Bài viết

thiết kế phòng thờ nhà ống

Thiết kế phòng thờ nhà ống

Mỗi nhà của một người Việt ta đều sẽ có bàn thờ trong nhà dùng để thờ kính những người đã khuất hay trang trọng hơn là thờ thêm thần linh nếu gia đình đó theo tôn giáo. vì thế bàn thờ trong nhà đã trở thành một văn hóa không thể thiếu trong con người Việt Nam ta. Dưới đây bài viết của thietkenhathoho.com sẽ giúp bạn lựa chọn thiết kế phòng thờ phù hợp với nhà ống.

Đặc điểm của phòng thờ nhà ống

Phòng thờ nhà ống thường sẽ đặt ở vị trí cao nhất trong nhà. Bởi phòng thờ là nơi linh thiên nên chọn những nơi yên tĩnh, thanh tịnh thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với bậc ông cha, tổ tiên ta. Tuy nhiên phòng thờ sẽ có nhiều đặc điểm khác biệt hơn những căn phòng chức năng khác.

Những lưu ý khi bố trí phòng thờ

Những lưu ý khi bố trí phòng thờ

 

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn tránh phạm phong thủy khi thiết kế phòng thờ trong nhà.

Không nên bố trí bàn thờ gần phòng vệ sinh và bếp

Trong phong thủy rất kỵ phòng thờ đặt ở gần nhà vệ sinh và bếp bởi vì nhà bếp và nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nhất trong nhà. Nếu đặt phòng thờ ở gần các vị trí này sẽ dễ lên nấm mốc, không khí trong phòng dễ bị ẩm và lên mùi. Bên cạnh đó, luồng sinh khí sẽ bị ảnh hưởng xấu do phạm phong thủy khiến cho tiền bạc trong nhà thất thoát. Phòng thờ là nơi thiêng liêng dùng để tưởng nhớ những người đã khuất nên việc lựa chọn vị trí là điều vô cùng quan trọng trong thiết kế nhà ống.

 

Bàn thờ trong phong thủy được xem là tài lộc của gia đình, đặt bàn thờ ở đâu trong nhà luôn là mối bận tâm của nhiều chủ doanh nghiệp lớn, nhỏ vì nếu lỡ phạm phong thủy thì công việc làm ăn khó suôn sẻ, tiền bạc hao tổn đáng kể.

Bàn thờ không được bố trí ngược với hướng nhà

Một lỗi phong thủy dễ mắc phải nhưng không phải ai cũng biết lại là điều đại kỵ nhất trong phong thủy là đặt bàn thờ ngược hướng nhà. Đặt bàn thờ ngược hướng nhà tự nhiên trong gia đình luôn có sự xung khắc, vợ chồng không hòa hợp, con cái trong nhà không hiếu thuận, gia đình thường gặp chuyện xui xẻo. Nặng hơn nếu đặt bàn thờ ngược hướng nhà nhiều thì khó tránh bị tuyệt từ đời sau ảnh hưởng đến thế hệ con cháu sau này.

Bàn thờ nhà ống không được đặt dưới xà ngang

Một số nhà thiết kế nhà tiết kiệm nên thường để lộ xà ngang hoặc ngôi nhà mang phong cách đơn giản nên muốn để lộ kết cấu nhà ra bên ngoài. Tuy thế, bàn thờ cũng không nên đặt dưới xà ngang vì điều này thể hiện sự bất kính đến tổ tiên ảnh hưởng đến sinh khí trong nhà.

Bố trí bàn thờ dưới xà ngang là vị trí xấu tự khắc nhiều vận xui, tai vạ ập đến gia đình. Nếu lâu ngày mà gia chủ không dời bàn thờ đi vị trí khác thì sát khí ngày một nặng gây thêm nhiều điều xui xẻo đến gia đình khó mà có cuộc sống an yên.

Bàn thờ xung với cửa ảnh hưởng tới sức khỏe cả gia đình

Bàn thờ xung với cửa ảnh hưởng tới sức khỏe cả gia đình

 

Nhiều nhà thường đặt bàn thờ đối diện với cửa chính ra vào nhà và hướng ra ngoài mặt đường điều này không tốt vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình tự nhiên bị đau ốm triền miên mà không rõ lý do.

Bàn thờ nên đặt nơi yên tĩnh, không gian linh thiêng, không đối diện cửa chính hay cửa phòng hay lối đi qua lại hành lang nhà. Nếu trong trường hợp nhà gia chủ diện tích quá nhỏ thì dùng tấm bình phong để tạo không gian yên tĩnh cho tổ tiên ta.

Phòng thờ nhà ống không được để đồ phía dưới bàn thờ

Bàn thờ là nơi thiêng liêng vừa phải là không gian thanh tịnh lại phải có tầm nhìn tốt không bị bất kì vật gì hạn chế tầm nhìn phía trước ví dụ như tủ, vật trang trí,…che chắn tầm nhìn của bàn thờ làm cho không gian bàn thờ bị tù túng, bí bách. Bên cạnh đó, bàn thờ bị nhiều vật xung quanh chắn lại chính là phạm tội bất kính với tổ tiên, khiến cho gia đình gặp nhiều xui xẻo.

Không đặt bàn thờ trong phòng ngủ

Đặt bàn thờ trong phòng ngủ là điều cấm kỵ trong phong thủy ý nghĩa là đem điều xấu đến nhà, mọi ta vạ tự rước vào thân. Không gian phòng ngủ là nơi để nghỉ ngơi và hồi phục nguồn năng lượng trong người để bắt đầu một ngày mới tốt đẹp hơn. 

Nếu đặt bàn thờ trong phòng ngủ sẽ khiến tâm trạng gia chủ thêm lo lắng, mất ngủ thường xuyên hơn bởi vì luôn có cảm giác ai luôn canh chừng, dòm ngó đến mình. Vì thế mà ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt bình thường của cả hai vợ chồng.

Không nên đặt bàn thờ ngay cửa ra vào

Không nên đặt bàn thờ ngay cửa ra vào

 

Nhiều người quan niệm đặt bàn thờ ngay cửa ra vào trong nhà để tiện việc cúng kiến, lau chùi bàn thờ thường xuyên nhưng quên rằng bàn thờ là nơi linh thiêng nên đặt ở chỗ yên tĩnh, ít dòng người luân chuyển trong nhà gây khó chịu cho bậc tổ tiên mình. Chính vì vậy, bàn thờ nên đặt ở chỗ yên tĩnh và cao nhất trong  nhà ống để dòng sinh khí vượng hoạt động tốt từ đó ông bà sẽ phù hộ cho gia đình thêm nhiều phúc đức, làm ăn may mắn.

Bài vị ở trên bàn thờ không được đặt sát tường

Không chỉ nên tìm hiểu bàn thờ đặt đâu trong nhà cho đúng mà việc đặt bài vị như thế nào cũng là một việc hết sức quan trọng giúp cho gia đình suôn sẻ, ít gặp tai họa. Bài vị không nên đặt sát tường vì khi đặt bài vị sai chỗ sẽ dễ gặp nhiều vấn đề, trục trặc trong cuộc sống.

Tốt nhất, gia chủ nên đặt bài vị có một khoảng cách nhỏ so với tường nhà. Nếu bài vị đặt quá sát sẽ gây ảnh hưởng xấu đến vận hạn, sự nghiệp sau này của gia chủ, vì thế mà dù không gian trong nhà quá nhỏ thì cũng nên tuân thủ luật phong thủy trên.

Bên trái bàn thờ nhà ống không được bừa bộn

Trong nhà, dù là bất kỳ chỗ nào cũng không nên để bừa bộn phòng thờ là nơi linh thiêng nên lại phải là nơi được giữ gìn sạch sẽ nhất để thể hiện lòng thành kính, tôn trọng tổ tiên trong nhà. Nếu không tự khắc mọi ô uế, xui xẻo sẽ ùa kéo đến nhà gia chủ. Do đó, dù bận rộn đến đâu thì gia chủ nên giữ gìn phòng thờ luôn trong trạng thái sạch sẽ, khang trang nhất.\

Màu sắc và ánh sáng khi bố trí phòng thờ trong nhà ống

Màu sắc và ánh sáng khi bố trí phòng thờ trong nhà ống

 

Nhà kiến trúc sư khi bắt đầu thiết kế nên cân nhắc hai yếu tố quan trọng nhất sau hướng bàn thờ là màu sắc và ánh sáng trong phòng. Phòng thờ nên chọn màu sơn đồng bộ với nội thất trong phòng để mang đến cái nhìn hài hòa, cả tổng thể về màu sắc, ánh sáng nhằm tôn nên vẻ đẹp trang nghiêm tại nơi này.

Gia chủ nên chọn những màu sắc mang sự trầm tĩnh, trang trọng như vàng, nâu, vàng kem,… Thể hiện bề thế, sự quan trọng của căn phòng này đối với gia chủ. Màu vàng trầm thể hiện sự trang trọng kèm theo sự ấm cúng đay là màu sắc thích hợp nhất khi thiết kế phòng thờ trong nhà ống. Lưu ý, phòng thờ nên chọn ánh sáng vàng hoặc trắng ngả vàng tránh chọn màu trắng sáng vì sẽ mang lại cảm giác heo hút, lạnh lẽo.

Ánh sáng và cách sắp xếp bàn thờ trong nhà ống

Bố trí phòng thờ trong phòng khách thường là dành cho các ngôi nhà có thiết kế diện tích nhỏ. Nếu trong nhà ống không đủ phòng để làm phòng thờ thì mới bất đắc dĩ thiết kế bàn thờ ở phòng khách. 

Khi thiết kế bàn thờ ở phòng khách nên chọn bàn thờ có kích thước vừa phải phù hợp với không gian phòng khách. Khi làm phòng thờ ở phòng khách nên chú trọng chọn mẫu bàn thờ có thiết kế đơn giản đề đồng bộ với nội thất trong phòng khách mà không thiếu đi sự trang nghiêm.

Bên cạnh đó, khi lập bàn thờ không nên thiếu các vật quan trọng như lư hương, bài vị, cốc uống nước, những vật thờ cúng phong thủy khác,…tuy nhiên không nên bày trí quá cầu kỳ hay quá nhiều trên bàn thờ.

Một số mẫu thiết phòng thờ trong nhà ống

Dưới đây là một số mẫu thiết kế phòng thờ trong nhà ống ở nhiều vị trí khác nhau theo từng mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng, 3 tầng,…sẽ mô phỏng vị trí nên đặt bàn thờ:

Mẫu Phòng thờ trên tầng 4 

Mẫu Phòng thờ trên tầng 4 

 

Ngôi nhà có đến 4 tầng lầu thường sẽ xây dựng được nhiều phòng nên việc dành riêng một phòng để làm phòng thờ là điều hoàn toàn có thể. Khi làm hẳn một phòng thờ thì nên bày trí trang trọng thể hiện sự uy nghiêm, bề thế tổ lòng thành kính với các bậc bề trên mình.

Mẫu phòng thờ tầng 1 gần phòng khách

Mẫu phòng thờ tầng 1 gần phòng khách

 

Phòng thờ kết hợp với phòng khách thì nên chọn mẫu thiết kế đơn giản để phù hợp với không gian trang trọng như phòng khách, tránh chọn những họa tiết cầu kỳ bởi sẽ khó hòa hợp với những món đồ nội thất của phòng khách làm mất thẩm mỹ.

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng gần ban công

Những ngôi nhà có diện tích lớn hơn 100m2 sẽ có thiết kế nhà ống tương đối rộng rãi, nhiều chức năng phòng ốc tiện nghi. Bên cạnh đó là những chức năng tiện ích có thể kể đến như ban công, gara ô tô,…Đặc biệt là ban công tầng 2 nơi lý tưởng nhất trong nhà để đặt phòng thờ trong nhà.

mặt bằng kiến trúc tầng trệt

 

Với cách bố trí các chức năng phòng ở tầng trệt tương đối hợp lý bao gồm: 1 phòng khách, 1 phòng ngủ master, 1 phòng bếp, 1 gara ô tô, 2 nhà vệ sinh trong đó có 1 nhà vệ sinh khép kín. Nếu gia chủ cảm thấy ngôi nhà quá chật chội, ngột ngạt thì nên trang trí thêm nhiều cây cối giúp nhà tươi tắn hơn.

mặt bằng kiến trúc tầng lầu

 

Đối với tầng lầu trên thì có 2 phòng ngủ nhỏ dành cho con cái, kèm theo sẵn bên trong là nhà vệ sinh khép kín. Bên cạnh đó, ngôi nhà này trưng dụng khoảng trống bên ban công để làm phòng thờ vừa đón được ánh nắng mặt trời, vừa có không gian yên tĩnh là nơi thích hợp nhất để làm phòng thờ trong nhà.

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng ở cuối tầng 2

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng ở cuối tầng 2

 

Khác với thiết kế trên làm phòng thờ ở gần ban công nhà thì thiết kế này lại chọn làm phòng thờ ở cuối nhà theo dạng mẫu nhà ống 2 tầng với mặt tiền 5m, dài 16m. Phần ban công nhà thiết kế đơn giản dùng để đón nắng vào nhà và làm sân phơi nhỏ cho nhà. Tiếp theo là 2 phòng ngủ với 1 nhà vệ sinh bên ngoài. Ở cuối nhà được chọn làm nơi thờ cúng tổ tiên ông cha ta là nơi không gian yên tĩnh, tách biệt hoàn toàn so với những chức năng phóng khác.

Thiết kế này thích hợp với những ngôi nhà được chọn làm nhà từ đường trong dòng họ bởi vì khi đó phòng thờ sẽ được xây dựng, trang trí hoành tráng để mỗi dịp vào cuối tuần hay cuối tháng con cái sẽ tụ họp lại về nhà này để thăm ông bà và hàn huyên cùng mọi người trong gia đình. Ngoài ra, thiết kế hẳn một căn phòng biệt lập để thờ trong nhà sẽ tiện cho việc cúng kiến hay tổ chức những buổi cúng do thầy phong thủy cúng sẽ ít làm ảnh hưởng đến 

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng kết hợp với phòng khách

Nhiều thiết kế nhà chọn phòng khách là nơi kết hợp với phòng thờ bởi sự tiện lợi của nó mà nhiều người Việt Nam đang dần chọn mẫu thiết kế này nhiều hơn. Bởi đây là thiết kế tiện cho những ai họ hàng xa nhà đến thăm ông bà mình sẽ không phải leo đến tận 2 tầng để thắp nhang.

Bên cạnh đó, những dịp cúng kiến lớn nhỏ cũng sẽ thuận tiện hơn cho mọi người trong gia đình bởi không cần phải đi lại qua nhiều lần với khoảng cách quá xa giúp việc dọn dẹp, trang trí thuận tiện, dễ dàng hơn.

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng kết hợp với phòng khách

 

Như bảng vẽ thiết kế trên thì bước vào nhà chính là phòng khách là phòng thờ những ưu điểm của thiết kế này là cửa chính bước vào nhà không nhìn thẳng vào phòng thờ và những cửa khác của chức năng khác cũng không đối diện thẳng vào bàn thờ, chính nhờ thiết kế này giúp dòng sinh khí trong nhà luôn tươi mới, mang đến nhiều may mắn gia chủ.

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng ở tum

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng ở tum

 

Đối với mẫu nhà ống 2 tầng ở tum nằm ở mặt tiền có chiều rộng khoảng 4m, dài 22m với tổng diện tích 88m2 sẽ phù hợp với thiết kế tầng trệt là phòng sinh chung, phòng bếp và 1 nhà vệ sinh. Riêng với tầng tum thì sẽ có 1 phòng thờ và 1 phòng ngủ, đặc biệt phòng thờ sẽ hướng ra ngoài ban công tận hưởng ánh sáng thiên nhiên từ mặt trời..

Còn thiết kế tầng trên sẽ có 1 phòng ngủ master lớn và 1 phòng ngủ nhỏ dành cho con cái với nhà vệ sinh khép kín giúp mọi người sử dụng nhà vệ sinh một cách thoải mái nhất

Thiết kế phòng thờ nhà ống 3 tầng cuối nhà

Thiết kế phòng thờ nhà ống 3 tầng cuối nhà

 

Thông thường những ngôi nhà có thiết kế phòng thờ sau cùng nhà và đặt ở nơi cao nhất trong nhà sẽ chọn những mẫu thiết kế phòng thờ hoành tráng, uy nghiêm, trang trọng có thể luôn thần linh thì mức độ trang trọng càng cao vì đây là thể hiện sự tôn kính, lòng hiếu thuận đối với bậc bề trên ta.

Bình phong che phòng thờ

Vì sao phải sử dụng bình phong che phòng thờ

Bình phong che phòng thờ có ý nghĩa rất tốt trong phong thủy giúp hóa giải những điều đại kỵ không may phạm phải khi thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bình phong là gì, nguồn gốc,  ý nghĩa và cách lựa chọn bình phong chuẩn nhất. Vậy hãy cùng nhà thờ họ tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây.

Bình phong che phòng thờ là gì?

<b>bình phong che phòng thờ </b> là Gì?

 

Bình phong che phòng thờ được hiểu một cách đơn giản là vật phẩm dùng để che chắn gió thổi vào khu vực thờ cúng, cũng như tạo không gian riêng tư và trang trí cho phòng thờ.

Bình phong gồm nhiều tấm bảng đứng có một phần chân cố định, được kết nối với nhau bằng bản lề, có thể dễ dàng di chuyển và xếp gọn. Tùy theo diện tích sử dụng, nhu cầu riêng của khách hàng mà ta có thể tùy chỉnh số lượng bức ghép che chắn, thông thường là 4 bức, tối thiểu là 3 bức.

 

✅✅✅ Xem thêm: cốt bát hương là gì?

Nguồn gốc Của Bình Phong

Nguồn gốc Của Bình Phong 

 

Nếu bạn xem những bộ phim cổ trang của Trung Quốc, chắc hẳn không còn quá xa lạ với những bức bình phong trong tẩm cung của Hoàng Thượng, nhà của các vị quan viên…. Nhưng bạn có biết nguồn gốc của nó có từ bao giờ chưa? Nhà thờ họ sẽ bật mí cho bạn. Tấm màn che đầu tiên đã có từ thời Nhà Đông Chu năm 771-256 TCN. Nhưng nó được xuất hiện chính thức ở thời nhà Hán từ năm 206 trước Công Nguyên đến năm 220 sau Công Nguyên.

Mới đầu, sản phẩm được làm thủ công bằng gỗ tự nhiên. Về sau, người ta đã vẽ thêm tranh phong cảnh hay những câu chuyện thần thoại và cảnh sinh hoạt trong cung đình. Thậm chí họ còn cách điệu bằng cách bọc lụa ở giữa khung gỗ tạo sự mềm mại uyển chuyển, lối các khung lại với nhau bằng bản lề sau đó bạc đính đá quý lên khung mang đến sự sang trọng, độc đáo cho không gian sử dụng.

Vào thời kỳ Tân La Triều Tiên thống nhất vật dụng này được quan tâm nhiều hơn và gọi là irworobongdo (một phần quan trọng thường được đặt sau ngai vàng của vua). Cuối thời Trung Cổ bình phong còn du nhập vào châu Âu. Kể từ đó, chúng đã xuất hiện rầm rộ với 32 mảnh ghép.

Tại Việt Nam, vật dụng này thường xuất hiện ở các cung điện vua chúa, nhà quan viên hay gia đình quý tộc có vị thế trong xã hội. Đến nay, hầu hết  các hộ gia đình đều sở hữu như một tấm che trang trí không gian thờ cúng tâm linh.

✅✅✅ Xem thêm: Nguồn gốc của câu đối 

Các loại bình phong phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại bình phong có họa tiết và kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên, việc phân loại vật phẩm này thường căn cứ vào chất liệu thiết kế. Cụ thể:

Bình phong bằng gỗ

Bình phong bằng gỗ

 

Đây là mẫu bình phong được khá nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn. Bởi nó mang vẻ đẹp mộc mạc giản dị, dễ kết hợp với đồ dùng nội thất trong nhà. Khi dùng để che chắn các vị trí như bàn thờ sẽ mang đến cho không gian thờ cúng sự yên tĩnh và linh thiêng hơn.

Bình phong nhựa

Bình phong nhựa

 

Nhựa dùng để sản xuất cần là loại nhựa cao cấp, dẻo, có độ bền cao. Sản phẩm làm ra dùng để trang trí sẽ tạo nên sự ấn tượng hiện đại và độc đáo riêng.

Xem thêm: Những mẫu phòng thờ nhà ống đẹp

Bình phong bằng vải

Bình phong bằng vải

 

Loại này được sử dụng chủ yếu để che chắn ở các cơ sở y tế, cửa hàng.

Bình phong tre

Bình phong tre

 

Vật phẩm được làm bằng tre thường xuất hiện ở nhiều ở không gian quán ăn mang đậm phong cách truyền thống và hoài niệm.

Bình phong kính

Bình phong kính

 

Là sản phẩm rất được ưa chuộng trong các văn phòng, phòng tắm và phòng ngủ hiện đại.

Bình phong sắt

Bình phong sắt

 

Để đáp ứng nhu cầu trang trí của gia chủ thì các mẫu bình phong bằng sắt chính là sự lựa chọn thông minh giúp gia chủ tận dụng được tối đa diện tích để trồng hoa, mang đến vẻ đẹp độc đáo lạ mắt cho ngôi nhà.

Ngoài ta có thể sử dụng các chất liệu đá để làm bình phong ngoài trời. Mỗi chất liệu khác nhau sẽ tạo nên các sản phẩm mang đặc trưng riêng và phù hợp với các không gian và thị hiếu của từng khách hàng.

Công Dụng của Bình Phong

Để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: Vì sao cần sử dụng bình phong che phòng thờ ? Mời bạn cùng điểm qua một vài công dụng tiêu biểu của vật dụng này như sau:

–  Với sự đa dạng về màu sắc, chất liệu, hoa văn trang trí bình phong được sử dụng như một vật trang trí phòng thờ, phòng khách giúp không gian ngôi nhà trở nên đẹp và ấn tượng hơn.

–  Vật phẩm này còn được dùng để che chắn giữa các gian trong nhà như phòng khách và tủ thờ, phòng bếp và khu vực ăn uống tạo sự riêng tư cho từng không gian.

–  Sử dụng các tấm che chắn này sẽ làm ngăn cản các luồng gió xấu, tà khí vào trong nhà. Điều chỉnh hướng gió và không khí một cách hài hòa nhất.

Ý nghĩa của bình phong trong văn hóa thờ cúng

Ý nghĩa của bình phong trong văn hóa thờ cúng

 

Ngoài những công dụng kể bên trên thì bình phong còn mang những ý nghĩa vô cùng linh thiêng trong văn hóa thờ cúng của người Việt.

Đây là một vật phẩm mang ý nghĩa phong thủy rất tốt. Nó giúp che chắn gió và các luồng khí độc thổi vào nhà, hạn chế tầm nhìn của mọi người trực tiếp vào không gian thờ cúng. Nhờ đó, chúng ta có thể điều chỉnh đường đi của sinh khí, giúp ngôi nhà luôn có trường khí tốt đẹp. Và tạo được sự riêng tư, linh thiêng cần thiết cho không gian thờ cúng.

Sản phẩm này còn giúp hóa giải các vị trí xấu trong ngôi nhà bạn. Nhất là với gia đình nào không có phòng thờ riêng, các kiến trúc mở thông nhau như bàn thờ chung cư đặt tại phòng khách hay bàn thờ đặt phòng ăn thì lại càng cần sử dụng bình phong che chắn này để tránh được các đại kỵ trong thờ cúng.

✅✅✅ Xem thêm: Ý nghĩa của việc cúng ông công ông táo

Cách đặt và lựa chọn bức bình phong hợp phong thủy

Cách đặt và lựa chọn bức bình phong hợp phong thủy

 

Để bình phong phát huy tối đa công dụng thì cách đặt và lựa chọn kích thước, họa tiết là điều hết sức quan trọng.

Vị trí đặt

Vị trí đặt bình phong chuẩn sẽ giúp gia chủ vạn sự hưng thuận mang đến nhiều điều tốt lành. Do chúng dễ dàng xếp gọn và di chuyển nên có thể sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau sao cho phục vụ tốt nhu cầu của gia chủ. Những vị trí được sử dụng nhiều nhất tại các gia đình là:

  • Đặt ở vị trí khoảng không giữa phòng khách và bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật hoặc bàn thờ với của chính, khu vực nấu nướng sinh hoạt, giữa phòng khách và cửa chính, để ngăn chặn luồng khí xấu vào nhà và đảm bảo sự thanh tịnh của nơi thờ cúng tâm linh.
  • Nếu hướng xuống của cầu thang nhìn thẳng ra cửa đi ta hay đặt bình phong để ngăn cản cát khí bị phân tán
  • Đặt ở khoảng trống ngăn cách giữa phòng ngủ với khu thay đồ

✅✅✅ Xem thêm: Nên đặt ban thần tài ở đâu

Kích thước bình phong

Tùy thuộc vào không gian che chắn và trang trí mà bạn lựa chọn kích thước cho phù hợp.

Thông thường, kích thước của nó căn cứ vào kích thước của cửa giữa công trình, có thể tăng hoặc giảm sao cho đứng từ trung tâm công trình nhìn ra ngoài cảm thấy chúng vừa che kín hết cửa giữa là ổn.

Đối với bình phong che phòng thờ chiều cao khoảng 1m80 là hợp lý, không nên cao quá sẽ tạo cảm giác bí bức, chật chội cho căn phòng.

Họa tiết trang trí

Để tạo không gian trang nhã, hài hòa, gia chủ nên lưu ý đến họa tiết của sản phẩm. Nên chọn những họa tiết hợp với phong thủy, hoặc hoa văn tạo ra cát khí như: hình hoa sen, hoa cúc, chim công,  hoa hồng, Tùng – Cúc- Trúc – Mai…Không sử dụng loại hoa văn lòe loẹt hay y tế vải trắng để che bàn thờ và các nơi trong ngôi nhà.

Kinh nghiệm chọn mẫu bình phong che phòng thờ

Kinh nghiệm chọn mẫu <b>bình phong che phòng thờ </b>

 

Mách nhỏ bạn một số kinh nghiệm để lựa chọn được loại bình phong bàn thờ đẹp phù hợp nhất với mọi không gian sống.

  • Nên lựa chọn mẫu bình phong bàn thờ bằng gỗ tự nhiên như gỗ hương, gỗ mít, gỗ sồi. Bởi chất lượng, sự giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng trang nghiêm, thể hiện được tình cảm và sự biết ơn của người thờ cúng với chân linh hương linh đã mất.
  • Họa tiết trang trí cần nhẹ nhàng, đơn giản, không quá cầu kỳ, màu sắc lòe loẹt làm mất sự thanh tịnh của bàn thờ.
  • Khi mua bình phong bạn nên mua dư hơn so với chiều rộng cần che chắn để tránh bình phong bị kéo căng dẫn đến dễ bị đổ..
  • Không nên sử dụng bình phong bằng trúc có nhiều khe hở vì khi có gió thổi qua tạo ra tiếng kêu làm tán khí và phá vỡ sự yên tĩnh của nơi thờ cúng. Trừ trường hợp bàn thờ hướng thẳng ra thì nên sử dụng vách ngăn thoáng.
  • Nên tránh các loại bình phong kín để không tạo cảm giác nặng nề, bí bách mất tính thẩm mỹ.
  • Về màu sắc nên sử dụng tông màu trầm, ấm có sự hài hòa với tổng thể căn phòng.

Xem thêm: Kinh nghiệm mua chuông mõ cho người tu tại gia

Các mẫu bình phong bàn thờ được ưa chuộng nhất hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều bức bình phong phòng thờ với mẫu mã khác nhau để gia chủ lựa chọn. Dưới đây là tổng hợp những mẫu bình phong bàn thờ đẹp được nhiều người ưa chuộng nhất.

Bình phong làm từ gỗ tự nhiên cao cấp với độ bền đẹp cao khả năng chống mối mọt cực tốt mang đến cho không gian phòng thờ sự trang nhã, gần gũi, ấm áp.

bình phong gỗ sơn trắng kết hợp vải lụa in tranh hoa lá

Bức bình phong gỗ sơn trắng kết hợp vải lụa in tranh hoa lá cực đẹp

bình phong hiện đại

Mẫu bình phong thích hợp cho những ngôi nhà có thiết kế hiện đại và gia chủ yêu thích sự trẻ trung. tươi sáng.

bình phong gỗ nền lụa với họa tiết độc đáo

 

Mẫu bình phong gỗ  chi tiết hoa lá cách tân đẹp

Trên đây là những thông tin liên quan đến bình phong che phòng thờ . Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi hôm nay. Nếu cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hay những công trình kiến trúc tâm linh khác quý chủ đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp quý chủ đầu tư có những không gian hợp lý nhất.

bàn thờ chung cư

Thiết kế phòng thờ trong chung cư

Truyền thống người Việt ta vốn chú trọng đến vị trí đặt bàn thờ bởi nó thể sự tôn kính, thương nhớ của con cháu mình với những người đã khuất. Ngày nay nhà ở chung cư bắt đầu thịnh hành nên vị trí đặt bàn thờ cũng trở thành vấn đề nan giải hơn trước. Bởi diện tích chung cư thường nhỏ và càng lên cao thì vị trí đặt càng khó khăn hơn. Bài viết của nhà thietkenhathoho.com sẽ giúp bạn giải đáp vị trí đặt bàn thờ trong chung cư thuận tiện hơn.

Vị trí đặt bàn thờ nhà chung cư

Vị trí đặt bàn thờ nhà chung cư

Dù là ở chung cư hay nhà ở mặt đất thì vị trí đặt bàn thờ cũng quan trọng như nhau, nó ảnh hưởng đến năng lực phong thủy trong nhà gia chủ. Dân gian có câu “nhất vị, nhị hướng” ý chỉ vị trí đẹp hướng tốt là thích nhất để đặt bàn thờ ở chung cư cũng không phải là ngoại lệ.

Tuy ở chung cư diện tích nhỏ, hẹp thì vị trí đặt bàn thờ cũng trở nên khó khăn hơn. Tọa bàn thờ nơi vượng mang lại nhiều điềm lành, sức khỏe dồi dào, quý nhân phù trợ.

Hướng bàn thờ nhà chung cư

Theo quy tắc phong thủy hướng bàn thờ là hướng ngược lại với người thắp hương. Bàn thờ nên đặt những hướng đẹp như: Diên Niên, Sinh Khí, Thiên Y, Phục Vị theo tọa cát hướng cát mang lại nhiều phúc khí, công việc hanh thông, mọi sự đều tất thảy suôn sẻ.

Hướng bàn thờ nhà chung cư

 

Hướng tốt mà gia chủ nên đặt bàn thờ

 

Dựa theo quẻ mệnh Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch mà chọn hướng tốt đẹp mà đặt trong căn hộ của mình. 

Thiết kế bàn thờ chung cư

Thiết kế bàn thờ chung cư

 

Mẫu bàn thờ thiết kế tại chung cư kết nối với phòng khách

 

Khi xây dựng chung cư người ta cũng không còn tư tưởng đặt bàn thờ ở chung cư nhưng với nhiều hộ gia đình thì truyền thống này vẫn còn. Vì thế mà, nhà xưởng ra đời nhiều mẫu bàn thờ treo nhỏ hơn nhằm phục vụ cho những căn hộ chung có diện tích nhỏ. 

Chung cư thường sử dụng phổ biến bàn thờ treo, hoặc chọn một góc trống làm bàn thờ đứng. Tốt hơn nữa thì là những căn hộ rộng rãi làm một phòng thờ riêng.

Xem thêm: Top những mẫu phòng thờ nhà ống đẹp

Kích thước bàn thờ phải vào cung Cát theo kích thước Lỗ Ban

Muốn biết kích thước bàn thờ phù hợp thì cần dựa trên không gian phòng thờ. Từ đó, gia chủ mới bắt đầu chọn kích thước bàn thờ cho căn hộ của mình, thông thường những chỉ số đó như sau:

 

  • Chiều dài của bàn thờ: 1.53m (Nghinh Phúc)
  • Chiều rộng hay còn gọi là chiều sâu của bàn thờ: 0.68m (Quý Tử)
  • Chiều cao của bàn thờ: 1.72m (Đại Cát)

 

Bạn nên đặt bàn thờ theo kích thước lỗ ban theo các cung đẹp như: Đại Cát, Tài Vượng, Tiến Bảo, Quý Tử, Nghi Phúc, Phú Quý,…theo đúng chiều dài, chiều rộng, chiều cao mang lại may mắn cho mọi người trong nhà. Muốn đo đạc kích thước lỗ ban chuẩn còn phải dựa vào vị trí làm bàn thờ treo hay diện tích phòng thờ. Nếu tọa một trong những cung đẹp cuộc sống gia chủ sẽ bình an, vạn sự như ý, công danh thuận lợi.

Kích thước bàn thờ treo tường

Bàn thờ treo tường giúp tiết kiệm không gian của ngôi nhà, vì thế thiết kế này được sử dụng nhiều ở chung cư hay các căn nhà có diện tích bé. Tuy thế, bàn thờ này vẫn mang phong thủy tốt nếu thiết kế và tọa tại vị trí vượng.

Thiết kế bàn thờ treo tường ngày nay, luôn đặt làm chiều dài khoảng 610mm (Tài Lộc) x chiều rộng 1070mm (Quý Tử). Đây là con số thịnh vượng tuy thế bạn vẫn có thể làm theo những chỉ số tài lộc sau:

Chiều sâu 480mm (Tài Vượng) x chiều rộng 810mm (Tài Vượng)

Chiều sâu 560mm (Tài Vượng) x chiều rộng 810mm (Tài Vượng)

Chiều sâu 560mm (Tài Vượng) x chiều rộng 950mm (Tài Vượng)

Chiều sâu 480mm (Hỷ Sự) x chiều rộng 810mm (Tài Vượng)

Chiều sâu 480mm (Hỷ Sự) x chiều rộng 880mm (Tiến Bảo)

Kích thước tủ thờ

Nếu chung cư nhà bạn dành hẳn một phòng riêng để xây phòng thờ, thì bạn nên quan tâm đến kích thước tủ thờ theo đúng kích thước lỗ ban, thông thường luôn có chiều cao khoảng 127cm. Hầu hết bàn thờ nào cũng nên làm theo kích thước tiêu chuẩn này, giúp mọi người đều có thể hành lễ, thắp hương, trang trí, lau dọn bàn thờ thuận tiện hơn. Thiết kế chiều cao này nhằm thể hiện sự uy nghiêm, tôn quý cho gian phòng thờ.

Chiều ngang thì có nhiều kích thước khác nhau dựa vào diện tích phòng thờ:

Đối với chiều ngang 107cm: Phù hợp với những căn hộ chung cư nhỏ từ đó mà chiều sâu của bàn thờ cũng chỉ nên dao động từ 48cm đến 61cm là thích hợp nhất.

Đối với chiều ngang 148cm: 153cm, 167cm: Kích thước này dành cho những gian phòng thờ với diện tích trung bình. Như thế, chiều sâu tương thích của bàn thờ sẽ lần lượt là 61cm, 67cm, 69cm.

Đối với chiều ngang 175cm,193cm: Thích hợp cho những căn phòng thờ rộng lớn sẽ tương thích với chiều sâu khoảng 81cm, 87cm, 89cm.

Màu sắc bàn thờ

Đặc biệt là nơi thờ cúng linh thiêng thì nên chọn những màu trung tính, tốt nhất là màu nâu gỗ, nhạt hoặc đậm. Nếu bạn không thích màu nâu gỗ có thể chọn màu trắng hay vàng ngà, hay màu sắc trung tính khác mang tính trang nghiêm phù hợp với phong cách phòng thờ. Tuy nhiên màu bàn thờ cần hài hòa với màu sơn phòng thờ và các vật dụng trang trí trong phòng. 

Chú ý ánh sáng

Nơi có hướng ánh chiếu tự nhiên chiếu vào là vị trí thích hợp đặt bàn thờ nhất. Lúc đấy, bạn cần nên lắp thêm đèn vàng nhạt mang lại không khí ấm áp, tôn kính người đã khuất. Nếu bạn sử dụng đèn trắng thắp cho bàn thờ thì ánh sáng trắng chiếu vào di ảnh làm khung hình bị chói và không trang trọng hay không gian quá tối sẽ làm âm khí nặng nề, dễ mang tai họa đến gia đình. Ánh đèn sáng đèn nên điều chỉnh ở mức vừa phải không nên quá sáng làm ảnh hưởng đến di ảnh của người đã khuất.

Phòng thờ chung cư

Phòng thờ chung cư

 

Phòng thờ cúng này chỉ phù hợp với căn hộ chung cư có diện tích lớn

Nhà bạn phải sử dụng một phòng riêng để làm phòng thờ thì bạn cần lưu ý những điều sau đây tránh phạm điều đại kỵ:

Ánh sáng đèn bàn thờ không nên sử dụng đèn trắng, gia chủ nên chọn đèn có ánh sáng ấm, dịu nhẹ mang đến cảm giác ấm cúng, trang trọng. Phòng đặt bàn thờ cần chọn nơi có hướng ánh sáng chiếu vào. Ánh sáng tự nhiên giúp cho nguồn sinh khí nơi này bớt u ám, mà tăng thêm nguồn khí vượng tại nơi đây. Nếu chung cư bị ánh nắng chiếu gắt gao thì bạn có thể sử dụng giấy dán kính chống nắng hoặc dùng rèm cửa. Màu sơn phòng thờ không nên dùng màu quá nổi bật mà nên sử dụng tông màu nâu vàng, hay màu gỗ vàng nhạt thể sự nghiêm trang, trịnh trọng. Tốt nhất màu sắc phòng sơn nên hòa hợp với màu rèm, bàn thờ,…tạo không gian phòng thờ tôn nghiêm, trang trọng.

Các mẫu bàn thờ trong chung cư

 

Mẫu bàn thờ màu nâu nhạt cùng tông với màu gỗ trong nhà

Mẫu bàn thờ màu nâu nhạt cùng tông với màu gỗ trong nhà

Bàn thờ gỗ nâu sậm có màu hài hòa với cánh cửa và phóng cách căn phòng

Bàn thờ gỗ nâu sậm có màu hài hòa với cánh cửa và phóng cách căn phòng

Mẫu bàn thờ gỗ này tôn lên vẻ trang nghiêm trong căn nhà

Mẫu bàn thờ gỗ này tôn lên vẻ trang nghiêm trong căn nhà

Đặt bàn thờ ở vị trí phòng khách vô cùng trang nhã

Đặt bàn thờ ở vị trí phòng khách vô cùng trang nhã

Bàn thờ tông trắng thường rất đẹp phù hợp với ngôi nhà có màu chủ đạo sáng

Bàn thờ tông trắng thường rất đẹp phù hợp với ngôi nhà có màu chủ đạo sáng

Bàn thờ ở góc nhà ăn được đặt vô cùng hợp lý,  không kém phần trang nghiêm

 

Bàn thờ ở góc nhà ăn được đặt vô cùng hợp lý,  không kém phần trang nghiêm

Một cách bày trí bàn thờ khác

Một cách bày trí bàn thờ khác

Sử dụng gỗ màu nhạt toát lên vẻ sang trọng, trang nghiêm cho khu vực thờ cúng

Sử dụng gỗ màu nhạt toát lên vẻ sang trọng, trang nghiêm cho khu vực thờ cúng

Một thiết kế bằng gỗ khác nhưng màu sắc trầm hơn

Một thiết kế bằng gỗ khác nhưng màu sắc trầm hơn

 

Lưu ý khi đặt bàn thờ nhà chung cư

Dưới đây là một số vị trí kiêng kỵ khi đặt bàn thờ trong chung cư, khiến gia chủ hao tổn tiền bạc, sức khỏe.

Không đặt bàn thờ trong chung cư cạnh nhà vệ sinh, nhà tắm

Phòng tắm, nhà vệ sinh luôn là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại, chính vì thế không nên đặt bàn thờ cạnh khu vực đó dễ bị ẩm mốc tường. Sinh khí từ bàn thờ cũng sẽ bị tác động làm cho con đường tiền tài của gia chủ gặp trục trặc, mọi sự đều khó mà hanh thông.

Không đặt bàn thờ tại lối đi

Lối đi trong nhà được thiết kế để thông mọi khu vực với nhau, đây là nơi mà tập trung mật người luân chuyển nhiều nhất. Nếu đặt bàn thờ ngay đây thì không gian của tổ tiên khó thanh tĩnh, bởi vì dòng người đi qua đây nhiều gây ồn ào, thiếu trang nghiêm.

Không đặt bàn thờ đối diện cửa chính

Hướng bàn thờ không nên đặt hướng đến ra ngoài cửa

 

Hướng bàn thờ không nên đặt hướng đến ra ngoài cửa

 

Khi đặt bàn thờ cần lưu ý không nên đặt bàn thờ trước cửa nhà chính, vì khi bước vào nhìn thấy bàn thờ tổ tiên là điều không tốt. Cửa chính là nơi hướng gió thổi vào nhiều nhất, điều này làm ảnh hưởng đến bát hương, đây được xem là đã phạm lỗi phong thủy rất nặng.

Bàn thờ kiêng không đặt trên nóc tủ

Vị trí đặt bàn thờ này rất thiếu tôn trọng đến người đã khuất

 

Vị trí đặt bàn thờ này rất thiếu tôn trọng đến người đã khuất

 

Thường thì diện tích chung cư quá nhỏ nên đã nên thiết kế trên nóc tủ cho tiết kiệm nhưng chính vì thế lại phạm phong thủy. Dù diện tích nhỏ tới đâu thì cũng không nên thiết kế trên nóc tủ vì chính lỗi phong thủy này phạm đến tiền bạc vì thế mà làm mãi chẳng có dư, cuộc sống ngày càng bấp bênh.

Không đặt bàn thờ bên dưới dầm, cột…

Dầm, cột trong mang ý nghĩa không tốt trong phong thủy khi gia chủ đặt ở vị trí thờ này. Nếu bạn đặt bàn thờ dưới vị trí này lâu ngày bạn sẽ rước nhiều điềm họa đến nhà, tiền bạc trong nhà hao hụt, công việc không suôn sẻ, tệ hơn là sức khỏe mọi người trong gia đình suy giảm đáng kể. Người tốt không đến nhà mà chỉ toàn kẻ xấu, tiểu nhân vây quanh hãm hại gia đình bạn khiến tai ương ngày càng chồng chất.

Không nên đặt bàn thờ ngược với hướng nhà

Không nên đặt bàn thờ ngược với hướng nhà

Hướng nhà quay ngược với bàn thờ là điều vô cùng kiêng kỵ trong phong thủy

 

Đặt bàn thờ ngược với hướng nhà tức là quay ngược lại với nhau, điều này không tốt. Những thứ linh thiêng nên đặt ở nơi hướng khác bởi vì thế sẽ thể hiện sự trang nghiêm, tôn trọng bề trên.

Bàn thờ không đặt theo hướng ngũ quỷ

Đặt bàn thờ luôn đặt theo câu châm ngôn ông bà ta thường dạy “tọa cát, hướng cát” tránh đặt hướng xấu như hướng Ngũ Quỷ tức là Tây Bắc – Đông Nam nhìn ra hướng xấu, làm phong thủy nhà cửa cũng không tốt theo.

Bàn thờ phải được làm từ gỗ mới hoàn toàn, không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ

Chất liệu gỗ luôn được mọi người tin dùng

Chất liệu gỗ luôn được mọi người tin dùng

Đây là điều kiêng kị nhất trong phong thủy, bởi lấy bàn thờ của người khác làm bàn thờ cho nhà mình nhưng những âm khí của người cũ còn vương vấn lại bàn thờ, điều này dễ khiến gia chủ gặp ác mộng, hay trong nhà thường xảy ra điềm gở. Gia chủ cần phải cân nhắc kỹ vấn đề này, tốt nhất là đừng nên sử dụng.

Không đặt bàn thờ ở vị trí thấp hơn vị trí treo ảnh người quá cố

Nếu ảnh bàn thờ bị treo thấp hơn bàn thờ thì ảnh người quá cố sẽ bị khuất phía dưới, như thế sẽ không tôn trọng người đã mất. Người ngoài nhìn vào cảm thấy bạn không có lòng hiếu thuận với bề trên. Phong thủy khu vực này cũng sẽ xấu đi, làm công việc gia chủ gặp trục trặc, hao tổn tiền tài. 

Bàn thờ phải luôn sạch sẽ, đèn thờ phải được thắp sáng

Cặp đèn chưng bàn thờ 

Cặp đèn chưng bàn thờ 

Bạn nên lắp đặt hệ thống đèn riêng cho bàn thờ nhằm giữ cho bàn thờ thêm tôn nghiêm, sáng sủa. Đây cũng xem như lòng thành của phận làm con cháu tỏ lòng hiếu kính đến ông bà, thắp đèn cũng có nghĩa là soi đường cho ông bà về với nhà mình.

Không bố trí bàn thờ trong phòng bếp

Bố trí bàn thờ gần phòng bếp sẽ bị khói bếp làm cho bàn thờ dễ bị ám mùi và ẩm mốc. Lâu ngày bàn thờ dễ bám những chất dơ do khói bụi gây ra, không chỉ thế phòng bếp là môi trường vi khuẩn sinh sôi nảy nở mạnh nhất. Chính vì vậy, ảnh thờ để bị mối mọt ăn làm hư hại ảnh của ông bà tổ tiên ta. Xét về mặt phong thủy đây là một lỗi rất nặng ảnh hưởng đến nguồn sinh khí có lợi trong nhà.

Hy vọng những thông tin về bàn thờ chung cư phía trên sẽ giúp quý bạn đọc có nhiều thông tin bổ ích. Bạn cần thiết kế nhà thờ họ và các công trình tâm linh khác xin vui lòng hiên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian ưng ý nhất.

cách bố trí phòng thờ

Cách bố trí phòng thờ trong nhà đơn giản

Thiết kế phòng thờ trong nhà luôn là chủ đề được rất nhiều gia chủ quan tâm hiện nay. Vậy cách bố trí phòng thờ trong nhà như nào cho chuẩn phong thủy, gọn gàng, ngăn nắp, vượng gia và thể hiện được lòng thành kính của con cháu với tổ tiên, thì mời bạn cùng tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây của nhà thờ họ.

Nguyên tắc bố trí phòng thờ trong nhà

Không nên bố trí phòng thờ bên cạnh phòng vệ sinh và bếp nấu. 

Nguyên tắc đầu tiên chúng ta có thể nhắc đến trong việc bố trí phòng thờ trong nhà là gia chủ không nên bố trí phòng thờ dưới phòng vệ sinh tầng trên hoặc cạnh khu vực nấu ăn. Bởi phòng thờ là nơi thiêng liêng, thông linh giữa hai cõi âm dương, nên cần thanh tịnh, sạch sẽ. 

Không đặt phòng thờ chung với phòng ngủ

Bố trí phòng thờ chung với phòng ngủ là điều tối kỵ. Bởi, phòng ngủ là không gian nghỉ ngơi, sinh hoạt riêng tư của vợ chồng, con cái. Việc đặt bàn thờ trong phòng ngủ sẽ khiến căn phòng trở nên nặng nề, người sống trong phòng không được thoải mái. Ban đêm ngủ thấy bất an, thấp thỏm. Việc sinh hoạt hàng ngày của vợ chồng cũng sẽ ảnh hưởng.

Bố trí đèn phòng thờ

Trong nguyên tắc bố trí phòng thờ thì bóng đèn không nên chiếu trực tiếp vào bát hương và người hành lễ. Nên chọn đèn có ánh sáng màu vàng để tạo cảm giác ấm cúng, trang nghiêm. Các bóng đèn nên được bố trí đối xứng nhau, điều này vừa khiến căn phòng trở lên đẹp hơn, lại vừa chuẩn phong thủy.

Về đèn trang trí phòng thờ hiện nay có rất nhiều loại: đèn led, đèn tròn, đèn trang trí quanh khung bàn thờ, đèn trần phòng thờ đẹp hay đèn treo tường phòng thờ …Dù là loại đèn thờ nào hay đặt ở vị trí nào trong căn phòng thì chúng ta cũng cần cần nhắc về diện tích phòng để lựa chọn loại đèn có công suất phù hợp. Để chúng phát huy được tối đa công dụng chiếu sáng và trang trí phòng thờ .

Bố trí đèn <b>phòng thờ </b>

Hình ảnh: Sử dụng đèn chùm giúp không gian phòng thờ sang trọng và lộng lẫy hơn

Lựa chọn màu sắc trong phòng thờ  

phòng thờ nên sơn màu gì? để không chói mắt, thu hút được năng lượng tốt, và đem đến sự tôn nghiêm cho không gian thờ cúng là điều rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Tông màu trầm như vàng kem, nâu…luôn là màu được các chuyên gia phong thủy khuyến cáo nên dùng.

Trang trí trần phòng thờ

Hiện nay mẫu trần phòng thờ được gia chủ yêu thích nhất là trần phẳng. Nhưng ngoài trần phẳng thì bạn cũng có thể chọn mẫu trần giật cấp. Nhưng cần lưu ý, hình khối giật cấp không được cắt qua bàn thờ, cũng như không để những góc nhọn xiên thẳng vào bàn thờ sẽ không tốt cho phong thủy. Mẫu trần thạch cao cũng là gợi ý không tồi cho bạn.

Lựa chọn màu rèm cửa

phòng thờ nên chọn rèm cửa màu gì? Theo nguyên tắc bố trí phòng thờ thì màu rèm phổ biến thường được lựa chọn là màu nâu, màu đỏ, và màu nhũ hồng, màu vàng…. Bởi phòng thờ tượng trưng cho hành hỏa, những gam màu nóng sẽ làm vượng không gian hơn. Còn gam màu lạnh sẽ làm không gian thêm lạnh lẽo, không tốt. Hoa văn sử dụng trong phòng thờ là những họa tiết hoa lá nhẹ nhàng, đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp.

Lựa chọn màu rèm cửa

Hình ảnh: Rèm cửa màu vàng giúp phòng thờ trở lên ấm cúng và đẹp mắt hơn

Lựa chọn tranh treo phòng thờ

Tranh treo phòng thờ mang ý nghĩa về mặt phong thủy, nên khi lựa chọn và bố trí tranh, gia chủ cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Lựa chọn các bức tranh phù hợp với không gian thờ cúng như: tranh hoa sen phòng thờ , tranh dán tường 3d phòng thờ , tranh phúc lộc thọ treo phòng thờ , trang nhất chi mai, tranh đồng cửu huyền thất tổ….để thể hiện sự tôn kính, trang nghiêm.
  • Chọn tranh có màu sắc trung tính: màu gỗ, kem, nâu…, không chọn tranh sặc sỡ. 
  • Không treo tranh cao hơn bàn thờ
  • Những bức tranh về Phật cần treo ở vị trí trang nghiêm trong căn phòng.
  • Sử dụng đèn âm tường chiếu sáng giúp bức tranh được chân thực và lung linh hơn.

Lựa chọn chữ treo phòng thờ

phòng thờ nên treo chữ gì để đem lại may mắn, phúc lộc thọ cho gia đình. Nhà thờ họ xin được liệt kê một số chữ tiêu biểu như sau:

Chữ Phúc: Biểu tượng cho niềm hạnh phúc, sự may mắn và điều tốt lành.

Chữ Lộc: Đại diện cho tài lộc dồi dào.

Chữ Thọ: Mong muốn các thành viên trong gia đình sống lâu trăm tuổi.

Chữ Nghĩa: Răn dạy con cháu sống phải có tình nghĩa. 

Chữ Ân: Thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành. 

Chữ Hiếu: Chỉ đạo hiếu và sự hiếu thảo của con cháu với tổ tiên, cha mẹ. 

Hoặc các chữ Tâm, Nhẫn, Vạn, Trí…

Lựa chọn bàn thờ phù hợp với diện tích căn phòng.

Bàn thờ có kích thước chuẩn phong thủy và phù hợp với diện tích căn phòng, tránh sử dụng bàn thờ quá to lấn át hết không gian.  Các chi tiết trang trí cũng không nên quá cầu kỳ sẽ mang đến sự rối rắm.

Có nên trang trí phòng thờ bằng gỗ không?

Từ xưa đến nay, gỗ tự nhiên đã được xem là một loại vật liệu truyền thống rất đỗi quen thuộc và gần gũi với người dân Việt Nam. Những ai sành về đồ gỗ thì hẳn cũng biết rằng, việc thiết kế nội thất gỗ tự nhiên luôn là xu hướng không bao giờ lỗi mốt. Với nhiều tính năng vượt trội cùng nét đẹp thanh lịch, hiện đại và pha chút cổ kính, mộc mạc, mùi hương thơm tự nhiên rất dễ chịu, gỗ luôn được nhiều gia chủ lựa chọn để làm các vật dụng trang trí trong trang trí phòng thờ gia tiên. Các vật dụng có thể kể đến như: tử thờ, bàn thờ, vách ốp, hoành phi, câu đối, lục bình. Như vậy, việc trang trí phòng thờ bằng gỗ tự nhiên chính là một phương án hoàn hảo để thể hiện bản sắc văn hóa tín ngưỡng thờ cúng của người Việt.

Có nên trang trí <b>phòng thờ </b> bằng gỗ không?

 

Sử dụng chất liệu gỗ giúp không gian phòng thờ trở lên ấm cúng và uy nghiêm hơn

Cách bố trí phòng thờ trong nhà

Theo văn hóa thờ phụng tổ tiên của người Việt thì phòng thờ là một trong những không gian hết sức quan trọng cần được thiết kế, bố trí một cách trang nghiêm, chỉnh chu và khoa học. Tùy vào quy mô và diện tích xây dựng biệt thự, nhà ống, nhà phố, chung cư mà gia chủ có thể bố trí phòng thờ trong nhà cho phù hợp.

Đối với nhà xây cao tầng (trừ chung cư) thì phòng thờ có thể đặt trên tầng cao nhất, để đảm bảo không gian yên tĩnh, trang nghiêm nhất cho nơi thờ cúng. 

Trong các ngôi nhà ba gian và nhà năm gian truyền thống ngày xưa thì phòng thờ thường đặt ở phòng chính giữa nhà. 

Với gia đình không có điều kiện xây dựng phòng thờ riêng, hoặc không muốn đặt phòng thờ trên tầng cao, thì có thể lựa chọn đặt bàn thờ tại phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung, để con cháu thuận tiện cho việc hương khói hàng ngày, cũng như giáo dục con cháu lòng biết ơn, tưởng nhớ về ông bà, bố mẹ đã khuất. Khi bố trí phòng thờ chung với phòng khách thì cần thiết kế vách ngăn hoặc hậu cung để tạo đảm bảo sự riêng tư và lịch sự giữa khu bàn tiếp khách và khu đặt tủ thờ.

Nếu gia đình có quỹ đất rộng và điều kiện kinh tế thì có thể xây dựng nhà ở kết hợp nhà thờ. Tức là khu vực sinh hoạt của gia chủ sẽ được tách riêng với không gian thờ cúng. Cách thiết kế này có nhiều ưu điểm như mang lại không gian  sang trọng cho tổng thể kiến trúc, đảm bảo sự yên tĩnh, riêng tư, khoa học.

Cách bố trí <b>phòng thờ </b> trong nhà

 

phòng thờ dù được bố trí ở đâu trong nhà cũng cần đảm bảo sự uy nghi và đầy đủ đồ thờ cần thiết

Kích thước phòng thờ chuẩn phong thủy

Diện tích phòng thờ bao nhiêu là hợp lý

Đối với gia chủ thiết kế phòng thờ ở tầng 1 thì chỉ cần sự hợp lý, trang nghiêm chứ không cần lo về diện tích, còn những gia chủ muốn đặt phòng thờ riêng biệt thì diện tích là điều cần quan tâm nhất trước khi làm. Vì đặc tính của phòng thờ là trang nghiêm, đủ chỗ thờ cúng nên không cần quá rộng rãi nên kiến trúc sư đưa ra các định mức là 5m2, 7m2, 10m2… tùy vào diện tích phòng của gia chủ để thiết kế.

Kích thước cửa phòng thờ

phòng thờ là nơi thanh tịnh cần sự yên tĩnh để các vị thần, gia tiên ngự, nên cần tránh sự ồn ào, tiếp xúc thường xuyên của quá nhiều ánh nhìn. Vậy phòng thờ có cần cửa không? Để đảm bảo không ảnh hưởng tới khu vực phòng thờ cúng tâm linh thì cửa phòng thờ sẽ cần thiết nếu bạn đặt phòng thờ ở hướng có nhiều người đi lại.

Với những mẫu phòng thờ chung cư, đa số chủ nhà sẽ sử dụng vách ngăn nên không cần quan tâm tới cửa phòng thờ rộng bao nhiêu cả. 

Nhưng với những mẫu phòng thờ biệt thự, phòng thờ nhà ống có phòng thờ riêng kích thước cửa rất quan trọng.

Căn cứ vào địa hình, diện tích phòng mà gia chủ lựa chọn kích thước cửa phòng thờ phù hợp. Cửa chính phòng thờ gia chủ nên lựa chọn kích thước sau:

+ Chiều cao: 2,92 – 2,72 – 2,52 – 2,30 (mét)

+ Chiều rộng cửa: 4,80 – 4,56, 4,12 – 3,32 – 3,12 – 2,92 – 2,46 – 1,90 – 1,62 – 1,46 (mét)

Tổng hợp mẫu phòng thờ đẹp phù hợp với mọi ngôi nhà

Mời các bạn cùng tham khảo một số mẫu phòng thờ đẹp có cách bố trí phòng thờ phù hợp với mọi gia đình, từ nhà chung cư đến nhà ống, nhà phố đến biệt thự cao cấp. 

Tổng hợp mẫu <b>phòng thờ </b> đẹp

Không gian phòng thờ gỗ rộng rãi dành cho biệt thự này sử dụng bộ bàn thờ tam cấp và sập gụ có kích thước lớn để gia chủ dễ dàng bày biện đồ thờ cúng và ngồi khấn vái, tụng kinh. 

Mẫu <b>phòng thờ </b> Phật

 

Mẫu phòng thờ Phật chung cư tuy được gia chủ đặt ở phòng khách nhưng do sử dụng vách ngăn nên vẫn mang đến sự tách biệt, riêng tư cần thiết.

Mẫu <b>phòng thờ </b> hiện đại nhỏ xinh

Mẫu phòng thờ hiện đại nhỏ xinh phù hợp với nhà ống, nhà phố

 

Mẫu bàn thờ gia tiên đặt tại phòng khách

Mẫu bàn thờ gia tiên đặt tại phòng khách

Trên đây là cách bố trí phòng thờ trong nhà và các thông tin liên quan đến kích thước phòng thờ , các mẫu phòng thờ đẹp. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu có nhu cầu thiết kế nhà thờ họ hoặc tư vấn về thiết kế nhà theo phong thủy có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathoho@gmail.com đội ngũ các kiến trúc sư của chúng tôi săn sàng tư vấn cho bạn.