Bài viết

bồ tát thích quảng đức

Bồ tát Thích Quảng Đức là ai ?

Trong lịch sử Phật Pháp có ghi chép vào năm 1963 có vị hòa thượng đã tự thiên thân vì đạo. Người đó chính là Bồ tát Thích Quảng Đức đã gây chấn động toàn thế giới và làm thức tỉnh lương tâm của nhân loại. Nhờ sự kiện này, Phật giáo Việt Nam đã giải thoát khỏi áp bức, sự diệt vong. Cùng với đó là màu nhiệm về trái tim của Người. Bài viết này của thietkenhathoho.com sẽ giúp ta tìm hiểu rõ hơn về lý do mà người thiêu thân và bối cảnh thời kỳ đó.

Bồ tát Thích Quảng Đức là ai?

Bồ tát Thích Quảng Đức là ai?

 

Hình ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức 

Thích Quảng Đức, tên thật của người là Lâm Văn Tức (1897-1963) là một nhà sư được kính trọng trong Phật giáo Việt Nam. Ông là người đã tự thiêu bằng xăng tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu). Tại Sài Gòn năm xưa, ngày 11 tháng 6 năm 1963 chính Người đã làm chứng cho Phật, lên án chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Hình ảnh chụp ông trong ngọn lửa đang cháy đã truyền đi khắp thế giới đã khiến chính quyền Ngô Đình Diệm bị chú ý gay gắt. Điều này cũng đã khiến giới báo chí và cả người dân trên toàn thế giới chú ý. Phóng Viên Malcolm Browne đã chụp bức ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu, cũng chính năm đó ông được nhận giải thưởng Ảnh Báo Chí Thế Giới. Cũng có nhà báo khác được nhận giải Pulitzer đó là David Halberstam vì ông đã tường thuật chi tiết về sự kiện. Sau đó, Ngài được hỏa táng nhưng trái tim vẫn nguyên vẹn dù đã thiêu 2 lần. Điều này được coi là biểu tượng của lòng từ bi hay còn gọi là xá lợi.

Nếu là ta sẽ không bao giờ có can đảm như vậy. Còn đối với Thích Quảng Đức đây lựa chọn rất quan trọng, chính hành động này sẽ cứu rỗi cho Phật Pháp. Mặc dù phải đánh đổi mạng sống, nhưng ông đã thành công tăng sức ép lên chính quyền Ngô Đình Diệm. Khiến cả thế giới đổ dồn sự tập trung, buộc Tổng thống phải đưa ra những chính sách nhằm giải thoát bản thân, xoa dịu Phật giáo.

Nhưng vì chính sự chậm chạp trong việc điều chỉnh, cải cách đã khiến chính quyền lại đào hố sâu hơn cho bản thân. Trong khi đó phong trào của nhân dân Việt Nam vẫn đang diễn ra, điều này đã khiến Ngô Đình Nhu (em trai Tổng thống) tấn công vào các chùa trên cả nước.

Một lần nữa các nhà sư noi theo Bồ tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu thân để làm chứng vì đạo. Chính bởi sức ép của Phật giáo, Công giáo, lực lượng nhân dân Việt Nam đã thành công lật đổ chính quyền và hai anh em nhà Ngô Đình Diệm bị ám sát. Thành công to lớn này cũng nhờ vào hành động cao cả của Hoàng Thượng Thích Quảng Đức. Nhờ vào sự can đảm, yêu thương dành cho chúng sinh, làm chứng cho Phật đã xóa bỏ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa và dẫn lỗi cho Phật giáo khỏi khủng hoảng.

Cuộc đời và sự nghiệp

Bồ tát Thích Quảng Đức là tấm gương to lớn mà các Phật tử nên noi theo. Không chỉ dừng lại ở sự kiện màu nhiệm năm 1963 mà cả từ thuở còn nhỏ của Người. Chính việc tu tâm từ nhỏ, tin vào Phật đã giúp cho Người trang bị cho mình ý chí lớn không màng mạng sống.

Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu thân năm 1963

 

Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu thân năm 1963

Tiểu sử sơ lược về Hòa thượng thích quảng đức

Ông được sinh ra tại thôn nhỏ tên là Hộ Khánh tại tỉnh Khánh Hòa. Người sống chung trong gia đình có 9 người, là con trai của ông Lâm Hữu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương. Từ năm lên 7, Người đã được gia đình cho đi xuất gia. Nhờ việc được tu hành từ sớm nên năm 15 tuổi Người thọ giới Sadi, năm 20 tuổi thọ giới Tỳ kheo. 

Người có pháp danh là 是水 (Thị Thủy). Ngài đã giữ nhiều chức vụ khác nhau trong giáo hội Phật giáo như: trụ trì chùa Phước Hòa là trụ sở đầu tiên của Phật học Nam Việt, Phó trị sự và Trưởng ban lễ nghi của Giáo hội Tăng già Nam Việt,… Người không chỉ góp sức thông qua các nhiệm vụ trên mà còn có công lao xây dựng và trùng tu rất nhiều ngôi chùa ở Việt Nam ta thời bấy giờ.

Từ khi là một cậu bé 7 tuổi đến khi trưởng thành dường như là cả một đời Người đã dành cho Phật. Người luôn cố gắng cho đi như Đức Phật giảng dạy, làm lợi cho chúng sanh, làm gương để Phật tử noi theo, là ánh sáng soi dẫn cho những nhà tu hành khác. Đến năm 1958, vì tuổi già nên Người đã xin thôi chức vụ để dành hết thời gian tu tâm.

Sự kiện thiêu thân – trái tim màu nhiệm

Đúng vào ngày 11/06/1963, Người đã ngồi trong xe theo như đã sắp xếp từ trước. Xe của người dẫn đầu, thực hiện buổi diễu hành rước di ảnh của các vị Thành đã tử đạo. Khi đến ngã tư, Người xuống xe cùng với áo đã tẩm xăng từ trước. Người không lo sợ mà châm lửa tự thiêu chính mình. Ngọn lửa nhỏ kết hợp với xăng ngày càng cháy lớn hơn, nhưng Người bên trong vẫn an tĩnh chắp tay trước sự chứng kiến của tất cả mọi người. Lửa dần tàn, Hòa Thượng cúi đầu như đang chào, rồi từ từ ngửa ra sau và tay vẫn còn bắt ấn.

Hành động của Ngài đã làm thức tỉnh đức tin vào Phật của các vị Tăng ni, Phật tử và kể cả toàn thế giới. Chính nhờ vào việc tu tâm, lòng từ bi của Người dành cho chúng sanh mà giúp ta thấy rằng lửa đốt cháy thân xác không đau bằng mất đi niềm tin, mất đi Phật giáo. Đối với người phàm như ta, chỉ cần vết bỏng đã là đau đớn nhưng người vẫn than nhiên vì nơi Người sẽ đến là bên Đức Phật.

Sau đó, Người được đưa đi làm lễ hỏa thiêu. Với sức nóng hơn 4.000 độ C của lò hỏa thiêu nhưng trái tim người vẫn còn nguyên vẹn. Qua cả 2 lần hỏa thiêu mà trái tim lại không bị đốt cháy điều này là biểu hiện của trái tim xá lợi. Trái tim của lòng từ bi, hiện tượng màu nhiệm tâm linh làm chứng cho Phật giáo. Điều này ứng nghiệm với lời Ngài nói khi còn sống:

  • Một là, sau khi tự thiêu sẽ còn một vật vẫn tồn tại (trái tim Người) – thành quả cả đời tu hành của Ngài.
  • Hai là, nếu chết tư thế nằm ngửa thì Ngài sẽ thành công giành quyền bình đẳng cho Phật giáo.

Và những lời tiên tri đó đã thành hiện thực, cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã làm cho chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ hoàn toàn, Phật giáo thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng.

Trái tim bất tử của Bồ tát Thích Quảng Đức chính là màu nhiệm đặc biệt của Phật Pháp, đó thành quả của nếp sống tu hành, cái tâm từ bi vì lợi chúng sanh của Ngài. Cũng chính điều này đã soi sáng cho rất nhiều vị tu hành khác noi gương, vượt qua suy nghĩ đau khổ ở đời mà làm chứng cho Phật. Những điều Phật dạy ta không còn chỉ trong sử sách, giáo lý giảng dạy mà phải là màu nhiệm hiện thực ở đời. Hình ảnh thể hiện cho việc Phật thật sự tồn tại, thế giới tây phương cực lạc là có thật, nhân gian này là vô thường.

Bên cạnh đó, sự kiện này còn gây chấn động đến dư luận toàn thế giới. Đại nguyện của Người đã thực hiện được, ngọn lửa thiêu thân đã soi sáng dẫn lối. Sự hy sinh đánh dấu cho quyền lợi của con người, quyền lợi của Phật giáo và mang lại hòa bình cho Việt Nam và toàn cầu.

Người để lại gì cho hậu thế

Người để lại gì cho hậu thế

 

Trái tim món quà cho hậu thế

Người để lại hiện vật rõ ràng nhất đó chính trái tim bất tử của Người. Sau đó, trái tim của Người đã được đặt trên cốc thủy tinh và được cất giữ tại chùa Xá Lợi. Đối các Phật tử tin vào điều thiêng liêng này, một lòng thờ kính Người.

Nhưng vào ngày 21/8/1963 lực lượng quân Việt Nam Cộng Hòa đã tấn công vào chùa, muốn cướp đi bình tro của Ngài. Biết trước được sự việc sẽ xảy ra, 2 nhà sư đã chạy trốn và mang theo bình tro của Bồ tát. Còn trái tim đã bị bọn lính lấy mất. Nhưng có thông tin cho rằng trái tim bị đánh cắp là giả.

Cho đến năm 1975, trái tim đã được Ngân Hàng Pháp Quốc trao trả. Năm 2017, được chuyển về Việt Nam Quốc tự. Trái tim của người không phải như người phàm được làm bằng xác thịt. Trái tim xá lợi này kết hợp từ lòng từ bi, yêu thương chúng sanh, chứa đựng lòng tin yếu vào Phật.

Không chỉ có trái tim bất diệt là món quà Ngài để lại cho hậu thế, mà còn có niềm tin mãnh liệt dành cho Phật. Không phải là sự vật, hiện tượng hữu hình như trái tim xá lợi. Điều này ẩn sâu trong mầu nhiệm của Người. Người dùng thân soi sáng, đánh thức các Phật tử nhờ đó mà Phật giáo vững mạnh hơn. Thức tỉnh ý chí đấu tranh cho sự công bằng Phật giáo giúp một phần đánh thắng chính quyền Ngô Đình Diệm đầy tàn ác, giành hòa bình cho đất nước. Tinh thần bất khuất của dân tộc kết hợp với niềm tin tôn giáo.

Lý do Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu thân

Lý do Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu thân

 

Cuộc biểu tình của các Phật tử

Từ lâu Việt Nam ta đã theo đạo Phật, chiếm đến 70-90% dân số. Nhưng tình hình lúc đó Ngô Đình Nhiệm được Mỹ đưa vào Việt Nam lại theo Công giáo. Từ lúc đó, chính quyền đã đưa ra những chính sách thiên vị Công giáo từ việc cắt đất đai đến giảm thuế. Ngoài ra, nhiều sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa cũng cải sang đạo Thiên Chúa giáo. Dần dần khiến cho quân đội phụ thuộc vào tôn giáo này. Công giáo thì được nâng niu trong khi đó Phật giáo bị hạn chế trong việc tổ chức cộng đồng. Sự bất bình đẳng của chính quyền này ngày một tăng cao, gây rất nhiều điều khó khăn cho Phật giáo. Gay gắt tăng cao đỉnh điểm khi các Phật tử tổ chức buổi biểu tình nhân dịp Phật đản tại Huế, và đã có vụ nổ súng diễn ra. Cuộc nổ súng đã khiến 9 người thiệt mạng, trong đó theo như ghi chép có 5 người bị xe bọc thép bắt mất đầu. Tổng thống Ngô Đình Nhiệm thì không chịu trách nhiệm, quy trách nhiệm cho “Việt Cộng”. 

Chính vì những điều vô lý, đối xử bất công, kể cả việc treo cờ của Phật giáo bị cấm. Điều này đã khiến các Phật tử không thể ngồi yên. Đối với họ đây là nguy cơ khủng hoảng tiêu vong của Phật Pháp. Nhìn thấy chúng sanh đang hi sinh, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã viết ra đại nguyện của mình và xin bề trên thiêu thân làm chứng vì đạo. Những ngày cuối đời Ngài dành thời gian thiền định tại chùa Ấn Quang, tụng kinh vì muốn tự nguyện dùng thân mình làm vật phẩm cúng dường chánh pháp.

Vì sao người được coi là Bồ Tát

Vì sao người được coi là Bồ Tát

 

Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức

Sau sự kiện của Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn. Đã làm cho chấn động toàn cầu, thức tỉnh tâm hồn nhân loại thế kỷ XX. Chính hành động đó của Ngài được suy tôn lên thành bậc Bồ tát.

Bồ tát là Người có tấm gương sáng chói của việc tu hành siêng năng, để cho Tăng ni và Phật tử noi theo. Bởi chỉnh việc tu hành chuyên tâm mới giữ gìn được Tam bảo vững mạnh, lâu dài, làm lợi cho chúng sanh.

Qua sự kiện thiêu thân của Bồ tát Thích Quảng Đức, mong ta sẽ không chỉ vì thấy được màu nhiệm hữu hình mà tin vào Phật. Mà mong rằng ta sẽ thấy được nhiều giá trị tốt đẹp ẩn sâu bên trong Phật Pháp, từ đó ta sẽ mang lòng từ bi mình mang đi khắp nơi. Phật giáo luôn là tôn giáo được coi trọng ở mọi nơi.

Bạn có nhu cầu thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian chuẩn tâm linh nhất.