mẫu nhà cổ đẹp

Top những mẫu nhà cổ đẹp

Thông thường những cái gì gắn liền với từ cổ thường sẽ rất lâu đời, rất có giá trị và nó mang nét đẹp cổ điển, truyền thống nhất. Nhà cổ cũng vậy, những ngôi nhà cổ thường sẽ đem lại cảm giác vô cùng xưa cũ và hoài niệm vậy nên rất nhiều người yêu thích đặc biệt là những người đứng tuổi và yêu thích sưu tầm đồ cổ. Để bạn có hình dung rõ hơn về vấn đề này thietkenhathoho.com sẽ cùng bạn tìm hiểu nhà cổ là gì, những đặc điểm của nhà cổ và giới thiệu cho bạn những mẫu nhà cổ đẹp nhất hiện nay. 

Nhà cổ là gì? 

Nhà cổ là gì? 

 

Như bạn đã biết cái gì liên quan đến từ cổ thì cái gì cũng lâu đời và tồn tại trong một quãng thời gian lâu dài. Vậy nên nhà cổ là từ dùng để ám chỉ những ngôi nhà đã được xây dựng và sử dụng rất lâu rồi và thường có thâm niên từ mấy chục năm đến cả trăm năm.

Những ngôi nhà này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật mà nó còn có giá trị về mặt hiện kim vô cùng lớn vậy nên một người có thể sở hữu một ngôi nhà cổ thì phải là một người có nguồn tài chính lớn và có niềm yêu thích đồ cổ vô cùng lớn.

Hiện nay những mẫu nhà cổ đẹp đã không còn nhiều tuy nhiên người ta vẫn đang cố gắng bảo vệ, trùng tu lại những ngôi nhà còn lại để mang lại giá trị cho tương lai. 

Đặc điểm của nhà cổ

Đặc điểm của nhà cổ

 

Không phải tự nhiên người ta gọi những ngôi nhà là nhà cổ và cũng không phải tự nhiên mà nhà cổ lại có giá trị và được mọi người ao ước, ngưỡng mộ như vậy. Để bạn có thể hiểu hơn về bản chất của một ngôi nhà cổ thì chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm của các ngôi nhà cổ còn tồn tại hiện nay nhé!  

Được xây dựng lâu đời

Từ cổ trong từ nhà cổ là dùng để ám chỉ những thứ đã được ra đời rất lâu rồi và nó trải qua rất nhiều thăng trầm thời gian, nhà cổ là những ngôi nhà đã được xây dựng cách đây vài chục cho đến cả trăm năm và nó vẫn sẽ tiếp tục tồn tại đến mai sau nếu chúng ta có kế hoạch bảo vệ nó.

Vì được xây dựng rất lâu rồi nên giá trị của nó thường sẽ vô cùng cao không chỉ nằm ở giá trị lịch sử, nghệ thuật mà còn nằm ở giá trị tài sản mà nó mang lại. Như bạn cũng biết những người giàu có thường vô cùng yêu thích những thứ đồ cổ và cả nhà cổ nữa nên họ có thể bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua một căn nhà có niên đại vài chục năm. 

Được xây dựng bằng gỗ là chủ yếu

Những ngôi nhà thời xưa thường có đặc điểm chung là không dùng xi măng, thép để xây dựng mà sẽ dùng gỗ để xây dựng nhà cửa. Những loại gỗ được dùng thường sẽ là những loại gỗ quý và có giá trị cao đồng thời chúng cũng được xử lý sao cho bề mặt thì đẹp, nhẵn mịn và còn chống được cả mối mọt trong một khoảng thời gian khá dài. Người ta kết nối những thanh gỗ tạo thành ngôi nhà và không dùng bất kỳ thép hay đinh để cố định mà người ta dùng những chốt, kèo bằng gỗ để kết nối các mấu lại với nhau thật chắc chắn. 

Có nét đẹp xưa, truyền thống và cổ điển

Bởi vì những ngôi nhà cổ này là những công trình kiến trúc đã được xây dựng từ rất lâu rồi, thông thường chúng có tuổi đời từ vài chục năm cho đến cả trăm năm vậy nên nó mang một vẻ đẹp của thời gian, vẻ đẹp xưa cổ truyền thống mà kiếm có kiến trúc nào ngày này sánh được. Thiết kế các mẫu nhà cổ đẹp không cầu kỳ, chi tiết mà chúng mang nét đẹp mộc mạc, giản dị nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp cổ kính, sang trọng một cách tự nhiên nhất mỗi khi nhìn vào nó. 

Thường có sân vườn rộng rãi, thoáng mát

Vì được xây dựng từ rất lâu rồi mà những năm về trước dân số chưa phát triển, đất đai vẫn còn rất nhiều vậy nên khi xây dựng nhà cửa, xung quanh mỗi ngôi nhà vẫn còn rất nhiều khoảng đất trống, những khoảng đất này náyex được bao quang lại làm thành sân vườn và trồng cây trông vô cùng mát mẻ, thoáng đãng. Những cây này sẽ được trồng qua nhiều năm rồi lớn lên vươn cao tạo bóng mát tự nhiên. 

Chi phí xây nhà cổ đẹp hiện nay 

Có thể nói rằng hiện nay để xây dựng một ngôi nhà mang phong cách nhà cổ là điều vô cùng khó khăn và tốn kém rất nhiều về mặt chi phí và thời gian. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người có nhu cầu vậy nên hôm nay chúng tôi sẽ cùng chia sẻ với bạn những chi phí cần thiết để xây được một mẫu nhà cổ đẹp

Chi phí thiết kế 

Chi phí thiết kế 

 

Thông thường chi phí cho khâu thiết kế dao động từ vài triệu đến hàng chục triệu, nhiều người cảm thấy loại chi phí này quả thực không cần thiết. Nhưng bạn cần biết rằng việc xây nhà lần đầu mà không có bản vẽ là điều rất viển vông, với kiểu dáng và túi tiền phù hợp bạn cần có bản phác thảo trước. Toàn diện căn nhà giúp bạn có thể xem bạn có hài lòng không và cần điều chỉnh những gì. Nó cũng giúp bạn tính toán các chỉ số cần thiết cho công trình của mình. Nếu bỏ qua bước này, rất có thể sau này bạn sẽ phải tốn nhiều tiền hơn cho việc sửa chữa nhà.

Chi phí nhân công xây dựng

Chi phí nhân công xây dựng

 

Khi xây nhà đồng nghĩa với việc bạn phải mua các vật liệu như cát, sỏi, xi măng, gạch, thép, ngói… vì vật liệu là phần chính của ngôi nhà. Tuy nhiên điểm khác của nhà cổ đó chính là vật liệu xây dựng chính là gỗ và ngói vậy nên chi phí mua vật liệu xây nhà chiếm rất nhiều tiền và còn có thể nhiều tiền hơn những ngôi nhà thông thường, nhưng đây là chi phí bắt buộc vì không có nó thì không thể xây nhà.

Tuy nhiên bạn có thể chọn những loại gỗ có chất lượng khá đến tốt và chi phí hợp lý để giảm bớt chi phí cho ngôi nhà. Chi phí về nhân công của mẫu nhà cổ đẹp cũng chiếm một khoảng tiền lớn bởi vì nhân công phải có kinh nghiệm và độ lành nghề cao mới có thể làm ngôi nhà từ gỗ và không dùng bất kỳ vật liệu nào khác để cố định vậy nên những người thợ này thường sẽ được trả tiền công cao hơn nhiều so với những nhân công khác. 

Chi phí thi công điện, nước

Chi phí thi công điện, nước

 

Một ngôi nhà thì cần phải có điện và nước mới có thể sinh hoạt được hằng ngày, chi phí này sẽ bao gồm chi phí kéo dây điện, đăng ký đồng hồ điện, đường ống nước, đồng hồ nước và nhân viên lắp đặt nước và điện cho các vị trí trong ngôi nhà. 

Chi phí nội, ngoại thất cho nhà cổ đẹp

Chi phí nội, ngoại thất cho nhà cổ đẹp

 

Nội thất là linh hồn là vẻ đẹp cốt lõi của một ngôi nhà và nhà cổ cũng vậy, tuy nhiên nội thất của nhà cổ sẽ khác biệt với những mẫu nhà thông thường khác. Nếu như nội thất của các ngôi nhà hiện đại thường làm từ da, kim loại hay bất kỳ vật liệu gì khác rất đa dạng và phong phú thì những ngôi nhà cổ chỉ có thể sử dụng những nội thất có vẻ đẹp cổ điển và được làm bằng gỗ để phù hợp với thiết kế căn nhà.

Vì là nội thất bằng gỗ nên những nội thất này nặng và to hơn rất nhiều, ngoài ra những nội thất này được làm rất công phu và được làm từ những loại gỗ quý nên giá thành của nó thường rất đắt tiền.  

Những mẫu nhà cổ siêu đẹp và cuốn hút

Từ những thông tin và đặc điểm của một mẫu nhà cổ đẹp thì ngay sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho những mẫu nhà cổ tuyệt đẹp khiến ai nhìn cũng sẽ trầm trồ nhé!  

Mẫu nhà cổ kẻ truyền đẹp 

Mẫu nhà cổ kẻ truyền đẹp 

 

Nhà gỗ cổ có tên là nhà cổ kẻ truyền là một mẫu nhà cổ rất phổ biến của miền Việt Nam và có từ rất lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, với sự thay đổi của nhiều chế độ xã hội, những ngôi nhà gỗ cổ kẻ truyền Bắc Bộ vẫn giữ được vẻ đẹp và giá trị vốn có của nó.

Có các loại nhà gỗ truyền thống như: nhà gỗ truyền thống 3 gian, 4 gian, 5 gian và 7 gian. Mẫu nhà cổ đẹp này sử dụng nhiều loại gỗ khác nhau như Xoan, Lim, Sến được xây dựng trong sân vườn giống như các mẫu nhà vườn hiện đại ngày nay. Nhà kẻ truyền sẽ thường có màu sắc chủ đạo nguyên bản của màu gỗ và màu đất vậy nên nó trông rất mộc mạc, giản dị. 

Mẫu nhà cổ đẹp 3 gian rộng rãi, mát mẻ

Mẫu nhà cổ đẹp 3 gian rộng rãi, mát mẻ

 

Mẫu nhà gỗ cổ có ba gian được xem là mẫu nhà cổ được nhiều người Việt ưa thích vì nét đẹp xưa cũ của nó. Ngôi nhà vẫn giữ được nét thẩm mỹ truyền thống nhưng vẫn mang đến cho người ở cảm giác thuận tiện và thông thoáng và mát mẻ nhất có thể.

Thiết kế của mẫu nhà cổ đẹp 3 gian bao gồm có 6 cột, tính từ ngoài vào là cột mái hiên rồi đến cột phụ, cột chính rồi đến cột chính, cột phụ và cột sau nhà. Điểm độc đáo của mẫu nhà cổ này chính là thường được trang trí bằng cách khắc các hoa văn tượng trưng nổi tiếng của dân gian ta như bốn bức tranh quý về 4 loại cây thân thuộc với người dân việt nam ta như tùng, trúc, mai, cúc.

Mẫu nhà cổ đẹp 3 gian 2 chái đẹp và mộc mạc

Mẫu nhà cổ đẹp 3 gian 2 chái đẹp và mộc mạc

 

Các gian nhà chính và phụ trong tổng thể công trình mẫu nhà cổ đẹp 3 gian 2 chài được kết nối với nhau hài hòa, tự nhiên với 3 gian nhà ở giữa, 2 chái ở hai bên. Một khoảng nhỏ trước cửa được dành cho hiên nhà. Đối diện là sân rộng trồng rau và ao cá vô cùng tĩnh lặng và yên bình.

Mẫu nhà cổ đẹp này được bao quanh bởi cây xanh giảm bớt ánh nắng gay gắt vào buổi trưa hè oi bức tạo cảm giác mát mẻ cho người sử dụng ngôi nhà. Thiết kế của ngôi nhà hướng theo hướng Nam, đây là hướng giúp ngôi nhà có khả năng đón gió nhẹ và mát, đặc biệt là những tia nắng ấm hiếm có trong tiết trời lạnh giá của mùa đông tại Việt Nam. Bức tượng phủ đầy rêu phong trước nhà mang nét hoài cổ càng làm tăng thêm nét mộc mạc của làng quê Việt Nam.

Mẫu nhà cổ đẹp 4 gian đẹp và rộng rãi 

Mẫu nhà cổ đẹp 4 gian đẹp và rộng rãi 

 

Nhà gỗ cấp 4 là một lựa chọn không thể tuyệt vời hơn khi xây nhà, bởi thiết kế nhà không tốn nhiều diện tích và không tạo cảm giác chật chội mà ngược lại bạn còn thấy không gian trở nên rộng rãi hơn nhờ thiết kế thông minh của căn nhà. 

Ngoài ra, trong công trình nhà gỗ cổ bốn gian còn có các kết cấu khác nhau như cột chính, cột phụ tạo thành một khối tổng thể, các kết cấu này đều toát lên một phong cách rất riêng về đường nét kiến ​​trúc. Kiến trúc cổ kính tạo nên những mẫu nhà đẹp của Việt Nam.

Mẫu nhà cổ đẹp 5 gian bằng gỗ sang trọng 

Mẫu nhà cổ đẹp 5 gian bằng gỗ sang trọng 

 

Mẫu nhà cổ 5 gian dễ gợi nhớ đến sự thân thuộc với thế giới thiên nhiên và những vẽ đẹp mang nét hoài niệm xa xưa nhất. Gian giữa là không gian phòng khách, có thể là gian hai bên của ngôi nhà hoặc không gian trưng bày đồ thờ của từ đường. Hai gian này cũng có thể dùng làm gian hai chái truyền thống để cất đồ đạc hoặc cất đồ đạc phục vụ cho việc đi lễ nhà thờ họ. Tuy nhiên, một ngôi nhà gỗ 5 gian luôn đắt hơn một ngôi nhà 3 gian do kích thước lớn và không gian thoáng cao. Vì vậy, những loại gỗ như gỗ rừng, gỗ Xoan đào,… sẽ được sử dụng nhiều hơn vì nó chiếm ưu thế về mặt số lượng và dễ kiếm hơn so với gỗ mít.

Mẫu nhà cổ nhà Rường mộc mạc 

Mẫu nhà cổ nhà Rường mộc mạc 

 

Nói đến nhà cổ rường thì chúng ta sẽ thường hay nghĩ ngay đến Huế – một mảnh đất được xem là nơi ở của vua chúa, quý tộc sống. Thậm chí trong cõi tâm linh của người dân xứ Huế, ma quỷ cũng ở sẽ thường hay trú ngụ ở nhà Rường. Nói nôm na là nhà rường là một trong những mẫu nhà cổ đẹp, một phần không thể thiếu và quan trọng của văn hóa Huế.

Nhà cổ mái ngói cổ điển bằng gỗ 

Nhà cổ mái ngói cổ điển bằng gỗ 

 

Mẫu nhà cổ đẹp luôn gắn liền với hình ảnh mái ngói đỏ và thân nhà bằng gỗ vậy nên ngôi nhà này mang vẻ đẹp vô cùng mộc mạc, cổ điển và truyền thống. Các không gian sinh hoạt trong nhà được phân chia rõ ràng và rất rộng rãi. Bên ngoài sẽ thường có khoảng sân vườn rộng rãi và thường được trang trí những hòn non bộ hay chậu cây cảnh vô cùng đẹp và phong cách. 

Trên đây là toàn bộ những hiểu biết cũng như kiến thức của chúng tôi về việc xây dựng một mẫu nhà cổ đẹp, nếu bạn cũng đam mê nhà cổ thì hãy tham khảo qua những bài viết tiếp theo của chúng tôi khi nói về chủ đề này nhé.  

thuề nhà có lnene lập bàn thờ

Nhà thuê có nên lập bàn thờ hay không?

Hiện nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh…số lượng người dân tạm trú để sinh sống, học tập và làm việc rất đông. Do vậy, việc thuê nhà trọ đã trở thành một điều khá phổ biến. Tuy nhiên, nên nhiều người vẫn thắc mắc rằng: ”nhà thuê có nên lập bàn thờ không”? Để giải đáp vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của nhà thờ họ.

Nhà thuê có nên lập bàn thờ mới không 

Nhà thuê có nên lập bàn thờ mới không 

 

Các cụ xưa thường có câu: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Vậy nên, dù ta ở bất cứ đâu, nhà riêng hay nhà thuê trọ thì cũng nên tiến hành thờ cúng ngay từ lần đầu tiên chuyển vào, để đảm bảo việc sinh sống, làm việc ở đó được suôn sẻ.

Tuy nhiên, vì là nhà thuê nên quyền sở hữu đất thuộc về chủ nhà. Khách thuê có nên lập bàn thờ mới để thờ cúng không mới là vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần biết, bàn thờ nhà thuê thờ ai? Thờ Ông địa – Thần tài – Thờ phật – thờ Chúa hay gia tiên, bà cô ông mãnh của dòng họ mình.

Thông thường trên bàn thờ gia sẽ thờ thổ công (vị thần linh bảo hộ gia đình), kế bên là thờ tổ tiên và tổ ông mãnh. Đối với những người đi thuê nhà thì việc thờ cúng thần linh tại đây sẽ do chủ nhà đảm trách. Nếu người thuê trọ có tâm thì mua thêm đèn nhang đồ lễ bày lên bàn thờ thần linh của chủ nhà. 

Còn về phần thờ gia tiên thì có thể thờ hoặc không vì đây không phải nhà của bạn, nếu không xin phép cẩn thận thì tổ tiên bạn có thể không vào nhà được, vì sẽ bị thần bảo hộ của gia đình người chủ cấm cản. 

Những trường hợp không nên lập bàn thờ

Những trường hợp không nên lập bàn thờ

 

Những trường hợp ở nhà trọ tập thể, mỗi người chỉ sở hữu một không gian riêng nhỏ, còn chủ nhà cai quản tất cả và lập bàn thờ thổ công chung cho cả khu rồi thì bạn không nên lập bàn thờ riêng. Bởi:

Nhà Trọ hay quán trọ được hiểu nôm na là nhà được chia thành nhiều phòng nhỏ, dùng để cung cấp chỗ lưu trú tạm thời cho khách nghỉ ngơi. Trong không gian chật hẹp như vậy thì không thuận tiện cho việc thờ cúng.

Đối với học sinh, sinh viên đi học xa nhà phải thuê phòng trọ, kí túc thì cũng không cần thiết phải thờ cúng. Bởi các bạn chưa lập gia đình riêng, việc thờ cúng đã có bố mẹ ở nhà đảm nhiệm chu toàn.

Những trường hợp nên lập bàn thờ

Trong trường hợp bạn và gia đình thuê một ngôi nhà riêng biệt hoặc căn hộ chung cư thì việc lập bàn thờ thần linh là cần thiết, vì khi đó chủ nhà đã giao hoàn toàn quyền sử dụng căn nhà cho bạn. Việc thờ cúng thần linh sẽ giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn, công việc thuận lợi, gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an.

Ở nhà thuê nên thờ ai?

Tùy vào mục đích thuê nhà sử dụng vào mục đích ở hay kinh doanh để bạn có thể chọn bàn thờ cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý thờ cúng dưới đây.

Thờ Thần Tài

Thờ Thần Tài

 

Một trong những vị thần được thờ nhiều nhất tại nhà thuê, nhà trọ hiện nay là Thần tài. Thần tài chính là vị thần cai quản tài lộc, tiền bạc. Nên khi thờ cúng thành tâm Thần tài bạn sẽ gặp được nhiều may mắn và thành công trong công việc làm ăn, buôn bán. Dù bạn đang thuê nhà để kinh doanh thì vẫn nên lập bàn thờ Thần Tài.

Thờ thổ công, thổ địa

Thờ thổ công, thổ địa

 

Bàn thờ thổ công, thổ địa là bàn thờ được lập và bài trí đơn giản bạn có thể chọn thờ cúng tại nhà trọ của mình. Với những người thuê nhà nguyên căn, việc thờ cúng ông Địa sẽ giúp mang lại cho bạn nhiều điều may mắn, tốt lành.

Thờ Phật 

Thờ Phật 

 

Với những phật tử theo đạo Phật, việc lập bàn thờ Phật tại nhà trọ cũng là một cách để họ thể hiện sự kính trọng, ngưỡng vọng. Hàng ngày thắp hương, tụng kinh giúp con người cảm thấy mạnh khỏe, tâm hồn thảnh thơi, phiền não tiêu tan. 

Thờ Chúa

Thờ Chúa

 

Nếu bạn là con Chiên của Chúa thì chắc hẳn không còn xa lạ với bàn thờ Công giáo. Bởi bạn luôn tin rằng dù trong hoàn cảnh nào thì Chúa vẫn sẽ dõi theo và bảo vệ bạn. Do đó, lập bàn thờ chúa là điều nên làm.

Cách lập bàn thờ tại phòng trọ, nhà trọ

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, khi dọn về nhà trọ ở, bạn nên làm lễ nhập trạch để xin phép, thông báo với thần linh nơi đây về sự xuất hiện của bạn.

Nghi lễ nhập trạch tại nhà thuê đơn giản hơn so với nghi lễ nhận nhà mới của bạn. Lễ vật chuẩn bị không cần cầy kỳ chỉ cần: Hoa quả tươi, trầu cau, 3 chén gạo muối nước, tiền vàng, bếp gas và ấm nước là đã có thể tiến hành. 

Khi lễ vật đã chuẩn bị xong, đến ngày giờ đẹp làm lễ, bạn ăn mặc chỉnh tề, để lễ vật lên chiếc bàn nhỏ và đọc văn khấn xin nhập trạch. Đợi hết tuần hương thì hóa vàng, hạ lễ để thụ lộc.

Vị trí đặt bàn thờ cho nhà thuê

Cũng giống như bàn thờ tại gia, khi lập bàn thờ tại nhà thuê cũng cần dựa theo tuổi và mệnh của người thuê để chọn hướng phù hợp. Kiểu bàn thờ phù hợp với nhà trọ là bàn thờ treo tường, bàn thờ thần tài, ông địa. Vị trí thích hợp là tại phòng khách, nơi sạch sẽ, cao ráo, trang nghiêm. Không được đặt bàn thờ ở các vị trí xấu như đối diện cửa ra vào, nhà vệ sinh, cửa phòng bếp hay phòng ngủ.

Không được đặt bàn thờ dưới gầm cầu thang, xà ngang. Dù là nhà thuê nhưng khi đã lập bàn thờ cần làm hết sức cẩn thận, không được qua loa xuề xòa lấy lệ được. Việc thờ cúng phải thành tâm, chu đáo mới được thần linh chứng giám nâng đỡ, phù hộ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề nhà thuê có nên lập bàn thờ không. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử acchomearc@gmai.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian thờ cúng hoàn hảo nhất.

chọn ngày nhập trạch

Nguyên tắc chọn ngày nhập trạch

Nhập trạch là một trong những nghi lễ tâm linh quan trọng không thể thiếu mỗi khi gia chủ chuyển về nhà mới. Bên cạnh việc sửa soạn lễ vật, chuẩn bị văn khấn nhập trạch thì chọn ngày nhập trạch là điều mà gia chủ phải hết sức cẩn thận. Vậy làm thế nào để xem ngày ngày tốt chuyển nhà, nguyên tắc chọn ngày nhập trạch như thế nào để nghênh đón tài lộc, mời các bạn cùng nhà thờ h tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây.

Vì sao cần xem ngày nhập trạch

Thời gian là một yếu tố phong thủy được người Việt hết sức coi trọng. Với mong muốn mọi việc đều được bình an, may mắn, hanh thông, thuận lợi thông qua. Nên bất kể khi làm việc gì, dù là cưới hỏi, xin việc, xây nhà, động thổ, khai trương, nhập trạch…chúng ta cũng đều phải xem giờ tốt để thực hiện. 

Bởi họ tin rằng ngày tốt là ngày thiên thời địa lợi nhân hòa, tức đất và khí trời hòa làm một, thần linh, thổ công thổ địa đồng ý cho họ dọn đến nhà mới. Đồng thời sẽ ban phước lành, may mắn cho gia chủ trong cuộc sống về sau. Ngược lại nếu chọn ngày không tốt, phạm vào ngày đại kỵ, không hợp tuổi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và công danh, sự nghiệp của gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Không chỉ vậy, xét về phương diện tinh thần, việc xem ngày tốt còn giúp gia chủ có một tâm trạng thoải mái hơn. Không phải lo lắng mình có làm gì sai phạm đến thần linh hay không. Từ đó làm việc gì cũng cảm thấy an tâm, thuận lợi, gia đaoh êm ấm, mọi người phấn khởi, vui vẻ.

Nguyên tắc chọn ngày nhập trạch đẹp 

Nguyên tắc chọn ngày nhập trạch đẹp 

 

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, chuyển nhà là cột mốc đánh dấu một sự khởi đầu mới tại địa điểm mới của chủ nhà. Nó ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe, công việc, học hành của tất cả các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, mà người ta rất coi trọng việc chọn ngày đẹp để làm lễ nhập trạch về nhà mới. Nguyên tắc chọn ngày nhập trạch đẹp được tính như sau: 

Chọn theo ngày hoàng đạo 

Chọn theo ngày hoàng đạo 

 

Ngày hoàng đạo chính là một trong những ngày lành đại cát, đại lợi, được thần thiện cai quản, mọi việc làm đều hanh thông, may mắn, nên gia chủ có thể yên tâm nhập trạch. Nếu ngày hoàng đạo còn trùng với ngày hợp mệnh, hợp tuổi thì lại càng tốt hơn. Trong đó những ngày và giờ sau được xem là tốt nhất để nhập trạch.

  • Tốc Hỷ: là ngày tượng trưng cho sự may mắn, niềm vui đến nhanh chóng, đây là ngày được cho là thời điểm vàng để làm những việc lớn.
  • Ngày Đại An: Là ngày gia chủ cầu được ước thấy, sức khỏe dồi dào, công việc làm ăn thuận lợi, vạn sự đều tốt lành.
  • Ngày Tiểu Cát: Nhập trạch vào ngày này sẽ giúp gia chủ thu hút vượng khí, thu hút tài lộc cho mọi người trong nhà.

Dựa theo thuyết ngũ hành

Dựa theo thuyết ngũ hành

 

Thuyết ngũ hành diễn giải quy luật vận hành tương sinh tương khắc giữa Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Theo đó, mỗi ngày sẽ ứng với từng hành cụ thể trên. Theo thuyết này thì Kim tượng trưng cho tài lộc tiền bạc, còn Thủy tượng trưng cho của cải, may mắn, Hỏa tượng trừng cho khó khăn, trắc trở trong cuộc sống. Chính vì vậy, khi chuyển nhà người ta sẽ chọn ngày có hành Kim và Thủy. Hoặc xem ngày giờ tương sinh với gia chủ như sau:

  • Kim khắc hỏa, tương sinh với Thổ
  • Thủy khắc Thổ, tương sinh với Kim
  • Hỏa khắc Thủy và Kim và tương sinh với Mộc, Thổ.
  • Mộc khắc Thổ, Kim; tương sinh với Thủy, Hỏa.
  • Thổ tương sinh với Kim, Hỏa, khắc Mộc, Thủy.

Chọn ngày nhập trạch dựa theo hướng nhà

Nguyên tắc đầu tiên chúng ta có thể kể đến khi chọn ngày nhập trạch đó là chọn theo hướng nhà. 

  • Nhà hướng Đông thuộc hành Mộc kỵ ngày Tỵ, Dậu, Sửu 
  • Nhà hướng Tây thuộc hành Kim kỵ ngày Kim quá vượng đó Mùi, Mão, Hợi.
  • Nhà hướng Nam thuộc hành Mộc kỵ các ngày hành Kim quá vượng tương tự như hướng Đông 
  • Nhà hướng Bắc và Tây Bắc thuộc hành Kim, kỵ ngày Mộc vượng như Hợi, Mão, Mùi.
  • Nhà hướng Bắc thuộc hành Thủy, kỵ ngày vượng Hỏa là Dần, Ngọ, Tuất.
  • Nhà hướng Đông và Tây Nam thuộc hành Thổ, kỵ ngày Mộc vượng là Hợi, Mão, Mùi.

Chọn ngày nhập trạch theo chòm sao Bắc Đẩu

Chọn ngày nhập trạch theo chòm sao Bắc Đẩu

 

Ngoài những cách chọn ngày đẹp nhập trạch trên, bạn cũng có thể căn cứ vào ngày cát hung dựa trên chòm sao Bắc Đẩu để biết những ngày cát hung, đại kỵ cần tránh. Nguyên tắc này như sau:

  • Gia chủ sinh năm Thân, Tí, Thìn kỵ ngày và giờ đại kỵ là Mùi, đại hung là Giáp, Canh, Tân, Ất.
  • Chủ nhà sinh Dần, Ngọ, Tuất ngày đại kỵ là Sửu, ngày giờ có thiên can đại hung Giáp, Ất, Canh, Tân.
  • Chủ nhà sinh năm Hợi, Mão, Mùi, ngày, giờ đại kỵ là Tuất và ngày giờ có thiên can đại hung là Bính, Quý, Nhâm, Dần.
  • Chủ nhà sinh năm Sửu, Dậu, Tí ngày giờ đại kỵ là Thìn và ngày Bính có thiên can đại Hung.

Nhiều bạn đọc vẫn thắc mắc khi nhập trạch có cần xem tuổi hay không, và cần tránh những ngày nào thì theo những chia sẻ trên phần nào cũng đã hiểu được. Tuy nhiên, nếu ta áp dụng tất cả các cách xác định ngày nhập trạch như trên thì sẽ rất khó tìm được ngày phù hợp nhất.

Bởi lẽ, cũng có ngày hoàng đạo tốt trong tháng không phù hợp với thiên can địa chi của chủ nhà và ngược lại. Chính vì thế, chúng ta có thể tránh những ngày xấu cố định trong năm và chọn một trong những phương pháp chúng tôi đã đề cập để tìm được ngày giờ đẹp làm lễ nhập trạch. 

Những ngày tránh nhập trạch

Những ngày tránh nhập trạch

 

Những ngày tránh nhập trạch thường rơi vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Vì hai tháng này có tiết thanh minhvu lan báo hiếu. Đây là những tháng có liên quan đến người chết, âm khí nhiều nên cần tránh nhập trạch để không gặp phải vận khí xấu.  

Ngoài ra, chúng ta cần tránh những ngày xấu như: Dương công kỵ, Tam nương, Thọ tử,… Trong đó, ngày Tam nương gồm ngày mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Ngày Thọ tử là mồng 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng. Ngày Dương công kỵ rơi vào 13/ 1, 11/ 2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8/7, 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11 và 19/12. 

Những điều cần lưu ý khi nhập trạch về nhà mới

Những điều cần lưu ý khi nhập trạch về nhà mới

 

  • Lễ nhập trạch cần tiến hành vào buổi sáng, giữa trưa hay lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh làm buổi tối.
  • Nhập trạch có cần bàn thờ không? Khi làm lễ nhập trạch thì bàn thờ và bát hương thần linh, thổ địa, gia tiên, là điều bắt buộc phải có.
  • Bài vị cúng thần linh, tổ tiên phải do chủ nhà tự tay cầm đến.
  • Tránh những người tuổi Dần vào nhà trong ngày nhập trạch.
  • Trong ngày này gia chủ không nên cãi nhau, to tiếng, quát mắng trẻ nhỏ,…
  • Nên mở vòi nước để chảy tự nhiên, đun sôi ấm nước làm ấm không gian nhà, mở hết cửa sổ và cửa chính trong nhà cho thông thoáng, bật quạt để lưu thông khí.
  • Treo chuông gió ở cửa, trồng cây phong thủy để khắc chế âm khí và tà ma.
  • Bật đèn sáng cả 3 đêm đầu khi về nhà mới.
  • Tránh việc ngủ trưa trong ngày đầu tiên chuyển về nhà mới.

Trên đây là những nguyên tắc chọn ngày nhập trạch về nhà mới. Bạn có thể tham khảo thêm cách sắm lễ và văn khấn nhập trạch, văn khấn động thổ, văn khấn khai trương cửa hàng tại đây. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian thờ cúng chuẩn tâm linh nhất.

vô ngã là gì?

Vô ngã là gì?

Mỗi người đều có một bản ngã riêng, nhưng vì sao Phật thường hướng chúng ta đến vô ngã? Thực ra, vô ngã theo quan niệm của nhà Phật là một quá trình rất dài tu tâm của con người. Người ta muốn hướng đến một cái tâm không còn chấp nhất một chuyện gì, không cố gắng đến mức cực đoan rồi gây ra khổ ưu và phiền não cho bản thân và mọi người. Để tìm hiểu vô ngã là gì? Xi mời quý độc giả tham khảo bài viết của thietkenhathoho.com dưới đây.

Vô ngã là gì?

Vô ngã là gì?

 

Vô ngã là một trong ba pháp ấn chỉ có trong quan điểm Phật giáo

Cùng với Khổ và Vô Thường, Vô ngã là một trong ba pháp ấn thuộc về quan điểm của nhà Phật. Theo đó, người ta cho rằng, không có một bản ngã nào là vĩnh cửu, không có một cái gì trường tồn, bất biến trên thế giới. Mọi thứ đều phải phụ thuộc và liên kết với nhau để tồn tại. Điều này có nghĩa là mọi sự vật được sinh ra là do duyên, phụ thuộc vào điều kiện nào đó. Chứ chúng không hề có quyền tự quyết định việc sinh ra hay hủy hoại chính mình. Đã có sinh thì phải có diệt, hay đối ngược lại với vô ngã là vô thường. Sự vật bị diệt đi là khổ, cái gì khổ lại biến đổi theo duyên sinh lại thành vô ngã.

Theo Kinh Sáu Xứ

Kinh Sáu Xứ cho rằng tự ngã có nghĩa là vĩnh hằng, nó không được sinh ra cũng không diệt và bất biến. Lục căn của con người gồm 6 thứ là Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý được sinh ra cũng có khả năng biến mất, thay đổi theo sự lớn dần của con người nên nó là vô ngã. Lục Trần gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp cũng có sinh có diệt, nên lục trần vô ngã. Lục thức kết hợp từ lục căn và lục trần cũng có sinh có diệt, nên lục thức cũng là vô ngã. Nói vậy, còn người không có thực thể, duyên cũng thế do đó quả cũng là không. Nhưng do sự gặp gỡ của lục căn dựa vào duyên sinh mà kết hợp với lục trần hay do môi trường điều kiện bên ngoài mà tiếp xúc với lục thức. Vì thế mà chúng luôn thay đổi, chúng được sinh ra và mất đi và trở thành vô ngã.

Quan niệm vô ngã theo lý duyên hợp

“Tứ Đại Giai Không” là tư tưởng của nhà Phật về việc sinh ra và hình thành của vạn vật trong vũ trụ. Nó cũng là quan điểm nói lên bản chất và hiện tượng của mọi vật bao gồm cả con người. Bốn thành phần của Tứ Đại Giai Không là Địa, Thủy, Hỏa và Phong, chúng không bao giờ tách rời nhau mà liên kết chặt chẽ với nhau trong mọi sự vật, tuy nhiên trong một vật vẫn sẽ có một yếu tố chiếm ưu thế hơn cả và là yếu tố thể hiện ra bên ngoài nhiều nhất. Giống như các vật chất luôn luôn chuyển động không ngừng của một vật mà các nhà khoa học hay nhắc đến, thì bốn yếu tố này cũng luôn biến đổi chứ không bao giờ đứng yên.

Vì thế, chúng cũng vô ngã, có thể suy rộng hơn vì chúng là những yếu tố hình thành nên vạn vật nên vạn vật đều vô ngã. Vậy thì theo Phật giáo, thân thể của mỗi chúng ta cũng chỉ là tạm bợ, là nơi lưu giữ của tứ đại giai không, khi chết đi mọi thứ sẽ trở về với từng loại Địa, Thủy, Hỏa và Phong. Khi đó, thức của con người sẽ lại lâm vào luân hồi, nhờ vào nghiệp mà ta lưu lại lúc sinh thời, nhờ vào duyên sinh hòa hợp mà lại để tứ đại nương vào. Trong lúc đó, con người sẽ trải qua tám thứ khổ là sinh, lão, bệnh, tử, ân ái chia lìa, oán thù gặp gỡ, ước muốn không thành, thân tâm đều khổ.

Còn theo Ngũ Ấm Vô Ngã thì các nhà Phật gia cho rằng vạn vật  được hình thành và sinh ra theo quy luật duyên sinh và y tha khởi. Du cho sự vật có biến đổi vô thường, nằm trong nhiều hình thái khác nhau thì chúng đều do ngũ ấm hình thành. Trong đó, ngũ ấm bao gồm năm ấm là Sắc ấm, Thọ ấm, Tưởng ấm, Hành ấm và Thức ấm chính là Phật tính được bao bọc trong mỗi con người.

Chính Đức Phật cũng đã dạy rằng, tuy các ấm khác nhau về mặt hình thức nhưng cơ bản chúng giống nhau về mặt tính chất. Như thế, mỗi ấm đều là tâm Phật của ta, vậy một người có đến năm cái ta liệu có hợp lý? Nhưng thực ra, mối ấm sinh ra rồi đều sẽ bị diệt hay tan ra, chúng đều chợt hiện rồi lại chợt mất theo thời gian. Vì thế mà ngũ ấm bị kéo đi mãi theo vòng luân hồi của con người mà trở nên vô ngã.

Quan niệm vô ngã theo tư tưởng giải thoát

Quan niệm vô ngã theo tư tưởng giải thoát

 

Theo tư tưởng của Duy Thức, mối quan hệ giữa cái ngã hay chính là chúng ta với thực tại là sự liên hệ của nhận thức. Vì thế, cũng theo các nhà tư tưởng Duy Thức, đức tính của Phật khác biệt với bản tính của chúng ta. Hay chính là sự khác biệt giữa một người đã giác ngộ với người bình thường chưa được giác ngộ. Sự khác biệt này chủ yếu thể hiện qua mặt nhận thức hay tri thức của mỗi người. 

Chúng ta điều biết rằng, Phật có tri thức vô biên. Sự nhận thức của Ngài về thế giới đã vượt lên dự kiến, nằm ngoài quy kĩ. Vì thế mà ta thường nói người có Phật tính là người uyên bác và có tâm rộng lớn vì thế mà Phật biểu tượng cho sự thanh tịnh và một tâm trong sáng. Còn trái lại, với một người chưa giác ngộ, là một người bình thường thì tri thức của họ là có hạn và nằm trong một quy kĩ. Vì thế, Duy Thức cho rằng chỉ có Phật tâm là có nhận thức thực tại một cách chân thực nhất, còn tri thức của con người bị giới hạn bởi một số sự vật hiện tượng giả và chỉ hiện hữu tạm thời.  

Vô ngã là hình thức ẩn dấu cái ngã

Như đã nói từ đầu, mỗi người đều có cái ngã của mình hay chính là cái “tôi”. Theo quan điểm Phật giáo, cái ngã chính là sinh lão bệnh tử, khổ đau và ưu phiền. Ngược lại với cái ngã chính là vô ngã. Nó được cho là bất sinh bất diệt, bất biến và trường tồn vĩnh cửu hay vô ngã chính là hình thức nhận thức vượt khỏi vô minh. Cái “tôi” của con người rồi đến một ngày nào đó sẽ diệt, nhưng nếu rèn luyện và tu vô ngã lại không.

Phẩm hạnh hay theo từng kinh sẽ là Tứ Đại hay Ngũ ấm sẽ luôn sinh ra rồi lại diệt, trôi theo sự luân hồi liên tục mà nghiệp ta tu trong đời mà trở nên vĩnh hằng. Phật dạy ta vô ngã để có thể giải thoát con người khỏi cái ngã trần tục, giải thoát cái ngã của mỗi người khỏi sự sinh diệt và đi vào luân hồi của vô ngã.

Ý nghĩa của vô ngã

Ý nghĩa của vô ngã

 

Vô ngã là nhận ra thực tại vượt qua cái tôi của mỗi người, bỏ đi những ảo tưởng xa vời của nhân cách.

Pháp ấn Vô ngã mang một ý nghĩa rất lớn lao đối với các cao tăng và cả các phật tử. Nó xuất hiện trong một lần tu luyện cái tâm của mỗi người. Giúp chúng ta trong việc nhận ra thực tại vượt qua cái tôi của mỗi người, bỏ đi những ảo tưởng xa vời của nhân cách.

Ý nghĩa của vô ngã trong Phật giáo nguyên thủy

Theo Phật giáo Nguyên Thủy trước đây, người ta cho rằng chỉ có các nhà sư thấu hiểu thế gian mới thực sự hiểu biết về vô ngã. Và cũng chỉ có các nhà sư này mới có thể thực hành được nó, dù là cư sĩ hay những người theo đạo Phật cũng khó lòng mà nắm bắt được trạng thái này dù chỉ là cảnh giới tâm lý.

Cũng theo quan niệm này, các nhà sư là những người đã được thấy nhiều trải nhiều vậy nên họ thực hành được vô ngã, áp dụng được nó vào mọi sự vật hiện tượng. Nhưng đồng thời họ cũng từ chối mọi “cái tôi” của bất kỳ ai. Phật giáo nguyên thủy cho rằng, trạng thái niết bàn chính là trạng thái thực sự của vô ngã.

Tuy nhiên, quan niệm này lại gây ra một số tranh cãi xung quanh đó bời vì một số người lại cho rằng niết bàn là việc tu luyện đến một cảnh giới cao hơn của bản ngã đó là “bản ngã siêu việt”. Và những thầy tu niết bàn là họ không còn bị phụ thuộc hay tác động bởi bất cứ điều gì.

Ý nghĩa của vô ngã trong Phật giáo Đại Thừa

Còn theo Phật giáo Đại Thừa, người ta cho rằng sự vật hay hiện tượng vô ngã có nghĩa là nó có tính “không”. Và cũng theo Phật giáo Đại Thừa thì vạn vật trên thế giới này đều không có bản chất. Cũng bởi vạn vật không có bản chất nên có thể nói là không có gì thực sự tồn tại, sự vật và hiện tượng được sinh ra và tồn tại chỉ khi chúng có liên kết với các hiện tượng khác.

Phật tánh cũng là một trong những học thuyết của Phật giáo Đại Thừa nói về vô ngã. Trong đó, người ta cho rằng Phật tánh đều có ở mọi vật và thuộc về bản chất của nó. Như vậy có thể xem Phật tánh là một bản ngã hay không? Xung quanh vấn đề này cũng có những tranh cãi giữa hai trường phái.

Những người theo quan điểm của Phật giáo nguyên thủy cho rằng các nhà sư hay cao tăng Đại Thừa chỉ lấy Phật tánh ra làm lá chắn để lén lút nhân tâm về một bản ngã vĩnh cửu. Và cho rằng Phật tánh là một cái tôi vĩ đại chứ không phải vô ngã. Và đường nhiên các giáo sư của trường phái Đại Thừa phản bác lại rằng “Phật tánh không phải là một vật sở hữu mà Phật tánh là chính chúng ta”.

Vì thế, Phật giáo Đại Thừa cũng giải thích thêm về bản ngã rằng khi con người tu luyện hay càng hiểu rõ về bản thân mình thì “cái tôi” sẽ dần bị quên đi. Tuy nhiên nó không có nghĩa là con người sẽ mất kiểm soát hoàn toàn khi giác ngộ sự vô ngã mà có nghĩa là khi giác ngộ người ta sẽ không còn xem xét thế giới thông qua lăng kính chủ quan của bản thân và sẽ nhìn nhận thực tại một cách chân thực nhất. Điều này cũng có nghĩa là bạn đã có thể loại bỏ cái tôi, bỏ qua những ảo tưởng và dục vọng cố chấp của bản thân.

Ý nghĩa của vô ngã trong Ấn Độ giáo

Có thể nói Ấn Độ giáo có quan niệm khá giống với Phật giáo Đại Thừa hiện nay.Ho cũng cho rằng tâm trí và thân thể của một người thực ra không tồn tại và chúng không nên có sự gắn bó với một “bản ngã” nào. Mà chỉ có thể bằng cách tách rời với thế giới bên ngoài để trạng thái của cả tâm trí và thân thể mỗi người mới có thể đạt đến cảnh giới tự hấp thụ. 

Hay cũng có thể hiểu đơn giản rằng, để có thể thực hành được vô ngã, thì con người cần phải bắt đầu từ sự tĩnh lặng trong tâm để cả tâm và thân đều tiến vào trạng thái an tĩnh nhất. Trong đó, Phật giáo đề cao quá trình khổ hạnh của mỗi con người để chiêm nghiệm và không cần phải vượt qua sự im lặng của tâm thức. Còn Ấn Độ giáo lại muốn tiến sâu hơn vào sự siêu nghiệm để tìm ra bản chất thật. Khi kết thúc, hay khi đã nhận ra thực sự tồn tại là gì thì họ sẽ chìm vào giấc ngủ sâu.

Vì thế đối với những người theo tư tưởng của Ấn Độ giáo, họ cho rằng mục tiêu cao cả nhất là chấm dứt những ham muốn tục trần để đi đến sự hòa bình tuyệt đối. Đây là quá trình để họ khám phá ra bản chất thật của cả bản thân và sự tồn tại cũng như mối quan hệ của họ với Đấng tối cao. Do đó, khái niệm vô ngã trong Ấn Độ giáo chính là sự giải thoát của một con người đối với bản ngã của mình, khi cái tôi biến mất hoàn toàn thì họ sẽ hòa vào ngã vũ trụ giống như một giọt mưa nhỏ rơi xuống cả đại dương.

Các thuyết vô ngã

Các thuyết vô ngã

 

Mỗi thuyết của Phật giáo lại nhìn nhận vô ngã theo các góc độ khác nhau

Qua những phân tích trên, ta có thể hiểu rằng vô ngã còn có thể được xem như là một pháp (phép) để cho làm trong sạch cái tâm của mỗi người. Giúp ta có một cái tâm trống rỗng, giải thoát khỏi cái ngã – cái sinh ra tội nghiệt của một người. Vô ngã giống như một hình thức thanh lọc và hư không hóa tất cả các hữu tồn trong tâm mỗi người. Chỉ khi tâm trong sáng, tri thức mới hiện lên. Nhìn chung vô ngã có ý nghĩa như thế, nhưng tùy các các thuyết giáo của Phật pháp lại có những góc nhìn khác nhau về vấn đề này.

Thuyết Vô ngã trong Thượng Toạ bộ

Thượng Toạ bộ là một trong những nhánh lớn của Phật giáo mang nhiều ảnh hưởng và kế thừa nhiều tư tưởng từ Phật giáo nguyên thủy. Họ cũng là một trong nhiều người tiếp cận đến vấn đề về vô ngã. Những thiền sư theo Thượng tọa bộ dựa trên sự giải thích của thuyết Duyên khởi để tìm hiểu về vô ngã. Theo đó, họ cho rằng, mọi sự vật hay hiện tượng đang hiện hữu bao gồm cả con người với trí tuệ của mình đều được hình thành qua một tiến trình kết hợp bởi những tính chất đặc thù, được gọi là Pháp.

Các cao tăng của Thượng tọa bộ cho rằng có 2 tiến trình của Pháp. Bao gồm tiến trình bên trong chỉ những hiện tượng xảy ra nằm ở nội tâm của con người, đó là sự chuyển biến liên tục của những dòng suy nghĩ trong tâm thức mỗi người. Bên cạnh tiến trình bên trong, ta còn có tiến trình bên ngoài là chính là cơ sở cho sự tái sinh. Ví như lúc ta được sinh ra cho đến lớn lên chịu qua nhiều “khổ” tạo nên những “nghiệp” riêng rồi “giải thoát”. Tất cả các quá trình này đều nằm trong một chủ thể rồi từ chính những kinh nghiệm đó, con người tích lũy “nghiệp” của mình rồi lại tiếp tục tái sinh. Và thân thể của con người chỉ là một khối được hợp nhất từ đó mà không có một thực thể nào.

Theo tinh thần bát nhã, vô ngã là không tướng các pháp

Theo tình thần bát nhã, mọi quá khứ (khổ ách) của một người đều là hư không vì thế mà chúng ta không bao giờ có thể chạm tới. Còn thực tại đang diễn ra bây giờ thì chỉ là giả lập do sự vận động và kết hợp của ngũ ấm mà ta đã nói ở trên. Vì thế, hiện tại bây giờ chỉ là giả lập còn quá khứ thì không còn nữa vậy nên sự đau khổ đến từ quá khứ kéo dài cho đến giờ chỉ là những ảo giác nằm trong tâm trí của con người mà thôi.

Vậy thì có một câu hỏi là “bản ngã” liệu có phải thuộc ngũ ấm hay không? Ngũ ấm đã tạo ra năm cái tôi của mỗi người? Không thể! Bởi vì cái tôi không thể bám vào bất cứ các hạt của vũ trụ chợt có chợt không vì nó là bất biến. Nhưng quá khứ thì không còn, tương lai còn chưa đến vậy thì cái tôi nằm ở đâu? Chỉ còn hiện tại đề con người có thể tồn tại, họ phải có một bản tính rõ ràng với những đặc trưng khác biệt. Nhưng nó không có một hình dáng cụ thể nào, không màu sắc càng không hương vị, nên nó chỉ bám vào ngũ ấm để có thể hiện lên bên trong của thân thể mỗi người.

Nếu suy nghĩ như vậy, thì tinh thần bát nhã sẽ giúp con người có thể xem nhẹ đi “cái tôi” của mình. Cái tôi chỉ là một vật bám víu chứ không phải là một điều gì tối thượng mà chúng ta phải tuân theo để cho thấy sự yêu ghét hận thù gì. Chính vì cảm giác về cái tôi quá mãnh liệt của một số người làm họ tách rời khỏi thế giới thực tại, làm đẩy cao lên những suy nghĩ hay tình cảm lệch lạc dẫn đến những hành động hay lời nói gây ra đau khổ. Khám phá triệt để cái tôi tìm thấy được sự vô ngã là tìm được sự giải thoát cho thân tâm vì thế mà ngũ ấm có tánh không hay ta còn gọi là ngũ ấm vô ngã.

Lợi ích của vô ngã

Lợi ích của vô ngã

 

Vô ngã là pháp ấn giúp con người có tâm trong sáng trong cả đời sống hàng ngày và cả trong quá trình tu luyện đắc đạo

Vô ngã không phải chỉ là một lý thuyết suông hay chỉ là một pháp ấn chỉ dành cho những người tu đạo mới có thể sử dụng. Vô ngã còn có thể được áp dụng vào đời sống hàng ngày, là biện pháp tốt để giúp con người tu luyện được cái tâm trong sáng. Là tiền đề để giúp người ta có thể sống an lạc.

Trong đời sống hàng ngày

Cuộc sống hiện thực cho ta thấy rất rõ những ưu phiền khổ não của con người. Thói sân si, giận hờn, ghét bỏ hay suy nghĩ tiêu cực luôn âu lo đều là từ những chấp ngã của con người mà ra. Sống chỉ chăm chăm vào bản thân, tham lam cho bản thân gia đình quên đi xã hội cộng đồng. Thấy người khác hơn mình thì lại sinh ra thói sân si giả tạo, cố đì người ta xuống để chứng tỏ cái tôi tuyệt đối. Ghét người khiến người không ưa, làm phật lòng người cũng là đang làm lòng ta bực bội khó chịu hơn. Con người còn chấp ngã nhiều chừng nào thì đến khi đó vẫn còn vướng vào những đau khổ. Và ngược lại, vô ngã nhiều chừng nào thì tâm bớt khổ chừng đó.

Cũng vì cái ngã muốn vơ về và thế hiển bản thân càng nhiều mới càng sinh ra thêm nhiều khổ ách khác. Lo mất nhà cửa, sợ hết tiền tiêu, ai mà đụng đến tài sản quyền lợi của mình thì lại nổi sân lên, không sân được thì lại càng lo được lo mất. Người tu đến vô ngã là người không còn chấp nhất với tiền bạc tài sản thì khi mất mát sẽ không còn đau khổ bằng người chấp ngã nữa.

Chấp ngã còn là ép người phải theo ta, ý kiến của ta là tuyệt đối, là luôn đúng rồi lại sinh ra cái nhau, hơn thua những suy nghĩ ganh đua, rồi lại tranh chấp phải trái. Lời qua tiếng lại làm nứt vỡ tình cảm, tệ hơn là dẫn đến đánh nhau lại thêm thua thiệt về thân xác. Người tu tính vô ngã là người luôn khiêm cung, không cần phải khoe khoang ích kỷ. Đó mới là người được mọi người thương mến và tôn trọng. Tu nhưng còn chưa thành thục thì người này sẽ còn bị đau khổ vì những lời nói gây tổn thương. Nhưng đã có một cái tâm trong sáng rồi thì dù là lời nói như dao cứa thì lòng ta vẫn sẽ sáng như gương. Chính vì thế mới có ý kiến cho răng, tu vô ngã là đi đến niết bàn, niết bàn rồi thì lòng sẽ không bao giờ còn thấy được đau khổ nữa.

Trên đường đạo

Đã là người đi theo con đường tu đạo, thì điều cần thiết nhất là một cái tâm thuần khiết và bỏ ngoài tai những định kiến. Vì thế, tu vô ngã là một điều rất quan trọng và cần thiết. Nhưng cũng đừng vì bất chấp tu hành mà lại sinh ra cố chấp, càng ngày lại càng rời xa con đường đạo.

Tu vô ngã là để hướng người theo đạo hướng đến điều thiện, việc thiện từ tâm như là bố thí, không mong cầu hồi đáp điều gì. Tu để giữ giới luôn tự nhiên không còn bị gò bó hay cấm đoán. Nhẫn nhục càng là một điều cần thiết phải giác ngộ khi tu vô ngã. Không bị mê hoặc bởi những ý niệm cố chấp, để có thể thốt lên rằng ý niệm đó xuất hiện cũng chỉ là tạm thời mà thôi. Vô ngã còn là con đường đi đến trí tuệ của đường đạo, để tiếp nhận những giác ngộ với cái tâm trong sáng nhất mà không hiểu sai lệch đi tư tưởng được truyền thụ đó.

Tu vô ngã còn là để hành Bồ tát đạo, để người tu hành cứu độ chúng sinh nhưng không cho bản thân mình là người đi phan hát hay chúng sinh là người nhận được ân huê. Vì nhớ được cái tâm vô ngã nên Bồ tát mới sẵn sàng xả thí thân mạng, ra vào sinh tử, chịu đựng khổ đau để cứu khổ chúng sinh.

Bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.

giải bát hương bản mệnh

Cách hóa giải bát hương bản mệnh

Nếu bạn là một người tín tâm thì chắc hẳn không thể không biết đến bát hương bản mệnh, bởi từ lâu nó đã trở thành một trong nét đẹp văn hóa trong thờ cúng tâm linh của người Việt. 

Vậy bát hương bản mệnh là gì, được phân làm mấy loại? Cách lập và giải bát hương bản mệnh ra sao, mời các bạn cùng nhà thờ họ theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Bát hương bản mệnh là gì?

Bát hương bản mệnh là gì?

 

Bát hương bản mệnh hay còn gọi với cái tên quen thuộc là tôn nhang bản mệnh, là bát hương thường được thờ tại gia hoặc đền, chùa. Bản mệnh là bản mệnh gốc của mỗi một con người theo nghĩa Hán Việt. Thoạt nghe bạn có thể hơi khó hiểu, nhưng trong thế giới tâm linh, bát hương bản mệnh được xem là khí cụ của con người thể hiện lòng thành tâm và tôn kính, một lòng muốn gửi gắm thân mệnh của mình nơi đấng linh thiêng tối cao. Cầu mong nhận được phước lành, sự bảo bọc, che chở, ban tài tiếp lộc giúp cuộc sống của họ được may mắn hanh thông, gia đình thịnh vượng.

Bát hương bản mệnh có mấy loại?

Theo quan niệm của Thánh và Phật giáo thì bát hương bản mệnh được chia làm hai loại đó là:

Bát hương bản mệnh bắt buộc: bát hương dành cho người có căn đồng, là con của Tiên, Thánh, Vương mà họ có phải có nghĩa vụ trách nhiệm thờ phụng đấng linh thiêng. Những người này bắt buộc phải mở phủ, điện thờ tại gia để trình đồng hay nói cách khác là đội bát hương bản mệnh.

Ngoài ra, những người có căn quả từ kiếp trước được bề trên cứu rỗi, từ tiền kiếp đã phải lập bát hương bản mệnh thì kiếp này cũng cần phải tiếp bước lập tôn nhang bản mệnh của mình. Kiếp này vẫn phải nương nhờ đến các Ngài và nhớ ơn đức của Ngài đã cứu rỗi cuộc đời mình.

Bát hương bản mệnh tự nguyện: là bát hương được lập xuất phát từ cái tâm của người thờ. Đây là bát nhang dành cho những người có căn nhẹ không quá nặng nề, nhưng có tâm hướng thiện mong nhận được sự phù hộ của bề trên. Hoặc dành cho những người do cuộc sống mưu sinh mà chưa có điều kiện hầu hạ phục vụ Tiên Thánh. Ngoài ra, bát hương tự nguyện này còn dành cho những đứa trẻ mới sinh khó nuôi, thanh thiếu niên ngỗ ngược. Mỗi một tuổi sẽ có một số vị thần bảo hộ khác nhau, ngày cúng và đồ cúng cũng khác nhau.

Ý nghĩa của bát hương bản mệnh

Tùy vào suy nghĩ và quan niệm của mỗi gia đình về bát hương bản mệnh. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy rằng, việc lập bát hương bản mệnh đã mang lại ý nghĩa tâm linh vô cùng tốt đẹp. Nó thể hiện quy luật tồn tại của con người và thúc đẩy con người hướng đến điều thiện. Cụ thể:

 

Ý nghĩa của bát hương bản mệnh

 

Theo thuyết luân hồi và văn hóa phương Đông thì con người ai cũng có kiếp trước. Đó là một quy luật của tạo hóa mà không ai có thể chối cãi. Những ai khi sinh đã có số mệnh yểu, đa phần do kiếp trước họ đã làm nhiều điều sai trái, độc ác gây tổn hại đến sinh linh. Ngược lại, những ai kiếp trước có tấm lòng bao dung, bác ái, hướng thiện, ăn ở hiền lành thì sẽ được kéo dài số mệnh và cuộc sống luôn ấm no, hạnh phúc. 

Bản mệnh là cái tâm trong tiềm thức và cũng là gốc mệnh của mỗi con người. Do đó, lập tôn nhang bản mệnh có tác dụng nhắc nhở mỗi người nên có lối sống lành mạnh, tu tâm tích đức, chia sẻ, chan hoà với mọi người. Điều này giúp chúng ta luôn hướng về điều thiện, được thần linh che chở và tạo ra những điều ý nghĩa trong cuộc sống.

Cách bốc bát hương bản mệnh

Thông thường lễ này được làm vào tháng 2-3 của mùa xuân và 8-9 mùa thu âm lịch. Một số trường hợp đặc biệt, tín chủ có thể không cần đợi đến thời điểm đó. Chỉ cần chọn ngày lành, tháng tốt, giờ tốt, điện, đền thích hợp, thầy pháp tốt là được. 

Bát hương bản mệnh đặt ở đâu?

Về nguyên tắc khi bạn bốc bát hương bản mệnh ở đền – phủ – điện nào thì sẽ trở thành con hương đệ tử ở đó. Bát hương sẽ được đặt ở đó. Vào các ngày lễ tết, đầu năm, cuối năm phải đi lễ đầy đủ ở đó mới tốt. Trường hợp khoảng cách địa lý xa xôi, tín chủ có thể xin bát hương về nhà để thờ nhưng phải có bàn thờ riêng không thờ chung với bàn thờ gia tiên.

Lễ vật cúng gồm những gì

Trước khi bốc tôn nhang, trong ngày đó tín chủ cần phải chuẩn bị lễ cúng Thánh gồm:

  • Lục cúng (đèn, nhang, hoa, trái cây, trà, trầu cau) tùy tâm theo điều kiện.
  • Lễ mặn: gà luộc hoặc miếng thịt heo luộc, khoanh giò lụa, đĩa xôi, hũ rượu.
  • Lễ cúng hạ ban là 7 quả trứng sống (trứng gà, trứng vịt đều được), gạo, muối, rượu, và miếng thịt heo sống cắt ra 5 miếng nhỏ.
  • Vàng mã: nghìn vàng hoa hoặc nghìn vàng Tứ phủ, mâm hài Tứ phủ 24 đôi gồm 12 đôi to và 12 đôi nhỏ chia làm bốn màu, thêm vài đinh vàng lá…và đồ vật tùy tuổi của người muốn xin bốc bát hương.

Nghi thức bốc bát hương bản mệnh

 

Nghi thức bốc bát hương bản mệnh

 

Khi tiến hành làm lễ, người xin bát hương được gọi là tín chủ, ngồi ở giữa sập hoặc chiếu đọc văn khấn và hành lễ, đầu trùm khăn phủ diện đỏ, phía trên đội tráp hoặc mâm có sớ xin bát nhang, bát nhang, vàng lá, đôi nến đặt hai bên bát nhang, quả cau,  hoa tươi, lá trầu. 

Đồng thầy làm lễ sẽ đọc tấu thỉnh tên hiệu Thánh bản mệnh của tín chủ, đọc tên tuổi, địa chỉ và điều mong muốn kêu cầu Phật Thánh gia hộ cho tín chủ.

Nếu khất đài mà được nhất âm nhất dương thì mới xin kêu hạ bát nhang xuống để yên vị tại đền, phủ. Sau khi đã an vị bát nhang thì xin hóa giấy sớ, kim ngân vàng mã, hài hán. Sau ba ngày quay lại đền thành tâm lễ tạ Thánh. Cuối cùng, tín chủ xin phép hạ lễ vật xuống, lập tức đem trứng sống và thịt sống đi luộc chín. 

Văn khấn bốc bát hương bản mệnh

Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ, tín chủ có thể sử dụng bài văn khấn như sau:

“Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiến linh, hiến pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …, tháng …, năm …

Tên con là … tín chủ của …, ngụ tại …

Con xin làm lễ bốc bát hương bản mệnh, mục đích con nguyện khấn cầu …, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, làm ăn phát đạt, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các vị Thánh bản mệnh. Hôm nay con xin làm lễ bốc bát hương, kính xin các Ngài phù hộ độ trì cho con.”

Có nên lập bát hương bản mệnh không? 

Có nên lập bát hương bản mệnh không là câu hỏi được khá nhiều đọc giả của nhà thờ họ quan tâm. Theo quan điểm của Phật Giáo nói riêng thì việc lập bát hương bản mệnh có thể được xem xét trong từng trường hợp cụ thể, nhưng tốt nhất không nên lập. Vì như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, nnhững người tiền kiếp làm nhiều điều ác hay sân si thì dù có lập 10 bát hương cũng không thể sống không được. Vì thế, chỉ bản thân chúng ta mới có thể nắm giữ số mệnh của mình. Nếu bạn sống không có đức thì mệnh căn vẫn bị tổn thương và không có Thần nào độ được. Việc lập tôn nhang bản mệnh là không hợp với đạo lý, nhất là với những phật tử đã quy y Tam Bảo. Thay vào đó, bạn hãy tu tâm, hướng Phật, làm nhiều việc thiện, thay đổi bản thân để nhận về những điều tốt đẹp nhất.

Cách hóa giải bát hương bản mệnh

Theo Thượng Tọa Phật Giáo Việt Nam Thích Nhật Từ hiện đang trụ trì chùa Giác Ngộ chia sẻ về cách hóa giải bát hương bản mệnh như sau. Theo lời Phật giảng dạy trong các kinh, thì không có cái gọi là bát hương bản mệnh cho từng người, do đó ta không cần phải trình đồng, mở phủ. Tất cả những người tu học Phật phải nhớ, khi chính thức làm để tử Phật thì ngoài việc thành kính nhận Đức Phật và chân lý Phật làm thầy, cần phải pháp nguyện bất qui y Thiên, Thần, Quỷ, Vật. Tức là không thờ phụng Thượng Đế, không tín ngưỡng thần linh, không tin vào ma quỷ, và không cần phải vào đình, phủ thuộc các tôn giáo khác.

Từ bỏ các tập tục mê tín dị đoan nêu trên, chịu khó học Phật Pháp sẽ thoát khỏi nỗi sợ hại do mê tín gây ra. Không cần phải cúng kiếng bát hương bản mệnh mà tâm vẫn thoải mái, bình an vô sự, thoải mái thảnh thơi ở mọi nơi mọi chốn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc lập và giải bát hương bản mệnh. Cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nếu bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian chuẩn tâm linh nhất.

nên căm hoa gì cho người mới mất

Người mới mất nên cắm hoa gì?

Hoa không chỉ là đại sứ của niềm vui, hạnh phúc mà nó còn là món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người để bày tỏ niềm thành kính, tiếc thương những người đã khuất. Tuy nhiên, không phải hoa gì cũng có thể cắm trên bàn thờ, đặc biệt là bàn thờ vong. Để hiểu rõ hơn về vấn đề người mới mất nên cắm hoa gì, mời các bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu trong nội dung dưới đây của bài viết.

Bàn thờ người mới mất sắp xếp như thế nào?

Bàn thờ người mới mất sắp xếp như thế nào?

 

Trước khi giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề bàn thờ người mới mất nên cắm hoa gì, mời quý độc giả hãy cùng nhà thờ họ tìm hiểu về cách sắp xếp bàn thờ người mới mất trước nhé.

Bàn thờ người mới mất hay còn gọi là bàn thờ vong là bàn thờ được lập riêng để thờ cúng vong linh mới mất, chứ không thờ chung với bàn thờ tổ tiên .

Bàn thờ vong thường được đặt ở gian nhà giữa hoặc bên cạnh bàn thờ gia tiên. Cách bài trí cũng rất đơn giản, trên bàn thờ thường sẽ có những thứ như:

  • Một bát hương
  • Ảnh thờ hoặc bài vị thờ
  • Nải chuối xanh và đĩa trái cây theo mùa hoặc mâm ngũ quả; bánh, kẹo, cây oản, bia, chai nước lọc, nước ngọt (tuỳ điều kiện của mỗi gia đình)
  • Lọ hoa tươi, chén nước
  • Đèn dầu, bát cơm, đôi đũa…
  • Bên cạnh bàn thờ sẽ đặt cây nêu treo tấm bùa

Theo phong tục thờ cúng của người Việt, người mới chết “ hồn vía còn nặng ”, chưa thể siêu thoát vì còn quyến luyến nhân gian, người thân trong gia đình nên họ chưa thể tự kiếm ăn . Chính vì thế, trong vòng 100 ngày kể từ khi người chết được an táng, mỗi ngày 3 bữa ăn cơm, người nhà đều phải thắp hương 1 bát cơm trắng, 3 lát gừng, 7 hạt muối, cây tăm, chén nước (tùy theo từng gia đình và văn hóa vùng miền mà ta có thể thay đổi lượng gừng muối và thức ăn cho phù hợp). Việc làm này cũng giúp người sống cảm thấy quen dần và đỡ đau buồn hơn với việc người thân vừa mất. 

Ý nghĩa các loài hoa dùng trong tang lễ

Mỗi bông hoa có mặt trên trái đất này đều mang trên mình một sứ mệnh và ý nghĩa khác nhau. Vì thế mà không phải ngẫu nhiên chúng lại có mặt trong các buổi tiệc vui mừng, hay những khoảnh khắc đau buồn chia xa của gia đình tang quyến.

Những bông hoa màu trắng như hoa cúc trắng, hồng bạch, huệ… là hoa được sử dụng nhiều nhất trong tang lễ của người chết trẻ chưa có vợ con và đám tang của người đã lớn tuổi. Hoa trắng thể hiện sự thuần khiết, tôn nghiêm, trang trọng và thay lời tiếc thương sâu sắc đến người đã khuất và là lời phân ưu chân thành đến gia quyến của họ.

ý nghĩa các loài hoa trong tang lễ

Hoa màu vàng khiến ta liên tưởng đến sự vui tươi, tuy nhiên nó cũng rất thích hợp cho không khí tang lễ. Hoa tang màu vàng như một lời nhắn gửi tốt đẹp nhất của người sống với người đã khuất, mong họ sớm siêu thoát và lên thiên đường. Đồng thời, thắp hương hoa màu vàng còn là sự sẻ chia, an ủi, động viên tinh thần và tiếp thêm sức mạnh cho người thân vượt qua nỗi mất mát, đau buồn để tiếp tục cuộc sống.

hoa cúc cắm trong tang lễ người mất

 

Từ xưa đến nay, màu tím không chỉ tượng trưng cho sự chung thuỷ, bí ẩn, ma thuật, sang trọng và quyền lực. Mà nó còn thể hiện cho sự trang nghiêm, niềm tự hào và thành công. Khi thắp hương hoa màu tím sẽ thể hiện sự tôn trọng người mất. Không chỉ vậy, nó còn mang ý nghĩa tiễn người mất sang một thế giới mới, hy vọng họ được an nghỉ vĩnh hằng.

 

Bàn thờ người mới mất nên cắm hoa gì

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, mỗi loài hoa mang trong mình 1 ý nghĩa riêng. Và những loài hoa phù hợp nhất để thờ trên bàn thờ vong người mới mất bao gồm những hoa sau:

Hoa huệ trắng hay huệ ta

Hoa huệ trắng hay huệ ta

Cắm hóa huệ trắng

 

Nhắc đến hoa huệ trắng chắc hẳn trong chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến nỗi buồn và tiếc nuối. Đây là một loài hoa được sử dụng nhiều nhất trong đám tang, bàn thờ vong và bàn thờ gia tiên. Thắp hương hoa huệ trắng thể hiện sự thành kính đối với người đã khuất. Thông thường, loài hoa này sẽ phù hợp cho đám tang của người lớn tuổi hoặc đã lập gia đình.

Hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng

 

Hoa cúc vàng là loại hoa gắn liền với sự hiếu thảo. Chính vì thế, loại hoa này thường được dùng để thờ cúng ông bà, cha mẹ, người thân lớn tuổi… nhằm mục đích thể hiện cho sự hiếu thảo và lòng hiếu kính của con cháu với người đã khuất.

Hoa cúc trắng

Hoa cúc trắng

 

Hoa cúc trắng có ý nghĩa tương tự như hoa cúc vàng, loại hoa này cũng thường có mặt trong tang lễ của người mất khi còn trẻ, chưa lập gia đình. Với những cánh hoa mỏng, nhỏ nhắn cùng sắc trắng tinh khiết, đặt trên bàn thờ người mới mất bày tỏ cho sự tiếc thương vô hạn.

Hoa ly

Hoa ly

 

Nếu bạn có băn khoăn bàn thờ người mới mất nên cắm hoa gì cho khác lạ thì hoa ly chính là lựa chọn phù hợp. Hoa ly không chỉ giúp xua tan đi không khí đau thương của tang lễ mà mùi thơm của hoa còn giúp người ở lại gửi gắm nỗi nhớ thương cho người thân vừa ra đi ..

Hoa hồng trắng, xanh,vàng

Hoa hồng trắng, xanh,vàng

Hoa hồng được sử dụng nhiều nhất trong đám tang, thờ cúng chính là hoa hồng trắng, bởi nó giống như tâm hồn trong sáng của những người trẻ tuổi khi phải ra đi ở lúc tuổi còn xanh, còn rất nhiều mơ ước, hy vọng dang dở.

Hoa hồng xanh

 

Bên cạnh đó, hoa hồng xanh và hoa hồng vàng cũng được sử dụng khá nhiều. Bởi có lẽ hoa hồng xanh là hoa của khát khao và hy vọng còn bỏ ngỏ, còn hoa hồng vàng là lời chia tay vĩnh hằng của người ở lại dành cho bạn.

Hoa huệ tây

Hoa huệ tây

 

Với hoa huệ tây có màu trắng tinh khôi, hương thơm thật ngọt ngào đại diện cho những tâm hồn thuần khiết của người đã khuất hay cũng là sự hiếu thảo của những người ở lại dành cho người xấu số.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: Người mất nên thờ hoa gì? Bạn có thể tham khảo thêm cách cắm hoa trên bàn thờ tại đây. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.  

Bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.

cách cúng vong trong nhà

Cách cúng vong trong nhà đơn giản

Việt Nam có nét văn hóa là cúng vong mỗi dịp hằng năm, tùy vào điều kiện, vùng miền mà mâm thức ăn mỗi nhà sẽ khác nhau. Điều quan trọng nhất là trong tâm người cúng có thể hòa giải khí âm nơi họ sinh sống, tạo điều kiện thuận lợi, không bị vong theo, cuộc sống gia đình đầy đủ, êm ấm.

Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại nhiều người đã bỏ qua hủ tục thường niên này, nhưng có kiêng thì có lành. Con người nên sống để làm phước cho những vong hồn phiêu bạt ngoài kia, xem như là tích nhân tích đức cho mình và con cháu sau này. Sau đây bài viết của nhà thờ họ sẽ chỉ bạn cách cúng vong hiệu quả.

Vì sao trong nhà lại có vong?

Người sống không thể nói chuyện với người chết hay giao tiếp bằng những hình thức bình thường được. Người xưa đã nghĩ ra cách cúng vong để hòa giải những mong cầu của người dương với người âm. Người âm quấy rối người dương làm cuộc sống của họ bị đảo lộn, đời sống tinh thần sa sút. Công việc làm ăn cũng từ đó mà lao dốc, điều này minh chứng gia đình bạn đang bị vong theo. 

Trong thế giới huyền bí, tùy vào vong lớn sẽ phá bạn làm sự nghiệp đang yên ổn bỗng phút chốc tiêu tan. Còn vong thai nhi khiến con trẻ trong nhà bạn bị bệnh năng, quấy khóc nửa đêm, khó dạy và làm nhiều hành động lạ. Khi thấy những hiện tượng lạ như trên bạn nên nhờ thầy đến cúng vong, hay tổ chức cúng cơm để hòa giải.

Vì sao trong nhà lại có vong?

 

Bày mâm cúng cô hồn hằng năm

Nếu không gia đình bạn sẽ ngày càng gặp nhiều biến cố hơn. Những hiện tượng siêu nhiên xảy ra không dứt mà ngày càng nhiều hơn khiến ai trong nhà cũng không thể an tĩnh tâm hồn. Ngày qua ngày tâm trí của gia chủ sẽ không còn ổn định như trước mà ngày càng tồi tệ hơn, khi ấy tốt nhất nên tìm cách giải quyết triệt để ngay. Nếu không thì sợ nhà gia chủ sẽ không còn gì để mất sau này.

Con người và những vong hồn thế giới âm không thể giao tiếp một cách bình thường được. Vì thế mà từ xưa đã có phong tục cúng cơm để hóa giải những mâu thuẫn giữa người cõi âm và người trần. Giúp cuộc sống người trần trở lại bình thường, không còn xuất hiện những hiện tượng lạ, những vận xui đeo bám lúc trước cũng dần dần biến mất.

Nếu nhà gia chủ gặp phải những tình trạng trên nên thực hiện nghi thức cúng cơm hoặc mời thầy về cúng để tai qua nạn khỏi, công danh sự nghiệp ổn định, gia đình hạnh phúc bình an bên nhau.

Nhà vừa có người mới mất

Gia đình nào vừa có người thân mất, là một nỗi đau lớn đối với mọi người trong gia đình, bạn bè, họ hàng thân thích.  Vì thế cần kiêng kị lời ăn tiếng nói, tránh nói những lời không hay, hoặc có những hành vi cử chỉ không đúng mực với mọi người, ảnh hưởng đến người đã mất.

 

Nhà vừa có người mới mất

Hủ tục cúng cơm người vừa mới mất

Trong 49 ngày đầu tiên là những ngày quan trọng nhất, cần phải tuân theo các thủ tục kiêng kỵ trong phong tục của người Việt ta, có kiêng thì có lành việc làm tốt nhất lúc này nên tránh xa những việc không tốt để đảm bảo vong linh của người đã mất. 

 

Thời điểm này là khoảng thời gian buồn nhất trong gia đình nên cố gắng không xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp hay làm những sự cố ngoài ý muốn kiêng tang gia không được yên ổn. Mọi người trong nhà nên động viên nhau vượt qua khoảng thời gian buồn đau này.

Nếu không may xảy ra nhiều sự cố ngoài ý muốn, rất dễ bị các vong hồn khác quấy rối, khiến gia đình gặp nhiều tai biến mãi không thoát hết vận xui. Vì thế gặp trường hợp này nên tìm cách giải vận ngay.

Nhà có người mất trước đó rồi 

Theo phong tục cúng giỗ người đã mất của dân tộc Việt Nam mình sẽ chia ra làm 3 ngày giỗ khác nhau như: Giỗ Đầu, Giỗ Hết và cuối cùng là Giỗ Thường.

Lễ Tiểu Tường còn được biết đến cái tên là Giỗ Đầu, sẽ được tổ chức đúng một năm sau ngày mất. Khoảng thời gian này không còn đâu buồn như trước, tổ chức giỗ này để tưởng nhớ người đã mất.

Khi tổ chức giỗ đầu tiên, tốt nhất nên tập đủ con cháu trong nhà để làm giỗ đầu nghiêm trang nhất. Lúc tổ chức lễ này mọi người vẫn mặc đồ tang lễ và đeo băng tang trên ngực. Khách tới dự giỗ gia chủ nên yêu cầu ăn mặc chỉnh tề, nghiêm chỉnh, nói ăn chuẩn mực, không nói chuyện bông đùa, cười cợt. Nếu khách vẫn không nghe bạn nên mời khách khỏi đám giỗ, để không ảnh hưởng đến người khác. Tổ chức nghi lễ này mong mọi người nhớ về người đã khuất và cầu mong người đã mất siêu thoát, đầu thai kiếp khác hạnh phúc và vui vẻ hơn.

Còn về lễ Đại Tường trong nhân gian hay gọi là Giỗ Hết tức lễ sẽ tổ chức sau 2 năm người mất. Giỗ Hết là giỗ quan trọng nhất bắt buộc con cháu trong gia đình phải có mặt đầy đủ để tiến hành làm lễ, thực hiện các nghi lễ Trừ phục tức đốt hết đồ tang phục. Giỗ Hết sẽ long trọng hơn các giỗ khác để đánh dấu cột mốc của người đã khuất. Khi này linh vị của người đã mất sẽ được rước lên bàn thờ gia tiên để thắp nhang trưng bông cúng dường hằng ngày. 

Trước khi dọn lên bàn thờ gia tiên cần phải lau dọn, trang trí lại bàn thờ gia tiên sáng sủa, sạch sẽ hơn.

Khi này bát hương của gia tiên cũng sẽ là bát hương của người quá cố, không cần phải bày biện nhiều bát hương trên cùng một bàn.

Khi kết thúc lễ này mọi kiêng kỵ không cần phải thực hiện nữa, mọi người trong nhà có thể tổ chức vui chơi, giải trí theo ý thích mình muốn.

Mâm cúng giỗ người đã mất

 

Mâm cúng giỗ người đã mất

Hiện nay, thời gian giỗ hết khoảng trong 100 ngày đã rút ngắn từ 2 năm xuống. Khi ấy người ta đã làm lễ đưa di ảnh của người đã khuất lên với bàn thờ gia tiên. Và làm lễ loại bỏ những tang phục như tục lệ thông thường.

Còn ngày Cát Kỵ tức có thể hiểu là Giỗ Thường đây là lễ giỗ cách 3 năm kể từ người đã khuất mất. Khi làm lễ này con cháu trong nhà chỉ mặc thường phục, bày biện món ăn để cúng giỗ, sau đó đãi khách khứa đến thăm, trò chuyện, hỏi thăm nhau. Lễ tổ chức Cát Kỵ không cần phải thịnh soạn như Giỗ Đầu hay Giỗ Hết, nhiều khi khách khứa chỉ là những người thân trong gia đình, chứ cũng không cần phải mời bạn bè gần xa.

Cúng vong là nghi thức gì?

Từ lâu đời người Việt Nam ta đã lưu truyền nghi thức cúng vong này như một phong tục tập quán, nét đặc trưng văn hóa muôn đời nay. Cúng vong không phải là việc làm sai trái hay xấu xa gì mà nó mang ý nghĩ hóa giải vận xui, gia chủ mong làm ăn phát đạt, hay đơn giản là cứu rỗi những vong hồn đang không nơi cư ngụ ngoài kia. 

Cúng vong cô hồn để làm gì?

Cúng kiến giúp gia chủ không bị ám bởi những vong hồn quanh nhà hay những ngôi nhà gia chủ mới vừa dọn đến vong hồn vẫn còn cư ngụ tại đó. Cúng giúp vong hồn hiểu được thành ý của bạn và không ám gia đình, ngôi nhà bạn đang ở nữa. Sau khi cúng xong, bạn vẫn cảm thấy nhiều hiện tượng lạ xuất hiện thì nên mời thầy về cúng tiếp. Nếu thầy cúng nhưng vong hồn vẫn không chịu, tốt nhất lúc này bạn nên dọn đi nơi khác sinh sống để tránh tai vạ họa đến thân.

Nhưng vong hồn lang thang nhiều ngoài đường do không có nơi nương tựa hay muốn đi lang thang để gây họa cho người khác. Người xưa quan niệm rằng hồn sẽ linh thiêng hơn vía vì hồn được mọi người tôn trọng, nói cách khác có người cúng kiến và không gây hại cho con người.

Còn vía thì thường sẽ gây hại cho con người. Trong thế giới âm thì vía chia ra làm hai: vía tốt và vía hung tức xấu. Vía tốt sẽ mang lại nhiều điềm lành may mắn đến cho gia chủ. Còn vía xấu thì gia chủ dễ gặp bệnh nặng, nhiều khả năng không qua khỏi, công việc làm ăn không ổn định, tai ương ập đến khiến gia đình không ngày nào được yên ổn.

Khi con người chuẩn bị rời khỏi nhân gian, thì hồn vía sẽ xuất khỏi người đó. Đi xuống địa ngục để chịu tội. Nhiều người hay đốt giấy tiền vàng bạc để những vong hồn có tiền để qua đò âm phủ để không lưu luyến gì nhân gian. Đốt quần áo để những âm hồn lang thang có đồ mới để mặc. Nhiều gia đình có điều kiện hơn còn mang đốt nhà, xe, xe ô tô,… tạo phước lành cho người cõi âm có nhiều điều kiện tốt đẹp hơn.

Nhiều người vong hồn chết đói do chiến tranh hay nạn đói ngày xưa. Một số chết do tai nạn, bắt cóc, hay dưới sông, chết bất đắc kỳ tử,… khiến họ không được gia đình cúng, kiến nhiều hay không tìm được xác. Biến họ thành những linh hồn lang thang mãi không thể siêu thoát được, mà lưu luyến nhân gian đi tìm lại người thân, hay còn nhung nhớ người thân mãi không đi đầu thai. 

Mâm cúng cô hồn vào ngày mùng 2,16

Mâm cúng cô hồn vào ngày mùng 2,16

Nhiều người rất sợ các vong hồn theo ám mình hay có vong linh cứ đi theo mình làm con đường sự nghiệp, tình duyên cứ mãi lận đận. Nhiều vong hồn còn ám cả nhà cửa khiến cho gia chủ chết yểu hoặc cuộc sống gia đình thường xảy ra nhiều chuyện lạ, làm mọi thành viên trong gia đình lo lắng bất an hằng ngày.

Nhiều gia đình bị ám khiến cả dòng họ tán gia bại sản, lâm vào cảnh không nhà không cửa, tiền cửa cũng chẳng có. Lâm vào cảnh nghèo túng, khó thể vực dậy lại cơ ngơi như ngày trước. Vì thế mà người càng giàu có càng tin vào tâm linh, một ngày nào đó quật họ khiến sản nghiệp của họ trong phút chóng tiêu tan. Vì thế người càng giàu thì càng tổ chức lễ hòa giải âm dương càng lớn thậm chí còn mời thầy về cúng cho gia đình mình. 

Theo đó, Đức Phật sẽ đại diện chúng sanh cứu khổ cứu nạn cho những vong hồn được ân điển đi đầu thai, chuyển kiếp làm người. Vì thế, gia chủ muốn tích nhiều phúc đức nên đi chùa thường xuyên và cúng dường Phật bảo xem như làm từ thiện và tỏ lòng thương xót chúng sanh, những âm hôn còn lang thang ngoài kia chưa thể chuyển hóa đầu thai làm người được.

Ai có thể cúng vong cho gia chủ ?

Ngoài gia chủ ra thì người sống trong nhà hay con của gia chủ thì đều có thể cúng được. Người đại diện này phải là người gia chủ tin tưởng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tránh làm sai mà rước vong vào nhà mang tai họa đến cho gia đình.

Cách sắm mâm cơm cúng Vong trong nhà

 

Mâm cúng cô hồn vào ngày mùng 2,16

Bày bàn cúng vong trước sân nhà phía trước nhà

 

Bạn cần sắm những lễ vật cúng vong trong nhà, theo đúng như hướng dẫn dưới đây.

Cần chuẩn bị đến 20 – 50 bộ quần áo chúng sinh, 15 lễ tiền vàng đổ lên.

Mâm hoa quả phải chuẩn bị 5 loại quả khác nhau, tượng trưng cho 5 màu sắc khác biệt.

Có thể bày trí thêm khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, bánh kẹo các loại tùy thích.

Một xấp tiền âm phủ bày kín trên mâm cúng.

Trưng lên 12 bát cháo trắng, 12 đôi đũa.

1 chén gạo, muối.

Rót 3 ly nước lọc trưng chung trên bàn.

Chuẩn bị vài nhánh mía có độ dài 15 cm, còn nguyên vỏ.

Cúng 3 cây nhang và thắp 2 nến nhỏ hay nhiều hơn đặt gần bát hương

Hương, hoa thường là hoa cúc.

Khi cúng vong không cần phải đủ các vật lễ trên nếu đủ thì càng tốt. Cách thức cúng cũng tùy thuộc vào vùng miền nơi đó, bài văn cúng cũng có thể thay đổi đôi chút, quan trọng nhất là tấm lòng của gia chủ mong muốn âm hồn vất vưởng có cái ăn, cái mặc.

Bài cúng Vong trong nhà

Sau khi thức ăn, lễ vật đã được bày trí đầy đủ trên mâm cỗ, bạn nên đặt trước sân nhà mình hoặc nếu không có sân thì đặt ở trước cửa nhà. Nghi thức cúng vong không nhất thiết phải đặt ở nhà mà có thể đặt ở nơi mà bạn buôn bán. Khi mọi thứ đã đi vào trình tự bạn, chỉnh trang quần áo và đọc bài văn khấn cúng các vong hồn như sau đây.

Bài cúng Vong trong nhà

Bài văn khấn cúng vong trong nhà

 

Hôm nay là ngày… tháng… năm… Tín chủ con là… ở tại số nhà… thành kính dâng lên cúng dường Chư Phật mong Chư Phật ban phước cho toàn thể chúng sinh không chừa sót một ai những điều an lành nhất. Con cũng xin nhờ vào tiệc cúng dường này, ánh sáng từ bi và trí tuệ của Chư phật sẽ hiện hữu trong tâm con và tất cả mọi người đồng thời chiếu sáng tất thảy các cõi khác để tất thảy hướng về Phật Pháp. Chúng con nguyện với lòng thành tâm của mình trước Chư Phật xin được sám hối mọi lỗi lầm do thân khẩu ý con đã phạm phải từ trước tới nay.

Con xin cúng dường tới các chư thiên, thiện thần, hộ pháp mong các ngài che chở cho con cùng gia đình luôn an lành, thoát khỏi mọi thế lực xấu và ác của cõi dương và cõi âm.

Chúng con cũng xin được nhờ vào lễ hỏa cúng này, hồi hướng cầu siêu cho tất cả các chúng sinh không chừa sót một ai đang lang thang trong cõi thân trung ấm hay cõi âm để họ bớt sợ hãi, đau khổ và nhanh chóng được chuyển nghiệp.

Con cầu xin được cầu siêu cho cửu huyền thất tổ gia tiên gia tộc họ… cho cha…, mẹ… hay…. được hoan hỉ và sớm siêu thoát về nơi cực lạc hay cõi an lành khác”.

Những lưu ý khi cúng vong trong nhà

Khi chuẩn bị cúng vong hồn, bạn phải lưu ý những điều sau đây:

  • Cứ đến mùng 2 hay mùng 6 tháng 7 thì đều đặn bạn nên cúng mâm cơm mặn cho các vong hồn.
  • Bạn nên chuẩn bị một cái bàn lớn đặt trước sân nhà để rồi bày thức ăn trên đó. Bởi vì các vong hồn ngoài khi không thể bước vào nhà được. Vì ông bà tổ tiên không cho phép chúng bước vào nhà nên bạn hãy bày theo cách trên nhé. Điều này mang ý nghĩa cưu mang làm phước cho những vong hồn lang thang không nơi cư ngụ ngoài kia.
  • Trước khi cúng bạn nên chuẩn bị một bộ quần áo chỉnh tề, để đọc bài vấn (không được dùng ngôn từ tục khi đọc bài vấn) các vong hồn từ tứ phương đi đến.
  • Tuyệt nhiên khi làm lễ cúng vong này chỉ nên làm khi nhà bạn buôn bán hay gặp những chuyện lạ bất thường thì mới nên làm lễ này còn ngoài ra các trường hợp khác bạn đều không nên làm. Nếu bạn vẫn muốn cúng mà không may vong hồn cảm thấy hợp thì sẽ theo ở với nhà bạn mang đến nhiều tai vạ, không hay cứ thế mà ập đến gia đình bạn.

Hy vọng bài viết cung cấp cho quý độc giả nhiều thông tin bổ ích về cách cúng vong trong nhà. Bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn và giúp bạn có những không gian chuẩn tâm linh nhất.

bài kinh chú đại bi

Chú Đại Bi là gì ?

Chú Đại Bi được lấy ra từ Kinh đại bi tâm đà la ni của Bồ tát Quan Thế Âm. Bồ tát đã nói rằng đây là thần chú linh ứng sẽ giúp cho ta vượt qua khổ, qua nạn, không bị hãm hại bởi thế lực ác, bảo vệ ta khỏi những khó khăn mà ta phải đương đầu. Khi niệm chú ta phải để tâm trong sạch, tâm an tịnh, luôn bình đẳng với mọi người và phải kiên trì tụng. Việc ta siêng năng như vậy sẽ giúp ta tăng thêm công đức cho bản thân. Bài viết dưới đây của thietkenhathoho.com thích hợp để bạn tìm hiểu về Chú Đại Bi.

Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi là gì?

Hình ảnh Quán Thế Âm bồ tát nghìn tay, nghìn mắt.

Đây được xem là một bài chú phổ biến, được nhiều Phật tử trì tụng. Ta được biết bài chú này được trích từ một bài kinh của Bồ tát Quán Thế Âm. Cũng chính Bồ tát đã đọc trước một cuộc họp của các Phật, từ đó mà nhiều người biết đến mà tụng theo. Bài chú này gồm 84 câu, được viết theo tiếng Phạn. Việc ta thành tâm niệm, lắng nghe Kinh Chú Đại Bi sẽ giúp ta vượt qua khó khăn, thoát khỏi đau khổ, bảo vệ ta trên con đường gian nan. Vì đây là câu thần chú linh ứng, mang lại công đức nên ta phải niệm chú một cách thành tâm.

Nguồn gốc của Chú Đại Bi

Nguồn gốc của Chú Đại Bi

 

Người ta thường gọi tắt là Chú Đại Bi nhưng bên cạnh đó còn có những tên gọi khác như là: Thanh cảnh đà la ni, Quảng đại viên mãn, Mãn nguyện Đà la ni, Cứu khổ Đà la ni, …Câu thần chú linh ứng này xuất pháp từ tấm lòng từ bi của Bồ tát Quán Thế Âm. Vì muốn chúng sanh có thể vượt qua mọi đau khổ, giữ tâm vững vàng trước sự ác hãm hại, bảo vệ trước gian nguy. Từ đó ta có thể thấy được lòng yêu thương nhân loại của Bồ tát vô cùng lớn lao.

Nguồn gốc về Kinh Chú Đại Bi cũng được thuật lại rõ ràng trong kinh như sau: “ Vì bản thân muốn chúng sanh, không còn đau khổ, bệnh tật, được trường thọ, giàu có, tránh xa khỏi tà ác, vượt qua mọi chướng ngại, mọi đau khổ và sợ hãi đều tiêu tan, những điều mong cầu đều mau đủ đầy tất cả”. Rồi sau đó Bồ tát đọc Chú từ bi cho Phật cùng các vị có mặt trong cuộc họp cùng nghe. Sau khi đọc xong bài chú, thì đất rúng động, trời mưa hoa báu, báo hiệu rằng chúng sinh sẽ được quả chứng. Đây cũng là niềm vui của mọi người, đây đúng là thần chú linh ứng cho chúng sinh.

Vì vui mừng khi thần chú đã linh ứng, Bồ tát đã nói ra đại nguyện: “Nếu còn có thể làm lợi cho chúng sanh với câu chú này, thì xin hãy khiến cho thân con sanh ra ngàn mắt ngàn tay”. Bởi chính từ đó, biểu tượng của Vị Bồ tát Quán Thế Âm là ngàn tay ngàn mắt. Người mang sứ mệnh cứu khổ cho chung sang, ban niềm vui đi muốn nơi.

Tại sao lại lựa chọn việc hóa thân thành ngàn tay, ngàn mắt. Vì điều này cho thấy khả năng biến hóa tự tại. Hình ảnh ngàn mắt để chiếu soi ánh sáng vào bể khổ của nhân loại. Ngàn tay để nâng đỡ, bảo vệ, cứu khổ cho chúng sinh. Hình ảnh này cũng thể hiện được lòng yêu thương, lòng từ bi của vị Bồ tát vô cùng lớn. 

Hình dạng Chú Đại Bi

Để hình dung được rõ ràng về hình dáng của Chú Đại Bi thì ta phải biết rõ công năng và oai lực của câu chú. Mầu nhiệm của câu chú và những bí mật bên trong câu chú rất khó có thể hiểu rõ được cả nội dung và ý nghĩa. Những điều này được giải thích rõ ràng thông qua lời thỉnh cầu của Đại Phạm Thiên Vương gồm: Tâm Bình Đẳng, Tâm từ bi, Tâm tôn kính, … Chỉ khi ta hiểu rõ được những điều này, ta sẽ hình dung được hình dáng đặc biệt của Chú Đại Bi.

Tướng mạo của Chú Đại Bi

Đối với những vị tu hành đang tu tập, kiên trì luyện tập có thể dựa vào thần Chú Đại Bi. Nhờ vào sự mầu nhiệm giúp bản thân và chân tâm sớm hòa nhập để đạt tới Niết Bàn. Chân tâm luôn tồn tại trong mỗi người, nhưng Chú Đại Bi là đường tắt để nhanh chóng tới với Đức Phật.

Việc tụng Chú Đại Bi thường xuyên sẽ làm tiêu tan đi những nghiệp chướng ta phải mang. Từ đó ta ngộ ra được chân tâm của bản thân giữa cuộc đời tối tăm nơi trần thế. Ta có thể hiểu rằng, khi thấy tướng mạo Chú Đại Bi, ta phải để tâm ta thanh tịnh và bình đẳng với mọi người. Nếu ta kiên trì, phấn đấu sẽ đạt đến kết quả tốt trong tu hành và thiền định. Đó chính là Niết bàn, mục đích cuối cùng.

Sự linh ứng của chú đại bi

 

Phật Bà Quan âm là ai?

Mầu nhiệm tuyệt diệu của Bồ tát Quan Thế Âm

Sau khi đọc xong thần chú đại bi thì đã xảy ra các hiện tượng tâm linh. Đây được coi là Đức Phật minh chứng cho Bồ tát. Vì vui mừng nên vị Quán Thế Âm đã nói ra đại nguyện của mình. Ngay lập tức được như ý nguyện. Hình ảnh Bồ tát nghìn mắt nghìn tay đã chứng minh cho sự linh ứng của chú đại bi. Chú đại bi mang sứ mệnh cứu giúp chúng sanh khỏi đau khổ, mang niềm vui cho mọi người.

Sau đó chú đại bi được một vị Thiền Sư người Ấn độ mang đến Trung Hoa, thời nhà Đường. Vì chú đại bi được viết theo tiếng Phạn nên phải dịch sang tiếng Trung, từ đó một vị Hòa Thượng của Việt Nam đã dịch qua tiếng Việt. Với sự linh ứng của mầu nhiệm chú đại bi nên rất được trân trọng thực hiện trong các buổi lễ, khóa học, nghi thức,…

Bồ tát Quán Thế Âm đã nói cho ta biết được sức mạnh, uy lực được thể hiện rõ qua kinh Đại bi tâm đà la ni một cách cụ thể nhất. Khi ta cố gắng trì tụng với tâm từ bi, mong cầu cuộc sống của mình hạnh phúc, bình an và trường thọ thì ước nguyện đó sẽ thành hiện thực.

Ngoài ra thần chú đại bi còn được biết đến là mầu nhiệm cứu khổ cho chúng sanh. Chính Phật đã dạy rằng, mọi chuyện đang diễn ra đều không phải là ngẫu nhiên. Tất cả những điều khó khăn, khổ đau ta đang gánh chịu là do nghiệp mà kiếp trước. Những nỗi bất hạnh như là: bệnh nặng, nghèo khổ, mất mát gia đình, … đó chính là kết quả của kiếp trước để lại cho ta trả ở kiếp này hoặc kiếp sau. Chú đại bi sẽ giúp ta bước qua khỏi đau khổ là do màu nhiệm phá tan nghiệp chướng. Bởi vậy thần chú này là liều thuốc cứu khổ cho chúng sinh đời đời.

Đối với những tôn giáo khác, nghiệp chướng và màu nhiệm chú đại bi sẽ rất khó tin. Nhưng mục đích, ý nghĩa sâu xa mà vị Bồ tát mong muốn đó chính mang lại bình an cho người tụng. Khi ta niệm thần chú sẽ nhắc nhở ta mở lòng từ bi, làm việc bác ái, giúp đỡ mọi người,… Đó cũng chính là đích đến mà giáo lý Phật Pháp muốn các Phật tử phải nhớ.

Lợi ích của việc siêng năng niệm Chú Đại Bi

Lợi ích của việc siêng năng niệm Chú Đại Bi

Siêng năng niệm kinh Chú Đại Bi để được hưởng lợi ích.

Từ thời xa xưa đến nay, chưa có ai bàn cãi về sự linh ứng, mầu nhiệm của thần chú này. Cũng có nhiều người nói, đây là chú bảo vệ, thanh lọc và có thể cứu chữa các bệnh, nhất là liên quan đến tâm can mỗi người.

Theo như ghi chép lại thì câu chú có 84 câu, khi ta tụng thần Chú Đại Bi sẽ được hưởng 15 điều lành và tránh 15 thứ hoạnh tử.

Hưởng 15 điều lành

  1. Được sinh ra ở đất nước đức vua hiền lành.
  2. Được sinh ra ở đất nước bình yên, an lành.
  3. Được sinh ra trong thời đại an bình.
  4. Được gặp những người bạn hữu tốt bụng.
  5. Lục căn thường được đầy đủ.
  6. Giữ cho tâm đạo thuần thục.
  7. Tránh được những giới cấm.
  8. Dòng dõi trong gia đình hòa thuận, yêu thương nhau.
  9. Của cải, lương thực của gia đình đủ đầy,
  10. Được quý trọng, hỗ trợ.
  11. Của cải vật chất không bị người khác cướp đoạt.
  12. Mọi sự đều như ý, theo lời thỉnh cầu.
  13. Thường được những vị thần giúp đỡ, bảo vệ.
  14. Được thấy Phật nghe thuyết pháp.
  15. Khi nghe chánh pháp sẽ tỉnh ngộ được những ý nghĩa ẩn sâu.

Tránh 15 thứ hoạnh tử

  1. Không phải chết do nghèo đói.
  2. Không phải chết do giam cầm, đánh đập. 
  3. Không phải chết do thù oán, báo thù.
  4. Không phải chết do bị thương trên chiến trường.
  5. Không phải chết do hổ báo, ác thú làm hại. 
  6. Không phải chết do nọc độc các loài động vật.
  7. Không phải chết do đuối nước, hỏa hoạn. 
  8. Không phải chết do uống phải thuốc độc. 
  9. Không phải chết do trùng độc làm hại. 
  10. Không phải chết do điên cuồng, loạn trí. 
  11. Không phải chết do té từ trên cây hay trên vách núi. 
  12. Không phải chết do bị người khác trù ếm.
  13. Không phải chết do ác quỷ làm hại. 
  14. Không phải chết do bị bệnh hiểm nghèo, quái ác.
  15. Không phải chết do tự tử, tự hại.

Thần Chú Đại Bi hiện tại được niệm phổ biến ở khắp nơi. Bên cạnh đó bài chú này được dịch mỗi nơi sẽ khác nhau, cả tên cũng như từng câu sẽ có khác biệt. Có thể thấy các nhà Phật học sẽ dịch có bài chú 94 câu, có bản dịch là 113 cây và có bản dịch là 82 câu… Nhưng hiện nay phổ biến nhất là Chú Đại Bi 84 câu.

Cách thức tụng đọc Chú Đại Bi đúng

Cách thức tụng đọc Chú Đại Bi đúng

 

Hết lòng thành kính với Bồ tát.

Đối việc tụng kinh Phật nói chung và Chú Đại Bi ta đều có cách khác nhau, mỗi người nên chọn cho mình cách phù hợp với bản thân nhất. Nếu bản thân mới tập tụng hoặc đang ở nơi có nhiều người đang tụng thì phải đọc to, rõ ràng. Khi đọc phải phát ra âm thanh để nhắc nhở bản thân phải chú tâm vào bài chú, ngộ được tâm ý bên trong bản thân và mọi người xung quanh.

Có những người sẽ có cách trì tụng khác đó là ý nghĩa, họ sẽ đọc không phát ra tiếng nhưng trong tâm ý luôn hướng về bài chú. Đây là cách niệm khó, nhất là những người mới tập tụng. Khi ta chưa thuộc, nắm rõ về bài chú sẽ khiến ta mất tập trung. Nên đây sẽ là cách phù hợp với những người đã tụng lâu năm. Ta phải cố gắng tu luyện mỗi ngày, rèn luyện mới có thể đạt được.

Đúng là mỗi người sẽ có cách niệm phù hợp với bản thân, bằng nhiều cách khác. Tuy nhiên, quan trọng nhất ta phải có lòng hướng về Phật, tập trung tối đa từng câu chữ trong bài chú. Khi đó ta sẽ ngộ ra những ý nghĩa, chân lý mà Phật dạy ta. Dần dần thấu hiểu được lời Phật ta càng sớm ngộ ra chân lý, tích góp công đức cho bản thân, sớm đạt đến Niết Bàn.

Những lưu ý và cách chuẩn bị tinh thần trước khi tụng

Khi tìm hiểu về tướng mạo Chú Đại Bi ta cũng biết được điều quan trọng nhất đó là Tâm đại từ bi. Chính vì điều này, trước khi tụng ta phải chuẩn bị cho bản thân cái tâm hướng đến Phật và lòng từ bi như vị Bồ tát. Bởi nhờ lòng thương đó đã cứu chúng sanh là chính ta. Đây cũng là cách ta có thể nhận được tối đa công ích của thần chú này mang lại. Ngoài ra ta cũng phải lưu ý một vài điều như sau:

  • Giữ gìn sự trong sạch, đặc biệt không được nghĩ đến sát hại, dâm dục.
  • Nên ăn chay tịnh tâm. Kiêng cử thịt, rượu, hành, tỏi và các đồ ăn có mùi hôi.
  • Phải giữ cả tâm và thân thể sạch, thường xuyên thay đồ và tắm rửa. Không được để bản thân có mùi hôi.
  • Ngoài ra, trước khi tụng cũng phải đánh răng, thơm tho và sạch sẽ. Nếu có vấn đề đi đại tiện và tiểu tiện thì cũng phải đi trước, rửa tay sạch sẽ trước khi tụng.
  • Khi tụng kinh phải chuẩn bị tư tưởng thoải mái nhất, thanh thản.

Mặc dù có những lưu ý như trên, nhưng Bồ tát Quán Thế Âm chỉ muốn ta nhớ đến hai điều này mà thực hiện. Đó hết lòng thành tâm và không nghĩ đến những điều sai trái. Chỉ cần như vậy, ta có thể tụng ở bất cứ nơi nào miễn là điều kiện cho phép. Ta có thể tụng ở trên xe, tàu, máy bay, nơi làm việc, ở nhà,… 

Trong thời buổi hiện nay, chúng ta có thể niệm Chú Đại Bi ở bất kì đâu, thời gian nào cũng được. Miễn là ta phải thành tâm khấn Phật, tâm ta phải luôn hướng vào những lời kinh để lời Phật thấm nhuần vào tâm. Chính Bồ tát đã dạy chúng sanh, mỗi lần ta trì niệm Chú Đại Bi thì Phật sẽ làm chứng cho lòng trung thành của ta.

Ta phải lưu ý rằng dù ta có thể đọc bằng tâm, nhưng khi ở nơi đông người ta nên tụng lớn tiếng. Phải đọc với giọng điệu nhanh và liên tục, nhưng không phải là la lên mà đọc từ từ, rõ ràng, đủ nghe, không đọc nhỏ quá.

Chuẩn bị Bàn thờ trì tụng Chú Đại Bi

Chuẩn bị Bàn thờ trì tụng Chú Đại Bi

 

Biểu tượng khác của Bồ tát Quán Thế Âm

Những vị Phật tử nên có một có một căn phòng riêng để thờ Bồ tát Quán Thế Âm ngàn tay, ngàn mắt. Nếu không có, thì đổi lấy bất cứ bức tượng nào của vị Bồ tát này. Ngoài ra, cũng nên có trái cây, hoa và phải thường xuyên cắm nhang và cúng dường nước trong sạch cho người. Đặc biệt lưu ý phải để đèn sáng khi ta cử hành nghi thức. Đây không phải điều bắt ép, bắt buộc nhưng đây là hành động tự nguyện để thể hiện tâm ý đến Bồ tát và Phật.

Cử chỉ ngồi và lạy khi niệm kinh 

Cử chỉ ngồi và lạy khi niệm kinh 

 

Tư thế thiền kiết già và đệm ngồi niệm

Mỗi người có thể một đệm ngồi niệm hoặc có thể thay thế bằng một khăn sạch, xếp lại ngay ngắn để thiền. Ta có thể ngồi theo kiểu kiết già nhưng nếu gặp khó khăn ta nên ngồi xếp bằng, chân trái gác lên chân phải hoặc có thể ngược lại. Còn về bàn tay nên để lòng bàn tay hướng lên trên, hai ngón cái chạm vào nhau.

Ngoài ra còn có nghi thức lạy thể hiện lòng thành kính, cung kính với vị Bồ tát. Nhưng ta không nên theo lối lạy của người Trung hoa. Bởi vì, khi ta đứng lên rồi quỳ xuống sẽ rất bất tiện, có những âm thanh, cử chỉ và quần áo làm mất đi phần tôn nghiêm. Ta nên ngồi tư thế thiền, khi lạy chỉ nên cúi đầu về phía trước, để thể hiện lòng thành tâm thì giữ tư thế này lâu hơn, cùng với đó niệm câu “Nam mô đại bi Bồ tát Quán Thế Âm”. Sau đó ngồi thẳng người lại. Chỉ cần những điều đơn giản như trên khi tụng niệm thần Chú Đại Bi.

Nghi thức trì chú đại bi

Ngồi thiền là gì?

 

Nên thiền định mỗi ngày

Ta nên có thời gian biểu phù hợp và cố định để thực hiện việc thiền định mỗi ngày. Có thể chọn buổi sáng hoặc tối hoặc sáng tối để dần dần tập thói quen siêng năng. Phật cũng đã dạy nên thiền ngày 2 buổi, vào rạng sáng hừng đông và buổi hoàng hôn tà chiều, còn về giữa khuya nên thức dậy để tụng kinh. Đây chính là thời gian lý tưởng cho những người tu hành. Tuy nhiên ta không có điều kiện và thời gian rảnh vẫn có thể chọn cho mình một buổi trong ngày. Theo thực tế đa số sẽ thực hiện vào buổi sáng sớm, vì sau một ngày làm việc mệt mỏi và chuyện gia đình vào buổi tối sẽ khó tịnh tâm hơn.

Ngoài ra ta có thể chọn một buổi lễ nhiều người vào dịp cuối tuần hay kì nghỉ, để giúp bản thân tự sám hối và có thể trao đổi kinh nghiệm với mọi người. Điều này sẽ giúp ít cho con đường tu tâm sẽ tốt hơn, mang lại kiến thức cho bản thân.

Sau đây là 8 bước cần ghi nhớ để thực hiện nghi thức hành thiền đúng cách:

Đầu tiên nên ngồi theo tư thế kiết già. Sau đó điều chỉnh tư thế cho thẳng sống lưng và thoải mái. Gõ 3 lần chuông. Tâm thanh tịnh, thả lỏng, lắng nghe theo tiếng chuông ngân vang. Dần dần xóa đi mọi ưu tư, thành tâm khấn Phật để bắt đầu vào nghi thức. 

  • Tịnh Pháp Giới Chơn Ngôn
  • Tác Bạch Cúng Hương (nên chọn một bài quen thuộc)
  • Đảnh lễ chư PHẬT, BỒ TÁT
  • Đại bi phát nguyện (người chủ trì sẽ đọc, mọi người nhẩm theo)
  • Tụng Thần Chú Đại Bi
  • Nhập Thiền (thời gian thiền tầm 15 phút, 30 phút, 1 tiếng, … tùy theo nhu cầu)
  • Xả Thiền (mỗi người có thể cầu với tâm nguyện khác nhau)
  • Hồi Hướng

Sau đó thở dài hơi bằng miệng. Nhè nhẹ chuyển động thân thể 5 lần, dùng hai tay xoa nhẹ vào nhau và đưa lên mất (5 lần). Tiếp theo xoa bóp hai chân cho nóng lên (5 lần).

Kết thúc nghi thức.

NAM MÔ CỨU KHỔ CỨU NẠN BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM

Bài kinh Chú Đại Bi

Đây là thần Chú Đại Bi được các Phật tử thường tụng để mong cầu bản thân tăng phước lành, tiêu tan nghiệp, sự sợ hãi, nhanh sớm giác ngộ. Sau đây là bản dịch Chú Đại Bi được phổ biến nhất ở Việt Nam ta, được tụng rộng rãi. Ngoài ra, còn có bản MP3 để ta có thể lắng nghe đối với những người mới bắt đầu. Biết được lợi ích, phước phần của thần chú này, mong mỗi vị Phật tử siêng năng niệm mỗi ngày để làm lợi cho bản thân.

Thần Chú Đại Bi bản dịch tiếng Việt

Đây là bản kinh được các vị Phật tử Việt Nam tụng mỗi ngày. Với bản dịch này được chia thành 84 câu, 415 chữ, dịch từ tiếng Phạn.

Thần Chú Đại Bi bản dịch tiếng Việt

Bản dịch Tiếng Việt phổ biến của Chú Đại Bi

Bài kinh Chú Đại Bi bằng file Mp3

Đây là file MP3 dành cho những người mới tập đọc hoặc muốn bật để tạo bầu không khí linh thiêng. Nhìn chung lại tất cả cũng vì sự thành tâm mà đến với Bồ tát Quán Thế Âm, mong sự từ bi của người dành cho chúng sanh sẽ giúp ta sớm ngộ được chân lý. 

Nghe và tải bài kinh chú đại bi link an toàn tại đây 

Bạn cân tư vấn thiết kế nhà thờ họ cũng như các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 097. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian chuẩn tâm linh nhất.

Người chết bị mèo nhảy qua

Người chết bị mèo nhảy qua có làm sao không?

Trong dân gian vẫn lưu truyền câu chuyện tâm linh về người chết bị mèo nhảy qua sẽ bật dậy và sống lại trở thành cương thi nghe rất rùng rợn. Vậy thực hư việc này qua góc nhìn khoa học được lý giải như thế nào, mời các bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu ở nội dung dưới đây của bài viết. 

Hiện tượng quỷ nhập tràng là gì?

Hiện tượng quỷ nhập tràng là gì?

 

Quỷ nhập tràng là một câu chuyện được lưu truyền trong dân gian kể về hiện tượng người chết trong lúc khâm liệm thì sống dậy và có những hành động khác lạ. Những câu chuyện về quỷ nhập tràng luôn gắn liền với mèo đen hay còn gọi là linh miêu. Truyền thuyết kể rằng khi người chết chưa được khâm liệm mà bị con mèo màu đen nhảy qua xác thì sẽ khiến xác chết vùng dậy, thậm chí là đuổi theo người sống.

Thực hư việc người chết sống dậy khi bị mèo nhảy qua

 

Thực hư việc người chết sống dậy khi bị mèo nhảy qua

Mỗi khi trong gia đình có người mất, các cụ bô lão vẫn thường nhắc nhở con cháu phải trông chừng thi hài của người chết, không được để mèo nhảy qua. Nếu để mèo đen bất ngờ nhảy qua thi hài trước khi khâm liệm thì xác chết sẽ sống lại, từ từ ngồi dậy thành quỷ nhập tràng.

Hiện tượng quỷ nhập tràng – mèo nhảy qua xác người chết thì sống dậy không chỉ có ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới như Anh, Trung Quoc, Hy Lạp. Hiện tượng này khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi và nó được xem là điềm chẳng lành, nên họ luôn kiêng cữ cẩn thận để tránh hiện tượng này xảy ra làm người chết khó siêu thoát. 

Cách để tránh hiện tượng quỷ nhập tràng phổ biến nhất được lưu truyền đến ngày nay đó là trong mỗi gia đình khi có người qua đời sẽ cho hẳn một “đội quân” túc trực bên linh cữu để canh không cho mèo nhảy qua. Cũng có nhà cẩn thận hơn còn ghim chặt xác xuống tấm phản gỗ bằng 2 cây đinh dài, nhằm đảm bảo cho người chết an nghỉ vĩnh hằng, nếu có sự cố xảy ra cũng không thể “thức tỉnh” được.

Đồng thời, bên ngoài cửa nhà đám, gia chủ còn chất đầy những cành cây gai với mục đích ngăn không cho mèo vào nhà. Nếu chẳng may điều này xảy ra, con mèo nào nhảy qua người chết, sẽ bị giết và chôn cùng với xác chết để linh hồn người mất không bị quấy rầy và được siêu thoát. Gia đình có người mất phải cắt cử thành viên canh giữ xác mèo. Ngoài ra, họ còn phải dỡ mái ngói nhà để ánh sáng xuyên xuống và rắc hạt cải xung quanh nhà để trừ tà, giúp linh hồn người chết đi thanh thản.

Dường như loài mèo đã gieo rắc nỗi sợ hãi lên những gia đình có người thân vừa qua đời. Và nỗi sợ này đã trải rộng trên toàn thế giới. Điều này chứng tỏ rằng hiện tượng kỳ quái “quỷ nhập tràng” đã từng xảy ra ở nhiều nơi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây chỉ là lời bịa đặt, suy diễn của con người và họ luôn tìm cách lý giải nó bằng khoa học.

Quan niệm của người dân Việt Nam về mèo đen

Quan niệm của người dân Việt Nam về mèo đen

 

Do ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, họ cho rằng mèo đen là loài vật đem đến xui xẻo mỗi khi bắt gặp, điềm báo có người chết. Mèo gào vào nửa đêm là điềm báo có tai ương, kêu 7 tiếng sẽ có người phải lìa đời, còn kêu 9 tiếng thì như oan hồn người chết về nhập vào con mèo muốn đi đòi mạng người sống. Những con mèo hay kêu gào thảm thiết vào đêm người ta cho rằng chúng là quỷ dữ, chuyên báo hiệu sự chết chóc. Do đó, nhiều thế hệ người dân Việt Nam đã hình thành ý niệm mèo đen đem lại xui xẻo khi gặp phải. 

Lý giải khoa học cho việc kỵ mèo đen nhảy qua người chết

Lý giải khoa học cho việc kỵ mèo đen nhảy qua người chết

 

Tuy huyền bí là vậy, nhưng vào thời đại khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc, kiến thức con người nâng cao, thì dù là câu chuyện tâm linh nào cũng sẽ có lý giải bằng khoa học.

 

Dưới góc nhìn của khoa học, khi người vừa chết trong cơ thể vẫn còn giữ lại ít luồng điện âm chưa kịp ra khỏi cơ thể. Khi nó gặp phải lực hút của một luồng điện dương khác ( trong cơ thể sống) gần đó có thể dẫn đến cảm ứng điện trường khiến người chết bật dậy và có thể đi lại.

Trong trường hợp linh miêu làm vực dậy người chết, có thể giải thích bằng sự tác động giữa trường sinh học của con người và con vật. Mèo thuộc giống hổ, nên nó có sức nặng tâm năng lớn, tuy nhiên không phải con nào cũng giống nhau. 

Hay nói cách khác, mèo mang điện tích dương (+), còn người chết mang điện tích âm (-). Vì vậy, khi mèo nhảy qua người đã mất sẽ tạo ra một dòng điện rất mạnh, kéo bật người chết dậy và có thể làm cho người chết sống thêm chút thời gian từ vài phút đến 1 ngày.

Ngoài ra, cũng có trường hợp do người đang ở trạng thái chết lâm sàng (tim ngừng đập nhưng não vẫn hoạt động), người nhà tưởng họ đã chết hẳn nên tiến hành nghi lễ khâm liệm, nhưng sau đó do những biến chuyển nội tạng đặc biệt nào đó nên cơ thể của người chết lâm sàng ấm lại và sống dậy bất ngờ khiến người nhà hiểu lầm.

Tuy nhiên, những điều trên cũng chỉ là luận điểm của các nhà khoa học mà chưa có bằng chứng chứng minh logic nào cụ thể. Hiện khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và hy vọng trong tương lai không xa chúng ta sẽ có một kết luận đầy tính thuyết phục hơn về hiện tượng này.

Tóm lại,  điềm lành hay xấu từ mèo đen đều phụ thuộc vào văn hóa và suy nghĩ của từng nhóm người. Mặc dù ở nước ta có rất nhiều tục kiêng kỵ, nhưng chung quy mọi người  đều mong muốn mọi chuyện được diễn ra suôn sẻ, bình an. Vì thế ta vẫn nên duy trì phong tục của ông bà ta truyền lại (trừ những thứ được liệt kê vào hàng mê tín dị đoan) để tránh gặp tai bay vạ gió.

Trên đây là những thông tin lý giải cho hiện tượng người chết bị mèo nhảy qua. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích . Cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết của chúng tôi. 

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ học những công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 677 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ trực tiếp tư vấn giúp bạn có được những không gian chuẩn tâm linh nhất.

cắm hoa trên ban thờ

Cách cắm hoa trên bàn thờ đúng cách

Nhiều người cho rằng, việc cắm hoa thờ trên bàn thờ rất đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao siêu như cắm hoa để bàn, cắm hoa trang trí trong các sự kiện lớn. Mà chỉ cần gia chủ thành tâm thì dù cắm hoa theo kiểu nào cũng thể hiện được ý nghĩa, tấm lòng của con cháu dâng lên tổ tiên, ông bà cha mẹ. Quan niệm này liệu có đúng, cách cắm hoa trên bàn thờ như thế nào là chuẩn nhất, mời các bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết.

Ý nghĩa của việc cắm hoa trên bàn thờ 

Ý nghĩa của việc cắm hoa trên bàn thờ 

 

Trong phong tục thờ cúng Tổ Tiên, Thần, Phật của người Việt thì vào các ngày lễ tết, giỗ chạp, sóc, vọng… thì việc dâng hoa, trà, quả lên bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài, bàn thờ Phật, Thánh sẽ thể hiện được lòng thành kính, tâm ý của con cháu, phật tử nơi dương thế. Dâng hoa cúng còn có ý nghĩa như dâng những điều tốt đẹp, thiện lành mà con cháu đã làm được trong cuộc sống lên đấng vô hình và những người thân đã khuất mà họ kính trọng nhất.

ý nghĩa của việc cắm hoa

 

Đối với các phật tử thì hoa là nhân, có hoa thì mới kết được quả. Cúng hoa thể hiện cho việc tu nhân, tích đức. Nếu ta cúng hoa đẹp sẽ hái được quả ngon. Khi dâng hoa cúng sẽ giúp họ nhắc nhở bản thân cần tu nhân, làm việc thiện để tương lai nhận được điềm lành.

Người xưa khi chọn hoa thắp hương rất đơn giản, theo phong cách cây nhà lá vườn, của nhà trồng được hoa gì thì dâng cúng thứ đó. Hoa lựa theo mùa, phàm là những bông hoa to, đẹp, mới nở như: hoa cúc, thược dược, hoa huệ, hoa mẫu đơn…là có thể hái về thắp hương. Hoa cúng xong các mẹ thường để khô, tận dụng làm việc gì đó hoặc đến lần cúng sau mới thay hoa mới.

 

Cách cắm hoa trên bàn thờ đám cưới hỏi

Cách cắm hoa trên bàn thờ đám cưới hỏi

Nhưng ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển, người ta nuôi cấy, nhân giống, trồng được rất nhiều loại hoa đẹp khác nhau, con số không chỉ dừng lại ở một vài loại đơn thuần đã kể ở trên, mà nó có hàng trăm loại, tùy mùa và mục đích cúng để dâng hoa cho phù hợp. 

Những nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa trên bàn thờ

Khi cắm hoa bàn thờ vào bất kỳ dịp nào, cắm hoa bàn thờ ngày tết, cắm hoa bàn thờ ngày cưới hỏi, hay cắm hoa bàn thờ ngày rằm mùng 1, bạn cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau:

Lựa chọn hoa thờ phù hợp

Các loại hoa dùng để thờ cúng trên bàn thờ bao gồm:

Mẫu cắm hoa bàn thờ Phật đẹp

 

Mẫu cắm hoa bàn thờ Phật đẹp

Hoa dùng để cúng lễ Phật: ngoài mẫu đơn ta nên chọn hoa có màu đỏ và vàng, vì đây là những màu tượng trưng cho nhà Phật. Ví dụ như hồng nhung, cúc vàng. Hoa không nên chọn những bông đã nở to hết cỡ vì nó sẽ nhanh tàn, úa hỏng, ta nên chọn lựa kỹ từng bông.

Mẫu cắm hoa thờ tết đẹp

 

Mẫu cắm hoa thờ tết đẹp

Hoa thờ cúng trên bàn thờ gia tiên: gia chủ có thể chọn hoa huệ, hoa cúc, hoa ly, lay ơn, hoa dơn…tạo sự trang nghiêm cho không gian thờ cúng. Vào dịp tết nguyên đán hàng năm, bạn có thể cắm thêm hoa mai, hoa đào trên bàn thờ để mang đến hương xuân và  không khí cho bàn thờ. Nếu trưng mai, đào, bạn cần chọn cành tươi mới vẫn còn nhựa, nhiều nụ to, cánh hoa mịn, điểm lá non. Nên mua hoa trước Tết khoảng 3-5 ngày thì hoa sẽ nở rộ vào đúng dịp Tết.

Một bình hoa không nên chọn nhiều hơn 3 màu để tránh rối mắt. Màu sắc hoa cần có sự tương đồng, chẳng hạn màu hoa xanh – trắng, cam-tím có thể kết hợp cùng nhau. Bạn có thể cầm hoa đặt cạnh những loại hoa khác xem có phù hợp không trước khi quyết định mua. Chọn các bông hoa tươi ngang nhau sẽ có độ bền giống nhau, tránh cắm hoa héo hoặc đã nở hết cỡ. 

Chọn bình lọ cắm hoa có sự tương quan với hoa 

Chọn bình lọ cắm hoa có sự tương quan với hoa 

 

Việc chọn bình (lọ) cắm hoa tùy theo sở thích và thẩm mỹ của mỗi người. Nếu thích đơn giản, bạn có thể chọn loại lọ tròn miệng rộng, chất liệu bằng gốm sứ. Còn nếu bạn thích sự tinh tế có thể chọn lọ hoa thuỷ tinh dáng cao hẹp.

bình cắm và loại hoa phù hợp

 

Khi cắm gia chủ cần có ý tưởng trước để chọn bình cắm và loại hoa phù hợp với nơi đặt. Đặc biệt cần có sự hài hòa tương đối giữa bình, màu sắc, hình dạng hoa. Đối với những cành hoa nhỏ, thẳng thì bình cổ cao kích thước nhỏ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Những bó hoa bông to, cầu kỳ thì lựa bình cao cổ lớn, miệng hơi loe.  

Chọn phong cách cắm

Chọn phong cách cắm

 

Cắm hoa có hai phong cách cơ bản là: cắm theo phong cách phương Đông và phong cách phương Tây. Cắm hoa theo kiểu phương Đông sẽ thiên về đường nét hơn là sự đa dạng, nét đẹp của phong cách toát lên trang nhã, thanh cao và đơn giản. 

Cắm hoa theo phương Tây

 

Cắm hoa theo phương Tây đòi hỏi tỉ lệ giữa hoa và bình phải đạt tỷ lệ chuẩn. Độ cao của cành chính bằng 1,5 lần độ cao của bình. Phong cách này thiên về lối đối xứng và sự đa dạng, nên người cắm thường lựa chọn những chiếc bình có miệng rộng để cắm được nhiều hoa nhất.

Xử lý hoa trước khi cắm

Để hoa khi cắm giữ được vẻ đẹp bền lâu thì việc xử lý hoa trước khi cắm là rất cần thiết. Cần ngắt bỏ những cành thừa, cành nhỏ, lá dày, lá úa. Chọn cành có thân to, chắc khoẻ khi cắm có thể hút nước trong bình tốt nhất giúp hoa tươi lâu. Nếu khi mua về cành hoa bị héo thì bạn không nên cắm vào bình ngay, mà hãy để nơi thoáng mát, dùng bình xịt để tưới giúp hoa tươi lại rồi mới tiến hành cắm.

Chăm sóc hoa

Khi bạn muốn để hoa trên bàn thờ vong trong vòng 1 tuần, thì vài ngày bạn cần kiểm tra nước trong lọ hoa, có thể thêm nước hoặc rửa lọ và cắt một chút phần gốc hoa để hoa tươi lâu. Hoặc dùng thuốc dưỡng hoa để nuôi hoa lâu hơn. Nếu cắm hoa trong xốp thì nên ngâm xốp trong chất dưỡng hoa trước. 

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng nước ấm từ 35-40 độ cắm hoa rồi cho thêm chút nước cốt chanh hoặc nước súc miệng, vitamin B1 cũng giúp giữ hoa tươi lâu hơn. Nếu cắm hoa ly thì khi hoa nở cần lấy nhụy hoa đi để nó không bị rụng xuống cánh hoa.. 

Cách cắm hoa bàn thờ đẹp 

 

 

Khi đã biết được ý nghĩa và các nguyên tắc cơ bản cắm hoa thờ thì việc cắm hoa sẽ trở lên đơn giản và dễ dàng hơn. Dưới đây là một số cách cắm hoa để bàn thờ đẹp nhất mà chúng tôi cập nhật, mời quý vị cùng tham khảo. 

Cách cắm hoa cúc vàng để bàn thờ

Chuẩn bị:

  • 10 cành cúc vàng.
  • 10 cành hoa huệ trắng.
  • Lá trang trí phụ như lá cau, lá phát tài.
  • Bình cắm hoa dạng cao.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch bình cắm hoa, cho nước vào khoảng ⅓ chiều cao của bình, rồi thêm viên thuốc B1, hoặc Aspirin, hay chút nước tẩy Javel để hoa tươi lâu.
  • Bước 2: Bạn cắt vát góc cành hoa cúc vàng và huệ khoảng độ, chiều cao của cành tương xứng với bình hoa, không quá cao cũng không quá thấp.
  • Bước 3: Bạn cắm hoa cúc và huệ xen kẽ với nhau sao cho thật tự nhiên và dàn đều khắp miệng bình.
  • Bước 4: Bạn trang trí thêm các lá phụ xung quanh để làm nổi bật bình hoa.

Cách cắm hoa lay ơn trên bàn thờ 

Cách cắm hoa lay ơn trên bàn thờ 

 

Chuẩn bị:

  • 20 Cành hoa lay ơn vàng hoặc đỏ tuỳ sở thích.
  • Lá trang trí: lá thiết mộc lan.
  • Lọ gốm hoặc thủy tinh.
  • Xốp cắm hoa, băng dính, keo.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nhúng miếng xốp cắm hoa vào nước, sau đó đặt lên trên miệng bình rồi dùng băng dính quấn chặt lại (xốp to hơn miệng bình một chút). Sau đó, chọn 3 cành hoa thẳng nhất cắm vào vị trí chính giữa của miếng xốp.
  • Bước 2: Tiếp theo, chọn các cành ngắn hơn 3 cành giữa và có độ cong vừa phải để cắm bên cạnh và xung quanh. Tiếp tục lấy những cành cong cắm ở phía ngoài sao cho các cành hoa được dàn đều ra ngoài và phủ kín phần xốp. (Khoảng cách giữa các cành phải đều nhau).
  • Bước 3: Tận dụng lá hoa lay ơn thừa để cắm che phần xốp hở. Sau đó, dùng lá thiết mộc lan để trang trí cho bình thêm sinh động.

Cách cắm hoa nụ tầm xuân cho ngày Tết

Cách cắm hoa nụ tầm xuân cho ngày Tết

 

Chuẩn bị:

  • Chọn từ 10 – 15 cành hoa nụ tầm xuân với màu sắc tùy thích.
  • 1 bình hoa kích cỡ lớn.
  • Hoa baby và vài nhánh lá trang trí.
  • 1 miếng mút cắm hoa, giấy gói hoa, ruy băng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cắt miếng mút thành miếng mỏng sao cho vừa với lòng bình hoa, khi đặt vào bình cần thấm ướt miếng xốp để giữ hoa tươi lâu hơn.
  • Bước 2: Bạn cắm những cành lá to trang trí vào miếng xốp sát miệng bình, lá nhỏ thì cắm xung quanh xen kẽ với vài nhánh hoa baby.
  • Bước 3: Cắt cành nụ tầm xuân với độ dài vừa phải, cành cao cắm ở chính giữa, cành thấp dàn đều sang 2 bên sao cho cân đối.
  • Bước 4: Dùng ruy băng kết thành nơ và giấy gói hoa để trang trí miệng bình. Cuối cùng bạn treo những tấm thiệp nhỏ lên nhành hoa để tăng thêm sự lung linh cho bình hoa.

Cách cắm hoa ly bàn thờ đẹp

Chuẩn bị:

  • 1 bình hoa tròn thấp
  • 6 cành ly vàng
  • 3 cành ly trắng
  • 1 bó hoa hồng vàng
  • hoa lan vàng.
  • Lá cảnh phụ kiện
  • Một cây kéo.

Các bước cắm:

  • Đầu tiên bạn dùng hoa ly vàng để cắm trung tâm bình hoa xen kẽ với 3 bông hoa ly trắng, bạn nên cắm hoa ly trắng dưới hoa ly vàng để tạo nên sự kết hợp hài hoà của hai màu trắng vàng.
  • Tiếp theo cắm hoa lan bao viền lấy hoa ly tạo độ xòe rộng cho bình hoa.
  • Dùng kéo cắt chéo cành hồng (độ dài so le nhau). Bạn ước lượng số lượng hoa hồng để chia làm 3 tầng. Tầng hoa cao nhất để khoảng 9-11 bông. Tầng hoa thứ 2 để 3-5 bông với độ dài thấp hơn tầng cao nhất. Tầng hoa hồng thứ 3 là tầng hoa hồng thấp nhất với số lượng 3 bông.
  • Cuối cùng dùng đế lá cảnh để trang trí thêm cho bình hoa. Bạn cắm một lớp lá cảnh ở viền ngoài của bình hoa bên dưới lớp hoa lan để bình hoa được tự nhiên và sang trọng hơn.

Cách cắm hoa cẩm chướng trên bàn thờ

Cách cắm hoa cẩm chướng trên bàn thờ

 

Chuẩn bị:

  • 1 bó hoa cẩm chướng
  • Lá phụ trang trí và lá dương xỉ
  • Hoa baby trắng
  • Lọ hoa 

Tiến hành:

  • Đầu tiên, xếp lá dương xỉ xung quanh lọ tạo vành rộng tròn đều để làm phần đỡ cho các bông hoa cẩm chướng.
  • Cắt các cành hoa cẩm chướng sao cho chiều cao của hoa bằng 1,5 lần chiều cao của bình, loại bỏ lá xung quanh cành và chỉ giữ một vài nhánh lá ở trên. Sau đó, cắm 6 cành hoa cẩm chướng vào lọ bên trong lá dương xỉ.
  • Các cành cẩm chướng còn lại cắt thân sao cho độ dài của cành cao hơn 5cm so với các cành hoa trước đó. Cắm 5 cành hoa xen kẽ vào 6 cành vừa cắm theo dạng toả tròn, nhưng ở tầm cao hơn.
  • Cắm cành hoa baby vào các chỗ trống trong bình xen kẽ các cành hoa cẩm chướng để bình hoa được hoàn hảo nhất. Ngoài ra bạn có thể cắm kèm hoa ly hoặc hoa cẩm với nhiều màu sắc khác nhau để tạo nên sự đa dạng.

Trên đây là những cách cắm hoa trên bàn thờ đẹp nhất. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977 703 776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian tâm linh hoàn hảo nhất.