Cách hóa giải bát hương bản mệnh

Nếu bạn là một người tín tâm thì chắc hẳn không thể không biết đến bát hương bản mệnh, bởi từ lâu nó đã trở thành một trong nét đẹp văn hóa trong thờ cúng tâm linh của người Việt. 

Vậy bát hương bản mệnh là gì, được phân làm mấy loại? Cách lập và giải bát hương bản mệnh ra sao, mời các bạn cùng nhà thờ họ theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Bát hương bản mệnh là gì?

Bát hương bản mệnh là gì?

 

Bát hương bản mệnh hay còn gọi với cái tên quen thuộc là tôn nhang bản mệnh, là bát hương thường được thờ tại gia hoặc đền, chùa. Bản mệnh là bản mệnh gốc của mỗi một con người theo nghĩa Hán Việt. Thoạt nghe bạn có thể hơi khó hiểu, nhưng trong thế giới tâm linh, bát hương bản mệnh được xem là khí cụ của con người thể hiện lòng thành tâm và tôn kính, một lòng muốn gửi gắm thân mệnh của mình nơi đấng linh thiêng tối cao. Cầu mong nhận được phước lành, sự bảo bọc, che chở, ban tài tiếp lộc giúp cuộc sống của họ được may mắn hanh thông, gia đình thịnh vượng.

Bát hương bản mệnh có mấy loại?

Theo quan niệm của Thánh và Phật giáo thì bát hương bản mệnh được chia làm hai loại đó là:

Bát hương bản mệnh bắt buộc: bát hương dành cho người có căn đồng, là con của Tiên, Thánh, Vương mà họ có phải có nghĩa vụ trách nhiệm thờ phụng đấng linh thiêng. Những người này bắt buộc phải mở phủ, điện thờ tại gia để trình đồng hay nói cách khác là đội bát hương bản mệnh.

Ngoài ra, những người có căn quả từ kiếp trước được bề trên cứu rỗi, từ tiền kiếp đã phải lập bát hương bản mệnh thì kiếp này cũng cần phải tiếp bước lập tôn nhang bản mệnh của mình. Kiếp này vẫn phải nương nhờ đến các Ngài và nhớ ơn đức của Ngài đã cứu rỗi cuộc đời mình.

Bát hương bản mệnh tự nguyện: là bát hương được lập xuất phát từ cái tâm của người thờ. Đây là bát nhang dành cho những người có căn nhẹ không quá nặng nề, nhưng có tâm hướng thiện mong nhận được sự phù hộ của bề trên. Hoặc dành cho những người do cuộc sống mưu sinh mà chưa có điều kiện hầu hạ phục vụ Tiên Thánh. Ngoài ra, bát hương tự nguyện này còn dành cho những đứa trẻ mới sinh khó nuôi, thanh thiếu niên ngỗ ngược. Mỗi một tuổi sẽ có một số vị thần bảo hộ khác nhau, ngày cúng và đồ cúng cũng khác nhau.

Ý nghĩa của bát hương bản mệnh

Tùy vào suy nghĩ và quan niệm của mỗi gia đình về bát hương bản mệnh. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy rằng, việc lập bát hương bản mệnh đã mang lại ý nghĩa tâm linh vô cùng tốt đẹp. Nó thể hiện quy luật tồn tại của con người và thúc đẩy con người hướng đến điều thiện. Cụ thể:

 

Ý nghĩa của bát hương bản mệnh

 

Theo thuyết luân hồi và văn hóa phương Đông thì con người ai cũng có kiếp trước. Đó là một quy luật của tạo hóa mà không ai có thể chối cãi. Những ai khi sinh đã có số mệnh yểu, đa phần do kiếp trước họ đã làm nhiều điều sai trái, độc ác gây tổn hại đến sinh linh. Ngược lại, những ai kiếp trước có tấm lòng bao dung, bác ái, hướng thiện, ăn ở hiền lành thì sẽ được kéo dài số mệnh và cuộc sống luôn ấm no, hạnh phúc. 

Bản mệnh là cái tâm trong tiềm thức và cũng là gốc mệnh của mỗi con người. Do đó, lập tôn nhang bản mệnh có tác dụng nhắc nhở mỗi người nên có lối sống lành mạnh, tu tâm tích đức, chia sẻ, chan hoà với mọi người. Điều này giúp chúng ta luôn hướng về điều thiện, được thần linh che chở và tạo ra những điều ý nghĩa trong cuộc sống.

Cách bốc bát hương bản mệnh

Thông thường lễ này được làm vào tháng 2-3 của mùa xuân và 8-9 mùa thu âm lịch. Một số trường hợp đặc biệt, tín chủ có thể không cần đợi đến thời điểm đó. Chỉ cần chọn ngày lành, tháng tốt, giờ tốt, điện, đền thích hợp, thầy pháp tốt là được. 

Bát hương bản mệnh đặt ở đâu?

Về nguyên tắc khi bạn bốc bát hương bản mệnh ở đền – phủ – điện nào thì sẽ trở thành con hương đệ tử ở đó. Bát hương sẽ được đặt ở đó. Vào các ngày lễ tết, đầu năm, cuối năm phải đi lễ đầy đủ ở đó mới tốt. Trường hợp khoảng cách địa lý xa xôi, tín chủ có thể xin bát hương về nhà để thờ nhưng phải có bàn thờ riêng không thờ chung với bàn thờ gia tiên.

Lễ vật cúng gồm những gì

Trước khi bốc tôn nhang, trong ngày đó tín chủ cần phải chuẩn bị lễ cúng Thánh gồm:

  • Lục cúng (đèn, nhang, hoa, trái cây, trà, trầu cau) tùy tâm theo điều kiện.
  • Lễ mặn: gà luộc hoặc miếng thịt heo luộc, khoanh giò lụa, đĩa xôi, hũ rượu.
  • Lễ cúng hạ ban là 7 quả trứng sống (trứng gà, trứng vịt đều được), gạo, muối, rượu, và miếng thịt heo sống cắt ra 5 miếng nhỏ.
  • Vàng mã: nghìn vàng hoa hoặc nghìn vàng Tứ phủ, mâm hài Tứ phủ 24 đôi gồm 12 đôi to và 12 đôi nhỏ chia làm bốn màu, thêm vài đinh vàng lá…và đồ vật tùy tuổi của người muốn xin bốc bát hương.

Nghi thức bốc bát hương bản mệnh

 

Nghi thức bốc bát hương bản mệnh

 

Khi tiến hành làm lễ, người xin bát hương được gọi là tín chủ, ngồi ở giữa sập hoặc chiếu đọc văn khấn và hành lễ, đầu trùm khăn phủ diện đỏ, phía trên đội tráp hoặc mâm có sớ xin bát nhang, bát nhang, vàng lá, đôi nến đặt hai bên bát nhang, quả cau,  hoa tươi, lá trầu. 

Đồng thầy làm lễ sẽ đọc tấu thỉnh tên hiệu Thánh bản mệnh của tín chủ, đọc tên tuổi, địa chỉ và điều mong muốn kêu cầu Phật Thánh gia hộ cho tín chủ.

Nếu khất đài mà được nhất âm nhất dương thì mới xin kêu hạ bát nhang xuống để yên vị tại đền, phủ. Sau khi đã an vị bát nhang thì xin hóa giấy sớ, kim ngân vàng mã, hài hán. Sau ba ngày quay lại đền thành tâm lễ tạ Thánh. Cuối cùng, tín chủ xin phép hạ lễ vật xuống, lập tức đem trứng sống và thịt sống đi luộc chín. 

Văn khấn bốc bát hương bản mệnh

Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ, tín chủ có thể sử dụng bài văn khấn như sau:

“Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiến linh, hiến pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …, tháng …, năm …

Tên con là … tín chủ của …, ngụ tại …

Con xin làm lễ bốc bát hương bản mệnh, mục đích con nguyện khấn cầu …, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, làm ăn phát đạt, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các vị Thánh bản mệnh. Hôm nay con xin làm lễ bốc bát hương, kính xin các Ngài phù hộ độ trì cho con.”

Có nên lập bát hương bản mệnh không? 

Có nên lập bát hương bản mệnh không là câu hỏi được khá nhiều đọc giả của nhà thờ họ quan tâm. Theo quan điểm của Phật Giáo nói riêng thì việc lập bát hương bản mệnh có thể được xem xét trong từng trường hợp cụ thể, nhưng tốt nhất không nên lập. Vì như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, nnhững người tiền kiếp làm nhiều điều ác hay sân si thì dù có lập 10 bát hương cũng không thể sống không được. Vì thế, chỉ bản thân chúng ta mới có thể nắm giữ số mệnh của mình. Nếu bạn sống không có đức thì mệnh căn vẫn bị tổn thương và không có Thần nào độ được. Việc lập tôn nhang bản mệnh là không hợp với đạo lý, nhất là với những phật tử đã quy y Tam Bảo. Thay vào đó, bạn hãy tu tâm, hướng Phật, làm nhiều việc thiện, thay đổi bản thân để nhận về những điều tốt đẹp nhất.

Cách hóa giải bát hương bản mệnh

Theo Thượng Tọa Phật Giáo Việt Nam Thích Nhật Từ hiện đang trụ trì chùa Giác Ngộ chia sẻ về cách hóa giải bát hương bản mệnh như sau. Theo lời Phật giảng dạy trong các kinh, thì không có cái gọi là bát hương bản mệnh cho từng người, do đó ta không cần phải trình đồng, mở phủ. Tất cả những người tu học Phật phải nhớ, khi chính thức làm để tử Phật thì ngoài việc thành kính nhận Đức Phật và chân lý Phật làm thầy, cần phải pháp nguyện bất qui y Thiên, Thần, Quỷ, Vật. Tức là không thờ phụng Thượng Đế, không tín ngưỡng thần linh, không tin vào ma quỷ, và không cần phải vào đình, phủ thuộc các tôn giáo khác.

Từ bỏ các tập tục mê tín dị đoan nêu trên, chịu khó học Phật Pháp sẽ thoát khỏi nỗi sợ hại do mê tín gây ra. Không cần phải cúng kiếng bát hương bản mệnh mà tâm vẫn thoải mái, bình an vô sự, thoải mái thảnh thơi ở mọi nơi mọi chốn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc lập và giải bát hương bản mệnh. Cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nếu bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian chuẩn tâm linh nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời