Bài viết

cúng dường là gì?

Cúng dường là gì?

Cúng dường thường được biết đến trong Phật Pháp là một lễ nghi quan trọng, thể hiện được lòng thành kính cho những vị linh thiêng. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được ý nghĩa và cách thức cử hành đúng đắn. Để từ đó có một nghi lễ nghiêm trang, tôn kính dành cho các vị. Chính bài viết này của thietkenhathoho.com sẽ là nơi bạn có thể học hỏi và chuẩn bị tốt những nghi thức để cúng dường làm lợi, tích đức cho bản thân.

Khái niệm về cúng dường

 

Khái niệm về cúng dường

Cúng dường lên Đức Phật

“Cúng dường” là một từ mang hàm nghĩa là một món ăn tinh thần lẫn vật chất để nuôi dưỡng các bậc đã có công sinh thành ta như ông bà, cha mẹ, tổ tiên,…người đã truyền những đạo lý làm người cho ta. Phật giáo cũng tuân theo quy luật lẽ phải này mà có ba ngôi báu đó là Phật, Pháp, Tăng sẽ giúp cho thâm tâm ta vững vàng không còn những dục vọng, tiêu cực. Ngọn lửa của vòng luân hồi đã truyền cho ta từ kiếp trước, đó là những người trong dòng dõi gia đình từ nhiều đời, nhiều kiếp người trước đó truyền lại. Hành động cho đi để nuôi dưỡng các vị tổ tiên của ta chính là cúng dường.

Ý nghĩa của cúng dường trong Phật Pháp

Theo thực tế, chính ba mẹ là người đã tạo ra một đứa bé đó chính là ta sau suốt chín tháng mười ngày. Ba mẹ là người nuôi ta lớn khôn, dạy dỗ ta nên người, là người thầy đầu tiên, người kiếm những đồng tiền để cho ta học, rồi khi trưởng thành lấy vợ và lấy chồng, sự nghiệp vững vàng. Đây là những công ơn quá lớn lao mà ta không thể nào viết hết trong một trang giấy, vì điều này ta phải có trách nhiệm phụng dưỡng cho cha mẹ lúc đau ốm, bệnh tật của tuổi già,…Sự lễ nghĩa với đấng sinh thành cũng là cúng dường. Tục ngữ dân gian Việt Nam ta cũng đã có câu “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, bởi vậy phận làm con cái phải cố gắng chu toàn chăm sóc cho ba mẹ. Ta phải luôn phụng dưỡng đấng sinh thành như cách đã quan tâm, yêu thương ta từ lúc ra đời đến bây giờ.

Về từ “bố thí” hay “cúng dường” đều là một, không phân biệt sự khác nhau. Tuy đều là một hành động đẹp, nghĩa tử. Nhưng hai từ này sẽ phù hợp trong từng trường hợp khác nhau. Đối với bố thí sẽ phù hợp với thọ nhận-ý chỉ lòng tốt muốn chia sẻ, cho đi. Còn với 

Cúng dường đó là sự tôn kính, ghi nhớ công ơn dành cho những người bề trên. 

Ta hãy nhớ rằng “Bố thí” không phải mang với thái độ, hành động chê bai. Càng không phải là sự ghét bỏ, khinh chê. Mà từ này có ý nghĩa là “cho, tặng, chia sẻ với mọi người”. Đây là hành động với ý chỉ ta hãy giúp đỡ mọi người với lòng nhân ái. Hãy cho đi, san sẻ với mọi người làm lợi cho bản thân và cho mọi người.

Việc ta yêu thương, giúp đỡ, phụng dưỡng với ba mẹ của chính mình cũng là một hành động “cúng dường”. Nhờ ta cúng dường mỗi ngày từ đó cũng sẽ nuôi dưỡng Tam Bảo để Tam Bảo vững vàng tồn tại làm lợi ích cho chúng sinh nơi nhân gian này.

Cúng dường tam bảo

Cúng dường tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) nên được nuôi dưỡng vì 3 mục đích sau đây:

  • Để cho Tam bảo mãi được tồn tại để làm lợi cho chúng sanh.
  • Phát triển Tam bảo để thích nghi với từng thời đại, luôn theo kịp không bị mai một và lạc hậu.
  • Cuối cùng, giúp cho Tam Bảo tránh khỏi những thế lực muốn phá hoại, mưu hại.

Vì sao nên cúng dường tam bảo? 

Vì sao nên cúng dường tam bảo? 

 

Bàn thờ Phật

Việc cúng dường là một điều rất dễ để có thể làm được, không phức tạp và quá tốn kém. Việc ta cần làm đó chính là phải có một bàn thờ, không cần phải chi trả tiền của quá nhiều, chỉ nên làm đơn giản. Chúng ta có thể dùng bất cứ vật phẩm nào để có thể cúng dường cho Phật. Thường theo quy tắc, buổi sáng sẽ dâng vật phẩm lên bàn thờ để cúng dường, tới tối sẽ thu dọn lại. Ta nên làm theo đúng quy cách như này, đây là điều đơn giản nhưng ta phải có cái tâm thật đúng đắn để thể hiện lòng thành tâm dành cho Phật. Chính vào những điều giản dị và tâm đúng đắn thì khi ta dâng những vật phẩm cúng dường thì ta sẽ có cho mình nhiều công đức hơn. Dần dần tích lũy lại công đức ta sẽ ngày càng lớn mạnh hơn. Ta có thể thấy được tiền bạc đôi lúc không qua cần thiết chỉ cần tâm ta trong sạch thì có thể sinh lợi cho ta.

Cúng dường ba ngôi báu hay Cúng dường tam bảo nên trở thành một phần của chính công phu tu tập trong cuộc sống hằng ngày. Ta phải luôn chú ý rằng, phải chú ý lau sạch bàn thờ, giữ sạch sẽ, không nên để bụi bám vào, mỗi ngày nên lau chùi sạch sẽ. Tập thói quen mỗi buổi sáng thức dậy phải rửa tay trước khi mang một bình nước đến trước nơi mà ta thờ Phật. Phải lau sạch và úp những chén nước đã để trên bàn thờ hôm trước, và sáng hôm sau chỉ mở từng chén lên sau đó rót nước vào. Khi ta rót nước như vậy ta cũng phải tập rót với thái độ trang nghiêm và có thể đọc minh chú cúng dường để thể hiện lòng thành tâm. Sau khi cúng nước xong, ta đứng đối diện với bàn thờ rồi lạy ba lạy như việc ta thắp nhang. Tiếp tục như vậy mỗi ngày, sáng ta dâng nước lên, buổi tối đổ nước đi, lau chùi sạch sẽ và úp lại sẵn sàng cho ngày mai tiếp tục. Đây là một việc đơn giản không tốn nhiều thời gian, ai cũng có thể làm được, và làm với tâm đúng đắn.

Công đức ngày càng được tích lũy ít hay nhiều điều này phụ thuộc rất nhiều vào tâm người thực hiện cúng dường. Đúng đây là việc rất đơn giản nhưng làm như thế nào mới là cái tâm được nhận nhiều công đức? Nếu chính ta luôn cầu mong với cái tâm Tam bảo sẽ giúp ta được công việc, cuộc sống giàu sang hay cho mình vượt qua hết những bệnh tật ở đời, mỗi ngày lại cầu xin những điều khác. Thì đó không phải cái tâm mà Phật muốn và sẽ hồi đáp lại mà còn khiến ta hao tổn đi công đức của chính mình.

Cúng dường với tâm đúng đắn đó là phải nhớ về cuộc sống trong vòng sinh tử luân hồi khi ta cúng dường. Ta phải biết rằng trong sự luân hồi đó đều là sự đau khổ, là sinh lão bệnh tử mà còn người luôn luôn phải mang theo. Đây gánh nặng từ kiếp này, kiếp trước và có thể kiếp sau phải mang. Chúng ta luôn đốt cháy những ngọn lửa luân hồi mà vẫn chưa hiểu nỗi đau mà thân nến đó gặp phải, không biết được những khổ đau của chính bản thân.

Đức Phật và các vị Bồ Tát đã nhìn vào vòng tuần hoàn luân hồi, thấy chúng sanh nơi dương gian đầy sự khổ đau mà thương xót đến nỗi đã phát nổ thành từng mảnh đau thương. Chính các vị cũng đã trải qua nên cũng hiểu rõ cho nỗi khổ đau mà ta phải gánh vác trên đôi vai của mình. Còn chính chúng ta là người đang phải chịu những điều này vậy mà ta lại không đối diện với nó, chẳng hay, chẳng biết gì về những nỗi khổ đó. Có những điều khổ ta có thể dễ nhận dạng ra và hiểu được, nhưng với những nỗi đau sâu thẳm sẽ khiến ta dễ dàng lầm tưởng đó chính là hạnh phúc. Từ đó ta cứ dựa dẫm vào mà chẳng buông tay ra, chôn vùi mình vào nỗi đau.

Cúng dường tam bảo bao gồm những gì?

Phần trên ta đã hiểu được lý do tại sao ta nên cúng dường tam bảo thì tiếp theo ta sẽ tìm hiểu thêm tam bảo, ba ngôi báu chính là: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.

Cúng dường được coi là một điều nuôi dưỡng cho Tam bảo vững vàng mà tồn tại mãi ở dương gian. Tất cả hành động giữ gìn cho Tam bảo đều được gọi là cúng dường. Tam bảo thường được chia là Phật, Pháp và Tăng. Trong đó chữ Pháp được bắt nguồn từ tiếng Phạn đến tiếng Hán được ghi chép trong kho tàng Phật Pháp. Tăng ý chỉ những Phật tử, tu sĩ theo học Phật giáo tu thành chính quả. Tam bảo là đều được quý trọng nhưng Tăng sẽ là điều quan trọng nhất. Bởi vì, không có Tăng sẽ chẳng có ai giữ gìn nơi linh thiêng để tôn kính cũng như không có ai giảng dạy thay cho Đức Phật. Thế nên khi cúng dường ta nên chú trọng vào Tăng, nếu Tăng không còn thì Tam Bảo sẽ trở nên mai một và mất dần. Mọi sự cúng dường đều sẽ đặt gánh nặng lên Tăng, để Tam bảo mãi tồn tại nơi dương gian.

Cúng dường tam bảo bao gồm những gì?

 

Cúng dường cho những vị Tăng 

Phật bảo

Tuy Phật đã nhập diệt nhưng ta vẫn phải siêng năng cúng dường để thể hiện lòng tôn kính của ta dành cho Người. Cúng dường cũng sẽ như món ăn dâng lên Đức Phật, hình dung cho việc người vẫn đang dạy bảo, chỉ ta cách để tu hành.

Pháp bảo

Đây là cách mà tổ tiên ta đã bỏ ra thời gian, tiền bạc, công sức để tìm tòi nghiên cứu giáo lý Phật Pháp, in ấn ra kinh Phật để lưu truyền trong sử sách dạy dỗ cho thế hệ sau. Để phần nào giúp tôn giáo này trở nên linh thiêng hơn, được mọi người biết đến với lòng thành kính.

Tăng bảo

Nghi thức cúng dường là một nghi lễ linh thiêng nên trước khi thực hiện ta phải tìm hiểu rõ về nó. Phải tìm những tài liệu, nghiên cứu, học tập theo những điều đã được ghi chép để hiểu được hành động này mang lại giá trị cho bản thân. Ngoài việc có thể tự học hỏi thông qua những thông tin tìm kiếm được, có thể đến với những vị Tăng để nghe lời giảng dạy. Chính nơi đó sẽ dạy cho ta những kiến thức chính xác, từ việc lắng nghe ta sẽ dần dần hiểu được ý Phật. Nếu cơ sở vật chất, tài chính tốt ta có thể chọn những khóa học đặc biệt để có thời gian tu luyện bản thân.

Trong giáo lý của Phật Pháp luôn dạy ta phải cúng dường cho những vị Tăng, vì đây cũng chính là hình ảnh của Đức Phật nơi dương gian. Khi ta cúng dường để tỏ lòng thành kính và nuôi dưỡng cho các vị Tăng thường được gọi là Tăng bảo. Ngoài ra những hành động quyên góp tu sửa hoặc xây dựng tịnh xá, chùa cũng được gọi là một hình thức của cúng dường Tăng bảo.

Cách thức cúng dường tại gia

Thường các vị Tăng sẽ hướng dẫn ta cách thức để cúng dường đúng đắn, vì họ là người thay thế cho Đức Phật giảng dạy cho ta. Vì vậy ta cũng phải tôn kính, nuôi dưỡng các vị Tăng như ta làm với Đức Phật. Ta phải có lòng tôn kính tuyệt đối với các vị, không được tỏ ra thiên vị hoặc phân biệt các vị Tăng đến từ nơi nào, chùa nào, Tăng đoàn nào. Mà hãy hết lòng cúng dường để mang lại công đức cho chính bản thân.

Những món được chọn khi cúng dường phải được chọn là những món cần thiết cho đời sống tu hành của vị Tăng. Không phải là chọn theo sở thích cá nhân của vị nào đó, hay cúng dường những món không đúng theo Phật dạy. Điều này không giúp cho người cúng thêm công đức mà còn mang theo tội.

Những đồ khi chọn cúng dường không cần quá mắc, hoang phí. Mà chỉ cần những món mà Phật đã chỉ dạy bao gồm:

  • Đèn thắp sáng
  • Trái cây 
  • Hoa tươi
  • Hương thơm
  • Nước trong sạch
  • Có thể thêm có trắng là đủ.

