Bài viết

Nên trồng cây bồ đề trước nhà

Có nên trồng cây bồ đề trước nhà

Bồ đề là loại cây cổ thụ được trồng rất nhiều ở đình làng, chùa chiền…nhưng ta có nên trồng cây bồ đề trước nhà hay không thì còn rất nhiều người chưa biết. Vậy hãy cùng nhà thờ họ tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa và các vị trí thích hợp để trồng cây bồ đề dưới đây.

Cây bồ đề có đặc điểm gì?

Cây bồ đề có đặc điểm gì?

 

Cây bồ đề hay cây Đề có tên khoa học là Ficus religiosa hoặc Ficus rumphii, tên tiếng anh là Mock Bodhi trees. Đây là loại cây thân gỗ có vỏ màu vàng nhạt thuộc họ dâu tằm. Với những sống cây lâu năm chiều cao có thể lên đến trên 15m và thân có đường kính khoảng 2m, xù xì, không tròn đều. Lá cây có hình tam giác và màu xanh thẫm đẹp mắt. Cành mọc sum suê, tán rộng xòe ra xung quanh tạo bóng mát, rễ cây rủ xuống mang đến cảm giác thân thuộc, mộc mạc.

✅✅✅ Xem thêm: Nên trồng cây gì quanh nhà thờ họ

Ý nghĩa của cây bồ đề

Ý nghĩa của cây bồ đề

 

Hoa bồ đề bắt đầu nở vào cuối tháng 1 và kéo dài đến tầm đầu tháng 5. Hoa đơn tính có màu đỏ và kích thước khá nhỏ, mọc sát vào thân cây tạo thành từng cụm nhìn như không có cuống. Tầm tháng 5 – tháng 6 khi hoa tàn là lúc mà mùa quả bắt đầu. Quả tròn dẹp, khi non có màu xanh lục khi chín sẽ chuyển sang màu tím đậm và thường thì quả bồ đề sẽ chín vào mùa đông. Ngoài ra hoa nó có thể dùng làm thuốc chữa sốt, ra mồ hôi trộm rất hiệu quả.

Bồ đề là loại cây có đặc tính rất dễ trồng. Bạn có thể trồng cây bằng cách giâm cành, chiết hay nhân giống từ hạt. Đây là loại cây ưa sáng nên thích hợp trồng ở những nơi có ánh sáng tốt. Cây phát triển tốt khi được trồng trên đất mùn có nhiều dinh dưỡng và thoát nước tốt. Đối với những cây bồ đề nhỏ có thể làm cây bonsai làm cảnh rất đẹp, dễ uốn nắn và cắt tỉa.

Cây bồ đề có 2 loại phổ biến là Bồ Đề trắng và Bồ Đề đỏ. Bồ đề đỏ khi lên búp non sẽ có màu đỏ nổi bật thu hút. Dù là loại nào thì chúng cũng có sức sống khá bền bỉ, tuổi thọ cao vô cùng.

Loại cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và tây nam Trung Quốc. Sau này du nhập vào Việt Nam thì được trồng chủ yếu ở các tỉnh như Cao Bằng, Tuyên Quang, Lai Châu, Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái,… Ngoài ra, cây còn được trồng nhiều ở đình làng, chùa, miếu….

✅✅✅ Xem thêm: Cách làm lễ chặt cây như thế nào

Ý nghĩa của cây bồ đề

Ý nghĩa của cây bồ đề

 

Theo quan điểm nhà Phật thì cây bồ đề còn được gọi với cái tên là cây giác ngộ – một loại cây rất linh thiêng biểu tượng cho sự may mắn. Bởi Đức Phật khi ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề đã từng bước ngộ ra được những giáo lý của Phật. Điều này cũng được viết trong các điển tích của Phật nên loại cây này được trồng ở nhiều nơi và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Thứ nhất, nói về việc trồng cây bồ đề trước nhà ta không thể phủ định ý nghĩa trang trí của nó mang lại cho cảnh quan xung quanh. Với đặc tính thân cây mềm, có bộ rễ rủ rất đẹp, nên bạn có thể dễ uốn nắn tạo thế dễ tạo thế cho cây bồ đề , tạo thành cây cảnh đẹp, những cây chậu cây bonsai dành cho không gian nhà có diện tích nhỏ, giúp không gian ngôi nhà trở lên sinh động và tươi mới hơn.

Trồng cây bồ đề trước nhà còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt. Bởi đây là loại cây tượng trưng cho cách sống ngay thẳng, sự giác ngộ, may mắn và tốt lành. Nên khi trồng chúng trong khuôn viên nhà, các thành viên trong gia đình sẽ có công việc thuận lợi, cuộc sống bình an và lối sống trong sáng, lành mạnh . Đặc biệt chúng còn có tác dụng giúp trừ tà, tẩy uế rất tốt giúp không gian sống được trong lành hơn.

Về ý nghĩa sức khỏe: Bồ đề là một loại dược liệu quý chữa được rất nhiều loại bệnh và dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Theo một số tài liệu cổ xưa, nhựa cây bồ đề có tác dụng hành khí, an thần, khai khiếu, trừ tà khí, hoạt huyết và làm se miệng vết thương rất tốt. Do đó, nó được dùng trong điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính, hôn mê, thổ tả,  đau bụng…

Ý nghĩa về mặt kinh tế: Gỗ cây bồ đề chất lượng rất tốt, thớ gỗ mềm mịn đều, ít bị cong vênh, độ bền cao, bạn có thể trồng cây để lấy gỗ sản xuất đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ và các loại đồ gỗ gia dụng khác… Cùng với đó, gỗ bồ đề còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy, tăm,… Với những đặc điểm và ý nghĩa của cây bồ đề là một lựa chọn hợp lý với gia chủ nào muốn trồng cây lấy bóng mát, hoặc làm cảnh…

Có nên trồng cây bồ đề trước nhà không

Có nên trồng cây bồ đề trước nhà không

 

Có nên trồng cây bồ đề trước nhà không là câu hỏi rất nhiều gia chủ quan tâm. Nhà thờ họ xin trả lời như sau: Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì cây bồ đề có rất nhiều ý nghĩa cả về mặt phong thủy, tâm linh, kinh tế, sức khỏe, trang trí và lấy bóng mát. Tuy nhiên nó có sức sống rất mãnh liệt, tán cây to và rộng, do đó nếu bạn trồng trên chậu tỉa tót thường xuyên để làm cảnh thì rất tốt. Nhưng nếu không gian sân phía trước nhà bạn chật hẹp mà muốn trồng lấy bóng mát thì bạn cần cân nhắc.

Nên trồng Bồ Đề ở vị trí nào trước nhà?

Nên trồng Bồ Đề ở vị trí nào trước nhà?

 

Vị trí trồng cây bồ đề để nó  luôn sinh trưởng và phát triển tốt là nơi có nhiều ánh sáng và độ ẩm cao. Không nên trồng cây ở giữa lối đi lại, ngay trước cửa nhà, đối diện cửa chính. Vì đây là khu vực lưu thông các nguồn khí, nếu ta trồng cây ở đây sẽ gây cản trở, vô tình tạo ra sự xung khắc giữa các luồng khí đem đến những trắc trở, vận hạn xấu cho chủ nhân và các thành viên sống trong nhà.

Nếu bạn muốn trồng cây cho nó mọc tự nhiên thì cần tránh trồng sát các công trình xây dựng hoặc sát tường. Vì khi cây lớn, rễ cây phát triển sẽ làm hỏng công trình, cũng như cây sẽ bị thiếu dinh dưỡng, cằn cỗi do không có đất ăn. Hoặc cành cây lá cây um tùm sẽ làm vướng và giảm tầm nhìn của gia chủ.

Cách trồng cây bồ đề

Cách trồng cây bồ đề

 

Cây bồ đề ưa sáng, chịu rét tương đối tốt nhưng lại không chịu được nhiệt độ cao và khô hạn. Nhiệt độ thích hợp trồng cây từ 15 – 35 độ C. Có rất nhiều cách để bạn trồng cây như:

Gieo hạt thẳng:

Nếu bạn lựa chọn cách trồng gieo hạt thì cần chọn hạt thật cẩn thận. Hạt bồ đề được chọn cần mẩy, tròn đều. Hạt được lấy từ quả của cây đạt 5 tuổi trở lên. Cây khỏe, không sâu bệnh, không chẻ ngọn hoặc lệnh tán.

Cuốc hố hình tam giác với kích thước 20x20x30cm. Sau khi cuốc hố cần gieo ngay. Mỗi hố đặt 5-6 hạt, mỗi hạt cách nhau tầm 5cm, rồi lấp đất phủ lên dày khoảng 2cm.

Thời vụ gieo hạt tốt nhất là từ tháng 10 đến tháng 12 dương lịch,không gieo hạt quá muộn tới tháng 2 năm sau.

Trồng cây đã được ươm trong bầu đất

Thời vụ trồng cây vào tháng 1, 2, 3. Ta đào hố với kích thước 30x30x30cm, rồi xé vỏ bầu và đặt cây vào hố rồi phủ đất lên bộ rễ để lộ phần thân và ngọn.

Trồng cây bằng thân cụt

Cây thân cụt lấy từ cây gieo ươm đảm bảo tiêu chuẩn, cao 1,2 đễn 1,5m, đường kính gốc 1-2cm và tuổi cây từi 10 đến 12 tháng . Cắt bỏ thân chừa lại một đoạn dài 3-5cm (tính từ cổ rễ).

Đào hố sâu 30cm, rộng 35-40cm. Khi trồng để rễ thẳng, không bị cong, lấp đất kín cổ rễ nhưng chừa lại một phần thân trên mặt đất từ 2-3cm. Sau 7-10 ngày cây sẽ đâm chồi mới.

Cách chăm sóc cây bồ đề

Cách chăm sóc cây bồ đề

 

Cây phát triển mạnh mẽ trên nền đất tơi xốp, ẩm, nhiều dinh dưỡng, nhất đất ruộng. Rễ cây khi phát triển sẽ cắm sâu vào lòng đất để tự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.

Khi cây non cần che chắn cẩn thận tránh tác động của môi trường làm đổ gãy, và tưới nước thường xuyên để cây không bị héo, nhưng khi cây trưởng thành thì không cần tưới quá nhiều, nước mưa hàng năm cũng đủ để cây sống, Nếu thời tiết nóng dài thì bạn hãy tưới nước cho cây để bổ sung lượng nước cần thiết cho cây phát triển.

Với những thông tin trên của chúng tôi chắc hẳn quý đọc giả cũng đã tìm được đáp án cho câu hỏi có nên trồng cây bồ đề trước nhà không cho riêng mình. Việc quyết định chọn cây bồ đề tự nhiên hay bonsai cũng tùy thuộc vào diện tích ngôi nhà của bạn. Hy vọng bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp bạn chọn được loại cây trồng trước nhà ưng ý nhất.