mặn thì bạn chuẩn bị: 1 đĩa xôi nếp hoặc 1 chiếc bánh chưng, 5 bát cơm trắng, 1 bát canh, 1 miếng thịt mồi; hoặc một con gà giò luộc; đĩa rau xào, rượu, muối…trên ban cũng cần có hộp bánh trung thu gồm bánh nướng, bánh dẻo.

Mâm cỗ trông trăng

Mâm cỗ trông trăng

 

Thông thường, mâm cỗ trông trăng không cần bày lên bàn thờ thắp hương, mà chỉ cần đặt trên một chiếc bàn rộng hoặc chiếu trải ở sân tùy vào từng gia đình. Mâm cỗ này thường sẽ có những loại hoa quả, trái cây như: 1 nải chuối chín; 1 quả bưởi mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành, 1 đĩa quả hồng đỏ mang ý nghĩa của sự no đủ, quả na mang ý nghĩa sinh sôi; quả lựu tượng trưng cho sự may mắn; bánh nướng, bánh dẻo, các loại trà như: trà sen, trà mạn, trà hoa nhài… Các loại bánh, kẹo, thạch, bim bim, sữa… mà bé yêu thích. Các loại đồ chơi như: đèn ông sao, đèn con thỏ, mặt nạ, đầu sư tử, trống…

Văn khấn rằm tháng 8

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là:……………………..

Ngụ tại:………………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Trên đây cách sắm lễ, văn khấn ngày rằm tháng 8 và các thông tin có liên quan hy vọng sẽ đem đến những thông tin bổ ích cho quý vị và các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Cần tư vấn thiết kế các công trình nhà thờ họ, đình chùa các công trình liên quan đến kiến trúc tâm linh quý chủ đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư acchomearc@gmail.com. Đội ngũ các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ kiến tạo lên những không gian hoàn hảo nhất.