Bài viết

Hầu đồng là gi?

Hầu Đồng là gì?

Nếu là một người Việt Nam, chắc hẳn mọi người đã không còn gì xa lạ với hầu đồng. Hầu đồng được biết là một nghi lễ thuộc tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) của Việt Nam. Khi chưa hiểu hết về nghi lễ này, có rất nhiều người cho rằng hầu đồng là một hiện tượng tâm linh còn ẩn chứa nhiều điều “huyền bí” thậm chí bị chỉ trích đây là một trò “mê tín”, “lố lăng”. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy, hầu đồng được xem như là một trong những nét đẹp văn hóa đặc trưng của riêng Việt Nam và mang rất nhiều ý nghĩa. Hãy cùng thietkenhathoho.com tìm hiểu thêm về hầu đồng qua bài viết này nhé!

Hầu đồng là gì?

Hầu đồng là gì?

 

Hầu đồng là một nghi lễ thuộc về tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu của Người Việt Nam

Hầu đồng là một hoạt động tiêu biểu trong tín ngưỡng Tứ Phủ (thờ Mẫu) được truyền lại trong dân gian Việt Nam. Đôi khi người Việt Nam còn gọi nghi lễ hầu đồng bằng những cái tên khác như hầu bóng, đồng bóng hay nghi lễ chầu văn.

Thực chất, trong quan niệm của tín ngưỡng của người theo đạo này, tôn thờ Mẫu (Mẹ) vì người là đấng sáng tạo và bảo trì cho vũ trụ, con người và nghi thức hầu đồng là để giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Shaman (giáo ông đồng, bà đồng).

Trong đó các nghi thức này, ông bà đồng sẽ trở thành nơi mà linh hồn của các vị thần thánh khác nhau “nhập” vào. Họ cho rằng các vị thần sẽ hiển linh và thực hiện các hành đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các đệ tử của mình. Lúc này, người hầu đồng hay chính là tín đồ chỉ có thân thể vẫn giữ nguyên nhưng linh hồn lại là của các vị thần. Kết thúc nghi thức, các vị thần sẽ rời đi sau khi hoàn thành tâm nguyện của các đệ tử hay khi mục đích của buổi lễ đã đạt được.

Ý nghĩa của hầu đồng

Theo quan niệm của Đạo Mẫu, nghi lễ hầu đồng là một nghi lễ vô cùng linh thiêng. Giống với các tôn giáo khác dạy ta nên người, các giáo lý mà mỗi đạo truyền đạt chính là tấm gương phản chiếu những sai lầm và đúng sai trong cuộc sống để các tín đồ của mình có thể sống sao cho tốt với người thân, tốt với xã hội. Vì thế hầu đồng giống như là chiếc chìa khóa quan trọng nhất để giúp các đệ tử mở cánh cửa tìm chiếc gương phản chiếu hoàn thiện mình.

Hay ta còn có thể hiểu rằng mỗi người đều có cho mình nơi để gửi thác tâm hồn. Đó chính là tín ngưỡng của họ, là nơi về của mỗi người khi gặp những vấn đề khó khăn. Là nơi để nhắc nhở con người ta về những quy luật cuộc sống và phải trái của sự việc giúp ta ngày càng hoàn thiện mình. Nhập đạo không hẳn là vì mong cầu sự phù hộ của các vị Thánh, cũng không phải để nâng cao năng lực thần thông cho mình mà là để giúp ta học hỏi và trau dồi thêm. Đó là một hành trình tìm kiếm tâm linh và lẽ sống qua chính bản thân mình.

Vì vậy, hầu đồng có một ý nghĩa vô cùng cao cả đó là một quá trình dài của các đệ tử phải làm sao để có thể chuyển hóa cái tâm của mình từ trong cuộc sống thành trí tuệ nhận thức đúng sai, thành thánh đức để nhìn vào những tấm gương như chư Thánh, học theo chư Thánh, khám phá và ngộ đạo, để cuộc sống chúng ta trở nên hạnh phúc vì mình cũng vì xã hội, để cho thân tâm an lạc.

Ai có thể tham gia hầu đồng?

Ai có thể tham gia hầu đồng?

 

Một lễ hầu đồng cần có Thanh Đồng, các phụ đồng cung văn cùng các con nhang, đệ tử 

Người quan trọng nhất cần phải có trong một nghi lễ hầu đồng là Thanh Đồng. Thanh Đồng chính là người giúp các chư Thánh “nhập” hồn để có thể ban lộc và hoàn thành mục đích của buổi lễ, hay người ta còn gọi những người này là người đứng giá hầu đồng. Nếu như Thanh Đồng là nam giới thì sẽ được gọi là “cậu” hoặc “ông đồng”, nếu họ là nữ giới thì được gọi là “cô” hoặc “bà đồng”. Theo sau Thanh Đồng thường có hai hoặc bốn phụ đồng, được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng. Những người này sẽ là người chuẩn bị lễ phục, lễ dâng lên Thánh… cho Thanh Đồng.

Trong một buổi lễ hầu đồng, có một thứ không thể nào thiếu đó là âm nhạc và bài hát chầu văn. Người hát chính sẽ là cung văn, họ sẽ phải xướng những bài chầu văn mang âm hưởng nghiêm trang và tâm linh. Phụ trợ cho họ là những người tấu nhạc phục vụ buổi lễ. Ngoài ra, quan trọng không kém trong nghi lễ này còn có các cử tọa. Những người này là thường là con nhang đệ tử ngồi xem tại vòng ngoài chiếu của Thanh Đồng. Họ thường thể hiện lòng tôn kính các vị thánh mỗi khi giáng xuống bằng cách hòa theo điệu múa hát và được Thánh ban lộc.

Người ta thường hầu đồng vì lý do gì?

Người ta thường hầu đồng vì lý do gì?

 

Những người có “căn” sẽ thường phải hầu đồng mỗi năm

Những người trở thành Thanh Đồng đa số là do hoàn cảnh của bản thân họ. Có thể là do gia tộc trong nhà mong muốn truyền lại nét đẹp văn hóa này hoặc họ là những người  bản tính có căn đồng. Người có “căn” thông thường đều là người bình thường, không sống trong dòng dõi theo Tứ Phủ. Vậy nên khi họ chưa ra trình Thánh thì rất hay gặp phải bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh “âm”, chữa chạy bằng thuốc thang rất khó khỏi dứt điểm. Có “căn” không chỉ dẫn đến bệnh tật mà còn khi làm ăn còn thường thua thiệt và khó phát triển. Dân gian gọi hiện tượng này là “cơ đày”, tức người này đang bị Thánh đày ải. Vì thế mà họ sẽ thường phải ra trình đồng để thân thể khỏe mạnh hơn và làm ăn phát đạt.

Những người có “căn” đã trình đồng hay những người trở thành cô cậu Thanh Đồng vì gia tộc sẽ phải làm lễ lên đồng hàng năm. Việc làm lễ hầu đồng sẽ tuỳ theo lịch tiết. Nhưng đặc biệt là vào dịp “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, đây là thời điểm các bà hay ông đồng thường xuyên lựa chọn để làm lễ hầu đồng nhất. 

Trình tự của một buổi hầu đồng

Hầu đồng ở các địa phương hay gia tộc khác nhau sẽ có một số lễ vật hay nghi thức khác biệt. Nhưng nhìn chung, một buổi hầu đồng đều có chung một trình tự. Để chuẩn bị buổi hầu đồng các đệ tử hay phụ đồng của Thanh Đồng sẽ đặt các lễ vật lên hương án. Sau đó, người hầu đồng sẽ để các dụng cụ lên chiếu đồng và bước lên chiếu đồng. Sau khi đã ổn định, Thanh Đồng lấy hoa xoa lên mặt, quần áo rồi vẩy xung quanh điện để tẩy đi các ô uế. Cung văn lên dây đàn, dạo nhạc và hát.

Khi nhạc đã lên, Thanh Đồng cần làm ba động tác để chính thức bắt đầu một buổi lễ hầu đồng. Đầu tiên, ông Đồng hay bà Đồng sẽ phải chắp tay lại để trước người, phụ đồng sẽ giúp họ phủ khăn diên lên đầu, khăn phải trùm cả tay. Sau đó người hầu đồng đưa tay lên trán rồi bước chân trái lên một bước. Rồi đến chân phải bước lên chụm vào chân trái, lặp lại hai lần rồi quỳ xuống. Tiếp đó, Thanh Đồng sẽ cung kính làm lễ vái dập người ba lần. Hai tay để nghiêm trang dưới chiếu, cúi sát người xuống. Sau đó đứng dậy và đi lùi ba bước về lại vị trí cũ. Lúc này, giá đệ nhất được bắt đầu.

