Bài viết

tứ diệu đế

Tứ diệu đế là gì?

Nếu bạn được lớn lên trong gia đình Phật giáo thì chắc chắn bạn phải biết đến Tứ diệu đế, đây chính là cốt lõi của giáo lý. Trong vòng 49 năm trời, Đức Phật đã giảng dạy rằng Tứ thánh đế cho đến khi thêm định nghĩa Niết Bàn nhưng ngọn lửa đi đầu này vẫn được nhắc nhở phải giữ lấy để giải thoát bản thân khỏi vòng luân hồi.

Nếu chỉ vài dòng vắn tắt không thể nói hết được hàm ý bên trong. Vậy thế nào là tứ diệu đế, có ý nghĩa gì?  Mọi người hãy cùng thietkenhathoho.com thông qua bài viết này tìm hiểu thêm để hiểu lời Đức Phật.

Định nghĩa về tứ diệu đế

Định nghĩa về tứ diệu đế

Tứ diệu đế là gì?

Nếu nói đến Niết bàn là đích đến cuối cùng của nhà tu hành thì Tứ diệu đế lại liên quan đến sức sống của những lời dạy Đức Phật để lại. Đây được coi là tủy sống của giáo lý Phật Pháp, tất cả những điều giảng dạy đến này đều phải dựa vào để mở rộng được tư tưởng để truyền dạy cho thế hệ sau này.

Nếu diễn giải theo nghĩa của tứ diệu đế sẽ là 4 chân lý diệu kỳ. Không chỉ gọi bằng cái tên đó, người ta còn thường gọi là “Tứ thánh đế” và ngoài ra còn gọi với cái tên ngắn gọn là “Tứ đế”. Bốn điều chân lý đó chính là những sự thật trong lúc giác ngộ bản thân Đức Phật đã tự mình tìm ra được, từ đó ông giảng dạy cho học trò của mình.

Vì khái niệm này dựa trên cuộc đời đi tìm sự giác ngộ của Ngài, quá trình đó rất gian nan không được như ngày nay. Đó là sự quyết tâm sâu sắc của ông qua xuyêt suốt 6 năm học hỏi và tận 5 năm để tu hành đạt được ngưỡng tu hành. Những bài học đúc kết đó là sự tu luyện bản thân gian khó, nhưng nó lại là bài thuốc hiệu nghiệm đã giải quyết được những điều mà loài người ta luôn gặp phải trong thực tế. Đó như là bảo tàng của Phật Pháp, là món quà vô giá dành cho xã hội bây giờ và cho đến ngàn năm này, vì vậy ai cũng tôn kính ông đến nay.

Những định nghĩa về tứ diệu đế

Những định nghĩa về tứ diệu đế

 

Những định nghĩa về Phật giáo luôn luôn phải tự bản thân tìm hiểu chứ không thể giải nghĩa cách ngắn gọn xúc tích, đó là một quá trình rất dài. Bởi vậy chính Đức Phật đã nói: “Nếu ta còn không hiểu được tứ diệu đế thì chẳng có cách nào ta có thể giải thoát khỏi vòng sinh tử bao quanh luân hồi, không hiểu được tứ đế thì chẳng thể nào tìm được con đường đúng đắn thoát khỏi sự khổ tâm, cái nghiệp của ngọn lửa đó”. Bởi vì như thế để đạt được chân đường Niết Bàn phải đi tìm xương sống của Phật là Tứ thánh đế rồi mới dần dần đạt được điều ta hướng đến.

Tứ đế nói là sự thật, là chân lý của cuộc sống khổ đau nơi trần thế của con người. Dạy ta biết đâu là nguyên nhân, làm sao để chấm dứt chuỗi đau khổ và các phương pháp chỉ dạy thực tiễn để ta dập đi tất cả đau khổ. Những bài giảng dạy giáo lý này không chỉ có lý thuyết khô khan mà còn có những bài thực hành thực tế để ta vừa nghe và hành động được. Cách mà Ngài thuyết giảng về tứ diệu đế vô cùng tinh tế và kỹ càng. Người chỉ cho ta biết được cuộc sống trên cõi trần này đau khổ đến mức nào. Những chân lý đó là những điều đang diễn ra trong cuộc sống thực tại vô cùng rõ ràng nhưng chỉ là ta chưa nhìn thấy, đó là những điều dễ hiểu vì ta đã trải qua. Đức Phật cũng đã nói những sự thật đó không phải khiến ta trở nên bi thương, tiêu cực hay bế tắc như ta vẫn đang suy nghĩ về cuộc sống của chính mình. Nhưng chính Ngài đã bước đi trên con đường đó và đã giảng dạy về những khổ đau đó và chính Ngài là mẫu gương đã giác ngộ, đạt được ngưỡng hạnh phúc, cái đích đến của tu hành. Đó là niềm vui, lạc quan và tích cực, đây cũng chính là ý nghĩa sâu bên trong mà Đức Phật muốn dạy ta thông qua tứ diệu đế.

Tại sao lại có tứ diệu đế?

Tứ diệu đế như đã được biết đến là sự đúc kết khi tiến đến sự giác ngộ của Người. Sau khi Đức Phật ngày đêm tịnh tâm, thiền dưới cội bồ đề thì ông đã chia sẻ với anh em nhà Kiều Trần Như về những đúc kết mà ông đã thành công giác ngộ được. Trong lúc đó ông cũng đã giảng dạy về Tứ thánh đế. Từ đó trở thành chân gốc của giáo lý Phật giáo. Những chân lý của thế gian này được ông tỏ bày rất chi tiết, khi tâm an tịnh thì sẽ dập tắt được ngọn lửa luân hồi đầy đau khổ, bi thương. Đó là điều muốn được giác ngộ thì đây là cách thức cốt lõi để phát triển đi tìm những điều sâu thẳm bên trong mỗi người.

Với lòng yêu thương, từ bi và muốn đưa đem những gì mình đã đạt được đem đi giảng dạy muôn nơi. Bởi vì Ngài không muốn chỉ có mình, mà ai ai cũng có thể giải thoát bằng chính bản thân mình. Ta chỉ có thể giúp đỡ nhưng sẽ không có quyền phán xét, lựa chọn cuộc đời của họ, nên Đức Phật cũng muốn mình là người hướng dẫn để sự giác ngộ trong tâm sớm tỉnh thức. Nhờ sự giúp đỡ 5 anh em nên chính họ cũng đã cố gắng và đã giải thoát được bản thân. Từ đó mà Tăng đoàn đã được mở ra đi giảng dạy muôn nơi, từ đời này sang đời khác chỉ giáo nhau mà phát triển rộng lớn đến tận nay. Cuối cùng nhờ có Đức Phật giác ngộ, truyền dạy mà Phật giáo đi muôn nơi mang lại sự hạnh phúc của sự thật cho loài người.

Ý nghĩa của tứ diệu đế?

Ý nghĩa của tứ diệu đế?

Ý nghĩa Tứ Thánh Đế

Như khái niệm đã nói tứ diệu đế là cốt lõi của giáo lý truyền dạy của Đức Phật, nguyên nhân để có được cuốn sách mở này đó chính là hạnh phúc. Chính Ngài đã trải qua tất cả như chúng ta hiện nay nhưng chính nhờ sự chuyên tâm tu luyện, thiền định mà tâm của Người đã được giác ngộ. Khổ đau là điều ai cũng muốn tránh, không muốn mình vùi dập trong sự tiêu cực của bản thân. Nhưng nó lại là nghiệp báo luân hồi mà ta phải mang và chỉ có hạnh phúc của giác ngộ mới giải thoát ta. Nguyện vọng duy nhất của bao nhiêu người gần ngay trước mắt nhưng chẳng thể chạm được. Tứ thánh đế được sinh ra là để nhân gian hiểu rõ được khổ, nguyên nhân tại sao, nó có chấm dứt không, và con đường chông gai ta phải đi để bản thân được chấm dứt. Tứ đế như là liều thuốc thúc đẩy ta ngày càng nỗ lực để đạt điều mà ta hằng muốn.

Đúng là hạnh phúc là điều Tứ thánh đế mang lại cho ta khi ta nỗ lực toàn tâm, nhưng ta phải biết rằng chính ta phải là người đi tìm điều chân lý đó. Đó chính là liều thuốc quý báu này đem lại. Đây chỉ là nền tảng vững chắc cho bạn tiến bước lên thêm, bạn phải xây cho thật vững chắc vì phía trước con đường đó còn xa và đầy chông gai.

Vậy tứ chân lý của tứ diệu đế là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu để biết được tại sao đây lại là liều thuốc bổ.

Chân lý về khổ

Còn hay được gọi là khổ đế. Nói về đau khổ của trần gian thì theo Phật Pháp thường chia thành 3 loại đau khổ đó là tuổi già, bệnh tật và cái chết. Đây cũng là 3 cảnh tượng mà Đức Phật thấy đầu tiên trong cuộc hành trình của Người.Nhưng theo Ngài thì khổ đau chưa thể nào dừng ở đó mà còn phải được đào sâu hơn nữa. Bởi vì chúng ta đều biết, cuộc đời mỗi người đều rất nhiều màu, không chỉ có màu hồng mà còn màu cam của cam chịu, màu trắng của sự trong sạch, màu đen của u tối, …Cuộc sống của mỗi người thường sẽ không được hoàn hảo hoàn toàn được vẫn còn những mặt tối bên trong và chẳng thể nào đi đúng đường như ta mong muốn.

Con người từ khi được bước chân vào cõi trần này đã phải bị những ham muốn, dục vọng bao quanh ta. Nhưng ta sẽ luôn biết rằng bản thân mình khi đã thỏa mãn những dục vọng đó ta lại muốn hơn, và đó chỉ mang tính tạm thời. Niềm vui mà ta có trong cuộc sống mà ta có không thể giúp ta cười mãi trong 24 giờ rồi nó cũng sẽ tan. Chúng ta rồi sẽ trở nên ủ rũ, buồn bã vì cuộc sống ta mong ước luôn là màu hồng nhưng chẳng ai có thể hành động theo ý ta muốn, ta sẽ thấy rằng cuộc sống này chẳng dành cho mình.

Ngay cả khi chẳng cần chúng ta bệnh tật, gặp muộn phiền trong cuộc sống mà đó chỉ là những điều đơn giản như ta không đạt được những điều mình mong muốn. Những điều mình lên kế hoạch cho cuộc sống mình không hoàn thành. Rồi dần dần chồng chất những điều ta không hài lòng trở thành điều buồn phiền nơi thâm tâm. Bởi vậy, ta phải hiểu rằng cuộc sống này chỉ là vô thường. Chính Đức Phật cũng đã dạy rằng trước khi ta nghĩ và tìm hiểu đến sự tồn tại cũng như cái chết thì ta phải hiểu chính bản thân mình trước.

Nếu bạn khi đọc bài viết này cảm thấy cuộc sống mình đang có chút bi quan hay tiêu cực. Thì bạn hãy xem đây là điều may mắn của bạn rằng chính Đức Phật đã nói đừng nên kết thúc bằng sự đau khổ. Thay vào đó bạn hãy tìm cách nói ra hết, hãy tìm những cách mình có thể làm cùng và làm như nào để kết thúc của sự hạnh phúc cùng với Ngài.

Chân lý về nguyên nhân khổ

Rắn đại diện cho sự thù hận

 

Rắn đại diện cho sự thù hận

Chắc hẳn bạn đã nghe câu nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Đúng vậy ai mà chẳng gặp những thất bại mà ta chẳng hề mong muốn điều đó xảy ra. Những điều rắc rối sẽ luôn xảy ra với rất nhiều những lý do như bệnh tật, công việc không được suôn sẻ, tình yêu không được may mắn,… Nhưng mà theo giáo lý của Phật Pháp thì tập đế nó còn sâu xa hơn với những điều chúng ta suy nghĩ về những thất bại của mình trên con đường thành công.

Nguồn gốc của khổ đó chính là dục vọng của con người. Và đã được Ngài tìm ra, đó là 3 gốc rễ của sự ác và được diễn giải dễ hiểu như sau: 

  • Lòng tham, lòng thèm muốn đại diện là con gà trống.
  • Sự ngu muội, mơ tưởng đại diện là con heo.
  • Sự ganh ghét, sân si, thù hận đại diện là con rắn.

Hạnh phúc là thứ rất nhiều người đi tìm kiếm ở thế giới hiện tại. Họ cứ tìm cứ tìm rồi lại thấy vọng. Bởi vì sự thành công đối với họ như vậy vẫn chưa đủ, chúng ta vẫn cứ tiếp tục và không bao giờ hài lòng. Sự khao khát của bản thân đi tìm thứ ta nghĩ đã là hạnh phúc nên dừng lại. Con đường đúng đắn, mang lại cảm giác an toàn cho ta nhất đó là chính bản thân. Thứ gắn bó với ta đó chính là cơ thế, lý tưởng, quan điểm về tất cả đó chính là ta. Nhúng vinh hoa, phú quý đời này chỉ qua là “cái tôi” ta muốn tự đạt được, ta tự đặt mục tiêu cho chính mình. Mọi áp lực trong cuộc sống chỉ ta hiểu ta và chính ta muốn mình phá bỏ hay tiếp tục khổ đau là lựa chọn của chính mình chọn.

Nếu bạn không thành công, chẳng vẻ vang gì, những gì ta xây dựng bị phá tan, bị từ bỏ,… tất cả sẽ khiến bạn thất vọng, chán nản, hết sức sống rồi dần dần những tiêu cực tích góp lại có phải sẽ có những hành động tiêu cực đi không? Lúc đó ta đã đi vào con đường u tối và những điều tồi tệ sẽ xảy ra, tâm hồn ta chỉ còn thù hận của cuộc sống.

Từ đó ta cũng sẽ hiểu rằng sự vô thường lại có mối quan hệ chặt chẽ với luật nhân quả.

Chân lý về khả năng chấm dứt khổ.

Muốn dập đi ngọn lửa nghiệp của sự dục vọng, đau khổ thì ta phải giải thoát bản thân khỏi chấp niệm. Sự thật thứ 3 của Tứ thánh đế sẽ nói ta biết khả năng ta sẽ chấm dứt được sẽ như nào. Như lời mà Phật dạy về Tứ đế sẽ có lúc ta sẽ nghe như người bác sĩ đang chuẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc cho ta. Đầu tiên Ngài cho ta biết bệnh tình ta là gì, thứ hai tại sao ta lại mắc căn bệnh đó và ở chân lý thứ 3 người sẽ nói cho ta biết niềm tin cho việc chữa trị sẽ thành công như nào.

Niềm tin đó người luôn dạy ta rằng dù có mắc căn bệnh nan y quái ác ta cũng phải thật siêng năng bằng cách đừng suy nghĩ về tham vọng nữa. Hãy siêng năng tập luyện bản thân, bồi bổ những điều hạnh phúc bằng cách ta hãy giác ngộ khỏi vòng luân hồi. Vì khi ta chạm được đó sẽ là ngưỡng Niết Bàn.

Hãy dập tắt ngọn lửa tham vọng, ảo tưởng, dục vọng ở đời. Vì ta tắt được ngón nên luân hồi ta sẽ không phải khổ đau nữa. Chính Niết Bàn là sự lý tưởng, cách duy nhất để điều trị căn bệnh ta. Những niềm vui sâu trong ta sẽ được mở ra, những điều đau buồn ở cõi trần này sẽ chẳng còn khi ta từ bỏ nó. 

Chân lý về con đường giải thoát khổ

Chân lý về con đường giải thoát khổ

Tứ đế là liều thuốc hữu hiệu

Chúng ta đã được tia hy vọng sẽ được chữa trị thì đây là toa thuốc chữa trị cho bạn. Chân lý đạo đế là chân lý hoàn hảo để giải thoát. Và toa thuốc này sẽ được gọi với cái tên đó là Bát Chánh đạo. Ngoài việc được gọi như vậy còn có cái tên khác là Trung Đạo. Đó là do Ngài đã tìm ra lúc giác ngộ, nó giúp ta tránh được sự dục vọng của khổ đau. Bát có nghĩa là tám ý chỉ tám giai đoạn ta phải làm theo nhưng không cần làm theo một trình tự, vì nó chởi tương trợ lẫn nhau. Ta vẫn có thể tóm gọn lại thành 3 nhóm đó là Trí tuệ (trí thông minh, hiểu biết, sự thật), hành vi đạo đức (hành động, lời nói , cử chỉ) và cuối cùng đó là Thiền định (tập trung, đúng cách). 

Đạo đế dạy ta biết đâu là điều thiện đâu là điều ác khiến ta sáng tỏ được đôi mắt người phàm của ta. Nhân thức được cuộc sống này vô thường. Tránh bản thân khỏi những suy nghĩ của du vọng, những hành động như: giết người, hãm hại, đánh người,… Giữ cho ngôn từ ta nói ra đều là sự thiện, ta sẽ không còn như thù hận thì sẽ làm những điều bác ái, yêu thương con người. Vì Phật giáo cũng như những tôn giáo khác đều dạy con người ta rằng hãy yêu thương nhau. Bát Chánh đạo là kim chỉ nam để giác ngộ, giống như chiếc bè khi đã đến được bên kia bờ sông sẽ không cần bè để quay trở lại.

Nhờ Đức Phật mà ta đã có một nền tảng vững chắc đó là Tứ đế. Nơi mà con người sẽ học hỏi được rất nhiều để có thể vững tâm bước qua con đường phía trước ta sẽ không bao giờ quay đầu lại đó là chấm dứt vòng luân hồi. Đây cũng sẽ sự thúc đẩy để ta vững tâm tiến lên để tìm thấy nơi mà ta thật sự thuộc về. Đây quả là một bài thuốc trị bệnh hiệu quả cho những tâm hồn đang đau khổ cuộc sống ở đời này.

Mỗi một định nghĩa, bài học giáo lý đều được giải thích một cách cụ thể để hiểu hết được hàm ý bên trong. Vì tất cả những điều đó là chân lý, lý do mà ta phải tìm chân lý, khả năng ta có thể thay đổi và cuối cùng đó chính là cách ta nên sống theo để đạt được Niết Bàn. Những học trò của Người và cả người tu hành đều phải hướng bản thân mình theo như tứ diệu đế. Vì đây chính là cột sống của giáo lý mà Đức Phật đã đúc kết lại. Hãy nghe và tin Người vì chính người sẽ hướng ta đến cuộc sống bình an và hạnh phúc đích thực mãi bền vững mà ta cứ mãi tìm.

Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho quý độc giả. Nếu bạn cần thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình thờ tự, kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ trực tiếp tư vấn giúp bạn sở hữu những không gian chuẩn tâm linh nhất.

dược sư lưu ly quang vương phật

Dược sư lưu ly quang vương phật là ai?

Đạo Phật được đa số người Việt thờ tụng để cầu bình an, may mắn, sức khoẻ… đến gia đình và người thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ về từng đức Phật. Sau đây, hãy cùng thietkenhathoho.com tìm hiểu về Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật 

Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật là ai?

Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật 

 

Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật 

Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật là phật độ chúng sinh khỏi những tam quan lợi ích tầm thường. Tên ngài được viết theo chữ Phạm là Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyal có nghĩa là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai và được gọi tắt là Phật Dược Sư.

Sở dĩ ngài được gọi vậy là do trong quá trình tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện, Ngài đã giúp dân chúng giải trừ hết bệnh tật, giúp họ có tâm trong sáng, thiện lương rồi trụ ở Tịnh lưu y. Hơn nữa, ngài và hai đại đệ tử của mình là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu tạo ra quyến thuộc để giáo hoá, cảm hoá chúng sinh.

Với bổn nguyện chính giúp dân chúng giảm đau thương, bệnh tật và phiền não về tâm và thân thể hướng họ về thế giới tốt đẹp. Vì đó, người ta đã dùng hai tư ” Lưu Ly” ám chỉ ánh sáng trong suốt, thanh tịnh không vướng bụi trần để đặt tên cho ngài. Cái tên Dược sư Lưu Ly Quang cũng từ đó mà xuất hiện.

Một số câu chuyện niệm Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Phật Dược sư Như Lai có tấm lòng cao thượng, bi mẫn vô biên. Ngài phù hộ dân chúng  bình an, khỏe mạnh, thoát khỏi những nỗi đau, tổn thất về mặt tinh thần và vật chất, những nguy hiểm cận kề và diệt trừ mầm bệnh. Vậy nên xung quanh Ngài có rất nhiều sự tích, câu chuyện về chấp niệm được cảm ứng.

Sự tích Phật Thích Ca kể về Phật Dược sư

Nghe đồn rằng, đức Thế Tôn với 36 nghìn vị đệ tử Bồ Tát trút tại thành Tỳ-xá-li đang hội nghị thì Ngài Văn lúc đó là đệ tử vi tu Bồ tát đạo thưa rằng:

 “ Trong tương lai, Phật pháp sẽ suy giảm, chúng sinh trên thế giới khó có thể học và đạt được chứng chỉ giáo pháp Thanh Tịnh. Điều đó dẫn đến việc chúng sinh dễ rơi vào lầm than, làm những việc xấu xa: trộm cắp, giết hại…Cuối cùng học sẽ nhận thấy báo ứng và bị tra tấn tinh thần, thể xác. Khi nhân loại càng ngày càng suy kiệt bởi bệnh tật và đau khổ, thế giới cạn kiệt đi tinh thần. Vậy ai sẽ là người cảm hóa và cứu rỗi chúng sinh?”

Nhận thấy tính nghiêm trọng của vấn đề, đức Phật đã giảng kinh Tám ngàn kệ tụng. Trong đó, chủ yếu là nêu lên những giáo huấn về đức Phật Dược Sư và nó đã được lan truyền rộng rãi cho dân chúng nghe.

Trước toàn thể các Đệ tử, Đức Phật giảng giải những vấn đề liên quan đến đức Phật Dược sư gồm những phẩm hạnh siêu tuyệt, tinh độ của ngài và cách làm thế nào để giúp chúng sinh có thể hóa giải lầm than, xóa tan đi bệnh tật, những đau khổ về tinh thần, thể xác. Ngài cũng dạy cách để tương thông với Phật, lợi ích của sự tín phụng và thực hàng giáo huấn của đức Phật Dược sư.

Tuy nhiên, sau khi nghe lời truyền giáo của đức Phật, nhiều người vẫn còn hoài nghi về sự hiện hữu của đức Phật Dược sư. Vì thế, Văn Thù đã đảnh lễ dưới chân 3 lần và quỳ gối trái xuống theo truyền thống và thưa: “ Để diệt trừ mối hoài nghi trong lòng các đệ tử, kính mong đức Thế Tôn chỉ rõ sự hiện diện của Đức Phật Dược, ngài có công hạnh như thế nào?”

Giải đáp thắc mắc đó, Đức Phật liền nhập vào đại đình để mời bảy vị Đức Phật Dược sư đến cho Đệ tử nhìn thấy. Chỉ trong chớp mắt, đức Phật Dược sư đã đến cùng với hai đệ tử là Nguyệt Quang Biến Chiếu và Nhật Quang Biến Chiếu. Và sáu vị đức Phật dược sư khác cũng đến cùng với đệ tử của mình.

Từ đó, Đức Phật dạy cách tụng thần chú cho bản thân, người khác và cách thức thực hành nghi thức chữa bệnh. Nghe xong, các vị đại thần đều hoan hỉ và đjat được chân lý và phát nguyện hộ trì của Phật Dược sư.

Những câu chuyện niệm Phật Dược sư được cảm ứng

Có rất nhiều câu chuyện tâm linh, nhiều người đã được Phật Dược sư cảm hoá và ban phước lành. Dưới đây là hai câu chuyện được lưu truyền nhiều nhất

Câu chuyện 1

Nước Thiên Trúc, nhà Bà la môn rất giàu có nhưng không có nổi mụn con. Ông ngày đêm cúng lễ, cầu nguyện với Tự Tại Thiên. Qua mấy năm cuối cùng đứa con trai cũng đến. Thằng bé trông khôi ngô, kháu khỉnh nên được cả nhà và mọi người xung quanh yêu quý.

Vào một hôm, có nhà sư phái Ni Kiền Tử đến khuất thực. Thầy xem tướng thằng bé rồi nói: “Đứa bé này diện mạo tươi tốt, nhưng có nét yểu, chỉ còn sống được 2 năm nữa”. Vợ chồng Bà la môn nghe vậy đâm ra lo lắng, phiền muộn, thân thể ngày càng hao gầy. 

Không lâu sau, ông liền kể mọi chuyện cho một vị Sa môn và được ngài khuyên “ Không nên lo lắng, việc họa có thể chuyển đổi. Tôi vẽ cho ông, rồi ông hãy tạo hình tượng Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và tụng niệm thờ cúng dường, rồi đứa bé sẽ được tiêu tai, tăng tuổi thọ”. Gia đình Bà la môn vui mừng, sắm sửa theo lời chỉ bảo,cúng, niệm Phật Dược Sư.

Đêm ấy, Bà la môn nằm mơ thấy 1 vị Minh quân bảo: “Ông đã theo Nghi Thất Phật tạo tượng cúng dường, do đó, con trai của ông sẽ sống thêm được 50 năm nữa” . Cuối cùng, thằng bé cũng tai qua nạn khỏi đúng như lời dặn (trích Tam bảo ký).

Câu chuyện 2

Ở Thiên Trúc, có người đàn ông thuộc dòng dõi giàu sang, nhưng về sau làm ăn sa sút, độ nợ nần rồi phải đi xin từng miếng ăn. Lúc đầu người thân còn giúp đỡ nhưng vì quá nhiều lần, họ cũng đành mặc kệ, đóng cửa cho ông tự sinh tự diệt.

Hôm đó, ông vô tình vào nghỉ tại một chùa đang thờ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Đang lúc buồn chán, ông chắp tay thành tâm sám hối, mong người phù hộ độ trì, rồi ngồi trước tượng Phật niệm danh hiệu Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Bất ngờ thay, đêm ngày thứ 5, trong lúc ngủ ông nằm mơ  thấy Phật Dược Sư hiện thân và dặn: “Do ngươi thành tâm sám hối và niệm danh hiệu Ta nên túc nghiệp đã dứt, sau này sẽ được hưởng cảnh giàu sang. Mau về ngôi nhà cũ, khai quật nơi nền, sẽ tìm được kho báu”.

Khi tỉnh lại, ông vội lễ Phật, rồi ngay lập tức trở về ngôi nhà cũ của cha mẹ. Khi đến nơi, ông thấy tường vách xiêu vẹo, rường cột mục nát. Sau 2 ngày dọn dẹp và đào nền, ông tìm thấy được những cái chum vàng bạc của tổ tiên ngày xưa.  Từ đó, ông lại  trở về với cuộc sống giàu có, nhà cửa huy hoàng, vật dụng tôi đòi sung túc (trích Tam bảo ký).

Những đại nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

 

Những đại nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Đại nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

1.Nguyện khi Ta hoá thành đạo Bồ-đề, thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, hào quang sáng rực khắp thế giới, mong các chúng sinh cũng được như Ta.

  1. Nguyện khi Ta thành Phật, tâm và thân thể sáng chói hơn ánh sáng mặt trời, tự tại làm Phật, giúp các chúng sinh ở chỗ tối tăm đều được cảm hoá và giác ngộ.
  2. Nguyện khi Ta thành Phật, có đầy đủ vô lượng phương tiện trí tuệ, giúp cho chúng sinh đầy đủ các món thọ dụng nơi thân tâm.

4. Nguyện khi Ta thành Phật, mong các chúng sinh tu theo tà đạo đều xoay về chánh đạo, hàng Nhị thừa sẽ đều hướng về Nhất thừa.

5. Nguyện khi Ta thành Phật, giả sử có chúng sinh theo giáp pháp của Ta tu hành, thì đều được hoàn hảo, dù có phạm giới mà nghe đến tên Ta, niệm tên Ta thì cũng sẽ trở nên tốt hơn.

6. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh nào có thân thể yếu ớt hay xấu xa, đui điếc hay câm, khi nghe tên Ta, niệm tên Ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan

7. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh không người thân, nghèo đói, thiếu thốn, ốm đau, không ai giúp đỡ, khi nghe được tên Ta thì thân tâm yên lành quyến thuộc giúp đỡ cho, đến chứng đạo Bồ-đề.

8. Nguyện khi Ta thành Phật, các nữ nhân bị khinh thường, thấp kém, nếu nghe được tên Ta thì bỏ thân nữ nhân, thành tướng trượng phu cho đến chứng quả.

9. Nguyện khi Ta thành Phật, thì các chúng sinh thoát vòng luân hồi, hầm than mà về nơi chánh đạo, tu Bồ-tát hạnh mau chứng đạo Bồ-đề.

10. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh bị pháp vua trói buộc đánh đập,trừng trị, giam vào ngục tối…khi nghe tên Ta thì đều thoát khỏi.

11. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh bị đói khát, lúc nghe tên Ta, chuyên niệm thọ trì, thì Ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ, bình yên.

12. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh nghèo không có quần áo mặc, ngày đêm khổ sở, lúc nghe tên Ta chuyên niệm thọ trì, thì Ta theo tâm mong cầu ấy khiến được đầy đủ y phục hoa hương.

Những tôn tướng của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Theo ghi chép của Phật Giáo, Phật Dược Sư có 7 tôn tượng. Mỗi vị đều có đại nguyện, ứng thân riêng được tách ra từ Phật dược sư. Các danh hiệu của các ngài lần lượt là: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai.

Những tôn tướng của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Tôn tượng thứ 1: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

Đức Phật Dược sư Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai  

 

Tôn tượng thứ 2: Đức Phật Dược sư Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai  

Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai  

 

Tôn tượng thứ 3: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai  

 

Pháp Hải Lôi  Âm Như Lai 

Tôn tượng thứ 4: Pháp Hải Lôi  Âm Như Lai 

 

Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai

Tôn tượng thứ 5: Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai

 

Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai

Tôn tượng thứ 6: Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai

Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai.

Tôn tượng thứ 7: Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai.

Ý Nghĩa khi thờ Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Thờ tượng Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật

 

Thờ tượng Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Dược sư theo nghĩa đen được hiểu là thầy thuốc chữa bệnh. Mọi người khi thờ Phật này mong muốn có cuộc sống an lành, mạnh khỏe về sức khỏe, tinh thần hướng họ tránh xa khỏi những lợi lạc, mê vọng đời thường và giúp họ giác ngộ và giải thoát. Cho đến hiện tại, đức Phật Dược sư được thờ hầu hết tại các nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng.

Khi thờ Phật Dược sư, ngài sẽ hướng chúng sinh đến năm tâm niệm sau:

Diệt trừ sự tham lam và phát tâm bố thí

Chúng sinh hãy mở rộng tấm lòng, không quá so sánh, tham lam về mặt vật chất, ích kỷ bo bo giữ riêng mình mà hãy phân phát chia sẻ với mọi người xung quanh.

Diệt trừ sự phạm tội và giữ sự lương thiện

 Với những lầm lỗi, nghiệp chúng sinh tạo nên nhưng biết lỗi sẽ được Phật chuyển hóa và hướng đến làm những việc thiện giúp ích cho cộng đồng.

Diệt trừ sự ganh ghét

Không được ganh ghét, đố kỵ với người khác vì nó là hành động hèn hạ, đáng khinh. Thờ Phật Dược sư sẽ giúp họ loại bỏ suy nghĩ này, hướng đến sự hoà nhập, đồng cảm và sẻ chia lẫn nhau.

Diệt trừ sự mưu tính, hãm hại nhau mang đến sự yêu thương

Những âm mưu, thủ đoạn, toan tính … nhằm mục đích hãm hại lẫn nhau sẽ được hoá giải. Đưa chúng sinh về với sự bình yên, hoà bình và yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Được sanh Cực lạc

Với những hành giả phát tâm niệm Phật thì Phật Dược sư sẽ trợ duyên giúp họ có được đầy đủ phước báo, kiếp sau được chuyển đến thế giới Cực lạc, thế giới an toàn và bình yên.

Dược Sư Lưu Ly Quang Vương phật có tấm lòng nhân từ, vị tha luôn cứu rỗi chúng sinh. Ngài dùng hết đại nguyện của mình để cầu nguyện, cảm hoá, mong muốn cuộc sống tốt đẹp nhất cho nhân loại. Vì vậy, mỗi người nên chú tâm vào việc thiện, ngày đêm tích đức, niệm Phật để có cuộc sống an ổn, yên bình.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp quý chủ độc giả có thể hiểu biết hơn về Dược Sư Lưu Ly Quang Vương phật. Nếu bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ, các công trình thờ tự tại gia có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian đẹp nhất.

tượng thờ quan công

Tại sao thờ quan công

Quan Công là vị tướng văn võ song toàn, nhưng mặt mày dữ tợn, tay cầm đao gươm, cưỡi ngựa hoặc đọc sách. Vậy vì sao người dân lại tôn sùng và thờ cúng ông, thờ quan công có ý nghĩa gì, cách thờ cúng Quan Công chuẩn nhất như thế nào. Mời các bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung bài viết tại sao thờ quan công dưới đây.

Quan công là ai?

Quan công là ai?

 

Quan Công hay còn được biết với cái tên Quan Vũ, Quan Đế, Mỹ Nhiệm Công, tự là Vân Trường – một trong những nhân vật lịch sử tiêu biểu của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á. Ông là người Giải Lương (Sơn Tây, Trung Quốc), bố đẻ tên Quan Nghị, ông nội là Quan Thẩm. Tuy nhiên cũng có giả thuyết cho rằng ông là người Bồ Châu.

Quan Công là dũng tướng giỏi cả văn lẫn võ, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cùng Lưu Bị trong việc tạo lập nên nhà Thục Hán. La Quán Trung trong “Tam Quốc diễn nghĩa” đã liệt Quan Vũ vào danh sách “Ngũ hổ tướng” cùng với 4 vị võ tướng khác là  Hoàng Trung, Trương Phi, Mã Siêu và Triệu Vân.

Hình tượng Quan Công văn võ song toàn, tài đức vẹn toàn được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian từ thời kỳ nhà Tùy (581-618), tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa và được các nghệ sĩ khắc họa chi tiết trong các bộ môn nghệ thuật như kịch, tuồng, chèo, sau này là phim ảnh.

Năm 782, hơn 500 năm sau khi chết, ông được tôn vinh Võ Thánh (chức vị ngang với Văn thánh Khổng Tử). Ông cũng là vị võ tướng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có điện thờ riêng tại Đế vương miếu và phần lớn các võ miếu ở khắp nơi trên đất nước  Trung Quốc đều có tượng thờ ông với hình mẫu là mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt đao và/hoặc cưỡi ngựa xích thố.

Tại sao lại thờ quan công

Tại sao lại <b>thờ quan công </b>

 

Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và tín ngưỡng Nho giáo, nhiều ngôi đình thờ ở Việt Nam đã được lập để nhân dân thờ cúng Quan Công. Không những thế, trong một số gia đình, họ cũng chuẩn bị riêng một bộ tượng Quan Công mặc trang phục võ tướng, ngồi ở tư thế đường bệ, ung dung, tự tại.

Theo quan niệm dân gian, Quan Công là vị thần hộ mệnh cho những người đàn ông lao động chính của mỗi gia đình, bởi vậy mà việc thờ cúng này ngày càng được các gia đình tin tưởng. Cũng như thờ cúng gia tiên, thần tài, thổ công, táo quân, Quan Công cũng được thờ cúng vào các ngày lễ tết, mùng 1 âm lịch, ngày rằm hàng tháng. Đặc biệt là ngày vía Ông- 24/6 âm lịch.

Không chỉ vậy, thờ Quan Đế là một cách để cầu bình an và sự hòa thuận, êm ấm giữa các thành viên trong gia đình, cũng như cầu mong con cháu học giỏi, võ nghệ xuất chúng, may mắn và thành công. Trấn áp hung khí, chống lại thế lực tà ma, ngoại đạo xâm nhập vào ngôi nhà.

thờ quan công có ý nghĩa gì

<b>thờ quan công </b> có ý nghĩa gì

 

Quan công được biết đến đến là một vị tướng có dáng vẻ dữ tợn, ông luôn luôn đứng ra chống cái ác, bảo vệ lẽ phải và người dân. Chính bởi vậy ông được mọi người kính trọng lập bàn thờ trong nhà. Vậy Việc thờ cúng Quan Công có ý nghĩa gì?

thờ quan công trong nhà là cách mà người dân thể hiện thể hiện sự kính trọng đối với Quan Thánh và mong vị thần hộ mệnh này phù trợ gia đình có một cuộc sống hạnh phúc, bình an, may mắn, hòa thuận.

Với những người hành nghề kinh doanh, buôn bán việc thờ quan công được coi như việc thờ một vị thần tài may mắn giúp gia chủ thành đạt, thuận lợi trong công việc làm ăn. Với những người làm trong lĩnh vực quân sự họ thờ và tôn sùng ông như một vị thần bảo vệ tính mạng.

Như vậy, việc thờ quan công không chỉ trấn áp hung khí, mang lại thịnh vượng, trí tuệ và thành đạt cho người thờ, mà nó còn đem lại may mắn, tài lộc bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân.

Hiện nay, Mỹ Nhiệm Công không chỉ được thờ tại đền, chùa, miếu mà trong các gia đình nhiều người cũng lựa chọn tượng quan quân đọc sách hoặc quan công đứng tay cầm thanh long đao hoặc Quan Công cưỡi ngựa để thờ cúng trong nhà, để thể hiện sự khâm phục, ngưỡng vọng lớn lao dành cho ông.

tượng quan công đọc sách

 

Thờ tượng quan quân đọc sách thể hiện sự trung thành ý chí sắt đá không gì có thể thay đổi được.

 

tượng quan công cầm thanh long đao

Thờ tượng quan công đứng cầm thanh long đao thể hiện khí chất hào hùng, không chịu khuất phục trước khó khăn thử thách, đem lại sự uy nghiêm, trang trọng cho căn phòng gia chủ.

Thờ tượng Quan Công cỡi ngựa

Thờ tượng Quan Công cỡi ngựa giúp tôn lên sự oai nghiêm, hùng hồn và khí thế ngút trời của gia chủ.

Cách thờ quan công trong nhà

Việc lập bàn thờ quan công trong nhà tuy không cần quá cầu kỳ nhưng cũng phải tuân theo đúng nguyên tắc.

Chọn vị trí đặt bàn thờ quan công

Khi lập bàn thờ quan công , gia chủ phải đặt sao cho bàn thờ quan công cao hơn so với bàn thờ tổ tiên nhưng thấp hơn bàn thờ Phật. Đặt bàn thờ ở những cao ráo, khô thoáng, lịch sự. Tuyệt đối không đặt ở những nơi ẩm thấp, tối tăm, gần nhà bếp hay khu vực vệ sinh hay trong phòng ngủ.

Khai quang tượng Quan Công

Khi muốn thờ cúng bất kỳ tượng thần nào gia chủ cũng cần phải khai quang tượng. Nghi lễ khai quang sẽ giúp bức tượng phát huy tối đa năng lượng và việc thờ cúng mới trở lên linh nghiệm.

Để tiến hành khai quang điểm nhãn cho tượng mới, gia chủ chuẩn bị lễ vật và chọn ngày cúng cẩn thận. Khi tiến hành khai quang cần phải đúng cách. Sau khi khai quang xong, tượng sẽ có khả năng phù hộ, bảo vệ cho gia đình.

Chuẩn bị cỗ cúng Quan Công

Khi chuẩn bị mâm lễ cúng, gia chủ có thể chọn dâng lễ mặn hoặc lễ chay đều được. Nếu chuẩn bị cỗ mặn, gia chủ cần chuẩn bị theo thực đơn sau:

  • Thịt lợn hoặc thịt dê, tuyệt đối không dùng thịt trâu, chó, gà
  • Rượu trắng
  • Canh xương hoặc canh mộc, canh măng

Đối với cỗ chay bao gồm:

  • Trái cây: có thể là 5 loại quả khác nhau, hoặc một loại quả nhưng chọn theo số lẻ, 3 quả, 5 quả 7 quả…Quả không bị dập nát, héo, khô và không dùng hoa quả giả.
  •  Hoa tươi: Hoa có cả nụ, cành, lá, còn tươi mới, màu sắc rực rỡ.
  • Trầu, cau.

Những ngày cúng Quan Công trong năm

Một năm sẽ có 4 ngày vía Quan Công. Vào những ngày này, nếu gia chủ chưa có bàn thờ có thể lập bàn thờ, khai quang tượng. Còn những gia đình nào đã có bàn thờ thì gia chủ nên thắp hương tại nhà hoặc hành hương tại đền thờ Ngài để cúng bái, xin bùa cầu phúc lộc.

– Ngày 03/01 âm lịch hàng năm là ngày Quan Công quy y Tam Bảo, hiển thánh. Vào ngày này, gia chủ nên dâng lễ vật, hương hoa lên bàn thờ Ngài, không được cúng lễ mặn.

– Ngày 13/05 âm lịch là ngày Quan Công hiển linh tiêu diệt kẻ ác, cứu giúp người lương thiện. Vào ngày này, bên cạnh việc dâng hương thì gia chủ nên chuẩn bị thêm mâm cúng chúng sinh để tích đức.

– Ngày 13/06 âm lịch là ngày cúng tử.

– Ngày 24/06 âm lịch là ngày cúng vía Quan Công ở đền thờ Ông tại Hội An, Quảng Nam. Vào ngày này, gia chủ cũng vẫn dâng hương và làm lễ tại nhà. Nếu có điều kiện, thì có thể hành hương về đền thờ để cầu khấn được linh nghiệm nhất.

Vị trí trưng bày tượng Quan Công trong nhà hợp phong thủy

Vị trí trưng bày tượng Quan Công trong nhà hợp phong thủy

 

Tượng Quan Công là một bức tượng phong thủy có năng lượng rất mạnh, có khả năng bảo vệ và hóa giải hung khí, sát khí của gia đình. Vì thế mà gia chủ cần đặt ở các vị trí trang nghiêm để tượng phát huy tối đa công dụng.

Khi thờ cúng, tượng cần đặt ở những nơi cao ráo để canh giữ cửa trước. Đại đao và thanh gươm là vũ khí chính thường đi theo Ngài, bởi vậy, gia chủ nhớ đặt bên cạnh Ngài. Dưới đây là những vị trí trưng bày tượng Quan Công trong nhà hợp phong thủy mà bạn nên biết.

Đối với phòng khách: Tượng được đặt đối diện cửa chính và mặt hướng ra ngoài. Mục đích của vị trí này là giúp gia chủ ngăn chặn tà ma ngoại đạo xâm nhập vào trong nhà. Đây là vị trí đặc biệt thích hợp với những gia đình có hướng nhà xấu.

Đặt tượng Quan Công ở phía sau lưng bàn làm việc giúp gia chủ thuận lợi hơn trong làm ăn, kinh doanh, tránh được tiểu nhân hãm hại, kẻ xấu quấy phá và tăng thêm uy quyền của người thờ đối với cấp dưới.

Đặt tượng ở hướng Tây Bắc, mặt tượng quay ra cửa là vị trí giúp cho Quan Công có thể canh chừng, quan sát những người ra vào nhà giúp gia chủ.

Ngoài cách mà nhà thờ họ giới thiệu ở trên, gia chủ cũng có thể bày tượng theo cung mệnh của bản thân. Cách làm này sẽ có phần phức tạp hơn nhưng cũng mang lại hiệu quả và linh nghiệm cao hơn rất nhiều.

Một số lưu ý khi thờ quan công tại gia

Một số lưu ý khi <b>thờ quan công </b> tại gia

 

Khi tiến hành thờ cúng Quan Công gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tuyệt đối không được đặt tượng trực tiếp xuống đất, mặt sân, những vị trí này thể hiện sự bất kính, dễ dẫn đến tai họa cho gia đình.
  • Lưỡi đao của Quan Công không được hướng thẳng ra cửa chính, vì sẽ khiến gia đình dễ đau ốm, mệt mỏi, bệnh tật.
  • Đặt tượng đúng vị trí như chúng tôi giới thiệu phía trên, không đặt lung tung.
  • Không để tượng trong tủ kín như két sắt, tủ quần áo hay các hộp kính
  • Nơi thờ phải thanh tịnh, không được làm những việc ô uế, sát sinh bên cạnh.
  •  Tuyệt đối không được đặt tượng Quan Công trong nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc tại sao thờ quan công . Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết hôm nay của chúng tôi.