Chùa Phật cô đơn ở đâu?

Nếu là người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc chỉ cần là người miền Nam, những người tin yêu đạo Phật hẳn đều biết đến Bát bửu Phật đài, hay còn chính là chùa phật cô đơn nổi tiếng linh thiêng. Nơi đây luôn thu hút rất nhiều tín đồ đến lễ phật và hoạt động tôn giáo, thậm chí còn là một điểm thu hút khách du lịch từ nhiều nơi vì sự tích của ngôi chùa này, Với bài viết dưới đây thietkenhathoho.com sẽ cung cấp cho mọi người thêm những thông tin hữu ích về chùa phật cô đơn

chùa phật cô đơn ở đâu?

 

<b>chùa phật cô đơn </b> ở đâu?

chùa phật cô đơn là cái tên đặc biệt mà người dân gọi khi nhắc đến Bát bửu Phật đài

Địa chỉ

chùa phật cô đơn là một cái tên đặc biệt có một không hai được dân chúng đặt và truyền lại qua nhiều năm dành cho Bát Bửu Phật Đài. Sau này, ngôi chùa ngày càng nổi tiếng hơn vi sự tích của nó thì đây cũng là cái tên được sử dụng nhiều hơn như một thói quen khi nhắc đến Bát Bửu Phật Đài. Đến này chùa đã đổi tên thành Chùa Thanh Tâm. Chùa Thanh Tâm tọa lạc tại Ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km về hướng Tây Nam.

Giờ mở cửa

Chù cô đơn mở cửa từ 5 sáng, và đóng cửa vào 21 giờ tối vào tất cả các ngày trong tuần. Tuy nhiên, nếu bạn là khách du lịch đến thăm quan và tìm hiểu về ngôi chùa có bề dày lịch sử này thì không nên đến quá sớm để các tăng ni chuẩn bị buổi sáng, cũng như không về quá muộn để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: Bài văn khấn đi chùa đơn giản

Lịch sử về chùa phật cô đơn

Lịch sử về <b>chùa phật cô đơn </b>

 

Lịch sử của chùa phật cô đơn

Ban đầu, chùa phật cô đơn là một tâm nguyện lớn của một người con nhỏ nhoi tại vùng đất bên kênh Cầu Xáng – cư sĩ Lê Chí Bình. Ông đã cúng tặng một khu đất của gia định rộng 30 héc ta để tôn tạo ngôi Tam bảo làm chỗ nương tựa tâm linh cho đồng bào, trong đó kiến tạo ngôi chùa Thanh Tâm. Khu chùa được hoàn thành và an vị Phật vào ngày 12/7/1956. Cũng ngay ở đây, chùa phật cô đơn – lúc bấy giờ còn gọi là Bát Bửu Phật Đài được trồng một nhánh cây bồ đề được chiết gốc từ đại thọ bồ đề ở Benares, Ấn Độ – nơi Đức Thế Tôn tọa thiền để nhắc nhở thập phương về gốc tích của đạo thiêng. 

Bát Bửu Phật Đài là bức tượng thuộc về cấu trúc của chùa phật cô đơn . Nó được xây dựng sau khi ngôi chùa hoàn thành, bức tượng được bắt đầu tôn tạo vào năm 1959 và hoàn thành vào năm 1961. Phật đài này có kiến trúc hình bát giác, cao đến 3 mét. Trên đài, tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca cao 7 mét, nặng khoảng 4 tấn do Hội Phật học Nam Việt tạo nên, với sự tùy hỷ hiến cúng của cư sĩ Hội trưởng Chánh Trí Mai Thọ Truyền.

Vì tượng phật được tôn tạo rất lớn cộng với các phương tiện cũng như công cụ trợ giúp thời bấy giờ có rất ít nên dẫn đến việc cung thỉnh tượng Đức Phật từ chùa Xá Lợi về Cầu Xáng là một điều vô cùng khó khăn. Lúc đó, các vị tôn đức và cư sĩ đã tiến hành tổ chức rất  nhiều buổi cầu nguyện, chuyên tâm trì tụng kinh Pháp hoa trong thời gian dài liên tục, và nhờ năng lực hộ trì đó, nhiều duyên lành huyền nhiệm đã xuất hiện, vượt qua mọi trở ngại, thành tựu tốt đẹp. Lễ an vị Phật được tổ chức vào các ngày 22 đến 25/8/1961 vào mùa Vu lan – Báo hiếu năm Tân Sửu trong sự hoan hỷ của đông đảo Tăng Ni, Phật tử tại đây.

Vào tháng 3 năm 2017, chùa phật cô đơn được quyết định kiến thiết lại toàn diện. Cùng thời gian, ngôi chùa đã tổ chức lễ đặt viên đá xây dựng đầu tiên, đánh dấu cho sự chuyển mình hoàn toàn của nó. Ngôi chùa được quay trở về với tên gọi ban đầu là Thanh Tâm, trở thành cơ sở nội trú cho Ni giới tu học trang nghiêm, thanh tịnh, bên cạnh cơ sở 2 của Học viện, một trong 4 trung tâm đào tạo Tăng Ni lớn của Giáo hội. Đến năm 2019, sau một thời gian rất dài, chùa Thanh Tâm đã được xây dựng và hoàn thiện hoàn toàn.

Sự tích chùa phật cô đơn

Sự tích <b>chùa phật cô đơn </b>

 

Trải qua gần 20 năm bom đạt, Đức Phật vẫn sừng sững an nhiên tại đây.

Những năm tháng chiến tranh kéo dài giữa nước ta với đế quốc Mỹ, chùa phật cô đơn đã phải hứng chịu rất nhiều những lần oanh tạc của bom đạn. Vào khoảng tháng 2 năm 1965 chùa Thanh Tâm đã bị hư hỏng phần mái do lửa của trái sáng từ máy bay thả xuống. Đến tháng 11 năm 1965 ngôi chùa này lại một lần nữa bị bom dội xuống và chỉ còn lại phần nền chùa. Nhưng một sự màu nhiệm diệu kỳ, chỉ có kim thân của Đức Phật vẫn sừng sững đứng yên lặng ở đó như cầu nguyện cho cả vùng. Đức Phật lẳng lặng an tính nhìn xuống nhân gian khói lửa, an nhiên một mình giữa cánh đồng. 

Sau ngày thống nhất đất nước 30 tháng 4 năm 1975, tiếng súng im bặt trên cả nước cũng như ở đây đã dừng lại, nhưng khu vực Bát Bửu Phật Đài vẫn ít người lai viếng, nên vẫn còn rất hoang vắng, vẫn luôn chỉ có Đức Phật sừng sững tại đây.

Vào năm 1976, đất nước dần dần ổn định sau chiến tranh, người dân cũng theo các chiến dịch làm thủy lợi, dân chúng trong độ tuổi quy định phải đều tham gia đóng góp 15 ngày công lao động/năm. Có đến hàng trăm, hàng ngàn thanh niên nam nữ đến từ những thành phố khác nhau, cùng với thanh niên xung phong khăn gói áo quần mang theo lương thực tỏa ra các vùng nông thôn còn hoang hóa để làm thủy lợi đào kênh thông nước loại phèn chua. Khu vực nơi mà chùa phật cô đơn tọa lạc cũng là một nơi được chọn làm thí điểm. Đoàn người chia nhau theo đội để làm việc, mỗi đội phụ trách một khu vực. 

Đến giờ nghỉ ngơi, đoàn người lại tìm những nơi có bóng mát để nghỉ chân hay nấu nướng. Có những người hay một đội nào đó lao động tại khu vực có tượng Phật lộ thiên, họ may mắn tìm được chỗ râm mát, liền vào nghỉ bên dưới Phật đài. Theo chân họ từ bậc thang lên Phật đài, Đức Phật vẫn luôn là khuôn mặt hiền từ bao dung nhìn những người con đến từ xứ lạ. Mang một tấm lòng kính ngưỡng Đức Phật, đoàn người chắp tay cúi đầu xá tượng Phật. Nhưng đồng thời, trong lòng cũng tràn đầy thắc mắc vì sao lại chỉ có một mình tượng Phật lẻ loi không chút hương khói tại nơi hoang vắng này? Nhìn thấy cảnh tượng như vậy, đoàn người bỗng nghĩ đến hình ảnh Đức Phật “cô đơn”, ngài luôn ở tại nơi đây với khuôn mặt khoan dung đó đợi ngày có những người con đến thăm viếng mình.

Hết thời hạn làm việc, những tốp người cũng dần trở về thành phố, về nơi mà họ sinh sống. Lúc trở về có ngang qua thôn xóm hay những lúc ngồi trên xe họ nhỏ to với nhau chuyện gặp tượng Phật Cô đơn. Khi về đến nhà, họ cũng truyền tai nhau về hình ảnh Đức Phật cô đơn tại nơi mà họ làm thủy lợi. Có những người nổi lên sự tò mò, họ tìm kiếm và đến với Đức Phật, xem ngài có cô đơn như lời đồn. Cứ thế một người, mười người rồi trăm người ngàn người dần đến với người nhiều hơn, cái tên Phật cô đơn cũng lan tỏa vào ý thức của các Phật tử. Nhưng bây giờ, Đức Phật ở chùa Thanh Tâm không còn cô đơn nữa vì ngài vẫn luôn được nhiều người con từ khắp mọi miền đến thăm, ngài phù hộ độ trì cho những người ấy kiếp sống bình an và đường tình duyên không bao giờ cô đơn.

Kiến trúc chùa phật cô đơn

Kiến trúc <b>chùa phật cô đơn </b>

 

chùa phật cô đơn có kiến trúc đẹp như thế nào?

chùa phật cô đơn không chỉ nổi tiếng vì sự tích màu nhiệm của nó, mà còn bởi vi kiến trúc cổ của chùa chiền ngày xưa vẫn còn lưu lại những ấn ký của năm tháng tại đây. Tuy đã trải qua kiến thiết lại toàn diện, nhưng chùa phật cô đơn vẫn còn nhiều nét nguyên sơ, cổ kính.

Người nào đã tác tượng Phật cô đơn

Xuất xứ của pho tượng này thực ra khá bất ngờ. Ban đầu, vốn dĩ bức tượng này không thuộc về chùa Thanh Tâm ngày nay mà là thuộc về chùa Xá Lợi cũng nằm ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo tư liệu từ chùa Xá Lợi thì khi ngôi chùa này mới bắt đầu xây, giáo sư Trương Đình Ý đã xây dựng một pho tượng được thực hiện bằng xi măng và thạch cao. Tuy nhiên pho tượng đúc xong quá lớn nên họ không thể đưa lên chính điện trên lầu được. Vì thế chùa Xá Lợi đã nhượng lại cho chùa khác (nay là tượng Phật cô đơn tại chùa Thanh Tâm ở huyện Bình Chánh).

Kiến trúc đặc biệt của chùa

Trải qua tủ sửa và kiến thiết lại vì ảnh hưởng bởi chiến tranh khốc liệt, chùa Thanh Tâm ngày nay vẫn may mắn giữ lại những nét nguyên sơ, cổ kính. Ngôi chùa vẫn được tái hiện lại theo đặc trưng của những ngôi chùa cổ tại Việt Nam, đó là vườn bạch đằng xanh mướt bao trùm lên cả khu chùa. Tổng thể kiến trúc của chùa được xây dựng trên một mảnh đất khoảng hơn 30ha. Chính vì vậy, mọi không gian trong chùa các khu điện thờ đều vô cùng khang trang, thoáng mát và rất rộng rãi.

Khi vừa bước đến chùa, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên thông qua cánh rừng bạch đàn xanh ngát. Nếu đến đúng vào giờ các tăng ni đánh chuông bạn còn có thể nghe những tiếng ngâm cổ kính từ chuông chùa và mùi nhang hương thoang thoảng. Sau khi xuyên qua cánh rừng này, Cổng Tam Quan chắc chắn sẽ là kiến trúc đầu tiên mà du khách nhìn thấy. Cổng Tam Quan của chùa được xây dựng rất cao, to và vô cùng trang nghiêm với những đường trạm trổ uốn lượn và vô cùng tinh xảo.

Sau khi đi qua cánh Cổng Tam Quan nguy nga đó, du khách sẽ được tiếp tục chiêm ngưỡng khuôn viên của chùa rộng khoảng 5 héc ta. Vì có một khoảng không gian rộng lớn như thế nên đây là nơi mà ngôi chùa trưng bày và thờ rất nhiều tượng phật khác nhau.

Khi kết thúc con đường dài trên khuôn viên rộng lớn của chùa, chúng ta sẽ di chuyển vào bên trong chánh điện. Đây là nơi mà chùa thờ tụng tượng phật Di Đà, kế bên đó là tượng phật Tiêu Diện và thần Hộ Pháp. Gần với khu chánh điện là các khu điện thờ khác, tại đây sẽ cung thờ tượng phật bồ tát Chuẩn Đề, tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát, tượng phật Di Lặc, tượng Địa Tạng cùng rất nhiều những pho tượng phật khác được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Bước ra khỏi khu chánh điện, phía bên cạnh tượng Phật Cô Đơn, du khách sẽ nhìn thấy một điện thờ Đức Thánh Quan Công. Di chuyển tiếp là điện thờ vị tổ sư Thích Thiện Bổn, đền thờ ông Hổ…

Chỉ trong vài lời văn, câu miêu tả hay những bức ảnh, thật khó để có thể lột tả được sự tinh xảo và nguy nga của chùa phật cô đơn . Nếu có cơ hội, bạn hay đến đây và tự trải nghiệm vẻ đẹp cổ kính và Đức Phật nổi tiếng này.

Những lưu ý khi đến chùa phật cô đơn

Những lưu ý khi đến <b>chùa phật cô đơn </b>

 

Bạn nên có một số lưu ý khi đến thăm quan và làm lễ tại chùa phật cô đơn .

Cung giống như bao ngôi chùa khác tại Việt Nam cũng như trên thế giới, khi đến với chùa phật cô đơn – là một chốn linh thiêng thì bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa. Đặc biệt là những bộ váy ngắn, hay quần đùi thậm chí là quần lửng. Tốt hơn hết để tỏ lòng thành tâm khi đi cầu nguyện bạn có thể đầu tư một bộ quần áo bà bà hay phật tử khi đến đây.

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ đến chùa để có cho mình những bộ ảnh hoài cổ sống ảo trên mạng xã hội. Đặc biệt, chùa phật cô đơn còn là một địa điểm nổi tiếng. Nhưng mục đích quan trọng nhất khi đến chùa là cầu nguyện, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.

Một điểm bạn nên lưu ý khi đến chùa phật cô đơn nữa là không nên tùy tiện sờ hay đụng chạm thậm chí là việc lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa mà không có sự cho phép. Bạn nên hỏi những tăng ni hay phật tử tại đây trước khi xin lấy lộc hay xin đồ kỷ niệm gì đó trước khi lấy, còn không nên lấy tự nhiên hành khi không được sự cho phép của nhà chùa vì chùa Thanh Tâm vốn là một nơi linh thiêng.

Quang cảnh của chùa cũng là điều mà mọi người khi đến chùa nên giữ gìn cẩn thận, đặc biệt là chùa phật cô đơn còn có lịch sử khá lâu. Bạn không nên dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường. Và đừng quên là nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

Đến chùa phật cô đơn cầu gì?

Đến <b>chùa phật cô đơn </b> cầu gì?

 

Nên cầu gì khi đến chùa phật cô đơn ?

Mọi người khi đến chùa hầu như đều nghĩ sẽ cầu bình an, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Nhưng mỗi ngôi chùa đều linh nghiệm về những việc khác nhau. Người dân trong vùng và các du khách đã đến thăm trước đó cho rằng đây là ngôi chùa rất linh thiêng về tình duyên cũng bởi vì cái tên độc đáo chùa phật cô đơn .

Họ tin rằng Đức Phật sẽ ban phước cho những người cầu nguyện tại đây có đường tình duyên thuận lợi viên mãn sớm thoát sự cô đơn trong tình yêu. Đó là lý do mà trong những ngày rằm hàng thay hay đầu tháng, đặc biệt là trong ngày lễ tình nhân 14/2 có rất nhiều người đến đây để xin một con đường tình yêu thuận lợi.

Trên là những thông tin bổ ích về Phật Cô Đơn do thietkenhathoho.com sưu tầm từ nhiều nguồn uy tín hy vọng bài viết giúp ích được phần nào trong việc cung cấp thông tin cho quý độc giả. Nếu bạn cần thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có không gian tâm linh hoàn hảo nhất.

5/5 - (3 bình chọn)
0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời