bồ tát thích quảng đức

Bồ tát Thích Quảng Đức là ai ?

Trong lịch sử Phật Pháp có ghi chép vào năm 1963 có vị hòa thượng đã tự thiên thân vì đạo. Người đó chính là Bồ tát Thích Quảng Đức đã gây chấn động toàn thế giới và làm thức tỉnh lương tâm của nhân loại. Nhờ sự kiện này, Phật giáo Việt Nam đã giải thoát khỏi áp bức, sự diệt vong. Cùng với đó là màu nhiệm về trái tim của Người. Bài viết này của thietkenhathoho.com sẽ giúp ta tìm hiểu rõ hơn về lý do mà người thiêu thân và bối cảnh thời kỳ đó.

Bồ tát Thích Quảng Đức là ai?

Bồ tát Thích Quảng Đức là ai?

 

Hình ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức 

Thích Quảng Đức, tên thật của người là Lâm Văn Tức (1897-1963) là một nhà sư được kính trọng trong Phật giáo Việt Nam. Ông là người đã tự thiêu bằng xăng tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu). Tại Sài Gòn năm xưa, ngày 11 tháng 6 năm 1963 chính Người đã làm chứng cho Phật, lên án chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Hình ảnh chụp ông trong ngọn lửa đang cháy đã truyền đi khắp thế giới đã khiến chính quyền Ngô Đình Diệm bị chú ý gay gắt. Điều này cũng đã khiến giới báo chí và cả người dân trên toàn thế giới chú ý. Phóng Viên Malcolm Browne đã chụp bức ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu, cũng chính năm đó ông được nhận giải thưởng Ảnh Báo Chí Thế Giới. Cũng có nhà báo khác được nhận giải Pulitzer đó là David Halberstam vì ông đã tường thuật chi tiết về sự kiện. Sau đó, Ngài được hỏa táng nhưng trái tim vẫn nguyên vẹn dù đã thiêu 2 lần. Điều này được coi là biểu tượng của lòng từ bi hay còn gọi là xá lợi.

Nếu là ta sẽ không bao giờ có can đảm như vậy. Còn đối với Thích Quảng Đức đây lựa chọn rất quan trọng, chính hành động này sẽ cứu rỗi cho Phật Pháp. Mặc dù phải đánh đổi mạng sống, nhưng ông đã thành công tăng sức ép lên chính quyền Ngô Đình Diệm. Khiến cả thế giới đổ dồn sự tập trung, buộc Tổng thống phải đưa ra những chính sách nhằm giải thoát bản thân, xoa dịu Phật giáo.

Nhưng vì chính sự chậm chạp trong việc điều chỉnh, cải cách đã khiến chính quyền lại đào hố sâu hơn cho bản thân. Trong khi đó phong trào của nhân dân Việt Nam vẫn đang diễn ra, điều này đã khiến Ngô Đình Nhu (em trai Tổng thống) tấn công vào các chùa trên cả nước.

Một lần nữa các nhà sư noi theo Bồ tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu thân để làm chứng vì đạo. Chính bởi sức ép của Phật giáo, Công giáo, lực lượng nhân dân Việt Nam đã thành công lật đổ chính quyền và hai anh em nhà Ngô Đình Diệm bị ám sát. Thành công to lớn này cũng nhờ vào hành động cao cả của Hoàng Thượng Thích Quảng Đức. Nhờ vào sự can đảm, yêu thương dành cho chúng sinh, làm chứng cho Phật đã xóa bỏ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa và dẫn lỗi cho Phật giáo khỏi khủng hoảng.

Cuộc đời và sự nghiệp

Bồ tát Thích Quảng Đức là tấm gương to lớn mà các Phật tử nên noi theo. Không chỉ dừng lại ở sự kiện màu nhiệm năm 1963 mà cả từ thuở còn nhỏ của Người. Chính việc tu tâm từ nhỏ, tin vào Phật đã giúp cho Người trang bị cho mình ý chí lớn không màng mạng sống.

Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu thân năm 1963

 

Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu thân năm 1963

Tiểu sử sơ lược về Hòa thượng thích quảng đức

Ông được sinh ra tại thôn nhỏ tên là Hộ Khánh tại tỉnh Khánh Hòa. Người sống chung trong gia đình có 9 người, là con trai của ông Lâm Hữu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương. Từ năm lên 7, Người đã được gia đình cho đi xuất gia. Nhờ việc được tu hành từ sớm nên năm 15 tuổi Người thọ giới Sadi, năm 20 tuổi thọ giới Tỳ kheo. 

Người có pháp danh là 是水 (Thị Thủy). Ngài đã giữ nhiều chức vụ khác nhau trong giáo hội Phật giáo như: trụ trì chùa Phước Hòa là trụ sở đầu tiên của Phật học Nam Việt, Phó trị sự và Trưởng ban lễ nghi của Giáo hội Tăng già Nam Việt,… Người không chỉ góp sức thông qua các nhiệm vụ trên mà còn có công lao xây dựng và trùng tu rất nhiều ngôi chùa ở Việt Nam ta thời bấy giờ.

Từ khi là một cậu bé 7 tuổi đến khi trưởng thành dường như là cả một đời Người đã dành cho Phật. Người luôn cố gắng cho đi như Đức Phật giảng dạy, làm lợi cho chúng sanh, làm gương để Phật tử noi theo, là ánh sáng soi dẫn cho những nhà tu hành khác. Đến năm 1958, vì tuổi già nên Người đã xin thôi chức vụ để dành hết thời gian tu tâm.

Sự kiện thiêu thân – trái tim màu nhiệm

Đúng vào ngày 11/06/1963, Người đã ngồi trong xe theo như đã sắp xếp từ trước. Xe của người dẫn đầu, thực hiện buổi diễu hành rước di ảnh của các vị Thành đã tử đạo. Khi đến ngã tư, Người xuống xe cùng với áo đã tẩm xăng từ trước. Người không lo sợ mà châm lửa tự thiêu chính mình. Ngọn lửa nhỏ kết hợp với xăng ngày càng cháy lớn hơn, nhưng Người bên trong vẫn an tĩnh chắp tay trước sự chứng kiến của tất cả mọi người. Lửa dần tàn, Hòa Thượng cúi đầu như đang chào, rồi từ từ ngửa ra sau và tay vẫn còn bắt ấn.

Hành động của Ngài đã làm thức tỉnh đức tin vào Phật của các vị Tăng ni, Phật tử và kể cả toàn thế giới. Chính nhờ vào việc tu tâm, lòng từ bi của Người dành cho chúng sanh mà giúp ta thấy rằng lửa đốt cháy thân xác không đau bằng mất đi niềm tin, mất đi Phật giáo. Đối với người phàm như ta, chỉ cần vết bỏng đã là đau đớn nhưng người vẫn than nhiên vì nơi Người sẽ đến là bên Đức Phật.

Sau đó, Người được đưa đi làm lễ hỏa thiêu. Với sức nóng hơn 4.000 độ C của lò hỏa thiêu nhưng trái tim người vẫn còn nguyên vẹn. Qua cả 2 lần hỏa thiêu mà trái tim lại không bị đốt cháy điều này là biểu hiện của trái tim xá lợi. Trái tim của lòng từ bi, hiện tượng màu nhiệm tâm linh làm chứng cho Phật giáo. Điều này ứng nghiệm với lời Ngài nói khi còn sống:

  • Một là, sau khi tự thiêu sẽ còn một vật vẫn tồn tại (trái tim Người) – thành quả cả đời tu hành của Ngài.
  • Hai là, nếu chết tư thế nằm ngửa thì Ngài sẽ thành công giành quyền bình đẳng cho Phật giáo.

Và những lời tiên tri đó đã thành hiện thực, cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã làm cho chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ hoàn toàn, Phật giáo thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng.

Trái tim bất tử của Bồ tát Thích Quảng Đức chính là màu nhiệm đặc biệt của Phật Pháp, đó thành quả của nếp sống tu hành, cái tâm từ bi vì lợi chúng sanh của Ngài. Cũng chính điều này đã soi sáng cho rất nhiều vị tu hành khác noi gương, vượt qua suy nghĩ đau khổ ở đời mà làm chứng cho Phật. Những điều Phật dạy ta không còn chỉ trong sử sách, giáo lý giảng dạy mà phải là màu nhiệm hiện thực ở đời. Hình ảnh thể hiện cho việc Phật thật sự tồn tại, thế giới tây phương cực lạc là có thật, nhân gian này là vô thường.

Bên cạnh đó, sự kiện này còn gây chấn động đến dư luận toàn thế giới. Đại nguyện của Người đã thực hiện được, ngọn lửa thiêu thân đã soi sáng dẫn lối. Sự hy sinh đánh dấu cho quyền lợi của con người, quyền lợi của Phật giáo và mang lại hòa bình cho Việt Nam và toàn cầu.

Người để lại gì cho hậu thế

Người để lại gì cho hậu thế

 

Trái tim món quà cho hậu thế

Người để lại hiện vật rõ ràng nhất đó chính trái tim bất tử của Người. Sau đó, trái tim của Người đã được đặt trên cốc thủy tinh và được cất giữ tại chùa Xá Lợi. Đối các Phật tử tin vào điều thiêng liêng này, một lòng thờ kính Người.

Nhưng vào ngày 21/8/1963 lực lượng quân Việt Nam Cộng Hòa đã tấn công vào chùa, muốn cướp đi bình tro của Ngài. Biết trước được sự việc sẽ xảy ra, 2 nhà sư đã chạy trốn và mang theo bình tro của Bồ tát. Còn trái tim đã bị bọn lính lấy mất. Nhưng có thông tin cho rằng trái tim bị đánh cắp là giả.

Cho đến năm 1975, trái tim đã được Ngân Hàng Pháp Quốc trao trả. Năm 2017, được chuyển về Việt Nam Quốc tự. Trái tim của người không phải như người phàm được làm bằng xác thịt. Trái tim xá lợi này kết hợp từ lòng từ bi, yêu thương chúng sanh, chứa đựng lòng tin yếu vào Phật.

Không chỉ có trái tim bất diệt là món quà Ngài để lại cho hậu thế, mà còn có niềm tin mãnh liệt dành cho Phật. Không phải là sự vật, hiện tượng hữu hình như trái tim xá lợi. Điều này ẩn sâu trong mầu nhiệm của Người. Người dùng thân soi sáng, đánh thức các Phật tử nhờ đó mà Phật giáo vững mạnh hơn. Thức tỉnh ý chí đấu tranh cho sự công bằng Phật giáo giúp một phần đánh thắng chính quyền Ngô Đình Diệm đầy tàn ác, giành hòa bình cho đất nước. Tinh thần bất khuất của dân tộc kết hợp với niềm tin tôn giáo.

Lý do Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu thân

Lý do Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu thân

 

Cuộc biểu tình của các Phật tử

Từ lâu Việt Nam ta đã theo đạo Phật, chiếm đến 70-90% dân số. Nhưng tình hình lúc đó Ngô Đình Nhiệm được Mỹ đưa vào Việt Nam lại theo Công giáo. Từ lúc đó, chính quyền đã đưa ra những chính sách thiên vị Công giáo từ việc cắt đất đai đến giảm thuế. Ngoài ra, nhiều sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa cũng cải sang đạo Thiên Chúa giáo. Dần dần khiến cho quân đội phụ thuộc vào tôn giáo này. Công giáo thì được nâng niu trong khi đó Phật giáo bị hạn chế trong việc tổ chức cộng đồng. Sự bất bình đẳng của chính quyền này ngày một tăng cao, gây rất nhiều điều khó khăn cho Phật giáo. Gay gắt tăng cao đỉnh điểm khi các Phật tử tổ chức buổi biểu tình nhân dịp Phật đản tại Huế, và đã có vụ nổ súng diễn ra. Cuộc nổ súng đã khiến 9 người thiệt mạng, trong đó theo như ghi chép có 5 người bị xe bọc thép bắt mất đầu. Tổng thống Ngô Đình Nhiệm thì không chịu trách nhiệm, quy trách nhiệm cho “Việt Cộng”. 

Chính vì những điều vô lý, đối xử bất công, kể cả việc treo cờ của Phật giáo bị cấm. Điều này đã khiến các Phật tử không thể ngồi yên. Đối với họ đây là nguy cơ khủng hoảng tiêu vong của Phật Pháp. Nhìn thấy chúng sanh đang hi sinh, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã viết ra đại nguyện của mình và xin bề trên thiêu thân làm chứng vì đạo. Những ngày cuối đời Ngài dành thời gian thiền định tại chùa Ấn Quang, tụng kinh vì muốn tự nguyện dùng thân mình làm vật phẩm cúng dường chánh pháp.

Vì sao người được coi là Bồ Tát

Vì sao người được coi là Bồ Tát

 

Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức

Sau sự kiện của Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn. Đã làm cho chấn động toàn cầu, thức tỉnh tâm hồn nhân loại thế kỷ XX. Chính hành động đó của Ngài được suy tôn lên thành bậc Bồ tát.

Bồ tát là Người có tấm gương sáng chói của việc tu hành siêng năng, để cho Tăng ni và Phật tử noi theo. Bởi chỉnh việc tu hành chuyên tâm mới giữ gìn được Tam bảo vững mạnh, lâu dài, làm lợi cho chúng sanh.

Qua sự kiện thiêu thân của Bồ tát Thích Quảng Đức, mong ta sẽ không chỉ vì thấy được màu nhiệm hữu hình mà tin vào Phật. Mà mong rằng ta sẽ thấy được nhiều giá trị tốt đẹp ẩn sâu bên trong Phật Pháp, từ đó ta sẽ mang lòng từ bi mình mang đi khắp nơi. Phật giáo luôn là tôn giáo được coi trọng ở mọi nơi.

Bạn có nhu cầu thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian chuẩn tâm linh nhất.

tây phương cực lạc là nơi nào

Tây phương cực lạc là nơi nào ?

Cõi Tây phương cực lạc là nơi Phật A Di Đà đã tạo ra để cho chúng sanh sau khi được giác ngộ sẽ đến nơi này cùng Người. Đây cũng là nơi mà các nhà tu hành luôn mong muốn đến, nơi này không còn những đau khổ của dương gian, thanh thản, tâm tịnh, cảnh vật nơi đây là theo tâm của chúng ta mong ước. Nhưng thế giới này có thật sự tồn tại hay không? Cảnh vật nơi đây sẽ ra sao? Để biết thêm những thông tin về Tây phương cực lạc hãy cùng thietkenhatho.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tây phương cực lạc là nơi như thế nào?

 

Tây phương cực lạc là nơi như thế nào?

Thế giới tây phương cực lạc

Đa số những mọi người đều cho rằng đây chỉ là một thế giới do con người ảo tưởng, Phật đã vẽ thêm vào để con người ta tin vào. Nhưng Đức Phật là người từ bi, không quan tâm đến những lời bàn tán bên ngoài. Chỉ ta hiểu và biết thì ta sẽ tin vào những lời Người dạy. 

Những người càng sống với tâm thanh tịnh, quên đau khổ ở đời thì ngày càng dễ thấy được nơi mà Phật đang đợi ta. Đó chính là thế giới có thật. Để hiểu chi tiết hơn ta cùng nhau tìm hiểu dựa trên hai góc nhìn khoa học và Phật giáo như sau:

Theo góc nhìn của Khoa học

Chắc chắn nếu ta đứng theo góc nhìn khoa học thì cõi Tây phương cực lạc không thực sự tồn tại. Nhưng theo thực tế có rất nhiều hiện tượng tâm linh mà chính các nhà khoa học không thể phân tích được, vẫn rất nan giải. Dù là quá khứ hay ở hiện tại thì khoa học và tâm linh luôn trái ngược nhau mà luôn có chừng mực. Cả hai bên đều có những cách suy nghĩ, phân tích khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau để giải thích cho những hiện tượng bí ẩn trên thế giới.

Theo một số thông tin ghi chép lại rằng, khi khoa học vẫn chưa phát triển như ngày nay. Chính Đức Phật đã nhìn nhận ra được trong một bát nước có rất nhiều vi sinh vật đang tồn tại. Cũng có nơi nói rằng Phật đã có thể nhìn thấu được thế giới khác dù ở một nơi rất xa nơi người đang sống, những gì người thấy được đến con người không thể nghiên cứu ra được đến tận những năm thế kỷ 20.

Ta có thể thấy rằng cho đến ngày nay khoa học vẫn không được xem là điều mà con người tin tưởng hoàn toàn, mà vẫn có những sai sót, những điều bí ẩn chưa giải ra. Nhưng với Đức Phật, đôi mắt của Người có thể nhìn ra những điều mà khoa học chưa tìm ra được. Tuy nhiên, việc con người muốn tin hay không đó vẫn phụ thuộc vào niềm tin của ta.

Tầm khoảng những năm gần đây, con người đã có rằng có thế giới khác vẫn tồn tại, có những người như chúng ta sống ở hành tinh gần ta trong hệ mặt trời. Đó là đĩa bay của người ngoài hành tinh. Con người bắt đầu nghi ngờ là khi thấy được một chiếc đĩa bay đã rơi xuống một nơi ở nước Philippin. Chính điều này các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu để giải thích, và tìm nơi họ đến từ đâu. Tuy nhiên đến này đó vẫn là ẩn số, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được điều này. Thời đại ngày nay đã ngày càng phát triển hơn, máy móc tinh tiến hơn nhưng vẫn không thể biết chính xác được sự tồn tại của thế giới khác ngoài Trái Đất. Có tận bao nhiêu thế giới khác ở hệ Mặt Trời này, có cả thế giới Tây phương cực lạc không? Vì chính những điều này mà ta vẫn chưa thể có những câu trả lời để khẳng định thế giới này có tồn tại hay không tồn tại.

Theo góc nhìn của Phật giáo

Theo góc nhìn của Phật giáo.

Khi qua đời con người đi về đâu

Phật tử là người luôn có niềm tin dành cho Đức Phật, chính bản thân họ cũng phải được học hiểu những giáo lý để biết Phật Pháp mà Người dạy. Họ cũng biết rằng thế giới Tây phương cực lạc là nơi linh thiêng mà học muốn đến, đây là mong ước cuối cùng của họ để diệt đi đau khổ của vòng luân hồi sinh tử.

Mặc dù niềm tin của những Phật tử rất mãnh liệt nhưng với đôi mắt của người phàm như ta không thể nhìn thấu được. Nếu đến với thế giới đặc biệt không có những buồn đau như cõi trần, là nơi đầy sự an tịnh, con người ta nhìn nhận ra được liền, thì có lẽ ai cũng có thể tu hành thành công một cách dễ dàng. Để có thể thấy được đến được cảnh giới này, những vị tu hành đã phải rất cố gắng, kể cả những vị La hán đã phải tu luyện và lắng nghe lời Phật. Việc noi gương Đức Phật, nghe lời dạy, tịnh tâm là những điều cần có để có thể thấy được những mầu nhiệm mà Ngài bày tỏ.

Khi tu hành những Phật tử dùng tâm thành kính của mình có thể cảm nhận được thế giới này, càng thành tâm càng nhìn nhận rõ ràng. Chính việc tu tâm niệm Phật là điều giúp ta khi không còn ở đời này sẽ được đến nơi mà Phật A di đà đang đợi ta đó chính là Tây phương Tịnh Độ (Tây phương cực lạc). Nếu ta đặt lòng tin vào những thứ tốt đẹp thì chắc chắn ta sẽ gặp được những điều đẹp đẽ. Chính lòng tin ta sẽ giúp ta biết rằng thế giới này có tồn tại. Đây chính là thử thách cho những người Phật tử để có lòng tin vào Phật Pháp.

Cõi trần và Tây phương cực lạc sẽ khác gì?

 

Cõi trần và Tây phương cực lạc sẽ khác gì?

Tây phương cực lạc nơi Đức Phật A di đà trị vì

Thế giới Tây phương cực lạc thường được gọi bằng những tên khác là An lạc quốc hay Tây Phương Tịnh Độ, đây là nơi mà Đức Phật A di đà đã tìm ra. Thế giới này được tạo dựng ra bằng sự chiêm nghiệm, thiện lành mà Đức Phật A di đà cố gắng giúp những Phật tử có thể coi đây là điều hướng đến. Chính vì có sự giúp đỡ, soi sáng đó mà giúp cho những nhà tu hành vững vàng niềm tin hơn. Nơi đây tạo ra cũng chính nhờ sự kiên trì niệm kinh, kiên trì giúp chúng sanh vượt qua đau khổ, lòng yêu thương của Đức Phật. Bởi vậy mà ta đã có nơi có thể hưởng một đời an tịnh sau khi đạt ngưỡng Niết Bàn.

Vô lượng thọ kinh hay Quán vô lượng thọ kinh và bộ kinh về Phật A di đà là thường nhắc đến Tịnh độ rất nhiều. Đối với những nhà tu hành hay kể cả Phật tử đều học theo kinh A di đà. Họ tin rằng nhờ việc học hiểu, niệm kinh sẽ giúp họ có thể dần dần hiểu ra những bài học sâu kín mà Phật nhắn nhủ lại, ngoài ra có thể nhìn nhận được phần nào thế giới Tịnh độ

Theo những bài giáo lý Phật dạy lý do có tên Tây phương cực lạc là bởi vì nơi này nằm ở hướng Tây. Nơi đây tràn ngập ánh sáng rực rỡ bởi hào quang của Phật A di đà tỏa ra. Thế giới ấy sẽ ngập tràn hương thơm như những bông sen nở rộ và châu báu quý giá. Chính ta sẽ cảm nhận ra được ta muốn được sinh ra ở thế giới này, được sinh ra bởi hoa sen, những điều ta mong ước đều là hiện thực, không còn theo quy luật sinh lão bệnh tử. Nếu muốn đến thế giới này, ta phải cố gắng tu luyện để được chính quả. Hạnh phúc lớn nhất không phải là châu báu quý giá mà là những lời dạy vàng ngọc của Đức Phật sẽ giảng cho ta, ta sẽ cùng ở bên người với hai vị Bồ tát ( Quan Thế Âm, Đại Thế Chí).

Đây là nơi khác hoàn toàn so với đời sống trần thế của ta đầy sự đau khổ, oán hận, đau thương, dục vọng, tiêu cực. Chính vì vậy mà có rất nhiều Phật tử luôn muốn bản thân mình đi theo con đường tu hành để đến đích hằng mong ước. Nơi này định nghĩa hạnh phúc khác hẳn sự hạnh phúc mà người phàm ta định nghĩa. Ta nên tu luyện từ những việc nhỏ nhặt đến việc lớn, noi theo Phật thì sau khi hồn lìa khỏi xác cũng là lúc ta chấm dứt vòng luân hồi.

Hình dáng của Tây phương cực lạc như nào?

Hình dáng của Tây phương cực lạc như nào?

Đài sen tỏa sáng nơi Tây phương cực lạc

Tây phương cực lạc là mong nơi của rất nhiều Phật tử muốn đời này tu hành để nhanh đến bên Đức Phật. Nhưng có khi nào ta thắc mắc rằng cảnh vật, hình dáng nơi đó như thế nào? Nơi đó có như Trái Đất ta không? Nguồn thức ăn nuôi dưỡng ta là gì? Ngoài câu hỏi thế giới có tồn tại không thì vẫn còn rất nhiều câu hỏi khác. Vậy ta hãy cùng nhau tìm hiểu về Thế giới Tịnh Độ này.

Bảo địa

Cõi Tịnh độ là nơi bao trùm bông lưu ly trong suốt. Có rất nhiều kim cương nâng đỡ phía dưới. Hình dạng của những tràng kim cương đều là hình tám góc cân nhau, mỗi mặt đều có những châu báu khác nhau. Mỗi châu báu đó khi ánh sáng chiếu vào lại phóng ra những tia sáng. Mỗi một tia sáng đó lại có tới 84 000 màu khác nhau, chiếu vào nơi đây lưu ly như những tia sáng của mặt trời tỏa sáng. Nơi đây thì bằng phẳng, các khu vực và đường xá đều được trang trí bởi những dây vàng. Những dây vàng này đều tỏa ra rất nhiều tia sang với như màu sắc khác nhau. Tia sáng đó tỏa ra với nhiều hình dạng như: hoa, sao, trăng,… chúng kết hợp với nhau tạo nên một bầu trời sáng chói giữa không trung. Bên cạnh đó sẽ là những đài hoa với rất nhiều như nhạc khí khác. 

Bảo thọ

Phía trên của bảo địa sẽ có rất nhiều cây Chiên đàn hương, Kiết tường quả. Được sắp xếp ngay ngắn và thẳng lối. Tất cả nhánh cây lẫn lá, bông, trái để được cắt tỉa cách chỉnh chu nhất. Những cây đó đều cao như nhau theo quy tắc cây 8.000 do tuần (do tuần là 19,5 km). Chất thất bảo đó chính thân, lá, hoa, trái của cây đó. Có những cây sẽ được làm thuần từ vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, mã não, chơn châu. Cũng có những cây gốc được làm bằng vàng, còn lại thì được làm bạc hay cả vàng được gọi là cây 2 chất báu. Có loại cây gốc là vàng, thân lại là bạc, nhánh thì là lưu ly, còn lại được chia ra đều theo vàng, bạc, lưu ly thì đây gọi là cây 3 chất báu. Chính vì điều này cũng sẽ có những cây 4 chất báu, 5 chất báu, 6 chất báu, 7 chất báu được sắp xếp xen lẫn nhau mà tạo thành một cây.

Khi ta ở trong cõi Tịnh Độ ta sẽ nhận ra rằng tất cả các cấu đều hiện rõ bóng trong cây như ở trong gương. Mỗi lá đều rộng 25 do tuần (487,5km) với hàng nghìn màu và ánh sáng phát ra, nhưng gân lá như chuỗi ngọc.

Bên cạnh những chiếc lá sẽ là những bông hoa phủ lên sắc vàng, thật rực rỡ như những vòng lửa. Trên vòng lửa đó sẽ là bình quý của Thiên Đế đó chính là trái của thất bảo. Trái đó sẽ tỏa ra những tụ ánh sáng vô lượng cùng bảo cái. Và trong đó sẽ chiếu lại tất cả những việc Phật trong thế giới Cực Lạc đó.

Sẽ có bảy lớp là lưới liên kết với chơn châu và được giăng trên mỗi bảo thọ. Cung điện sẽ nằm bên trong mỗi khoảng lưới đó tạo một không gian hoàn toàn rất xinh đẹp. Ở trong cung điện đó cũng sẽ có Thiên đồng, sẽ được đeo chuỗi năm trăm hạt. Mỗi một hạt ma ni đó sẽ chiếu sáng đến hàng trăm do tuần, khi nhìn cảnh đó sẽ như trên cây đang tỏa ánh hào quang vô cùng rực rỡ.

Bảo trì

Thế giới Tây phương cực lạc khắp nơi đều có những ao tắm, được làm bằng thất bảo, phía dưới đáy ao sẽ được trải kim cương với nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi một ao đều rộng trăm ngàn do tuần như biển cả to lớn.

Đặc biệt mỗi một ao đều có tới 60 hoa sen thất bảo, mỗi bông có thể to đến 12 do tuần, đủ màu sắc chiều xung quanh ao. Bên trong áo tắm sẽ là bát công đức, màu là thất bảo, mặt nước lên xuống theo những cọng sen chảy vào bông và cách hoa. Tiếng nước chảy tạo nên âm thanh tịnh tâm như một phép màu. Quan cảnh lúc đó sẽ là những ánh sáng được hóa thành những loài chim xinh đẹp bay lượn, hót cúng với lời niệm, lời ca tụng Phật.

Những làn sóng trên mặt nước thì gợn lăn tăn một cách dịu dàng như lời ba ngôi báu, ba la mật. Khiến người nghe được âm thanh này tâm liền tịnh lại, không còn phải suy nghĩ về những bộn bề chỉ còn tâm và chính bản thân. Khi bước vào ao tắm, thì có thể làm theo ý mong muốn. Nếu muốn áo nước thấp thì sẽ thấp, nếu muốn đến ngang bụng sẽ tới ngang bụng. Khi tắm chính thân thể người đó sẽ trở nên thoải mái hơn, nhẹ nhàng, tinh thần vui vẻ, sáng suốt.

Bảo lâu

Khi ta ở áo tắm sẽ thấy bốn phía xung quanh là những bậc thềm được làm bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, … tạo thành. Phía trên đó sẽ có rất nhiều những cung điện đầy màu sắc. 

Cả những tòa lâu đài đều làm bằng bạc, vàng, lưu ly, pha lê, … khi nhìn vào đó là một nơi đẹp mỹ mãn tráng lệ.

Nơi giảng dạy, tịnh xá và cung điện của Đức Phật A di đà, hai vị bồ tát của vfa gôm hàng nghìn cung điện khác của những người đến với tây phương cực lạc. Có những thứ thứ có thể trôi nổi trên những đám mây, cao lớn khác nhau. Tuy vào công đức tu hành càng dày hay ít thì sẽ có những chỗ ở to nhỏ khác nhau. Tất cả đều được bình đẳng vào việc tu hành của ta.

Xung quanh đền đài là có rất nhiều loại nhạc khí khác nhau trong khung cảnh trang nghiêm. Gió thì rung nghe nhàng khiến những nhạc cụ đó hòa vang thành tiếng.

Bảo tọa

Đây chính là chỗ ngồi quý báu nhất tại cõi cực lạc. Người ở tại thế gọi chiếc ngôi báu này chính là bảo tọa. Người tu hành để thành Phật cũng gọi chỗ ngồi của Đức Phật là bảo tọa. Người được giác ngộ thành Phật thì cái ngôi đó cũng sẽ là bảo tọa.

Tòa sen sẽ có tổng cộng là 84 000 cánh, rộng 250 do tuần, xen lẫn với 100 màu khác nhau. Trên cánh sen sẽ có tận 84 000 gân phóng ra thêm 84 000 tia sáng. Xen vào mỗi cánh hoa đó sẽ là những hạt châu ma ni, mỗi hạt là phóng ra ngàn tia sáng. Các tia sáng đó kết hợp lại với nhau tạo nên một hình cây lọng. Đài sen thì không khí trang nghiêm với sự trang trí rất nhiều như hạt kim cương, hạt ma ni và cả những lưới đính chơn châu.

Phía trên đài sen đó sẽ là 4 trụ báu, có những mảnh lưới bao trùm phía trên. Trong mảnh lưới báu đó có 500 hột bảo châu, mỗi hốt phát ra 84 000 tia sáng, khiến cho khắp nơi bảo địa hóa ra đài kim cương, lưới chơn châu, những cây hoa xinh đẹp tỏa sáng,… tích tụ lại trở thành Phật sự trong Cõi tây phương cực lạc.

Sau những bài giảng của Đức Phật và vị Bồ tát thì ánh sáng vi diệu nơi tòa sen báu sẽ lớn đẹp hơn, vì đây là lý do Người tạo ra nơi này cho chúng sinh hướng đến.

Hy vọng bài viết đem đến cho quý độc giả nhiều thông tin bổ ích nếu bạn có nhu cầu thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình thờ cúng tâm linh khác có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn sở hữu những không gian chuẩn phong thủy nhất.

cúng dường là gì?

Cúng dường là gì?

Cúng dường thường được biết đến trong Phật Pháp là một lễ nghi quan trọng, thể hiện được lòng thành kính cho những vị linh thiêng. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được ý nghĩa và cách thức cử hành đúng đắn. Để từ đó có một nghi lễ nghiêm trang, tôn kính dành cho các vị. Chính bài viết này của thietkenhathoho.com sẽ là nơi bạn có thể học hỏi và chuẩn bị tốt những nghi thức để cúng dường làm lợi, tích đức cho bản thân.

Khái niệm về cúng dường

 

Khái niệm về cúng dường

Cúng dường lên Đức Phật

“Cúng dường” là một từ mang hàm nghĩa là một món ăn tinh thần lẫn vật chất để nuôi dưỡng các bậc đã có công sinh thành ta như ông bà, cha mẹ, tổ tiên,…người đã truyền những đạo lý làm người cho ta. Phật giáo cũng tuân theo quy luật lẽ phải này mà có ba ngôi báu đó là Phật, Pháp, Tăng sẽ giúp cho thâm tâm ta vững vàng không còn những dục vọng, tiêu cực. Ngọn lửa của vòng luân hồi đã truyền cho ta từ kiếp trước, đó là những người trong dòng dõi gia đình từ nhiều đời, nhiều kiếp người trước đó truyền lại. Hành động cho đi để nuôi dưỡng các vị tổ tiên của ta chính là cúng dường.

Ý nghĩa của cúng dường trong Phật Pháp

Theo thực tế, chính ba mẹ là người đã tạo ra một đứa bé đó chính là ta sau suốt chín tháng mười ngày. Ba mẹ là người nuôi ta lớn khôn, dạy dỗ ta nên người, là người thầy đầu tiên, người kiếm những đồng tiền để cho ta học, rồi khi trưởng thành lấy vợ và lấy chồng, sự nghiệp vững vàng. Đây là những công ơn quá lớn lao mà ta không thể nào viết hết trong một trang giấy, vì điều này ta phải có trách nhiệm phụng dưỡng cho cha mẹ lúc đau ốm, bệnh tật của tuổi già,…Sự lễ nghĩa với đấng sinh thành cũng là cúng dường. Tục ngữ dân gian Việt Nam ta cũng đã có câu “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, bởi vậy phận làm con cái phải cố gắng chu toàn chăm sóc cho ba mẹ. Ta phải luôn phụng dưỡng đấng sinh thành như cách đã quan tâm, yêu thương ta từ lúc ra đời đến bây giờ.

Về từ “bố thí” hay “cúng dường” đều là một, không phân biệt sự khác nhau. Tuy đều là một hành động đẹp, nghĩa tử. Nhưng hai từ này sẽ phù hợp trong từng trường hợp khác nhau. Đối với bố thí sẽ phù hợp với thọ nhận-ý chỉ lòng tốt muốn chia sẻ, cho đi. Còn với 

Cúng dường đó là sự tôn kính, ghi nhớ công ơn dành cho những người bề trên. 

Ta hãy nhớ rằng “Bố thí” không phải mang với thái độ, hành động chê bai. Càng không phải là sự ghét bỏ, khinh chê. Mà từ này có ý nghĩa là “cho, tặng, chia sẻ với mọi người”. Đây là hành động với ý chỉ ta hãy giúp đỡ mọi người với lòng nhân ái. Hãy cho đi, san sẻ với mọi người làm lợi cho bản thân và cho mọi người.

Việc ta yêu thương, giúp đỡ, phụng dưỡng với ba mẹ của chính mình cũng là một hành động “cúng dường”. Nhờ ta cúng dường mỗi ngày từ đó cũng sẽ nuôi dưỡng Tam Bảo để Tam Bảo vững vàng tồn tại làm lợi ích cho chúng sinh nơi nhân gian này.

Cúng dường tam bảo

Cúng dường tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) nên được nuôi dưỡng vì 3 mục đích sau đây:

  • Để cho Tam bảo mãi được tồn tại để làm lợi cho chúng sanh.
  • Phát triển Tam bảo để thích nghi với từng thời đại, luôn theo kịp không bị mai một và lạc hậu.
  • Cuối cùng, giúp cho Tam Bảo tránh khỏi những thế lực muốn phá hoại, mưu hại.

Vì sao nên cúng dường tam bảo? 

Vì sao nên cúng dường tam bảo? 

 

Bàn thờ Phật

Việc cúng dường là một điều rất dễ để có thể làm được, không phức tạp và quá tốn kém. Việc ta cần làm đó chính là phải có một bàn thờ, không cần phải chi trả tiền của quá nhiều, chỉ nên làm đơn giản. Chúng ta có thể dùng bất cứ vật phẩm nào để có thể cúng dường cho Phật. Thường theo quy tắc, buổi sáng sẽ dâng vật phẩm lên bàn thờ để cúng dường, tới tối sẽ thu dọn lại. Ta nên làm theo đúng quy cách như này, đây là điều đơn giản nhưng ta phải có cái tâm thật đúng đắn để thể hiện lòng thành tâm dành cho Phật. Chính vào những điều giản dị và tâm đúng đắn thì khi ta dâng những vật phẩm cúng dường thì ta sẽ có cho mình nhiều công đức hơn. Dần dần tích lũy lại công đức ta sẽ ngày càng lớn mạnh hơn. Ta có thể thấy được tiền bạc đôi lúc không qua cần thiết chỉ cần tâm ta trong sạch thì có thể sinh lợi cho ta.

Cúng dường ba ngôi báu hay Cúng dường tam bảo nên trở thành một phần của chính công phu tu tập trong cuộc sống hằng ngày. Ta phải luôn chú ý rằng, phải chú ý lau sạch bàn thờ, giữ sạch sẽ, không nên để bụi bám vào, mỗi ngày nên lau chùi sạch sẽ. Tập thói quen mỗi buổi sáng thức dậy phải rửa tay trước khi mang một bình nước đến trước nơi mà ta thờ Phật. Phải lau sạch và úp những chén nước đã để trên bàn thờ hôm trước, và sáng hôm sau chỉ mở từng chén lên sau đó rót nước vào. Khi ta rót nước như vậy ta cũng phải tập rót với thái độ trang nghiêm và có thể đọc minh chú cúng dường để thể hiện lòng thành tâm. Sau khi cúng nước xong, ta đứng đối diện với bàn thờ rồi lạy ba lạy như việc ta thắp nhang. Tiếp tục như vậy mỗi ngày, sáng ta dâng nước lên, buổi tối đổ nước đi, lau chùi sạch sẽ và úp lại sẵn sàng cho ngày mai tiếp tục. Đây là một việc đơn giản không tốn nhiều thời gian, ai cũng có thể làm được, và làm với tâm đúng đắn.

Công đức ngày càng được tích lũy ít hay nhiều điều này phụ thuộc rất nhiều vào tâm người thực hiện cúng dường. Đúng đây là việc rất đơn giản nhưng làm như thế nào mới là cái tâm được nhận nhiều công đức? Nếu chính ta luôn cầu mong với cái tâm Tam bảo sẽ giúp ta được công việc, cuộc sống giàu sang hay cho mình vượt qua hết những bệnh tật ở đời, mỗi ngày lại cầu xin những điều khác. Thì đó không phải cái tâm mà Phật muốn và sẽ hồi đáp lại mà còn khiến ta hao tổn đi công đức của chính mình.

Cúng dường với tâm đúng đắn đó là phải nhớ về cuộc sống trong vòng sinh tử luân hồi khi ta cúng dường. Ta phải biết rằng trong sự luân hồi đó đều là sự đau khổ, là sinh lão bệnh tử mà còn người luôn luôn phải mang theo. Đây gánh nặng từ kiếp này, kiếp trước và có thể kiếp sau phải mang. Chúng ta luôn đốt cháy những ngọn lửa luân hồi mà vẫn chưa hiểu nỗi đau mà thân nến đó gặp phải, không biết được những khổ đau của chính bản thân.

Đức Phật và các vị Bồ Tát đã nhìn vào vòng tuần hoàn luân hồi, thấy chúng sanh nơi dương gian đầy sự khổ đau mà thương xót đến nỗi đã phát nổ thành từng mảnh đau thương. Chính các vị cũng đã trải qua nên cũng hiểu rõ cho nỗi khổ đau mà ta phải gánh vác trên đôi vai của mình. Còn chính chúng ta là người đang phải chịu những điều này vậy mà ta lại không đối diện với nó, chẳng hay, chẳng biết gì về những nỗi khổ đó. Có những điều khổ ta có thể dễ nhận dạng ra và hiểu được, nhưng với những nỗi đau sâu thẳm sẽ khiến ta dễ dàng lầm tưởng đó chính là hạnh phúc. Từ đó ta cứ dựa dẫm vào mà chẳng buông tay ra, chôn vùi mình vào nỗi đau.

Cúng dường tam bảo bao gồm những gì?

Phần trên ta đã hiểu được lý do tại sao ta nên cúng dường tam bảo thì tiếp theo ta sẽ tìm hiểu thêm tam bảo, ba ngôi báu chính là: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.

Cúng dường được coi là một điều nuôi dưỡng cho Tam bảo vững vàng mà tồn tại mãi ở dương gian. Tất cả hành động giữ gìn cho Tam bảo đều được gọi là cúng dường. Tam bảo thường được chia là Phật, Pháp và Tăng. Trong đó chữ Pháp được bắt nguồn từ tiếng Phạn đến tiếng Hán được ghi chép trong kho tàng Phật Pháp. Tăng ý chỉ những Phật tử, tu sĩ theo học Phật giáo tu thành chính quả. Tam bảo là đều được quý trọng nhưng Tăng sẽ là điều quan trọng nhất. Bởi vì, không có Tăng sẽ chẳng có ai giữ gìn nơi linh thiêng để tôn kính cũng như không có ai giảng dạy thay cho Đức Phật. Thế nên khi cúng dường ta nên chú trọng vào Tăng, nếu Tăng không còn thì Tam Bảo sẽ trở nên mai một và mất dần. Mọi sự cúng dường đều sẽ đặt gánh nặng lên Tăng, để Tam bảo mãi tồn tại nơi dương gian.

Cúng dường tam bảo bao gồm những gì?

 

Cúng dường cho những vị Tăng 

Phật bảo

Tuy Phật đã nhập diệt nhưng ta vẫn phải siêng năng cúng dường để thể hiện lòng tôn kính của ta dành cho Người. Cúng dường cũng sẽ như món ăn dâng lên Đức Phật, hình dung cho việc người vẫn đang dạy bảo, chỉ ta cách để tu hành.

Pháp bảo

Đây là cách mà tổ tiên ta đã bỏ ra thời gian, tiền bạc, công sức để tìm tòi nghiên cứu giáo lý Phật Pháp, in ấn ra kinh Phật để lưu truyền trong sử sách dạy dỗ cho thế hệ sau. Để phần nào giúp tôn giáo này trở nên linh thiêng hơn, được mọi người biết đến với lòng thành kính.

Tăng bảo

Nghi thức cúng dường là một nghi lễ linh thiêng nên trước khi thực hiện ta phải tìm hiểu rõ về nó. Phải tìm những tài liệu, nghiên cứu, học tập theo những điều đã được ghi chép để hiểu được hành động này mang lại giá trị cho bản thân. Ngoài việc có thể tự học hỏi thông qua những thông tin tìm kiếm được, có thể đến với những vị Tăng để nghe lời giảng dạy. Chính nơi đó sẽ dạy cho ta những kiến thức chính xác, từ việc lắng nghe ta sẽ dần dần hiểu được ý Phật. Nếu cơ sở vật chất, tài chính tốt ta có thể chọn những khóa học đặc biệt để có thời gian tu luyện bản thân.

Trong giáo lý của Phật Pháp luôn dạy ta phải cúng dường cho những vị Tăng, vì đây cũng chính là hình ảnh của Đức Phật nơi dương gian. Khi ta cúng dường để tỏ lòng thành kính và nuôi dưỡng cho các vị Tăng thường được gọi là Tăng bảo. Ngoài ra những hành động quyên góp tu sửa hoặc xây dựng tịnh xá, chùa cũng được gọi là một hình thức của cúng dường Tăng bảo.

Cách thức cúng dường tại gia

Thường các vị Tăng sẽ hướng dẫn ta cách thức để cúng dường đúng đắn, vì họ là người thay thế cho Đức Phật giảng dạy cho ta. Vì vậy ta cũng phải tôn kính, nuôi dưỡng các vị Tăng như ta làm với Đức Phật. Ta phải có lòng tôn kính tuyệt đối với các vị, không được tỏ ra thiên vị hoặc phân biệt các vị Tăng đến từ nơi nào, chùa nào, Tăng đoàn nào. Mà hãy hết lòng cúng dường để mang lại công đức cho chính bản thân.

Những món được chọn khi cúng dường phải được chọn là những món cần thiết cho đời sống tu hành của vị Tăng. Không phải là chọn theo sở thích cá nhân của vị nào đó, hay cúng dường những món không đúng theo Phật dạy. Điều này không giúp cho người cúng thêm công đức mà còn mang theo tội.

Những đồ khi chọn cúng dường không cần quá mắc, hoang phí. Mà chỉ cần những món mà Phật đã chỉ dạy bao gồm:

  • Đèn thắp sáng
  • Trái cây 
  • Hoa tươi
  • Hương thơm
  • Nước trong sạch
  • Có thể thêm có trắng là đủ.

Ngoài ra ta có thể cúng dường Đức Phật theo 5 món hương thơm như sau:

  • Giới thơm: Ý chỉ để trở nên như Phật ta phải giữ mình trong 5 giới cấm.
  • Định hương: Ý chỉ hãy luyện thói quen tâm thanh tịnh, đó chính là con Phật.
  • Huệ hương: Ý chỉ siêng năng học hỏi giáo lý Phật, nghiên cứu và thực hành theo Người dạy.
  • Giải thoát hương: cuộc sống là vô thường, vô ngã, ý thức được vòng luân hồi nghiệp kiếp trước.
  • Giải thoát tri kiến hương: Không phải cuộc sống dương gian là nơi lâu dài, những nỗi đau là chân lý và sự thật.

Những vật phẩm cúng dường mang nhiều ý nghĩa nhất

Đây là 3 món vật phẩm cúng dường mang nhiều ý nghĩa mà ta nên lưu ý. Những vật phẩm này sẽ giúp ta tỏ lòng thành kính của mình dành cho các vị Phật. Điều này sẽ chuẩn bị cho ta cái tâm vững chắc mà Người cần, từ đó ta tích lũy được nhiều công đức hơn là những tội lỗi. Tập cho ta lối sống hướng thiện hơn.

Hoa sen

Hoa sen vật phẩm cúng dường

 

Hoa sen vật phẩm cúng dường

Hoa sen thường được xem gắn liền với dân gian Việt Nam ta. Nhưng ngoài ra hình ảnh hoa sen cũng được gắn với Phật giáo. Đây cũng được chọn là loài hoa được dâng lên Phật nhiều nhất, kể cả các dịp quan trọng. Vì loài hoa này thể hiện cho sự tinh khiết, trong sạch giữa đầm lầy. Một bông hoa xinh đẹp được nở ra giữa nơi không ai muốn đến. Nhưng nếu không có những bùn lầy sẽ chẳng có những chất nuôi dưỡng bông hoa nở rộ. Sự đặc biệt của loài hoa này không thể mọc lên nơi khô cằn, cũng như không thể sống ở nơi sạch sẽ, mà phải được trồng nơi dơ bẩn. Nhưng hương thơm khi nở rộ lại chẳng mang theo hương của bùn đất mà mùi thơm đầy kinh ngạc. Điều này cũng ẩn dụ để dạy cho ta biết sẽ không thể nào giải thoát khỏi chốn trần gian này nếu ta không tu tâm để giác ngộ. Hoa sen trong Phật Pháp là hình tượng biểu hiện cho sự ý chí vươn lên, giải thoát bản thân.

Đèn dầu

 

Đèn dầu cúng Phật

Đèn dầu cúng Phật

Thường ta sẽ nghĩ rằng đèn dầu chỉ để thắp sáng nhưng đối với Phật Pháp lại mạng ý nghĩa rất linh thiêng. Đó chính là ngọn đèn của sự tri thức. Ngọn đèn đó chính là bản thân mỗi người chúng ta, chiếu sáng cho chốn trần gian. Chính ta sẽ phá tan những bóng tối, ánh sáng của ta sẽ làm tan biến đi bóng tối của đau khổ, ánh sáng của sự hiểu về giáo lý của Phật.

Nó còn mang tầng ý nghĩa khác đó chính sự ngộ ra những chân lý trong cuộc sống, biết phân biệt đúng và sai, xóa đi lòng ghen hận, nhận ra được ánh sáng của hướng thiện.

Ta có thể thấy rằng, những vật phẩm được cúng dường cho các vị Tăng, Đức Phật, Bồ Tát đều muốn dạy ta về giáo lý Phật, nhắc nhở ta hãy sống hướng thiện và tu tâm trong sạch.

Nước trong sạch

 

Nước trong sạch cúng Phật

Nước trong sạch cúng Phật

Nước trong sạch được coi là một vật phẩm quan trọng nhất nên khi cúng cho Phật ta không nên thiếu vật phẩm này. Đây cũng là vật dễ dàng tìm kiếm nhất. Nước biểu hiện cho chính tâm hồn mỗi người, nước sạch ý chỉ có tâm thanh tịnh, không phân biệt. Cho nên khi ta nhìn vào những ly nước luôn nhắc ta hãy để tâm mình trở nên thanh tịnh không ghen ghét, oán hận ai. Tâm ở đó chính Tâm Phật, chân Tâm mà ta muốn hướng tới. Khi cúng dường nước ta nên lưu ý dâng Phật 3 ly nước, để tượng trưng cho điều Người dạy về 3 ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng.