sập thờ tam cấp nhìn như thế nào

Sập thờ tam cấp là gì ? Sập thờ tam cấp làm bằng gỗ gì tốt nhất

Đối với mỗi hộ gia đình việc chọn một mẫu sập thờ với chất liệu gỗ tốt quả không dễ dàng gì? Nếu quan tâm đến điều này bài viết dưới đây của thietkenhathoho.com sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Sập thờ tam cấp là gì?

 

sập thờ tam cấp trông như thế nào

 

Sập thờ tam cấp hay còn được gọi là sập thờ 3 tầng hoặc gọi là tam cấp sập thờ. Sập thờ tam cấp thể hiện được các tầng lớp thứ tự từ thấp tới cao trong một đại gia đình.

Sập thờ tam cấp khác biệt hơn so với những mẫu sập thờ đôi hay sập thờ đơn thông thường. Các loại bàn thờ khác chỉ có một mặt bàn phẳng. Nhưng đối với sập thờ tam cấp thì chúng được chia ra làm ba tầng riêng lẻ. Kích thức của chúng nhỏ dần từ tầng thấp lên trên cao.

Dân gian quan niệm răng tầng cao nhất sẽ được thờ bậc trưởng bối người lớn nhất trong gia đình. Còn tầng thứ 2 sẽ được thờ ông bà nếu như gia đình đó có ông bà đã mất. Còn tầng cuối cùng sẽ để bày cỗ mặn, hoa quả, những đồ lê để cúng.

Sập thờ tam cấp có ý nghĩa gì?

Một trong những hình thức tín ngưỡng dân gian VN đó chính là việc thờ phụng tổ tiên, những người đã khuất để thể hiện lòng nhớ ơn, tưởng nhớ tới họ. thờ cúng tổ tiên đã trở thành một loại hình tín ngưỡng cổ truyền cổ dân tộc VN .

Mẫu sập thờ tam cấp đẹp đc các Chủ nhà  luôn ưu ái chọn những nơi trang nghiêm, những vị trí yên tĩnh & đẹp nhất trong nhà để đặt sập thờ.

Mặc dù sập thờ tam cấp đc thiết kế theo phong cách hiện đại khác hơn so với với các sập thờ thông thường. Nhưng bên cạnh đó vẫn giữ đc cái đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc VN. thiết kế, gia công, đánh bóng thực hiện một cách tỉ mỉ hết hợp với màu trầm của gỗ.

Sập thờ tam cấp đẹp sẽ đem đến cho gia đình bạn một diện tích sang trọng và ấm cúng.

Khi đặt sập thờ cần lưu ý những gì?

Sập thờ tam cấp đẹp nói riêng cũng như những loại sập thờ thông thường nói chung thì khi đặt sập thờ trong nhà không phải là đặt ở chỗ nào cũng đc. Nếu mà đặt ở vị trí xấu không hợp phong thủy thi gia chủ sẽ gặp phải những điều dủi ro, kém may mắn, ảnh hướng đến đường công danh tài lộc. Vi thế khi chọn vị trí để đặt sập thờ thì phải chú ý những điều sau đây:

  • Điều kiêng kỵ đầu tiên chính là không đc đặt sập thờ tam cấp ở vị trí có nhiều người đi lại qua nhiều. Như thế sẽ gây ồn ào đồng thời mất đi sự thanh tịnh nơi thờ cúng linh thiêng. 
  • Nghiêm cấm ko được đặt sập thờ cạnh phòng tắm nhé. Bởi theo quan niệm từ xa xưa thì việc tắm rửa là để trút hết ô uế, như vậy sập thờ mà để cạnh nhà tắm thì sẽ bị mất đi không khí tôn nghiêm vốn có. 
  • Không lên đặt trên nóc tủ
  • Những loại gỗ đa qua sử dụng tuyệt đối ko dùng để làm sập thờ, tất cả liên quan đến thờ cúng cần phải mua mới hoàn toàn.
  • Không đặt sập thờ ở hướng đông Bắc, hướng Đông Nam bởi vì đó hướng đó nhìn thẳng ra hướng ngũ quỷ.
  • Đối với bàn thờ gia tiên không nên đặt ở trái trung trâm của nhà.
  • Sập thờ Thần và sập thờ Phật có thể để gần nhau nhưng tuyệt đối 2 bát hương ko được để sát nhau.
  • Ở hướng ra cửa chính nếu mà gia đình bạn đặt mẫu sập thờ tam cấp đẹp ở đó thì những vật thể linh thiêng, như tượng thần thánh phải để ở tầng cao nhất.
  • Đèn thờ thì phải luôn luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương sao. Như vậy mới có thể đem đến được nhiều may mắn, tài lộc cho Chủ nhà,
  • Nên tránh những nơi có hướng hút gió mạnh vì nó có thể thôi tàn nhan bay lung tung gây lên hỏa hoản.
  • Đèn ở khu vực thờ cúng nên chọn lựa loại đèn có ánh sáng nhẹ tạo cảm giác ấm cúng chứ đừng nên chọn đèn có ánh sáng mạnh gây trói mắt.

Lên trọn sập thờ tam cấp bằng gỗ gì ?

 

Khi chọn lựa sập thờ bạn phải chọn những chiếc sập thờ đc làm từ vật liệu gỗ tự nhiên mới có thể làm hạn chế mối mọt, có độ bền cao. bạn có thể tham khảo 1 số chất liệu gỗ chúng tôi gợi ý dưới đây:

Gỗ mít

Gỗ mít luôn là lựa chọn số 1 trong việc thiết kế gia công các vật dụng trong nhà khác biệt đa dạng nhất chính là sử dụng để gia công các loại sập thờ nói chung cũng như mẫu sập thờ tam cấp nói riêng. Gỗ mít nổi tiếng có độ bền cao, rất ít bị mối mọt. Lại có mùi hương thoang thoảng như mùi trầm. Gỗ mít có màu vàng sậm để lâu lại ngả sang gam màu đỏ sậm. Rất thích hợp để làm sập thờ.

Gỗ mít cũng rất mềm dẻo dai chứ không bị giòn dễ gãy như các loại gỗ khác. Ít bị cong vênh nhiều lại dễ trạm trổ. Nhiều ưu điểm như vậy nhưng giá sập thờ tam cấp đẹp làm bằng gỗ mít lại rất phải chăng. thích hợp với nhiều nhu cầu gia đình ngày nay.

Gỗ tràm

Tràm hay còn có tên gọi khác là cây keo lá kim. Gỗ cây tràm có độ bóng cao và có gam màu sáng hơn gỗ mít một chút, ít bị cong vênh và rất dẻo dai. Ở Việt Nam cây keo là kim được trồng ở rất nhiều đặc biệt là vùng đồi núi chúng được trồng và thu hoạch với số lượng lớn. đặc biệt chỉ đối với những cây có tuổi thọ bằng hoặc hơn 20 năm mới chọn để chế tạo làm sập thờ mà thôi.

Cây tràm rất dễ trồng & dễ sống lại được trồng ở một quy môn lớn. vì thế giá bán của chúng rất rẻ, rẻ hơn sập thờ làm bằng gỗ mít. Hầu như tất cả các sản phẩm làm bằng gỗ đều có sự góp mặt ít nhiều của gỗ tràm.

Gỗ hương đỏ

Gỗ giáng hương chính là tên thường gọi khác của gỗ hương đỏ. Đây là 1 trong những loại gỗ quý đang cần phải nhân giống và bảo tồn. vì thế số lượng rất ít và tất nhiên là giá thành của chúng cũng rất cao, chúng thường được nhập khẩu vì gỗ ở Việt Nam được bảo vệ nghiêm ngặt. Thớ gỗ hương đỏ rất mịn, có đường vân tuyệt đẹp cùng với sớ gỗ rất nhỏ. Sập thờ tam cấp được làm bằng gỗ hương thì rất đẹp và chắc chắn.

Khi mới đc khai thác thì loại gỗ này có màu đỏ đặc trưng cùng với vân gỗ nổi rất bắt mắt. thế nhưng khi đc sử dụng lâu sẽ đổi dần sang màu đỏ sẫm nhìn vào càng chắc chắn và quý giá. Hơn nữa gỗ có mùi thơm nhẹ đặc trưng mà không có thứ gỗ nào có.

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng biết thêm về các loại sập thờ tam cấp cũng như cách chọn gỗ đóng sập thờ tam cấp rồi đúng không nào. Hy vọng rằng với những thông tin bổ ích phía trên sẽ giúp ích được quý độc giả trong việc trọn sập thờ và biết được ý nghĩa của chúng.

Mẫu bản vẽ nhà thờ họ

Tổng hợp những mẫu Bản vẽ nhà thờ họ đầy đủ nhất

Để tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng, rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao trong quá trình xây dựng hoàn thiện nhà thờ họ, bạn cần có ngay bản vẽ nhà thờ họ chi tiết.

 

✅✅✅  Để tải Full bản vẽ nhà thờ họ  tại đây

 

Bản vẽ nhà thờ họ là gì?

Bản vẽ nhà thờ họ là gì?

Một bản vẽ nhà thờ họ của Acc Home

Bản vẽ nhà thờ họ hay bản vẽ thiết kế nhà thờ họ là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà. Trong hồ sơ diễn giải chi tiết về hình dáng, kích thước, họa tiết trang trí, kết cấu hoàn chỉnh của nhà thờ. Thông qua bản vẽ các kỹ sư, chủ thầu sẽ biết được quy cách xây dựng từ khi khởi công đến khi hoàn thiện ngôi nhà, diện tích và kích thước cụ thể của toàn bộ nhà thờ và từng bộ phận riêng như cửa, các gian thờ….

Đồng thời, biết được màu sắc, kiểu dáng ngoại thất, bố trí nội thất, nguyên vật liệu thi công cần những loại gì và số lượng bao nhiêu … Căn cứ vào bản vẽ nhà thầu sẽ chuẩn bị vật liệu, lập trình các việc cần làm để quá trình thi công được diễn ra nhanh chóng, chính xác, đảm bảo kỹ thuật, an toàn cho đội ngũ thợ.

Bản vẽ thiết kế nhà thờ họ gồm những gì?

Bản vẽ thiết kế nhà thờ họ gồm những gì?

Một bản thiết kế nhà thờ họ gồm những gì ?

Hồ sơ bản vẽ thiết kế nhà thờ họ hiện nay sẽ bao gồm 3 phần chính là: Phần kiến trúc, phần kết cấu và điện nước. Cụ thể:

Phần bản vẽ thiết kế kiến trúc nhà thờ họ: là phần quan trọng nhất thể hiện kiểu dáng từ ngoài vào trong của nhà thờ. Hồ sơ thiết kế trong phần này gồm khoảng 30 bản vẽ nhỏ. Phần kiến trúc trong bản vẽ thiết kế chủ yếu thể hiện kích thước, các chi tiết, chiều cao, khẩu độ, mặt cắt của các tầng và các thứ liên quan tới hình dáng vật liệu thi công của nhà thờ họ.

Bản vẽ thiết kế kết cấu nhà thờ họ: Cũng giống như các hồ sơ khác, phần kết cấu thể hiện toàn bộ các thứ có liên quan tới các lớp thép bảo vệ bên trong bê tông; móc thép chịu lực; khoảng cách thép chịu lực của các dầm, cấu tạo đai cột, dầm; cấu tạo móng và mặt bằng móng. Tùy thuộc vào tính chất của đất và độ phức tạp của công trình, kiến trúc sư sẽ đưa ra phương án móng phù hợp như: móng đơn, móng cọc hay móng bè,…Mặt bằng định vị cột và chi tiết cột sẽ thể hiện được khoảng cách và vị trí của các cột với nhau. Khối lượng bản vẽ trong phần kết cấu này cũng khoảng 30 bản vẽ nhỏ.

Bản vẽ điện nước: Đây là phần bản vẽ đơn giản và có số lượng bản vẽ ít nhất trong 3 phần, vì hầu như nhà thờ họ chỉ có mỗi phần điện mà thôi. Vì vậy số lượng bản vẽ chỉ vài bản nhỏ, tối đa là 10 bản. Phần điện bao gồm: mặt bằng bố trí điện chiếu sáng, quạt, điều hòa…

Nguyên tắc Thiết Kế Nhà Thờ Họ

Nguyên tắc Thiết Kế Nhà Thờ Họ

Nguyên tắc để thiết kế nhà thờ họ

Nguyên tắc thiết kế nhà thờ họ là luôn đảm bảo sự đăng đối, sắp xếp bố cục đối xứng qua trục thần đạo – trục tưởng tượng đi qua chính giữa nhà. Nguyên tắc này cần được áp dụng xuyên suốt cho toàn bộ thiết kế bao gồm sự đối xứng về hình khối kiến trúc, cách sắp xếp, trang trí các vật dụng đồ thờ bên trong.

Vật liệu xây dựng nhà thờ họ: Nên lựa chọn chất liệu truyền thống như mái ngói hoa tranh để lợp mái, gạch đỏ hoặc đá xanh tự nhiên để lát sân, lát hiên; sử dụng các loại gỗ quý như gỗ lim Nam Phi, gỗ hương, gỗ mít… để làm cột kèo, vỉ xà, cửa ra vào và hoa văn trang trí cấu kiện…Bạn cũng có thể chọn vật liệu bê tông giả gỗ thay cho gỗ tự nhiên để giảm chi phí xây dựng. Bên cạnh việc chọn lựa vật liệu tốt thì gia chủ cũng cần sáng suốt lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công nhà thờ uy tín, chất lượng để công trình trở lên hoàn hảo nhất.

Giá bản vẽ thiết kế nhà thờ họ hiện nay

Giá thiết kế nhà thờ họ

Báo giá thiết kế nhà thờ họ

Hiện nay có rất nhiều công ty xây dựng báo giá thiết kế thiết kế nhà thờ họ. Nhìn chung, đơn giá không giao động nhiều.

– Giá thiết kế nhà thờ họ truyền thống trên 200m2 là: 100.000đ/m2

– Giá trọn gói tối thiểu cho một công trình bao gồm đầy đủ kiến trúc, điện nước, kết cấu là 15 triệu đồng (tức là diện tích dưới 150m2 kiến trúc sư vẫn tính 15 triệu tiền phí thiết kế.) Nếu bạn muốn làm thêm gói dự toán kinh phí là 2 triệu đồng/ bộ hồ sơ.

– Đối với công trình nhà thờ họ kết hợp nhà ở trên cùng một khuôn viên mảnh đất: tính phí riêng từng hạng mục riêng.

– Giá thiết kế nội thất nhà thờ: 200.000đ/m2

Giá thiết kế nhà thờ họ phụ thuộc vào các hạng mục được xây dựng kèm theo trên cùng một mảnh đất

Giá thiết kế nhà thờ họ phụ thuộc vào các hạng mục được xây dựng kèm theo trên cùng một mảnh đất

Tổng hợp các bản vẽ nhà thờ họ đẹp

Tổng hợp các bản vẽ nhà thờ họ đẹp

Nhà thờ họ được xem là công trình kiến trúc mang ý nghĩa tâm linh to lớn, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của cả một dòng họ qua bao thế hệ. Để thiết kế và xây dựng một công trình nhà thờ họ đẹp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ phong thủy; đặc trưng văn hóa từng vùng miền đến điều kiện kinh tế của dòng họ. Tất cả đều cần nghiên cứu kỹ lưỡng, lên kế hoạch chuẩn bị, lựa chọn bản vẽ thiết kế thật tỉ mỉ, chi tiết. Dưới đây là một số bản vẽ nhà thờ họ đẹp, mời các bạn tham khảo.

Bản vẽ nhà thờ họ 1 gian

Nhà thờ họ 1 gian thường được xây dựng ở trên mảnh đất có diện tích nhỏ khoảng 15 – 30m2, phù hợp với những gia đình và dòng họ có điều kiện kinh tế hạn chế. Kiến trúc ngoại thất của thiết kế này tuy khá đơn giản không sử dụng nhiều chi tiết trang trí phào chỉ trạm trổ cầu kỳ, nhưng nó vẫn mang đậm phong cách truyền thống của kiến trúc nhà thờ họ ở vùng Bắc Bộ xưa.

Bản vẽ nhà thờ họ 1 gian

Hình ảnh: Mẫu nhà thờ họ 1 gian mang nét đẹp mộc mạc giản dị đậm chất Bắc Bộ

Bản vẽ nhà thờ họ 3 gian 2 mái

Bản vẽ nhà thờ họ 3 gian 2 mái truyền thống có kiến trúc khá đơn giản, điển hình là một ngôi nhà hình chữ Nhất nằm ngang với mái trước, mái sau tạo thành hình chữ A đẹp mắt. Mái có thể được lợp bằng ngói mái âm dương, mũi hài cổ…thiết kế theo kiểu thu hồi bít đốc chắc chắn. Vật liệu xây dựng sử dụng chủ yếu bằng gỗ tự nhiên, đá xanh, gạch vữa, cột bê tông…

Bản vẽ nhà thờ họ 3 gian 2 mái

Hình ảnh: Thiết kế nhà thờ họ 3 gian 2 mái truyền thống

Bản vẽ thờ họ 5 gian

Mẫu nhà thờ họ 5 gian 2 mái được thiết kế gồm 5 gian trong đó 3 gian giữa là nơi thờ cúng và bàn ghế tiếp khách, 2 gian hai bên là phòng để con cháu nghỉ ngơi. Hiên trước sử dụng 6 cột đá hoặc cột gỗ lim vững chãi để nâng đỡ hệ mái. Bậc thềm đi lên có chiều rộng bằng 3 gian nhà, chiều cao tùy theo chiều cao của móng nhà thờ để bố trí bậc tam cấp, ngũ cấp hoặc cửu cấp…

Bản vẽ thờ họ 5 gian

Mẫu nhà thờ họ 5 gian chính

Hình ảnh: Bản vẽ thờ họ 5 gian 2 mái

Bản vẽ thiết kế nhà thờ họ 4 mái – 8 mái

So với nhà thờ họ 2 mái và 8 mái thì nhà thờ họ 4 mái có kiến trúc cổ kính nhất gồm 1 tầng mái có 4 mặt là 1 mặt trước, 1 mặt sau và 2 đầu hồi. Ông bà ta vẫn thường gọi nhà 4 mái là nhà mái đao, nhà trái bồ câu nếu 4 mái có góc uốn cong.

Mẫu nhà thờ 3 gian 4 mái đẹp

Hình ảnh: Mẫu nhà thờ 3 gian 4 mái đẹp

Nhà 8 mái là nhà thờ họ có 2 tầng mái xếp chồng lên nhau. Phần mái cũng chính là điểm nhấn đặc biệt làm nên vẻ đẹp cuốn hút và thanh thoát cho kiến trúc nhà thờ. Loại ngói sử dụng cho mái nhà thờ họ này là ngói mũi hài hoặc ngói âm dương với họa tiết vảy rồng. Các họa tiết trang trí ở trên đỉnh mái, góc mái cũng vô cùng cầu kỳ, tinh tế. Phong cách thiết kế nhà thờ 5 gian 8 mái rất được các dòng họ lớn, có điều kiện kinh tế ưa chuộng.

Mẫu nhà thờ họ 8 mái

Hình ảnh: Mẫu nhà thờ họ 8 mái đúng là một cực phẩm trong thiết kế nhà thờ họ

Nhà thờ họ 3 gian bê tông giả gỗ

Nhà thờ họ bằng bê tông giả gỗ là công trình được làm hoàn toàn bằng bê tông cốt thép, sau đó sơn vân giả màu gỗ, nhìn không khác gì nhà truyền thống bằng gỗ thật. Kiến trúc cũng khá tương đồng với kiểu truyền thống tuy nhiên cũng có những nét độc đáo riêng để phục vụ cho các hoạt động tâm linh trang trọng, uy nghiêm.

Nhà thờ họ 3 gian bê tông giả gỗ

Hình ảnh: Chiêm ngưỡng phối cảnh 3D nhà thờ họ bê tông giả gỗ đẹp nhất hiện nay

Các chi tiết trang trí trong nhà thờ họ giả gỗ đều là các khối hình được đúc từ khuôn cao su hoặc được nghệ nhân đắp bằng tay. Các họa tiết thường là hình hoa lá, vân mây, chim thú được cách điệu. Ngoài ra còn có hình họa của các linh vật như con nghê, phù hổ, rùa, hạc. Duy chỉ có chi tiết đầu rồng là không sử dụng vì đây là hình tượng dùng trong các đền, chùa.

Bản vẽ nhà thờ họ 2 tầng

Đối với các mẫu nhà thờ họ 2 tầng, gia chủ thường sử dụng tầng 1 là nơi tiếp khách, chuẩn bị lễ cúng và ăn uống mỗi khi có giỗ chạp. Tầng 2 là nơi thờ cúng tổ tiên. Cầu thang lên tầng 2 sẽ được đặt 2 bên hông nhà tượng trưng cho 2 cánh tay dâng lễ hướng về tổ tiên. Về phần mái, chủ đầu tư có thể sử dụng kiểu 4 mái hoặc 8 mái tạo sự đồ sộ, hoành tráng, uy nghi, cổ kính cho tổng thể công trình.

Bản vẽ nhà thờ họ 2 tầng

Hình ảnh: Bản vẽ phối cảnh kiến trúc nhà thờ họ 2 tầng

Bản vẽ nhà thờ họ kết hợp nhà ở

Việc xây dựng nhà thờ và nhà ở tách biệt trên hai mảnh đất khác nhau đòi hỏi gia đình hoặc dòng họ phải có quỹ đất riêng rộng rãi và nguồn tài chính lớn. Do đó, nhiều dòng họ đã lựa chọn xây nhà thờ họ cùng mảnh đất với nhà trưởng họ. Để tiện cho việc thờ cúng, quét dọn, hương khói thường xuyên hơn giúp không khí nhà thờ không quá cô quạnh, u ám. Công trình nhà thờ họ như vậy sẽ được thiết kế riêng biệt vuông góc với nhà ở đảm bảo đúng phong thủy và sự tôn kính với người đã khuất.

✅✅✅ Xem thêm : Mẫu nhà thờ họ kết hợp với nhà ở 

Bản vẽ nhà thờ họ kết hợp nhà ở

Hình ảnh: Bản vẽ nhà thờ họ kết hợp nhà ở

Trên đây là tổng hợp các mẫu bản vẽ thiết kế nhà thờ họ thịnh hành nhất hiện nay hy vọng chúng sẽ cung cấp cho quý chủ đầu tư nhiều ý tưởng thiết kế công trình nhà thờ họ cho dòng họ mình. Nếu quý chủ đầu tư đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế nhà thờ họ uy tín để thiết kế và thi công cho nhà thờ họ cho dòng họ nhà mình có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703.776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathohodep@gmail.com. Các kiến trúc sư của chúng tôi chắn chắn sẽ tư vấn làm hài lòng quý chủ đầu tư.

Tỉa chân nhang đúng cách

Văn khấn bao sái bát hương ngắn gọn

Mỗi khi tết đến, trước khi chuẩn bị mâm cơm cúng táo quân, cúng tất niên hay cúng giao thừa…thì gia chủ cần phải làm lễ cúng bao sái bát hương trước để đón tổ tiên về ăn tết. Vậy bao sái bát hương là gì, các bước thực hiện và văn khấn bao sái bát hương ra sao thì mời quý vị cùng tìm hiểu nội dung dưới đây.

Bao sái bát hương là gì ?

Bao sái bát hương là gì ?

 

Bao Sái bát hương hay Tịnh sái bát hương là cách gọi theo nhà Phật về việc vệ sinh bát hương vào dịp cuối năm từ 23 tháng Chạp đến hết 30 Tết. Đây cũng là dịp mà cháu con hướng về nguồn cội tổ tiên của mình, nhằm bày tỏ tấm lòng hiếu thuận và cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp, bình an sẽ đến với gia đình mình trong năm mới. Thời điểm này, nhiều gia đình sẽ cùng kết hợp việc bao sái, rút tỉa chân nhang hay thậm chí bốc lại bát hương sau một thời gian dài thờ cúng.

Tại sao phải cúng khi bao sái bát hương?

Tại sao phải cúng khi bao sái bát hương?

 

Mỗi khi gia chủ tiến hành các nghi thức tâm linh, đặc biệt là bao sái bát hương, bao sái ban thờ, gia chủ cần hết sức thận trọng, tránh việc tự ý di dời các vật phẩm cúng bái, lau dọn khi chưa tiến hành xin phép làm lễ cúng khấn nêu lý do với chư vị gia tiên hay Thần linh. Việc tự ý động chạm hay di chuyển đột ngột các đồ thờ trên bàn thờ bị xem là hành vi  làm kinh động, mạo phạm hay đến Chư vị Thần linh hay gia tiên đang ngự tại đó.

Vậy nên, các nhà nghiên cứu về văn hóa tâm linh đã biên soạn nên văn khấn bao sái bát hương làm “cầu nối tâm linh” giúp gia chủ bày tỏ được nguyện vọng, lòng thành tới bậc bề trên, mong cầu mọi việc hanh thông, hoàn hảo nhất.

Cách bao sái bát hương, rút tỉa chân nhang đúng cách

Cách bao sái bát hương, rút tỉa chân nhang đúng cách

 

Để bao sái dọn dẹp bát hương, rút chân nhang đúng cách mà không phạm phải các kiêng kị thì các bạn nên thực hiện theo các bước sau:

  1. Mở hết các cửa ra vào nhà; chuẩn bị đầy đủ đồ cúng, nến, hương, hoa, quả, 1 cái bàn rộng, sạch sẽ đặt bên cạnh bàn thờ để hạ đồ lễ trên bàn thờ xuống, mặt bàn phủ vải hoặc giấy đỏ lên mặt bàn. Nếu dọn bàn thờ Phật thì phủ giấy vàng. Trước khi bắt đầu khoảng 30 phút nên ngâm khăn sạch vào nước gừng trộn với rượu trắng.
  2. Thắp hương và khấn để xin phép thần linh, tổ tiên về việc dọn dẹp bàn thờ, bát hương.
  3. Hạ đồ cúng trên bàn thờ xuống đặt ở chiếc bàn đã chuẩn bị để lau dọn. Lưu ý sử dụng khăn lau đã được ngâm rượu gừng.
  4. Bao sái, rút tỉa chân nhang

Nếu muốn việc bao sái và rút tỉa chân nhanh thuận lợi thì đầu tiên bạn nên rửa sạch hai tay bằng rượu gừng. Sau đó, một tay giữ chặt lấy bát hương, lấy chổi sạch quét bụi ở bát hương xuống, tiến hành lau sạch, rồi rút tỉa từng chân tới khi chân nhang còn lại là số lẻ là 5 (đối với bát nhang thần linh) và 3 chân nhang với bát hương khác. Nếu bát hương to gia chủ mà chủ là nam có thể giữ lại 7, 17, 27, 37 chân hương không được giữ lại 47 vì đó là số tử thần. Chủ là nữ nên giữ lại 9, 19, 29, 39 không được giữ lại 49 chân hương. Chân nhang đã rút đem đi hóa hoặc thả sông. Lau lại bụi và hương cũ rơi ra bằng khăn đã ngâm rượu gừng.

  1. Đặt các đồ cúng vào đúng vị trí và thay nước cho 3 hũ gạo muối nước (nếu có). Và đọc bài khấn xin thỉnh cầu tổ tiên, thần linh về, sau khi đã dọn dẹp xong.

Lưu ý: Đối với tượng, ảnh và bàn thờ Phật, ta dùng nước sạch ngâm với cánh hoa hồng vàng hoặc nước ngũ vị hương để lau, không nên dùng rượu.

Những kiêng kỵ khi bao sái, tỉa chân nhang bát hương

Những kiêng kỵ khi bao sái, tỉa chân nhang bát hương

 

Bát hương được xem là linh vật rất linh thiêng ở nơi thờ cúng. Khi ta đốt nhang, khói nhang là nhịp cầu nối  giúp người dương gửi lòng thành kính hiếu thuận của mình vào cõi vô hình.

Theo phong tục của người Việt thì trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, ông bà thường là con trai trưởng, hoặc có thể là con thứ (nếu con thứ ở chung trên đất của bố mẹ khi còn sống và các thành viên trong gia đình đồng thuận thờ). Tuy nhiên, nếu gia đình nào có tâm vẫn có thể tự bốc bát hương gia tiên về thờ tại nhà riêng. Trong một gia đình thường có 3 cấp bậc thờ đó là thờ Phật, thờ Thần và thờ gia tiên. Sau đây là những điều cần lưu ý khi rút chân nhang và bốc bát hương:

– Người thực hiện tốt nhất là chủ nhà hoặc là người có tâm trong việc thờ cúng, sạch sẽ, chỉnh chu, đầu tóc gọn gàng.

– Khi lau dọn bát hương và bài vị, gia chủ không được tự ý thay đổi vị trí, xê dịch sẽ động đến chân nhang. Cần dùng giữ tay giữ cố định vị trí, tay còn lại dùng để lau dọn.

– Nếu gia chủ bốc bát hương thì khi xong hãy đặt bát hương trên bàn thờ đã được vệ sinh sạch sẽ.

– Nên đặt tiền vàng hoặc tiền xu trên bàn thờ, không đặt tiền thật bởi nhiều người cho rằng khi đặt tiền thật ở trên bàn thờ, thần linh gia tiên sẽ khó về, các cầu nguyện của bạn sẽ không được linh nghiệm.

– Dọn dẹp trong ngày ông Công, ông Táo thì bạn có thể bày thêm bánh kẹo và vàng mã. Trong ngày 30 Tết cho đến mùng 5 thì nên dán Táo quân phù để mời ông Táo quay lại.

– Khi tỉa chân hương, gia chủ dùng một tay giữ chặt bát hương tránh để bát hương di chuyển hay xê dịch, tay còn lại dọn dẹp và rút chân hương.

Cách sắm lễ bao sái xin tỉa chân nhang

Cách sắm lễ bao sái xin tỉa chân nhang

 

Sắm lễ bao sái bát hương, bàn thờ rất đơn giản, quý vị chỉ cần chuẩn bị:

  • 1 đĩa xôi
  • 3 chén rượu nhỏ
  • 1 miếng thịt mồi luộc (tức thịt lợn có cả mỡ cả nạc)
  • 1 đĩa trái cây theo mùa
  • 1 ấm trà và 5 chén nhỏ
  • 1 cốc nước đun sôi để nguội
  • 2 lọ hoa
  • 3 lễ tiền vàng

Văn khấn rút tỉa chân hương

Văn khấn rút tỉa chân hương

 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Tín chủ tên là…

Cư ngụ tại địa chỉ:…

Hôm nay ngày… tháng… năm… Tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên.

Tín chủ xin kính cáo với các chư vị… (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm, thanh tịnh. Kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.

Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho con lau dọn được khang trang, mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ, cho cung tài không động, cung lộc không hao.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ, kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn rút tỉa chân hương ban thờ thần tài

Nên đặt gì trên bàn thờ ông Địa

 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

– Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Tín chủ con là:… Ngụ tại:…

– Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ… (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp… hoặc ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) – để sạch sẽ bàn thờ cho việc thờ cúng được trang trọng, khang trang (trường hợp dọn dẹp bàn thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ… chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn sau khi rút tỉa chân hương

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy 9 phương Trời

– Con lạy 10 phương Đất

– Con kính lạy chư Phật 10 phương

– Con kính lạy 10 phương chư Phật

– Con kính lạy quan đương niên, đương cảnh, quan hành khiển, thần binh.

– Con kính lạy các Ngài ngũ phương, ngũ mạch, tài thần, táo quân.

Tín chủ con là:…

Cư trú tại:…

– Hôm nay tân niên xuân tiết, ngày lành tháng tốt. Con chọn được thời hoan khắc hỉ để sái tịnh lại hương án.

– Nay việc dương đã tròn, cung thỉnh các vị các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.

– Năm cũ lộc tài con xin tạ.

– Năm mới lộc mới con mong cầu.

Xin các vị các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ con được an bình, thuận lợi. Xuất hành đi đến nơi về đến chốn.

– Cuộc sống duyên lành mang tới, duyên dữ mang đi.

– Tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.

– Tâm trần con có.

– Lễ trần con dâng.

Nếu âm điều con có thiếu sót, kính xin được tha thứ, chở che.

Mong các vị các ngài linh thiêng giáng hạ, chúng con xin kính thành cẩn cáo.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Video hướng dẫn bao xái bát hương

 

Trên đây là văn khấn bao sái bát hương và các thông tin liên quan. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm đến bài viết của nhà thờ họ. Nếu quý chủ đâu tư có nhu cầu thiết kế nhà thờ họ cũng như các công trình tâm linh khác có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp quý chủ đầu tư có nhưng không gian hoàn hảo nhất.

khấn nhà thờ họ

Văn khấn nhà thờ họ

Thờ cúng tổ tiên trong nhà thờ họ là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng không còn xa lạ với người dân Việt Nam ta. Tuy nhiên văn khấn nhà thờ họ vào ngày giỗ tổ, khánh thành, lễ tết, mùng 1 hôm rằm như thế nào thì không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Ý nghĩa của việc cúng giỗ họ

Ý nghĩa của việc cúng giỗ họ

 

Cúng giỗ tổ tiên của dòng họ là một tập tục truyền thống thể hiện đạo đức Nhân Hiếu Lễ Nghĩa của người Việt ta. Trải qua bao nhiêu thăng trầm đổi thay trong lịch sử thì đến nay phong tục này vẫn giữ nguyên những giá trị tốt đẹp.

Quả thật như vậy, việc thờ cúng tổ tiên không chỉ được thờ tại gia, mà trong các dòng họ (dù lớn hay nhỏ) đều sẽ thờ cúng tổ tiên chung trong nhà thờ họ , từ đường. Ngoài trách nhiệm chăm sóc dọn dẹp nhà thờ họ hàng ngày, duy trì hương hỏa, thì con cháu cần tổ chức các buổi cúng giỗ đều đặn mỗi năm. Trong ngày giỗ họ, ngoài các xuất Đinh (con trai) thì toàn bộ con cháu đều có thể góp giỗ. Sẽ có gia phả ghi chép lịch sử cội nguồn của dòng họ và các tấm lòng hảo tâm đóng góp một phần xây dựng nhà thờ họ , sắm sửa đồ thờ cúng ngày càng khang trang bề thế hơn.

Văn khấn ngày giỗ tổ tiên được đọc lên như một lời cảm tạ tri ân sâu sắc, thể hiện tình cảm thương tiếc, biết ơn của con cháu với những người đã khuất.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bố trí nội thất nhà thờ họ

Cúng giỗ tổ dòng họ như thế nào

Cúng giỗ tổ dòng họ như thế nào

 

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, sinh sống trải dài trên mọi miền tổ quốc. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa và tục lệ thờ cúng riêng. Do đó, cách cúng và sắm lễ của từng vùng sẽ có đôi chút khác nhau, gia chủ cần vận dụng linh hoạt.

Trước đây khi hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, nhiều gia đình dòng họ chưa thể xây dựng nhà thờ họ riêng biệt, thì mọi người vẫn thường khấn bái, thắp hương tại nhà thờ trưởng họ. Trong lễ cúng phải dùng điển tế (nghi thức cao hơn lễ) phải có trống, nhạc chiêng và người quỳ để đọc bài văn cúng giỗ tổ. Mọi hành động cần phải tuân theo lời xướng, tiếng chiêng, trống. Nên quá trình hành lễ  phải mất vài giờ đồng hồ mới hoàn thành.

Tuy nhiên, ngày nay khi xã hội đã phát triển, những nghi lễ cúng tế trước đây đã được lược những thủ tục rườm rà, chuyển thành nghi thức tưởng nhớ tới công đức của các vị tổ tiên như đọc tiểu sử công đức các vị Thủy tổ và các vị Thiên tổ làm lễ dâng hương, hoa, đọc văn khấn giỗ tổ dòng họ. Kết thúc buổi lễ Trưởng Họ và các vị bô lão trong họ sẽ tổng kết tại những điều còn tồn đọng trong năm cũ, đưa ra mục tiêu và phương hướng giải quyết trong năm mới, khuyên răn con cháu tích cực học tập, rèn luyện cũng như tích đức để dòng họ ngày càng phát triển hơn nữa. Cuối cùng là con cháu cùng thụ lộc, ăn cơm.

Việc cúng giỗ ngày nay, không chỉ dừng lại ở việc sắm vài mâm cơm để đại diện các xuất đinh, hoặc chỉ con cháu trong dòng họ gặp mặt, thụ lộc ăn uống. Mà nhiều gia đình dòng họ có điều kiện tốt sẽ tổ chức thêm năm, bẩy mâm cơm mời hàng xóm bạn bè đến thăm.

✅✅✅ Xem thêm: Án gian thờ là gì?

Cách sắm lễ cúng nhà thờ họ

Cách sắm lễ cúng <b>nhà thờ họ </b>

 

Các lễ vật cúng nhà thờ họ cũng tương tự như những ngày cúng giỗ ông bà thường niên. Chỉ có quy mô sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc cúng tại gia, do có sự góp mặt của hầu hết các thành viên trong dòng họ. Đồ lễ cần chuẩn bị  là lễ chay và lễ mặn như:

  • Hoa cúc tươi
  • Hương thơm
  • Mâm ngũ quả
  • Trầu cau tươi
  • Rượu trắng, nước lọc,
  • Bánh kẹo, phẩm oản, nước ngọt
  • Gà luộc
  • Xôi chè,
  • Thịt lợn, giò lụa, món canh, rau, nem rán, tôm chiên…

✅✅✅ Xem thêm: Cách sắm mâm lễ cúng cửu huyền thất tổ

Tổng hợp văn khấn nhà thờ họ

Văn khấn ngày giỗ tổ tiên tại nhà thờ họ

 

Văn khấn ngày giỗ tổ tiên tại <b>nhà thờ họ </b>

Ngày giỗ tổ tiên được diễn ra tại nhà thờ họ cần đầy đủ các nghi thức truyền thống quan trọng. Thông thường sẽ được thực hiện trong 2 ngày (trước ngày giỗ và trong ngày giỗ), trước ngày giỗ được gọi là cúng cáo với mục đích mời gọi tổ tiên trở về với dòng họ vào ngày giỗ hôm sau. Trong ngày giỗ, mọi sự phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng để tránh sai sót, ngoài các vật phẩm thờ cúng ra thì nhất định phải có bài văn khấn do trưởng họ đọc khi tiến hành nghi thức. Nội dung bài văn khấn giỗ tổ tiên tại nhà thờ họ như sau:

Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật

Nam mô Địa Vương Mẫu Phật

Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật

Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương.

Nam mô Chư vị Bồ Tát

Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu

Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần

Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch,Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực.

Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền.

Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội.

Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ …

Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ …

Hôm nay là Ngày… Tháng… Năm…….Con tên là:………………………………

Đang cư ngụ tại địa chỉ:…………….

Đại diện cho con cháu dòng họ …

Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chắp lễ chấp bái.

Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.

Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ …: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ … chúng ta ngày càng đông đúc, phú quý, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi.

Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Giữ vững được truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động, siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.

Văn khấn lễ khánh thành về nhà thờ họ

Văn khấn lễ khánh thành về <b>nhà thờ họ </b>

giương đựng gia phả các giấy tờ liên quan đến  nhà thờ họ

 

Cúi nghĩ rằng:

Vầng nhật nguyệt mười phương rạng rỡ

Đức tổ tông muôn thuở sáng ngời

Ngẩng âm phúc ám nối đời

Thờ thần thần tại về nơi Từ đường

Để con cháu lựa phương phụng sự

Nghìn năm say Xuân tự thu thường

Băn khoăn tự chí phế hoang

Đến nay con cháu sửa sang khánh thành

Kính thiết chiêu nghinh yên vị

Rước thần thông Tẩy uế khai quang

Mừng nay đông tiết vừa sang

Gần xa hội tụ họ hàng đông vui

Đời 15 Lê Chiêu Kình trường tộc (thay đổi đời và tên dòng họ thứ bao nhiêu tương ứng)

Cùng các bậc trưởng nách, trưởng chi

Cháu con nội ngoại đôi bên

Toàn tộc kính cẩn dâng lên tâu trình

Ơn trời đất cao dày che chở

Ơn tổ tông phù hộ đội trì

Ơn nhờ đức phật từ bi

Ơn nhờ Thánh chúa thần kỳ chứng soi

Cây vững cội thắm chồi xanh lá

Nước trong nguồn bể cả sông sâu

Chữ trung chữ hiếu làm đầu

Ai không tâm niệm thì đâu có mình

Nhờ tổ tiên anh linh phù hộ

Dìu cháu con tiến bộ trưởng thành

Trẻ già trai gái yên lành

Họ hàng thịnh vượng gia đình đông vui

Buổi sơ khai một ngôi Thủy Tổ

Đời nối đời chia hộ chia chi

Cây cao bóng cả xum xuê

Lá rơi về cội, người về tổ tông

Nghìn năm sau nối dòng mãi mãi

Ai trồng cây ra hái quả ngon

Vậy nên dạy cháu khuyên con

Vui vền tổ trạch giữ bền gia thanh

Trong gia đình trên bình dưới thuận

Trong họ đường bách nhẫn thái hòa

Xuân hồi thắm nở ngàn hoa

Non sông gặp hội câu ca Thái Bình

Nay nhân lễ khánh thành kính bài

Chữ tiên linh trở lại từ đường

Tả chiêu hữu mục theo hàng

Tinh anh hội tụ khói nhang phụng thờ

Tuy nén nhanh đơn sơ lễ nhỏ

Xin lượng trên thấu tỏ lòng thành

Nguyện cầu Tứ phụ vạn linh

Thập phương tâm bảo chứng minh độ trì

Thượng hương – Cẩn cáo!

 

✅✅✅ Xem thêm: Cách cúng yên vị bắt hương

Văn khấn rằm tháng 7, rằm tháng giêng tại nhà thờ họ

Cúng rằm tháng 7, rằm tháng riêng sắp đến, đây chính là một trong những dịp tốt để con cháu, dòng họ bày tỏ lòng thành kính đến với tổ tiên dòng họ. Chính vì vậy, các gia đình có thể dùng bài cúng, bài khấn ở nhà thờ họ dưới đây cho mình.

“ Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật

Nam mô Địa Vương Mẫu Phật

Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật

Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương

Nam mô Chư vị Bồ Tát

Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu

Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần

Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch,Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực.

Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền.

Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội.

Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ …

Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ…

Hôm nay là Ngày… Tháng… Năm…

Con tên là:

Đại diện cho con cháu dòng họ …

Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chấp lễ chấp bái.

Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.

Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ chúng ta ngày càng đông đúc, phú quí, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi.

Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Giữ vững được truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động, siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.”

Trên đây là các thông tin liên quan đến văn khấn nhà thờ họ . Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu quý chủ đầu tư có ý định thiết kế nhà thờ họ hay những công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp quý gia chủ có những không gian hoàn hảo nhất.