Tiêu diện đại sĩ là ai? Vì sao tượng của tiêu diện đại lại xuất hiện trong chùa?

Tại các ngôi chùa ta sẽ hay thấy tượng Tiêu diện đại sĩ được đặt bên cạnh tượng Hộ pháp vi đà. Đây là hai vị Phật trấn an dân chúng, mang lại sự an bình cho trần gian. Vậy Tiêu diện đại sĩ là ai? Ý nghĩa như thế nào trong việc thờ cúng Người ở Việt Nam? Mời quý độc giả hãy cùng thietkenhathoho.com đọc hiểu bài viết sau để giải đáp những thắc mắc về Tiêu diện đại sĩ.

Tượng hộ pháp vi đà - Tượng tiêu diện đại sĩ

 

Tượng hộ pháp vi đà – Tượng tiêu diện đại sĩ

Tiêu diện đại sĩ là ai?

Tiêu diện đại sĩ còn được gọi là ông Tiêu hay ông Ác và thường được thờ phụng tại nhiều ngôi chùa ở Trung Quốc, Việt Nam. Tại các ngôi chùa, tượng của vị này sẽ được thờ bên trái còn bên phải là thờ hộ pháp vi đà (còn gọi là ông thiện).

Nếu bạn hay đi đến chùa chiền bạn sẽ thấy hai vị thần này ở chính diện, một vị là thể hiện sự dữ dằn (tiêu diện đại sĩ) và một vị hiền lành (hộ pháp vi đà). Theo như sử sách lưu lại, Tiêu diện đại sĩ chính là hóa thân của vị Bồ tát Quán Thế Âm. Nhiệm vụ của ông là trừng trị những quỷ yêu và giúp đỡ chúng sanh.

 

Hình ảnh Tiêu diện đại sĩ

 

Hình dáng bên ngoài của ông Tiêu là hình ảnh một vị tướng oai phong, nghiêm nghị. Với trang phục võ tướng, tay trái thì chống nạnh, tay phải thì cầm cờ với gương mặt đáng sợ. Ở trên đầu và trán có 3 cái sừng nhọn hoắt, miệng rộng, răng nanh dài mọc lởm chởm, miệng khét ra lửa, mắt to lồi trông rất kinh dị và chiếc lưỡi cong dài qua ngực.

Xem thêm: Bài văn khấn đi chùa đơn giản

Sử sách ghi chép về tiêu diện đại sĩ

Sử sách ghi chép về tiêu diện đại sĩ

 

Hình ảnh về tướng mạo Bồ tát Quan Thế Âm

Ngoài được gọi với tên ông Tiêu hay ông Ác, thì ông cũng có những tên gọi khác như: Tiêu diện đại quỷ vương, Diện nhiên quỷ vương, Diện nhiên, Diện nhiên đại sĩ, Đại Sĩ Vương. Ông được coi là vị vua của Ngạ Quỷ có khuôn mặt màu đỏ, khuôn mặt như đang bốc cháy. Đây cũng là vị thần nổi tiếng của Phật giáo, ai ai cũng biết đến.

Vị này có thân hình ốm yếu, miệng như bốc ra lửa, cổ họng thì nhỏ xíu. Lý do mà cơ thể như vậy là sự tham lam, keo kiệt, nghiệp ác của kiếp trước nên mới bị quả báo. Đây cũng chính là đặc điểm thân thể của ngạ quỷ (quỷ đói).

Quỷ vương sẽ cai trị tất cả Ngạ Quỷ, chính điều này người ta cho rằng vị này là hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm. Còn đối với Đạo giáo sẽ gọi vị này là Phổ Độ Chơn Quân hay còn gọi là Ông Phổ Độ. Vào dịp Tiết Trung Nguyên, trước khi bái lạy tổ tiên, những người này thường bái Diện Nhiên Đại Sĩ.

Đa số mọi người đều tin rằng tháng 7 Âm Lịch những vong linh, linh hồn ở dương gian đều do vị này cai trị, nên tại đất nước Đài Loan có rất nhiều miến thờ ông để không bị quấy phá. Vị này ở dưới núi Ốc Tiêu, cai trị tất cả các loài quỷ ở cõi âm. Còn về hình tượng người ở mỗi nơi đều có sự thay đổi khác nhau. Nhưng đặc điểm đặc biệt nổi bật đó là răng nhọn hoắt, mắt to lồi, lưỡi cong dài trông rất kinh dị.

Một số sử sách Phật giáo được tìm thấy có ghi chép về nguồn gốc của Tiêu Diện Sĩ. Có câu chuyện kể rằng trong một đêm đang thực hành thiền định, lắng nghe lời Đức Phật dạy. Vị tôn giả A Nan có thấy một quỷ đói rất hung dữ và nó tên là Diệm Khẩu. Chính con quỷ đã đến trước mặt tôn giả và bảo rằng sau ba ngày nữa mạng sống ông sẽ hết và được sinh ra ở thế giới Ngạ Quỷ (quỷ đói).

