Luật nhân quả là gì ?

Trong cuộc sống, chắc chắn chúng ta từng gặp rất nhiều người rõ ràng là không có nhiều thực tại nhưng họ vẫn luôn gặp may mắn và đạt được thành công mỹ mãn. Thậm chí lên đến đỉnh cao của danh vọng. Thế nhưng, cũng có không ít người cuộc sống mãi gặp chuyện xui rủi, buồn phiền, bất công, mãi không “ngóc đầu lên được”.

Có phải những may mắn phúc phần đó, hay những trắc trở khó khăn đó mà chúng ta gặp phải là do nghiệp tụ từ kiếp trước hay không? Nếu kiếp trước sống thiện, làm điều tốt thì kiếp này nhận được nhiều lộc phúc, đời sống mỹ mãn, liệu có phải thế không?

Để luận giải cho điều này, nhiều người tin rằng, cuộc sống của người này khác người kia, số phận người này khác người kia ít nhiều là bởi luật nhân quả đã gieo từ những kiếp trước. Vậy, luật nhân quả là gì? Hãy cùng thiết kế nhà thờ họ tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Luật nhân quả là gì?

Luật nhân quả là gì?

 

Để hiểu tường tận về khái niệm luật nhân quả là gì, chúng tôi sẽ giải thích theo cả nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa dựa trên giáo lý nhà Phật. Vì trong tư tưởng của đạo Phật đề cập rất nhiều đến yếu tố nhân quả.

Giải nghĩa theo từ điển Hán Việt

Theo từ điển Hán Việt, “nhân” có nghĩa là hạt giống, là mầm non. Còn “quả” chính là trái chín tạo thành. Quả được tạo ra từ hạt giống. Hạt giống tốt sẽ cho quả ngọt. Ngược lại, hạt giống xấu khi nảy mầm thì quả sẽ èo ọt, xanh xao, kém tươi tốt.

Nếu ví yếu tố nhân là hành động, thì quả là kết quả của hành động đó. Hành động tốt ắt có kết quả tốt đẹp. Hành động xấu, thì ắt nhận được hậu quả tương xứng. Quy luật nhân quả luôn có cái kết thưởng phạt thích đáng cho người được nhận. Nó là một vòng tròn khép kín không hồi kết.

Giải nghĩa theo giáo lý nhà Phật

Giải nghĩa theo giáo lý nhà Phật

 

Trong giáo lý nhà Phật đề cập rất nhiều đến quy luật hân quả. Nhân quả là một chuỗi nghiệp, nhân, duyên, quả và báo.

Hiểu nôm na, nghiệp là bao gồm tất thảy mọi hành động, hành vi, suy nghĩ, tâm tư, lời nói, tư tưởng của con người. Nghiệp có thể tạo từ miệng thì được gọi là khẩu nghiệp. Nghiệp gây ra từ ý gọi là ý nghiệp. Con người có thể tạo nghiệp thiện, nghiệp ác, hoặc nghiệp không thiện cũng không ác. Chắc chắn ai ai trong chúng ta cũng từng nghe qua hoặc biết đến nghiệp. Tuy rằng nghiệp không thể “sờ tận tay, thấy tận mắt”. Nhưng nghiệp có thể trở thành tác nhân ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của mỗi người. Có thể hiểu đơn giản nghiệp chính là nguyên nhân, và quả chính là kết quả, báo ứng.

Không phải chỉ khi chúng ta làm việc xấu, hại tới lợi ích của người khác thì đó mới là nghiệp. Mà ngay cả khi chỉ là một câu nói, hoặc một suy nghĩ chớm nảy sinh hình thành từ trong đầu, cũng được tính là tạo nghiệp rồi. Dựa vào cái nghiệp tạo thành ấy là nghiệp thiện hay nghiệp ác mà kết quả sẽ diễn ra như thế nào. Đúng với câu tục ngữ: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo”. Đó chính là luật nhân quả.

Đã bao giờ bạn tự hỏi mình rằng, vì sao có người vừa sinh ra đã ở vạch đích, sống một cuộc đời hạnh phúc, nhung lụa đủ đầy, một kiếp giàu sang. Thế nhưng lại có người sinh ra đã ở trong những khu ổ chuột tăm tối, sống một cuộc đời bần hàn, luồn cúi.

Cũng tại sao lại có người sinh ra được lành lặn, sở hữu diện mạo thanh tú. Nhưng cũng có người vừa sinh ra đã khuyết tật, xấu xí. Dựa vào quy luật nhân quả mà chúng tôi vừa nêu trên. Có thể thấy, những gì mà đời sống thực tại chúng ta có, chúng ta sở hữu, tất cả đều là do nhân quả từ kiếp trước tạo thành. Không những chỉ riêng một kiếp mà gom tích tụ từ nhiều kiếp. Nghiệp đã gieo thì chắc chắn bạn phải trả, không trả đủ trong kiếp này thì sẽ duy trì đến tận vài kiếp sau đó.

Luật nhân quả rất công bằng, đó là quy luật tự nhiên của trời đất mà không ai có thể trì hoãn hay cản trở được.

Nguồn gốc của luật nhân quả

Nguồn gốc của luật nhân quả

 

Có thể thấy, luật nhân quả luôn hiện hữu và không thiên vị bất kỳ ai. Vậy, luật nhân quả do ai lập nên?

Thực ra, luật nhân quả không phải do một cá nhân hay một đấng toàn năng nào như “Thượng đế” mà người đời hay truyền miệng tạo ra. Mà nó được hình thành và hoạt động liên tục như một vòng tròn khép kín dựa theo quy luật tự nhiên của vạn vật. Nó bao gồm những phép tắc để quán triệt trật tự nhất quán, an toàn, tránh bị đảo lộn của vạn vật.

Nhân nào ắt sẽ sinh quả nấy. Một hạt cam, thì sẽ sinh ra một cây cam có những quả cam. Hạt to, tròn, mẩy thì sẽ cho một cây xanh tươi tốt, khỏe mạnh, nặng trĩu quả.

Tương tự, một con người vừa lương thiện, sống và làm việc chăm chỉ, siêng năng, cần cù thì họ sẽ nhận được “quả ngọt” là cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, ấm no. Và ngược lại, một người vừa nghèo khó, bệnh tật, ốm đau triền mien thì “nhân” mà họ đã tạo ra có thể là từ làm việc xấu, hại người, ích kỷ, lười biếng, sân si…

Do đó, để có một tương lai tốt đẹp mai sau thì con người cần tập dưỡng tâm tu tập, tu thân tích đức, năng làm việc thiện.

Mối quan hệ giữa Nhân và Quả

Mối quan hệ giữa Nhân và Quả

 

Nhân và quả có mối quan hệ mật thiết gắn kết với nhau. Cái này là tiền đề cho cái khác và ngược lại.

Nhiều người thắc mắc rằng, tại sao cả đời này tôi dành thời gian gần như trọn đời để làm việc thiện nhưng vẫn chưa được hưởng phúc? Như chúng tôi đã nói, quy luật nhân quả là quy luật thuận lẽ tự nhiên, không từ bất kỳ một ai, không thiên vị riêng ai. Đời này chưa được hưởng thì đời sau sẽ hưởng. Làm việc ác cũng vậy. Đời này làm việc ác, chưa nhận quả báo thì kiếp sau sẽ có.

Không có một mốc thời gian cụ thể nào quy định thời gian trả nhân, trả quả. Nhưng chúng ta có thể chia thành 3 mốc thời gian chính:

+ Thời hiện báo: tức là người làm việc nhân đức hoặc xấu xa tàn ác trong kiếp này, do nhân duyên đã đưa họ đến nhận quả báo ngay tại kiếp này.

+ Thời sinh báo: Tức là gieo nhân ở đời này, nhưng nhận quả ở đời sau.

+ Thời hậu báo: Có nghĩa là chúng ta gieo nhân ở đời này, nhưng quả thì phải tận vài kiếp sau, thậm chí là hàng trăm năm sau mới được nhận hậu báo. Tùy vào phúc đức của những kiếp trước tích lũy được nhiều hay ít. Nếu ví phúc từ làm việc thiện của những kiếp trước là số dư tài khoản. Thì quả báo từ việc hành ác sẽ ập đến khi số dư tài khoản trở về 0.

Luật nhân quả rất công bằng. Nghiệp ai làm thì người nấy chịu. Không có chuyện đời ông cha ta làm việc ác thì tới đời con cháu phải trả nghiệp. Con cháu chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp một phần nào đó chứ không có trách nhiệm phải nhận lãnh hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta có thể cải thiện bằng cách tu tâm tích đức, hành thiện, nghĩ thiện.

Quy luật của Luật nhân quả là gì?

Quy luật của Luật nhân quả là gì?

 

Con người từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi chịu tác động rất lớn từ quy luật của Luật nhân quả. Theo đó, cuộc sống là một chuỗi luật nhân quả nối tiếp nhâu, trật tự trước sau đã có sự sắp xếp từ ban đầu. Chứ mọi việc xảy đến với chúng ta không chỉ là sự ngẫu nhiên. Chẳng hạn như đến đúng ngày tháng năm cụ thể nào đấy, bạn sẽ gặp nạn hoặc gặp bệnh tật. Những quả này là do nhân tạo thành trước đó. Do chính bản thân mỗi người tự làm ra chứ không phải là tự dưng xuất hiện.

Trong đạo Phật có khái niệm luân hồi. Hiểu một cách đơn giản thì luân hồi chính là chuỗi quy luật của luật nhân quả diễn ra liên tục, nối tiếp nhau theo phạm vi tinh thần.

Nhân là hạt giống, là mầm mống, là nơi khởi sinh tất thảy mọi việc. Và quả chính là kết quả do chính hạt giống ấy vun trồng. Qua luật của luật nhân quả có mối liên hệ tương quan mật thiết tác động qua lại lẫn nhau.

Ta thí dụ. Con người để trồng được hạt lúa, thì sẽ cần có hạt giống cây lúa, đất, nước, không khí, ánh sáng. Bên cạnh yếu tố nhân, thì cũng phải có sự góp mặt của những yếu tố khác mới hợp thành kết quả chóng vánh được.

Quy luật của luật nhân quả chỉ đơn giản có thể đúc kết bằng câu tục ngữ của ông cha ta: “Gieo nhân nào, gặt quả nấy

Ứng dụng luật nhân quả để có cuộc sống tốt đẹp

Thấu hiểu luật nhân quả và định hướng bản thân hành thiện, nghĩ điều tích cực là điều nên làm để giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp, tự do, thoải mái và hạnh phúc, đủ đầy mai sau. Mặc dù ai ai cũng đã từng nghe nói, từng biết đến hoặc tận mắt chứng kiến luật nhân quả nhưng không phải ai cũng biết cách vận dụng quy luật này sao cho đúng cách theo chiều hướng có ích cho bản thân.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về luật nhân quả là gì, cũng như hình thành nhận thức, tư  duy đúng đắn, dẫn đến hành động tích cực thì chúng tôi xin chia sẻ một số cách vận dụng quy luật khá đơn giản dưới đây:

+ Học cách cho đi nhiều hơn nhận lại: Tạm gác lợi ích của bản thân, đừng vội hơn thua, tranh giành, suy nghĩ thắng thua, giành hơn thiệt, lẽ đúng về mình. Bởi một khi, cho đi sẽ là điều tốt. Bạn cần tập cách cho đi mà không mưu cầu nhận lại được bất kỳ điều gì, không cần trả ơn, không cần báo đáp. Sẽ có một ngày, bạn sẽ nhận lại được những thứ còn nhiều và giá trị hơn ngày hôm nay.

+ Giúp người là tự giúp mình: Trong đời có mấy ai dám cam đoan khẳng định mình có thể sống một mình mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của bất kỳ một ai khác. Cuộc sống thăng trầm, nay đây mai đó. Có khi hôm nay bạn ở đỉnh cao của danh vọng, tiền tài dư ăn dư để, nhưng ai biết được một mai khi sa cơ  thất thế, những lúc cần lắm một cánh tay thì liệu có ai giúp đỡ bạn hay không.

Giúp đỡ người khác là bài học đạo đức cơ bản nhất của con người. Tuy nhiên, đứng trước cuộc sống đầy mưu mô, toan tính như hiện nay. Không ít người nghĩ về việc giúp đỡ người khác liệu sẽ có ích gì cho mình, có gây hại gì tới mình hay không. Nhưng vẫn còn rất nhiều người sống hết mình và luôn sẵn sàng dang tay giúp đỡ người khác. Biết đâu rằng, ngày hôm nay bạn giúp họ  nhưng qua ngày hôm sau, khi bạn cần sự giúp đỡ nhất cũng sẽ có người giúp đỡ bạn hơn thế nữa.

+ Học cách chấp nhận, biết đâu là đủ, đâu là điểm dừng và thỏa mãn với những gì hiện có: Sở dĩ xuất phát nghiệp vì đó là từ sự ích kỷ của con người. Bản tính của con người là ích kỷ. Khi có 1, họ lại muốn tới 10. Đôi khi, vì lòng tham lam muốn lên tới số 10 mà con người có những hành vi và suy nghĩ lệch lạc, làm hại người, hại đời. Từ đó tạo nghiệp, tích nghiệp và nhận quả đắng.

+ Biết nói lời cảm ơn: Lời cảm ơn dường như là một câu nói sáo rỗng mà ngày càng có ít người sử dụng. Vì gì? Vì đâu? Vì ngại, vì thấy có nói cũng vậy không nói cũng chẳng sao… Có rất nhiều lý do mà con người ngày càng ít dùng từ cảm ơn và bày tỏ sự biết ơn. Bạn nên nhớ rằng, hãy luôn trân trọng người giúp đỡ mình ngay cả người chỉ cho bạn lời khuyên chứ không chỉ những ai giúp về tinh thần hay vật chất. Họ có nghĩ cho bạn, vì bạn nên mới dành thời gian để chia sẻ, thông tin, đưa lời khuyên cho bạn.

+ Đừng bao giờ bỏ cuộc: Cuộc sống vốn không hề dễ dàng. Trên chặng đường sinh ra từ nhỏ đến lớn của mỗi người sẽ xuất hiện hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lý do có thể làm cho bạn chán nản đến mức muốn buông xuôi, bỏ cuộc.

Nhưng những lúc như thế, bạn cần phải thật tỉnh táo, nghĩ thật kỹ, liệu rằng cứ mãi trốn chạy thì khó khăn có từ một ai không? Hay nó chỉ đứng im ở đấy và chờ đến ngày phát tác lại, thậm chí là khi phát tác lại nó còn khó hơn gấp vài lần so với lúc bấy giờ. Chạy trốn, né trách, bỏ cuộc không bao giờ là cách giải quyết một sự việc, một vấn đề mà nó chỉ là sự trì hoãn mà thôi.

Do đó, con người cần luôn giữ tâm thế sống vui vẻ, an nhiên, lạc quan, tích cực, yêu đời. Khó khăn ngày hôm nay chỉ là tạm thời. Cuộc sống đang thử thách chính chúng ta và nhiệm vụ của chúng ta là phải vươn lên mà sống, ngày mai chắc chắn sẽ tốt hơn ngày hôm qua.

Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ có góc nhìn toàn diện và hiểu rõ hơn về Luật nhân quả là gì. Chỉ có con đường tu tâm, tích đức, hành thiện thì mới giúp cho bạn có được tương lai tốt đẹp hơn.

5/5 - (7 bình chọn)
0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời