Bài viết

cách sắm lễ lên chùa

Cách sắm lễ lên chùa

Phong tục đi lễ chùa đầu năm các ngày lễ lớn là một nét đẹp của trong văn hóa người Việt xuất phát từ tấm lòng tôn kính muốn dâng nên thần phật những lễ vật. Do đó nhiều người có tục lệ đi lễ chùa mỗi dịp Tết tới xuân về đã trở thành một hoạt động không còn xa lạ với người dân Việt Nam.

Không chỉ lên chùa để cầu may, xin cho gia đình bình an, có thật nhiều sức khỏe tiền tài.người đi chùa còn muốn hòa mình vào chốn linh thiêng giúp tinh thần được thanh tịnh, thoải mái nhất. tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết về phong tục đi lễ chùa đầu năm . Nếu quý độc giả đang muốn đi lễ chùa đầu năm có thể tìm hiểu những nội dung của bài viết dưới đây.

Đi chùa vào ngày nào?

Đi chùa vào ngày nào?

 

Nhiều người sẽ có câu hỏi lên đi chùa vào ngày nào trong năm, hay bao nhiêu đi chùa sẽ đẹp … Người Việt có thói quen đi lễ chùa vào những dịp tết đến xuân về, những dịp đầu xuân nhưng ít ai biết cụ thể đi chùa vào những ngày nào đẹp.

– Đi lễ chùa vào mùng 1 hàng tháng: Sẽ giúp các bạn thuần buồm xuôi gió trong làm ăn, có sức khỏe rồi rào và có tài lộc đổ vào gia đình.

– Đi lễ chùa ngày rằm: Để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên ta hay đi lễ vào ngày rằm, cúi xin ước nguyện ông bà tổ tiên phù hộ rất dễ trở thành hiện thực.

– Đi lễ chùa vào ngày Tết: Chủ yếu ta đi du xuân, đi khấn lễ chùa đầu năm thường xin cho công danh sự nghiệp tấn tới. Xin những dự định trong năm sẽ thành hiện thực.

– Đi lễ chùa vào đêm giao thừa: Chủ yếu đến xin lộc, mong cho gia đình mình khỏe mạnh, sang đầu năm được làm ăn phát đạt.

Đi lễ chùa trước hay đền trước?

Đi lễ chùa trước hay đền trước?

 

Nhiều người cho rằng lên đi lễ chùa trước để cầu mong được thần linh che trở ban phước lành, những ước vọng xin bề trên sẽ sớm trở thành hiện thực rồi mới sang đền. Nhưng theo thietkenhathoho.com lại cho rằng cái tâm ta quyết định tất cả, tâm bạn sáng bạn có thể chọn lên đền lễ trước rồi xuống chùa lễ sau cũng được hoặc làm ngược lại miễn là trong tâm bạn luôn tôn thờ các vị thần linh.

Đi lễ chùa mặc gì?

Đi lễ chùa mặc gì?

 

Chùa, Đền là những nơi linh thiêng, đi chùa nên mặc như thế nào để cho đúng với thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam là điều cần được quan tâm. Dưới đây là những lưu ý dành cho những ai muốn đi chùa.

Quần áo không được sặc sỡ

Đi lễ chùa mặc quần áo màu gì? Tại nơi thờ tự linh thiêng cần có sự thành kính & giản dị, do đó hình ảnh đi chùa ngày tết nên chọn những bộ quần áo có màu sắc không quá sặc sơ cho bản thân mình khi đi lễ chùa.

Mặc áo có cổ

Đối với những nơi thờ tự, những nơi linh thiêng như đền, chùa, đình không nên mặc áo trễ cổ, hở hang, Đặc biệt trong khi đi lễ chùa cầu may hãy lựa chọn cho chính bản thân mình những chiếc áo sơ mi có cổ kín đáo, chiếc áo khoác cổ bẻ thanh thoát hoặc chọn những bộ áo dài đi lễ chùa truyền thống vừa gọn gàng vừa lịch sự tinh tế.

Khi chọn áo nên lựa chọn những loại áo có vật liệu vải cotton hoặc vải thô, len….vừa dễ vận động vừa giúp thấm mồ hôi tốt.

Không mặc đồ hở hang xuyên thấu

Đi lễ chùa không đc ăn mặc quần áo quá hở hang, gây phản cảm tránh những bộ đồ nhìn xuyên thấu, không lên mặc những bộ đồ bó sát, hay những bộ đồ quần áo quá ngắn

Không mặc quần lửng, mặc váy đi chùa

Những trang phục quần áo hở hang như váy, áo khoét cổ sâu, quần lửng,….đều là những đồ tối kỵ khi đi lễ đền chùa vừa mất mỹ quan vừa gây thiếu thành kính với nơi thờ Phật.

Không lên mặc quần tất lưới

Đi đền chùa lên mặc đồ gì? không nên mặc các loại quần tất lưới hoặc những bộ đồ quần áo có nhiều hoa văn đi lễ đầu năm. hãy lựa chọn cho chính mình những loại tất màu trơn đơn giản như màu nude, gam màu đen,….

Những điều không lên làm khi đi chùa?

Những điều không lên làm khi đi chùa?

 

  • Trước khi đi chùa ko được quan hệ tình dục, phải giữ mình trong sạch ít nhất từ 3 đến 6 tiếng
  • Khi bước vào chùa không được có tư tưởng quan hệ tình dục, không được để dục vọng lấn át lý trí.
  • Không lên đi chùa vào những ngày như lễ Vu Lan hoặc Phật đản.
  • Không dượcd mặc váy ngắn, quần short, áo hở dốn, hở vai, hở lưng áo xuyên thấu …. .làm ô uế nơi thờ tự
  • Tránh mặt những âu phục có màu sắc sặc sỡ.
  • Đi chùa ko được trang điểm & đừng xịt nước hoa quá nồng.
  • Bà bầu có thể đến đền chùa nhưng phụ nữ chưa sạch đang ngày đèn đỏ chớ nên đi chùa.
  • Đi lễ chùa gặp rắn là 1 dấu hiệu của may mắn.
  • Nếu đi chùa mà gặp mèo thì đây lại là một điềm xui.
  • Tránh mang theo khăn, túi xách, gậy gộc, mũ, áo chống nắng vào chùa …
  • Khi lễ chùa chỉ lên thắp hương cầu nguyện tại đỉnh đặt bên ngoài sân chùa,
  • Tránh tuyệt đối không cho trẻ em đùa nghịch trong Tam Bảo & sờ mó vào tượng Phật.
  • Đi chùa không nên chụp ảnh & quay phim, đây là điều cần tránh khi vào chùa.
  • Đối với nhà sư thì hãy xưng hô là bạch thầy hoặc A di đà Phật và xưng mình là con, để mở lời chào tới các vị nhà sư trong chùa.
  • Không được đặt lễ mặn & sắm lễ tiền vàng mã, tiền âm ti tại Phật điện (Chính điện).
  • Không được tự tiện sử dụng hoặc mang về bất cứ đồ đạc gì của nhà chùa làm của riêng mình.
  • Khi vào Phật đường, Tam Bảo…trong chùa không được đi giầy dép, vứt rác lộn xộn, hút thuốc & gây ồn ào.
  • Không được dẫm nên bậc cửa chùa và khi qua cổng Tam quan để vào chùa cần chú ý thí chủ ko được đi cửa
  • Trung gian ở giữa bởi cửa này chỉ dành riêng cho Thiên tử, bậc khoa bảng và các bậc cao tăng ra vào chùa.
  • Không được ngắm tượng Phật trực diện, điều này thiếu sự cung kính nghiêm trang.
  • Không ngồi hoặc nằm trong Phật đường hoặc chạy đi lại chat chit to, khạc nhổ…(phải đi nhẹ nói khẽ cười duyên).
  • Tránh tình trạng đi vòng quanh tượng Phật trong Phật đường, khu Tam Bảo. lên đi từ phải sang trái rồi niệm “A di đà phật”.
  • Cấm kỵ việc sử dụng thức ăn thức uống của nhà chùa, nếu trụ trì cho thì nhận.
  • Không được đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật, nên đứng chếch sang bên.

Đi lễ chùa cầu gì?

Đi lễ chùa cầu gì?

 

Hầu hết mọi người đều đi chùa cầu nguyện bình an, đi lễ chùa cầu xin con (con trai, con gái), đi chùa cầu may, đi chùa giải hạn, cầu thi cử, câu công danh, cầu lấy chồng, cầu mua xe, cầu lộc, cầu duyên…Nhưng mọi người đâu biết rằng những điều đó đều không được thần phật đáp lại.

Bởi là nơi linh thiêng la nơi giúp con người phàm sám hối, cầu xin cơ hội làm lại, sửa sai & làm việc thiện chứ không phải là nơi để cầu xin tiền tài danh vọng.

Chính vì vậy, mọi cá nhân nếu đi lễ chùa lên cầu Phật phù hộ cho quốc thái dân an, gia đạo bình an khỏe mạnh, tâm hồn luôn sáng & thiện lành, con cái thông minh học giỏi, gia đình hưng vượng an lạc, công việc hanh thông và thiện duyên…tùy vào sở nguyện của mỗi thí chủ nhưng đừng cầu quá tham mà không được.

Nếu muốn cầu duyên khá đơn giản, bạn chỉ cần làm sớ lễ tại ban thờ tam tòa Thánh Mẫu. Các vị Thánh Mẫu sẽ chứng giám và ban duyên cho những người cầu. Khi đã đi đến chùa thì bạn cũng nên làm lễ tại các ban thờ khác để cầu cho cuộc sống bình an, công danh và may mắn.

Tuyệt đối cầu xin tiền bạc, tài sản và vật chất (bởi điều này sẽ làm mất đi nét đẹp văn hóa tâm linh. Cửa Phật không ban phát tiền bạc, vật chất cho bất cứ ai

Nguyên tắc khi đi lễ chùa

Nguyên tắc khi đi lễ chùa

 

Khi những ai muốn đi lễ chùa khi bức vào cổng chùa Tức là cổng Tam quan, cần phải chú ý ra vào đúng cửanhư sau: Cửa bên phải là cửa đi vào & cửa phía bên trái là cửa đi ra, còn cửa Trung gian ở giữa chỉ giành cho Thiên tử, bậc khoa bảng & các bậc cao tăng ra vào chùa

Khi vào chùa việc đầu tiên là khấn vái hai ông gác bên ngoài cổng trước nhằm xin phép để mình được vào trong chùa. Khi đã khấn xong có thể đi vào chùa và khấn các ban chính, khác biệt cách khấn vái khi đi chùa là người luôn phải đứng lệch sang một bên chứ không được đứng thẳng trực diện với ban thờ.

Cách vái Phật khi đi chùa là hai tay chắp trước ngược hình búp sen rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu & khom lưng rồi ngẩng lên và đưa hai bàn tay nên, vái 3 vái theo nhịp nên xuống.

​Cách xưng hô trong chùa

Đối với nhà sư thì hãy xưng hô là bạch thầy hoặc bạn có thể nói A di đà Phật & xưng mình là con
Khi thưa gửi với các nhà sư cần được chắp tay hình búp sen.

Thứ tự làm lễ tại các ban thờ

Đối với chùa: Lễ ban Đức Ông ban đầu bởi Đức Ông chính là Thần quản toàn bộ ngôi chùa, sau đó hãy vào lễ ban Tam Bảo rồi sang ban Mẫu và cuối cùng lễ tại nhà Tổ.

Đối với đền – Đình hay Phủ: Lễ các Ngài ở 2 bên cổng & cửa trước, sau khi vào trong lễ tại ban Công Đồng tồi tới ban thời riêng của các Ngài.

Các bước hành lễ khi đi lễ chùa

Bước 1: Đầu tiên hãy đặt lễ vật xuống ban thờ rồi thắp hương để làm lễ tại ban thờ Đức Ông.

Bước 2: Khi đã đặt lễ ở ban thờ Đức Ông tiếp đến đặt lễ lên hương án của chính điện rồi thắp đèn hương nhang.

Bước 3: Khi đã thỉnh 3 hồi chuông thì bắt đầu làm lễ chư Phật và Quan Thế Âm Bồ Tát.

Bước 4: Khi đã đặt lễ chính điện xong thì bạn hãy đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường.

Bước 5: Lễ ở nhà thờ Tổ hay còn gọi nhà thờ Hậu.

Bước 6: Lễ tạ và xin thần phật được hạ lễ.

Cách bày lễ ở các ban

Ban Tam Bảo: Bày đầy đủ gồm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả – nước, không lên để tiền vàng, tiền thật hay đồ lễ mặn trên ban thờ.

Các ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ,…chỉ cần thắp hương 3 nén rồi thực hiện lời cầu khấn khi đi lễ chùa. có thể bày sắm lễ tam sinh như (thịt gà, giò, chả…) và tiền vàng mã

Quy tắc thắp hương

  • Khi qua cổng Tam quan Nam lên bước chân trái Nữ lên bước chân Phải
  • Thắp hương ba nén sẽ cầu phúc cho chính bản thân mình,
  • Thắp hương sáu nén để cầu phúc cho con cháu
  • Thắp chín nén nhan để cầu phúc cho ông bà
  • Thắp mười ba nén nhan là cầu công đức viên mãn.
  • Khi lấy hương tay trái lấy hương còn tay phải châm đèn
  • Khi thắp hương tay trái đặt ở bên trên còn tay phải đặt ở bên dưới
  • Khi Khấn giơ tay cao ngang trán.
  • Cắm hương vào lư hương rồi gập đầu đi dật lùi không được quay đít vào ban thờ trong lòng luôn phải hướng về bề trên
  • Quỳ lậy 2 đầu gối phải song song còn hai tay chắp lại,
  • Khi đã khấn niệm xong người cúi sát xuống đặt hai tay nên bên người rồi thân quỳ trên chân lòng bàn tay mở, Cứ làm như vậy 3 lần là đc.

Cách sắm lễ đi chùa gồm những gì?

Cách sắm lễ đi chùa gồm những gì?

 

Khi đi chùa nên mua lễ gì? Việc sửa soạn đồ lễ đi chùa và cách cúng ở chùa luôn được các gia đình coi trọng. Vậy đi lễ chùa cần mua gì & sắm lễ như thế nào tất cả sẽ có qua nội dung dưới đây:

Sắm lễ chay gồm: Hương, hoa, quả, kẹo bánh, sôi, chè, trầu cau… cho ban thờ phật

Lê Mặn: Thịt gà, giò, thịt lợn, rượu, trầu cau, bánh chưng, hương,… cho ban thờ tựcác vị Thánh, Mẫu và Đức Ông chính là các thần cai quản toàn bộ ngôi chùa,Không lên việc dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật .

Cách sắm lễ cầu duyên : Trầu, cau, hương, hoa ( hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn), bánh, kẹo, xôi chè …

Với các lễ cầu siêu lên làm theo hướng dẫn của chùa chỉ đc dâng đồ lễ tại điện thờ Đức Thánh chứ ko được dâng tại ban thờ Phật.

Đi chùa khấn như thế nào?

 

Đi chùa khấn như thế nào?

 

Dưới đây sẽ là 1 vài bài văn khấn khi đi chùa lễ cầu bình an, ban phức lành bài khấn có thể áp dụng cho quý vị khi đi chùa vào các dịp đầu năm vào mùng 1, ngày rằm âm lịch hàng tháng …

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

– Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

– Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

– Văn khấn Bồ-tát Quán Thế Âm

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng

“Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm

Hay dù chỉ thấy bức chân dung,

Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,

Thoát mọi hung tai, được cát tường”.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …

Ngụ tại ….

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy)

Bài văn khấn cầu duyên ở ban Mẫu

Ngoài ra, với bài văn khấn cầu duyên ở ban Mẫu dưới đây sẽ giúp những người đi chùa cầu duyên khấn như thế nào linh thiêng nhất cho mình.

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là:…………………….Ngụ tại:………………………………..

Hôm nay là ngày (Theo âm lịch):…………………………………. Con đến chùa (hoặc đề, phủ…):……… thành tâm kính lễ cầu xin.

Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện trong nay mai, để rồi cho con được sinh trai, sinh gái đầy nhà vui vẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, mãi mãi bình an khang thái.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật.

Cẩn cáo!

Sau khi khấn xong: Thí chủ cần phải quan sát xem nhanh (hướng) đã cháy hết 2 đến 3 phần chưa để còn hóa tiền vàng. Khi đã xong xuôi về nhà, ngay trong hôm đó phải niệm chú của đức Dược sư lưu ly quang Phật cho mình như sau:

Nam mô bạc già phạt đế, bệ sái xã lũ rô bệ lưu ly, bát lạt bà, bát ra xà dã, đát tha yết da gia, a la hán đế, tam điểu tam bột đà gia. Đát điệt tha. án bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha.

Lưu ý: Khi đã niệm chú thì thí chủ phải trang nghiêm và miện đi miện lại nhiều lần tùy thuộc vào thời gian cho phép (nói thầm chỉ mình nghe thấy).

Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ quý gia chủ có đã giúp quý độc giả có thêm kinh nghiệm mới để sắm lễ đi chùa, cách khấn vái khi lên chùa ..  Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau. Hy vọng quý độc giả có thể đóng góp ý kiến của mình để bài viết được hoàn hoản hơn.

Nếu quý chủ đầu từ nào cần tư vấn cũng như thế kế các công trình như nhà thờ họ, đình chùa các công trình về kiến trúc tâm linh, có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathoho@gmail.com  các kiến trúc sư của chúng tôi chắc chắn sẽ kiến tạo cho quý chủ đầu tư một không gian hoàn hảo.