Để bắt đầu thực hiện sang một giá khác, ông bà Đồng cần phải thay đổi lễ phục cho phù hợp với giá đó. Giống với trước đó, họ cũng bước lên chiếu đồng và cung văn cũng bắt đầu tấu nhạc. Người hầu đồng sẽ chít xoa khăn vái và ngồi xếp bằng. Phụ đồng kính cẩn đưa một chiếc khăn phủ diện màu đỏ cho Thanh Đồng. Họ cầm lấy khăn, vái vài lần rồi phủ lên đầu, mép khăn được phủ ở đầu gối. Một lúc sau, đầu của người hầu đồng bắt đầu lắc lư rồi hét lên một tiếng, chỉ ngón trỏ tay trái lên trời. Lúc này là dấu hiệu của giá quan lớn đệ nhất nhập đồng.

Trình tự một giá hầu đồng

Trong hầu đồng có tất cả 36 giá hầu đồng, trong đó trình tư của một giá hầu đồng sẽ như sau:

Lên lễ phục

Lên lễ phục

 

Lễ phục hầu đồng cần phải phù hợp với danh hiệu và phẩm hàm của vị thánh được hầu

Mỗi giá hầu đồng sẽ hầu một vị thánh khác nhau vì thế mà Thanh đồng cần phải thay lễ phục sao cho phù hợp với thân phận của vị thánh ấy. Để phân biệt danh hiệu của các vị thánh trong hầu đồng, người ta quy định màu sắc khác biệt theo tùy từng Phủ, từng gốc tích sắc tộc gốc, phẩm hàm cũng như quan văn hay quan võ.

Dâng hương hành lễ

Dâng hương hành lễ

 

Dâng hương hành lễ là một nghi thức quan trọng để xua đuổi tà ma

Nghi thức này diễn ra nhằm xua đuổi tà ma. Theo đó, đây là một nghi thức vô cùng quan trọng. Trong bất kỳ một giá hầu đồng nào cũng không thể bỏ qua nghi thức này. Tay trái của Thanh Đồng sẽ cầm một bó nhang đã được đốt sẵn, bọc trong một chiếc khăn có tẩm hương. Tay phải người hầu đồng rút một nén nhang trong đó ra rồi huơ lên trên, trong tay làm động tác phù phép mà theo quan niệm của tín ngưỡng Tứ Phủ gọi là khai nông. 

Thánh giáng

 

Thánh giáng

Người hầu đồng buông hương xuống và để Thánh nhập

Sau khi hoàn tất nghi thức dâng hương hành lễ, vị Thánh đang hầu sẽ giáng xuống và nhập vào người hầu đồng. Thanh Đồng lúc bấy giờ sẽ buông bó hương đang cầm trên tay xuống, sau đó nghiêng mình ra hiệu cho phù đồng và các đệ tử biết vị Thánh đang nhập vào là ai và thuộc thứ bậc nào. 

Thánh Giáng cũng chính là nghi lễ mà người hầu đồng đón một vị Thánh đến để phù hộ. Các Thánh khi nhập đồng cần phải được đón theo một trình tự nhất định. Trình tự này được quy định theo danh hiệu và vị trí của các vị Thánh trong Tứ phủ. Vị Thánh cao nhất, cũng là quyền lực nhất trong tín ngưỡng này là Thánh mẫu, sau đó đến các vị Quan rồi đến Chầu, Ông Hoàng, Cô và cuối cùng là Cậu. Tổng cộng có đến 50 – 60 vị nhưng không phải tất cả các vị Thánh Tứ phủ đều sẽ nhập đồng mà chỉ có một số. Nhiều nhất chỉ có 36 vị nhập đồng nên ta mới có 36 giá đồng, còn bình thường chỉ có khoảng 20 vị.

Giáng mở khăn – với các hàng quan trở xuống rồi múa đồng

Giáng mở khăn – với các hàng quan trở xuống rồi múa đồng

 

Thánh nhập vào Thanh Đồng và giúp họ nhảy múa một cách uyển chuyển

Ngay khi Thánh đã nhập vào người hầu đồng, bây giờ ông bà Đồng sẽ không còn là người bình thường nữa mà họ đang lấy thân thể phàm nhân để hiện diện cho vị Thánh đó. Vị Thánh đã nhập đó sẽ thôi miên và giúp cho người hầu đồng nhảy múa một cách uyển chuyển, nhịp nhàng mà bình thường họ không làm được. 

Đây là điểm đặc trưng của tín ngưỡng này. Tuy vậy, không phải người hầu đồng nào cũng có thể có cơ thể phù hợp để các vị Thánh nhảy múa uyển chuyển được. Các điệu múa lên đồng ở Việt Nam nhìn chung vẫn bị ảnh hưởng với các bài múa dân gian khác và đặc biệt là chèo. Tuy nhiên, nó vẫn có những điểm khác biệt đặc trưng của dòng nhạc này, điều quan trọng là nó truyền tải một thông điệp trong tín ngưỡng thờ Mẫu đó là Thánh đã nhập hồn.

Chính vì thế, mỗi một vị Thánh trong tín ngưỡng Tứ phủ sẽ có một điệu múa đặc trưng cho sự hiện diện của vị thánh đó. Do vậy mà những điệu múa trong hầu đồng khá đa dạng. Đa dạng trong cách trình bày điệu múa và cả đạo cụ múa. Để phù hợp với danh hiệu và quan phẩm của các vị thánh, người ta sẽ sử dụng các đạo cụ phù hợp với họ. Ví như, nếu vị Thánh đang giáng xuống có phẩm Quan hay Ông Hoàng, người hầu đồng sẽ sử dụng cờ, kiếm, đao hay kích. Để phù hợp với giá hầu của Bà hay Cô, Thanh Đồng sẽ sử dụng những dụng cụ mềm mại hơn là quạt, hoa, khăn tấu hay tay không. Một điểm đặc biệt nữa trong múa đồng đó là nghi lễ trước khi sử dụng đạo cụ để múa. Để thể hiện lòng tôn kính, Thanh Đồng bắt chéo hai lễ cụ lên trước trán, sau đó cúi đầu làm lễ. Khi múa xong một giá, người hầu đồng lại bắt chéo hai lễ cụ trước trán để tạ lễ.

Ban Lộc và nghe Văn chầu

Ban Lộc và nghe Văn chầu

 

Các Thánh ngồi xuống chiếu đồng và nghe hát văn chầu

Kết thúc điệu múa đại diện cho mỗi vị Thánh, Thanh Đồng lúc này đã được Thánh nhập sẽ ngồi xuống và nghe hát văn chầu hoặc thơ cổ. Các bài hát này sẽ mang âm hưởng tâm linh và trang trọng, thường lời bài hát sẽ kể về sự tích lai lịch của vị thánh đang giáng đó. Nếu như vừa ý với bài chầu văn hay thở cổ mà cung văn biểu diễn, Thánh sẽ vỗ gối và thưởng tiền cho họ. Sau đó, Thánh dùng những thứ người hầu đồng đã dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước.. để làm nghi thức khai quang. Các đệ tử và con nhang ngồi xung quanh sẽ được Thánh phát lộc. Lộc có thể là hoa quả hay trái cây…

Thánh thăng

Thánh thăng

 

Người hầu đồng ngồi xuống và khẽ rùng mình sau khi phát lộc là dấu hiệu của Thánh thăng

Kết thúc một giá hầu đồng đó là nghi lễ Thánh thăng. Dấu hiệu khi Thánh thăng đó là ông bà Đồng sẽ ngồi xuống, an tĩnh đợi. Hai tay người hầu đồng bắt chéo trước trán, quạt che lên đỉnh đầu rồi khẽ rùng mình. Thấy dấu hiệu này, người phụ hầu đồng phải cấp tốc phủ khăn diện lên đầu người hầu đồng, cung văn nổi nhạc và hát điệu thánh xa giá hồi cung. Lúc này là kết thúc của một giá đồng.

Có những giá hầu đồng nào

Theo lưu truyền trong dân gian Việt Nam từ xa xưa đến nay, có tất cả 36 giá hầu đồng và phải được hầu theo trình tự như sau:

 

1. Tôn nhang thỉnh Phật
2. Thỉnh mẫu
3. Tôn quân thần Triều
4. Thái sư nhất phẩm
5.Quan lớn đệ nhất
6.Thỉnh quan đệ nhị
7.Văn quan đệ tam
8.Thỉnh quan đệ tứ
9. Quan lớn Tuần Trang
10. Văn quan Hoàng triều
11. Chầu đệ nhất
12. Chầu đệ nhị
13. Chầu đệ tam
14. Chầu đức chúa Ba
15. Chầu chúa Thác Bà
16.Chầu đệ tứ
17. Chầu chúa Bắc lệ
18. Chầu Mười Đồng Mỏ
19. Chầu bé Bắc Lệ
20. Thỉnh ông Hoàng Cả
21. Văn ông Hoàng Ba
22. Văn ông Hoàng Bẩy
23.Văn ông Hoàng Mười
24. Thỉnh cô đệ nhất
25. Văn cô đôi thượng
26. Văn cô đôi thoải
28. Văn cô năm suối
29. Văn cô sáu lục cung
30. Thỉnh cô tám đồi chè
31. Văn cô chín Thỉnh cô mười
32. Văn cô bé
33. Thỉnh cậu hoàng cả
34. Thỉnh cậu hoàng đôi
35. Thỉnh cậu hoàng ba
36. Văn cậu hoàng bé

Nếu bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian đẹp nhất.