thập thiện nghiệp của con người

Thập thiện nghiệp là gì?

Đối với những Phật tử có lẽ đã quá quen với Thập Thiện Nghiệp, được biết đến là nguồn gốc của tất cả pháp lành nơi dương gian. Muốn chấm dứt khỏi vòng luân hồi, bản thân nên vượt qua nấc thang cốt lõi của nghiệp con người gặp phải. Bài viết dưới đây của thietkenhathoho.com sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn, từ đó ngộ ra lời Phật dạy.

Khái niệm về nghiệp

Khái niệm về nghiệp

Thập thiện nghiệp – Mười điều nghiệp lành

Mỗi một căn nhà, mỗi một tổ ấm, mỗi một cá thể không phải ai cũng giống nhau. Tất cả chúng ta đều mang những bản chất riêng biệt, tính cách khác nhau. Sẽ có những người ấm no, kẻ giàu sang, có những người sinh ra mang khiếm khuyết, lại có nhiều người tài năng. Chính sự bất công đó cũng có ta thấy được nghiệp mà mỗi người đang gánh trên vai. Tất cả đều do chính bản thân, nên ta cũng phải ý thức về hành động mình làm ở quá khứ, hiện tại, và tương lai.

Có người sẽ hỏi sao: Tại sao mình lại sống trong nghèo khổ? Tại sao tôi lại cứ đau khổ như vậy? Tại sao mọi người đều hạnh phúc, nhưng tôi lại không? Tại sao họ lại giàu như vậy? Tại sao người mắc căn bệnh này lại là tôi? Tại sao tôi lại rời xa ba mẹ mình? Ba sao con không có đôi tay như bạn con ạ? Mẹ ơi bạn đó bị làm sao vậy ạ? Con không có ba mẹ ạ?… Hàng ngàn, hàng triệu những câu hỏi biểu hiện cho những nỗi bất hạnh mà con người chúng ta đang chịu đựng. Đó không phải là sự sắp xếp ngẫu nhiên, tất cả đều là nghiệp từ kiếp trước đã để lại.

Đức Phật đã dạy ta rằng: “Tất cả chúng sanh đều mang “nghiệp chướng” của mình, của tổ tiên, của dòng dõi. Chính nghiệp (Kamma) đã tạo ra sự riêng biệt của chúng sanh, mỗi người một tình cảnh cao thấp ”. Hiểu được điều đó ta phải có trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Bởi chính chúng ta là người mang lại công đức hay là nghiệp. Chính chúng ta sẽ lựa chọn cánh cửa cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Hạnh phúc hay bất hạnh đều là do ta chọn.

Nghiệp chính là những hành động cố ý, có hiểu biết, tự ý thức được. Nghiệp được chia thành nghiệp tốt và nghiệp xấu. “Gieo nhân nào gặt quả nấy”, nếu làm việc thiện thì thu hoạch sự lành, làm việc ác thì gặt được ác báo. Đối với quả cũng có quả chín, quả chua, quả ngọt, quả cứng,… Nếu ta ý thức được hành động và hiểu biết sẽ tạo ra mùi vị quả ta mong muốn. Cuộc sống hiện tại là quả thu hoạch của mình trước kia. Hãy nhìn lấy quả đó mà ý thức đến hành động bản thân. Như vậy cũng góp phần tăng công đức cho bản thân. Hãy ý thức đến tương lai của chúng ta.

Đây chính là một trong vô số những quy luật vận hành vũ trụ này. Đây không phải do đấng sáng tạo tạo ra mà nó vận hành một cách tự nhiên. Nếu ta hiểu được ý nghĩa của nghiệp sẽ phần nào có niềm tin về mặt đạo đức và tâm linh. Hiểu được quy luật đó ta cũng sẽ cố gắng làm việc thiện, bác ái, giúp mọi người từ đó tự tin hơn không còn bi quan, tự ti, tuyệt vọng. Không gì ngăn cản được ta, quyền lựa chọn do bản thân.

Thập thiện nghiệp là gì?

Thập thiện nghiệp là gì?

 

Phải biết kính sợ, tin vào luật nhân quả

Theo như ta tìm hiểu về Nghiệp, nói rằng việc ta sống thiện lành hay xấu xa sẽ ảnh hưởng đến quả ta thu hoạch. Bởi ta muốn cuộc sống an lạc ở hiện tại và cả đời sau, ta phải cố gắng tu tâm theo Thập Thiện Nghiệp.

Đây sẽ bước tiến lớn để nhanh đến cõi Tây phương cực lạc, nơi những điều ta mong ước thành hiện thực. Trên con đường tu hành để được chứng quả, có rất nhiều thử thách và học hỏi nhiều điều để hiểu về Phật. Thập Thiện Nghiệp cũng được coi là nấc thang cơ bản, quan trọng mà ta phải lên được. Vì đó chính là nguồn gốc của phước lành nơi dương gian này.

Thập thiện nghiệp bao gồm những gì?

Thập thiện nghiệp thường được gọi ngắn gọn là thập thiện, hay còn được gọi là thập thiện giới. Mặc dù có nhiều cách gọi những tất đều hướng đến mười loại nghiệp thiện mang đến phước lành. Mười loại đó là:

  • Không sát sanh
  • Không trộm cắp
  • Không tà dâm
  • Không nói dối
  • Không thêu dệt
  • Không thâm thọc
  • Không nói thô ác
  • Không xan tham
  • Không sân hận
  • Không si mê

Nghiệp được chia thành nghiệp dữ và nghiệp lành. Phía trên được nêu đó chính là mười loại nghiệp lành (thập thiện nghiệp). Mười loại nghiệp được chia theo: Thân (hành động), Khẩu (lời nói), Ý (ý nghĩ).

  • Thân gồm có ba loại: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm.
  • Khẩu gồm có bốn loại: Không nói dối, không thêu dệt, không thâm thọc, không nói nói thô ác.
  • Ý gồm có ba loại: Không xan lam, không sân hận, không si mê.

Không sát sanh

Không sát sanh

 

Phạm tội sát sanh sẽ gặp báo ứng.

Mỗi người chúng ta đều có nỗi sợ đó là cái chết, nhất là bị sát hại bởi người khác. Chẳng ai muốn mình không bị giết, không rời khỏi thế gian quá đột ngột. Việc không ai hại ta cũng được coi là một ân huệ lớn.

Hãy nhớ lại những hình ảnh khi con chim bị nhổ lông, một con cá bị cắt vây, con gà bị cắt cổ,… nhưng tưởng tượng xem nếu được thả ra thì chúng vui sướng biết bao. Chim được thả về bầu trời tự do, tung bay, hót líu lo. Cá thì về vùng biển trong xanh, bơi lội, vùng vẫy. Gà thì ăn thóc, chăm cho đàn gà con, cục ta cục tác mỗi ngày. Đó lại là những hình ảnh đẹp, hạnh phúc, tự do khi được thoát khỏi nạn bị giết hại. Chúng ta cũng sẽ như vậy, sẽ vui mừng và hạnh phúc khi được sống đời an nhiên. Vì vậy, ta không nên sát sanh sinh vật mà lại phóng sanh, hành động này là nghiệp lành đứng đầu trong Thập Thiện Nghiệp.

Việc ta không sát sanh sinh vật, cũng như không ăn thì ta tránh được hai tội nặng như sau:

  • Thứ nhất, là giết hại các vị Phật vị lai. (“Vị lai” có nghĩa là “chưa đến” hay thuộc về “tương lai”).
  • Thứ hai, là giết nhầm và ăn nhầm phải người trong dòng dõi, tổ tiên nhiều đời trước.

Chính vị Bồ tát đã dạy ta rằng: “Tất cả chúng sanh trên dương gian này đều là họ hàng, dòng dõi, tổ tiên, ba mẹ, ông bà của ta đã qua đời nay được sinh lại nhiều đời nhiều kiếp”

Nếu ta ghi nhớ và không sát sanh thì trong đời sống sẽ được mở rộng tấm lòng từ bi, từ đó hình thành thói quen, một nhân cách tốt để tu hành thành Phật, được nhận mười loại nghiệp lành. Được thể hiện rõ trong kinh Thập Thiện Nghiệp như sau:

  1. Được người đời yêu mến.
  2. Tấm lòng từ bi rộng mở với mọi người.
  3. Bỏ đi những thói xấu, giận hờn, ganh ghét.
  4. Thân thể và tinh thần luôn khỏe mạnh và phấn chấn.
  5. Trường thọ, sống lâu dài.
  6. Được các vị Thánh bảo vệ, giúp đỡ.
  7. Được ngủ ngon giấc, không gặp những điềm báo dữ
  8. Tránh được những thù oán
  9. Không bị đọa vào ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh).
  10. Sau khi chết đi, được lên cõi Trời bên Đức Phật.

Không trộm cắp

Không trộm cắp

 

Hưởng phước lành sinh ra trên cõi Trời.

Trộm cắp là hành động lấy đi những đồ vật không thuộc quyền sở hữu của mình, người sở hữu không cho mình lấy.

Quyền sở hữu là một quyền quan trọng, đây cũng là sự tự do riêng của mỗi người. Mạng sống của ta là tài sản quý. Nhưng nếu không có lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà cửa, những vật dụng cần thiết để sinh hoạt thì ta không thể nào sống được.

Vì thế cơm, áo, gạo, tiền phải có trong cuộc sống và đi kèm đó là sự nỗ lực làm việc của mỗi người. Để có được tài sản cá nhân trong hiện tại và tương lai cho mình và con cái, mỗi người đều phải trải qua những công việc rất cực nhọc để đạt được.

Tài sản cá nhân là mồ hôi nước mắt quý giá. Nếu vì một việc không hay xảy ra, bị mất đi tài sản thì phải đau khổ, phiền não. Cảm giác như vừa mất đi một phần sinh mạng của mình. Đã có rất nhiều người đã gặp tình trạng này dẫn đến mất ăn mất ngủ, thất vọng, sinh ra bệnh tật,…Vậy ai nỡ lòng mà trộm đi công sức của người khác cho đành.

Tính theo lẽ công bằng ta không lấy đồ của người khác, thì chẳng ai lấy của mình. Nếu bản thân không muốn bị buồn phiền thì mình cũng không được làm khổ ai cả. Xã hội này phải tôn trọng lẽ công bằng như vậy, nhờ đó mà mới tồn tại được.

Đối với những người trộm cắp, ý nghĩ xấu xa lấy đi của người khác cũng sẽ không nhận được điều tốt lành. Bị người đời khinh chê, sống đời tủi nhục, ảnh hưởng đến gia tộc. Những gì trộm được cũng sẽ mất đi, đó là hậu quả của việc coi thường lẽ công bằng.

Còn đối với những người thiện lành, lúc nào cũng sống đời an nhiên và thanh thản. Không phải lo lắng, xấu hổ bất cứ việc gì, bởi họ không làm điều ác. Chẳng có ai oán trách, thù hận. Một xã hội không có trộm cắp, không giành giật, không tranh giành sẽ là xã hội thái bình an lạc.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp ghi chép, nếu ta không trộm cắp sẽ được những phước lành như sau:

  1. Tiền của dư giả không bị cướp mất, không bị tịch thu, không bị thiên tai và gia đình ảnh hưởng đến tài sản.
  2. Được người đời tin cậy.
  3. Không bị lừa gạt, gian dối
  4. Được người đời khen ngợi về đức tính ngay thẳng.
  5. Tâm an yên, không lo sợ về bất cứ sự tổn hại nào.
  6. Khi qua đời sẽ được sanh ra trên cõi Trời.

Không tà dâm

Những suy nghĩ say mê sắc dục cách thái hóa hay còn gọi là dâm dục, được coi là cái nhân dẫn đến vòng sinh tử luân hồi. Đây là bức tường cản trở cho những vị Phật tử muốn tu hành để được giải thoát. Cũng vì điều đó, rất nhiều người trước khi xuất gia, phải trải qua giai đoạn tu tâm để trừ đi sự dâm dục trong thâm tâm.

Còn đối những người tại gia, thì chỉ phần nào ngăn đi tâm ý sắc dục đó. Chỉ khi nên duyên vợ chồng mới chính thức được sống chung, nhưng phải nhớ không ngoại tình, loạn lạc.

Trong đời sống gia đình, không được “chồng ăn chả vợ ăn nem”, sống chung với nhau phải giữ cho tổ ấm hạnh phúc. Khi chính vợ chồng hiểu nhau, yêu thương thì từ đó làm ăn phất lên, sự nghiệp ổn định, gia đình hai bên hòa hợp, mọi người xung quanh yêu quý.

Kinh Thập Thiện Nghiệp đã nói nếu giữ được mình được sẽ được 4 điều phước lành như sau:

  1. Sáu giác quan của cơ thể đều được đầy đủ.
  2. Tránh được những ưu phiền, u sầu.
  3. Không ai làm ảnh hưởng đến đời sống gia đình.
  4. Được người đời khen ngợi, yêu mến.

Không nói dối

Nói dối là một việc ai cũng đã làm, nhưng với dụng ý khác nhau. Đôi lúc lời nói dối để nói tránh đi, phần nào giúp đỡ người khác. Nhưng đối với Phật giáo dạy rằng, nói dối ở đây là làm trái đi những điều trong lòng. Ta nghĩ như thế nào thì cứ nói như vậy, sai là sai, đúng là đúng, không là không.

Có người nói rằng nói dối điều gì đó để đùa giỡn sẽ không có gây hại gì. Thực tế, lời nói dối đó vẫn có hại, đó là khởi đầu dẫn đến thói quen xấu cho bản thân. Từ đó là cho lời nói của bản thân không còn được coi trọng, không ai tin tưởng, kể cả khi đó là sự thật.

Nếu ta nói dối vì khi đó ta sợ hãi, nhục chí, lãng tránh đi dần dần ta có thói quen không nói sự thật, tội lỗi của mình và chẳng sửa chữa nó. Còn đối với nói dối để mang lại lợi ích cá nhân, hay khoe với người khác, đó là tội nặng. Người người buôn bán hay nói dối để khách mua hàng là điển hình, dễ thấy nhất. Đặc biệt, người nói dối rằng mình đã được chứng quả để lợi dụng niềm tin người khác sẽ mắc đại tội, bị đọa vào ba đường ác.

Trường hợp đặc biệt nói dối vì để cứu mạng sống hay giúp đỡ mới không tính là phạm tội. Nhưng ta cũng không nên quá lệ thuộc.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp, người nói lời ngay thẳng, sự thật sẽ được những phước lành như sau:

  1. Miệng nói người lời trong sạch, thơm tho.
  2. Người đời kính mến, tôn trọng.
  3. Chỉ nói những lời vui vẻ.
  4. Trí khôn, trí tuệ hơn người.
  5. Mọi điều mong ước đều thành sự thật trên cõi Trời.

Không thêu dệt

Không được nói những lời thêu dệt, ý chỉ đừng nói những lời đường mật, nói quá đà, không đúng với thực tế, không lợi dụng những câu nói đó để làm hại và làm điều sai trái. Người nói những lời nói thêu dệt là người có ý muốn dùng niềm tin của người khác để trục lợi cho bản thân. Khi sự thật bại lộ sẽ bị người đời chỉ trích, khinh bỉ, tránh xa để không ảnh lợi dụng.

Những người chơi đùa với niềm tin người khác rồi cũng sẽ bị hại như vậy. Tất cả của cải đạt được đều không lâu dài, tất cả rồi cũng sẽ mất, vì tất cả không phải do học cực nhọc làm ra.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp, người không nói lời thêu dệt sẽ được ban phước lành như sau:

  1. Được những người uyên bác, có học thức yêu quý.
  2. Những câu hỏi khó khăn gặp phải đều có câu trả lời.
  3. Được các vị Thánh coi trọng trong cõi Trời.

Không thâm thọc

Ý chỉ những người sống hai mặt, đi nói xấu người khác cả hai bên. Đem những chuyện cá nhân của nhau ra dèm pha, chê trách, nhạo báng, khiến cho cả đôi bên thù ghét nhau, tóm gọn lại là trung gian khiến hai bên ác cảm. Những người không thâm thọc là người không có tâm ý xấu, trái lại giúp giảng hòa cả hai bên, cầu nối để thân thiết hơn.

Người không thâm thọc sẽ rất biết giữ sự riêng tư, cá nhân của người khác khi kể cho mình. Không mang chuyện của những người quen thuộc để bàn tán. Người này sẽ khiến mọi người yêu thương, hoàn thuận, khiến mọi người có niềm tin vào nhau, ai ai cũng vui vẻ. Những người hòa đồng như vậy sẽ được yêu quý, gặp việc khó đều được giúp đỡ.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp, người không sống hai mặt sẽ được những điều lành như sau:

  1. Gia đình, làng xóm, láng giềng luôn sum tụ.
  2. Tình anh em, bạn bè luôn bền vững.
  3. Niềm tin vững mạnh
  4. Phẩm chất, nhân cách được quý trọng.

Không nói thô ác

Không nói thô ác

 

Phật dạy phải suy nghĩ trước khi nói và hành động.

Không nói thô ác là nói những lời dễ nghe, khuyên bảo nhỏ nhẹ, không thô tục, cọc cằn, không nói nói những lời khiến người khác đau buồn, tủi nhục,…

Người không nói lời thô ác sẽ không dùng từ ngữ để nói về gia đình, xúc phạm ai mà sẽ nói lời tốt đẹp khiến ai cũng vui vẻ. Lời lẽ được chọn lọc, dịu dàng, thể hiện sự từ bi, đạo đức, nhân phẩm đẹp của người đó. Người đời nghe đều tôn trọng.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp, người không nói thô ác được những điều lành như sau:

  1. Lời nói khôn khéo, đúng ý, đúng mục đích.
  2. Lời đã thốt ra ai ai cũng tin theo.
  3. Lời nói không bị người đời coi thường mà còn được tôn trọng.

Không xan tham

Tiền bạc, nhan sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ là những ham muốn của con người, hay còn gọi là 5 món dục lạc. Đối với vài người đó là niềm vui hiện tại nhưng sau này là sự đau khổ. Ví như tham tiền, phải làm cực khổ kiếm tiền, đôi lúc làm những việc bất chính, khi không còn của cải lại đau xót vô cùng.

Còn tham sắc thì tốn tiền, chạy theo cái gọi là chuẩn mực, mất đi sức khỏe, tinh thần cũng sa sút, rồi lại đâm ra thù hằn người khác khi không được như ý muốn. Tham danh vọng thì làm trò cười cho thiên hạ, mất ăn mất ngủ, mất đi thể diện bản thân.

Tham ăn uống thì ăn đồ mỹ vị, ham ăn, ăn nhiều dẫn đến sức khỏe trì trệ, không sống thọ được. Tham ngủ nghỉ thì dậy trễ, tối thức, không làm việc dẫn đến người ngu đần, không sáng suốt. Ngũ lạc này cũng là cái nhân của vòng sinh tử luân hồi.

Cuộc sống của những người không tham lam vào 5 dục lạc này, sẽ không phải hao tổn tâm trí và sức khỏe. Chính họ sẽ được bình an, thanh thản, không phải lo lắng. Từ đó mà sức khỏe trường thọ, sống lâu.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp, người không tham lam sẽ nhận được những phước lành như sau:

  1. Không mắc phải nghiệp xấu.
  2. Tiền bạc không bị trộm cắp, mất mát.
  3. Hưởng lợi phúc đức
  4. Mọi sự tốt đẹp sẽ đến, dù không mong cầu.

Không sân hận

Không sân hận

 

Đời sống vui vẻ, an lành, hạnh phúc, bình an nơi thâm tâm

Không thù ghét, giận hờn là giữ sự bình tĩnh, ôn nhu, điềm đạm trước mọi vấn đề. Thù ghét, hận ai đó là một thói xấu. Bởi đây như ngọn lửa có thể đốt cháy đi những mối quan hệ của mình và mọi người xung quanh. Nên ta phải tập thói quen bình tĩnh xử lý tình huống. Bản thân nên suy nghĩ trước khi hành động và nói. Từ đó được mọi người tôn trọng, yêu mến ta.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp, người không sân hận sẽ được 8 điều phước lành như sau:

  1. Không phải sầu não.
  2. Không ganh ghét, giận hờn ai.
  3. Không cạnh tranh, tranh giành
  4. Giữ tâm ôn nhu, ngay thẳng.
  5. Tấm lòng từ bi như vị Phật
  6. Làm những việc lành, bác ái cho chúng sanh.
  7. Là người trang nghiêm, nghiêm túc được mọi người quý trọng.
  8. Là người có đức tính nhẫn nhịn, được sinh ra trên cõi Trời.

Không si mê

Không si mê

 

Bị đọa vào ba đường ác

Không nên si mê, u mê điều gì đó quá đáng, phải có những phán đoán rõ ràng. Điều gì trước khi thực hiện phải nhận định đã hợp lý, đúng đắn rồi mới làm. Khi kết luận phải nhìn khách quan, không nên chủ quan, không cố chấp theo sự hiểu biết cá nhân. Đặc biệt lưu ý không tin lời lẽ không xác thực, không tin lý thuyết suông, không mê tín dị đoan.

Người sống không si mê thường là người thông minh, uyên bác, tin vào nhân quả, tin vòng sinh tử luân hồi tồn tại. Bởi vì hiểu biết và kính sợ, nên sẽ làm những việc bác ái để tăng công đức. Từ đó đi vào con đường giải thoát mà Phật đang đợi.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp, người không si mê sẽ được mười điều phước lành như sau:

  1. Gặp được sự lành và những người bạn tốt.
  2. Có niềm tin vào luật nhân quả, kính sợ chứ không làm điều ác.
  3. Tin vào Đức Phật, không tin vào ma quỷ và tà đạo.
  4. Sống ngay thẳng, có chứng kiến riêng.
  5. Đời sau được sinh ra trên cõi Trời, không bị đọa ba đường ác.
  6. Được ban phúc đức và trí tuệ.
  7. Tránh được mọi sự ác, chuyên tâm tu hành.
  8. Được loại bỏ khỏi những nghiệp dữ.
  9. Sống an bình, thanh thản bên Phật.
  10. Tránh được những nạn dữ.

Ý nghĩa của thập thiện nghiệp

Mười điều lành này được cho là cốt lõi để dạy cho các Phật tử sống theo đường lối ngay thẳng. Nhờ cách sống này mà tránh được những nghiệp dữ, gặp được những sự lành. Dần dần tăng công đức, sống đời tu hành để được tu thành chánh quả.

Làm việc ác ắt hẳn sẽ gặp điều dữ, còn sống thiện lành sẽ gặp những điều tốt đẹp. Sống sợ luật nhân quả, suy nghĩ kĩ trước khi hành động được xem là chân lý của Phật giáo. Nếu không sống như vậy sẽ bị tạo nghiệp, khi sinh ra vào kiếp sau sẽ bị đọa ba đường ác. Bản thân ta nên sống ngay thẳng để tạo những nghiệp lành. Tích đức để sớm sinh ra nơi cõi Trời bên Đức Phật.

Nếu như ta tu được theo mười điều này dạy sẽ mở rộng được tấm lòng từ bi, đương muôn dân kính trọng, là cầu nối cho Đức Phật với chúng sanh. Gieo càng nhiều hạt tốt thì sẽ nảy mầm được những sự lành, rồi thu hoạch được những quả đẹp, hưởng phúc nơi cõi Trời.

Tóm gọn lại đây là nền tảng vững chắc cho ta trên con đường tu hành, lẫn lối sống lành mạnh. Sống theo mười điều nghiệp lành sẽ giúp ta vui vẻ, thanh thản, an bình, không phải đau khổ, được sống hạnh phúc. Đó là điều đơn giản ai cũng mong muốn và sớm đạt được cảnh giới Niết Bàn.

Nếu bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình thờ cúng tại gia có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn có những không gian chuẩn tâm linh nhất.

sau khi phá thai nên làm gì ?

Sau khi phá thai nên làm gì tâm linh

Chuyện sinh con để cái là vấn đề mà mọi cặp vợ chồng đều quan tâm, đặc biệt là người phụ nữ – người mẹ của những thai nhi. Có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan dẫn đến quyết định phá thai của người mẹ. Có người nghĩ rằng, thai nhi trong bụng chưa thành hình nên phá thai không phải là tội nhưng dù gì thì thai nhi trong bụng cũng sẽ trở thành một sinh mạng, phá thai là đang phạm vào tội sát sinh theo đạo Phật.

Nếu như do bất đắc dĩ hay bắt buộc phải phá bỏ thai nhi thì sẽ đỡ được phần nào tội lỗi, nhưng các mẹ vẫn nên tìm cách để đứa con được ra đi yên bình cũng như giảm được phần nào gánh nặng tâm lý của mình. Vì nỗi đau mất con luôn là nỗi đau lớn nhất với người mẹ.

Nguyên nhân dẫn đến việc phá thai

Nguyên nhân dẫn đến việc phá thai

 

Nạo phá thai là một trong những vấn đề đáng báo động trong những năm gần đây

Cuộc sống ngày càng hiện đại nhưng kéo theo đó là rất nhiều những khía cạnh không tốt của xã hội sinh ra. Đi cùng với đó là những tư tưởng phong kiến hay mê tín lại vẫn còn dẫn đến tình trạng phá thai ngày càng nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phá thai, nhưng chủ yếu có ba nguyên nhân dưới đây.

Lối sống “phóng khoáng” của giới trẻ

Nguyên nhân đầu tiên cũng là điều mà xã hội lên án nhiều nhất phải kể đến đó là do lối sống phóng khoáng của nhiều bạn trẻ hiện nay. Mặc dù giáo dục giới tính những năm gần đây luôn được quan tâm và đẩy mạnh như môi trường giáo dục từ nhà trường và sự chia sẻ của cha mẹ đối với con cái về vấn đề này là vẫn chưa đủ. Các em không thể hiểu hết tiền căn hậu quả của việc quan hệ sớm.

Cho rằng yêu đương tuổi học trò là xu thế và ngày càng bình thường. Cộng thêm việc internet ngày càng phát triển, những thước phim, tranh ảnh, sách báo đồi trụy không phù hợp lứa tuổi tràn lan trên mạng. Đặc biệt là khi các em đều đang ở tuổi tò mò, không có sự giáo dục từ cha mẹ và bản thân các em không tìm hiểu kỹ các kiến thức liên quan nên rất dễ xảy ra vấn đề yêu rồi quan hệ sớm dẫn đến tình trạng phá thai rất nhiều.

Con gái thì không biết tự bảo vệ bản thân, con trai lại không được giáo dục một các kỹ lưỡng dẫn đến nhưng tư duy sai lầm cùng lối sống lệch lạc, buông thả bản thân, cho nên việc mang thai ngoài ý muốn khiến không ít thanh niên đã hủy hoại chính tuổi trẻ và tương lai của mình.

Và đa phần những trường hợp này đều phải chịu rất nhiều áp lực từ xã hội, đặc biệt là gia đình. Tâm lý ở độ tuổi này còn chưa ổn định và đủ chín chắn nên nỗi sợ càng khiến các bạn trẻ muốn phá bỏ cái thai một cách dấu diếm. Lựa chọn phòng khám hay nơi phá thai không uy tín làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn

Mặc dù điều kiện sống đã tốt hơn, tư tưởng của người Việt Nam cũng hiện đại hơn nhưng suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” vẫn còn xuất hiện ở rất nhiều gia đình. Hơn nữa, nhà nước ban hành kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 – 2 con nên người ta càng muốn có con trai để “nối dõi tông đường”.

Các bác sĩ cũng được quy định rằng không nên để gia đình biết giới tính của thai nhi, nhưng có thể thấy đa số các bác sĩ hiện nay đều “lách luật”, đặc biệt là những phòng khám tư, hay phòng siêu âm tư nhân. Những gia đình còn mang tư tưởng này khi biết thai nhi là con gái cũng rất tàn nhẫn mà quyết định phá thai chỉ vì muốn có một “quý tử”.

Với những trường hợp này, nghiệp báo của người mẹ và gia đình phải chịu là rất nặng bởi vì họ đang có chủ đích phá thai, điều này theo giáo lý nhà Phật không khác gì giết chết một mạng người vô tội.

Bên cạnh tư tưởng cổ hủ này, còn vô vàn lý do khác liên quan đến mê tín dị đoan mà người mẹ nhẫn tâm bỏ đứa con của mình. Ví như tuổi con cái khắc bố, khắc mẹ thấy thế liền không thương xót mà bỏ đứa con.

Mặc dù Phật giáo cũng có tính toán tuổi hay ngũ hành của con người nhưng nhà Phật không bao giờ chấp nhận chuyện này. Bởi vì như đã nói, thai nhi cũng là một sinh mệnh, chỉ vì một lý do chủ quan mà vứt bỏ chính đứa con của mình chính là họ gây nhân xấu ác. 

Do bất đắc dĩ

Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân do hoàn cảnh bất đắc dĩ như người mẹ có sức khỏe không tốt nếu có thai sẽ ảnh hưởng cả đứa bé và mẹ, thai nhi bị khuyết tật, chết lưu, vô tình sảy thai hay chửa ngoài dạ non buộc người mẹ phải bỏ đi đứa con của mình. Với những trường hợp như thế này, nhà Phật hay cả xã hội cũng đều rất thương xót và thông cảm. 

Chỉ có thể nói rằng, đứa bé này không có duyên làm con của gia đình. Mong người mẹ có thể vượt qua được nỗi đau mất con.

Quả báo khi phá thai theo tâm linh

Quả báo khi phá thai theo tâm linh

 

Phá thai sẽ tạo nghiệp cho cả người mẹ lẫn người tham gia phá thai

Có lẽ chúng ta đều biết một điều rằng phá thai chính là sát sinh thậm chí còn có thể gọi là giết người. Nhà Phật đã dạy rằng, tự tay mình giết một mạng người là tạo nghiệp rất nặng, xúi giục người ta giết cũng là nặng. Dù là thuận theo ý người khác mà làm thì cũng không thể tránh khỏi quả báo sau này. Vậy quả báo nào có thể xảy ra với người phá thai và cả người tham gia phá thai sẽ phải chịu nhân quả nào?

Vong thai nhi thường bám theo người mẹ

Con cái luôn liền tâm với người mẹ, dù chỉ là một sinh linh ý thức chưa hoàn chỉnh như thai nhi nhưng các bé đều rất yêu và ỷ lại vào người mẹ – người đã nuôi dưỡng mình trong bụng từ khi chỉ là phôi thai. Vì thế, tâm trạng của mẹ như thế nào các bé có thể cảm nhận được rõ ràng. Nếu như người mẹ ngày đêm đều nhớ mong con, càng vấn vương tiếc nuối thì vong của bé càng ỷ lại vòng quanh mẹ và khó siêu thoát. 

Người mẹ luôn luôn là điều rất quan trọng đối với mọi đứa con. Cho nên trong thế giới tâm linh, linh hồn của các bé rất dễ bám theo mẹ của chúng. Tuy nhiên trẻ con thì vẫn là trẻ con, cần được giáo dục và dạy bảo những điều xấu tốt.

Nhưng những hài nhi chưa kịp thành hình đã bị phá bỏ này đâu có được chỉ dân, có đứa trẻ ngoan thì cũng sẽ có đứa trẻ hư. Nếu người mẹ thực sự vô tình tàn nhẫn không xem trọng đứa con của chính mình thì sẽ càng khiến những linh hồn vốn đã tổn thương lại càng thêm oán hận tột cùng. Từ đó mà sinh ra ác niệm, luôn quấy phá cuộc sống người mẹ và gia đình.

Thậm chí, những vong linh ấy sẽ càng thêm tức giận nếu như sau đó người mẹ lại muốn có em bé mới, chúng sẽ trút những đợt oán hận ấy lên người em trai, em gái của mình.

Vốn dĩ chúng sẽ được sống hết dương thọ của mình được ghi trong sổ tại âm tào. Nhưng lại không may mắn được sinh ra và hưởng thụ cuộc sống, dẫn đến việc phải lưu lạc nhân gian đến khi dương thọ đó hết đi mới có thể siêu thoát.

Có rất nguyên nhân dẫn đến phá thai như đã đề cập ở trên, dù là khách quan hay chủ quan thì người mẹ vẫn nên là người giúp đỡ và siêu độ vong nhi để chúng sớm được siêu thoát và đầu thai kiếp mới. Nhất là với những thai nhi bị nạo phá có chủ đích không tốt. 

Ảnh hưởng tới sức khỏe người phá thai

Chúng ta đều biết rằng nạo phá thai ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của phụ nữ. Họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về đường sinh con của mình. Nhẹ thì gây tổn hại đến tử cung đôi khi dễ mắc bệnh viêm nhiễm nếu không chăm sóc đúng cách, nặng hơn có thể khiến người phụ nữ khó thụ thai. Hậu quả nghiêm trọng hơn nữa khi nạo phá thai không đúng cách, tại những nơi không đạt tiêu chuẩn là có thể dẫn đến xuất huyết và vô sinh. 

Bên cạnh việc phá thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, nó còn gây ra quả báo khác đó là ảnh hưởng tới sức khỏe và thọ mạng bị giảm của người phụ nữ. Đức Phật đã từng dạy trong kinh Nghiệp Báo Sai Biệt rằng sát hại chúng sinh chính là một trong mười nguyên nhân dẫn đến tổn thọ. Bởi vì cướp đoạt đi quyền được sống của người khác chính là việc sai trái khó thể dung tha, hơn nữa thai nhi rất dễ vì oán hận mà quay trở lại báo thù người mẹ đã nhẫn tâm bỏ mình.

Người tham gia phá thai cũng bị ảnh hưởng

Người tham gia việc nạo phá thai là các bác sĩ cũng bị ảnh hưởng về cả tâm lý và báo ứng nặng nhẹ tùy vào hành động và lời nói của mình. Các bác sĩ thuộc khoa sản và chuyên phải thực hiện các ca nạo phá thai, chắc chắn rằng có rất nhiều người sẽ cảm thấy day dứt lương tâm và tâm lý bị ảnh hưởng ít nhiều.

Song, vì đây là công việc, là nghề nghiệp thì bác sĩ buộc phải làm vì đó là trách nhiệm. Vì thế mà trước khi thực hiện các ca nạo phá thai, các bác sĩ nên động viên và khuyên bảo gia đình không nên phá thai trong điều kiện có thể. Nhưng hơn hết, quyết định vẫn thuộc về phía gia đình. 

Vậy nên nhà Phật cũng rất thông cảm những vấn đề này, vì thế mà việc sát sinh chủ yếu báo nghiệp lên người có chủ đích là chính. Tuy nhiên, là một người cũng tham gia vào việc sát sinh này, có nghĩa là bác sĩ cũng có nhân duyên, cộng nghiệp ít nhiều, chứ không thể không có nhân quả.

Cho nên trước khi thực hiện các ca nạo phá thai, các bác sĩ cũng nên có một câu khấn đối với thai nhi đó. Cầu cho đứa bé sớm được luân hồi tái sinh vào kiếp khác với gia đình có duyên hơn. 

Ngoài bác sĩ là người trực tiếp thực hiện hay giúp các mẹ phá thai thì những người khuyên hay xúi giục người khác phá thai cũng là “đồng phạm” sát sinh. Đương nhiên, theo lời Phật họ cũng phải chịu quả báo nặng nề. Tùy vào hành động và lời nói của mình, những người tán thán hay ép buộc người khác phá thai cũng sẽ phải chịu quả báo nhãn tiền.

Các bác sĩ tại khoa sản chính là những người có hiểu biết sâu rộng về sức khỏe, tính mạng con người, họ nên là những người góp lên tiếng nói bênh vực những sinh linh bé bỏng, trước bờ vực sự sống và chết. Và nếu may mắn, người sản phụ chịu lắng nghe ý kiến của bác sĩ thì đây sẽ là một điều tuyệt vời cứu vớt những sinh linh bé bỏng trước cái chết.

Sau khi phá thai nên làm gì tâm linh?

Sau khi phá thai nên làm gì tâm linh?

 

Người mẹ nên làm những việc sau để giảm bớt tội nghiệt sau khi phá thai

Những bà mẹ khi phải phá bỏ đi chính đứa con trong bụng mình đều ít nhiều cảm thấy day dứt và tội lỗi. Có khi nỗi ám ảnh đó sẽ theo cả đời người. Vì thế, nếu không may người mẹ buộc phải bỏ đi đứa con chưa kịp thành hình ấy, hãy làm theo ba cách sau để có thể phần nào bình ổn tâm lý, giảm bớt tội nghiệt và siêu thoát vong linh đứa bé.

Thành tâm sám hối tội lỗi 

Đức Phật từ bi đã từng dạy rằng trên đời này có hai loại người đáng được quý trọng nhất: một là người không bao giờ mắc phải sai phạm gì, thứ hai là người làm sai nhưng biết thành tâm nhận sai, hối lỗi và sửa chữa. Vậy nên người cha người mẹ khi đã quyết định phá bỏ đi đứa con của mình, việc trước hết đó là phải sám hối tội lỗi của mình thật thành tâm với Tam Bảo và vong linh thai nhi.

Bởi vì chỉ có như thế thì vong linh thai nhi đang hận thù mình sẽ giảm được phần nào cảm giác uất ức và tủi hờn. Mình có lỗi thì mình phải có lời xin lỗi, sám hối với tất cả tâm chân thành của người cha, người mẹ. Điều đặc biệt quan trọng đó là cho thấy được trong lời sám hối đó phải có yêu thương thật lòng của bậc cha mẹ. 

Cầu siêu cho thai nhi đã mất

Cầu siêu cho các thai nhi đã mất ở đây không phải là để cho các đứa bé ấy có thể đi vào cõi Phật. Mà điều quan trọng đó là để cho các linh hồn bé bỏng đang vương vấn người cha mẹ ấy được thoát khỏi kiếp cô hồn dã quỷ, được đi vào luân hồi tìm đến kiếp tốt hơn.

Có thể, do kiếp trước tạo nghiệp nên những đứa bé ấy mới không có duyên làm người. Việc cầu cho các cháu siêu thoát là giúp các cháu có thể đầu thai tốt hơn. Ngược lại, nếu không cầu siêu cho thai nhi, những vong linh ấy rất có thể biến thành tiểu quỷ đi quậy phá ngược lại gia đình và xã hội bởi vì nỗi oán hận của chung. Vì thế, cầu siêu là một phương pháp đúng, thanh tịnh. 

Việc cầu siêu cho các linh hồn ấy không phải chỉ cần làm một lần là được. Còn phải tùy thuộc vào mức độ oán hận của các bé. Vì thế thái độ và hành động, đặc biệt là tình thương của mẹ rất quan trọng đến điều đó. Vì thế khi có cơ hội, các bậc cha mẹ đã phá thai vẫn nên đến chùa hay đền để thực hiện cầu siêu cho những đứa con không có duyên của mình.

Hồi hướng công đức cho thai nhi

Sau khi các cha mẹ đã cầu siêu cho đứa bé ấy việc cần làm sau đó là hồi hướng công đức cho thai nhi. Vì dù ngay cả khi đã siêu thoát nỗi uất hận tuy không còn nhưng những đau đớn và tủi thân của bé có lẽ vẫn sẽ theo tiềm thức. 

Vì vậy bên cạnh việc cầu siêu cho bé, các cha mẹ cũng nên hồi hướng công đức để bé đi đầu thai thanh thản hơn đồng thời để cho bé có kiếp sau hạnh phúc hơn. Gia đình có thể hồi hướng bằng cách đọc bài khấn sau: “Con xin hồi hướng tất cả công đức mà con đã tích tập được trong ngày hôm nay, trong cuộc đời này, trong các đời quá khứ và tương lai cho sự hạnh phúc và giác ngộ của tất cả chúng sinh, trong đó có thai nhi mà con đã phá bỏ (hoặc trong đó có bé Nguyễn Văn A – nếu như bạn đã đặt tên cho bé).

Cầu cho bé được siêu thoát, có tái sinh tốt đẹp, có duyên lành gặp được chánh pháp để tu tập giác ngộ, giải thoát”. Và từ đó, hãy luôn cố gắng làm việc thiện để bù lại công đức cho mai sau, cho con cái và cho chính bạn. 

Bài văn khấn cầu siêu cho vong nhi tại nhà đơn giản

Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà.
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Địa tạng vương Bồ tát

Xin chứng giám cho Đệ tử tên… pháp danh… Trước đây do vô minh, sai lầm, con đã từng lỡ dại phá bỏ thai nhi, từ chối sự hiện diện của các con mình mà không hề biết sự đau khổ của các con. Bây giờ được học Phật, con đã hiểu rõ và tin vào Nhân Quả, con vô cùng ăn năn hối hận trước những việc mình đã làm. Con đã sai rồi! Nay con xin chân thành sám hối tất cả những tội lỗi mà con đã tạo tác.

Con của mẹ! Mẹ đã nhận ra những lỗi lầm từng gieo cho con. Mẹ không nhận thức hết rằng những gì mình đã làm gây cho cả cha mẹ và con quá nhiều đau khổ, làm cho hồn nhi phải cô đơn, oán trách, vất vưỡng, đói khát, lạnh lẽo. Bây giờ biết được Phật pháp, mẹ mới hiểu ra được sự tồn tại của con đến từ lúc vừa hình thành tổ hợp thai, nên vô cùng ăn năn hối hận, xót xa trong lòng, lương tâm cắn rứt.

Xin hãy tha thứ cho mẹ, xin con đừng oán hận mẹ nữa. Đúng là cho dù bất kỳ lý do gì cũng không thể chấp nhận được ác nghiệp này. Nhân Quả là do mẹ tự làm tự chịu. Mẹ chỉ biết sám hối cùng các vong nhi, hàng ngày cố gắng tích đức tu thiện, đem tất cả công đức những việc thiện lành để hồi hướng cho các con. Nguyện cho trẻ có thể nghe thấy những lời mẹ sám hối, cùng mẹ niệm Phật mà phát nguyện cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Về đó tương lai mẹ con cùng hội ngộ, vĩnh viễn lìa khổ được vui.

Nguyện Đức Từ Phụ Tạo Hóa Di Lặc Phật, Đức A Di Đà Phật và các bậc bề trên xót thương tiếp dẫn tất cả các vong linh thai nhi trên toàn thế giới này mà bị cha mẹ vô minh, ngu si phá bỏ đều được vãng sanh về thế giới an lành nơi Cực Lạc.

Nguyện cho tất cả những ai đã, đang và sẽ phá thai hãy dừng lại các sai lầm. “Nguyện đem công đức này. Trang nghiêm Phật Tịnh độ. Trên đền bốn ơn nặng. Dưới cứu khổ ba đường. Nếu có ai thấy nghe. Đều phát tâm Bồ-đề. Hết một báo thân này. Đồng sanh nước Cực lạc. Nam Mô tạo Hóa Di Lặc Phật ( 3 lần).

Bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc những cồng trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian thờ cúng chuẩn phong thủy nhất.