Tại sao thờ quan công
Quan Công là vị tướng văn võ song toàn, nhưng mặt mày dữ tợn, tay cầm đao gươm, cưỡi ngựa hoặc đọc sách. Vậy vì sao người dân lại tôn sùng và thờ cúng ông, thờ quan công có ý nghĩa gì, cách thờ cúng Quan Công chuẩn nhất như thế nào. Mời các bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung bài viết tại sao thờ quan công dưới đây.
Quan công là ai?
Quan Công hay còn được biết với cái tên Quan Vũ, Quan Đế, Mỹ Nhiệm Công, tự là Vân Trường – một trong những nhân vật lịch sử tiêu biểu của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á. Ông là người Giải Lương (Sơn Tây, Trung Quốc), bố đẻ tên Quan Nghị, ông nội là Quan Thẩm. Tuy nhiên cũng có giả thuyết cho rằng ông là người Bồ Châu.
Quan Công là dũng tướng giỏi cả văn lẫn võ, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cùng Lưu Bị trong việc tạo lập nên nhà Thục Hán. La Quán Trung trong “Tam Quốc diễn nghĩa” đã liệt Quan Vũ vào danh sách “Ngũ hổ tướng” cùng với 4 vị võ tướng khác là Hoàng Trung, Trương Phi, Mã Siêu và Triệu Vân.
Hình tượng Quan Công văn võ song toàn, tài đức vẹn toàn được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian từ thời kỳ nhà Tùy (581-618), tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa và được các nghệ sĩ khắc họa chi tiết trong các bộ môn nghệ thuật như kịch, tuồng, chèo, sau này là phim ảnh.
Năm 782, hơn 500 năm sau khi chết, ông được tôn vinh Võ Thánh (chức vị ngang với Văn thánh Khổng Tử). Ông cũng là vị võ tướng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có điện thờ riêng tại Đế vương miếu và phần lớn các võ miếu ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc đều có tượng thờ ông với hình mẫu là mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt đao và/hoặc cưỡi ngựa xích thố.
Tại sao lại thờ quan công
Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và tín ngưỡng Nho giáo, nhiều ngôi đình thờ ở Việt Nam đã được lập để nhân dân thờ cúng Quan Công. Không những thế, trong một số gia đình, họ cũng chuẩn bị riêng một bộ tượng Quan Công mặc trang phục võ tướng, ngồi ở tư thế đường bệ, ung dung, tự tại.
Theo quan niệm dân gian, Quan Công là vị thần hộ mệnh cho những người đàn ông lao động chính của mỗi gia đình, bởi vậy mà việc thờ cúng này ngày càng được các gia đình tin tưởng. Cũng như thờ cúng gia tiên, thần tài, thổ công, táo quân, Quan Công cũng được thờ cúng vào các ngày lễ tết, mùng 1 âm lịch, ngày rằm hàng tháng. Đặc biệt là ngày vía Ông- 24/6 âm lịch.
Không chỉ vậy, thờ Quan Đế là một cách để cầu bình an và sự hòa thuận, êm ấm giữa các thành viên trong gia đình, cũng như cầu mong con cháu học giỏi, võ nghệ xuất chúng, may mắn và thành công. Trấn áp hung khí, chống lại thế lực tà ma, ngoại đạo xâm nhập vào ngôi nhà.
thờ quan công có ý nghĩa gì
Quan công được biết đến đến là một vị tướng có dáng vẻ dữ tợn, ông luôn luôn đứng ra chống cái ác, bảo vệ lẽ phải và người dân. Chính bởi vậy ông được mọi người kính trọng lập bàn thờ trong nhà. Vậy Việc thờ cúng Quan Công có ý nghĩa gì?
thờ quan công trong nhà là cách mà người dân thể hiện thể hiện sự kính trọng đối với Quan Thánh và mong vị thần hộ mệnh này phù trợ gia đình có một cuộc sống hạnh phúc, bình an, may mắn, hòa thuận.
Với những người hành nghề kinh doanh, buôn bán việc thờ quan công được coi như việc thờ một vị thần tài may mắn giúp gia chủ thành đạt, thuận lợi trong công việc làm ăn. Với những người làm trong lĩnh vực quân sự họ thờ và tôn sùng ông như một vị thần bảo vệ tính mạng.
Như vậy, việc thờ quan công không chỉ trấn áp hung khí, mang lại thịnh vượng, trí tuệ và thành đạt cho người thờ, mà nó còn đem lại may mắn, tài lộc bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân.
Hiện nay, Mỹ Nhiệm Công không chỉ được thờ tại đền, chùa, miếu mà trong các gia đình nhiều người cũng lựa chọn tượng quan quân đọc sách hoặc quan công đứng tay cầm thanh long đao hoặc Quan Công cưỡi ngựa để thờ cúng trong nhà, để thể hiện sự khâm phục, ngưỡng vọng lớn lao dành cho ông.
Thờ tượng quan quân đọc sách thể hiện sự trung thành ý chí sắt đá không gì có thể thay đổi được.
Thờ tượng quan công đứng cầm thanh long đao thể hiện khí chất hào hùng, không chịu khuất phục trước khó khăn thử thách, đem lại sự uy nghiêm, trang trọng cho căn phòng gia chủ.
Thờ tượng Quan Công cỡi ngựa giúp tôn lên sự oai nghiêm, hùng hồn và khí thế ngút trời của gia chủ.
Cách thờ quan công trong nhà
Việc lập bàn thờ quan công trong nhà tuy không cần quá cầu kỳ nhưng cũng phải tuân theo đúng nguyên tắc.
Chọn vị trí đặt bàn thờ quan công
Khi lập bàn thờ quan công , gia chủ phải đặt sao cho bàn thờ quan công cao hơn so với bàn thờ tổ tiên nhưng thấp hơn bàn thờ Phật. Đặt bàn thờ ở những cao ráo, khô thoáng, lịch sự. Tuyệt đối không đặt ở những nơi ẩm thấp, tối tăm, gần nhà bếp hay khu vực vệ sinh hay trong phòng ngủ.
Khai quang tượng Quan Công
Khi muốn thờ cúng bất kỳ tượng thần nào gia chủ cũng cần phải khai quang tượng. Nghi lễ khai quang sẽ giúp bức tượng phát huy tối đa năng lượng và việc thờ cúng mới trở lên linh nghiệm.
Để tiến hành khai quang điểm nhãn cho tượng mới, gia chủ chuẩn bị lễ vật và chọn ngày cúng cẩn thận. Khi tiến hành khai quang cần phải đúng cách. Sau khi khai quang xong, tượng sẽ có khả năng phù hộ, bảo vệ cho gia đình.
Chuẩn bị cỗ cúng Quan Công
Khi chuẩn bị mâm lễ cúng, gia chủ có thể chọn dâng lễ mặn hoặc lễ chay đều được. Nếu chuẩn bị cỗ mặn, gia chủ cần chuẩn bị theo thực đơn sau:
- Thịt lợn hoặc thịt dê, tuyệt đối không dùng thịt trâu, chó, gà
- Rượu trắng
- Canh xương hoặc canh mộc, canh măng
Đối với cỗ chay bao gồm:
- Trái cây: có thể là 5 loại quả khác nhau, hoặc một loại quả nhưng chọn theo số lẻ, 3 quả, 5 quả 7 quả…Quả không bị dập nát, héo, khô và không dùng hoa quả giả.
- Hoa tươi: Hoa có cả nụ, cành, lá, còn tươi mới, màu sắc rực rỡ.
- Trầu, cau.
Những ngày cúng Quan Công trong năm
Một năm sẽ có 4 ngày vía Quan Công. Vào những ngày này, nếu gia chủ chưa có bàn thờ có thể lập bàn thờ, khai quang tượng. Còn những gia đình nào đã có bàn thờ thì gia chủ nên thắp hương tại nhà hoặc hành hương tại đền thờ Ngài để cúng bái, xin bùa cầu phúc lộc.
– Ngày 03/01 âm lịch hàng năm là ngày Quan Công quy y Tam Bảo, hiển thánh. Vào ngày này, gia chủ nên dâng lễ vật, hương hoa lên bàn thờ Ngài, không được cúng lễ mặn.
– Ngày 13/05 âm lịch là ngày Quan Công hiển linh tiêu diệt kẻ ác, cứu giúp người lương thiện. Vào ngày này, bên cạnh việc dâng hương thì gia chủ nên chuẩn bị thêm mâm cúng chúng sinh để tích đức.
– Ngày 13/06 âm lịch là ngày cúng tử.
– Ngày 24/06 âm lịch là ngày cúng vía Quan Công ở đền thờ Ông tại Hội An, Quảng Nam. Vào ngày này, gia chủ cũng vẫn dâng hương và làm lễ tại nhà. Nếu có điều kiện, thì có thể hành hương về đền thờ để cầu khấn được linh nghiệm nhất.
Vị trí trưng bày tượng Quan Công trong nhà hợp phong thủy
Tượng Quan Công là một bức tượng phong thủy có năng lượng rất mạnh, có khả năng bảo vệ và hóa giải hung khí, sát khí của gia đình. Vì thế mà gia chủ cần đặt ở các vị trí trang nghiêm để tượng phát huy tối đa công dụng.
Khi thờ cúng, tượng cần đặt ở những nơi cao ráo để canh giữ cửa trước. Đại đao và thanh gươm là vũ khí chính thường đi theo Ngài, bởi vậy, gia chủ nhớ đặt bên cạnh Ngài. Dưới đây là những vị trí trưng bày tượng Quan Công trong nhà hợp phong thủy mà bạn nên biết.
Đối với phòng khách: Tượng được đặt đối diện cửa chính và mặt hướng ra ngoài. Mục đích của vị trí này là giúp gia chủ ngăn chặn tà ma ngoại đạo xâm nhập vào trong nhà. Đây là vị trí đặc biệt thích hợp với những gia đình có hướng nhà xấu.
Đặt tượng Quan Công ở phía sau lưng bàn làm việc giúp gia chủ thuận lợi hơn trong làm ăn, kinh doanh, tránh được tiểu nhân hãm hại, kẻ xấu quấy phá và tăng thêm uy quyền của người thờ đối với cấp dưới.
Đặt tượng ở hướng Tây Bắc, mặt tượng quay ra cửa là vị trí giúp cho Quan Công có thể canh chừng, quan sát những người ra vào nhà giúp gia chủ.
Ngoài cách mà nhà thờ họ giới thiệu ở trên, gia chủ cũng có thể bày tượng theo cung mệnh của bản thân. Cách làm này sẽ có phần phức tạp hơn nhưng cũng mang lại hiệu quả và linh nghiệm cao hơn rất nhiều.
Một số lưu ý khi thờ quan công tại gia
Khi tiến hành thờ cúng Quan Công gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Tuyệt đối không được đặt tượng trực tiếp xuống đất, mặt sân, những vị trí này thể hiện sự bất kính, dễ dẫn đến tai họa cho gia đình.
- Lưỡi đao của Quan Công không được hướng thẳng ra cửa chính, vì sẽ khiến gia đình dễ đau ốm, mệt mỏi, bệnh tật.
- Đặt tượng đúng vị trí như chúng tôi giới thiệu phía trên, không đặt lung tung.
- Không để tượng trong tủ kín như két sắt, tủ quần áo hay các hộp kính
- Nơi thờ phải thanh tịnh, không được làm những việc ô uế, sát sinh bên cạnh.
- Tuyệt đối không được đặt tượng Quan Công trong nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc tại sao thờ quan công . Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết hôm nay của chúng tôi.