Bài viết

giỗ tổ hùng vương

Những bài Văn tế giỗ tổ Hùng Vương đơn giản

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội toàn dân ghi nhớ công lao của các vị vua Hùng khai thiên lập địa. Vậy các hoạt động diễn ra trong ngày này và văn tế giỗ tổ Hùng Vương như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung dưới đây của nhà thờ họ.

Tìm hiểu nguồn gốc của ngày giỗ tổ Hùng Vương

Tìm hiểu nguồn gốc của ngày <b>giỗ tổ Hùng Vương </b>

 

Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi với cái tên gọi khác là Quốc giỗ hoặc Lễ hội Đền Hùng. Đây là ngày lễ truyền thống của người Việt nhằm tưởng nhớ đến công lao dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng, cũng như bày tỏ lòng biết ơn với Thủy Tổ của người Việt tức Lạc Long Quân và Âu Cơ thân sinh ra các vua Hùng.

Theo Ngọc phả Hùng Vương ghi chép trong thời Hồng Đức Hậu Lê thì từ thời nhà Đinh, nhà Lý nhà Tiền Lê, nhà Trần rồi đến Hậu Lê đều hương khói trong ngôi đền này. Không chỉ các bậc vua chúa, quan binh mới lễ ở đây, mà nhân dân toàn quốc đều có thể lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa.

Vào thời Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông (1601) chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ tổ Hùng Vương . Nhưng đến thời nhà Nguyễn ( năm Khải Định thứ 2) thì chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ tổ Hùng Vương để nhắc nhở mọi người tưởng nhớ về tổ tiên và các vị Vua Hùng khai thiên lập địa. Ngày 6/12/2012, UNESCO công nhận: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

✅✅✅ Xem thêm: Văn khấn gia tiên ngày giỗ cát kỵ

Ý nghĩa của giỗ tổ Hùng Vương

giỗ tổ Hùng Vương là ngày lên ngôi của vị vua đầu tiên, bắt đầu lịch sử của một quốc gia. Vào ngày này, tất cả con cháu Việt Nam trở về đất tổ nhằm ghi nhớ công ơn dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng, cũng như thể hiện niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là ngày để chúng ta ôn lại quá trình lịch sử hào hùng của đất nước, khẳng định sức mạnh giống nòi và sức trường tồn mãnh liệt của nền văn hóa dân tộc. Không chỉ vậy, đây còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, quảng bá Di sản vô giá tồn tại hàng nghìn năm của Việt Nam ra bên ngoài thế giới.

Để lưu truyền mãi đến thế hệ con cháu, truyền thuyết Hùng Vương đã được đưa vào chương trình giảng dạy để giáo dục học sinh bậc tiểu học

Ngày giỗ tổ Hùng Vương có được nghỉ không

“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3” là câu ca dao đã in sâu vào trong lòng người dân Việt Nam ta từ bao đời nay. Ngày này được tính là ngày quốc lễ của dân tộc.

Vậy bạn có biết giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ mấy ngày không? Dựa trên luật pháp được ban bố hiện hành, học sinh, sinh viên, người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày vào 10/3 âm lịch để tham gia, tổ chức các hoạt động tế lễ hướng về cội nguồn dân tộc.

Trong trường hợp trùng vào các ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật, lịch nghỉ bù sẽ được quyết định bởi các doanh nghiệp, trường học.

✅✅✅ Xem thêm: Ngày Lễ Phật Đản là gì?

Các hoạt động thường niên diễn ra trong ngày giỗ tổ

Vào dịp lễ Giổ tổ thường diễn ra các hoạt động kỷ niệm mang đậm bản sắc quốc gia. Những hoạt động này được xem như một nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Việt ta.

Phần lễ

Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm với ngày chính hội là lễ rước kiệu và lễ dâng hương cụ thể:

Các hoạt động thường niên diễn ra trong ngày giỗ tổ

 

Lễ rước kiệu vua: Trong lễ rước kiệu có rất nhiều màu sắc, cờ, hoa, lọng, kiệu, đoàn người mặc trang phục truyền thống rực rỡ với ý nghĩa mang lại những điều may mắn. Đoàn xuất phát từ dưới chân núi đi lên lần lượt các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương chính .Lễ rước kiệu được sắp xếp theo một trình tự nhất định với đội múa sư tử đi đầu, kế tiếp là đoàn rước quốc kỳ, cờ hội và đoàn người đánh trống khua chiên, rước tàn lọng; cuối cùng là đội kiệu. Chủ tế, quan viên, các vị bô lão cùng nhân dân địa phương đi theo sau.

Dâng hương là phần nghi lễ chính

 

Lễ dâng hương: Dâng hương là phần nghi lễ chính quan trọng nhất trong ngày giỗ. Người hành hương tới đền Hùng mỗi người đều thắp vài nén nhang khi tới đất Tổ để nhờ làn khói hương nói hộ những tâm niệm của mình với tổ tiên.

Phần hội

thi hát xoan

 

Về phần hội, có nhiều trò chơi dân gian đầy ý nghĩa được tổ chức như: Thi hát xoan (tức hát ghẹo hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ); thi đấu vật, kéo co, đá gà, gói bánh chưng, đánh cờ, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc – nơi các vua Hùng luyện thủy binh. Hay những hội trại văn hóa, gian hàng trưng bày quảng bá và giới thiệu sản phẩm của các tỉnh. Tất cả các hoạt động trên đều được người dân hưởng ứng nhiệt tình trong không khí, hào hùng, tưng bừng, nhộn nhịp của ngày Giỗ tổ.

Thi gói bánh chưng tại lễ hội đền Hùng

 

Thi gói bánh chưng tại lễ hội đền Hùng

 

✅✅✅ Xem thêm: Những việc nên làm vào ngày lễ Vu Lan

Sắm lễ cúng giỗ tổ Hùng Vương

Giỗ tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ lớn được người Việt quan tâm sau dịp Tết Nguyên Đán. Trong ngày này, rất nhiều các hoạt động văn hóa tâm linh được tổ chức không chỉ ở đất tổ Phú Thọ mà còn trên khắp cả nước. Tại các gia đình, nhiều người cũng chuẩn bị mâm lễ cúng rất tươm tất để tưởng nhớ công lao của các vua Hùng.

Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009 của Bộ Văn Hóa có hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng có Lễ phẩm sau:

  • Bánh dày và bánh chưng mỗi loại 18 chiếc dâng lên 18 đời Vua Hùng
  • Trầu, cau, hương, hoa, nước, rượu và ngũ quả.

Bánh dày hình tròn tượng trưng cho Trời, thường là bánh không có nhân. Bánh chưng có nhân mặn hình vuông tượng trưng cho Đất.

Bên cạnh hướng dẫn trên thì lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng Vương ở hầu hết các địa phương gần như giống nhau có: xôi, oản, rượu, hương, hoa quả, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc (phải là gà trống thiến), thịt lợn (lợn đen).

Tại Đền Thượng còn lưu giữ tấm bia đá thời phong kiến “Điển lệ miếu thờ Hùng Vương” có quy định: Lễ phẩm dùng cho ngày Giỗ Tổ của dân tộc gồm: bò, lợn, dê, xôi.

Còn tại các gia đình, khi cúng Giỗ vua Hùng cũng không thể thiếu những lễ vật cơ bản sau:

  • Bánh chưng và bánh giầy.
  • Hương hoa, trầu, cau, rượu, nước, và mâm ngũ quả.
  • Mâm cỗ (có thể cỗ chay hoặc cỗ mặn tùy theo điều kiện và tín ngưỡng của từng gia đình).

Sau khi bày biện lễ cúng xong, chúng ta tiến hành đọc văn tế giỗ tổ ở dưới đây:

✅✅✅ Xem thêm: Những lưu ý khi đi lễ phủ Hồ Tây

Văn tế giỗ tổ Hùng Vương

Việt Nam, ngày 10 tháng 3 năm 4897 Việt lịch. Tế chủ thành tâm chắp tay cúi đầu đảnh lễ dâng hương, kính cáo cùng:

Tiên Linh Thủy tổ Việt tộc Kinh Dương vương Lộc Tục

Tiên Linh Việt tổ phụ Lạc Long Quân Sùng Lãm

Tiên Linh Việt tổ mẫu Âu Cơ

Tiên Linh 18 đại Hùng Vương

Tiên Linh tiên vương các triều đại

Tiên Linh các Anh hùng Liệt nữ

Tiên Linh trăm họ Âu Lạc Việt

Cáo rằng:

Nước có nguồn, cây có cội

Chim có tổ, người có tông

Bảo tồn bản sắc cội nguồn để làm người không vong bản

Ghi nhớ công nghiệp tiên tổ cho con cháu biết giống dòng

Nhớ chư tổ linh xưa,

Lĩnh Nam một dải hoang vu, công khai phá mồ hôi tràn Đông Hải

Âu Lạc hai dòng hợp nhất, giữ giống nòi máu đỏ đẫm Hoa Nam

Tiếng BỐ ƠI rươm rướm lệ dân Hùng

Lời LY ƯỚC nỉ non đàn chim Việt

Nào bảo bọc dân ương

Nào chăm lo dân hạnh

Chống giặc tự thiếu niên, tài Thánh Gióng vang danh Phù Đổng

Ngăn sông bằng đức tịnh, hạnh Sơn Tinh rạng rỡ Tản Viên

Lo nông tang như An Tiêm, hoang đảo thành đồng dưa trù phú

Tình bao la như Đồng Tử, thành trì hóa dạ trạch phiêu diêu

Gương hiếu đạo mộc mạc Lang Liêu

Tình sắc son thủy chung Cao thị

Trống đồng dội vạn thù khiếp vía

Đàn đá reo muôn dân ca xang

Hai nghìn sáu trăm năm dư là bản hùng ca thần công Bắc địch

Mười tám triều đại nguyên sơ là nôi văn minh thánh tích Nam di

Than ôi,

Một phút sa cơ, ngàn năm quốc hận

May nhờ,

Thiên đức Việt tổ, triệu dân đồng lòng

Chống giặc Bắc, núi sông là hầm chông hào lũy

Hóa dân Nam, chương đạo thay kiếm kích binh đao

Qua gian khó dập dồn, nước non lại đến kỳ thái bình độc lập

Bao chiến công vang dội, con cháu giữ tròn dải gấm vóc non sông

Tuy 54 dân tộc anh em đoàn kết một lòng

Nhưng năm ngàn năm văn hiến chưa xứng đền ơn nghĩa cả

Kính lạy chư linh, chúng con nay:

Mượn nhang đèn thể hiện lòng thành

Dâng bánh trái hàm ơn tiên tổ

Nguyện rằng:

Xem núi sông là máu thịt, quyết bảo toàn từng tấc đất, không phụ chí tổ vương

Tiếp văn hóa từ muôn phương, gắng thu nhập từng phát minh, dựng văn minh Việt tộc

Cố sao cho: Trống trường mãi rền vang, cáo thế giới “Việt sư hưng Việt quốc”

Chiêng quốc lễ ngân dài, nhắc nhân tâm “Nam đế trị Nam bang”

Thắp trăm nén nhang

Lòng thành đảnh lễ

Linh thiêng chư tổ

Chứng giám lòng thành

Nhất tâm hồi hướng Việt tổ thánh linh đăng đàn thụ lễ

phiêu thạch ba

Cẩn bút

Văn khấn giỗ tổ Hùng Vương tại đền

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

Con kính lạy các Vua Hùng linh thiêng, gây dựng nên đất Tổ.

Hương tử con là………………………………………………..Tuổi………….

Ngụ tại……………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm………………..(Âm lịch) Nhân ngày giỗ Tổ

Hương tử con đến nơi……………Đền thờ Vua Hùng thành tâm kính nghĩ: Vua Hùng và các bậc tổ tiên đã có công dựng nước, tạo nên giang sơn đất nước mấy nghìn năm, luôn ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong cho các Vị Vua Hùng luôn giữ mai uy nghiêm và linh thương để bảo vệ nước, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

 

✅✅✅ Xem thêm: Cách sắm lễ đi chùa

Bài khấn giỗ tổ Hùng Vương tại nhà

Nhiều gia đình ở xa Phú Thọ, không có điều kiện đến lễ hội đền Hùng thì có thể làm lễ tại nhà với tấm lòng hướng về nguồn cội và tri ân công lao của các Vua Hùng. Khi làm lễ, gia chủ nên tham khảo bài văn khấn giỗ tổ Hùng Vương tại nhà dưới đây:

Nam mô a di đà Phật! (3 lần )

Kính lạy chín phương trời đất, Mười phương chư Phật, Thánh hiền. Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.

Con tên là… địa chỉ… Nhân ngày Giỗ tổ con xin gửi đến đáng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.

Kính xin độ trì phù hộ. Mọi chuyện tốt lành bình an.

Bách bệnh giảm trừ tiêu tan. Điều lành mang đến vẹn toàn.

Điều dữ mang đi, yên ổn. Đi đến nơi, về đến chốn, Tai qua nạn khỏi tháng ngày.

Cầu được ước thấy, gặp may, Mọi điều hanh thông, thuận lợi.

Con cái học hành tấn tới. Ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha.

Thi đỗ lớp gần, trường xa. Mát mặt gia đình làng nước.

Tình duyên gặp người kiếp trước, ý trung nhân xứng muôn phần. Tình xa duyên thắm như gần, Suốt đời yêu thương nhất mực.

Đi làm thăng quan tiến chức. Buôn bán một vốn bốn lời. Hạnh phúc thanh thản một đời, nam mô a di đà Phật!

Kính lạy cao xanh trời đất. Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh trần cõi người hiền, muôn đời độ trì phù hộ!

Nam mô a di đà Phật! (cúi lạy 3 cái)

 

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn phật Quan Âm tại nhà

Trên đây là văn tế giỗ tổ Hùng Vương và các thông tin có liên quan. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của nhà thờ họ. Nếu quý chủ đầu tư cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc tâm linh như lăng mộ, đình chùa … quý chủ đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.