Quán thân bất tịnh là gì? Ý nghĩa như thế nào?

Đức Phật dạy rằng, con người cần phải Quán thân bất tịnh để giữ tâm hồn và thể xác trong sạch. Bản chất tâm hồn của mỗi người đều có phần thiện. Tuy nhiên, đôi khi đặt trong những hoàn cảnh sống và điều kiện sống khác biệt, sẽ tác động và tạo ra những con người có cá tính riêng biệt. Có người vì lòng tham sân si, có người vì thù hận, cũng có người đam mê vào tửu sắc mà để cho tâm hồn vấy bẩn.

Quán thân bất tịnh là một phép trong đạo Phật, khuyên con người nên soi kỹ lại bản thân. Nhìn nhận khuyết điểm của chính mình và giữ cho cả tâm hồn và thể xác trở nên liêm khuyết, trong sạch. Chặng đường này dẫu có nhiều gian nan, thử thách, nhưng hoàn toàn không có gì là không thể. Để hiểu hơn về đạo lý này, Mời quý độc giả hãy cùng tham thietkenhathoho.com khảo bài viết ngắn dưới đây nhé.

Quán thân bất tịnh là gì?

Quán thân bất tịnh là gì?

 

“Đời người ngắn ngủi vô thường

Chỉ trong giây phút, chỉ từng sát-na

Thở vào mà chẳng thở ra

Thân người lại hóa thân ma không hồn

Ai người thức tỉnh hiểu ra

Đừng lo những chuyện xa hoa bên ngoài

Tu tâm sửa tánh dồi mài

Ăn chay niệm Phật ngày ngày công phu

Giữ gìn ba nghiệp tịnh tu

Giới hương thơm ngát thiên thu vẫn còn”

(TT. Thích Chân Tính)

Bản chất con người là cõi tạm. Cuộc sống con người chỉ diễn ra thức thời trong một vài năm ngắn ngủi. Cuộc đời này là vô thường. Ai rồi cũng sẽ đến lúc lâm vào cảnh sinh ly tử biệt. Điều này là quy luật tất yếu nhưng từ xưa đến nay, con người vẫn luôn mong muốn và cố gắng tìm mọi cách để cưỡng cầu.

Có người tìm cách bào chế tiên dược sống thọ bách niên giai lão, có người thì ngày đêm khổ luyện mong đắc đạo thành tiên nhân. Mong ước này là chính đáng. Không phạm thuần phong mỹ tục hay giá trị đạo đức của con người, nhưng nó là điều phi lý, không tài nào có thể trở thành hiện thực. Tham sinh tồn, trân trọng sự sống là điều tốt. Nhưng để được bất tử, sống mãi không già, không chết là điều đi trái với quy luật tự nhiên.

Tôi đã từng đọc được ở đâu đó một câu nói rất hay: “Khi đến với đạo Phật, chúng ta nên là một hành giả, thay vì là một học giả”.

Hành giả là người tự mình khám phá, chiêm nghiệm, đúc kết kinh nghiệm, tự thân kiểm chứng. Học giả, chỉ được học và đọc những điều trên giấy, hoàn toàn không có tính xác thực và trải nghiệm cá nhân.

Đạo Phật dạy chúng ta phải Quán thân bất tịnh. Đây chỉ là một trong Tứ niệm xứ: Quán  hơi thở, quán cửu tưởng, quán oai nghi… Người hành giả phải tự áp đặt quán chính bản thân mình thì mới sớm thấy được kết quả trên con đường tu tập.

Vậy, cụ thể quán thân bất tịnh là gì? Bất tịnh có nghĩa là không được sạch sẽ. Quán thân bất tịnh là coi quản bản thân một cách thật tỉ mỉ, chăm chút, kỹ lưỡng. Nhìn thấu cả tâm can, nội tâm của con người để nhìn nhận ra rằng, bất cứ một con người nào dù duy trì nếp sống thiện lương đến đâu thì rõ ràng, bên trong vẫn còn những điều không được trong sạch như người đời vẫn lầm tưởng.

Xem thêm: Luật nhân quả là gì?

Ý nghĩa của quán thân bất tịnh

Ý nghĩa của quán thân bất tịnh

 

Chắc có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc và tự hỏi rằng, tại sao đức Phật lại cố tình “Vạch lá tìm sâu”, muốn chỉ rõ thêm cho con người ta thấy thêm phần dơ bẩn của con người để làm gì? Vì mục đích gì? Khi giữa cuộc đời này đã khá hỗn tạp, tồn tại không ít người xấu xa và không ít điều đau khổ, việc luận chứng ra điều này có ý nghĩa gì hay không

Trong bản thân của mỗi người, luôn có phần con và phần người. Hầu hết không ai tự thừa nhận bản thân mình có chứa những dã tâm xấu xí. Ai cũng tự nhận rằng mình thanh cao, đẹp đẽ, thánh thiện, nhưng đó chỉ là cái viễn cảnh tốt đẹp mà con người tự huyễn hoặc chính mình.

Sở dĩ đạo Phật được yêu quý và được nhiều người sung bái là vì tính chân thật và gần gũi của từng triết lý, thuyết pháp của nó mang lại. Đạo Phật là đạo của đời. Triết lý của nó đều là sự thật, nhằm thức tỉnh nhân tâm, không lừa gạt chúng sinh. Lời thật thì luôn mất lòng. Do đó, đừng vội trách đạo Phật sao lại cố tình muốn chỉ rõ những điều nhớp nhúa ẩn bên trong con người Quán bất tịnh mà không phớt lờ đi giả vờ như không hay không biết. Sở dĩ lại như vậy là vì:

+ Tránh con người lầm tưởng về giá trị của bản thân. Người càng nghĩ mình trong sạch, liêm khiết, đẹp đẽ thì luôn cho rằng mình đáng được nâng niu, cưng dưỡng, nuông chiều. Cho nên, họ dễ rơi vào trường hợp không từ một hành động nào để nuôi dưỡng cái tôi của bản thân. Coi bản thân như cái rốn của vũ trụ.

+ Dễ đánh tráo giá trị. Khi nhìn nhận làm cái dở thành cái hay, cái xấu thành cái tốt, thì sự thật sẽ bị bỏ rơi. Dần dà con người càng không còn nhận thức và dùng đến những chân lý đúng đắn của cuộc đời nữa.

Do đó, đức Phật đã xóa tan đi lớp vỏ bọc ngụy trang hoàn hảo của con người thông qua triết thuyết quán thân bất tịnh. Nhằm đánh thức, cảnh tỉnh, hướng con người đến những giá trị đẹp đẽ thực sự và mang tính chất lâu bền.

“Quán thân” để mà con người học cách nhìn nhận, đối diện và chấp nhận. Biết được mình là ai, mình ở đâu, mình đã hoàn thiện hay còn nuôi tâm tham sân si tà dục. Từ đó hướng con người giác ngộ, giải thoát cho chính mình.

Tuy nhiên, “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Cũng như ngọc không giũa thì mãi cũng chẳng sáng. Con người không thể tự thay đổi, tự hoàn thiện, tự giác ngộ trong khi chúng ta chỉ việc “ngồi im chờ sung rụng”. Do đó, con người hãy đóng vai là kẻ hành giả, thay vì là người học giả.

Để đạt được mục đích quán thân bất tịnh con người cần trau dồi 3 đức tính:

+ Sáng suốt: đừng đánh giá sự vật sự việc một cách hời hợt qua vẻ bề ngoài, mà phải nhìn ra được giá trị ở bên trong.

+ Trung thực: dám nói thẳng, nói thật, dù sự thật ấy có đau lòng và khó chấp nhận. Bạn nên nhớ “Một nửa ổ bánh mì vẫn là một nửa ổ bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”.

+ Kiên nhẫn: phải gắng kiên trì, tu tâm tu trí. Đừng thấy khó mà ngã. Đừng thấy yếu mà lay.

Nếu trau dồi đầy đủ được cả 3 đức tính tốt đẹp nói trên thì nhất định bạn sẽ thành công trong công cuộc quán thân bất tịnh.

Có bao nhiêu loại quán thân bất tịnh?

Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những dạng thức quán thân bất tịnh, chúng ta sẽ đi tìm hiểu theo chặng đường sinh ra và lớn lên của một con người, chặng đường ấy thực sự tiến triển như thế nào, chúng ta đã quán thân triệt để hay chưa, và đã nhận thức được điều đúng đắn từ trước đến giờ hay chưa?

Quán bào thai bất tịnh

Mang thai một hình hài trong cơ thể là sứ mệnh thiêng liêng của người phụ nữ, là niềm hạnh phúc của những bậc làm bố, là niềm tự hào của cả gia đình. Tuy nhiên, nếu nhìn ở một phương diện khác, liệu rằng ở dạng thức bào thai có trong sạch hay không? Thì câu trả lời là không.

Bào thai, là thai nhi nằm trong một chiếc bào bao bọc nhỏ bé, bên trong là nước ối hôi tanh, có cả máu và chất thải. Thai càng lớn thì em bé sẽ càng có ít không gian để xê dịch. Lúc này, thai nhi phải nằm co mình, ướt đẫm trong môi trường tanh hôi, nhớp nhúa ấy mà không có một chút ánh sáng hay không khí lọt vào. Thai nhi phải trải qua chặng đường 9 tháng 10 ngày mới thoát ra được.

Quán bất tịnh bào thai có nghĩa là giúp cho con người nhận diện rõ một cái sự thật, đó là bào thai phải sống và lớn lên, sinh trưởng mỗi ngày ở một nơi dơ bẩn như thế. Chứ không phải đẹp tuyệt vời như các bậc bố mẹ hẳng tưởng tượng hình dung. Nói sự thật, làm rõ sự thật như vậy nhằm đánh vào tâm lý ham sắc dục của con người. Nhằm dẹp bỏ ý niệm đam mê tà dục của con người.

Quán hình tướng bất tịnh

Quán hình tướng bất tịnh

 

Không chỉ riêng đứa trẻ mới sinh mà đã là con người, một khi hình thành đủ tứ chi, có đầy đủ mọi giác quan, bộ phận, tiếp xúc với môi trường sống sẽ có những cơ chế hoạt động điều tiết chính cơ thể mình. Cụ thể là cơ thể con người sẽ có những bộ phận thải ra chất thải. Nhu cầu tiểu tiện, đại tiện, ấy là chưa nói đến miệng ăn thức ăn sẽ hôi, dơ,…

Bất kỳ mọi bộ phận nào cũng ở tình trạng không trong sạch. Khi còn trẻ, khỏe, chúng ta có thể vệ sinh chúng sạch sẽ thường xuyên. Nhưng khi tuổi già hay gặp phải bệnh tật, những bộ phận này cơ thể sẽ không làm chủ nổi được nữa. Chúng có thể xuất chất thải bất thình lình không theo ý muốn.

Điều này có nghĩa gì? Rằng, con người phải quán triệt tư tưởng tấm thân này cũng có những sự dơ bẩn của nó. Để chúng ta không nên quá đam mê, yêu thích, quyến luyến tấm thân này quá độ. Dẫn đến hành vi, suy nghĩ tham sống sợ chết, tìm cách kéo dài cuộc sống trái với quy luật sinh mệnh.

Quán tự thể bất tịnh

Quán tự thể bất tịnh

 

Quán tự thể bất tịnh, có nghĩa là con người tự quán mặt thể chất của chính mình. Xem rằng nó không trong sạch ở đâu. Điển hình như, tóc nằm trên đầu, nếu không được tắm gội thường xuyên thì sẽ sinh chấy, gàu, tóc bết dính, bốc mùi hôi thối bẩn thỉu, chẳng một ai dám đụng hay lại gần.

Bạn thấy đấy, những thứ trên cơ thể tưởng chừng ở vị trí cao quý nhất, không có sự dơ bẩn xuất hiện thì thực ra, nó vẫn luôn có, chẳng qua là chúng ta chưa nhận thức hết, chưa quán thân bất tịnh triệt để mà thôi.

Quán bất tịnh sau khi chết

Quán bất tịnh sau khi chết

 

Như trên chúng tôi đã có nói đến. Đời sống con người chỉ là cõi tạm. Có người sống vài chục năm. Có người sống thọ cũng chỉ hơn 100 năm. Nhưng sống càng lâu, người càng về già thì cơ thể càng yếu, nảy sinh bệnh tật, các bộ phận cơ thể lại không được trong sạch.

Trong đạo Phật có dạy rằng, cơ thể con người được hợp thành từ đất, nước, gió và lửa. Đến khi chết, con người sẽ trả lại bốn yếu tố này. Cụ thể, con người sẽ trút hơi thở, trả hơi thở về với gió, trả sức ấm sinh khí về cho lửa, trả chất lỏng trong người về với nước, và trả thịt xương về lại với đất.

Từ người giàu đến người nghèo, từ kẻ sang đến kẻ thấp, từ người già đến người trẻ. Ai ai rồi cũng sẽ đến lúc trải qua giai đoạn cuối đời này.

Từ 5 giai đoạn quán thân bất tịnh kể từ khi sinh ra cho đến khi mất đi. Chúng ta có thể thấy rõ, bản chất thân thể này là sự nhơ nhớp, là không trong sạch. Không nên vì quá luyến ái mà tham sống sợ chết, chọn cách sống hèn. Cũng không phải là chúng ta tự cảm thấy dơ bẩn chính mình, nảy sinh ra tâm lý chán đời, muốn buông bỏ cuộc sống, buông bỏ thân xác hình hài này. Phật giáo dạy rằng, tự mình tước đoạt quyền sống của chính mình là một tội tày đình mà trời đất không thể dung tha.

Triết lý quán thân bất tịnh giúp kẻ tu hành không luyến vào ái tình mà sống buông thả. Không để tâm tư ham tà dục mà làm nảy sinh quán bào thai bất tịnh. Đối với Phật tử tu tại gia thì chỉ cần giữ vững đạo vợ chồng chung thủy với nhau, biết cách tiết chế trong quan hệ sinh hoạt tình dục. Cùng nhau học đạo, hiểu đạo. Kết hôn với nhau không chỉ đơn thuần vì mục đích quan hệ tình dục, càng không phải chỉ vì sinh con đẻ cái, kiếm người nối dòng nối giống. Mà kết hôn với nhau cần xuất phát từ tình yêu thương, trân trọng, đồng cảm, sẻ chia và thấu hiểu đối phương mới có thể gắn kết đi cùng nhau đến trọn cuộc đời.

Quán thần thức bất tịnh

Thần thức chính là phần tinh thần của con người. Tinh thần của con người có vui vẻ, phấn chấn, lạc quan thì mới đem đến nhiều phúc lộc cho chính mình ở hiện tại và mai sau.

Khi quán thần thức, chúng ta cần phải nhìn thấu cả 5 giai đoạn quán thân bất tịnh nêu trên để đừng đánh tráo khái niệm trân trọng cuộc sống với đam mê, luyến ái thân xác thực tại.

Trên đây là một số chia sẻ về triết lý quán thân bất tịnh trong đạo Phật. Nếu bạn là Phật tử hoặc những ai vừa mới bước vào con đường tu tập sẽ thấy bài viết này là hữu ích và dễ hiểu. Học đạo, không phải là chuyện ngày một ngày hai. Không cần ngày hôm nay nói là nhớ, nhưng bạn có thể chọn cách hiểu từng chút một, giác ngộ dần dần, thì mới thấm nhuần được những tư tưởng mà giáo lý nhà Phật muốn hướng đến.

5/5 - (2 bình chọn)
0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời