Cách ngồi thiền chuẩn dành cho người nhập môn
Thiền là một trong những môn rèn luyện được ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thiền, cách ngồi thiền sao cho chuẩn, hãy cùng thietkenhathoho.com đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau:
Ngồi thiền là gì?
Ngồi thiền là phương pháp để rèn luyện “tâm”. Là quá trình chúng ta tập trung sự chú ý và loại bỏ những suy nghĩ linh tinh, những cảm xúc thông thường khiến cơ thể căng thẳng và mệt mỏi. Mặt khác, thiền cũng là một phương pháp tu dưỡng rất được coi trọng ở Phật giáo.
Nguồn gốc của thiền
Nguồn gốc của Thiền
Thiền có nguồn gốc từ triết học cổ đại và được áp dụng ở nhiều tôn giáo khác nhau như: Phật giáo, Đạo giáo, Kito giáo… Có rất nhiều người vẫn lầm tưởng rằng nó là phương pháp độc tôn của Phật giáo và được Phật Thích Ca Mâu Ni tạo ra. Tuy nhiên, không tạo ra nhưng ông là người duy trì và giúp cho thiền được biết đến rộng rãi như bây giờ.
Phân loại thiền
Không chỉ đơn giản là việc ngồi và nhắm mắt, thiền còn chia ra làm rất nhiều loại thiền khác nhau. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc 3 phương pháp thiền phổ biến nhất hiện nay:
Thiền hơi thở
Thiền hơi thở được coi là môn nhập ngành. Sở dĩ vậy vì nó yêu cầu người thiền phải điều hòa được hơi thở – điều căn bản trong thiền. Người tập sẽ thở thật sâu, nhẹ nhàng, chậm rãi và phối hợp đếm từng nhịp thở của mình để tâm được tĩnh lặng, yên bình. Thông thường, thương pháp này sẽ thường được tập 20 phút/ ngày hoặc chia nhỏ ra thành 2 lần, mỗi lần khoảng 10 phút để đạt hiệu quả cao nhất.
Thiền chánh niệm
Ngược lại với thiền hơi thở, thiền chánh niệm cho phép mọi người được di chuyển. Người tập sẽ phải sử dụng cả 5 giác quan: Khứu giác, thính giác, thị giác, vị giác và xúc giác để cảm nhận môi trường xung quanh. Điểm mạnh của phương pháp này là có thể tập luyện mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể tập luyện khi ăn, khi đi,khi đứng, khi nằm…. nhưng các hành động này bạn đều phải nhận thức được và chú tâm vào những hành động đó.
Thiền chánh niệm còn giúp người luyện cải thiện sự tập trung, giảm suy nghĩ lo âu, tiêu cực. Vì những ưu điểm và lợi ích của nó, loại thiền này hiện nay rất phổ hiện với người bận rộn, có ít thời gian.
Thiền quán tưởng
Thiền quán tường
Ở loại thiền này, người tập sẽ tưởng tượng ra một hình ảnh yên tĩnh nào đó như: bờ biển cát trắng, cánh đồng lúa mênh mông, thảm cỏ xanh ngát…Khi tập, bạn sẽ cảm giác như tách biệt khỏi không gian, tránh những bộn bề ngoài xã hội mà thấy yên bình đến lạ. Vì phương pháp này chú trọng đến sự yên bình nên nó thường rất được phổ biến đối với các tu sĩ và Phật giáo.
Tác dụng của ngồi thiền
Thiền hiện nay rất phổ biến và được áp dụng tại nhiều nơi với tác dụng chính là giảm stress. Tuy nhiên , thiền còn có rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết
Giảm stress, giải tỏa căng thẳng
Ngồi thiền giúp chúng ta tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, lo âu, mệt mỏi giữ cho tâm mình trạng thái yên bình thả lỏng nhất. Điều này đã được chứng minh bởi rất nhiều các bài nghiên cứu của giáo sư nổi tiếng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Tăng cường hệ miễn dịch
Khi ngồi thiền, những cảm xúc nặng nề, lo âu, stress giám giúp cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn. Vì chúng là những nguyên do khiến tim đập nhanh ,làm huyết áp tăng cao, Hơn nữa, khi tim có dấu hiệu tốt cũng khiến bạn giảm đánh kể các bệnh liên quan đến tim mạch: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Cải thiện khả năng trí nhớ, tăng cường tập trung
Ngồi thiền cần phải tập trung cao độ và ngồi hàng phút giờ dài liên tục nên dần đà kar năng tập trung của cá nhân sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều. Hơn nữa, thiền sẽ mang lại cảm giác bình yên, nên khi ghi nhớ, học tập hay làm việc sẽ tăng được năng suất và đạt hiệu quả cao.
Cải thiện khả năng kiểm soát bản thân
Hiện nay, mọi người nhất là người trẻ đều rất nóng nảy và không thể kiểm soát được hành động dẫn đến những hậu quả khó lường trước. Thiền sẽ giúp cơ thể bình ổn, giảm được cảm giác bốc đồng và kiểm soát được cảm xúc cao độ
Giúp cơ thể trẻ hóa
Theo một số nghiên cứu, quá trình lão hóa của một người phụ thuộc vào số lượng oxi mà người đó hít vào. Nên quá trình luyện tập ngồi thiện sẽ giúp bạn giảm số lượng ô xi nhất định giúp cơ thể giảm tốc độ lão hóa tối đa.
Các bước ngồi thiền chuẩn
Thiền có nhiều tác dụng như vậy nên rất được nhiều người ưa chuộng và luyện tập. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ngồi thiền chuẩn khiến họ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Mọi người nên tham khảo những bước sau để quá trình luyện tập diễn ra như mong đợi.
Chuẩn bị trước khi ngồi thiền
Trang phục thoải mái
Khi ngồi thiền, bạn sẽ phải ngồi một khoảng thời gian khá lâu và cần sự thoải mái. Những loại quần áo bó sát, vải thô… dễ ma sát với da khiến bạn khó có thể tậ trung ngồi thiền được. Lựa chọn tối ưu chính là những bộ quần áo rộng, mềm sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Chọn không gian yên tính
Để ngồi thiền một khoảng thời gian dài đặc biệt với người mới là điều khá khó vì bạn sẽ không thể tập trung được, nhất là trong hoàn cảnh đó còn có những tiếng ồn xung quanh. Vì vậy, khi mới bắt đầu hãy chọn một chỗ yên tĩnh. Nếu điều đó quá khó với bạn, bạn có thể nhờ mọi người giữ im lặng hoặc lựa chọn thiền và khoảng thời gian không có ai ở nhà sẽ tốt hơn
Ngược lại, nếu cứ cố gắng ngồi thiền tại không gian ồn đó có thể khiến bạn không tập trung được và phản tác dụng khiến bạn càng cảm thấy stress nhiều hơn.
Sử dụng đệm
Ngồi khoanh chân trong khoảng thời gian lâu khi không có đệm, có gối hỗ trợ sẽ khiến cơ thể bạn đau nhức, lạnh và khó chịu. Vì không có đệm lót cao phía sau nên quá trình bạn sẽ phải ngồi thẳng, giữ được năng lượng cho bản thân
Bộ dụng cụ bồ đoàn và tọa cụ
Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm bồ đoàn, tọa cụ. Đây là 2 dụng cụ phổ biến của các tu sĩ, nó giúp người tập tăng khả năng tập trung và thấy tịnh tâm, yên bình hơn.
Chọn thời gian tốt nhất
Với những người chuyên nghiệp, đã ngồi thiền lâu thì việc ngồi thiền bất kể thời gian nào cũng được. Nhưng người mới lại khác, họ chưa quen với cảm giác của thiền nên khả năng tập trung thấp hơn. những lúc nhàn rỗi, thoải mais sẽ là những thời gian,cơ hội tốt để học có thể tập thiền và loại bỏ suy nghĩ tiêu cực đó. Thời gian thường được sử dụng nhiều nhất là trước khi ngủ và buổi sáng sau khi vận động
Mục tiêu ngồi thiền
Giống bất kể những việc làm khác, người tập cũng phải đặt mục tiêu của mình để thấy kết quả rõ nhất. Nhiều người đến với thiền vì những tác động tích cực của nó, mong muốn giảm stress, trẻ hóa… Tuy nhiên, những mục tiêu đó khá khó đo lường và khi không đạt được khiến người đặt nản. Vì vậy, khi tập thiền, bạn nên chỉ đặt mục tiêu ở mức thư giãn như dành 30’ để ngồi thiền tĩnh tâm… thì hiệu quả sẽ kinh ngạc ngoài mong đợi
Tư thế ngồi thiền
Mỗi người có một cơ địa và tính cách khác nhau. tùy vào bản thân, mọi người có thể chọn 1 trong 2 tư thế ngồi thiền sau:
Tư thế bán già: Là tư thế ngồi lấp chân trái đặt lên đùi chân phải hoặc ngược lại. Lưng thẳng, 2 tay
Tư thế kết giá: Dành cho những người có cơ thể dẻo dai hơn. ỏ tư thế này, người tập sẽ vắt cả 2 chân lên, đặt chéo chân này lên đùi chân kia. cách ngồi này giúp cơ thể tuần hoàn máu tốt, trí óc minh mẫn, sáng suốt hơn
Các giai đoạn thiền
Giai đoạn Nhập thiền
Hít sâu 3 hơi đầu bằng mũi, thở ra bằng miệng.Trong quá trình hít thở, phải ngậm miệng lại, răng để ở hàm trên. Khi hít hãy tưởng tượng không khí này sạch sẽ như nơi không bụi trần, khi thở, tưởng nó là những độc tố cơ thể cần thải ra ngoài, sé giúp cơ thể thoải mái, thư thái.
Giai đoạn trụ thiền
Ở trạng thái này, đầu tiên hãy theo dõi hơi thở của bạn. Hít thở và đếm nhịp từ 1-10 liên tiếp cho đến khi không còn bị nhầm lẫn
Tiếp đến, bạn đến quá trình gọi là tùy tức( theo dõi cơ thể). Chúng ta sẽ phải cảm nhận được từng hơi thở của mình đi đâu, về đâu. Khi đến được bước này, nghĩa là tâm bạn đã dần trong sáng ra và tốt hơn trước rất nhiều.
Cuối cùng là giai đoạn vọng tưởng. Người tập sẽ theo dõi được những cảm xúc, cảm nhận từ trong thâm tâm mình. Từ đó, chuyển hóa nó thành ý chí, sức mạnh , trí tuệ… giúp cơ thể nâng lên tầng cao mới.
Giai đoạn xả thiền
- Mở mắt, cử động cổ để cơ thể thư giãn
- Nhẹ nhàng cử động bàn tay, di chuyển nhẹ cơ thể, gập người ra phía trước, sau 3-5 lần để giãn cơ
- Xoa bóp cơ thể, tay chân để máu lần lượt được tuần hoàn hết.
- Ngồi nghỉ tư thế thoải mái nhất một lúc rồi vận động như bình thường.
Qua bài viết, chúng ta có thể nhìn thấy tổng quan về thiền, về tác dụng hữu ích mà nó đem lại, cách ngồi thiền chuẩn. Hy vọng rằng sau khi đọc xong, mọi người có thể tự tập luyện và rèn luyện cách ngồi thiền nay tại nhà .
Nếu bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ, các công trình thợ tự tại gia, kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn mỹ nhất.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!