Ngoài ra ta có thể cúng dường Đức Phật theo 5 món hương thơm như sau:

  • Giới thơm: Ý chỉ để trở nên như Phật ta phải giữ mình trong 5 giới cấm.
  • Định hương: Ý chỉ hãy luyện thói quen tâm thanh tịnh, đó chính là con Phật.
  • Huệ hương: Ý chỉ siêng năng học hỏi giáo lý Phật, nghiên cứu và thực hành theo Người dạy.
  • Giải thoát hương: cuộc sống là vô thường, vô ngã, ý thức được vòng luân hồi nghiệp kiếp trước.
  • Giải thoát tri kiến hương: Không phải cuộc sống dương gian là nơi lâu dài, những nỗi đau là chân lý và sự thật.

Những vật phẩm cúng dường mang nhiều ý nghĩa nhất

Đây là 3 món vật phẩm cúng dường mang nhiều ý nghĩa mà ta nên lưu ý. Những vật phẩm này sẽ giúp ta tỏ lòng thành kính của mình dành cho các vị Phật. Điều này sẽ chuẩn bị cho ta cái tâm vững chắc mà Người cần, từ đó ta tích lũy được nhiều công đức hơn là những tội lỗi. Tập cho ta lối sống hướng thiện hơn.

Hoa sen

Hoa sen vật phẩm cúng dường

 

Hoa sen vật phẩm cúng dường

Hoa sen thường được xem gắn liền với dân gian Việt Nam ta. Nhưng ngoài ra hình ảnh hoa sen cũng được gắn với Phật giáo. Đây cũng được chọn là loài hoa được dâng lên Phật nhiều nhất, kể cả các dịp quan trọng. Vì loài hoa này thể hiện cho sự tinh khiết, trong sạch giữa đầm lầy. Một bông hoa xinh đẹp được nở ra giữa nơi không ai muốn đến. Nhưng nếu không có những bùn lầy sẽ chẳng có những chất nuôi dưỡng bông hoa nở rộ. Sự đặc biệt của loài hoa này không thể mọc lên nơi khô cằn, cũng như không thể sống ở nơi sạch sẽ, mà phải được trồng nơi dơ bẩn. Nhưng hương thơm khi nở rộ lại chẳng mang theo hương của bùn đất mà mùi thơm đầy kinh ngạc. Điều này cũng ẩn dụ để dạy cho ta biết sẽ không thể nào giải thoát khỏi chốn trần gian này nếu ta không tu tâm để giác ngộ. Hoa sen trong Phật Pháp là hình tượng biểu hiện cho sự ý chí vươn lên, giải thoát bản thân.

Đèn dầu

 

Đèn dầu cúng Phật

Đèn dầu cúng Phật

Thường ta sẽ nghĩ rằng đèn dầu chỉ để thắp sáng nhưng đối với Phật Pháp lại mạng ý nghĩa rất linh thiêng. Đó chính là ngọn đèn của sự tri thức. Ngọn đèn đó chính là bản thân mỗi người chúng ta, chiếu sáng cho chốn trần gian. Chính ta sẽ phá tan những bóng tối, ánh sáng của ta sẽ làm tan biến đi bóng tối của đau khổ, ánh sáng của sự hiểu về giáo lý của Phật.

Nó còn mang tầng ý nghĩa khác đó chính sự ngộ ra những chân lý trong cuộc sống, biết phân biệt đúng và sai, xóa đi lòng ghen hận, nhận ra được ánh sáng của hướng thiện.

Ta có thể thấy rằng, những vật phẩm được cúng dường cho các vị Tăng, Đức Phật, Bồ Tát đều muốn dạy ta về giáo lý Phật, nhắc nhở ta hãy sống hướng thiện và tu tâm trong sạch.

Nước trong sạch

 

Nước trong sạch cúng Phật

Nước trong sạch cúng Phật

Nước trong sạch được coi là một vật phẩm quan trọng nhất nên khi cúng cho Phật ta không nên thiếu vật phẩm này. Đây cũng là vật dễ dàng tìm kiếm nhất. Nước biểu hiện cho chính tâm hồn mỗi người, nước sạch ý chỉ có tâm thanh tịnh, không phân biệt. Cho nên khi ta nhìn vào những ly nước luôn nhắc ta hãy để tâm mình trở nên thanh tịnh không ghen ghét, oán hận ai. Tâm ở đó chính Tâm Phật, chân Tâm mà ta muốn hướng tới. Khi cúng dường nước ta nên lưu ý dâng Phật 3 ly nước, để tượng trưng cho điều Người dạy về 3 ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng.