linh hồn là gì?

Linh hồn là gì?

Có nhiều quan niệm khác nhau về linh hồn, dẫn đến việc tranh cãi liệu rằng có linh hồn thật sự hay không? Linh hồn, hay hồn ma sẽ theo những người như thế nào, có tác hại gì, cách hóa giải ra sao… Tất tần tật những luận giải về linh hồn theo nhiều khía cạnh từ Phật giáo, triết học cho đến khoa học sẽ được giải thích tường tận qua bài viết dưới đây của chúng tôi. Cùng tham khảo nhé.

Linh hồn được hiểu đơn giản là phần tinh anh, là ý thức của con người, đối lập với thể xác. Thể xác con người chỉ tồn tại hữu hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Khi con người lớn lên, đến lúc gặp phải bệnh tật ốm đau và mất đi thì thể xác sẽ không còn, nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn. Có quan điểm cho rằng, bản chất sự tồn tại của con người là sự tồn tại của linh hồn chứ không phải là thể xác. Vậy, linh hồn hiểu đúng nhất có nghĩa là gì?

Linh hồn là gì?

Linh hồn là gì?

 

Linh hồn là ý thức, là ý niệm tồn tại bên trong mỗi con người.

Theo triết học

Trong quan điểm của Triết học có thuyết Vạn vật linh. Nó có nghĩa là vạn vật đều có linh hồn. Ngay đến cả cành cây, ngọn cỏ, đồ vật, con vật, chúng đều có linh hồn. Chúng cũng có thể cảm được những gì mà con người cảm thấy, chỉ khác ở chỗ là chúng không thể diễn đạt thành lời hay hành động cụ thể ra bên ngoài.

Vào thế kỷ thứ VII, các nhà triết gia đã đưa ra nhiều lý thuyết luận giải cho câu hỏi linh hồn là gì. Với triết học, linh hồn là một phần tinh anh, là ý thức được hiện hữu độc lập, tách biệt với thể xác của con người. Nó luôn tồn tại trong con người. Chỉ đến khi con người mất đi, linh hồn được giải phóng ra khỏi cơ thể thì khi đó nó mới trở thành một linh hồn trong sạch, thuần khiết, không vướng bận chuyện cá nhân.

Theo Phật giáo

Theo Phật giáo

 

Trong quan niệm Phật giáo không có một linh hồn nào là tồn tại mãi mãi vĩnh hằng. Đạo Phật với quan điểm sinh diệt vô thường, vạn vật đều nằm trong quy luật khuôn khổ đó. Con người chỉ dùng mắt thường để nhìn sự vật, cho nên khó có thể thấy rõ được sự biến đổi của sự vật, hiện tượng trong từng giây từng phút cụ thể.

Mặc dù Phật giáo cho rằng không có một linh hồn nào là bất diệt, nhưng nó không bác bỏ có linh hồn hay không. Linh hồn trong đạo Phật được gọi là thức, hay nghiệp thức.

Thức là do vô minh mà tạo ra. Thức luôn luôn vận hành và biến đổi không ngừng tùy vào hoàn cảnh tác động. Hơn thế nữa, nó còn là động lực khiến cho chúng sinh tiếp cận và đến với quy luật luân hồi.

Theo khoa học

Theo khoa học

 

Đặt dưới lăng kính góc nhìn hiện đại của khoa học. Linh hồn là một nguyên lý phi vật chất, và nó hiện hữu kèm với thể xác, tạo thành một cá thể người hoàn chỉnh.

Hiểu nôm na, linh hồn là phần tâm thức sâu bên trong mỗi người. Chắc hẳn chúng ta ai ai cũng không dưới một lần tự vấn với dòng suy nghĩ con người nội tại bên trong của chúng ta rằng, cái gì đang vận hành và nằm trong đầu óc, thâm tâm của chúng ta.

Tại sao chúng ta không nhìn thấy nhưng bất kỳ mỗi suy nghĩ, tâm tư, ý tưởng đều được diễn ra và hoạch định sẵn trong tâm thức trước khi trở thành hành động hoặc lời nói bộc phát, biểu lộ ra bên ngoài. Linh hồn của người thiện sẽ khuyên người đừng làm việc ác, mà nên hành thiện. Đấy là tiếng nói của tâm thức, tiếng nói của linh hồn, tuy không phát ra thành âm thanh hung hồn nhưng nó đủ làm cho con người đi đúng hướng với bản tính mỗi người sở hữu.

Vậy, xét theo quan niệm trong khoa học thì liệu rằng có linh hồn thật sự hay không?

Mặc dù có rất nhiều câu chuyện ly kỳ, thậm chí có cả nhân chứng người thật việc thật về việc đã từng gặp phải hồn ma, hay linh hồn có thật ở đời sống hiện đại bây giờ. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu khoa học thì họ vẫn cho rằng, điều đó chưa đủ được gọi là bằng chứng để chứng minh lập luận linh hồn là có thật.

Trở lại với lịch sử từ cổ đại cho đến nay, vẫn có rất nhiều nhà ngoại cảm cho rằng mình có thể giao tiếp hoặc trò chuyện, nhìn thấy được những linh hồn. Nhưng những điều này đều đã được các nhà khoa học chứng minh là bịp bợm, là giả dối, dựa trên niềm tin mê tín dị đoan của con người. Đánh vào tâm lý những người cuồng tín, hoặc ôm hy vọng có thể trò chuyện kết nối với người đã khuất thông qua nhà ngoại cảm. Nhưng thực tế điều này là không có thật.

Trong cuốn sách “Ghostly Encouters” The Hauntings of Everyday Life” đã đưa ra kết luận dựa trên những đợt khảo sát tiến hành phỏng vấn trực tiếp “nhiều người tham gia không chắc chắn về trải nghiệm gặp ma, do không nhìn thấy các hình ảnh được cho là truyền thống của linh hồn”. Tuy nhiên, thay vào đó, họ lại cho rằng đó là những hiện tượng lạ, không thể giải thích và còn tiềm ẩn nhiều điều bí ẩn.

Trong giới khoa học cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức nào về hồn ma, hay linh hồn. Có người cho rằng, hồn ma là linh hồn của người chết chưa được đầu thai, còn lưu lạc trên trần thế. Một số người khác lại cho rằng, hồn ma chỉ là một hiện tượng ngoại cảm, được trí não con người tưởng tượng thần hồn nát thần tính mà tạo thành.

Thử lý giải dựa trên phương pháp đặt nghi vấn. Nếu hồn ma là linh hồn thoát ra khỏi thân xác của con người, vậy thì tại sao hồn ma lại xuất hiện trong bộ dạng con người, với phục trang đầy đủ như lời mọi người hay truyền miệng? Hoặc giả như các nhà ngoại cảm có thể trò chuyện với những người đã khuất, vậy thì tại sao cảnh sát không phối hợp với các nhà ngoại cảm để hỏi linh hồn xem kẻ sát nhân là ai, để tiết kiệm thời gian cũng như rút ngắn giai đoạn phá án?

Một số nhà nghiên cứu lại nhân định rằng, sở dĩ con người chưa nhận thức được sự tồn tại có thật của linh hồn là do con người chưa tìm ra được công nghệ, công cụ hoặc phương tiện giúp nhìn thấy và giao tiếp phù hợp với linh hồn.

Nhưng giả thuyết này còn bộc lộ nhiều mâu thuẫn. Vì công nghệ hiện đại ngày nay có rất nhiều thiết bị ghi hình, ghi âm, ngay cả hình ảnh những vật thể lạ được cho là đến từ ngoài không gian vẫn có thể ghi lại được, vậy thì tại sao chưa có một thước phim hay hình ảnh thuyết phục nào ghi nhận sự tồn tại của linh hồn là có thật.

Con người từ ngàn xưa cho đến nay vẫn luôn tin vào có linh hồn, có ma quỷ. Vì phần lớn điều này được truyền miệng trong dân gian. Hầu hết con người trên toàn thế giới, ở mọi vùng miền, thuộc mọi tôn giáo đều luôn tin rằng, bên cạnh thể xác và trí óc, thì con người còn có một phần tâm thức, nuôi dưỡng ý thức của mỗi người, đó chính là linh hồn.

Và dĩ nhiên, các nhà khoa học hiện nay cũng chia thành 2 trường phái đối lập. Một bên luôn tìm cách phủ nhận sự tồn tại của linh hồn. Một bên vẫn có rất nhiều nhà khoa học tin rằng, linh hồn là có thật. Tuy nhiên, linh hồn cần phải gắn kết với cơ thể sống mới có thể biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ, thái độ, hành động.

Linh hồn có thật hay không, cho đến nay vẫn còn nhiều điều tranh cãi. Các nhà khoa học trong thời gian sớm nhất hy vọng rằng sẽ có được kết luận đi kèm với bằng chứng thuyết phục giải thích cho thắc mắc lớn này.

Mối quan hệ giữa linh hồn, thể xác và luân hồi chuyển kiếp 

Mối quan hệ giữa linh hồn, thể xác và luân hồi chuyển kiếp 

 

Linh hồn cư ngụ trong thể xác của mỗi con người. Tất cả mọi hành động tốt xấu, tham sân si cùng những ham muốn, dục vọng của bản thân đã gây ra ở kiếp này sẽ được gọi là nghiệp quả, và sẽ chờ để trả nghiệp vào kiếp sau.

Chính vì thế, những linh hồn cứ tiếp tục bị giam cầm, kìm hãm trong thể xác từ kiếp này sang kiếp khác, được gọi là sự luân hồi chuyển kiếp. Cho đến khi trả đủ nghiệp mà mình đã gây ra từ những kiếp trước đó. Nếu linh hồn muốn thoát khỏi vòng luân hồi chuyển kiếp này để đạt tới cảnh giới linh hồn tối cao thì con người phải biết hồi hướng, tu tâm tích đức.

Linh hồn và thể xác là hai phần tuy độc lập nhưng có quan hệ tương hổ mật thiết với nhau. Giả sử như linh hồn cũng cần được yêu thương, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, cảm thông, thì thể xác cũng có nhu cầu cần được ăn uống, giải tỏa, lạc thú. Con người sau khi chết đi thì linh hồn sẽ rời khỏi thể xác, tiếp tục được chuyển kiếp luân hồi tới một kiếp sống khác.

Những người nào thường bị linh hồn theo?

Những người nào thường bị linh hồn theo?

 

Bên cạnh những trăn trở xoay quanh linh hồn là gì, có linh hồn tồn tại trên đời thực sự hay không, thì cũng có không ít người quan tâm rằng, người như thế nào thì dễ nhìn thấy hồn ma, hay còn gọi là thường bị linh hồn theo.

Vì sao nhiều người tự nhận rằng mình có thể nhìn thấy hồn ma, hoặc đã từng thấy hình ảnh giống với hồn ma ở đời sống thực, nhưng phần đông mọi người thì chẳng ai nhìn thấy được? Linh hồn của con người không thể nhìn ra ngoài bằng mắt thường. Mắt người chỉ có khả năng nhìn, tiếp nhân hình ảnh và phản ánh thông tin lên bộ não. Bộ não sẽ phân tích và dẫn truyền thông điệp, điều khiển hành động cho con người làm theo.

Linh Hồn theo quan niệm Phương Đông

 

Một số quan niệm từ các nước phương Đông cho rằng, con người có con mắt thứ ba, nằm ở tuyến tùng, tức não bộ. Nó giúp chúng ta có thể nhìn thấu mọi vật mà không cần phải sử dụng đến đôi mắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự khai nhãn được con mắt thứ ba này. Cho nên hầu hết mọi người đều chỉ sử dụng con mắt đời thường để nhìn nhân sự vật sự việc. Chỉ có một số ít người mới có khả năng nhìn thấy được linh hồn và dễ bị linh hồn theo.

+ Thứ nhất, người có luân xa không khóa triệt để. Họ có thể nhìn thấy linh hồn, cảm nhận được linh hồn. Những người này rất nhạy cảm và dễ có duyên âm.

+ Thứ hai, người có căn tu luyện.

+ Thứ ba, người yếu bóng vía. Nói theo dân gian thì người yếu bóng vía rất dễ gặp ma. Họ là những người có nhiều năng lượng âm, cho nên dễ bị ma theo. Và đây cũng là đối tượng thường bị linh hồn theo nhiều nhất. Lý giải điều này theo khoa học, thì chúng ta có thể hiểu những người yếu bóng vía sẽ có tần số tâm thức gần bằng hoặc tương đương với tần số tồn tại của những linh hồn. Cho nên, trong cùng một khoảnh khắc hoặc hoàn cảnh nào đó, dưới tác động của điều kiện môi trường xung quanh, những người này có thể nhìn thấy được linh hồn.

Vậy là vừa rồi, chúng tôi đã giải thích cho bạn những kiến thức cơ bản cần biết về linh hồn là gì, cũng như cách giải thích trong triết học, Phật giáo và khoa học cụ thể chi tiết ra sao. Mỗi người sẽ có những niềm tin và triết thuyết của riêng mình. Bạn có thể tin hoặc không tin có sự tồn tại của linh hồn. Nhưng mối quan hệ giữa linh hồn, hay tâm thức với thể xác là có thật.

Do đó, chúng ta cần duy trì những nếp sống tích cực, lành mạnh, trau dồi kiến thức khoa học đúng đắn cho bản thân. Tránh cuồng tin, lạm dụng tín ngưỡng dẫn đến mê tín dị đoan. Thay vào đó nên sống và làm việc lương thiện, để không những tâm thức được an nhàn mà thể trạng cũng được bình an, sống khẳng khái. Như vậy bạn sẽ dễ gặp được những điều tốt lành trong cuộc sống và dễ dàng thành công hơn. 

tu tâm dưỡng tánh là gì

Tu tâm dưỡng tánh là gì?

Tu tâm dưỡng tánh là một điều mà mọi người trên đời này ai ai cũng nên thực hiện, đây không phải là một việc quá khó mà là điều mỗi ngày một chút ai cũng có thể làm được. Bạn không nhất thiết phải là người có trí tuệ và kiến thức uyên bác hay phải là người xuất gia mới có thể tu luyện. 

Tu tâm dưỡng tánh là một phương pháp hữu hiệu để người ta có thể bình tâm trước mọi thống khổ hay xô bồ của cuộc sống. Người luôn tu tâm dưỡng tánh và luôn ghi nhớ điều này là những người luôn mang trong mình năng lượng tích cực và có một cuộc sống vui vẻ, lành mạnh. 

Tu tâm dưỡng tánh là gì?

Tu tâm dưỡng tánh là gì?

 

Tu tâm dưỡng tánh là một phương pháp hữu hiệu để người ta có thể bình tâm trước mọi thống khổ hay xô bồ của cuộc sống. 

Theo các nhà Phật giáo, tu tâm dưỡng tánh là “nơi đời mà hành đạo, nơi thân mà giữ đạo, nơi ý mà niệm đạo, nơi khẩu mà hợp đạo, nơi cõi trần mà nhập đạo, nơi cõi pháp mà xuất thế đạo”. Trần thế chính là nơi hỗn loạn nhất trong các cõi, chính là cõi dục giới trong ba cõi. Đây cũng được xem là cõi tạm bợ của đời người vì thời gian luôn cứ thế trôi đi không chờ đợi một ai. Trong cõi này, người có lúc được rồi họ lại sẽ mất, phút chốc chỉ là vô thường nên trong ba cõi theo Phật Giáo Đại Thừa thì trần thế là giới có thọ mạng có thời gian ngắn nhất trong ba cõi. Tuy nhiên, đây cũng là ưu điểm để người sống trong cõi này học được cách trân trọng hơn cũng là nhược điểm đối với người tu hành vì thời gian trôi đi quá nhanh khiến họ không kịp ngộ đạo.

Chính vì cõi trần thế là giới có thọ mạng ngắn nên cuộc đời ở đây cũng chỉ là vô thường, cũng vì thế mà tâm cũng là vô thường. Vì tâm vô thường dẫn đến các bộ phận khác của thân thể là thân, khẩu, ý, niệm cũng đều là vô thường.

Cho đến tất cả những pháp có màu sắc hình thể hay âm thanh, ngôn ngữ hay biểu tượng cũng là vô thường. Nhưng ở đây cũng có một cái hữu hiện bất biến đó chính là tâm chấn hay Phật giáo còn thường gọi đó là Phật tánh –  là cái tánh được giác ngộ trong mỗi chúng sinh.

Vì sao cần phải tu tâm dưỡng tánh?

Vì sao cần phải tu tâm dưỡng tánh?

 

Tu tâm dưỡng tánh để thay đổi bản thân ngày một tốt hơn để phúc báo tự đến với chính mình.

Như đã nói ở trên, tu tâm dưỡng tánh là một cách hữu ích để người ta có thể tích đức và có phúc báo. Nhưng phúc báo không thể tự nhiên sinh ra để có cho mỗi người, nó cũng chắc chắn là không đến từ tranh đoạt mà có được. Mà chỉ có một cách đó là tu tâm dưỡng tánh và luôn hành thiện tích đức thì phúc báo mới đến với chúng ta.

Tu tâm để ‘quét trừ bụi bẩn’ và khai mở trí tuệ

Như đã nhắc đến ở phần “tu tâm dưỡng tánh là gì?”, tu tâm dưỡng tánh giúp người ta đạt được giác ngộ, tìm thấy Phật tánh trong mình. Phật tánh được giác ngộ trong mỗi chúng sính là sự thông suốt và thấu hiểu rõ ràng và sáng suốt những pháp trong Phật pháp.

Những pháp đó là pháp vô thường, pháp khổ, pháp không, pháp vô ngã và pháp tích diệt. Con người sống trong cõi trần thế, mắt và tâm luôn bị che mờ đi bởi những thứ xa hoa phù phiếm và không thật. Chính vì thế, tu tâm dưỡng tánh là cách để chúng ta quét đi lớp màng mờ ấy để tâm và ý thức được khai sáng, thấy rõ được bản chất sự vật, hiện tượng và những mối quan hệ giữa người với người xung quanh.

Tu tâm dưỡng tánh chính là tu đạo, tu cho ý thức chúng sinh để đưa tâm của mỗi người đến nguyên không tịch. Chính là nơi để Phật tánh được trở về trạng thánh thanh tịnh, an lạc vốn có từ ban đầu. Đề từ nơi đó với cái tâm an lạc của mình con người có thể giảm nghiệp chướng, tạo phước cho người và đức cho đời. Tu tâm dưỡng tánh không phải tu ở đâu xa vời mà là tu trong chính bản thân mỗi người, không phải cứ quy y cửa Phật mới là tu mà đó là cách con người rèn luyện suy nghĩ và tư tưởng của mình theo những đạo lý, thuyết giáo của đời. 

Tu tâm chính là tu phúc

Đa phần các phiền não, sầu muộn của con người đều từ chính con người mà ra, hay chính là từ tâm mà sinh ra. Chính vì thế, tu tâm dưỡng tánh là một cách để con người loại bỏ mọi phiền não ra ngoài, tìm kiếm sự bình yên, an lạc. Thông qua việc tu dưỡng tâm hồn và tính cách con người có thể nhờ vào tri thức để tìm thấy sự cân bằng trong nội tâm, từ đó những dục niệm sẽ được loại bỏ, con người sẽ đạt được sự hài hòa trong chính bản thân mình và bản thân đối với xã hội.

Nhờ vào việc tu tâm dưỡng tánh mà con người có thể kiểm soát được những hành vi của mình trong cuộc sống hàng ngày. Dần dần theo thời gian, con người sẽ học được cách loại bỏ “ác dục” và “tư dục” trong tâm, thay thế nó bằng lương tri, dùng lương tri con người đề giải quyết các phiền muộn hay vấn đề mà họ gặp phải. Muốn được sống thảnh thơi và an lạc, thì con người phải biết tu tâm dưỡng tánh. Để chính bản thân mình không làm khổ ai và cũng không làm khổ chính mình. Tu tâm là việc có thể làm ở mọi nơi, ngay tại trong nhà mình, trong từng hành động của cuộc sống dù là nhỏ nhoi nhất.

Tu tâm dưỡng tánh để giữ gìn sự thanh tĩnh trong nội tâm mình

Người ta thường tu tâm dưỡng tánh là để mỗi một hành động của bản thân đều đúng mực và không tổn hại đến ai. Nhưng khi tâm của mình đã trong sáng và ngay thẳng thì họ sẽ đạt được đến cảnh giới cao nhất đó là sự thanh tĩnh của nội tâm. Khi đó, con người dù gặp phải bất cứ chuyện gì hay tao ngộ nào họ đều có thể đối mặt mà không vội vàng, hoảng hốt hay lóng ngóng xử lý. 

Đa số con người trên thế giới này đều có nỗi bất an và lo toan về sức khỏe và cơ thể của mình. Hầu hết điều này là do tâm họ chưa đủ thanh tịnh, do sự nóng vội và rối bời từ tâm mà sinh ra bệnh tật. Nhưng nếu như đời người cứ thảnh thơi mà sống, an lạc mà tồn tại thì tự nhiên khi bệnh tật đến ta đều có cách để giải quyết. Hay nhiều người cũng sống chỉ lo sao kiếm được thật nhiều tiền để chính nó trở thành gánh nặng cuộc đời. Tâm họ thiếu đi cái nhìn nhân sinh giản đơn, bị bó buộc trong tiền tài danh vọng, địa vị và thành tựu. Ở đây không phải nói chúng ta không nên rèn luyện hay bỏ bê cố gắng, mà nói những ai đang theo đuổi tiền tài mù quáng mà quên đi cuộc sống giản đơn, tìm đến một cái tâm thanh tịnh.

Những điều cần nhớ khi tu tâm dưỡng tánh

Những điều cần nhớ khi tu tâm dưỡng tánh

 

Sống ở đời nhất định phải tu dưỡng tâm tánh đừng để bản thân như “nước chảy bèo trôi” phó mặc vào dòng nước đưa được đến con sông nào yên bình

Nhiều người thấu hiểu đạo lý cần phải tu tâm dưỡng tánh, nhưng lại không biết làm sao để kiểm soát được những suy nghĩ hay hành vi bộc phát của mình. Hãy cùng ghi nhớ tám điều dưới đây để tâm có thể được điều dưỡng.

Nhẫn có thể dưỡng phúc

Sống trên đời hiếm mấy ai luôn thuận lợi mà sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, không hài lòng, có những chuyện từ đâu mà đến gây vướng ngã bản thân. Khi đó ta phải luôn nhớ một điều là cần phải “nhẫn”. Không chỉ Phật pháp khuyên bảo mà từ xa xưa ông cha ta đã nói người muốn làm nên việc lớn tất phải là người có đại khí, có đại nhẫn. Nhẫn ở đây không nói mọi người nên trốn tránh sự việc mà là khuyên người nên biết điều tiết tâm trạng, tích lũy năng lượng để đối mặt với hoàn cảnh tốt nhất. Người biết nhẫn là người ít gặp phải sai lầm do sự nhất thời gây ra.

Thiện sinh ra đức

Thông minh là do trời ban, cha mẹ ban cho, là thứ mà con người phải rèn luyện có khi nhiều năm mới có. Nhưng lương thiện từ tâm mà ra, là lựa chọn của mỗi người. Thiện chính là cái đức tốt đẹp nhất mà con người mang đến cho thế gian. Mặc dù nó không thể khiến người ta muốn gì được nấy nhưng lại là thú giúp bản thân chúng ta có một trái tim nhân hậu, một nội tâm an yên và kiên định. Phúc báo sẽ tự đến với những người có một tấm lòng thiện lương.

Hỷ có thể dưỡng nhan

Hỷ có thể dưỡng nhan

 

Người ta thường nói “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, vui vẻ sẽ khiến tâm trạng người luôn tốt ảnh hưởng tích cực đến nhan sắc.

Đâu phải tự nhiên ai ai cũng mong muốn một cuộc sống vui vẻ. Niềm vui chính là một trong những sắc màu tươi sáng nhất của cuộc sống. Tâm trạng luôn vui vẻ sảng khoái chính là một bí quyết tuyệt vời để người ta có thể trường thọ. Mà trường thọ có nghĩa là họ sẽ được sống trong thời thanh xuân của mình lâu hơn. Tâm sinh tướng, nội tâm con người càng vui vẻ trẻ trung thì tướng mạo và nhan sắc tự nhiên sẽ tốt đẹp. 

Từ nuôi dưỡng tâm

Sinh ra mặc dù khuôn mặt khác nhau nhưng con người khi đến tuổi trung niên có người thì luôn cho người ta cảm giác hiền lành phúc hậu, nhưng có người lại làm ta thấy hung dữ hay oán khí tràn đầy. Đó là bởi vì tướng tùy tâm mà thay đổi. Người luôn từ bi, có một trái tim hòa ái với mọi vật, mọi người thì tất sẽ có tướng mạo tốt đẹp. Người luôn oán hận hay tức giận sẽ khiến người khác cảm thấy khó gần và không muốn tiếp xúc. Chính vì thế từ tốn mà sống sẽ là một cách nuôi dưỡng tâm tánh hiệu quả.

Ái dưỡng hành

Không phải chỉ vì cô đơn mà con người mới tìm đến tình yêu, mà tình yêu tình thương chính là một liều thuốc hạnh phúc phù đầy hành vi của mỗi người. Nếu trong lòng ta tràn đầy yêu thương hạnh phúc thì tự nhiên hành vi của chúng ta cũng sẽ nhẹ nhàng mà lan tỏa yêu thương đến mọi người. Nếu một người mà luôn so đo tính toán thì dù ở đâu hay thời điểm nào thì họ cũng thường bị “khó dễ” đi cùng. 

Thành dưỡng tính

Chân thành, chân thật là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong mọi mối quan hệ của người. Có ai mà không muốn được người khác đối xử chân thành. Cũng làm gì có ai thích dối trá rồi phải đề phòng thường xuyên? Vì thế hãy đối xử chân thành với người khác thì tự nhiên bạn sẽ nhận lại điều tương tự. Một người luôn có cái tâm chân thành trong sáng thì khí chất của họ cũng sẽ là đoan trang, sạch sẽ trong mắt người khác.

Cần có thể phát tài

Cần có thể phát tài

 

Cần cù bù thông minh, cần cù làm việc là một lối đi tuy dài nhưng chắc chắn sẽ dẫn đến thành công

Thông minh không phải ai muốn có là có, những ông trời chắc chắn sẽ đền bù cho những người chịu thương chịu khó và cần cù siêng năng. Tài lộc đâu phải tự nhiên mà đến mà nó chỉ đến khi chúng ta biết phấn đấu liên tục, tự nắm lấy cơ hội do chính sự cần cù của mình sinh ra. 

Khoan dung có thể tụ khí

Một người có tính khoan dung tất là một người có tấm lòng rộng lớn. Những người như thế thường sẽ không so đo tính toán chi li, cũng sẽ không vì một chút lợi ích nhỏ nhoi mà vồ vập đoạt lấy. Sống mà tính toán như vậy rất mệt, ắt tâm cũng mệt mỏi. Đôi khi, chúng ta khi sống nên biết lùi lại một bước để có thể tiến thêm được hai bước. Vận khí tự nhiên đến lúc sẽ tự đến khi ta đủ vững chãi. 

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý độc giả nhiều thông tin bổ ích. Nếu quý chủ đầu tư nào đang cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ cũng như các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977 703 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.

quan âm nam hải là ai

Quan âm Nam Hải là ai ?

Với người dân tộc Á Châu chắc chắn đã quá quen thuộc khi nghe đến Bồ Tát Quán Thế Âm. Đặc biệt trong đó có vị Bồ Tát cho là hoá thân của Ngài là Quan Âm Nam Hải.

Được nhân gian ca tụng về những phép thần thông, cứu giúp và dẫn đường chỉ lối cho những người lạc lối, những người làm ở xa được bình an. Vậy Quan âm Nam Hải là ai? Nguồn gốc của Ngài từ đâu và có ý nghĩa gì khi thờ tượng Quan Âm Nam Hải, hãy cùng Nhà Thờ Họ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Nguồn gốc quan âm Nam Hải 

Nguồn gốc quan âm Nam Hải 

Quan âm Nam Hải hay Quan Âm Diệu Thiên được cho là một trong những hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát

Trong kinh Phật Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là một vị Bồ Tát có vị trí rất quan trọng. Thường Ngài sẽ được thờ phụng nhiều trong Phật Giáo và nhất là đối với Phật giáo Đại Thừa. Được biết Ngài sẽ ngự ở thế giới Tây Phương cực lạc, ở nơi đấy có Đức Phật A Di Đà. 

Ngài sẽ tìm đến những nơi có tiếng khóc, nơi cầu xin sự giúp đỡ, nơi cần đến sự cứu vớt, giãi bày những điều khó khăn trong cuộc sống. Quan Thế Âm sẽ hiện thân ở mọi hình hài từ nam nhân cho tới nữ nhân, ma vương… Ở những nước Á Đông như ở Trung Quốc, Nhật Bản hay Việt Nam thì Ngài sẽ hoá thân thành hình tượng nữ nhân.

Pho tượng Quan Âm Nam Hải với dáng đứng đang quan sát khắp chúng sinh

 

Pho tượng Quan Âm Nam Hải với dáng đứng đang quan sát khắp chúng sinh

Nhưng từ đâu mà có xưng danh là Quan Âm Nam Hải, theo như lịch sử Trung Hoa thì công chúa Diệu Thiện là con gái thứ ba của Diệu Trang. Được biết công chúa vô cùng thông minh và xinh đẹp nhưng lại một lòng hướng theo Phật. Khi đến tuổi lấy chồng thì Quốc Vương yêu cầu nàng phải kén rể. Nhưng nàng không muốn và muốn xuất gia.

Có ngăn cản, can ngăn nhưng không thành, đành chấp nhận cho Diệu Thiện vào chùa. Tuy nhiên lại cho các sư ni bên trong chùa làm những điều khó khăn gây cản trở cho nàng để nàng nản chí không còn muốn ở trong chùa nữa.

Tuy Quốc Vương làm vậy nhưng không thể nào làm lay động được tâm trí của công chúa. Bởi vậy Quốc Vương rất tức giận và đã sai người đốt ngôi chùa ấy, bắt công chúa về và rồi xử trảm. Khi đấy bỗng dưng xuất hiện một con cọp trắng đã cứu công chúa thoát khỏi nơi nguy hiểm ấy và đưa công chúa đến núi Phổ Đà ở đảo Nam Hải để tiếp tục tu luyện. Vad sau 9 năm thì Ngài đã đắc đạo và có danh xưng là Quan Âm Nam Hải.

Dần dần Phật giáo Bắc Tông du nhập vào trong Việt Nam và câu chuyện về Quan Âm Nam Hải cũng có sự thay đổi. Nhưng vẫn giữ được những nét chính. Ngài vẫn là con thứ ba của Diệu Trang và vẫn bị hành hình giống như trên. Chỉ có sự khác biệt là khi đi tu thì vào chùa Hương ở Việt Nam chứ không phải là núi Phổ Đà ở bên Trung Quốc Và từ đó Quán Âm Bồ Tát tu ở Việt Nam và được gọi là Quan Âm Nam Hải.

Ý nghĩa khi thờ tượng Quan Âm Nam Hải

Ý nghĩa khi thờ tượng Quan Âm Nam Hải

 

“… Thần thông ngàn mắt ngàn tay

Cùng trong một điểm linh đài hoá ra,

Này trong bể nước Nam ta

Phổ môn có đức Phật Bà Quan Âm”

Khi nhắc đến Quan Âm Nam Hải người ta sẽ nghĩ ngay đến sự rộng lượng của Ngài. Giúp đỡ những người chèo thuyền trên biển lớn, những người đi làm ở xa được bình an. Cứu độ những con người khó khăn, lầm than, giác ngộ cho những tâm hồn tội nghiệp.

Vậy nên những người Ấn Độ xưa và đặc biệt là những thương nhân đi biển thường sẽ thờ ngài ở phía bên trong thuyền. Từ những nạn nhân tù tội đến những nạn nhân ở biển cả, dù ở trên bờ hay dưới nước đều thành tâm khẩn cầu và tôn kính thờ phụng Ngài

Ý nghĩa thờ tượng Quan Âm Nam Hải

 

Ý nghĩa thờ tượng Quan Âm Nam Hải là để được bảo vệ bình an, giác ngộ khỏi những sai lầm

Ở những Quốc gia Châu Á, Quan Âm Nam Hải sẽ được thờ phụng ở trong các ngôi chùa hoặc là ngoài sân. Ở hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam đều thấy bóng dáng của đức Quan Âm Bồ Tát với bạch ý và tay cầm nhành dương và bình cam lồ và mắt hướng xuống dương thế với diện mạo vô cùng nhân ái và một tâm hồn thanh thoát, tư bi, hiền hậu.

Từ trên cao, Ngài sẽ dõi theo tất cả mọi người trên khắp thế gian, mang đến bình an và cứu độ chúng sinh, cứu rỗi những tâm hồn tội nghiệp. Những người lạc lối, chưa tìm được hướng đi chính xác. Ngài sẽ như đóng vai trò đưa đường dẫn lối đi đúng đắn, giác ngộ và hướng mọi người về hướng thiện. Những người gây ra nhiều lỗi lầm sẽ thờ phụng Ngài để có thể giải trừ được những nghiệp chướng.

Quan Âm Nam Hải là đại diện cho tinh thần Đại Bi, từ bi hỷ xả, cứu độ chúng sinh. Theo như đúng tinh thần của đạo Phật nói chung là Giác Tha.

Có nên thờ tượng Quan Âm Nam Hải tại nhà hay không?

Có nên thờ tượng Quan Âm Nam Hải tại nhà hay không?

 

Nên hay không nên thờ tượng Quan Âm Nam Hải tại nhà?

Theo như đạo Phật thì Quan Âm Nam Hải có thần lực vô cùng lớn và đứng sau Phật Tổ. Quan Âm Nam Hải luôn cứu độ chúng sinh, cứu giúp nhân loại, từ bi hỷ xả và có nhiều hình dạng khác nhau. Khi thờ tượng Quan Âm Nam Hải trong nhà sẽ mang đến nhiều may mắn, sức khoẻ, những điều tốt lành trong cuộc sống, hạnh phúc cho tất cả những thành viên trong gia đình.

Quan âm Nam Hải có tấm lòng cao cả, từ bi bắc ái, luôn chở che cho mọi thành viên trong gia đình để thoát khỏi những biến cố, những tai ương trong cuộc sống. Mang đến cho mọi người cuộc sống với nhiều may mắn hơn và có được nhiều thuận lợi hơn, mọi việc được suôn sẻ hơn.

Với gương mặt hiền lành, phúc hậu mỗi khi nhìn vào, con người sẽ bị thúc đẩy sống lương thiện và từ bi hơn, cảm thấy tâm hồn của mình được thanh thản, thoải mái và lòng được nhẹ đi rất nhiều. Và còn điểm đặc biệt này nữa chính là khi thờ Quan Âm Nam Hải sẽ thể hiện được nét văn hoá, tôn thờ, đời sống tâm linh của con người Việt Nam.

Vậy nên có thể khẳng định một điều rằng những gia đình nào đang ở Việt Nam là những người theo đạo Phật thì nên thờ tượng Quan Âm Nam Hải.

Bài khấn Quan Âm Nam Hải 

Bài khấn Quan Âm Nam Hải 

 

*Bài khấn Quan Âm Nam Hải tại chùa:

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần và 3 lạy)

Con lạy chín phương trời! Mười phương Chư Phật! Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại Từ, Đại Bi LInh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát

Xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám

Hôm nay là ngày … tháng … năm…

Tín chủ con là …

Ngụ tại…

Tín chủ con một lòng thành tâm đến trước Phật đài, nơi thềm điện cửa hoa, dâng kính vật phẩm, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng,

Con cúi xin được Đại Sĩ không rời ban nguyện, chở che cứu với cho chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi,con lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nghiên nêu cao.

Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp nơi trần gian nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho con cùng toàn thể gia quyến ba tháng ngày đông, chín tháng ngày hè luôn được sức khoẻ dồi dào, an khang phúc thọ, lộc tài vượng tiến, công việc thuận lợi, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lễ bạc thành tâm, cúi đầu mong được phù hộ độ trì 

Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát ( 3 lần và 3 lạy)

*Bài khấn Quan Âm Nam Hải tại nhà:

Khi thực hiện bài khấn này thường sẽ thực hiện vào buổi sáng khi mới thức dậy hoặc thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Chú ý khi lạy nên kính cẩn, thể hiện được lòng thành. Khi dâng hương xong thì sẽ quỳ và đọc:

“Con xin cung kính lễ lạy:

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Tam Thế Chư Phật, Bồ Tát

Tam Bảo mười phương (3 lần)

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát ( 2 lần)

Tri ân: 

Lại bước qua một ngày, hôm nay, con tự biết mình đã được nhiều điều may mắn, con đã hưởng được sự tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát ban cho và được chư vị giúp đỡ,nên con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính, quỳ ở nơi đây, dâng lòng chí thành, chí kính của con tri ân (1 lạy).

Cầu an: 

Cn xin thành kính cầu nguyện mong mọi sự an lành, an lạc, yên bình, hạnh phuc cho thân quyến con, cùng khắp các chúng sinh hữu tình, vô tình.

Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị bi gia hộ, giúp đỡ chúng con để chúng con có được sự an lành, an lạc tu hành, thoát khỏi sinh tử luân hồi, đồng xin nguyện được vãng sanh về nơi Cực Lạc (1 lạy).

Cầu siêu:

Con cũng thành tâm cầu siêu cho vong linh tổ tiên, thâm quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp.

Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con

Cho những vong linh tên:..

Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh và vì một lý do nào đó chưa được vãng sinh.

Con thành tâm cầu nguyện xin lòng từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị giúp đỡ để các vong linh được về nơi an lạc, siêu sinh Tịnh độ (1 lạy)

Sám hối: 

Con xin thành tâm sám hối mọi tội lỗi con đã lỡ gây ra từ nhiều kiếp cho đến nơi, những tội con đã gây ra trong kiếp sống hiện tại.

Những tội con gây ra do bởi cố ý hay vô tình, gây hại đến nhân mạng, đến giới hữu tình hoặc vô tình, những tội do Tham, Sân, Si, do bởi ngã mạn, vô minh che lấp.

Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát tư tưởng, hành động để sám hối, sửa chữa sai lầm và xin nguyện giữ mình để không tái phạm.

Tất cả các tội, con xin thành tâm quỳ lạy nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, chư vị chứng minh cho lòng thành của con (1 lạy).

Hồi hướng/ Phát nguyện:

Sám hối rồi, nay con xin nguyện được tiếp tục tu hành, tu học, hướng tâm tu để thoát khỏi sinh tử luân hồi. Làm việc lợi cho mình và cho người.

Con xin hồi hướng, xin sẻ chia Công Đức đến cha mẹ, thân nhân… đến chư Thiện, chư Thần, chư Thánh, chư Hộ pháp và chư vị đã giúp đỡ con.

Đến những vong linh mà con đã lỡ sát hại, gây hại. Cùng tất cả các vong linh chưa được vãn sinh, chưa được pháp giới chúng sinh.

Con xin nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo. Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, chư vị phù hộ để con và chúng sinh đồng có được duyên lành để tu hành thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Trên con xin tri ân chư Phật, dưới cứu độ chúng sinh. Chúng con đồng xin nguyện được vãng sanh về nơi Cực Lạc (3 lạy).”

Trên đây là những thông tin về Quan âm Nam Hải là ai? Có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào trong đời sống, trong tâm linh. Hy vọng với những thông tin trên bạn có hiểu có thêm những thông tin về Quan Âm Nam Hải.

nhà kẻ truyền

Nhà kẻ truyền là gì ?

Nhà kẻ truyền là tên gọi khá quen thuộc về kiểu nhà ở truyền thống ngày xưa của người dân Bắc Bộ. Tuy nhiên, ngày nay, do nhiều công trình kiến trúc hiện đại, biệt thự mọc lên khắp nơi, khiến nhiều bạn trẻ không biết nhà kẻ truyền là gì? kết cấu nhà kẻ truyền như thế nào? Vậy, trong nội dung bài viết hôm nay, Nhà Thờ Họ sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin liên quan đến kiến trúc này.

Nhà kẻ truyền là gì?

Nhà kẻ truyền là gì?

 

Nhà kẻ truyền hay nhà gỗ kẻ truyền là loại hình nhà ở truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Đây là loại hình nhà ở được xây dựng chủ yếu tại vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kiểu nhà này thường được thiết kế theo kiểu nhà chia thành từng gian, khung nhà, kèo, cột…

Sử dụng chất liệu bằng gỗ tự nhiên như gỗ lim, gỗ sên, gỗ xoan, gỗ mít. Mái nhà lợp ngói đỏ kết hợp cùng sân vườn rộng rãi tạo thành một tổng thể kiến trúc mộc mạc, thơ mộng, đậm chất đồng bằng Bắc Bộ. Và các mẫu biệt thự nhà vườn hiện nay cũng lấy ý tưởng từ kiến trúc nhà ở truyền thống này.

Phân loại nhà kẻ truyền

Nhà kẻ truyền là kiểu nhà 1 tầng và được phân loại thành nhiều loại khác nhau, tuy nhiên họ đều lấy tiêu chuẩn phân chia theo số lượng gian nhà làm cách chia chính. Cụ thể nhà gỗ kẻ truyền được chia thành các loại sau:

  • Nhà kẻ truyền 3 gian
  • Nhà kẻ truyền 4 gian
  • Nhà kẻ truyền 5 gian
  • Nhà kẻ truyền 6 gian.
  • Nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái
  • Nhà kẻ truyền 5 gian hai chái…vv

“Chái” ở đây chính là phần buồng ngủ ở hai bên gian nhà chính. Ví dụ nhà 5 gian 2 chái là nhà gồm 3 gian chính giữa rộng rãi là nơi đặt phòng thờ, phòng khách, 2 gian bên ngoài (2 chái) dùng làm phòng ngủ.

Kết cấu nhà kẻ truyền

Nhà kẻ truyền sử dụng kết cấu cột rất vững chãi, bền bỉ theo thời gian, chống chọi được với thời tiết mưa bão và nắng nóng quanh năm của miền bắc.

Hệ thống cột

Hệ thống cột

 

Nhà kẻ truyền bao gồm hệ thống các loại cột khác nhau như cột cái, cột con, cột hiên, cột hậu… Trong đó, cột cái là cột chính có chức năng là khung và chống đỡ cho toàn bộ ngôi nhà. Cột này được dựng ở 2 đầu nhịp chính. Tiếp đến là cột con dùng làm bệ đỡ không gian.

Cột hậu là cột phụ có tác dụng giảm tải sức nặng cho cột chính, nó được nằm tại 2 bên nhịp chính và đầu nhịp phụ. Cột hiên được đặt ở mặt tiền trước nhà, còn cột hậu sẽ nằm phía sau nhà.

Hệ thống xà

Hệ thống xà

 

Hệ thống xà của kiểu nhà truyền thống này được chia thành xà nằm trong khung và xà nằm ngoài khung. Trong đó, xà nằm trong khung được thiết kế ở độ cao đỉnh của các cột con kết nối với cột cái. Xà dùng để gắn cột cái của khung được gọi là xà chếch hoặc xà lòng. Khi thiết kế hệ thống xà, gia chủ cần tính toán tỉ mỉ, cẩn thận thì mới tạo nên sự cân đối, hài hòa và không bị lệch trọng lượng.

Hệ thống kẻ

Hệ thống kẻ

 

Hệ thống kẻ hay còn gọi là dầm đơn được dùng với mục đích liên kết hệ thống cột thông qua mộng. Nó được thiết kế theo đường chéo của mái nhà, phân thành kẻ ngồi và kẻ hiên. Kẻ ngồi dùng để gắn kết các cột cột hậu và cột cái lại với nhau.

Hệ thống con lợn

Hệ thống con lợn hay rường bụng lợn là cái tên rất thân thuộc với cuộc sống của người dân Bắc Bộ. Bộ phận này được đặt lên con rường bên dưới thông qua trụ trốn (2 đoạn cột ngắn) nhằm mục đích đỡ xà nóc. Bên dưới là phần ván, nơi thợ điêu khắc chạm trổ trang trí hoa văn.

Hệ thống con rường

Con rường là bộ phận gối nâng đỡ mái nhà. Dầm gỗ hộp dùng để nâng đỡ hoành mái được sắp xếp chồng lên nhau. Như vậy, chiều dài của con rường sẽ được thu ngắn lại tới khi phù hợp với chiều vát của mái nhà. Nghĩa là con rường khi được đặt ở trên thì sẽ ngắn lại.

Hệ thống rường cụt

Hệ thống rường cụt là bộ phận nằm ở giữa cột cái và cột hậu. Rường cột được đặt chồng lên trên xà lách, có nhiệm vụ chính là đỡ hoành. Càng lên cao thì chiều dài của nó sẽ càng ngắn lại.

Kết cấu mái

Kết cấu mái

 

Kết cấu của mái bao gồm: Hoành, rui, ngói mũi, gạch màn. Mỗi một bộ phận sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau. Mái là phần che mưa nắng cho ngôi nhà, nó tiếp xúc trực tiếp với mặt trời, do đó, gia chủ cần lựa chọn loại gỗ tốt để làm hoành, rui để đảm bảo độ bền và chắc khỏe cho mái.

Kiến trúc nhà kẻ truyền phổ biến ở nước ta

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nhà gỗ kẻ truyền được phân loại theo số lượng gian ở, trong đó loại nhà gỗ kẻ truyền 3 gian, nhà 3 gian 2 chái, nhà 5 gian là có số lượng nhiều hơn cả. Vậy nên, nội dung tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu đôi chút về những mẫu nhà này.

Nhà kẻ truyền 3 gian

Nhà kẻ truyền 3 gian

 

Nhà kẻ truyền 3 gian được thiết kế gồm 6 cột. Tính  từ ngoài vào trong các cột sẽ được sắp xếp như sau: cột hiên, cột con, cột cái, cột cái, cột con và cột hậu. Kích thước nhà gỗ kẻ truyền 3 gian phụ thuộc vào diện tích của từng mảnh đất.

Nhưng thông thường lòng nhà rộng 5,15m, khoảng cách gian giữa là 2,75m, gian bên là 2,7m, phần mái tàu cao 2,35m. Kiểu nhà này được chạm trổ đường nét, hoa văn tinh tế, họa tiết rất đặc sắc, đối xứng nhau và luôn đảm bảo là phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng vùng miền và thời đại xây dựng.

Tùy thuộc vào loại gỗ gia chủ lựa chọn mà nhà kẻ truyền 3 gian sẽ mang những màu sắc khác nhau. Có thể là màu nâu sẫm, nâu nhạt hay màu vàng cánh gián…

Nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái

Nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái

 

Nhà 3 gian hai chái là ngôi nhà gồm 3 căn phòng chính và cơi nới thêm 2 phòng nhỏ hai bên. Gian ở giữa là gian chính thường sử dụng làm nơi thờ tự, được bày biện nội thất gồm một bộ bàn thờ cúng tổ sư, 1 bộ bàn ghế tiếp khách, hay sập ngụ tủ chè. hai gian kế bên, thường sử dụng làm nơi nghỉ ngơi, đặt giường hoặc phản. Còn 2 gian nhỏ ngoài cùng là phòng ngủ của chủ nhà và khách hoặc họ hàng tới chơi.

Ngôi nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái

 

Ngôi nhà kẻ truyền 3 gian 2 chái này sử dụng nguyên liệu gạch ngói xi măng và gỗ thể hiện được vẻ đẹp truyền thống nhưng không hề xưa cũ. Phần mái sử dụng hệ mái ngói đỏ truyền thống. Độ dốc, độ thoải của mái cao hơn so với những thiết kế nhà cấp 4 thông thường. Đặc biệt, nếu gia chủ sử dụng mẫu nhà này làm nhà thờ họ thì phần mái ngói sẽ làm tương tự như kiểu mái đình truyền thống.

những ngôi nhà ba gian 2 chá

 

Với những ngôi nhà ba gian 2 chái tuy có diện tích không quá lớn, nhưng nếu bạn chưa từng thăm quan nhà này thì lần đầu tiên bước vào sẽ cảm thấy khá choáng ngợp với kiểu cách, trưng bày bên trong.

Mẫu nhà kẻ truyền 5 gian

Mẫu nhà kẻ truyền 5 gian

Bên cạnh số lượng vượt trội của nhà gỗ kẻ truyền 3 gian thì nhiều gia chủ lại thích mẫu nhà kẻ truyền 5 gian. Tuy nhiên, để làm nhà này, gia chủ cần sở hữu khu đất có diện tích đủ lớn để đảm bảo không gian thoáng mát, rộng rãi. Bên cạnh đó, chi phí để xây dựng nhà 5 gian là không hề nhỏ, do đó nhiều gia đình đã chọn gỗ xoan để giảm chi phí xây dựng.

Nhà kẻ truyền cổ

 

Hệ thống cửa của các mẫu nhà kẻ truyền cũng khá linh hoạt. Cửa bức bàn là một lựa chọn không hề tồi.  Đây là loại cửa cổ được sử dụng phổ biến trong nhiều ngôi nhà truyền thống, đặc biệt là nhà kẻ truyền. Cửa được đặt ở giữa 2 cột của gian nhà chính. Trên mỗi bộ cửa sẽ có nhiều cánh (thường là số cửa chẵn như 2, 4, 6), nhưng trong những ngôi nhà kẻ truyền 5 gian loại cửa 4 cánh được sử dụng phổ biến hơn cả. Bởi nó mang đến cho công trình nhà ở nét đẹp mộc mạc giản dị và đáp ứng được công năng sử dụng của đa số các gia đình Việt.

Trên đây là những thông tin liên quan đến nhà kẻ truyền, hy vọng nội dung chúng tôi chia sẻ này sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Ấn Quang Đại Sư là ai?

Ấn quang đại sư là ai?

Trong sử sách Phật Pháp có ghi chép một vị đại sư là vị tổ thứ 13 của Tịnh độ tông. Vị đại sư này được biết đến là giữ giới nghiêm chỉnh, luôn luôn giữ tâm ngay thẳng. Từ thức ăn đến cả trang phục đẹp mang đến để dâng tặng, nếu không thể từ chối nhận thì người cũng sẽ tặng cho những vị xuất gia khác. Ngoài ra người cũng được biết đến với kho tàng lời dạy về kinh Phật và những lời khuyên trong đời sống tu hành. Mời các bạn hãy cùng thietkenhathoho.com tìm hiểu về Ấn Quang đại sư.

Sơ lược về Ấn Quang đại sư

Sơ lược về Ấn Quang đại sư

 

Hình ảnh chụp Ấn Quang đại sư

Ấn Quang đại sư có tên thật là Thánh Lượng, và có tên hiệu là Thường Tàm. Người sống ở thời đại khoảng cuối đời nhà Thanh, trước khi chuyển sang Trung Hoa Dân Quốc. Ngài là người con nhà họ Triệu ở Hiệp Tây. Từ ngày còn nhỏ, gia đình Ngài đã cho học nho giáo. Sau này trưởng thành người vẫn lấy đạo Khổng làm gương noi theo để hoàn thành trách nhiệm.

Ngài học theo thuyết của Hàn Dũ, Âu Dương Tu và các bài kinh của Phật giáo. Ở tuổi 21 người đã thông hiểu hết tất cả các kinh Phật, sau đó được xuất gia ở một ngôi chùa trên núi Chung Nam. Không lâu sau đó lại có duyên với thọ đại giới tại chùa Song Khê. Rồi Ngài trở bệnh, mấy năm sau đó tự thấy lỗi của mình đành hối lỗi, hồi tâm lại như trước kia.

Chỉ vừa sinh ra được sáu tháng, Ngài đã bị đau mắt, tuy không làm cho mù mắt nhưng mắt người khá yếu. Mắt thì lúc nào cũng hơi hơi đỏ, những cảnh vật xung quanh thì mờ mờ. Lúc đi thọ giới, vì tính cẩn thận và chữ viết đẹp nên đã được lên làm Thư ký. Nhưng vì quá nhiều công việc, ngày nào cũng phải viết, nên sau đó đôi mắt Ngài càng ngày càng đỏ hơn như huyết.

Trong một lần khi đi phơi kinh, ông đã đọc được Long Thơ Tịnh Độ, nhờ đó mà biết được việc niệm kinh Phật tạo ra công đức quan trọng đến chừng nào. Lúc thọ giới, ban đêm mọi người đi vào giấc ngủ, còn Người vẫn ngồi niệm kinh Phật, ban ngày thì viết chữ, không có lúc nào tâm không nghĩ về Phật. Nhờ cái tâm cung kính Phật, mà dù mắt có đỏ hoe, vẫn cố gắng chép.

Cho đến khi người được mãn thì bệnh mắt mới lành lại. Chính vì phép lành đó mà Ngài biết không nên ngừng nghỉ niệm Phật, phải một lòng thường xuyên niệm, và Ngài đã đưa ra lời khuyên cho mọi người khi niệm. Nhờ nhân duyên đó mà người đi tu học khắp nơi, nơi cuối cùng chính là chùa Pháp Võ. 

Cũng chính nhờ sự tìm hiểu, một lòng để tăng công đức, là một người ham học, chính vì vậy Ngài dễ dàng được thông qua các khóa học và đạt đến đỉnh cao của sự thấu hiểu Phật. Với kiến thức cao siêu, làm bất cứ việc gì cũng cẩn thận chi tiết nên đã được hòa thượng Hóa Văn mời đến làm bạn để thỉnh kinh cho Pháp Võ Tự.

Sau đó vì để tỏ lòng biết ơn thì vị hòa thượng đã thỉnh Ngài về lầu Tàng Kinh để tu niệm an tĩnh. Trong suốt 33 năm trôi qua đến khi nhà Thanh tàn lụi người vẫn luôn tu niệm mỗi ngày, yên tĩnh và ít giao tiếp bên ngoài.

Ngài sống ẩn mình, nhưng toàn thiên hạ thời ấy ai ai cũng biết đến. Có một vị cư sĩ trong một lần hành hương đến Pháp Võ đã dùng vài bài văn pháp của Đại sư mà đăng lên báo Phật học ở Thượng Hải, để với tên Thường Tàm. Chính nhờ vậy mà các độc giả càng ngày càng đông, ai cũng thắc mắc người ở đâu để đến cung kính.

Năm người 52 tuổi thì đã bị lộ ra nơi ở hiện tại, người người lũ lượt đến nơi đến xin Ngài khai sáng. Còn vị cư sĩ kia thì dùng những bài văn người tái bản và truyền bá khắp nơi cả trong và ngoài nước.

Vì lối sống ẩn tu của người nên lúc đầu nếu ai tới xin xuất gia người sẽ không chấp nhận, và sẽ hướng dẫn đến với vị pháp sư ở nơi khác. Cho đến một lần có vị cư sĩ khác đã đem lễ xin người làm đệ tử xuất gia, để được tu như Đại sư.

Sau khi suy nghĩ kĩ, khó lòng từ chối, không muốn cản con đường tu nên đành chấp nhận. Năm đó là năm Ngài được 59 tuổi, mới có một để tử xuất gia đầu tiên. Từ đó mà rất nhiều người đã viết thư xin làm đệ tử, một lòng mong người chấp nhận để được sống tu luyện hướng Phật. Dần dần số đệ tử từ một người mà lên đến trăm và đến ngàn người. Cũng có rất nhiều vị thành tâm tu niệm mà được sinh ra ở cõi Cực Lạc. 

Người được biết đến là một vị đại sư với tấm lòng ẩn dật, không thích phô trương. Ai cho đồ ăn, thức uống, y phục người sẽ không nhận. Nếu không thể từ chối được người cũng tặng cho người khác. Những đồ ăn thức uống sẽ đưa cho chùa quan lý, để cúng dường cho Phật. Dân có đưa bao nhiêu tiền cũng lấy đó để đi in sách kinh, cứu nạn cho dân chúng khó khăn, đi làm từ thiện bác ái.

Còn bản thân chỉ ăn cơm và quần áo đơn giản đến hết đời. Đại sư thường tài trợ các các nơi phóng sanh. Người cũng lập ra Hoằng Hóa Xã để in ấn, phát hành các kinh sách và các tượng Phật, tượng Bồ tát. Ngoài ra, Ngài cũng giúp cho các vị Tăng lập ra các cách giải cứu các chùa bị cho di dời. Năm 70 tuổi, thì được thỉnh đến một nơi có nhiều loài rệp. Người đã không rời đi mà ở đó cầu nguyện, từ đó mà không còn thấy loài rệp này nữa. Đại sư cũng dùng màu nhiệm của mình để cứu chữa những người mắc bệnh nan y.

Sau 3 năm ngày 24 tháng 10, Ấn quang đại sư vãng sanh. Sau đó 100 ngày sau người nhập Niết bàn. Lúc đó bầu trời trong xanh bỗng hiện ra ánh sáng 5 sắc. Tỏa ra màu nhiệm xá lợi của vị Đại sư. Sau đó những vị có lòng thành tâm bới tro kiếm được xá lợi. Phật giáo đương thời thấy được sự chân thật trong lối sống tu hành của đại sư và màu nhiệm kỳ lạ đó nhận định Ngài chính là bậc thánh. Sau đó kỉ niệm 1 năm viên tịch đã tôn người làm vị tổ thứ 13 của Tịnh độ tông.

Vì sao Người được gọi là hậu thế của đức Đại Thế Chí Bồ Tát?

Vì sao Người được gọi là hậu thế của đức Đại Thế Chí Bồ Tát?

Hình ảnh Bồ tát Đại Chí Thế

Chắc sẽ có nhiều người thắc mắc rằng tại sao lại gọi Ấn quang đại sư là hậu thế của Đại Thế Chí Bồ Tát. Để tìm hiểu biết được lý do tại sao phải bắt đầu từ câu chuyện mà Tuyên Hóa Thượng Nhân đã kể về Người. Ấn Quang đại sư là người thành tâm siêng năng ngồi niệm Phật mỗi ngày. Lúc người qua đời, hỏa thiêu thì có rất nhiều người đến tham dự, không thể đếm hết được.

Người tham dự hôm đó kéo dài từ đỉnh đến chân núi, cũng tầm khoảng 3 dặm. Sau khi thiêu thân thì bỗng có mầu nhiệm lạ trên trời phát ra 5 màu ánh sáng. Vài người đã bới tro lên lượm được xá lợi. Điều đó thể hiện được con đường tu hành người đã chánh quả, là người làm chứng cho những điều Phật dạy là đúng.

Ngài cho ta thấy được nhờ việc siêng năng đọc kinh, cầu nguyện, tu tâm dành được rất nhiều công đức và cả màu nhiệm được lên cõi Trời. Tất cả những người có mặt lúc đó đều trông thấy và tin vào mầu nhiệm 5 sắc.

Người cũng tỏ cho ta biết rằng nếu đã không có duyên với Phật thì kể cả Đại Bồ tát cũng không thể cứu chữa được. Người được biết đến với kiến thức và đạo đức vô cùng tốt, là một bậc cao tăng. Nhưng chỉ vì giọng nói người hơi nặng dẫn đến có người không thể tiếp thu lời giảng của Ngài. Cũng chính vì vậy người cũng ít khi thuyết giảng, mà đổi sang viết ra những cuốn sách về Phật. Sau này tái bản và mang đi khắp nơi, đời sau cũng được hưởng ơn phước này.

Cũng có một lần nọ, Ngài đi đến thành phố Thượng Hải xa hoa để đi giảng dạy, trên các báo đăng lên tin tức của Ấn Quang, khuyên mọi người đến nghe kinh để tăng công đức. Nhờ thế mà rất đông người đến xem, lễ nghi uy nghiêm, tráng lệ.

Lúc đó bỗng có một cư sĩ nói lại rằng: “Tôi đã mơ thấy người mặc áo giáp màu vàng, Ngài ấy đã nói tôi hãy đến Thượng Hải để nghe Bồ tát Đại Chí Thế giảng kinh”. Sáng hôm sau khi thấy tin tức cô đã đến đó, và đã nói chuyện trực tiếp với Ấn Quang đại sư.

Cô gái đó cũng đã thắc mắc Ngài có đúng là vị Bồ tát Đại Thế Chí hay không và đã kể lại giấc mơ đó. Lúc đó Ngài Ấn Quang đáp lại: “Sự việc này, con biết, ta biết, và đừng nói cho ai hay biết”. Vị cư sĩ đã giữ bí mật này đến khi Ngài viên tịch mới nói cho mọi người hay biết. Chính vì vậy mọi người mới suy tôn Ấn Quang đại sư là hậu thế của Bồ tát Đại Thế Chí. 

Lời dạy của ấn quang đại sư

Lời dạy của ấn quang đại sư

 

Những lời căn dặn của Ấn Quang đại sư

Sau đây là những lời Ngài Ấn Quang đã ghi chép lại hoặc giảng dạy cho muôn dân hiểu. Đây là những bài học, những lời khuyên sâu sắc mà Ngài muốn chúng sanh hiểu. Nhờ đó mà tu hành đúng cách, tăng công đức, hướng thiện lành cho bản thân.

Lời dặn về quy tắc tu học

Lời dặn về quy tắc tu học

 

Không được bỏ tu đó chính là tai họa

Về quy tắc tu học, phải lưu ý bản thân dù là tu tại gia hay xuất gia, phải chú ý kính trên nhường dưới, luôn nhẫn nại và kiên trì để đạt được điều mong ước. Phải cố gắng mỗi ngày, những việc người khác cảm thấy gian nan không thực hiện được, thì chính bản thân không ngại khó mà vượt qua. Chính lúc đó mọi điều mong ước sẽ được như ý. Khi tĩnh tâm phải nghĩ đến những lỗi lầm của mình để sám hối.

Không nên học thói sân si, nói xấu người khác, nói những điều xấu xa. Từ việc đi đứng đến ngồi nằm, sáng đến tối, cả ngày phải luôn để tâm đến Phật, có thể niệm Phật thầm vẫn được chấp nhận. Bản thân phải luôn tự nhắc nhở nên niệm Phật dù ở bất cứ nơi đâu.

Nếu có ý nghĩ ngừng việc niệm, phải tức khắc bỏ ngay suy nghĩ. Phải luôn luôn sám hối về những tội lỗi đã gây ra không chỉ ở hiện tại mà cả quá khứ. Nếu đã tu học không nên có suy nghĩ nông cạn, khoe khoang, kiêu căng, sân si.

Ta nên chăm sóc cho bản thân và gia đình không nên dính líu đến đời sống người khác. Lúc nào cũng nên học theo những gương tốt, không nên sa đọa những gương ác, làm hại bản thân. Nếu tu hành đúng theo những gì đã dạy như trên, nhất định sẽ được sanh lên cõi Trời.

Những điều dạy cho người niệm kinh Phật

Những điều dạy cho người niệm kinh Phật

 

Tìm nơi yên tĩnh để niệm Phật

Sau đây là 5 điều mà Ấn Quang đại sư muốn dạy cho người niệm kinh Phật.

  • Thứ nhất: Ta nên tìm nơi thanh tịnh, yên tĩnh để có thể tu hành. Tránh để bản thân bị bên ngoài ảnh hưởng đến.
  • Thứ hai: Ta phải nghĩ rằng chuyện tồn tại nơi trần gian không phải là mãi mãi, sẽ có ngày bản thân sẽ qua đời, có thể chỉ còn trong giây lát. 
  • Thứ ba: Ta phải sống ngay thẳng, luôn thiết tha, cung kính Phật mỗi ngày. Những ai hay nghe, hay tụng mỗi ngày tâm sẽ trong sạch và thanh tịnh. 
  • Thứ tư: Dù cho đã tu luyện tâm thành công nhưng không được kiêu căng, khoe khoang, sân si với ai khác.
  • Thứ năm: Đi bất cứ đâu, gặp ai cũng khuyên họ hãy niệm Phật, để sớm được lên cõi Trời.

Trong thế giới trần gian này không phải ai cũng siêu phàm mà thoát cửa tử, và được lên bậc thánh mà không làm gì cả. Nên khi niệm ta hãy nghĩ như mình đã chết, gạt bỏ đi đau khổ mình đang gặp phải. Chính lúc ta đã chết, mọi sự việc đang diễn ra ở hiện tại đều là hư vô. Nhờ cách ta niệm kinh như vậy sẽ giúp yên tĩnh hơn, tâm dễ thấm nhuần những lời dạy của Phật.

Những lời khuyên của ấn quang đại sư khi trì tụng 

Những lời khuyên của ấn quang đại sư khi trì tụng 

 

Hãy kiên trì, nhẫn nại ắt sẽ vượt qua

Lời khuyên của Ấn Quang đại sư dành cho các Phật tử khi trì tụng đó là dù ở bất cứ tư thế đi, đứng, ngồi, nằm, ăn uống đều phải nhớ niệm Phật. Dù bản thân có đang gặp khó khăn cũng không quên niệm kinh Phật. Những ai có thể đạt đến ngưỡng như vậy chắc chắn sẽ được đến bên Phật. Bản thân phải tập luyện lòng vị tha, rộng lượng với mọi người xung quanh. Phải nhẫn, chịu đựng những điều mà người khác không chịu đựng được, chịu được những nhọc nhằn không ai dám gánh vác. Không để tâm mình bị đánh mất, hay không để sinh tật đố kị với người khác.

Những người thường xuyên niệm Phật chính là những người hiếu thảo, yêu thương gia đình, luôn quan tâm đến cha mẹ và ông bà, là người có đạo đức tốt, ăn chay trường, tu thập thiện nghiệp,… Tổng hợp lại là người có phẩm chất tốt, hết lòng cho gia đình và xã hội, không ganh ghét, để bụng bất kỳ ai.

Bởi Phật sẽ không bao giờ có lòng nghĩ xấu về bất kì ai, thì người muốn đến cõi Trời sẽ được như Ngài. Ấn Quang đại sư cũng nói rằng ai thường niệm kinh Phật sẽ có ánh sáng của Phật dẫn họ đi đường thiện lành. Còn ai không thể dứt bỏ đi được, không đi theo con đường Phật dẫn sẽ chẳng thể nào đến nơi mong ước.

Những người có thời gian rảnh, nên dành xuyên ngày, xuyên đêm để niệm. Nhưng phải chú ý khi niệm thầm hay niệm ra tiếng phải để cơ thể sạch sẽ, quần áo nghiêm chỉnh và ở nơi thanh tịnh. Lúc ở những nơi dơ bẩn (thỏa thân, tắm rửa, đại tiện,…) không nên phát ra tiếng khi niệm.

Bởi hành động đó được cho là không được cung kính. Nhất là khi đi ngủ không nên phát tiếng vừa không thể hiện sự tôn trọng mà còn tổn hại thân khí. Niệm Phật cần quan trọng là tâm và bên ngoài nghiêm chỉnh có thể thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh, nếu có lòng ắt hẳn sẽ được công đức.

Phương pháp niệm kinh Phật đúng đắn

Phương pháp niệm kinh Phật đúng đắn

 

Đủ đầy 6 căn

Để có thể niệm kinh Phật cho đúng đó là nhiếp trọn sáu căn. Ý nói lúc ta niệm tai phải lắng nghe cho kĩ, lúc nào tâm cũng phải nhớ đến Phật, khi niệm miệng phải đọc rõ ràng, mắt không được nhìn ngó lun tung. Mắt lúc niệm có thể hơn khép lại, không trừng mắt quá to.

Mũi cũng không được ngửi loạn lên, phải tập trung. Thân thì cung kính. Đó chính là 6 căn, khi niệm ta phải để 6 căn này thanh tịnh không được mất tập trung. Nếu không trọn vẹn được thì khó sinh công đức. Nếu bản thân cố gắng thường xuyên đạt được trọn 6 căn sẽ được gọi là “tịnh tiếp nối”. Người giữ được trạng thái như vậy đã đạt được thành công của niệm Phật.

Các Phật tử phải chú ý đến từng hành động của mình. Nếu tâm có điều đang vướng bận phải loại bỏ nó đi để khi niệm không ảnh hưởng. Khi niệm không để cho bản thân bị căng thẳng về mặt tinh thần. Nếu bị những bệnh như đau đầu, ngứa,… nên tìm cách cho hết hẳn rồi hẳn niệm.

Không nên lười biếng lần chuỗi, vì lâu ngày sẽ thành thói quen xấu. Niệm Phật cũng được coi là cách dọn cho tâm mình sạch sẽ hơn, loại trừ đi thói quen xấu. Phật sẽ là người soi sáng, dạy ta biết đâu là vết nhơ trong lòng để ta dọn sạch sẽ.

Người niệm không được ỷ lại sự thông minh của mình mà không chịu hiểu những lời Phật dạy. Những điều ta hiểu được ở thế gian này chưa chắc là đáp án đúng. Phật là đáp án hoàn hảo nhất để ta làm theo. Bởi chính Ngài đã mở ra Phật giáo, đã mở ra cõi Tây phương cho ta noi theo. Vậy có gì là sai khi ta không hết lòng tin Phật. 

Khi niệm Phật ta chỉ cần nhớ chữ “A Di Đà Phật” để tránh nhiều chữ không thể nhớ hết. Ngoài ra niệm thầm không sai cũng sẽ tạo ra công đức như ta niệm ra tiếng. Ta nên biết nên niệm như thế nào trong từng hoàn cảnh khác nhau. Quan trọng hơn cả là tâm ta được lời niệm đánh động, nhắc nhở ta thanh tịnh để sám hối trọng tâm. Niệm kinh phải rõ ràng, cung kính, không phải ào ào đọc sẽ được công đức. Nếu tâm tịnh, bên ngoài nghiêm chỉnh, thì công đức lớn vô vàn.

Bài học về lòng thành kính

Bài học về lòng thành kính

 

Phải tỏ lòng thành và cung kính Phật.

Lòng thành và sự cung kính là hai điều buộc phải có trên con đường tu học. Nếu ta không có hai việc này sẽ như cây không được tưới nước, sẽ héo mà không được ơn phước gì cả. Niệm Phật chính là cách dễ dàng nhất mà lại được nhiều công đức. Nếu ta lười biếng không chú tâm không chỉ không được công đức, mà còn sinh ra thêm tội lớn là tội khinh thường Phật. Tội lớn này không nhận ra sớm để hối cải, thì sẽ bị đọa đường ác.

Ấn Quang Đại sư đã nói rằng: “Nếu muốn hưởng được những hương hoa từ Phật Pháp phải cầu nguyện ở nơi cung kính. Ở nơi càng cung kính sẽ trừ đi 1 phần nghiệp ác và tăng thêm 1 phần công đức. Có thêm được 10 phần cung kính sẽ trừ 10 phần nghiệp ác và tăng thêm 10 phần ơn phước. Nếu không chú ý mà cung kính sẽ vừa mắc tội nghiệp xấu, ơn phước cũng giảm đi”.

Ở những buổi lễ, tụng, niệm đều phải tỏ lòng thành kính. Bởi nếu không thành kính thì chỉ như một buổi hát tuồng bình thường. Chẳng thể hiện điều gì đến Phật, cũng chẳng tỏ ý mong ước, tất cả đều là vô nghĩa. Nhưng xuất phát từ thâm tâm ta, mà bày tỏ ơn thiêng của Phật, tỏ lòng từ bi, tôn kính Ngài.

Ắt hẳn những người như vậy sẽ được Phật soi sáng. Khi nói đến thành phải đi cùng với sự cung kính, đây chính là điều mà Ấn Quang đại sư muốn ta thấu hiểu. Từ đó là nền tảng vững chắc để thấu hiểu lời Phật.

Lời khuyên cho những người bệnh

Lời khuyên cho những người bệnh

 

Niệm kinh là liều thuốc chữa lành.

Những người niệm Phật khi bị bệnh nếu tuổi đời chưa hết sẽ được lành bên sớm. Những người bị bệnh nên dùng toàn tâm để niệm Phật, vừa để tiêu đi nghiệp xấu, vừa giúp lành bệnh. Tuổi thọ vừa hết sẽ được Phật dẫn đưa đến cõi Tây phương cực lạc.

Bởi công đức từ kiếp trước đã diệt trừ tận diệt hết nghiệp ác. Còn ai cứ buồn bã mà buông xuôi, không niệm Phật mà mong cầu khỏe lại. Thì không chỉ không hết bệnh mà khi qua đời vẫn không được theo mong ước. 

Thường khi bị bệnh ta có thể dùng thuốc để chữa trị, nhưng đó không phải điều bắt buộc. Bệnh nặng có dùng thuốc tiên cũng khó lòng mà chữa được, nói chi đến thuốc của người phàm.

Nhưng có loại thuốc luôn được sử dụng đó chính là siêng năng niệm kinh. Không chỉ không làm hao tổn tâm trí mà còn giúp tâm tịnh hơn để niệm. Chỉ cần niệm kinh thì bệnh nào cũng được chữa lành.

Niệm Phật cũng như việc ta uống thuốc. Nếu ta biết nguồn gốc rõ ràng, hiểu rõ bệnh tình thì sẽ chữa trị được đúng bệnh. Toa thuốc này trị được bách bệnh, những quan trọng ta phải hiểu được thì mới mau lành. Bởi vậy, không phải ai cũng có thể hết bệnh được, chỉ có người thấu hiểu mới đạt được. Nếu siêng năng niệm Phật ắt hẳn bệnh tự sinh sẽ tự diệt đi.