Khi nghe điều này tôn giả lấy làm ngạc nhiên và sợ hãi, bèn hỏi chính con quỷ đó cách giải thoát ra khỏi tai ương . Nó trả lời lại rằng: “Vào sáng mai tôn giả nên cúng dường thức ăn và nước sạch cho trăm ngàn Ngạ Quỷ, cho vô số các vị đạo sĩ Bà La Môn, cho các vị chư thiên và cho các vị Thần đang trị vì, cho các vong linh, vì họ mà cúng dường Tam Bảo. Nhờ vậy mà tôn giả có thêm tăng thêm tuổi thọ, sẽ thoát khỏi cảnh bị đày vào đau khổ ở Ngạ Quỷ và sanh lên cõi Trời”.

Nghe thế, tôn giả làm theo lời dặn của quỷ đói đã thực hiện nghi thức hành trì và thiết cúng thí thực. Bởi nghi thức này là cho vong linh, cô hồn ở Ngạ Quỷ. Sau đó tôn giả cũng tai qua nạn khỏi, đúng như lời quỷ đói nói. Từ đó trở đi các nơi khi thực hiện nghi thức này cũng thường có thêm bàn thờ Tiêu diện đại sĩ xem như lời cảm ơn, tôn thờ và nhắc nhở lời người đã bảo.

Ý nghĩa của hình tượng tiêu diện đại sĩ

Ý nghĩa của hình tượng tiêu diện đại sĩ

 

Hình ảnh Ngạ quỷ (quỷ đói)

Tiêu diện đại sĩ là được biết đến là vị Bồ tát cứu độ chúng sanh và chuyên trừng trị những yêu quỷ. Đại sĩ luôn được miêu tả cụ thể như: dáng vẻ uy nghiêm, trang phục võ tướng, tay trái chống nạnh, tay phải cầm lá cờ, trên đầu có 3 cái sừng, hai mắt to lồi ngược ra ngoài, răng mọc lởm chởm, phun ra lửa từ miệng, lưỡi cong dài qua ngực, tổng thể gương mặt quái dị.

Theo như tương truyền lại, Tiêu diện đại sĩ chính là hình tượng khác của Bồ tát Quan Thế Âm. Một mặt là bồ tát Quan Thế Âm là người phụ nữ hiền lành, rất mực từ bi, mặc trang phục thanh tao, tay phải cầm bình cam lồ, tay trái dùng cành dương liễu rưới khắp nơi cứu khổ cho chúng sanh. Một mặt còn lại là Tiêu diện đại sĩ thì có gương mặt đáng sợ. Ở nơi của những thế lực hung ác, cõi ma quỷ.

Theo như có ghi chép có thể do sự hiền lành, từ bi không thể nhắc nhở, giúp đỡ chúng sanh khôn ngoan hơn và đi theo đường lối thiện lành. Chính vì thế bồ tát mới dùng tới tướng mạo hung ác, thống trị và cai trị những loài quỷ không làm những điều ác, siêng làm việc lành, tích thêm công đức, từ đó mà thoát ra khỏi con đường ác, sớm đi sinh ra trên cõi Trời. 

Sử sách còn có ghi thêm một câu chuyện, có lần Bồ tát Quan Thế Âm trên đường đi cứu độ, thì lại bị quỷ vương ngăn cản, xuất hiện trước bồ tát với tướng mạo răng nanh dài nhọn hoắt. Đối với quyền năng của Bồ tát Quan Thế Âm thì có thể đánh bại được quỷ vương nhanh chóng.

Nhưng, Bồ tát đã không ra tay mà lại biến hóa tướng mạo như vị quỷ vương kia. Điều này đã làm cho quỷ vương khiếp sợ, liền hóa phép đầu đội 3 ngọn núi. Bồ tát cũng hóa phép đội 3 ngọn núi to hơn. Quỷ vương thấy vậy đành lè lưỡi dài đến ngực. Bồ tát Quan Âm lại hơn thế lè lưỡi còn dài qua ngực.

Quỷ vương biết bản thân gặp phải đối thủ mạnh hơn, liền chịu thua, biến mất ngay sau đó. Cho nên khi thực hiện nghi lễ “xô giàn thí thực” trong lễ hội làm chay, cúng chùa, cúng chợ, trẻ sẽ cố tranh nhau lấy cho được lưỡi ông Tiêu.

Bởi vì lưỡi của ông Tiêu chính là một linh vật được dùng để may thành bùa, lót gối hoặc kê cổ để cho trẻ con được ngủ ngon và không bị những yêu quỷ chọc phá. Bởi chính quỷ vương còn sợ hãi trước tướng mạo khác của bồ tát, nói chi đến những yêu quỷ, tất cả đều không bằng oai phong của Tiêu diện đại sĩ.

Chiếc lưỡi chính là biểu tượng cho uy quyền của ông Tiêu. Trong thế giới của ngạ quỷ có vô vàn ma quỷ khác nhau. Với sự xuất hiện ở tướng mạo ông Tiêu hung dữ, đáng sợ sẽ xua đuổi đi ma quỷ, lúc đó ma quỷ sẽ cố gắng trốn đi bằng cách đi vào nơi có ánh sáng. Nơi đó chính là con đường cứu ma quỷ ra khỏi con đường ác báo, được cứu khổ.

Tại sao các ngôi chùa không thể thiếu tiêu diện đại sĩ?

Bàn thờ của Tiêu diện đại sĩ ở chùa

 

Bàn thờ của Tiêu diện đại sĩ ở chùa

Khi nhắc đến hình tượng của Ác Thần và Thiện Thần luôn có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, chùa là để tấm lòng từ bi, nơi đến cái phật tử hướng đến con đường hiền lương, tâm ngay thẳng nên chỉ cần thờ tượng vi đà là đủ, cớ sao lại thờ thêm tượng tiêu diện đại sĩ. Điều này là sự thắc mắc rất lớn của những người theo Phật giáo và được giải thích như sau:

Dù chùa chiền là nơi phật tử hướng đến con đường thiện lành nhưng song song đó sẽ là thế giới bóng tối. Ở đó ma quỷ và những thế lực xấu sẽ ảnh hưởng đến con đường ta đi. Nếu chỉ có phật vi đà e rằng sẽ không thể dẹp tan được thế lực này. Bởi thế phải có tiêu diện đại sĩ với gương mặt oai phong và dữ tợn có thể xua đuổi đi ma quỷ. Đối thủ mạnh như ông Tiêu có thể dẹp tan ma quỷ ngay tức khắc. Khi đó chúng sẽ chạy tránh đi tới nơi có ánh sáng, nhờ đó mà được cứu rỗi quay về cuộc sống hiền lương.

Như đã nói, Bồ tát Quan Thế Âm chính là người dẫn đưa ma quỷ sớm được lên cõi Trời. Bởi người không muốn ma quỷ bước tiếp trên còn đường tạo nghiệp ác. Vì lòng đại từ bi nên vị bồ tát đã hiện thân là chính họ loài ngạ quỷ, đóng một vai hoàn toàn khác biệt so với một đấng trong sạch và từ bi. Để chính khi Bồ tát ở thân xác đó cảm hóa được những ma quỷ.

Việc xuất hiện cùng lúc hai hình tượng từ bi và dữ tợn trên bàn thờ ở các ngôi chùa ngày nay vẫn còn vì đó chính là cuộc sống đời thường thực tế ngày nay. Đó là có những người khi ta dùng những lời nói nhẹ nhàng, hiền lành, bao dung, cùng với cử chỉ đầy sự yêu thương sẽ có thể cảm hóa hoặc dạy dỗ được.

Nhưng cũng có những người khi dùng lời nói nhẹ nhàng và hành động hiền hòa sẽ không có tác dụng gì cả. Cụ thể hơn đó là những người ngang bướng, không nghe lời Phật khi nói lời hiền lành. Những người như này phải dùng thái độ dữ dằn và hành động trừng trị để dạy dỗ nên ngay thẳng. 

Trong các chùa Phật giáo ở Việt Nam theo phái Nam Tông và Khất Sỹ thường sẽ không thờ tượng hộ pháp vi đà. Tuy nhiên, ở các chùa Phật giáo Bắc Tông sẽ có thờ hai vị thần. Một vị để chỉ điều lành, một vị chỉ điều ác. Rõ hơn sẽ chia thành Thiện Thần và Ác thần.

Thiện Thần giúp đỡ cho chúng sanh sớm được Niết Bàn, dạy cho chúng sanh cách sống tăng tích đức. Ác thần chuyên trừng trị những người muốn phá hoại Phật giáo, phá hoại những người tu hành. Hai vị được đặt kế bên nhau trên bàn thờ.

Khi nói về việc thờ tượng thiện ác, Thượng tọa Thiên Đạo đã nói rằng: “Các chùa ngày nay đều thờ hai tượng nhưng trong sử sách Phật giáo chỉ nhắc đến vị hộ pháp vi đà. Việc thờ tượng Ác thần và Thiện Thần nhằm muốn thể hiện sự tồn tại của hai mặt đối lập Thiện và Ác trong cuộc sống của con người.

Đây cũng được coi là sự giáo dục cho con người, nhắc nhở ta ở hiền sẽ gặp lành. Ta không nên làm những điều ác, khiến người khác khổ đau, càng làm nhiều việc lành sẽ được vị Thiện Thần hộ trì, làm ác sẽ bị Ác Thần trừng trị thích đáng”.

Đức Phật cũng dạy ta rằng: “Không chỉ có những vị chư thiên mới giúp đỡ cho chúng sanh mà từ những vị vua quan cho đến người dân ở cõi Trần đều phải đùm bọc nhau. Ai có tâm càng lớn theo Phật Pháp (ý chỉ từ bỏ cái ác, phát triển theo hướng thiện) sẽ được sống trường thọ ở thế gian, làm lợi cho chúng sanh, tất cả đều được gọi chúng là hộ pháp”.

Hy vọng bài viết trên cung cấp nhiều thông tin về tiêu diện đại sĩ, trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sai sót rất mong nhận được sự đóng góp của quý độc giả. Quý chủ đầu tư nào cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ cũng như các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977 703 776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian chuẩn tâm linh nhất.

5/5 - (2 bình chọn)
0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời