Vô ngã là gì?
Mỗi người đều có một bản ngã riêng, nhưng vì sao Phật thường hướng chúng ta đến vô ngã? Thực ra, vô ngã theo quan niệm của nhà Phật là một quá trình rất dài tu tâm của con người. Người ta muốn hướng đến một cái tâm không còn chấp nhất một chuyện gì, không cố gắng đến mức cực đoan rồi gây ra khổ ưu và phiền não cho bản thân và mọi người. Để tìm hiểu vô ngã là gì? Xi mời quý độc giả tham khảo bài viết của thietkenhathoho.com dưới đây.
Vô ngã là gì?
Vô ngã là một trong ba pháp ấn chỉ có trong quan điểm Phật giáo
Cùng với Khổ và Vô Thường, Vô ngã là một trong ba pháp ấn thuộc về quan điểm của nhà Phật. Theo đó, người ta cho rằng, không có một bản ngã nào là vĩnh cửu, không có một cái gì trường tồn, bất biến trên thế giới. Mọi thứ đều phải phụ thuộc và liên kết với nhau để tồn tại. Điều này có nghĩa là mọi sự vật được sinh ra là do duyên, phụ thuộc vào điều kiện nào đó. Chứ chúng không hề có quyền tự quyết định việc sinh ra hay hủy hoại chính mình. Đã có sinh thì phải có diệt, hay đối ngược lại với vô ngã là vô thường. Sự vật bị diệt đi là khổ, cái gì khổ lại biến đổi theo duyên sinh lại thành vô ngã.
Theo Kinh Sáu Xứ
Kinh Sáu Xứ cho rằng tự ngã có nghĩa là vĩnh hằng, nó không được sinh ra cũng không diệt và bất biến. Lục căn của con người gồm 6 thứ là Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý được sinh ra cũng có khả năng biến mất, thay đổi theo sự lớn dần của con người nên nó là vô ngã. Lục Trần gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp cũng có sinh có diệt, nên lục trần vô ngã. Lục thức kết hợp từ lục căn và lục trần cũng có sinh có diệt, nên lục thức cũng là vô ngã. Nói vậy, còn người không có thực thể, duyên cũng thế do đó quả cũng là không. Nhưng do sự gặp gỡ của lục căn dựa vào duyên sinh mà kết hợp với lục trần hay do môi trường điều kiện bên ngoài mà tiếp xúc với lục thức. Vì thế mà chúng luôn thay đổi, chúng được sinh ra và mất đi và trở thành vô ngã.
Quan niệm vô ngã theo lý duyên hợp
“Tứ Đại Giai Không” là tư tưởng của nhà Phật về việc sinh ra và hình thành của vạn vật trong vũ trụ. Nó cũng là quan điểm nói lên bản chất và hiện tượng của mọi vật bao gồm cả con người. Bốn thành phần của Tứ Đại Giai Không là Địa, Thủy, Hỏa và Phong, chúng không bao giờ tách rời nhau mà liên kết chặt chẽ với nhau trong mọi sự vật, tuy nhiên trong một vật vẫn sẽ có một yếu tố chiếm ưu thế hơn cả và là yếu tố thể hiện ra bên ngoài nhiều nhất. Giống như các vật chất luôn luôn chuyển động không ngừng của một vật mà các nhà khoa học hay nhắc đến, thì bốn yếu tố này cũng luôn biến đổi chứ không bao giờ đứng yên.
Vì thế, chúng cũng vô ngã, có thể suy rộng hơn vì chúng là những yếu tố hình thành nên vạn vật nên vạn vật đều vô ngã. Vậy thì theo Phật giáo, thân thể của mỗi chúng ta cũng chỉ là tạm bợ, là nơi lưu giữ của tứ đại giai không, khi chết đi mọi thứ sẽ trở về với từng loại Địa, Thủy, Hỏa và Phong. Khi đó, thức của con người sẽ lại lâm vào luân hồi, nhờ vào nghiệp mà ta lưu lại lúc sinh thời, nhờ vào duyên sinh hòa hợp mà lại để tứ đại nương vào. Trong lúc đó, con người sẽ trải qua tám thứ khổ là sinh, lão, bệnh, tử, ân ái chia lìa, oán thù gặp gỡ, ước muốn không thành, thân tâm đều khổ.
Còn theo Ngũ Ấm Vô Ngã thì các nhà Phật gia cho rằng vạn vật được hình thành và sinh ra theo quy luật duyên sinh và y tha khởi. Du cho sự vật có biến đổi vô thường, nằm trong nhiều hình thái khác nhau thì chúng đều do ngũ ấm hình thành. Trong đó, ngũ ấm bao gồm năm ấm là Sắc ấm, Thọ ấm, Tưởng ấm, Hành ấm và Thức ấm chính là Phật tính được bao bọc trong mỗi con người.
Chính Đức Phật cũng đã dạy rằng, tuy các ấm khác nhau về mặt hình thức nhưng cơ bản chúng giống nhau về mặt tính chất. Như thế, mỗi ấm đều là tâm Phật của ta, vậy một người có đến năm cái ta liệu có hợp lý? Nhưng thực ra, mối ấm sinh ra rồi đều sẽ bị diệt hay tan ra, chúng đều chợt hiện rồi lại chợt mất theo thời gian. Vì thế mà ngũ ấm bị kéo đi mãi theo vòng luân hồi của con người mà trở nên vô ngã.
Quan niệm vô ngã theo tư tưởng giải thoát
Theo tư tưởng của Duy Thức, mối quan hệ giữa cái ngã hay chính là chúng ta với thực tại là sự liên hệ của nhận thức. Vì thế, cũng theo các nhà tư tưởng Duy Thức, đức tính của Phật khác biệt với bản tính của chúng ta. Hay chính là sự khác biệt giữa một người đã giác ngộ với người bình thường chưa được giác ngộ. Sự khác biệt này chủ yếu thể hiện qua mặt nhận thức hay tri thức của mỗi người.
Chúng ta điều biết rằng, Phật có tri thức vô biên. Sự nhận thức của Ngài về thế giới đã vượt lên dự kiến, nằm ngoài quy kĩ. Vì thế mà ta thường nói người có Phật tính là người uyên bác và có tâm rộng lớn vì thế mà Phật biểu tượng cho sự thanh tịnh và một tâm trong sáng. Còn trái lại, với một người chưa giác ngộ, là một người bình thường thì tri thức của họ là có hạn và nằm trong một quy kĩ. Vì thế, Duy Thức cho rằng chỉ có Phật tâm là có nhận thức thực tại một cách chân thực nhất, còn tri thức của con người bị giới hạn bởi một số sự vật hiện tượng giả và chỉ hiện hữu tạm thời.
Vô ngã là hình thức ẩn dấu cái ngã
Như đã nói từ đầu, mỗi người đều có cái ngã của mình hay chính là cái “tôi”. Theo quan điểm Phật giáo, cái ngã chính là sinh lão bệnh tử, khổ đau và ưu phiền. Ngược lại với cái ngã chính là vô ngã. Nó được cho là bất sinh bất diệt, bất biến và trường tồn vĩnh cửu hay vô ngã chính là hình thức nhận thức vượt khỏi vô minh. Cái “tôi” của con người rồi đến một ngày nào đó sẽ diệt, nhưng nếu rèn luyện và tu vô ngã lại không.
Phẩm hạnh hay theo từng kinh sẽ là Tứ Đại hay Ngũ ấm sẽ luôn sinh ra rồi lại diệt, trôi theo sự luân hồi liên tục mà nghiệp ta tu trong đời mà trở nên vĩnh hằng. Phật dạy ta vô ngã để có thể giải thoát con người khỏi cái ngã trần tục, giải thoát cái ngã của mỗi người khỏi sự sinh diệt và đi vào luân hồi của vô ngã.
Ý nghĩa của vô ngã
Vô ngã là nhận ra thực tại vượt qua cái tôi của mỗi người, bỏ đi những ảo tưởng xa vời của nhân cách.
Pháp ấn Vô ngã mang một ý nghĩa rất lớn lao đối với các cao tăng và cả các phật tử. Nó xuất hiện trong một lần tu luyện cái tâm của mỗi người. Giúp chúng ta trong việc nhận ra thực tại vượt qua cái tôi của mỗi người, bỏ đi những ảo tưởng xa vời của nhân cách.
Ý nghĩa của vô ngã trong Phật giáo nguyên thủy
Theo Phật giáo Nguyên Thủy trước đây, người ta cho rằng chỉ có các nhà sư thấu hiểu thế gian mới thực sự hiểu biết về vô ngã. Và cũng chỉ có các nhà sư này mới có thể thực hành được nó, dù là cư sĩ hay những người theo đạo Phật cũng khó lòng mà nắm bắt được trạng thái này dù chỉ là cảnh giới tâm lý.
Cũng theo quan niệm này, các nhà sư là những người đã được thấy nhiều trải nhiều vậy nên họ thực hành được vô ngã, áp dụng được nó vào mọi sự vật hiện tượng. Nhưng đồng thời họ cũng từ chối mọi “cái tôi” của bất kỳ ai. Phật giáo nguyên thủy cho rằng, trạng thái niết bàn chính là trạng thái thực sự của vô ngã.
Tuy nhiên, quan niệm này lại gây ra một số tranh cãi xung quanh đó bời vì một số người lại cho rằng niết bàn là việc tu luyện đến một cảnh giới cao hơn của bản ngã đó là “bản ngã siêu việt”. Và những thầy tu niết bàn là họ không còn bị phụ thuộc hay tác động bởi bất cứ điều gì.
Ý nghĩa của vô ngã trong Phật giáo Đại Thừa
Còn theo Phật giáo Đại Thừa, người ta cho rằng sự vật hay hiện tượng vô ngã có nghĩa là nó có tính “không”. Và cũng theo Phật giáo Đại Thừa thì vạn vật trên thế giới này đều không có bản chất. Cũng bởi vạn vật không có bản chất nên có thể nói là không có gì thực sự tồn tại, sự vật và hiện tượng được sinh ra và tồn tại chỉ khi chúng có liên kết với các hiện tượng khác.
Phật tánh cũng là một trong những học thuyết của Phật giáo Đại Thừa nói về vô ngã. Trong đó, người ta cho rằng Phật tánh đều có ở mọi vật và thuộc về bản chất của nó. Như vậy có thể xem Phật tánh là một bản ngã hay không? Xung quanh vấn đề này cũng có những tranh cãi giữa hai trường phái.
Những người theo quan điểm của Phật giáo nguyên thủy cho rằng các nhà sư hay cao tăng Đại Thừa chỉ lấy Phật tánh ra làm lá chắn để lén lút nhân tâm về một bản ngã vĩnh cửu. Và cho rằng Phật tánh là một cái tôi vĩ đại chứ không phải vô ngã. Và đường nhiên các giáo sư của trường phái Đại Thừa phản bác lại rằng “Phật tánh không phải là một vật sở hữu mà Phật tánh là chính chúng ta”.
Vì thế, Phật giáo Đại Thừa cũng giải thích thêm về bản ngã rằng khi con người tu luyện hay càng hiểu rõ về bản thân mình thì “cái tôi” sẽ dần bị quên đi. Tuy nhiên nó không có nghĩa là con người sẽ mất kiểm soát hoàn toàn khi giác ngộ sự vô ngã mà có nghĩa là khi giác ngộ người ta sẽ không còn xem xét thế giới thông qua lăng kính chủ quan của bản thân và sẽ nhìn nhận thực tại một cách chân thực nhất. Điều này cũng có nghĩa là bạn đã có thể loại bỏ cái tôi, bỏ qua những ảo tưởng và dục vọng cố chấp của bản thân.
Ý nghĩa của vô ngã trong Ấn Độ giáo
Có thể nói Ấn Độ giáo có quan niệm khá giống với Phật giáo Đại Thừa hiện nay.Ho cũng cho rằng tâm trí và thân thể của một người thực ra không tồn tại và chúng không nên có sự gắn bó với một “bản ngã” nào. Mà chỉ có thể bằng cách tách rời với thế giới bên ngoài để trạng thái của cả tâm trí và thân thể mỗi người mới có thể đạt đến cảnh giới tự hấp thụ.
Hay cũng có thể hiểu đơn giản rằng, để có thể thực hành được vô ngã, thì con người cần phải bắt đầu từ sự tĩnh lặng trong tâm để cả tâm và thân đều tiến vào trạng thái an tĩnh nhất. Trong đó, Phật giáo đề cao quá trình khổ hạnh của mỗi con người để chiêm nghiệm và không cần phải vượt qua sự im lặng của tâm thức. Còn Ấn Độ giáo lại muốn tiến sâu hơn vào sự siêu nghiệm để tìm ra bản chất thật. Khi kết thúc, hay khi đã nhận ra thực sự tồn tại là gì thì họ sẽ chìm vào giấc ngủ sâu.
Vì thế đối với những người theo tư tưởng của Ấn Độ giáo, họ cho rằng mục tiêu cao cả nhất là chấm dứt những ham muốn tục trần để đi đến sự hòa bình tuyệt đối. Đây là quá trình để họ khám phá ra bản chất thật của cả bản thân và sự tồn tại cũng như mối quan hệ của họ với Đấng tối cao. Do đó, khái niệm vô ngã trong Ấn Độ giáo chính là sự giải thoát của một con người đối với bản ngã của mình, khi cái tôi biến mất hoàn toàn thì họ sẽ hòa vào ngã vũ trụ giống như một giọt mưa nhỏ rơi xuống cả đại dương.
Các thuyết vô ngã
Mỗi thuyết của Phật giáo lại nhìn nhận vô ngã theo các góc độ khác nhau
Qua những phân tích trên, ta có thể hiểu rằng vô ngã còn có thể được xem như là một pháp (phép) để cho làm trong sạch cái tâm của mỗi người. Giúp ta có một cái tâm trống rỗng, giải thoát khỏi cái ngã – cái sinh ra tội nghiệt của một người. Vô ngã giống như một hình thức thanh lọc và hư không hóa tất cả các hữu tồn trong tâm mỗi người. Chỉ khi tâm trong sáng, tri thức mới hiện lên. Nhìn chung vô ngã có ý nghĩa như thế, nhưng tùy các các thuyết giáo của Phật pháp lại có những góc nhìn khác nhau về vấn đề này.
Thuyết Vô ngã trong Thượng Toạ bộ
Thượng Toạ bộ là một trong những nhánh lớn của Phật giáo mang nhiều ảnh hưởng và kế thừa nhiều tư tưởng từ Phật giáo nguyên thủy. Họ cũng là một trong nhiều người tiếp cận đến vấn đề về vô ngã. Những thiền sư theo Thượng tọa bộ dựa trên sự giải thích của thuyết Duyên khởi để tìm hiểu về vô ngã. Theo đó, họ cho rằng, mọi sự vật hay hiện tượng đang hiện hữu bao gồm cả con người với trí tuệ của mình đều được hình thành qua một tiến trình kết hợp bởi những tính chất đặc thù, được gọi là Pháp.
Các cao tăng của Thượng tọa bộ cho rằng có 2 tiến trình của Pháp. Bao gồm tiến trình bên trong chỉ những hiện tượng xảy ra nằm ở nội tâm của con người, đó là sự chuyển biến liên tục của những dòng suy nghĩ trong tâm thức mỗi người. Bên cạnh tiến trình bên trong, ta còn có tiến trình bên ngoài là chính là cơ sở cho sự tái sinh. Ví như lúc ta được sinh ra cho đến lớn lên chịu qua nhiều “khổ” tạo nên những “nghiệp” riêng rồi “giải thoát”. Tất cả các quá trình này đều nằm trong một chủ thể rồi từ chính những kinh nghiệm đó, con người tích lũy “nghiệp” của mình rồi lại tiếp tục tái sinh. Và thân thể của con người chỉ là một khối được hợp nhất từ đó mà không có một thực thể nào.
Theo tinh thần bát nhã, vô ngã là không tướng các pháp
Theo tình thần bát nhã, mọi quá khứ (khổ ách) của một người đều là hư không vì thế mà chúng ta không bao giờ có thể chạm tới. Còn thực tại đang diễn ra bây giờ thì chỉ là giả lập do sự vận động và kết hợp của ngũ ấm mà ta đã nói ở trên. Vì thế, hiện tại bây giờ chỉ là giả lập còn quá khứ thì không còn nữa vậy nên sự đau khổ đến từ quá khứ kéo dài cho đến giờ chỉ là những ảo giác nằm trong tâm trí của con người mà thôi.
Vậy thì có một câu hỏi là “bản ngã” liệu có phải thuộc ngũ ấm hay không? Ngũ ấm đã tạo ra năm cái tôi của mỗi người? Không thể! Bởi vì cái tôi không thể bám vào bất cứ các hạt của vũ trụ chợt có chợt không vì nó là bất biến. Nhưng quá khứ thì không còn, tương lai còn chưa đến vậy thì cái tôi nằm ở đâu? Chỉ còn hiện tại đề con người có thể tồn tại, họ phải có một bản tính rõ ràng với những đặc trưng khác biệt. Nhưng nó không có một hình dáng cụ thể nào, không màu sắc càng không hương vị, nên nó chỉ bám vào ngũ ấm để có thể hiện lên bên trong của thân thể mỗi người.
Nếu suy nghĩ như vậy, thì tinh thần bát nhã sẽ giúp con người có thể xem nhẹ đi “cái tôi” của mình. Cái tôi chỉ là một vật bám víu chứ không phải là một điều gì tối thượng mà chúng ta phải tuân theo để cho thấy sự yêu ghét hận thù gì. Chính vì cảm giác về cái tôi quá mãnh liệt của một số người làm họ tách rời khỏi thế giới thực tại, làm đẩy cao lên những suy nghĩ hay tình cảm lệch lạc dẫn đến những hành động hay lời nói gây ra đau khổ. Khám phá triệt để cái tôi tìm thấy được sự vô ngã là tìm được sự giải thoát cho thân tâm vì thế mà ngũ ấm có tánh không hay ta còn gọi là ngũ ấm vô ngã.
Lợi ích của vô ngã
Vô ngã là pháp ấn giúp con người có tâm trong sáng trong cả đời sống hàng ngày và cả trong quá trình tu luyện đắc đạo
Vô ngã không phải chỉ là một lý thuyết suông hay chỉ là một pháp ấn chỉ dành cho những người tu đạo mới có thể sử dụng. Vô ngã còn có thể được áp dụng vào đời sống hàng ngày, là biện pháp tốt để giúp con người tu luyện được cái tâm trong sáng. Là tiền đề để giúp người ta có thể sống an lạc.
Trong đời sống hàng ngày
Cuộc sống hiện thực cho ta thấy rất rõ những ưu phiền khổ não của con người. Thói sân si, giận hờn, ghét bỏ hay suy nghĩ tiêu cực luôn âu lo đều là từ những chấp ngã của con người mà ra. Sống chỉ chăm chăm vào bản thân, tham lam cho bản thân gia đình quên đi xã hội cộng đồng. Thấy người khác hơn mình thì lại sinh ra thói sân si giả tạo, cố đì người ta xuống để chứng tỏ cái tôi tuyệt đối. Ghét người khiến người không ưa, làm phật lòng người cũng là đang làm lòng ta bực bội khó chịu hơn. Con người còn chấp ngã nhiều chừng nào thì đến khi đó vẫn còn vướng vào những đau khổ. Và ngược lại, vô ngã nhiều chừng nào thì tâm bớt khổ chừng đó.
Cũng vì cái ngã muốn vơ về và thế hiển bản thân càng nhiều mới càng sinh ra thêm nhiều khổ ách khác. Lo mất nhà cửa, sợ hết tiền tiêu, ai mà đụng đến tài sản quyền lợi của mình thì lại nổi sân lên, không sân được thì lại càng lo được lo mất. Người tu đến vô ngã là người không còn chấp nhất với tiền bạc tài sản thì khi mất mát sẽ không còn đau khổ bằng người chấp ngã nữa.
Chấp ngã còn là ép người phải theo ta, ý kiến của ta là tuyệt đối, là luôn đúng rồi lại sinh ra cái nhau, hơn thua những suy nghĩ ganh đua, rồi lại tranh chấp phải trái. Lời qua tiếng lại làm nứt vỡ tình cảm, tệ hơn là dẫn đến đánh nhau lại thêm thua thiệt về thân xác. Người tu tính vô ngã là người luôn khiêm cung, không cần phải khoe khoang ích kỷ. Đó mới là người được mọi người thương mến và tôn trọng. Tu nhưng còn chưa thành thục thì người này sẽ còn bị đau khổ vì những lời nói gây tổn thương. Nhưng đã có một cái tâm trong sáng rồi thì dù là lời nói như dao cứa thì lòng ta vẫn sẽ sáng như gương. Chính vì thế mới có ý kiến cho răng, tu vô ngã là đi đến niết bàn, niết bàn rồi thì lòng sẽ không bao giờ còn thấy được đau khổ nữa.
Trên đường đạo
Đã là người đi theo con đường tu đạo, thì điều cần thiết nhất là một cái tâm thuần khiết và bỏ ngoài tai những định kiến. Vì thế, tu vô ngã là một điều rất quan trọng và cần thiết. Nhưng cũng đừng vì bất chấp tu hành mà lại sinh ra cố chấp, càng ngày lại càng rời xa con đường đạo.
Tu vô ngã là để hướng người theo đạo hướng đến điều thiện, việc thiện từ tâm như là bố thí, không mong cầu hồi đáp điều gì. Tu để giữ giới luôn tự nhiên không còn bị gò bó hay cấm đoán. Nhẫn nhục càng là một điều cần thiết phải giác ngộ khi tu vô ngã. Không bị mê hoặc bởi những ý niệm cố chấp, để có thể thốt lên rằng ý niệm đó xuất hiện cũng chỉ là tạm thời mà thôi. Vô ngã còn là con đường đi đến trí tuệ của đường đạo, để tiếp nhận những giác ngộ với cái tâm trong sáng nhất mà không hiểu sai lệch đi tư tưởng được truyền thụ đó.
Tu vô ngã còn là để hành Bồ tát đạo, để người tu hành cứu độ chúng sinh nhưng không cho bản thân mình là người đi phan hát hay chúng sinh là người nhận được ân huê. Vì nhớ được cái tâm vô ngã nên Bồ tát mới sẵn sàng xả thí thân mạng, ra vào sinh tử, chịu đựng khổ đau để cứu khổ chúng sinh.
Bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!