Văn khấn xin chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Khi bạn chuyển ban thờ từ nhà cũ sang nhà mới nhưng không biết thủ tục chuyển ban thờ và văn khấn xin chuyển ban thờ như thế nào, thì hãy cùng nhà thờ họ tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Tại sao nên làm lễ trước khi chuyển ban thờ
Văn khấn xin chuyển ban thờ cũ sang bàng thờ mới
Người xưa vẫn có câu “đất có thổ công, sông có hà bá”, ở đây muốn chỉ ra rằng bất kỳ ngôi nhà nào cũng có thần cai quản. Vì vậy, khi bạn rời khỏi nhà cũ sang nhà mới hoặc do ban thờ trước đây đặt không đúng hướng với mệnh của gia chủ mà muốn chuyển sang vị trí mới, thì cũng đừng tự ý chuyển ban thờ và đồ đạc đi khi chưa khấn xin thần linh.
Bởi hành động chuyển đi quá đột ngột lại không làm lễ xin phép trước dễ làm kinh động đến các vị thần cai quản và ông bà tổ tiên. Kéo theo đó là những điều không may mắn, xui rủi cho cuộc sống về sau của gia chủ.
Từ những lý giải trên ta có thể thấy, việc làm lễ cúng trước khi chuyển ban thờ và yên vị bát hương là rất cần thiết vì nó giúp gia chủ tránh được các phiền toái không cần thiết, đồng thời đem lại sự an nhiên trong tâm hồn và được thần linh, tổ tiên phù hộ độ trì.
✅✅✅ Xem thêm: Những cách bố trí ban thờ tam cấp
Những lưu ý khi chuyển ban thờ sang vị trí mới
Khi chuyển sang bàn thờ mới cần lưu ý những gì?
Không giống những việc khác, chuyển ban thờ là hành động quan trọng. Do đó sự chu toàn là điều rất cần thiết tránh phạm húy, kinh động đến thần linh, tổ tiên. Khi chuyển ban thờ sang vị trí mới, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Bố trí bàn thờ trong lễ chuyển nhà mới cần cân đối, đơn giản, không cần cầu kỳ, phô trương quá mức.
– Trong quá trình di chuyển ban thờ sang vị trí mới hoặc sang nhà mới nếu quãng đường xa thì nên để hương cháy hết trước khi mang bàn thờ và bát hương đi để đảm bảo an toàn.
– Sau khi cúng xin chuyển ban thờ , gia chủ nên tự tay sắp xếp, lau chùi các món đồ cúng trên bàn thờ như bình hoa, bát nhang, gói ghém cẩn thận cho vào thùng carton để dễ dàng mang về nhà mới. Bạn cũng nên chèn thêm giấy để hạn chế đổ vỡ đồ khi di chuyển đường dài.
– Cần chọn hướng ban thờ tốt hợp tuổi chủ nhà, tránh các hướng xấu không tốt cho gia chủ. Tránh bố trí bàn thờ nằm dưới cầu thang, nhà vệ sinh tầng trên, trong phòng ngủ hoặc ngay cửa ra vào.
– Trong trường hợp gia chủ cúng xin chuyển ban thờ nhưng thực chất chỉ chuyển bát hương còn bàn thờ và những món đồ cúng khác không dùng nữa, thì nên hóa bỏ tức là đốt thành tro thả sông hoặc chôn xuống đất của vườn nhà. Đồ bằng đồng không thể hóa thì có thể quyên góp cho chùa để chùa đúc chuông.
✅✅✅ Xem thêm: Những lưu ý khi bốc bát hương
Quy trình chuyển ban thờ gia tiên sang vị trí mới
Xem ngày tốt chuyển ban thờ
Về việc xem ngày tốt chuyển ban thờ : Bàn thờ là vật cực kỳ linh thiêng nên chọn ngày đẹp sẽ giúp cho quá trình chuyển nhà diễn ra thuận lợi hơn.
Gia chủ có thể chọn ngày chuyển ban thờ gia tiên, bàn thờ Phật, bàn thờ thần tài…trùng với ngày chuyển nhà, như vậy bạn sẽ không phải xem ngày nhiều lần.
Ngày chuyển ban thờ cần phải thỏa mãn các yếu tố: Là một ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo, không xung với tuổi của gia chủ, không phải là ngày Thiên Cẩu; không phải là ngày Sát Sư (ngày này phụ thuộc vào thầy làm lễ, bởi mỗi thầy sẽ có ngày sát sư khác nhau, đây là ngày vạn sự không thành của họ. Ngày tốt cũng là ngày mà các vị thần đang ở dưới trần gian, nếu cúng vào ngày này cầu xin với linh nghiệm.
Tránh ngày Tam Nương trong tháng âm lịch tức là ngày mùng 3, 5, 7, 14, 23 và ngày mùng 1, 15 âm lịch hàng tháng.
Chọn năm chuyển ban thờ sang vị trí mới tốt là năm gia chủ không phạm phải hạn tam tai:
– Hạn tam tai là hạn của 3 năm liên tiếp đến với mỗi tuổi. “Tam” có nghĩa ba, còn “Tai” nghĩa là tai họa, trong một đời người cứ sau 12 năm thì lại gặp hạn tam tai một lần. Điều này xảy ra được xem như là một vòng tuần hoàn.
Bảng tính tuổi hạn tam tai để bạn tham khảo là:
- Người tuổi Thân, Tý, Thìn sẽ phạm hạn tam tai vào các năm Dần, Mão, Thìn.
- Người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu sẽ phạm tam tai vào các năm Hợi, Tý, Sửu.
- Người tuổi Hợi, Mão, Mùi phạm tam tai vào các năm Tỵ, Ngọ, Mùi.
- Người tuổi Dần, Ngọ, Tuất phạm tam tai vào các năm Thân, Dậu, Tuất.
Sắm lễ xin chuyển ban thờ sang vị trí mới
Lễ vật cúng xin chuyển ban thờ sang vị trí mới bao gồm những vật phẩm sau:
- Một con gà lễ.
- Một đĩa xôi đỗ hoặc xôi gấc.
- Một chai rượu trắng, khi cúng mở nắp rót đầy 3 chén.
- Một đĩa hoa quả tùy tâm (có thể chuẩn bị 1 đĩa gồm 5 loại quả khác nhau)
- Một lọ hoa hoa gồm 5 bông hồng.
- Ba cơi trầu, cau
- Tiền vàng
- Một cầu vàng màu vàng: 1000 vàng, một cầu vàng màu đỏ: 1000 vàng.
- Một chén nước sạch.
- Một con ngựa giấy màu đỏ, một con ngựa màu vàng có đầy đủ hia hài kiếm mũ.
- Hai bộ quần áo một bộ màu vàng, một bộ màu đỏ theo màu của ngựa để dâng cúng quan Thổ Công, Thổ Địa.
- Sớ thiên di linh vị thần Tài.
Lễ vật sẽ tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình để sắm, nhưng cơ bản như trên là đã đầy đủ, cũng không cần làm quá lớn gây lãng phí. Vì thờ cúng tại tâm nên chỉ cần sắm đủ những thứ cơ bản là có thể tiến hành lễ chuyển ban thờ tới nơi ở mới. Nhưng cần sử dụng đồ mới, tươi ngon, tránh đồ có dấu hiệu hư hỏng, hoa quả xỉn màu, sâu bọ gây mất thẩm mỹ, như vậy sẽ không đảm bảo sự tôn nghiêm, tôn trọng thần linh và gia tiên.
Do đặc trưng của việc chuyển ban thờ từ nhà cũ sang nhà mới là gia chủ sẽ phải cúng nhập trạch nên thông thường gia chủ sẽ làm cùng với ngày nhập trạch. Và lễ cúng chuyển ban thờ cũng sẽ cần 2 mâm lễ:
- Mâm lễ thứ nhất: cúng tại nhà cũ, nơi đặt bàn thờ cũ.
- Mâm lễ thứ 2: sẽ cúng tại nhà mới.
Làm lễ xin chuyển ban thờ
Các bước làm lễ cúng xin chuyển ban thờ tại nhà cũ: Sau khi chuẩn bị lễ cúng tươm tất, đầy đủ, gọn gàng xong sẽ và tờ sớ xong, gia chủ ăn mặc ngay ngắn, chỉnh tề, chờ tới giờ đẹp thì tiến tới bàn thờ (nơi đặt lễ) để đọc văn khấn xin chuyển, di dời bàn thờ thần tài, thổ công, táo quân, gia tiên… về nhà mới.
Khi tới giờ Hoàng Đạo gia chủ thắp hương, vái lạy và đọc bài cúng chuyển ban thờ theo đúng loại bàn thờ mà gia chủ cần chuyển như:
- Bài văn khấn chuyển ban thờ thần tài
- Văn khấn chuyển ban thờ gia tiên
- Bài văn khấn chuyển ban thờ Phật
Sau khi đọc văn khấn chuyển ban thờ xong gia chủ vái tạ, đợi gần hết tuần hương thì tiến hành hóa vàng, sau đó di chuyển ban thờ từ nhà cũ sang nhà mới.
Lưu ý khi di chuyển nên nhẹ nhàng, riêng bát hương cần phải được phủ bằng vải đỏ, tránh để lộ thiên, để âm binh dọc đường đi không nhân cơ hội trú ngụ, sẽ ảnh hưởng không tốt tới vận khí gia đình.
Chuyển ban thờ
Lễ cúng chuyển ban thờ tại nhà mới: Khi đến nhà mới gia chủ tiếp tục làm lễ báo cáo thần linh, thổ địa về việc đặt bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên, thần tài tại nhà mới, cúi xin thần linh nơi ở mới tiếp nhận cho phép cư ngụ.
Thủ tục chuyển rất đơn giản nhưng mọi việc từ chuẩn bị lễ cúng đến di chuyển đồ đạc cần cẩn trọng, tránh sơ xuất làm đổ vỡ đồ cúng, bát hương…phạm phải lỗi khiến công việc không được thuận lợi.
Sau khi đã chuyển xong bàn thờ, di chuyển bát hương sang nhà mới thì hãy thắp hương cúng gia tiên về việc chuyển ban thờ thành công, cảm tạ thần linh đã che chở nơi đất ở mới, cầu mong vạn sự như ý, bình an, thuận lợi làm ăn…
Việc quan trọng nhất khi chuyển ban thờ sang nhà mới là gia chủ phải thắp hương trên bàn thờ đủ 7 ngày liên tục với mục đích để gia tiên làm quen với nơi ở mới và không vấn vương nơi cũ.
Đặt bát hương trên bàn thờ mới
Cách đặt bát hương trên bàn thờ mới: Để bát hương cách tường 5cm; bát hương thần linh đặt ở giữa, bát hương gia tiên đặt bên tay trái (tính theo chiều từ trong tường nhìn ra), bát hương bà tổ cô ông mãnh đặt bên tay phải. Các bát hương cách nhau từ 10cm đến 15cm.
Cách thắp hương: Bát hương thần linh và 2 bát hương còn lại mỗi bát thắp 3 nén hương. Thắp theo thứ tự ở giữa Thần Linh thắp trước, sau đó đến Gia tiên bên trái, rồi đến Bà cô Ông mãnh bên phải.
✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn bà cô ông mãnh đơn giản
Hướng đặt bàn thờ đẹp
Hướng của bàn thờ là hướng ngược với chiều của người đứng khấn. Ta nên đặt bàn thờ có hướng đẹp theo Mệnh của chủ nhà, các hướng đẹp là: Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị.
Tránh đặt hướng bàn thờ vào các hướng Hung với Mệnh của chủ nhà như: Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Họa Hại, Lục Sát.
Văn khấn xin chuyển ban thờ gia tiên
Gia chủ có thể tham khảo văn khấn chuyển ban thờ sang vị trí khác trong nhà dưới đây:
“Nam mô A Di Đà Phật” (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20…
Tín chủ con là: ………………….. tuổi….
Hiện đang trú tại: ………………………………………………
Kính cáo liệt tổ liệt tông, nay vì trong nhà có thay đổi vị trí mặt bằng, nên con xin làm lễ để đặt bàn thờ tổ tiên…….. (họ của tổ tiên mà nhà đang thờ cúng) vào nơi mới trong nhà.
Hôm nay là ngày nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ gia tiên từ vị trí ……….. (vị trí cũ) sang vị trí ……… (vị trí mới). Con kính xin tổ tiên chấp lễ cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.
Tín chủ: ……………………. con xin dập đầu kính bái.”
Văn khấn ban thờ mới ( văn khấn an vị bát hương)
“ Con kính lạy Việt Nam Hoàng thiên hậu thổ
Con kính lạy,Thổ Công, thổ địa tôn thần, sơn thần chúa đất, bản gia Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân – Thổ địa long mạch tôn thần – Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần. thần tài tiền vị.
Hôm nay ngày…tháng… Năm …… Gia chủ con là …………………sinh năm ………… hành canh … tuổi, thê ………….. sinh năm ………….. hành canh … tuổi, nam tử ….. sinh năm …. hành canh … tuổi, nữ tử…….ngụ tại ngôi gia số ……………………… hôm nay ngày lành tháng tốt đệ tử xin lập bát hương phụng thờ chư vị tôn thần hoàng thiên hậu thổ, thổ công chúa đất, thần tài, ngũ phương chi thần vị tiền,bản đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, bản gia thổ địa long mạch tôn thần, bản gia ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần.
Tâm hương tấu thỉnh chư vị giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung đệ tử, nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ chư vị tôn thần, nguyện chư vị giáng phúc trừ tai độ âm độ dương, cho gia trung đệ tử.
Lời thỉnh Thánh ứng lô Hương: “ Kính thỉnh ngài ngũ phương thổ công, thổ địa tôn thần, sơn thần chúa đất thần tài tiền vị, bản gia Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân – Thổ địa long mạch tôn thần – Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần, lai giám lô nhang (3 lần) “
Trên đây là những bài văn khấn xin chuyển ban thờ đơn giản nhất nhất hy vọng sẽ giúp quý độc giả có thêm những thông tin bổ ích về việc thờ cúng ông bà tổ tiên. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
Bạn cần thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.