mục cập nhật những thông tin liên quan đến các công trình tâm linh như nhà thờ họ, đình chùa, khu tưởng niệm hay khu trưng bày kỉ vật …

bài văn khấn động thổ

Những bài Văn khấn động thổ đầy đủ nhất

Động thổ là một trong những nghi lễ rất quan trọng trước khi xây dựng công trình. Hôm nay Nhà Thờ Họ sẽ giúp bạn tìm hiểu các bước tổ chức một lễ động thổ , cách sắm lễ cúng và bài văn khấn động thổ chuẩn nhất, bày tỏ được lòng thành của gia chủ.

Lễ động thổ là gì?

Lễ động thổ là gì?

Vì sao phải làm lễ động thổ

Theo quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá” của người dân Việt Nam ta, nên khi khởi công xây dựng nhà ở hay các công trình khác, gia chủ thường chuẩn bị một mâm cỗ cúng với ý nghĩa xin phép thổ thần thổ địa ngụ tại mảnh đất cho phép xây dựng. Trong buổi lễ, chủ tế cuốc mấy nhát đất xuống bốn phía mảnh đất và lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, xin Thổ thần cho gia đình được động thổ

Ý nghĩa của lễ cúng động thổ

Ý nghĩa của lễ cúng động thổ

Cúng động thổ có ý nghĩa gì

Bản chất của lễ cúng động thổ là gia chủ muốn trình báo với các vị thần và vong linh ngụ tại mảnh đất của gia đình về việc sắp phải thực hiện xây dựng, động chạm tới phạm vi mảnh đất này. 

Mục đích hành động này là hy vọng công việc xây dựng đươc diễn ra suôn sẻ, thợ thuyền bình an, sau khi xây dựng hoàn thành, công trình mới này sẽ được phù hộ để gặp nhiều điều may mắn cũng như suôn sẻ trong mọi công việc.

Cách sắm lễ cúng động thổ chuẩn nhất 

Cách sắm lễ cúng động thổ chuẩn nhất 

Mâm cơm cúng động thổ gồm những gì?

Sắm lễ cúng động thổ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Nhưng cơ bản lễ sẽ bao gồm những thứ sau: 

  • 1 con gà luộc có thể là gà trống, gà giò
  • 3 quả trứng gà luộc 
  • 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
  • 3 con tôm luộc
  • 1 miếng thịt mồi ( thịt heo luộc)
  • 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
  • 1 bao thuốc
  • 3 ly nước lọc
  • 1 cốc rượu trắng
  • 3 hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước
  • 2 cây nến (màu sắc nến phụ thuộc vào phong thủy của gia chủ)
  • 1 đĩa ngũ quả
  • 1 bình hoa (có thể chọn hoa cúc vàng và trắng xen kẽ một vài nhành hoa nhỏ khác)
  • 1 đĩa bánh kẹo tùy ý 
  • 5 cơi trầu cau
  • Hương (nhang)
  • 01 bộ quần áo Quan Thần Linh gồm mũ, hia màu đỏ và kiếm trắng
  • Tiền vàng

Các bước tổ chức lễ cúng động thổ

Các bước tổ chức lễ cúng động thổ

Cúng động thổ lên làm theo từng bước

 

Sau khi biết được cách sắm mâm cúng động thổ xây nhà, bạn tiến hành theo các bước sau:

Chọn ngày giờ đẹp để khởi công động thổ

Theo hướng dẫn cúng động thổ xây dựng, việc chọn ngày giờ tháng tốt vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự bình an của thợ trong quá trình xây dựng và cuộc sống sau này của các thành viên sống và làm việc tại nơi này.

Nếu bạn xem tuổi năm nay của mình không đẹp để xây nhà thì có thể mượn tuổi làm nhà, nhờ người  hợp với tuổi của gia chủ đứng ra làm đại diện để động thổ , cất nóc cho công trình.

Chuẩn bị lễ vật cúng và chọn bài cúng động thổ 

Khi chọn được ngày, giờ tốt, bạn cần sắp mâm cúng vào một cái mâm để bắt đầu tiến hành nghi thức (nếu  khởi công xây dựng dự án nhà máy, động thổ cúng khởi công trình có mặt bằng phẳng thì mâm lễ cúng cần đặt trên một chiếc bàn con giữa khu đất làm lễ cúng đào móng.

Gia chủ mặc quần áo chỉnh tề, thắp đèn, đốt hương rồi vái bốn phương, tám hướng. Sau đó, bạn quay mặt vào mâm lễ để khấn. 

Thực hiện lễ cúng khởi công xây nhà

Trong thủ tục động thổ xây nhà, cách cúng khởi công là khá quan trọng. Tuy nhiên việc cúng này cũng tùy thuộc vào từng gia đình và phong tục từng địa phương cũng như Pháp sư xem xét.

Gia chủ đọc bài cúng. Sau khi đã khấn vái xong xuôi, hương gần tàn thì gia chủ phải đốt giấy sớ, tiếp đó là quần áo Quan Thần Linh và giấy vàng bạc, cuối cùng là rải muối gạo. Khi đã rải muối gạo xong thì người đại diện động thổ bằng cách tự tay cuốc mấy nhát cuốc vào chỗ định đào móng.

Lưu ý, 3 hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước không bỏ đi mà cất giữ lại để khi nhập trạch thì đem để ở nơi thờ cúng Táo Quân.

Văn khấn động thổ

Văn khấn động thổ

Văn khấn động thổ

 

Dưới đây là 2 bài văn khấn động thổ thường được nhiều chủ đầu tư sử dụng

Bài văn khấn động thổ đơn giản

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

CON KÍNH LẠY:

– Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần.

– Quan đương niên hành khiển năm Tân Sửu 2021 Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

– Ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương.

– Ngũ phương ngũ thổ long mạch tôn thần, các ngài tôn thần cai quản trong khu vực này.

Hôm nay, là ngày …… tháng …… năm 2021 (Âm lịch).

Tín chủ con là: …………………………………………… Tuổi: ………………

Hiện ngụ tại: ………………………………………………………………………..

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Ví tín chủ con khởi tạo (nếu “cất nóc” thì đọc là “cất nóc”, nếu “xây cổng” thì đọc là “xây cổng”, nếu tu sửa phương nào thì đọc rõ “tu sửa phương …” đó …) căn nhà ở địa chỉ: ……. ngôi Dương Cơ trụ trạch (nếu là phần mộ thì đọc là “ngôi Âm Cơ mộ phần”) để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu (=> để làm nơi an ổn cho vong linh…). Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị Linh Thần, cúi mong soi xét và cho phép được động Thổ (“cất nóc”, “xây cổng”, “tu sửa phương…”). Nhân có lễ vật tịnh tài dâng cúng bày trên Linh Án, tín chủ con thành tâm kính mời:

– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.

– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.

– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.

– Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin giáng lâm trước án chứng minh thọ hưởng. Và lai độ cho chúng con khởi công suôn sẻ, công việc tiến hành trôi chảy, người người đều đặng bình an, vạn sự hanh thông, sở cầu tất ứng.

Tín chủ chúng con lại kính mời các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, xin cùng tới đây thụ hưởng lễ vật, độ cho tín chủ chúng tôi hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, trú sở cát tường.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Bài văn khấn mướn tuổi làm nhà khi động thổ

Nam mô A di Đà Phật

Nam mô A di Đà Phật

Nam mô A di Đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Quan Đương niên. – Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.

Con là:……………. Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. , con thành tâm sắm lễ. Hôm nay con khởi tạo xây nhà ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ. Con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật

Nam mô A di Đà Phật

Nam mô A di Đà Phật

Trên đây những thông tin quan trọng liên quan đến việc cúng động thổ khi xây dựng công trình mới. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

văn khấn bà tổ cô ông Mãnh

Những bài Văn khấn bà Cô ông Mãnh

Theo tín ngưỡng thờ cúng của người Việt thì bà tổ cô ông mãnh là những chết trẻ, chưa dựng vợ gả chồng. Họ rất linh thiêng, luôn đi theo che chở, phù hộ độ trì cho con cháu. Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn khiến bạn không có thời gian nghiên cứu cách sắm lễ cúng và văn khấn bà tổ cô ông mãnh sao cho chuẩn nhất. Vậy hãy để chúng tôi giúp bạn tổng hợp lại những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề này ngay sau đây.

Bà tổ cô ông mãnh là ai?

Bà tổ cô ông mãnh là ai?

 

Bà Cô, Ông Mãnh là những người chết trẻ chưa có vợ chồng trong gia đình, dòng họ. Vì họ chết trẻ nên còn lưu luyến gia đình, linh hồn chưa thể siêu thoát, đầu thai mà ở lại nhân gian nhận nhiệm vụ trông nom, theo dõi, tùy duyên phù hộ độ trì che chở cho con cháu, do vậy những linh hồn này rất linh thiêng. Cụ thể hơn:

✅✅✅ Xem thêm : Phật bà quan âm là ai ?

Bà Tổ Cô

Bà Cô hay còn gọi là Bà Tổ Cô, Bà Cô Tổ là con gái trẻ ở độ tuổi 12 – 18 tuổi khi chết chưa lấy chồng. Tuy nhiên không phải tất cả con gái chết trẻ đều trở thành bà Tổ Cô của dòng họ, gia đình. Chỉ có những vong linh có duyên, có căn cơ tu tập đạo nhà Phật, đạo Mẫu mới có thể trở thành Bà Cô Tổ. Ngoài ra, tùy căn duyên hợp với ai trong dòng họ, gia đình sẽ độ trì, che chở bảo vệ giúp đỡ người ấy giải hạn, tránh tà ma quấy nhiễu, đi đường gặp may mắn, làm ăn buôn bán phát đạt…

Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt mà bà Tổ Cô được phong là Chúa Tổ Cô nếu theo đạo Tiên (Đạo Mẫu), hoặc theo hầu các bà Chúa (như Bà chúa thoải phủ, Bà chúa thượng ngàn). Trường hợp phong là Chầu Tổ Cô nếu theo hầu các Chầu như Chầu bé Bắc Lệ, Chầu Chín,… Nếu bà Cô Tổ của gia đình nào mà mang cả hai danh hiệu trên sẽ mang nhiệm vụ khai sáng, giác ngộ, dẫn đường chỉ lối cho con cháu có căn quả tu thành chính quả.

✅✅✅ Xem thêm: Ngày giỗ cát kỵ là gì ?

Ông Mãnh

Ông Mãnh hay còn gọi là Mãnh Tổ là người con trai chết trẻ ở độ tuổi niên thiếu từ 13 tuổi trở lên, chưa lập gia đình hoặc cũng có thể là những người đàn ông trung tuổi, cao tuổi khi chết còn độc thân. Ông Mãnh là người tu tập theo đạo Phật hoặc đạo Mẫu, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, giúp đỡ các vong linh của dòng họ ở địa phủ.

Mãnh tổ có thể đảm nhiệm 2 chức vụ song song là Phán Quan hoặc Hành Sau tại địa ngục. Bởi vậy khi gia đình ai có người thân mất, vào ngày cúng 49 và 100 ngày thường viết sớ gia tiên thỉnh ông Mãnh Tổ với nguyện ước Ông sẽ giúp đỡ cho con cháu thuận lợi vượt qua những kiếp nạn dưới địa ngục tối tăm, lạnh lẽo.

Trong trường hợp, mãnh Tổ của dòng họ chưa thể tu tập học đạo do bị giam cầm nơi địa ngục do những tội lỗi gây ra khi hồn tiền dương thế thì khi được thoát linh địa ngục sẽ được cấp phép tu tập học đạo,bổ nhiệm, giúp đỡ, độ trì cho con cháu có căn duyên. 

✅✅✅  Xem thêm: Tháng cô hồn là gì ?

Vị trí đặt bàn thờ tổ cô ông mãnh

Vị trí đặt bàn thờ tổ cô ông mãnh

Vị trí bát hương trên ban thờ

Bàn thờ Bà Cô Ông Mãnh là bàn thờ được lập riêng. Có 2 vị trí để đặt bàn thờ Bà Tổ Cô Ông Mãnh là: 

Vị trí thứ nhất là thờ chung với bàn thờ gia tiên. Nhưng cần phải lưu ý bát hương thờ Bà Cô phải đặt thấp hơn 1 bậc so với bát hương gia tiên. Tuy nhiên có quan niệm cho rằng bà Cô khi chết vẫn còn nhỏ tuổi vì thế chưa thể hưởng chung hương hỏa với ông bà đời trước. 

Vị trí thứ hai là dưới gầm hương án của bàn thờ gia tiên: Bàn thờ cúng Bà Cô thường ở vị trí dưới gầm hương án của bàn thờ gia tiên. Gia chủ có thể thờ chung tất cả bà Cô, ông Mãnh cùng một bát hương hoặc gia đình có điều kiện xây nhà cửa rộng rãi, phòng thờ riêng thì có thể thờ mỗi vong linh một bát hương.

✅✅✅ Xem thêm : Các bố trí nội thất nhà thờ họ

Nên đặt những gì trên bàn thờ bà cô

Nên đặt những gì trên bàn thờ bà tổ cô

 

Gợi ý trọn bộ vật phẩm thờ cúng cần có trên bàn thờ bà Cô ông Mãnh gồm: Bài vị, nến hoặc đèn thờ, một đĩa trầu, một bình rượu nhỏ, chén nước, bát hương, ống đựng hương. Hiện nay điều kiện kinh tế của các gia đình khá giả hơn, người ta thường sử dụng những bộ đồ cúng bằng đồng thay vì gỗ và gốm sứ vì sản phẩm được làm ra có tính thẩm mỹ cao, độ bền đẹp sáng bóng trường tồn vĩnh cửu theo thời gian. Mặt khác, trong phong thủy đồng còn được mệnh danh là thứ kim loại đại cát, đại lợi, mang lại nhiều sinh khí cho gia đình. 

Cách sắm lễ cúng bà cô ông mãnh

Cúng bà cô ông mãnh vào các ngày: sóc vọng, giỗ Tết, ngày kỵ giống thờ tổ tiên. Những người thực hiện nghi lễ cúng nếu có vai vế ngang hàng thì không cần chuẩn bị sính lễ chỉ cần khấn nôm thành kính. Ngược lại, những người có vai vế nhỏ hơn thì phải chuẩn bị lễ vật kỹ lưỡng, chu đáo.

Nếu bạn thờ bà Cô Tổ và ông Mãnh Tổ chung với bàn thờ gia tiên thì mọi nghi thức cúng được sẽ làm chung với gia tiên. Còn trường hợp có bàn thờ riêng thì việc bài trí cũng đơn giản bao gồm những vật phẩm sau dưới đây:

  • Bát nhang
  • Bài vị
  • Chén nước
  • Hoa tươi
  • Đôi đèn
  • Đĩa trầu cau
  • Tiền vàng, quần áo (nếu vào ngày giỗ, rằm tháng 7)

Một điểm cần lưu ý, mỗi bà Cô sẽ có phong vị khác nhau thích mặc áo màu khác nhau. Cách phân biệt màu sắc như sau: 

  • Áo xanh: dành cho trưởng tộc – phụ trách khoa học kỹ thuật
  • Áo đỏ: dành cho bà tổ cô quản hôn nhân, vợ chồng
  • Áo hồng: quản việc giáo dục, học hành của con cháu
  • Áo vàng: Khoa học kỹ thuật, đào tạo chuyên sâu
  • Áo đen: quản sống chết và sinh tử
  • Áo trắng: đạo đức, lối sống của con cháu
  • Áo tím: tượng trưng cho đức hạnh, phẩm hạnh của con người. 

Văn khấn bà cô ông Mãnh

Dưới đây là 2 bài văn khấn bà tổ cô ông Mãnh đơn giản và đẩy đủ nhất mời quý độc giả cùng tham khảo

Bài văn khấn bà cô ông mãnh đầy đủ

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Dương lai hạ sinh Di lặc Tôn Phật.

Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đương thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc ngoại tịch, bà tổ cô dòng họ ………… tại ………………..

Tạ thế ngày ………. phần mộ ký táng tại …………………….. , nay nhân ngày huý nhật chứng minh công đức.
Tín chủ (chúng) con là:……………………Ngụ tại ……………………..

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ Tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay ngày …….. tháng …….. năm ………… , tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án. Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, bà tổ cô, Bá Thúc, huynh đệ, Cô Di, Tỷ Muội, nam nữ Tử Tôn nội, ngoại, cúi xin các vị thương xót con cháu, phù hộ độ trì con cháu an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết được hưởng điềm lành phù hộ độ trì cho gia đình chúng con mạnh khỏe, bình an, có tài có lộc, giải vận giải hạn, giải tai, giải ách cho gia đình chúng con, cho gia đình chúng con được hòa hợp, làm ăn buôn bán có tài có lộc, đi sớm về trưa, đi trưa về tối, gặp chúng gặp bạn gặp vạn sự lành, cho cún con của con học hành tấn tới, văn hay chữ tốt, thi cử đỗ đạt, ngoan ngoãn biết nghe lời. cho chúng con nói có người nghe đe có người sợ, điều lành thì ở, điều dữ thì đi, vạn bệnh tiêu tán bách bệnh tiêu trừ.

Cho gia đình chúng con được mạnh khỏe, vui vẻ trẻ trung, sáng con mắt, chặt đầu gối. cho chúng con đi làm đi ăn, đi buôn đi bán đi học đi hành đi đâu cũng đều có người đưa, người đón, âm phù dương trợ, đi đâu cũng được thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn, mọi công việc đều thuận buồm xuôi gió, đầu xuôi đuôi lọt.

Chúng con người trần mặt thịt, đầu xanh tuổi còn trẻ, trẻ người non dạ, có những điều gì không phải thì con lạy trời lạy phật, lạy các vị thấn linh thiêng xá tội cho chúng con, phù hộ độ trì cho chúng con, chỉ đướng chỉ lối cho chúng con.

Tín chủ con lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong đất này cùng về âm hưởng, xin ban cho sức khoẻ đồi dào, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

 

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn mồng 1 đơn giản

Bài văn khấn bà cô ông mãnh đơn giản

Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con lạy quan thần linh số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố…

Hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, là ngày … tháng… năm… Con xin phép quan thần linh thổ địa số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố… cho phép con được bốc bát hương thờ cúng gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh họ chồng ( xưng lên ) tại gia. Cho con được thờ cúng (xưng tất cả tên người mất, ngày giỗ an táng ở đâu).

Con xin quan thần linh, gia tiên nội ngoại bà tổ cô, bà cô ông mãnh họ (…), chứng tâm chứng lễ phù hộ co gia đình con (xưng tên mọi người trong gia đình) được mạnh, được khỏe, làm ăn phát tài gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, chín tháng đông ba tháng hè vô tai vô ách, vô bệnh, vô hạn cho gia chung chúng con lộc làm lộc ăn, lộc gần mang đến, lộc xa mang lại (năm nay gia đình có ý đình xin làm việc, thi cử, buôn bán gì thì xin từ đầu năm).

Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoài và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở lối cho con đi. Độ cho gia đình của con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.

Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

 

✅✅✅ Xem thêm : Bài văn khấn phật bà Quân Âm tại Nhà

Trên đây những thông tin quan trọng liên quan đến văn khấn tổ cô ông mãn do nhà thờ họ tổng hợp. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ  hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

bài văn khấn khai trương công ty

Bài văn khấn khai trương công ty, cửa hàng đơn giản

Cúng khai trương công ty, cửa hàng đầu năm là một trong những nghi lễ được các doanh nhân, người chuyên kinh doanh buôn bán vô cùng quan tâm. Vào ngày này, chủ lễ thường chuẩn bị mọi thứ rất đầy đủ, tươm tất cả về mâm lễ cúng, bài văn khấn khai trương và những công việc phụ trợ khác.

Sao cho buổi khai trương được diễn ra long trọng, bày tỏ được sự tôn kính với các vị thần linh, cầu mong công việc làm ăn hồng phát, buôn may bán đắt. Vậy nghi thức để tiến hành buổi lễ cúng khai trương và văn khấn khai trương công ty cụ thể như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

Cúng khai trương là gì?

Cúng khai trương là một lễ cúng được tiến hành nhằm đánh dấu sự khởi đầu của một công việc, một doanh nghiệp, một cửa hàng hay một ngôi nhà mới. Lễ cúng này có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam.

Cúng khai trương thường được tiến hành vào những ngày đầu tiên sau khi công trình hoàn thành để đánh dấu sự khởi đầu mới. Trong đó, người tổ chức lễ cúng sẽ chuẩn bị các vật phẩm phù hợp để cúng, đóng vai trò như một lời chúc phúc cho may mắn, tài lộc và sự thành công.

Lễ cúng khai trương thường được tiến hành tại các công trình xây dựng mới như ngôi nhà, cửa hàng, doanh nghiệp, khu công nghiệp hoặc các công trình công cộng khác. Tuy nhiên, không chỉ có các công trình mới được cúng khai trương, các công trình đã được sử dụng trước đó nhưng sau đó đã trải qua một số thay đổi, cải tạo hay nâng cấp cũng có thể được cúng khai trương.

Trong lễ cúng khai trương, người tổ chức thường sẽ chuẩn bị một bàn thờ cúng với các vật phẩm như nến, hương và lễ vật, đặt ở vị trí đẹp và linh thiêng. Sau đó, người tổ chức và một số khách mời quan trọng sẽ chung tay vào việc tiến hành lễ cúng này. Các vật phẩm cúng được xếp gọn trên bàn thờ, sau đó làm lễ để cầu mong sự may mắn, thành công và thịnh vượng cho công trình mới.

Sau khi hoàn thành lễ cúng, người tổ chức thường mời khách mời tham dự buổi tiệc để chia sẻ niềm vui và tạo sự gắn kết, cũng như để khách mời hiểu rõ hơn về công trình mới và các hoạt động kinh doanh sau này.

 

Tại Sao phải Cúng Khai Trương công ty

Cúng khai trương là một phần quan trọng của văn hóa và tín ngưỡng cổ truyền của người Việt Nam. Lễ cúng này được coi là một nghi thức linh thiêng, mang ý nghĩa cao trong đời sống xã hội.

Dưới đây là một số lý do vì sao chúng ta nên cúng khai trương:

  1. Cầu mong sự may mắn và thành công: Lễ cúng khai trương giúp cho người tổ chức và nhân viên có thêm niềm tin, hy vọng và tinh thần để bắt đầu một công việc mới. Bằng cách cúng khai trương, chúng ta mong muốn sự may mắn, thành công và tài lộc sẽ đến với công trình này.
  2. Tôn vinh các vị thần linh: Trong lễ cúng khai trương, chúng ta thường cúng tế và dâng lên các vật phẩm cúng cho các vị thần linh. Điều này không chỉ tôn vinh các vị thần mà còn góp phần tạo nên không khí linh thiêng, trang trọng cho lễ cúng.
  3. Giúp cho công trình mới được an lành, bình yên: Lễ cúng khai trương giúp cho công trình mới được bảo vệ, giữ gìn và an toàn. Nó cũng có thể giúp loại bỏ các tà khí, linh khí xấu và mang lại sự thanh tịnh, bình yên cho không gian của công trình.
  4. Tạo niềm tin và sự tín nhiệm: Lễ cúng khai trương là cách để người tổ chức và nhân viên của công trình mới đưa ra lời cam kết, tôn trọng và đánh dấu một khởi đầu mới. Việc tiến hành lễ cúng khai trương cho thấy sự chuyên nghiệp, nghiêm túc và tôn trọng với khách hàng và với đối tác kinh doanh. Điều này có thể giúp tạo niềm tin và sự tín nhiệm từ phía khách hàng và đối tác về sự chất lượng và uy tín của công trình mới.

Trên đây là một số lí do vì sao chúng ta cần phải cúng khai trương. Tuy nhiên, việc tiến hành lễ cúng khai trương là một quyết định của người tổ chức và cũng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Ý nghĩa của lễ cúng khai trương

 

Ý nghĩa quan trọng của lễ cúng khai trương

 

Ý nghĩa của việc cúng khai trương công ty

Người Việt ta vẫn có câu “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” với hàm ý rằng dù con người có giỏi tính toán đến đâu thì kết quả thành công hay thất bại cũng một phần là do ý trời định đoạt. Hơn nữa còn có thêm quan niệm “Đầu xuôi, đuôi lọt” nên khi mở công ty, các ông chủ đều tổ chức lễ cúng khai trương thật long trọng, đầy đủ để báo cáo với các vị thần thổ công, thần tài rằng bắt đầu từ hôm nay, công ty chính thức đi vào hoạt động tại nơi đây.

Mong các vị thần chứng giám phù hộ độ trì cho công việc làm ăn và các giao dịch của họ sẽ được diễn ra thuận lợi, may mắn và thành công hơn.

Không chỉ dừng lại ở buổi khai trương công ty lần đầu, mà cứ bắt đầu bước sang một năm mới, chủ doanh nghiệp, công ty, cửa hàng,… lại chọn một ngày đẹp để thực hiện lễ cúng khai trương, cũng chính là ngày mở hàng của năm mới đó. Nghi lễ này sẽ được lặp đi lặp lại vào đầu năm với mong muốn mọi đen đủi, muộn phiền của năm cũ sẽ qua đi, bắt đầu một năm mới ấm áp, tốt lành và suôn sẻ hơn.

Các bước cúng khai trương công ty

Các bước cúng khai trương công ty

 

Cách cúng khai trương công ty cũng không có gì là khó khăn, phức tạp chỉ gói gọn trong 4 bước: xem ngày đẹp để khai trương, chuẩn bị đồ lễ cúng, tiến hành làm lễ khai trương và đọc văn khấn khai trương công ty, cuối cùng là thụ lộc và mời người hợp mệnh vào xông đất và công nhân và khách hàng vào. Cụ thể:

Xem ngày giờ đẹp cúng khai trương công ty

Xem ngày cúng khai trương công ty là công đoạn đầu tiên trước khi tiến hành lễ. Bạn cần xem ngày từ khi lên kế hoạch khai trương, để dựa vào đó thuê thầy cúng, chuẩn bị lễ vật, thuê đơn vị tổ chức sự kiện, quà tặng, lên kế hoạch truyền thông marketing. Đồng thời, xem được ngày lành tháng tốt, giờ đẹp hợp với mệnh của chủ thì việc kinh doanh, buôn bán sản phẩm sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn hơn.

Chuẩn bị đồ cúng khai trương

Đồ cúng khai trương khi mới bắt đầu mở công ty cần chuẩn bị cẩn thận, tươm tất. Gồm những lễ vật gì chúng tôi sẽ đề cập tại nội dung sắm lễ cúng tiếp theo của bài viết. Nếu là cúng đầu năm thì lễ cúng không quá cầu kỳ, tùy tâm.

Tiến hành lễ khai trương

Sau khi bạn chuẩn bị xong đồ cúng khai trương, đến ngày đẹp đã chọn, bạn sẽ tiến hành lễ cúng khai trương công ty. Bạn bày các lễ vật lên 1 chiếc bàn lớn, đặt trước cửa công ty. Đến giờ lành bạn châm nến khi nến cháy thì tiếp tục lên hương, sau đó vái 3 vái và đọc bài cúng.

Thụ lộc và mời người hợp mệnh vào xông đất

Khi hương đã tuần một đã cháy hết, bạn tiếp tục thắp tuần 2. Khi được nửa tuần hai là bạn vái xin đốt sớ, hóa vàng. Tiếp đó là hạ lộc cho mọi người ăn lấy may mắn và mời người hợp mệnh tuổi với chủ vào xông đất lấy may (nếu tuổi của chủ đẹp hợp xông đất của năm đó thì bạn tự làm).

Những lưu ý khi cúng khai trương công ty

Những lưu ý khi cúng khai trương công ty

Khi cùng khai trương công ty cần lưu ý những gì ?

Để tránh sự thiếu sót và để buổi lễ cúng khai trương công ty diễn ra suôn sẻ cũng như mong muốn các vị Thổ thần cai quản sẽ tiếp nhận lòng thành từ phía gia chủ, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Lên sẵn danh sách các lễ vật cúng khai trương cần thiết
  • Chuẩn bị lễ cúng nào thì quan trọng nhất vẫn là lòng thành, bạn có thể tham khảo cách chuẩn bị mâm ngũ quả và lễ mặn cúng khai trương.
  • Chuẩn bị kỹ càng bài văn khấn khi cúng chính là cách tốt nhất để giao tiếp, bày tỏ lòng thành với các vị thần.
  • Ăn mặc lịch sự, tắm rửa sạch sẽ khi cúng để bày tỏ sự tôn trọng.
  • Khi khấn cần thật thành tâm, tiến hành đúng quy trình để mang lại hiệu quả cao nhất.

Cách sắm lễ cúng khai trương

Cách sắm lễ cúng khai trương

Lễ cúng khai trương công ty có lễ Ngọt và lễ Mặn

 

Tùy vào quy mô kinh doanh của công ty, cửa hàng mà mâm cúng khai trương sẽ được chuẩn bị khác nhau. Nhưng thông thường, mâm cúng sẽ bao gồm lễ ngọt và lễ mặn.

Lễ ngọt

  • Mâm ngũ quả tùy phong tục vùng miền và tùy mùa,
  • Hoa tươi (có thể chọn hoa đồng tiền thể hiện cho tiền bạc dư giả),
  • Rượu,
  • Trầu cau,
  • Đèn cầy hoặc nến 2 cây.
  • Bánh kẹo, oản, lẻ.
  • Tiền vàng
  • Thuốc lá…

Lễ mặn

  • 3 đĩa xôi (hoặc bánh chưng tùy ý).
  • 3 chén trà
  • 3 ly nước.
  • 3 nén hương
  • Rượu trắng.
  • 1 đĩa gạo.
  • 1 đĩa muối.
  • 1 con gà luộc (hoặc đầu heo, khoanh giò, thịt mồi )
  • Cháo…
  • Cây vàng: tượng trưng cho sự phát triển, tài lộc.
  • Bát đĩa: dùng để bày những món ăn trên mâm cúng.
  • Rượu: thể hiện sự chân thành và hân hoan trong buổi lễ.
  • Trầu cau: tượng trưng cho sự đoàn kết, hạnh phúc và may mắn.
  • Quả tròn, hạt đậu và đường: tượng trưng cho sự tròn đầy, đầy đủ trong cuộc sống.
  • Thịt heo quay: tượng trưng cho sự giàu có, phú quý.
  • Chả lụa: tượng trưng cho sự an lành, thuận buồm xuôi gió.
  • Bánh chưng/bánh tét: tượng trưng cho sự hòa hợp, đoàn kết, bền vững.

Lưu ý: Mâm lễ vật khai trương cần được chú trọng cả về hình thức và chất lượng. Thực phẩm phải lựa chọn loại mới, tươi, ngon. Trình bày đẹp mắt thể hiện sự khéo léo có tâm của người cúng. Sau khi dâng lễ, thắp hương, chủ doanh nghiệp sẽ thành tâm cầu khấn xin phép Thổ thần chứng giám phù hộ công việc làm ăn của công ty được phát đạt, tín chủ thành tâm khấn theo bài văn khấn cúng khai trương dưới đây.

Văn khấn khai trương công ty, cửa hàng…

Văn khấn khai trương đầu năm, công ty, cửa hàng…

Bài văn khấn khai trương công ty

 

Dưới đây là những bài văn khấn khai trương công ty đơn giản nhất, quý gia chủ cũng có thể áp dụng cho việc khai chương cửa hàng, tiềm ăn, quán buôn bán …

Bài khấn khai trương công ty mới

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy:
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: ……………… Tuổi: ……………..Hiện ở tại: ……………………

Hôm nay là ngày …. tháng … năm …, tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này (nêu rõ địa chỉ) ….. (nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là con là Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty), nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sính lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách linh ……. cúi mong soi xét.

Chúng con xin kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông,là ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc ngụ trong khu vực này, xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con làm ăn buôn lán gặp nhiều may mắn.

Đốt nén Tâm hương, cúi dâng lễ vật, một dạ chí thành chắp tay khấn nguyện, xin lượng cả bao dung. Thể đức hiếu sinh ra tay hộ độ cho con KHAI TRƯƠNG THUẬN LỢI cùng Gia quyến, bốn mùa được bình an, tam tiết được hưng long , thịnh vượng , lộc, tài thăng tiến, công việc hanh thông, giải vận, giải hạn, biến hung thành cát, như ý sở cầu, tòng tâm sở nguyện. Phù trì cho con thân cung khang thái , bản mệnh bình an . Bốn mùa không hạn ách nào xâm , tám tiết có điềm lành tiếp ứng .Người người được bình an , tháng ngày được hưởng phần lợi lộc . Âm phù – Dương trợ , sở nguyện tòng tâm . với tấm lòng thành . Cúi xin chứng giám .

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Bài khấn khai trương công ty sau khi nghỉ tết

Bài khấn khai trương công ty sau khi nghỉ tết

Sau khi nghỉ tết xong nhiều công ty làm lễ nhỏ cúng khai trương công ty

 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy:

– Quan Đương niên Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn thần.

– Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định Phúc Táo Quân chư vị tôn thần.

– Các Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.

Hôm nay là ngày… tháng giêng năm…

Tín chủ con là…

Hiện ngụ tại…

Con xin thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, các thứ cúng dâng bày ra trước án. Tín chủ con là giám đốc công ty…. (chủ cửa hàng….) nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, mại mãi tài vật giúp cho sinh hoạt.

Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật, cáo yết Tôn Thần, dâng cúng Bách Linh, cúi mong soi xét. Chúng con kính mời Quan Đương Niên, Quan Đương Cảnh, Quan Thần Linh Thổ Địa, Định Phúc Táo Quân, cùng các Ngài Địa Chúa Long Mạch và tất cả Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.

Cúi xin thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân sự bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ, cùng chư Hương Linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này, xin hãy tới đây chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ vận đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo! 

Gạo muối cúng khai trương xong làm gì?

Trong lễ mâm cúng khai trương, muối và gạo được coi là biểu tượng của sức khỏe, tài lộc và may mắn. Truyền thống dân gian có câu “Đầu năm mua MUỐI, cuối năm mua VÀNG” để tả sự quan trọng của muối trong việc xua đuổi tà ma và mang lại may mắn cho con người.

Sau khi đã cúng, gạo và muối sẽ được trộn chung với nhau và sau đó, gia chủ sẽ mang phần này ra rải ở các phía xung quanh cửa hàng. Trong quá trình rải, gia chủ sẽ đọc văn khấn “Nam Mô A Di Đà Phật! Điều lành đem đến, điều dữ mang đi, Nam Mô A Di Đà Phật!” để mong muốn được bảo vệ và mang lại may mắn cho doanh nghiệp hoặc cửa hàng.

Trên đây những thông tin quan trọng liên quan đến lễ cúng khai trương công ty do nhà thờ họ tổng hợp. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ  hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

Văn cúng xin bán nhà bán đất

Bài văn khấn xin bán nhà, bán đất đầy đủ ý nghĩa nhất

Bạn đang tìm bài văn khấn bán nhà để tiến hành lễ cúng xin phép các vị thần linh, gia tiên và mong họ phù hộ bạn gặp được người hữu duyên với mảnh đất để việc mua bán diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn thì đừng bỏ qua bài viết này của chúng tôi.

Tại sao cần cúng xin bán nhà, bán đất

Tại sao cần cúng xin bán nhà, bán đất

tại sao cần phải cúng khi muốn bán nhà

 

Như các bạn đã biết, có khá nhiều trường hợp nhà vừa rao bán đã có người mua, nhưng có những ngôi nhà hay mảnh đất rao bán lâu nhưng chưa bán được. Khách đến xem ưng ý đặt cọc rồi nhưng cũng rút lại, khiến ngôi nhà rơi vào tình trạng ế ẩm lâu ngày, khả năng bị xuống cấp cao. Điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý của gia chủ, làm họ lo lắng, bất an. Không chỉ vậy, có nhiều trường hợp xóm buông lời gièm pha, tung tin bịa đặt thất thiệt khiến việc mua bán càng trở lên khó khăn hơn.

✅✅✅ Xem thêm: Top những mẫu nhà thờ họ chuẩn Phong Thủy

Dẫu biết là vậy, nhưng bán nhà, bán đất còn tùy thuộc vào cái duyên giữa người bán và người mua. Tuy nhiên nhiều người cũng cho rằng trong thế giới tâm linh còn rất nhiều sự kỳ lạ. Có khả năng do việc thờ cúng thần linh, thần tài, thổ công, thổ địa, ngũ phương long mạch, bà chúa đất chưa chu đáo làm chúng sinh xung quanh quấy rối cản trở. Do đó để giao dịch mua bán diễn ra suôn sẻ và gặp nhiều may mắn, gia chủ nên sắm lễ cúng, sau đó đọc bài văn khấn gửi đến thần linh ngụ tại mảnh đất xin lộc bán nhà.

✅✅✅ Xem thêm: Tại Sao cần phải cúng đất đầu năm

Sắm lễ cúng bán nhà, bán đất chuẩn nhất

Sắm lễ cúng bán nhà, bán đất chuẩn nhất

Cách sắm lễ cúng khi bán nhà

 

Mỗi gia đình sẽ có hoàn cảnh kinh tế khác nhau, vậy nên cách sắm lễ cũng có chút khác biệt. Thông thường, khi tiến hành cúng xin bán nhà đất, các gia đình thường chuẩn bị lễ vật như sau:

  • Hoa quả tươi
  • 5 lá trầu, 5 quả cau
  • Rượu trắng
  • Một con gà trống luộc
  • Xôi nếp có thể là xôi đậu xanh hoặc xôi gấc, xôi dừa…
  • Hương
  • 1 bao thuốc lá khi cúng mở nắp rút một điếu ra
  • 1 con ngựa mã màu đỏ, 1 bộ quần áo và mũ thần linh
  • Gạo, muối
  • Tiền vàng mã tùy tâm, bạn có thể ra quán nhờ chủ quán chuyên nghiệp chuẩn và viết sớ hộ, thông thường là: 1000 vàng đại thiếc, 10 lễ tiền vàng lá
  • Ngựa, mũ ngũ phương long mạch, quần áo mỗi loại 5 cái. Riêng quần áo xếp theo thứ tự từ trái qua phải lần lượt là trắng, tím, vàng, đỏ, xanh

Nếu trường hợp bạn mua nhà chung cư rồi bán luôn:

Nếu chưa có bát hương thì dùng một chiếc cốc đựng gạo vào để cắm hương
Cách khấn xin bán nhà đất không phạm luật âm

Mách bạn cách để xin bán nhà không phạm luật âm mà không phải ai cũng biết.

– Thứ nhất cần xin phép gia tiên nhà mình cho bán nhà.

– Thứ hai phải xin thần linh ngự tại mảnh đất nhà bạn và cô thần quả tú xung quanh cho bạn chủ mới hữu duyên để bán nhà.

– Thứ ba: không bao giờ được cầu xin bán đất, bán nhà lấy giá cao… đó là phạm luật, nếu phạm phải sẽ không nhận được thể độ.

✅✅✅ Xem thêm: Cách sắm lễ cúng mua xe mới

Lưu ý khi thực hiện nghi lễ cúng bán nhà

Lưu ý khi thực hiện nghi lễ cúng bán nhà

Lễ cúng lên không cần cao sang, người cần bán nhà bán đất chỉ cần thành tâm là đủ

Khi làm lễ cúng các vị thần linh, thổ địa, chân linh hương linh tại gia để cầu mong việc mua bán trở nên thuận lợi thì trước hết gia chủ phải thành tâm, cúi xin các vị bề trên chứng giám, phù hộ.

Khi thực hiện nghi lễ cúng bán nhà, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, trang trọng, chuẩn bị đầy đủ lễ vật và văn khấn. Lễ vật phải được sắp xếp hài hòa cân xứng. Khi bắt đầu tiến hành cầu khấn tuyệt đối không được bỏ ra khỏi vị trí để lấy thêm đồ, hoặc nói chuyện riêng.

Trên mâm cúng, nếu chưa có bát hương thì bạn có thể dùng một cốc gạo thay thế để cắm hương, cộng thêm nửa đĩa gạo, nửa đĩa muối. Làm lễ xong rắc ra ngoài đường phía trước nhà tầm hơn 10 mét để khao chúng sinh, không rắc trên phần đất của nhà mình.

✅✅✅ Xem thêm: Những lưu ý khi chọn ông thần tài

Bài văn khấn xin bán nhà, bán đất

Dưới đây là 2 bài văn khấn xin bán nhà phổ biến được nhiều người sử dụng mời quý độc giả cùng xem qua.

Bài văn khấn xin bán nhà đầy đủ

 Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Tấn Vương hành khiển, Hỏa tinh

– Thiên hao hành binh Chi thần, Hứa Tào phán quan.

– Con lạy Quan Thần đất, Quan Thần gò

– Con kính lạy Các Tôn thần bản xứ.

– Con lạy thần Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân

– Con lạy Quan Đại Sự Long thần Thổ thần, cùng tất cả thần linh cai quản ở trong khu vực này

– Vái thần linh địa chủ, ông chủ đất và bà chủ đất!

– Vái các chư vị thập phương!

– Vái các cô hồn hương linh và các vị thần linh cai quản trong khu vực này!

– Con Xin sám hối Gia tiên, Bà Tổ Cô, Thân cô, hiền cô, Quan Bác quan chú Họ …..

Hôm nay là ngày……… tháng ……… năm ………

Tín chủ con là: …………….

Ngụ tại:……………………..

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:

Chúng con là chủ nhân của căn nhà……………. này.

Vì thay đổi nơi sinh sống và làm việc, chứ không vì đất lành hay dữ, nên xin các ngài các quan thần linh và gia tiên họ……………. Phù hộ cho chúng con được bán ngôi nhà này.

Cầu xin các vị thương xót cho tín chủ và bấy lâu nay con muốn bán căn nhà này mà không thể nào bán cho nhanh được.

Thật ra con không biết phạm những lỗi lầm gì trong gia trạch. Con cầu mong bán nhanh căn nhà này theo số tiền khoảng:…………… để có tài chính mà xoay sở kinh tế trong gia đình .

Vậy con kính xin các vị về đây thụ hưởng lòng thành và chứng giám lời cầu khẩn của con và gia trì độ mệnh cho con được sở nguyện tòng tâm.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại họ …….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an, mạnh khoẻ xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày.

Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào như ý, vạn điều tốt lành. Người người được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc.

Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót phù trì bảo hộ. được may mắn thuận lợi, quan trần hàng xóm không gây phiền hà phức tạp gì, xung quanh nước chảy một dòng, thuận trên yên dưới.

Chúng con xin cầu nguyện ba tháng hè, chín tháng đông cầu được ước thấy, cầu điều lành mang đến điều dữ mang đi, cầu nhân khang vật thịnh.

Chúng con xin tiếp tài, tiếp lộc, tiếp ngân, tiếp xuyến, tiếp lộc buôn bán làm cho gia trạch gia trung luôn được bình an khỏe mạnh.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.

Cẩn cáo!

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Bài văn khấn bán nhà đơn giản ngắn gọn

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

(Vái 9 vái)

Cẩn tấu vì Việt Nam quốc………

Hôm nay là ngày………tháng………..năm………

Tín chủ:……..

Đồng gia quyến đẳng

Cẩn dĩ: Lễ nghi hương hoa quả phẩm, phù tửu kim ngân,

Tấu lạy chín phương trời mười phương phật, Lạy vua, lạy mẫu, lạy chúa, lạy chầu, Công đồng tứ phủ, các quan lớn, các bà các cô

Tấu lạy Quan đương niên vương hành khiến chí đức tôn thần

Tấu lạy Đức thành hoàng bản thổ đại vương thượng thượng đẳng tối linh thần

Tấu lạy Quan thần linh thổ công đông trù tư mệnh táo phủ thần quân

Tấu lạy Ngũ phương Ngũ thổ Long thần

Tấu lạy bản gia bản thổ tiền hậu địa chủ Tài thần

Đồng lai chứng giám

Con cúi xin các ngài phù hộ cho bán nhà được thuận lợi, nhanh chóng, được giá cao, thương mại hanh thông, lộc tài vượng tiến, phát tài phát lộc, thỉnh phúc phúc lai, cầu tài tài đến, được nhiều quý nhân phù trợ, nhiều điều lành mang đến điều dữ mang đi.

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

(Vái 9 vái)

khi tiến hành cầu cúng, người muốn bán nhà hoặc bán đất phải thật thành tâm. Việc cúng bái cốt ở tấm lòng luôn hướng về bề trên là chính chứ không phải ở mâm cao cỗ đầy.

Bên cạnh đó, để việc cầu khấn nhanh đạt thành quả như mình mong muốn thì nên phóng sinh cùng ngày hoặc trước hay sau 1 ngày giữ mình trong sạch, tu tâm tích đức, mọi việc sẽ được suôn sẻ.

Hy vọng bài viết đã giúp quý gia chủ có thêm những thông tin hữu ích về thủ tục cúng bán nhà. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ  hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

cúng đất đầu năm

Bài văn cúng đất đầu năm hay

Năm mới đến ngoài việc chuẩn bị các lễ cúng trước và sau tết như: lễ cúng tất niên, cúng giao thừa, cúng gia tiên mùng 1 tết, cúng thanh minh… thì lễ cúng tạ đất đầu năm là một nghi lễ rất quan trọng mang đậm nét đẹp tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vậy cúng tạ đất vào ngày nào? Gia chủ cần sắm sửa lễ vật gì? Văn cúng đất đầu năm ra sao? mời bạn cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết hôm nay của chúng tôi.

Lễ cúng tạ đất đầu năm là gì?

cúng đất đầu năm

Mời thầy cúng về nhà cúng đất đầu năm

Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn luôn quan niệm rằng, mỗi mảnh đất nơi chúng ta sinh sống, làm việc đều sẽ có 1 vị thần trông coi, cai quản để không cho các vong hồn lang thang bước vào quấy phá, và vị thần đó được gọi là Thổ Công. Mỗi khi làm bất kì một công việc nào đó liên quan đến đất đai, chủ đất sẽ làm lễ cúng Thổ Công (lễ tạ đất) để công việc làm ăn hoặc quá trình xây dựng diễn ra trên mảnh đất này được thuận lợi hơn.

Vậy lễ cúng tạ đất đầu năm có thể gọi là cúng Thổ công, Thổ địa vào dịp năm mới. Đối với nghi lễ này gia chủ có thể tự làm bằng cách sắm sửa lễ vật và đọc bài văn khấn đất đầu năm .

✅✅✅ Xem thêm: Tại sao phải cúng trước khi bán nhà bán đất

Ý nghĩa của cúng tạ đất đầu năm

Ý nghĩa của cúng <b>tạ đất đầu năm </b> 

 

Trong thời khắc năm mới sang, các gia đình thường tiến hành lễ cúng đất để cảm tạ công ơn của tổ tiên và các vị thần đã luôn phù hộ độ trì, bảo vệ bình an cho gia đình trong một năm qua. Đồng thời, nó còn thể hiện được tinh thần uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người dân Việt Nam – một nét đẹp văn hóa tốt đẹp cần được duy trì và truyền lại cho thế hệ sau.

Không chỉ vậy, gia chủ cũng mong muốn thông qua lễ cúng này cầu mong một năm mới bình an, mưa thuận gió hòa, đất đai tươi tốt và công việc làm ăn gặp nhiều thuận lợi, sức khỏe dồi dào, không đau ốm bệnh tật.

Cúng tạ đất vào ngày nào

Cúng tạ đất vào ngày nào

 

Thực tế cho thấy việc chọn lựa ngày tốt để cúng tạ đất cũng cần phải xem xét đến tuổi của chủ nhà. Bạn nên xem tử vi bản thân hợp với ngày nào, giờ nào, hướng nào để khi lên hương cúng công việc được diễn ra trọn vẹn nhất. Thông thường, cúng tạ Thổ Công sẽ diễn ra vào đầu năm và cuối năm, hoặc khi mới mua đất, mua nhà, ngày lễ Tết… hoặc khi thực hiện các công việc chạm tới long mạch như: xây dựng công trình, đào giếng, làm nhà,…

Tùy thuộc vào phong tục tập quán và nét văn hóa vùng miền mà bạn có thể chọn ngày thực hiện lễ cúng khác nhau. Hiện nay, ở đa số các vùng trên cả nước, lễ cúng đất đầu năm sẽ diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hoặc ngày làm lễ hóa vàng khi hết tết. Riêng một số tỉnh như Quảng Bình, Huế, Quảng Ngãi…. nghi lễ cúng thường được tiến hành vào tháng 2 Âm lịch.

 

✅✅✅ Xem thêm: Sửa nhà cúng vào thời gian nào?

Sắm lễ cúng tạ đất năm

Sắm lễ cúng tạ đất năm 

 

Đối với gia đình có bàn thờ rộng gồm 3 lưu hương Bà cô Tổ dòng họ, lư hương thờ Hội động gia tiên và lư hương thờ Quan Đương Xứ Thổ thì cần chuẩn bị lễ vật cúng đất đầu năm như sau:

– Hương và Hoa tươi gồm 2 lọ mỗi lọ 5 bông đặt 2 bên bàn thờ.

– 3 lá và 3 quả cau.

– 2 đĩa trái cây, 2 đĩa xôi,  2 đĩa bánh kẹo đặt 2 bên bàn thờ.

– 1 con gà luộc không chặt miếng bày lên đĩa, có thể chọn gà giò, gà trống thiến đều được. Nếu không có gà thì thay thế thịt mồi tức thịt thăn có 2 phần lạc 1 phần mỡ hoặc chân giò trước của lợn luộc chín.

– 0,5 lít rượu trắng, 6 lon nước ngọt, 10 lon bia để đều 2 bên bàn thờ.

Với gia đình chưa có đèn thờ thì sử dụng nến cốc, đèn cầy. Với gia đình có đèn thờ thì có thể có nến hoặc không tùy gia chủ.

Vàng mã cần chuẩn bị bao gồm:

– 5 con ngựa với 5 màu: đỏ, trắng, xanh, chàm, tím và 5 bộ mũ kèm theo ngựa với cờ lệnh, kiếm và roi. Ngựa màu đỏ to hơn những con màu còn lại. Trên lưng mỗi con ngựa thì đặt 10 lễ tiền vàng.

– Đĩa đựng 50 lễ vàng tiền dùng để dâng gia tiên và 1 cây vàng lá đỏ.

✅✅✅ Xem thêm: Mâm cơm cúng thôi lôi có những gì?

Bài cúng tạ đất đầu năm

Bài cúng <b>tạ đất đầu năm </b>

 

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy:

Quan đương xứ Thổ Địa chính thần.

Thổ Địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, nhằm tiết…

Chúng con là:… 

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.

Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ Địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ Địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.

Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.

Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.

Cẩn cáo!

 

✅✅✅ Xem thêm: Bài cúng xin bán nhà

Hy vọng bài viết đã giúp quý gia chủ có thêm những thông tin hữu ích về cách cúng đất đầu năm. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ  hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

văn khấn 23 tháng chạp

Những bài văn khấn táo quân 23 tháng Chạp chuẩn nhất

Tục lệ cúng ông công ông táo là nét đẹp văn hóa của người Việt bao đời qua. Văn khấn táo quân 23 tháng chạp nhằm thể hiện lòng biết ơn đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm qua. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được lễ vật cúng táo quân gồm những gì? Nên cúng ở đâu? Vào lúc nào và văn khấn ra sao. Vậy mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung dưới đây của nhà thờ họ.

Tại sao phải cúng ông công ông táo

 

văn khấn táo quân 23

 

Ông công ông táo hay táo quân là tên gọi quen thuộc của người dân Việt Nam khi gọi tên ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ tương ứng với thần Đất, thần Nhà, thần bếp núc. Truyền thuyết kể lại rằng: Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống nhân gian theo dõi và ghi chép lại những việc làm Thiện – Ác của con người. Sau đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên trên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt, xấu của con người trong một năm để Ngọc Hoàng định đoạt công tội, thưởng phạt công tâm. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới quay trở lại trần gian để tiếp tục trông coi bếp lửa gia đình.

Vì thế cho nên cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là nhà nhà người người đều chuẩn bị 1 hoặc 3 con cá chép sống (hoặc nhiều hơn tính theo số lẻ 1,3,5…) thả trong chậu nước, cúng cùng lễ cúng như cơm canh, tiền vàng, mũ ngựa… Sau khi hóa vàng, kết thúc lễ sẽ đem cá chép đi phóng sinh tức là thả ở sông, ao, hồ để đưa ông Táo về trời.

Ý nghĩa của việc cúng táo quân ngày 23 tháng chạp

Ý nghĩa của việc cúng táo quân ngày 23 tháng chạp

 

Theo quan niệm của người Việt ba vị Thần Táo (thần bếp) sẽ định đoạt phước đức, cát hung cho gia đình và báo cáo tình hình 1 năm của các thành viên trong gia đình với thiên đình. Do đó, mọi người đều mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho các thành viên trong nhà sẽ gặp nhiều may mắn, bếp quanh năm “đỏ lửa”, gia đình hạnh phúc, nên hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp, người dân thường làm lễ tiễn đưa ông Táo lên chầu trời một cách long trọng.

Lễ vật cúng Táo Quân gồm những gì?

Lễ vật cúng Táo Quân gồm những gì?

 

Lễ vật cúng Táo công gồm có: Mũ ông Công ba bộ, một mụ đàn bà và 2 mũ cánh chuồn dành cho đàn ông. Màu sắc của mũ, áo và hia thay đổi theo ngũ hành của năm. (Ví dụ: Năm tương ứng với hành kim thì dùng màu vàng. Năm hành mộc thì người ta dùng màu trắng. Năm hành thủy thì nên dùng màu xanh. Năm hành hỏa thì sẽ dùng màu đỏ. Năm hành thổ là màu đen).

Mâm cơm cúng Táo Quân thường là các món ăn truyền thống của người Việt như: Gà luộc, xôi, các món nấu xương ninh hoặc canh măng, trầu cau, hoa quả, rượu, hương, bánh kẹo, đèn nến, tiền vàng.

Tuy nhiên, tùy thuộc từng vùng miền, địa phương mà cách chuẩn bị “phương tiện” cúng cho Táo quân khác nhau, cụ thể như:

  • Tại miền Bắc: Người ta thường cúng 3 con cá chép vàng sống, hoặc cá chép đen to khỏe, 3 con cá này sẽ được đặt trong chậu nước đặt cùng mâm cúng với ngụ ý là “cá chép hóa rồng” để đưa ông Táo về chầu trời an toàn. Sau lễ cúng, người dân sẽ phóng sinh cá xuống ao, hồ, sông, suối. 
  • Tại miền Trung: Ngoài mâm cơm canh tiền vàng người dân thường cúng thêm 1 con ngựa bằng giấy có cương, yên đầy đủ.
  • Tại miền Nam: Hầu như người dân chỉ cúng mũ, áo và đôi hài bằng giấy không có cá chép.

Cúng táo quân ở đâu cho đúng 

Cúng táo quân ở đâu cho đúng 

 

Trong văn hóa của người Việt, ông Công tức là thần thổ công sẽ cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Còn Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy khi cúng cần được tiến hành ở dưới bếp. Cụ thể là bên cạnh hoặc bên trên bếp, vì đây là vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình. Thờ thần bếp là mong muốn giữ cho bếp luôn đỏ lửa, gia đình no ấm, thuận hòa.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, việc cúng như vậy là không đúng. Vì tất cả các vị này đều là thần do đó cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, dễ bị ô uế nếu không được dọn vệ sinh sạch sẽ, nên không phải nơi cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được bày biện ở nơi trang nghiêm sạch sẽ nhất trong nhà.

Nên cúng táo quân vào lúc nào

Nên cúng táo quân vào lúc nào

 

Ngày đẹp để cúng Táo Quân 2022 gồm những ngày sau:

– Ngày 22 tháng Chạp tức ngày 24/1/2022 dương lịch: Rơi vào thứ Hai, ngày Đinh Sửu, Tháng Tân Sửu. Khung giờ may mắn gồm: Thìn (7h-9h) Đại an; Thân (15h-17h) Tỵ( 9-11h) Trong đó, giờ Tỵ ngày 22 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân.

– Ngày 23 tháng Chạp tức ngày 25/1/2022 dương lịch: Rơi vào thứ ba, ngày Mậu Dần, tháng Tân Sửu. Các khung giờ tốt gồm: Mão (5h-7h); Thìn (7h-9h) tốt hơn cả là giờ Thìn tốc hỷ trước 12h trưa.

Tuyệt đối không cúng muộn hơn 23 giờ đêm ngày 23 tháng Chạp, bởi mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc Hoàng nghe báo cáo của các Táo, do đó Táo quân cần đi sớm cho kịp giờ.

Cách cúng đưa ông táo về trời chuẩn nhất

Khi sắp lễ xong, trước khi cúng cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề đứng trước bàn thờ thắp 3 nén hương (hoặc 5, 7, 9 nén tùy ý nhưng phải là số lẻ), sau đó, bạn vái ba vái và đọc bài văn khấn táo quân, kết thúc vái 3 vái. Khi hương tàn 2/3 có thể tiếp tục thêm 1 tuần hương nữa hoặc xin phép hạ lễ hoá vàng. Sở dĩ không đợi hương tàn hết mà chỉ để tàn 2/3 là bởi có quan niệm cho rằng: Nếu hương còn thì khi hoá vàng thì các ông Táo mới nhận được. 

Văn khấn ông táo 23 tháng chạp

Dưới đây là 3 bài văn khấn ngày 23 tháng chạp được nhiều người dùng nhất mời quý độc giả cùng tham khảo

Mẫu văn khấn 23 tháng chạp đơn giản

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật! (3 lần)

Mẫu văn khấn ngày 23 tháng chạp ngắn gọn

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ con là :………….
Ngụ tại :…………………..
Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Mẫu văn khấn 23 tháng chạp đầy đủ

Kính lạy Thượng Đế.
Kính lạy Ngũ Đế. Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.
Kính lạy các vị đại tiên.
Kính lạy: Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh.
Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.
Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ, thần tài hạ đàn chứng giám
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm… Tân Sửu. Là ngày thần Táo quân về trời tấu sớ. Tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm… nguyên quán… địa chỉ thường trú… với tấm lòng thành kính con xin sửa soạn lễ vật, cùng sơn hào hải vị, tiền vàng, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời tấu sớ lên Ngọc Hoàng Đại Đế.
Kính lạy Sơn Thần, Long Thần, Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ hạ đàn chứng lễ.
Trong năm qua nhờ ân phúc của Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên và các Ngài mà chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, vận khí hanh thông mọi việc đều như ý.

Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính biết ơn và xin được tiễn chư ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị Thần Tiên, toàn gia quyến chúng con xin vô cùng cảm tạ ân đức của Thượng Đế cùng chư ngài đã che chở cho chúng con trong suốt năm qua.

Nay kính mong Thần Táo Quân gợi ý lên Tam Thanh Ngọc Hoàng Đại Đế cầu xin Thượng Đế khai ân minh xét để sang năm mới Tân Sửu 2021, đất nước con được thái bình, quê hương con được giàu đẹp, gia tộc và gia đình con luôn được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng, vận khí hanh thông, vạn sự như ý.

on cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị Đại Tiên, cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế. Con xin tỏ lòng biết ơn và xin đa tạ.
Con xin đa tạ, con xin đa tạ, con xin đa tạ!
Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần.
Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi.

Kết: Trên đây là bài viết của nhà thờ họ, hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho quý đọc giả những thông tin hữu ích về ngày lễ cúng táo quân, cách sắm lễ cúng và khấn sao cho chuẩn nhất.  Hy vọng bài viết đã giúp quý gia chủ có thêm những thông tin hữu ích về bài khấn tết ông công ông táo ngày 23 tháng chạp Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ  hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe, bình an, hạnh phúc và thường xuyên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi.

bài văn khấn tất niên

Những bài văn khấn tất niên tại nhà và công ty chuẩn nhất

Để tiễn năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới 2022 Nhâm Dần sắp đến, vào chiều ngày 29 hoặc 30 tết hầu hết gia đình Việt đều chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên, bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên. Vậy bạn đã biết sắm lễ và khấn cúng tất niên như thế nào cho chuẩn chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Cúng tất niên là gì?

Cúng tất niên là gì? 

 

Cúng tất niên hay tất niên, tiệc tất niên, lễ tất niên…là một nghi thức của người Việt ta nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị đón năm mới sang. Nếu vào tết Tây (tính theo dương lịch) tất niên có thể là một buổi liên hoan cuối năm, bữa tiệc tất niên. Nếu là thời điểm cuối năm âm lịch, ngày 29 tháng Chạp (năm thiếu) hoặc  30 tháng chạp (năm đủ) được gọi là ngày tất niên. 

✅✅✅ Xem thêm: tại sao phải cúng mồng 1

Ý nghĩa của việc cúng tất niên

Ý nghĩa của việc cúng tất niên

 

Cúng tất niên là phong tục tập quán, nếp sống tâm linh và là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta từ bao đời nay. Vào ngày này, con cháu thường làm mâm cỗ cúng bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên đã phù hộ độ trì cho cả nhà một năm đã qua bình an và mong muốn một năm mới thành công, hạnh phúc. Ngoài ra, bữa cúng tất niên còn là dịp để bạn bè, họ hàng, hàng xóm láng giềng có dịp cùng nhau quây quần bên bàn tiệc, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn của một năm bận rộn đã đi qua. Họ tận hưởng bầu không khí ấm áp, tràn ngập niềm vui bên người thân sau một năm làm việc, học tập và chạy đua với cuộc sống.

Nhiều cơ quan nhà nước, doanh nghiệp dù không lập bàn thờ hoành tráng nhưng họ vẫn có ban thờ nhỏ bày biện lễ Tất niên cuối năm. Nghi lễ này chủ yếu là để tỏ tấm lòng tri ân của người đang sống với phật thánh, thần linh thổ địa, táo quân đã phù hộ cho nhân viên một năm bình an; còn các cơ quan công ty, xí nghiệp thì làm ăn phát đạt, sự nghiệp hanh thông.

✅✅✅ Xem thêm: Ý nghĩa của việc cúng khai trương công ty

Cúng tất niên lúc nào tốt nhất

Cúng tất niên lúc nào tốt nhất

 

Lễ Tất niên tại gia được tiến hành vào chiều 29 tháng chạp hoặc chiều 30 tháng chạp . Trong ngày này, người người nhà nhà ai cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, mua sắm các vật dụng gia đình mới để chuẩn bị đón chào năm mới sắp đến. Đầu tiên trong công tác dọn vệ sinh là phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật và bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả như: cầu, dừa, sung, túc, no đủ rồi, hương hoa, đèn nến đầy đủ… Sau đó trang hoàng nhà cửa với cây đào, cây mai, chậu quất… Sau đó là chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên.

Tại các công ty, cơ quan nhà nước thì tùy vào sự sắp xếp của lãnh đạo mà lễ cúng Tất niên có thể sớm hơn từ ngày 26, 27, 28 tháng chạp trước khi bắt đầu nghỉ lễ tết, nhưng nhìn chung, đa phần lãnh đạo sẽ cố gắng sắp xếp để lễ cúng Tất niên diễn ra vào ngày cuối cùng của năm cũ.

Cúng tất niên 2021 tại gia đình và cơ quan vào ngày sau đây để mọi việc được diễn ra suôn sẻ, vui vẻ. 

– Ngày 28 tháng 12 âm lịch tức ngày 9/2/2021 Dương lịch: Ngày Mậu Tý, Lục nhâm Tốc hỷ.

– Ngày 29 tháng 12 âm lịch tức ngày 10/2/2021 Dương lịch: Ngày Kỷ Sửu, Lục nhâm Xích khẩu.

– Ngày 30 tháng 12 âm lịch tức ngày 11/2/2021 Dương lịch: Ngày Canh Dần, Lục Nhâm tiểu cát.

 

✅✅✅ Xem thêm: Thời gian đẹp để cúng tạ đất

Sắm lễ cúng tất niên năm 2021

Sắm lễ cúng tất niên năm 2021

 

Sắm lễ cúng tất niên cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố vùng miền. Vì mỗi nơi có một phong tùng tập quán và món ăn dân tộc đặc trưng riêng. Dưới đây là một số gợi ý mâm cơm cúng tất niên năm 2021 của 3 miền Bắc, Trung, Nam mời các bạn cùng tham khảo.

– Miền Bắc: Cỗ cúng gồm có: Bánh chưng, gà trống luộc nguyên con cài bông hồng ở mỏ hoặc thịt mồi tức thịt lợn có cả lạc cả mỡ luộc chín, miến nấu lòng gà, dưa hành muối, nộm, xôi gấc, thịt đông, canh móng giò hầm măng, tôm chiên, chả nem…

– Miền Nam: Mâm cơm cúng gồm có: bánh tét, thịt kho tàu, canh khổ qua nhồi thịt, củ cải ngâm nước mắm, gỏi tôm thịt, giò chả, thịt lợn luộc, canh măng,…

– Miền Trung: lễ cúng tất niên gồm: gà bóp rau răm, giò lụa, miến, măng khô ninh, thịt lợn luộc, chả ram,…

Ngoài ra tại các miền ngoài mâm cơm đều có những lễ vật kèm như: nến hoặc đèn cầy nhang, vàng mã, bánh kẹo, trầu cau, hoa tươi, mâm ngũ quả,..

 

✅✅✅ Xem thêm: Cách sắm lễ lên chùa đầu năm

Tổng hợp bài văn khấn cúng tất niên tại nhà và cơ quan

Văn khấn tất niên trong nhà

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ: ……………..

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm: …………..

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………..

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)

Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)

Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)

Văn khấn cúng tất niên ngoài trời

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.

Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .

Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .

Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm ……….

Tín chủ chúng con là: …………………………………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………………………………………….

Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Nay là ngày…. Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.

Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám …

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn cúng tất niên công ty

Mẫu 1

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần

Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần

Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: …………………………………

Tuổi: …………………………

Ngụ tại: …………

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm Canh Tý 2020, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Mẫu 2

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Hôm nay ngày…..tháng…..năm…..

Địa chỉ công ty

Đệ tử họ ……………….. tên ……………………..

Lâu nay chúng con làm ăn thương mại ở thổ trạch này, nay chúng con thành tâm sắm lễ cúng xin, cuối năm cúng tạ Thổ Thần, tất niên công ty từ trong ra ngoài.

Nay kính cáo Thần hoàng bổn thổ, cúng xin Ngũ tự chi thần, Thần hoàng bổn xứ, thổ địa linh quang, kim niên hành kiến cai quản trong ngoài. Khuôn viên công ty và đất đai thương mại của công ty, nếu có những điều không phải, con người phàm chẳng biết cúng cầu, giờ sám hối cầu chung tất cả, cuối năm thời cúng tạ trong ngoài. Một năm thần giữ thần coi, quản cai thổ trạch độ trì cho chúng con, cùng năm mãn tháng đến hạn đáo lai, sắm lễ cúng thần tạ trong thổ trạch công ty. Kính cáo Chư thần Tiền hiền hậu thổ ở trị thổ trạch công ty tại Ấp…xã…huyện…tỉnh… Mời chung tất cả lớn nhỏ ăn no, tiễn cho chư vị quý ngài về nơi thượng giới tâu cho công ty tại Ấp…xã…huyện…tỉnh… Tổng giám đốc ……………………………… bước qua năm mới thuận lợi mọi điều, làm ăn phát đạt, công ty yên vui, cầu cho phước đức hưởng được hồng ân, phật pháp nhiệm màu chứng minh công đức.

A Di Đà Phật!

Mẫu 3

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Tín chủ con tên là… tại

Hôm nay ngày…..tháng chạp năm 2020 âm lịch

Tín chủ con đại diện cho công ty … xin được thành tâm sửa biện hương hoa, chuẩn bị đèn nến, hoa trà dâng lên trước án. Qua năm 2020, chúng con xin được dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho công việc làm ăn của chúng con luôn được suôn sẻ, phát đạt, mọi sự bình an, may mắn. Một năm qua đi chúng con có gì thiếu sót, trần gian mắt thịt không rõ xin được các vị thần linh lượng thứ bỏ qua cho.

Nay con xin được đọc bài cúng tất niên công ty cuối năm 2020 để thành tâm kính lạy mời các ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân và các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Kính lạy các Ngài nghe thấu tâm can, chứng giám lòng thành, đáp lễ lời mời, thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho toàn công ty chúng con luôn được bình an, toàn gia an lạc, việc làm ăn luôn được suôn sẻ, hanh thông.

Chúng con lễ bạc lòng thành, trước xin kính lễ tạ ơn, sau cúi xin các vị Chư Thần luôn chứng giám, độ trị phù hộ cho toàn công ty chúng con một năm mới an lành, phát lộc.

A Di Đà Phật!

A Di Đà Phật!

A Di Đà Phật!

Kết: Trên đây là những thông tin bạn cần biết về tất niên 2021. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của nhà thờ họ của chúng tôi, Chúc các bạn có một năm mới 2022 mạnh khỏe, an khang, thịnh vượng.

những bài văn khấn mùng 1

Tổng hợp những bài văn khấn mùng 1 hay và ý nghĩa

Tổng hợp các bài văn khấn mùng 1 hàng tháng tại nhà; văn khấn ở chùa ngày mùng 1; văn khấn mùng 1 tết; văn khấn thổ công ngày mùng 1; văn khấn mùng 1 tháng 7; văn khấn mùng 1 tháng 8; mùng 7 và 9 tháng giêng; văn khấn ở chùa ngày mùng 1…

Theo quan niệm của người Việt ta, mùng 1 hay còn gọi là ngày sóc, tức là ngày bắt đầu của một tháng mới. Với mong muốn vạn sự khởi đầu đều được tốt đẹp, cả tháng làm ăn gặp nhiều may mắn, đi lại được thuận buồm xuôi gió nên nhiều người đã lên chùa cầu bình an, ăn chay, niệm phật, tránh sát sinh… Và không thể thiếu việc sắm sửa lễ cúng thổ công, thần tài gia tiên tại nhà để bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ tới người đã khuất. Dưới đây Nhà Thờ Họ là tổng hợp một số bài văn khấn hay, chuẩn nhất 2021 liên quan đến ngày mùng 1 hàng tháng, mời các bạn cùng theo dõi.

Tại sao phải cúng mùng 1?

Tại sao phải cúng mùng 1?

 

Văn khấn mùng 1 hay bài khấn mùng 1, bài cúng mùng 1… là một trong những nét văn hóa đặc trưng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật đầy đủ theo ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, thì văn khấn mùng 1 cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Văn khấn sẽ giúp chúng ta kêu cầu người âm được chuẩn chỉ, bày tỏ được lòng thành tâm của người làm lễ, cũng như những mong muốn cần các đấng vô hình linh thiêng như: vong linh Tổ tiên, Thần thánh, chư vị Thánh hiền, chư vị Bồ Tát… chứng giám, phù hộ độ trì.

Một bài văn khấn mùng 1 sẽ được trình bày đầy đủ nội dung đó là: kính mời ai? tín chủ con là cùng đồng gia vợ, con tên là gì? Ngụ tại đâu?…. Hôm nay là ngày… tháng…năm…nào? Mục đích của buổi cúng lễ cúng hôm nay là gì? Cúng ai…? Gia tiên, thần tài, thổ công táo quân, chúa đất… hay cúng cụ thể người nào trong gia đình. Lời cầu xin và lời hứa, cuối cùng là khẩn cáo.

Nói chung, tùy thuộc vào mục đích khấn gia tiên hay khấn thần tài, thổ công.. mà bài cúng sẽ có sự khác biệt. Dưới đây là cách sắm lễ khấn mùng 1 và một số mẫu văn khấn mùng 1 hàng tháng phổ biến nhất để bạn tham khảo:

Cách sắm lễ khấn ngày mùng 1

sắm lễ cúng ngày mùng 1

 

Cũng như sắm lễ cúng ngày rằm, lễ khấn mùng 1 cũng không quá cầu kỳ mà thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình để lựa chọn cho phù hợp. Dưới đây là gợi ý lễ vật cần sắm trong cúng mùng 1 hôm rằm mà bạn nên biết.

– Hoa và quả: là một lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên vào ngày mùng 1 hàng tháng. Dựa theo thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tương sinh với các màu lần lượt là trắng, xanh, đen, đỏ, vàng mà chúng ta chọn các loại hoa quả có màu sắc phù hợp để đem đến sự may mắn, bình an cho gia chủ.

Những quả thường sử dụng trong mâm ngũ quả là: chuối, lê. lựu, phật thủ, táo, cam, quýt , bưởi, thanh long…Lưu ý cần lựa chọn quả có mã đẹp, sáng bóng, không bị sần sùi, dập nát, chín nẫu.

– Bánh oản: Oản là loại bánh được làm từ bộ và đường có màu trắng trong, thanh khiết, tượng rưng cho tinh hoa của đất trời, tấm lòng ngay thẳng của người thờ chúng, do đó đây luôn là loại bánh được rất nhiều người lựa chọn để thắp hương.

– Trầu cau: Trầu cau là biểu tượng của sự tôn kính, và cũng là món ưa thích của hầu hết người dân Việt Nam xưa. Trong các đám ma chay hiếu hỉ đều xuất hiện món ăn dân gian này. Và không biết từ bao giờ, đây là một thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mọi nhà vào các ngày tuần sóc.

– Vàng mã: Theo quan niệm trần sao âm vậy nên cứ đến ngày cúng là các gia đình sẽ chuẩn bị 3, 5, 7, 9 thếp tiền vàng để cúng tiến hóa vàng cho các cụ lấy lộ phí đi đường, tiêu xài dưới âm phủ.

– Nước lọc: Nước tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh tịnh và là thứ không thể thiếu khi sắm lễ cúng mùng 1. Tín chủ cần sắp 3 – 5 chén trước khi lên hương. Không được dùng nước chè, nước màu, nước đun sôi để nguội mà nên dùng nước mưa, nước suối, nước lọc tinh khiết.

– Bạn có thể chuẩn bị thêm đồ ăn chay như xôi, chè, bánh, kẹo…tùy vào điều kiện và tín ngưỡng của mỗi người để lựa chọn lễ phù hợp.

Những bài văn khấn mùng 1

Tiếp theo bài viết, mời quý độc giả cùng tham khảo các bài văn khấn mùng 1 tết, mùng 1 hàng tháng, văn khấn thổ công, văn khấn mùng 1 tháng 7, mùng 1 tháng 8, mùng 9 tháng giêng và 7 tháng giêng.

Văn khấn mùng 1 tết

Văn khấn gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng năm Tân Sửu

Chúng con là:……

Ngụ tại:……………………

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới.

Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.

Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên trước án..

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Sau đó, khi hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc

Văn khấn thần linh

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.

Con kính lạy chư vị Tôn Thần.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.

Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con là ………………………………………………………………………

Ngụ tại ………………………………………………………………………………

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần.

Thiết nghĩ tôn thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, tôn đức cảm thông.

Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện.

Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.

Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vi tôn thần chứng giam phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Bài văn khấn mồng 1 tết tại chùa

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm Canh Tý

Tín chủ con là …………………………

Ngụ tại………………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thần bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Bài văn khấn mồng 1 tết đơn giản tại nhà

Hôm nay ngày….

Tức năm thứ năm mươi… Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tại: Thôn… xã… huyện… tỉnh….

Tín chủ là:…… cùng toàn gia kính bái.

Nay nhân ngày lễ Nguyên đán.

Kính cẩn sắm một lễ gồm….

Gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của:

Hiển:

Hiển:

Hiển:

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng:

Nay theo tuế luật

Mồng Một đầu xuân

Mưa móc thấm nhuần

Đón mừng Nguyên đán

Cháu con tưởng niệm

Nội ngoại tổ tiên

Kính cẩn dâng lên

Lễ nghi vật phẩm

Cúi xin chứng giám

Biểu lộ lòng thành

Thỉnh cáo tổ tiên linh

Cùng về âm hưởng

Tôn linh tại thượng

Phù hộ độ trì

Năm mới mọi bề

Yên vui khang thái

Cẩn cáo!

Văn khấn mùng 1 hàng tháng

Bài văn khấn gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

  • Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
  • Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Hương chủ (chúng) con tên là:… Sống tại:… xã,… huyện,… tỉnh.

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng… năm…, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần.

Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Bài văn khấn mùng 1 ngoài trời

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.

Tín chủ con là… sinh năm…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng… năm… Âm lịch.

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ.

Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Bài văn khấn mùng 1 ngoài trời đơn giản

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Tín chủ chúng con đây là… tuổi…

Hiện cư ngụ tại…

Hôm nay là ngày mùng 1… tháng… năm…

Tín chủ con xin thành tâm sắm lễ gồm hương hoa trà quả và đốt nén tâm hương dâng lên trước án thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ cùng Chư vị Tôn Thần, tiền chủ thương xót tín chủ giáng lâm trước án và chứng giám lòng thành mà thụ hưởng lễ vật và phù trì tín chủ chúng con được toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Bài văn khấn thổ công ngày mùng 1

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

  • Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.
  • Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.
  • Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
  • Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Hương chủ (chúng) con tên là:…

Con lạy quan thần linh thổ địa số nhà… đường… phường… quận… thành phố…

Hôm nay nhằm ngày mùng 1 tháng… năm… Âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa soạn hương hoa, lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn mùng 1 tháng 7

Văn khấn thổ công, thổ địa, thân linh

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch

Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức Tôn thần

Con kính lạy ngài Tiền hậu Địa chủ Tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong xứ này.

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân, trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia bình an, công việc hanh thông, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin được phù hộ độ trì và chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Cẩn cáo!

Bài văn khấn gia tiên

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần.

Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ

Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại trong họ.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con là…

Ngụ tại… cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

Các vị Tôn thần cai quản trong xứ này

Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an

Tám tiết vinh khang thịnh vượng

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Cẩn cáo!

Văn khấn mùng 1 tháng 8

Bài văn khấn gia tiên ngày 1 tháng 8

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

  • Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
  • Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Hương chủ (chúng) con tên là:… Sống tại:… xã,… huyện,… tỉnh.

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng… năm…, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần.

Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Bài văn khấn thổ công ngày mùng 1

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

  • Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.
  • Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.
  • Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
  • Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Hương chủ (chúng) con tên là:…

Con lạy quan thần linh thổ địa số nhà… đường… phường… quận… thành phố…

Hôm nay nhằm ngày mùng 1 tháng… năm… Âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa soạn hương hoa, lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn cúng mùng 9 tháng giêng

Cúng mùng 9 tháng Giêng hay còn gọi là cúng tiên sư hay thánh sư, nghệ sư họ là ông tổ của một nghề, người đã có công tạo ra nghề và truyền dạy nghề này phát triển cho con cháu, giúp nghề được lưu truyền dộng dãi chính vì vậy ngày mồng 9 tháng giêng hàng năm nhiều làng nghề trên cả nước có tục lệ cúng Tiên Sư. Lễ vật cúng tùy theo từng gia đình mà có cách cúng Ngọt cúng Mặn tùy tâm.

Bài văn khấn như sau.

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là ………………………

Ngụ tại………………………

Hôm nay là ngày… tháng…..năm………(âm lịch) tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh Sư nghề…………

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh Sư nghề……… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Văn khấn ngày 7 tháng giêng

Ngày mồng 7 tháng giêng hàng năm còn gọi là ngày Khai Hạ còn gọi là lễ hạ cây Nêu dựng trong nhà và ngày tết để (Cây nêu có tác dụng xua đuổi ma quỷ, không cho ma quả quấy giầy gia đình ăn tết ). Mâm cơm cúng ngày lễ khai hạ có thể là cơm chay hoặc mặn đều được. Đèn dầu, rượu, nhang, hoa, hoa quả, đĩa gạo, đĩa muối. Tiền vàng, sớ tùy tâm gia chủ.

– Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ, Chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Xem thêm về sự tích của Cây Nêu

Trên đây là những bài văn khấn mùng 1 chuẩn nhất do nhà thờ họ tổng hợp. Hy vọng bài viết đã giúp quý gia chủ có thêm những thông tin hữu ích về khác khấn ngày lễ tết, ngày thường mùng 1. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ  hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

bài văn khấn phạt bà quan âm

Bài Văn khấn Phật Bà Quan Âm tại nhà chuẩn nhất

Quan Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của sự từ bi, cứu rỗi chúng sinh thoát khỏi những bất hạnh, khổ đau, mang đến cho chúng sinh sự an yên trong tâm hồn. Do vậy việc thờ Quan Âm Bồ Tát tại nhà được nhiều người Việt quan tâm. Vậy việc sắm lễ, văn khấn và cách bố trí bàn thờ phật tại gia như thế nào là đúng, mời quý vị cùng theo dõi bài viết của Nhà Thờ Họ.

Xem thêm: Cách chọn phong thủy bạn đời tại đây https://bit.ly/3AqPqL4

Phật Bà Quan âm là ai?

 

Phật Bà Quan âm là ai?

Phật Bà chính là Quán Thế Âm (nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian) nhưng do tránh chữ “Thế” trong tên nhà vua thời đường là Lý Thế Dân, nên thường được gọi là Quán Âm hay Quan Âm.

Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng cứu độ chúng sinh, nhất là trong nạn hỏa hoạn, nước lũ, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng thường đi cầu Quan Âm. Quan Âm cũng được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà. Tại Việt Nam và Trung Quốc, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân chứ không phải là nam nhân như một số nước khác.

Trong thần thoại; văn học dân gian; hay trong kinh sách nhà Phật thì Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sinh và cũng là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần Đại thừa – giác tha của Phật giáo. Theo quan niệm Trung Hoa, Quan Âm ngự tại một trong Tứ đại danh sơn của bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa là Phổ đà sơn, miền Đông Trung Hoa.

Hiện nay, có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại của Trung Hoa thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua. Lớn lên tuy bị cha ngăn cản nhưng công chúa vẫn quyết đi tu. Cuối cùng khiến đức vua nổi giận, sai quân đem giết nàng. Khi xuống âm phủ, Diêm Vương đưa nàng vào địa ngục làm thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn.

Sau đó, khi tích đủ đức, Diêm Vương thả nàng ra và công chúa tái sinh lại trên núi Phổ-đà và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Khi vua cha bị bệnh nặng, nàng không ngần ngại cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh vì nhớ ơn nên đã cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của vua mà người thợ tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay.

Hiện nay, hình ảnh Phật Bà Quan Âm được chạm khắc lên những phôi gỗ hoặc đá. Tuy nhiên, những bức tượng gỗ Phật Bà Quan Âm được rất nhiều người dân ưa chuộng và tôn thờ trong nhà, với mong muốn Phật Bà đem đến bình an, hạnh phúc cho gia đình, cũng như dặn lòng phải sống cho thanh cao, trong sáng.

✅✅✅ Xem thêm: Bà cô ông mãnh là ai ?

Vì sao nhiều người lập bàn thờ phật bà quan âm

Vì sao nhiều người lập bàn thờ phật bà quan âm

 

Để lý giải cho câu hỏi “Vì sao nhiều người lập bàn thờ Phật Bà Quan Âm?” chúng ta cần biết: Phật Bà Quan Âm được biết đến như một vị Bồ Tát cứu nhân độ thế, do đó đa số những người thờ Quan Thế Âm bồ tát đều muốn chiêm bái người và cầu mong sự bình yên tự tại trong tâm hồn.

Ngoài ra họ cũng mong muốn được sức khỏe, may mắn, ấm no và hạnh phúc. Hiện nay, biểu tượng thờ Quan Thế Âm bồ tát tại gia được các gia chủ lựa chọn bằng nhiều chất liệu khác nhau như: tranh thờ Mẹ Quan Âm; hình thờ Phật Bà Quan Âm; tượng thờ Quan Âm Bồ Tát… Dù làm băng là chất liệu gì thì chữ tâm hướng tới Ngài và sự tu sửa thân tâm khẩu ý trong đời trời mới là điều quan trọng.

Có thể nói việc thờ tượng Phật Quan Âm trong nhà đã trở thành một nét đẹp truyền thống thể hiện con người chúng ta luôn tâm niệm hướng thiện, hướng tới những điều tốt đẹp, có niềm tin vào thần linh che chở phù hộ cho gia đình. Đồng thời giúp gia đình hướng tới những điều đúng đắn, tốt đẹp, tránh những sai phạm đáng tiếc trong cuộc sống.

✅✅✅ Xem thêm: Văn khấn ngày cát kỵ

Cách bố trí bàn thờ Phật trong nhà

Cách bố trí bàn thờ Phật trong nhà

 

Hiện nay, nhiều người muốn lập bàn thờ Phật Bà Quan Âm tại gia. Tuy nhiên, vẫn không biết lập như thế nào cho đúng cách. Vậy hãy cùng các chuyên gia phong thủy đi tìm lời giải đáp qua nội dung sau.

Về vị trí đặt bàn thờ phật quan âm

Bàn thờ Phật cần đặt ở nơi sạch sẽ, cao ráo, thanh tịnh và trang nghiêm, đáp ứng các yếu tố phong thủy và hướng nhà. Nếu nhà bạn là nhà lô, biệt thự cao tầng thì tốt nhất nên đặt ở tầng cao nhất. Còn gia đình chỉ có một nơi dành cho việc thờ cúng, thì bàn thờ phật quan âm phải được đặt trong cùng một không gian với bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, ban thờ Phật cần đặt cao hơn ít nhất là một bậc. Nên trang trí bàn thờ bằng hoa tươi có màu sắc, mùi hương nhẹ nhàng và chỉ cúng đồ chay như: hoa quả, bánh kẹo và thường xuyên lau dọn.

Đối với bát nhang và các vật phẩm thờ, gia chủ chỉ cần thờ một bát nhang trên bàn thờ, cùng những vật phẩm như: lọ hoa, ống hương, chén nước bài trí xung quanh bàn thờ sao cho cân đối hai bên bát hương. Với mâm bồng, gia chủ nên bày trí chính giữa bàn thờ, cân đối với bát hương, sau đó mới đến kỷ chén thờ.

Không đặt chung tượng phật quan âm với bất cứ tượng thờ nào khác. Điều này để thể hiện sự tôn trọng của gia chủ đối với phật quan âm. Đồng thời, tượng quan âm Bồ Tát còn là sự thuần khiết, thanh tịnh nên nếu có điều kiện nên được thờ vào không gian riêng.

✅✅✅ Xem thêm: vị trí đặt ông thần tài trong nhà

Hướng đặt bàn thờ phật quan âm tốt nhất trong nhà

Bạn cần phải chọn đúng hướng để đặt bàn thờ phật quan âm theo bản mệnh của gia chủ để đem lại may mắn và tránh những vận hạn đen đủi như sau:

– Người mệnh Kim thuộc tây tứ mệnh, vì thế, nên đặt bàn thờ quay về các hướng như: Tây, tay Nam, Tây Bắc và Đông Bắc là tốt nhất.

– Người mệnh Mộc thuộc đông tứ mệnh, nên đặt theo hướng Bắc, Nam, Đông Nam và hướng Đông để đón lộc vào nhà.

– Người mệnh Hỏa cũng thuộc đông tứ mệnh. Để mọi việc suôn sẻ, sức khỏe dồi dào, bạn nên đặt theo hướng Nam, Đông, Đông Nam, Đông và Bắc.

– Người mệnh Thổ thuộc tây tứ mệnh, gia chủ nên chọn đặt hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Tây Nam để phù hợp với phong thủy của mình.

Những điều cần tránh và nên làm khi thờ phật

Dù là mệnh gì thì bàn thờ Phật Bà Quan Âm nên có chỗ dựa phía sau, không được để trống, tránh luy lay đổ vỡ, tuyệt đối không được đặt, treo tranh ảnh phật ở các khu vực như phòng ngủ, phòng bếp hay cạnh nhà vệ sinh những nơi bẩn thỉu, ẩm thấp.

Không được cuộn tranh phật quan âm vì bạn có thể sẽ bị đau đầu. Khi mắt và tay của phật trong tranh bị hỏng bạn phải sửa chữa hoặc vẽ lại. Nếu không vẽ lại như cũ thì người sống trong nhà bị mắc bệnh tương ứng với chỗ hỏng của phật.

Nên cúng đồ chay thanh tịnh như: hoa quả tươi, không được để hoa quả thối trên ban rồi mới thay. Nếu tượng phật để trong nhà lâu năm, hoặc quá cũ kỹ bạn không được vứt vào một góc nào đó, mà đợi ngày rằm, mùng 1 mang lên chùa tiễn phật quy vị và mua tượng phật mới để thay thế.

Cách sắm lễ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát

Cách sắm lễ

Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, trà, quả , phẩm oản, xôi chè, tiền vàng… Tùy vào mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau.

✅✅✅ Xem thêm: Cách sắm lễ khấn mồng 1

Hạ lễ sau khi cúng Quan Thế Âm Bồ Tát

Sau khi kết thúc khấn, lễ ban thờ, đợi hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái, rồi hạ sớ và tiền vàng đem ra nơi quy định để hóa vàng. Đốt sớ trước sau đó mới đốt tiền vàng. Khi hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác xuống

Bài văn khấn Phật Bà Quan Âm

Bài văn khấn Phật Bà Quan Âm

 

Dưới đây là bài văn khấn phật bà quan âm tại nhà đơn giản. Khi đọc bài văn khấn này quý gia chủ có thể đốt hóa vàng theo.

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật! (Ba lạy)

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con Nam mô Đại từ, Đại bi, tầm thinh cứu khổ cứu nạn, Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Tín chủ con là: …………………………………………….. Tuổi: ……………

Ngụ tại: …………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày …… tháng ……. năm …………………….. (Âm lịch)

Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin được Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành. Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật! (Ba lạy)”.

Hy vọng bài viết đã giúp quý gia chủ có thêm những thông tin hữu ích về cách khân Phật Bà Quan Âm tại nhà. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ  hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

cúng rằm tháng 8

Bài văn khấn rằm tháng 8 năm 2021

Tết trung thurằm tháng 8 năm 2021 sẽ rơi vào Thứ 3, ngày 21/9/2021 Dương lịch, tức 15/8/2021 lịch âm. Nếu bạn chưa biết sắm lễ và văn khấn rằm tháng 8, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Rằm tháng 8 âm lịch hay còn được biết đến với tên gọi rất đỗi thân thương, quen thuộc đó là Tết Trung thu, tết Đoàn viên. Ngày mà các thành viên trong gia đình có dịp hội ngộ, tụ họp chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên và mâm cỗ ngọt như: cùi dừa, bánh đa, bánh nướng, bánh dẻo, bòng, bưởi, kẹo….để chung vui phá cỗ đêm rằm. Dẫu đã rất quen thuộc với người Việt ta như vậy, nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc; ý nghĩa, cũng như cách sắm một mâm cỗ cúng rằm tươm tất và bài văn khấn chuẩn đầy đủ nội dung. Và dưới đây chính là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu thêm về tết trung thu.

Rằm tháng 8 là ngày gì?

 

Rằm tháng 8 là ngày gì?

 

Khác với các ngày rằm trong năm, rằm tháng 8 Âm lịch là một ngày khá đặc biệt được trẻ em và người lớn mong chờ nhất trong năm. Bởi đây là ngày tết trung thu, ngày diễn ra các lễ hội vui chơi giải trí cho thiếu nhi, ngày tết đoàn viên hội ngộ của các thành viên trong gia đình; hay còn được biết đến là tết trông trăng, và tết hoa đăng rực rỡ muôn màu.

Cho đến hiện nay, Tết Trung Thu ở Việt Nam không biết có tự bao giờ, cũng không có sử sách, tài liệu nào nói chính xác về gốc tích của ngày rằm tháng 8. Nhưng theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ của Việt Nam. Còn người Trung Hoa cổ đại thì cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu năm 771 đến 476 TCN. Hoặc cũng có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước cách đây hơn 13.000 năm của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng Châu Thổ Sông Hồng của Việt Nam. Tại thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người dân mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi.

Tại Việt Nam, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn – theo văn bia chùa Đọi năm 1121 đời nhà Lý. Đến đời Lê – Trịnh thì ngày này đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa. Trong ngày rằm tháng 8, các gia đình sẽ làm mâm cơm cúng gia tiên và bày cỗ ngọt với các bánh trái hình mặt trăng, bánh nướng, bánh dẻo, cùi dừa, bánh đa, bưởi, kẹo, thạch…cho trẻ em phá cỗ, đồng thời tặng quà cho các em bé, tổ chức nhảy múa hát ca, múa lân, múa rồng, rước đèn rất tưng bừng

Ý nghĩa của tết trung thu – rằm tháng 8

Ý nghĩa của tết trung thu - rằm tháng 8

 

Ngày rằm tháng 8 là dịp để con cháu sum vầy, làm cơm dâng lên tổ tiên, ông bà để thể hiện lòng thành kính. Sau đó là dịp để các thành viên có cơ hội lại gần nhau, lắng nghe tâm sự, tăng thêm tình cảm gần gũi sau những ngày tháng làm việc vất vả.

Ngày rằm này cũng là ngày để người lớn thể hiện sự quan tâm đối với con trẻ, cho trẻ đi chơi sau những ngày học hành vất vả. Sau đó là tổ chức mâm cỗ ngọt trông trăng, cùng nhau phá cỗ, chuyện trò, cười đùa, tâm sự về những dự định trong tương lai.

Không chỉ có ý nghĩa với trẻ em, ngày tết Trung Thu còn là dịp để các thành viên trong gia đình gần gũi với nhau hơn, người lớn ôn lại những kỷ niệm của tuổi thơ, tặng quà tri ân cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, đối tác…để bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn, nâng cao tình cảm.

Ngoài ra, vào đêm trăng tròn rằm tháng 8 còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng hay vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ; nếu trăng thu lục hay màu xanh, thì năm đó sẽ có thiên tai; còn nếu trăng thu màu cam trong sáng, thì đất nước sẽ ấm no, thái bình, thịnh trị.

Cách sắm lễ cúng rằm tháng 8 năm 2021

Sắm lễ cúng không cần quá nặng nề về mâm cao cỗ đầy, mà chủ yếu là lòng thành, nên lựa chọn mâm cỗ phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình tránh lãng phí. Dưới đây là một số lễ vật cần chuẩn bị cơ bản cho mâm cúng gia tiên và mâm hoa quả trông trăng ngoài trời cho ngày rằm tháng 8.

Mâm cúng gia tiên

Mâm cúng gia tiên

 

Mâm cúng gia tiên cỗ chay có thể chuẩn bị giống như rằm tháng giêng, rằm tháng bảy với các món như: Bánh kẹo; Xôi gấc hoặc xôi đỗ, xôi cốm, hoa tươi; 1 đĩa ngũ quả gồm 5 loại quả; tiền vàng; hương; đèn, nến; 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối; 1 chén nước,bánh nướng và bánh dẻo – đặc trưng cho dịp Trung thu mà gia đình nào cũng phải có.

Nếu cúng cỗ mặn thì bạn chuẩn bị: 1 đĩa xôi nếp hoặc 1 chiếc bánh chưng, 5 bát cơm trắng, 1 bát canh, 1 miếng thịt mồi; hoặc một con gà giò luộc; đĩa rau xào, rượu, muối…trên ban cũng cần có hộp bánh trung thu gồm bánh nướng, bánh dẻo.

Mâm cỗ trông trăng

Mâm cỗ trông trăng

 

Thông thường, mâm cỗ trông trăng không cần bày lên bàn thờ thắp hương, mà chỉ cần đặt trên một chiếc bàn rộng hoặc chiếu trải ở sân tùy vào từng gia đình. Mâm cỗ này thường sẽ có những loại hoa quả, trái cây như: 1 nải chuối chín; 1 quả bưởi mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành, 1 đĩa quả hồng đỏ mang ý nghĩa của sự no đủ, quả na mang ý nghĩa sinh sôi; quả lựu tượng trưng cho sự may mắn; bánh nướng, bánh dẻo, các loại trà như: trà sen, trà mạn, trà hoa nhài… Các loại bánh, kẹo, thạch, bim bim, sữa… mà bé yêu thích. Các loại đồ chơi như: đèn ông sao, đèn con thỏ, mặt nạ, đầu sư tử, trống…

Văn khấn rằm tháng 8

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là:……………………..

Ngụ tại:………………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Trên đây cách sắm lễ, văn khấn ngày rằm tháng 8 và các thông tin có liên quan hy vọng sẽ đem đến những thông tin bổ ích cho quý vị và các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Cần tư vấn thiết kế các công trình nhà thờ họ, đình chùa các công trình liên quan đến kiến trúc tâm linh quý chủ đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư acchomearc@gmail.com. Đội ngũ các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ kiến tạo lên những không gian hoàn hảo nhất.