mục cập nhật những thông tin liên quan đến các công trình tâm linh như nhà thờ họ, đình chùa, khu tưởng niệm hay khu trưng bày kỉ vật …

bản vẽ cad thiết kế lăng mộ

Bản vẽ cad thiết kế lăng mộ

Nhà thờ họ chia sẻ cho quý vị đọc giả bản vẽ cad thiết kế lăng mộ chi tiết nhất bao gồm: mặt đứng trước, mặt đứng sau và mặt đứng hông, các kích thước thiết kế mộ chuẩn thước lỗ ban. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bản vẽ cad là gì?

CAD là từ viết tắt của Computed Assisted Design hoặc Computer Aided Draft. Nói theo cách đơn giản, bản vẽ cad là bản vẽ được các kiến trúc sư thiết kế sáng lập trên phần mềm cad trong máy tính của hãng Autodesk. Đối với thiết kế lăng mộ, bản vẽ cad là sự kết hợp hoàn hảo giữa ý tưởng thiết kế của gia chủ và đội ngũ kiến trúc sư.

Bạn cũng có thể tự mình lên ý tưởng nói ra cho designer, họ sẽ giúp bạn hoàn thành ý tưởng đó trên bản vẽ 3D chân thực nhất. File cad thiết kế lăng mộ bao gồm: mặt đứng trước, mặt đứng sau và mặt đứng hông. ngoài ra còn có bố trí hoa văn xuân hạ thu đông và các kích thước được thiết kế theo thước Lỗ Ban.

Bản vẽ Cad lăng mộ đẹp

 

Hình ảnh: Bản vẽ Cad lăng mộ đẹp

✅✅✅ Xem thêm: Nguyên tắc bố trí mộ trong nghĩa trang gia đình

Vì sao nên sử dụng bản vẽ cad thiết kế lăng mộ

So với bản vẽ thiết kế lăng mộ thủ công bằng tay thì bản vẽ cad sẽ đem đến cho kiến trúc sư và người dùng rất nhiều tiện lợi. Có thể kể đến những ưu điểm vượt trội của nó như sau:

  • Sử dụng bản vẽ cad lăng mộ giúp chủ đầu tư dễ dàng quan sát khung cảnh 2D, 3D và các góc khuất bên trong của lăng mộ một cách chân thực nhất.
  • Bản vẽ được vẽ bằng máy tính nên độ chính xác khi xuất ra sẽ rất cao. Đồng thời, kiến trúc sư cũng dễ dàng tạo và sửa lỗi hơn.
  • Nếu chủ đầu tư ở xa, không có điều kiện đến các văn phòng xây dựng thì kiến trúc sư có thể chuyển file mô hình dễ dàng hơn qua Internet. Giúp giảm thiểu tối đa thời gian đi lại trao đổi thảo luận giữa mọi người.

Vì sao nên sử dụng <b>bản vẽ cad thiết kế lăng mộ </b>

Sử dụng bản vẽ cad cho ta thấy hình ảnh lăng mộ được chân thực nhất.

✅✅✅ Xem thêm: Những bài văn khấn sửa mộ 

Kích thước thiết kế mộ chuẩn phong thủy

Khi tiến hành xây dựng và sửa chữa mộ, hầu hết mọi gia đình đều rất quan tâm tới kiểu dáng và mẫu mã, kích thước thiết kế mộ chuẩn phong thủy, để tránh những cung xấu ảnh hưởng không tốt tới mộ phần. Đồng thời góp phần gia tăng sự hưng thịnh cho gia tộc Một trong những công cụ hữu ích để đo kích thước phong thủy phần âm đó là thước Lỗ Ban 38,8cm. 

Thước Lỗ ban 38,8cm được chia thành 10 cung lớn. Trong đó, các cung có kích thước đẹp rơi vào cung Tài, Vượng, Hưng, Nghĩa, Quan, Đinh, các cung còn lại không đẹp. Mỗi cung lớn dài 39mm, chia thành 4 cung nhỏ dài 9,75mm.

Để chọn ra kích thước chiều rộng, dài và sâu của mộ đẹp, ta nhìn vào vào những cung có màu đỏ bao gồm cả cung to và cung nhỏ trên thước. Tùy vào mục đích của gia chủ mà chọn một trong những cung màu đỏ phù hợp.

Kích thước của huyệt mộ khi đào

Để xây một lăng mộ đẹp, thì đầu tiên kích thước huyệt mộ phải chuẩn, dưới đây là một số kích thước mộ phổ biến để bạn tham khảo.

* Kích thước huyệt mộ chôn lần đầu và có bốc mộ: Kích thước mộ phải lớn hơn kích thước của quan tài, để dễ dàng hạ quan tài xuống và sau này bốc mộ (sang cát). Mỗi bên quan tài ta để khoảng 20 – 25 cm.

* Kích thước huyệt mộ hỏa táng hoặc mộ cải táng: Do bình tro cốt của mộ hỏa táng thường rất nhỏ, nên kích thước xây mộ cũng thường nhỏ, khi xây dựng tiết kiệm được diện tích và chi phí. Đối với mộ cải táng kích thước tiểu quách khoảng 40×70 cm. Tuy nhiên gia chủ có thể tính toán quỹ đất xây mộ của gia đình để lựa chọn kích thước mộ cho hợp lý. 

* Kích thước huyệt mộ địa táng chôn nhưng không bốc: Đối với loại này, huyệt mộ phải lớn hơn kích thước quan tài khoảng 10 – 15 cm, chiều sâu khoảng 2m (tùy từng địa thế đất), bốn mặt gia chủ xây tường gạch 10 cm kiên cố.

Kích thước mộ đá chữ nhật

Đối với mộ đá đơn hình chữ nhật sẽ có kích thước:

– Loại nhỏ : Chiều rộng 69cm x chiều dài 107 cm.

– Loại vừa : Chiều rộng 81cm x chiều dài 127 cm.

– Loại trung: Chiều rộng 107cm x chiều dài 167 cm hoặc chiều rộng 89cm x chiều dài 147 cm.

– Loại mộ lớn không bốc : Chiều rộng 117cm x chiều dài 127 cm.

Kích thước mộ bành đá

Tùy thuộc vào tình trạng mộ để chọn kích thước cho phù hợp. Một số kích thước đẹp là: 127 x 232 cm, 27 x 217cm, 107 x 195cm,107 x 173cm, 107 x 167cm, 89 x 147cm, 89 x 133cm, 81 x 127cm, 69 x 107cm…

Kích thước mộ đá tròn

Các ngôi mộ tròn quan trọng là đường kính. Với những ngôi mộ nhỏ: 167cm, 127cm, 117cm, 107cm, 81cm. Những ngôi mộ lớn đường kính là 232cm, 303cm, 330cm, 390cm…

Kích thước xây mộ đá đôi

Đối với mộ đá đôi, kích thước cân đối là chiều ngang lớn hơn hoặc bằng chiều dài ngôi mộ.  Kích thước xây mộ đá đôi chuẩn Lỗ Ban phong thủy như sau: 217 x 167 cm, 197 x 167cm; 179 x 179 cm,167 x 127cm; 147 x 147cm.

Kích thước chiều cao những mộ đá xanh thông dụng

Đối với tất cả các loại mộ thì chiều cao từ dưới chân người đứng lên đến chỗ thắp hương cần cân đối, vừa với tầm đứng của người thắp hương.Thông thường chiều cao 69 cm hoặc 81 cm là vừa phải. Tuy nhiên, kích thước mộ cũng còn phụ thuộc vào diện tích đất của từng gia đình cụ thể

  • Mộ không mái : Từ mặt sàn mộ lên đến mặt mộ cao 69 cm.
  • Mộ một mái : Tổng thể ngôi mộ cao khoảng 180 cm, trong đó từ mặt sàn lên đến mặt mộ là 69cm.
  • Mộ hai mái : Tổng cao khoảng 217 cm, riêng từ mặt sàn lên đến mặt mộ là 81 cm.
  • Mộ ba mái : Tổng cao khoảng 255 cm Chiều cao sàn đến mặt mộ là 81cm.
  • Chiều cao lăng thờ đá hai mái : Tổng cao khoảng 295 cm.
  • Chiều cao lăng thờ đá ba mái : Tổng cao khoảng 330 cm.

Tổng hợp bản vẽ cad thiết kế khu lăng mộ đẹp

Rất nhiều khách hàng vẫn đang tìm kiếm một bản vẽ thiết kế lăng mộ đẹp, để xây dựng ngôi mộ kiên cố, chắc chắn, có thẩm mỹ và độ bền cao để những người đã khuất trong gia đình được an nghỉ vĩnh hằng. Dưới đây là một số bản vẽ cad thiết kế lăng mộ theo kiểu 3D để quý vị dễ dàng quan sát và hình dung.

 

Bản vẽ khu lăng mộ đá đẹp

 

Hình ảnh: Bản vẽ khu lăng mộ đá đẹp

Khu lăng mộ lớn với nhiều ngôi mộ nhỏ được bố trí khoa học.

 

Hình ảnh: Khu lăng mộ lớn với nhiều ngôi mộ nhỏ được bố trí khoa học.

Mẫu lăng mộ 2 mái uy nghi, sang trọng

Hình ảnh: Mẫu lăng mộ 2 mái uy nghi, sang trọng

 

Trên đây là những thông tin liên quan đến bản vẽ cad thiết kế lăng mộ và những kích thước tiêu chuẩn khi xây dựng lăng mộ. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu có nhu cầu thiết kế nhà thờ họ hay các công trình kiến trúc tâm linh khác quý chủ đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathoho@gmail.com các kiến trúc sư với nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.

bàn thờ vong người mới mất

Cách lặp bàn thờ vong người cho mới mất

Người mới mất thường không được thờ chung trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật mà cần phải lập riêng bàn thờ vong để tiện cho việc cúng bái, cầu siêu. Vậy cách lập bàn thờ vong người mới mất , thủ tục chuyển bàn thờ vong sau 49 ngày, văn khấn và sắm lễ cúng 49 ngày như thế nào là chuẩn. Mời các bạn theo dõi bài viết này của nhà thờ họ.

bàn thờ vong là gì?

<b>bàn thờ vong </b> là gì?

 

bàn thờ vong là bàn thờ lập để thờ cúng người mới mất, là loại bàn thờ tạm thời, được đặt tại nhà trong khoảng thời gian 49 ngày. Gia chủ cần chuẩn bị một chiếc bàn hoặc tủ thờ, sau đó trải khăn phủ rồi đặt bát nhang, di ảnh người quá cố, đèn dầu hoặc nến, hương, lọ hoa, bánh kẹo, bia, nước ngọt… lên phía trên sao cho gọn gàng, khoa học. Bên cạnh ban thờ có đặt thêm cành lêu để vong hồn ngự.

✅✅✅ Xem thêm: Có nên thắp hương buổi tối không ?

Vì sao phải lập bàn thờ vong ?

Vì sao phải lập <b>bàn thờ vong </b> ?

 

Vì sao không thờ chung người mới mất trên bàn thờ tổ tiên mà phải lập bàn thờ vong , là câu hỏi được rất nhiều đọc giả gửi đến cho nhà thờ họ. Chúng tôi xin trả lời như sau: Khi một người chết đi thì hồn của họ sẽ lìa khỏi xác, khi xuống địa ngục phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần diễn ra trong vòng 7 ngày tức 49 ngày thì vong hồn mới được siêu thoát.

Tùy theo nghiệp báo lúc còn sống mà họ sẽ đầu thai vào những cảnh giới tương ứng như thiên, nhân, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la. Trong 49 ngày này, vong hồn chưa thể thờ chung với ban thờ gia tiên, mà gia đình lập bàn thờ cho vong linh người mất, để thuận tiện cho việc cầu nguyện giúp vong hồn sớm được siêu thoát và họa sanh vào cảnh lành.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ thần tài chủ cũ có nên bỏ đi không ?

Có nên thắp hương vòng cho người mới mất không?

Có nên thắp hương vòng cho người mới mất không?

 

Thắp hương là một nét đẹp tín ngưỡng của người Châu Á. Nó là sự kết nối giữa hai thế giới âm – dương và sự tôn trọng của người sống với người đã khuất. Đặc biệt là với người mới mất thì việc thắp hương thường xuyên cả ngày lẫn đêm việc cần thiết giúp an ủi vong linh trên trời.

Tuy nhiên, hương que chúng ta vẫn dùng tàn rất nhanh chỉ tầm 30 phút – 1 tiếng do đó, không phải gia đình nào cũng có người ngồi canh hương tàn để thắp tuần mới. Vậy nên, nhiều gia đình đã lựa chọn hương vòng (hay còn gọi là hương khoanh là loại hương có thể thắp rất lâu thời gian cháy lên đến nửa ngày hoặc cả một ngày) để thắp cho người mới mất và thắp vào ngày lễ tết.

Cách lập bàn thờ vong người mới mất

Cách lập <b>bàn thờ vong </b> người mới mất

 

– Bước 1: Trước khi lập bàn thờ vong , gia đình cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng vật dụng cần thiết như sau: Bàn thờ có kích thước vừa phải để bày trí đồ đạc; bát hương, di ảnh hoặc bài vị, nhang, đèn dầu, nến, bình hoa, trái cây, chén nước, đĩa muối, bát cơm…Trong trường hợp không hiểu rõ hay lo sợ việc chuẩn bị không chu đáo, gia đình có thể nhờ thầy cúng, nhà lễ tang, hoặc dịch vụ lo hậu sự trọn gói trợ giúp.

Bước 2: Lập bàn thờ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trên, gia đình sẽ đặt trên bàn thờ, sắp xếp, bài trí sao cho đẹp mắt, chuẩn phong thủy.

Bước 3: Nhập vị cho người đã mất

Do thời gian trước 49 ngày, người đã mất không có quanh quẩn trong nhà, mà họ lưu lạc trong dương thế, gia đình cần mời thầy cúng về thực hiện việc mời vong nhập vị. Sau khi vong đã nhập vị, gia đình sẽ thỉnh hai vị Hộ Pháp trông coi, giữ vong trong vị suốt 49 ngày. Hết 49 ngày khi thay bát hương thì cúng nhập vị lại.

Bước 4: Cúng cơm cho người mất

Khi đã thực hiện xong bước 1 và 2, chúng ta cần cúng cơm theo đúng lễ nghĩa. Theo tập tục người Việt ta từ xưa đến nay thì trước khi gia đình ăn cơm sẽ lấy 1 phần cơm canh thắp hương cho người đã mất để mời người khuất về dùng cơm.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bố trí bàn thờ chung cư

Thủ tục chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên sau 49 ngày

Thủ tục chuyển <b>bàn thờ vong </b> lên bàn thờ gia tiên sau 49 ngày

 

Sau chung thất tức 49 ngày của người mất, nhiều gia đình thường thực hiện việc chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ tổ tiên để người đã khuất hưởng chung hương hỏa với tổ tiên, chứ không cần phân biệt như trước nữa.

Để chuyển bàn thờ vong sau 49 ngày bạn lưu ý thực hiện theo các bước sau để tránh phạm phải những điều cấm kị làm ảnh hưởng tới đường luân hồi chuyển kiếp của người mới mất.

  1. Chọn ngày lành tháng tốt (gia đình có thể nhờ thầy cúng, thầy phong thủy xem ngày ngày lành tháng tốt hộ).
  2. Chuẩn bị mâm lễ cúng 49 ngày.
  3. Vái lạy, thắp hương.
  4. Đọc văn khấn.
  5. Hóa vàng

✅✅✅ Xem thêm: Cách chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới

Chuẩn bị lễ cúng 49 ngày

Chuẩn bị lễ cúng 49 ngày

 

Nhìn chung, đồ dùng cúng trong lễ cúng hết 49 ngày có sự khác biệt giữa các vùng miền và tín ngưỡng tôn giáo.

Với các gia chủ theo Đạo Phật kỵ sát sinh nên thường sắm lễ cúng 49 ngày bằng đồ chay: hương, hoa, bánh, trà, sữa, trái cây….

Đối với những người bên Lương giáo (tôn giáo không) thì đồ cúng 49 ngày giống như cúng giỗ bình thường. Chỉ kiêng thịt mèo, thịt chó. Lễ cúng gồm:

  • Tiền vàng từ 15 sấp trở lên
  • Quần áo mã từ 2 – 3 bộ cho người đã khuất.
  • Quần áo quan, tiền vàng, nhà giấy…vàng mã chuẩn bị tùy tâm.
  • Mâm cỗ mặn quen thuộc như: xôi, thịt gà, giò, cơm, canh, rau, rượu trắng, gạo, muối…
  • 1 bát nước, hoa quả, trầu cau.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn bà cô ông Mãnh

Văn khấn vong người mới mất sau 7 ngày, 49 ngày, 100 ngày

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Hôm nay là ngày………………….tháng…………………năm……………..âm lịch. Tức ngày…………….. tháng………………….. năm……………. dương lịch.

Tại:………………… Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:……………. Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành. Trước linh vị của Hiển:………………………………………. chân linh Xin kính cẩn trình thưa rằng: Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ) Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao; Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể. Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng; Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào! Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ! Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất (hoặc Tốt Khốc) tới tuần; Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển…………………… Hiển……………………. Hiển……………………. Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng. Kính cáo liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bàn thờ vong người mới mất , bàn thờ vong sau 49 ngày, cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu quý chủ đầu tư đang muốn tìm kiếm cho mình một đơn vị thiết kế nhà thờ họ, thi công nhà thờ họ có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathoho@gmail.com đội ngũ các kiến trúc sư của chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí cho quý chủ đầu tư.

văn khấn xin sửa nhà

Những bài văn khấn xin sửa nhà ngắn gọn

Có nhiều người vẫn thắc mắc khi sửa nhà có cần cúng không? Lễ cúng sửa nhà gồm những gì và đặt ở đâu cho chuẩn…Bài viết hôm nay Nhà Thờ Họ sẽ giúp bạn giải đáp những khúc mắc này.

Sửa nhà có cần cúng không

Sửa nhà có cần cúng không

 

Theo tâm linh, con người ta vẫn luôn quan niệm rằng “đất có thổ công, sông có hà bá”, nghĩa là đất nhà bạn ở luôn có người cai quản. Do đó, khi tiến hành sửa chữa nhà như đục tường, xây cơi nới thêm công trình phụ… là vô tình bạn đã phá bỏ sự yên bình bấy lâu của ngôi nhà, cũng như động đến phần âm tức thần linh cai quản. Nếu không cúng xin phép có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia chủ. 

Còn xét về mặt khoa học: Khi bạn sửa nhà nghĩa là  bạn đang đem lại một nguồn năng lượng mới thay thế năng lượng cũ. Nhưng vì năng lượng cũ sẽ không tự nhiên mất đi nên bạn cần phải có những cách thức để dung hòa hai nguồn năng lượng vào làm một. 

Với những điều lý giải ở trên khi bạn sửa nhà có cần cúng không? Câu trả lời chúng tôi đưa ra là có. Vì dù bạn có sửa nhà ở chung cư hay dưới mặt đất thì cũng nên thực hiện nghi lễ này, để giúp mọi thứ thuận lợi, may mắn, tránh sự cố phát sinh không tốt ảnh hưởng đến bạn cũng như gia đình.

✅✅✅ Xem thêm : Bài văn khấn xin công việc

Thời điểm thích hợp để cúng sửa nhà

Thời điểm thích hợp để cúng sửa nhà

 

Thời gian cúng  sửa nhà không thể tùy tiện rảnh lúc nào làm lúc đó được. Động thổ sửa nhà phải gắn liền với cung mệnh của gia chủ. Cần xem xét kỹ thời gian để không phạm phải giờ sát chủ, giờ xấu, giờ khắc với mệnh chủ. Bạn có thể đi xem ngày giờ tại lịch vạn niên hoặc các địa chỉ uy tín. Nên chọn ngày lành tháng tốt hợp mệnh, tránh năm hạn, xung khắc như: kim lâu, hoàng ốc, tam tai,…

Còn nếu tuổi của bạn vào năm có ý định sửa chữa không hợp, nhưng buộc phải tiến hành thì có thể mượn tuổi đẹp của bạn bè, người thân… cúng giúp, tuy nhiên thủ tục sẽ phức tạp hơn một chút.

✅✅✅ Xem thêm:  Bài cúng hóa vàng ngày tết

Chuẩn bị mâm lễ cúng sửa nhà, động thổ, khởi công xây dựng

Chuẩn bị mâm lễ cúng sửa nhà, động thổ, khởi công xây dựng

 

Cúng sửa nhà là một nghi lễ tâm linh quan trọng, vì vậy đồ lễ cúng sửa nhà cũng cần được chuẩn bị tươm tất, đầy đủ, chu đáo, tận tâm. Lễ vật cúng sửa nhà sẽ tùy thuộc vào phong tục của địa phương. Tuy nhiên, về cơ bản thì một mâm lễ cúng sửa nhà, động thổ….cần có những thứ cơ bản sau:

Mâm lễ cúng khởi công sửa nhà gồm: mâm lễ mặn và mâm ngũ quả, hương hoa tiền vàng…

Mâm lễ mặn

  • Bộ tam sinh gồm có: trứng gà luộc, gà luộc nguyên con, thịt lợn luộc 1 đĩa
  • Đồ nếp: Xôi đỗ, xôi gấc hoặc bánh chưng

Mâm ngũ quả cúng sửa nhà nên chọn trái cây màu đỏ, vàng để mang lại may mắn như: táo, chuối chín, bưởi, thanh long, cam…

Đồ lễ cúng khác

  • 1 bát nước lọc
  • 1 chai rượu cúng nhỏ
  • 1 bát gạo trắng
  • 1 đĩa muối hột hoặc muối i ốt mới.
  • 1 bao thuốc lá
  • 1 gói chè vàng hoặc hộp chè
  • 5 bánh oản đỏ
  • 5 lễ tiền vàng
  • 5 lá trầu và 5 quả cau. Hoặc có thể dùng 3 miếng trầu cau têm sẵn.
  • 1 bình gồm 9 bông hồng đỏ dùng khi nhập trạch thờ Thổ công.
  • Đồng thời, chuẩn bị sẵn một đĩa muối riêng để khi làm lễ rải xuống đất xung quanh.

Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng cần đảm bảo sự thành tâm, thực phẩm bảo đảm chất lượng:

– Chọn mua đồ tươi ngon và sạch nhất

– Không mặc cả, kì kèo khi mua đồ lễ

– Ưu tiên những hoa quả, thịt, rau gia đình trồng và nuôi được.

– Không ăn nếm và ăn đồ cúng trước khi cúng dù có để riêng phần để cúng trước đó.

✅✅✅ Xem thêm: Những bài văn khấn bốc bát hương đơn giản

Mâm lễ cúng đặt ở đâu

Mâm lễ cúng đặt ở đâu

 

Lễ vật cúng sửa chữa nhà được đặt ở chung một mâm. Nếu động thổ để nâng móng nhà cũ bằng nhà mới xây, sân, hoặc đường mới làm…thì đặt lễ tại một chiếc bàn cao giữa khu đất.

Đến giờ đẹp thì tiến hành cúng.

Người thực hiện nghi lễ: Cần ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ, nghiêm túc. Khi chuẩn bị mâm lễ xong thì mở bài cúng sửa chữa đã chuẩn bị trước ra đặt phía trước mặt, thắp nến, đốt hương, vái 3 vái và tiến hành đọc. Khi đọc cần lưu loát, thành tâm.

Lưu ý quan trọng: Trong trường hợp bạn mượn tuổi cúng động thổ sửa nhà thì chủ nhà phải lánh đi chỗ khác cho tới khi người cúng hoàn thành toàn bộ thủ tục, người được mượn tuổi sửa nhà đã cuốc đất động thổ hoặc phá dỡ lấy vía xong.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn xin chuyển bàn thờ cũng sang ban thờ mới

Văn khấn xin sửa nhà

– Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:…………….

Ngụ tại:…………

Hôm nay là ngày… tháng… năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ……….. là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa.

Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

– Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn tạ lễ sau khi sửa nhà

Kính sớ trình Phật, Thánh, Thần nước Việt Nam

Trình các Quan Thần Thổ Công đất ở

Kính mời thỉnh bề trên giáng tại gia đình

Kính xin Quan giúp cho trần

Xin điền hoàn mạch đất phần tại gia

Đông, tây, nam, bắc đất nhà

Đất được liền mạch tại gia an lành

Xin Quan chấn trạch giúp thành

Nhà mới an lành nhờ phép các Quan

Gia đình nhờ kính Thiên Đàng

Nhờ Quan Thần giúp được an đất nhà

Lễ nghi tâm đạo tại gia

Có chay, có mặn, có quà dâng lên

Hoa, trà, quả thực dưới miền

Lòng thành bái tại Phật, Tiên, Thánh, Thần

Cầu xin trên độ phúc phần

Độ người, độ của, xa gần cháu con

Làm ăn mạnh giỏi tươi giòn

Cầu phúc, lộc, thọ, cho con gia đình

Cầu cho con cháu bình an

Gia đình xin kính lễ trình tạ ơn

Xin cầu trên độ trên thương

Độ cho con cháu bốn phương xa gần

Gia đình xin nhất lòng trần

Tu theo Đạo Nước ân cần thiết tha

Lễ người dựng nước non nhà

Lễ người giữ nước Nam ta huy hoàng

Cầu Phật, Thánh, Thần nước Nam

Độ con cháu học giỏi ngoan hiền tài.

Trên đây là bài viết văn khấn xin sửa nhà và các thông tin liên quan đến việc sửa chữa nhà. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Nếu có nhu cầu thiết kế xây dựng nhà thờ họ quý chủ đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathoho@gmail.com đội ngũ các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm sắn sàng tư vấn cho quý chủ đầu tư có những không gian đẹp nhất.

cúng hóa vàng ngày tết

Bài cúng hóa vàng ngày tết

Tết đến xuân về nhà nhà người người nô nức trang hoàng nhà cửa, mua sắm đồ dùng vật dụng mới, mâm lễ cúng tất niên, mâm ngũ quả, mâm lễ cúng giao thừa, cúng mùng 1 tết, sau đó là chuẩn bị lễ cúng hóa vàng hết tết. Rất nhiều nghi lễ thủ tục trong ngày tết mà chúng tôi đã chia sẻ ở các bài viết trước. Trong bài viết hôm nay, nhà thờ họ tiếp tục chia sẻ đến quý vị bài cúng hóa vàng ngày tết, mời các bạn cùng tham khảo.

Lễ hóa vàng là gì ?

Lễ hóa vàng là gì ?

 

Lễ hóa vàng hay còn biết đến là lễ tạ năm mới, lễ cúng hóa vàng ngày tết, lễ hóa vàng cho Tổ tiên. Hàng năm, cứ vào chiều 30 Tết, hầu hết các gia đình sẽ sửa soạn bày biện bàn thờ sắp mâm ngũ quả và mâm cỗ cúng tất niên, cúng giao thừa mời ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu.

Trong 3 ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 tết các đồ lễ như: mâm ngũ quả, chè, thuốc, bánh kẹo,… vẫn được giữ nguyên trên bàn thờ. Và sau 3 ngày Tết hoặc ngày khai hạ mùng 7 tết con cháu lại chuẩn bị một mâm cơm cúng để làm lễ hóa vàng, tiễn ông bà tổ tiên về trời, lễ này chính là lễ hóa vàng. 

Theo GS sử học Lê Văn Lan cho biết thì tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ta. Vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật như đồ dùng, quần áo, tiền..,bởi mọi người thường quan niệm rằng, trần sao âm vậy, cúng những vật này để thấy con người khi mất đi ở thế giới bên kia nhưng vẫn gắn kết với dương gian, cũng như mong muốn gửi biếu cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).

✅✅✅ Xem thêm: Những bài văn khấn bốc bát hương đơn giản

Hóa vàng ngày nào đẹp

Theo một số chuyên gia văn hóa phương Đông chia sẻ thì việc chọn ngày làm lễ hóa vàng cũng tùy thuộc vào mỗi gia đình. Chủ yếu từ ngày mùng 3 đến khoảng ngày mùng 10 Tết Nguyên Đán hàng năm. Điều quan trọng nhất trong buổi lễ là phải có lễ tạ gia tiên, thần linh và chư vị thánh thần… 

Lễ cúng hóa vàng gồm những gì ?

Lễ <b>cúng hóa vàng </b> gồm những gì ?

 

Mâm cỗ cúng hóa vàng được coi là một phần nghi lễ quan trọng trong phong tục thờ cúng của người Việt Nam. Mâm cỗ cúng gồm những lễ vật sau:

– Mâm ngũ quả, bánh kẹo, chè thuốc, hoa tươi, trầu cau đặt trên ban thờ

– Mâm cỗ mặn: Gia chủ có thể làm đồ ăn mặn tùy theo sở thích và phong tục địa phương, nhưng về cơ bản thì mâm cơm cúng hóa vàng bao gồm các món chính là: cơm trắng, canh, rau xào, thịt mồi, bánh chưng, rượu nước lọc… Ví dụ: 1 đĩa gà luộc, 1 đĩa xôi gấc, 1 cái bánh chưng hoặc bánh tét, 1 bát canh xương ninh khoai hoặc canh miến, 1 đĩa chả nem rán, 1 đĩa tôm chiên xù, 1 chai rượu trắng khi cúng thì rót ra 3 chén, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 3 ly nước khi hóa vàng thì rót mời các cụ….

✅✅✅ Xem thêm: Văn khấn xin chuyển bàn thờ cũ sang ban thờ mới

Thủ tục cúng hóa vàng ngày tết như thế nào

Sau khi bày biện đầy đủ lễ vật và mâm cơm cúng trên bàn thờ, gia chủ thắp hương, cúi lạy và đọc bài văn khấn cúng hóa vàng . Sau khi hương tàn, thắp thêm 1 tuần hương nữa, khi hương cháy hết được 1 nửa thì gia chủ sẽ đốt vàng mã. Khi hóa vàng hóa đốt sớ trước sau đó hóa của thần linh thổ địa, rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên, ông bà để tránh nhầm lẫn.

Khi tiền vàng và sớ trạng đã cháy hết thì vẩy mấy giọt rượu cúng xuống tro vàng mã (có địa phương không vẩy rượu). Bởi quan niệm xưa cho rằng làm như thế để giữ cho sự liêng thiêng của lễ hóa vàng và cũng là để người cõi âm nhận được đầy đủ tiền vàng của con cháu gửi đến. Nhưng cũng có nơi không vẩy rượu

✅✅✅ Xem thêm : Bài văn khấn xin công việc thuận lợi

Bài cúng hóa vàng ngày tết

Bài <b>cúng hóa vàng </b> ngày tết

 

Dưới đây là bài cúng hóa vàng ngày tết đơn giản mời quý độc giả cùng tham khảo,

Bài văn cúng hóa vàng đơn giản

– Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ,  Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng (hoặc ngày mà gia chủ chọn để hóa vàng) năm …………………

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Bài khấn nôm cúng hóa vàng

Hôm nay ngày…

Tại: Thôn… xã/phường… huyện/quận… tỉnh/TP…

Tín chủ là: … cùng toàn gia kính bái.

Nay nhân ngày lễ tạ.

Kính cẩn sắm một lễ gồm…, gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên: Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của:

Hiển:

Hiển:

Hiển:

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng:

Tiệc xuân đã mãn

Lễ tạ kính trình

Rước tiễn tiên linh

Lại về âm giới

Buổi đầu năm mới

Toàn gia mong đợi

Lưu phúc lưu ân

Kính cáo tôn thần

Phù trì phù hộ

Dương cơ âm mộ

Mọi chỗ tốt lành

Con cháu an ninh

Vận hành khang thái

Cẩn cáo!

Trên đây là những bài văn khấn hóa vàng, các thủ tục sắm lễ hóa vàng ngày tết đơn giản nhất hy vọng bài viết cung cấp nhiều thông tin bổ ích về truyền thống văn hóa tâm linh cũng người Việt. Nếu quý chủ đầu tư đang có ý định xây dựng thiết kế nhà thờ họ có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathoho@gmail.com Các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn cho quý chủ đầu tư nhanh nhất.

văn khấn bốc bát hương

Những bài văn khấn bốc bát hương đơn giản nhất

Bát hương là vật quan trọng nhất trên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên và thần linh. Do đó việc chuẩn bị lễ cúng bốc bát hương , văn khấn bốc bát hương , dọn chân nhang mỗi dịp tết đến xuân về, nhập trạch sang nhà mới… luôn được gia chủ tìm hiểu rất kỹ. Để quý đọc giả có thêm thông tin liên quan đến vấn đề này, nhà thờ họ mời bạn cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Vì sao phải khấn khi bốc bát hương?

Lễ an vị bát hương là gì?

Vì sao phải dùng văn khấn bốc bát hương?

 

Bát hương trên ban thờ Phật, bàn thờ gia tiên là một vật vô cùng linh thiêng và quan trọng, đây chính là nơi thần linh và linh hồn tổ tiên ngự trị. Vậy nên khi gia chủ bốc bát hương cần phải hết sức thận trọng. Tốt nhất, bạn nên sử dụng bài khấn bốc bát hương để tránh sai sót trong quá trình diễn ra lễ cúng, cũng như bày tỏ được lòng thành của mình với thần linh và gia tiên. Nếu bạn tùy tiện thực hiện không khấn cúng thì có thể sẽ làm phật lòng bậc bề trên, người quá cố đem lại tai họa, việc chẳng lành, ảnh hưởng đến bản thân và gia đình.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn yên vị bát hương

Lễ bốc bát hương cần chuẩn bị những gì?

Cách sắm lễ cúng gia tiên

Lễ bốc bát hương cần chuẩn bị những gì?

 

Nhiều gia chủ vẫn còn phân vân, không biết lễ bốc bát hương cần chuẩn bị những gì để làm hài lòng bậc bề trên, cũng như thuận tiện cho công việc bốc bát hương mới diễn ra trang trọng, thành kính, thì dưới đây nhà thờ họ sẽ giúp bạn liệt kê những lễ vật cần thiết. 

  • 1 con gà luộc để cúng (không có cũng không sao)
  • 1 xôi trắng hoặc xôi gấc, xôi dừa…
  • 1 chân giò trước của lợn làm sạch rồi đem luộc chín.
  • 0,5 lít rượu trắng cho vào chai.
  • 5 quả trứng gà sống (Nếu không có trứng gà ta có thể dùng trứng gà công nghiệp), 
  • 2 lạng thịt mồi, khi thực hiện xong nghi lễ thì đem đi luộc chín ngay.
  • 3 lá trầu và 3 quả cau.
  • 3 bát nước lọc sạch tinh khiết 
  • 1 bát gạo và 1 bát muối.
  • 9 bông hoa hồng màu hồng son, không quá đậm.
  • 1 bộ đinh vàng 
  • 5 phần tiền vàng
  • 1 đĩa gạo và 1 đĩa muối
  • 1 bao thuốc lá và 1 lạng chè.
  • 1 bộ đồ mã quan cho thần linh gồm hài, hia, mũ, kiếm trắng, ngựa đỏ.
  • Chuẩn bị 1 mâm cơm gồm 6 bát cơm tẻ trắng (mỗi bát cơm chỉ xới 1 muôi cơm); 1 bát canh bí, và nước luộc rau củ cho vào bát riêng. Đồ ăn nấu để cúng không cho tỏi.

✅✅✅ Xem thêm: Cách thay bát hương cũ

Xem ngày lành tháng tốt bốc bát hương

Gia chủ nên lựa chọn ngày Hoàng Đạo để thực hiện bốc bát hương như vậy mọi việc sẽ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ nhất. Thông thường đại đa số gia đình Việt sẽ chọn một ngày đẹp trong tháng chạp (tức tháng 12 âm lịch) để bốc bát hương , đa số từ ngày 23 cúng ông công ông táo đến ngày 30 tháng chạp.

Cũng có những trường hợp bốc bát hương mới mà không vào dịp cuối năm. Gia chủ nên tránh bốc bát hương vào ngày xung với tuổi của mình, để tránh gặp nhiều khó khăn trắc trở trong tương lai.

✅✅✅ Xem thêm: Cách khấn thần tài thổ địa

bốc bát hương ở đâu tốt nhất?

 Theo nguyên tắc thì nơi bốc lô nhang cho các Vị Thần Linh Bản Thổ và Gia Tiên là tại chính nơi thờ cúng là tốt nhất. và cứ cứ 12 năm phải bái đảo lại vì lúc này tro đã chặt.

– Bốc bát nhang cho điện thờ hay bàn thờ Phật thì có thể bốc tại chùa mang về nhà. .

– Những vong linh sống có thụ giới tam bảo hay khi chết có gửi ký hậu tại chùa thì được phép lên chùa bốc bát hương mang về.

– Đối với các ngôi điện thờ Thánh thì có thể bốc tại đền phủ hoặc điện của Thầy mang về…

Tuy đó là nguyên tắc, nhưng theo các cụ xưa thì nơi tốt nhất để bốc bát hương là tại chỗ thờ cúng.

✅✅✅ Xem ngay: Cách bố trí bàn thờ tam cấp

Thờ mấy bát hương là đúng nhất? 

Thờ mấy bát hương là đúng nhất? 

Thờ mấy bát hương là đúng nhất?

 

Để trả lời cho câu hỏi: Thờ mấy bát hương là đúng? thì mời bạn cùng tìm hiểu qua về lối thờ cúng của người Việt như sau.

Thờ tại gia:

Cách 1: Bốc ba bát hương

  • 1 bát thờ Thần linh bản thổ và Ngũ vị tôn Thần.
  • 1 bát thờ gia tiên tiền tổ .
  • 1 bát thờ bà cô tổ ông mãnh

Cách 2: Thờ 1 bát hương

  • Gia chủ bốc 1 bát hương chung nhưng phải có ngai thờ cho thần linh bản thổ hoặc bài vị (thần chủ vị) cho gia tiên cửu huyền thất tổ, bài vị bà cô tổ và các chân linh vong linh trong bốn đời.

Đối với nhà thờ tổ: 

Đối với nhà thờ tổ có một bát hương chính kết hợp với giá hương hoặc các bài vị, ngai thờ thủy tổ,.gia tiên tiền tổ cùng các chân linh…

  • Bên cung phải đặt bát hương gia tiên chi họ, bài vị, giá hương…..
  • Bên trái đặt bát hương bài vị của bà cô tổ…

Cũng có nơi nếu con thứ ở cùng làng, gần nhà với con trưởng thì họ sẽ không thờ tổ tiên, mà trên ban thờ con thứ chỉ thờ thần linh hoặc bà cô tổ chi họ. Nếu ở xa khác làng, xã, phố thì thờ đủ, đồng thời ai thờ thì người đó bốc bát hương . Nếu người thờào năm bốc bát hương bị phạm vào Hoang Ốc, Kim Lâu, năm xung tháng hạn thì có thể nhờ bố hay con trai hoặc những người có tài đức hợp tuổi bốc hộ.

Tóm lại,  tuỳ theo tập quán và phong tục của từng dân tộc, địa phương, từng chi họ và gia đình cụ thể sẽ có số bát nhang và cách thờ cúng tương ứng. Không có việc phân định 

đủ – thiếu, đúng – sai trong số lượng bát hương thờ cúng. 

Trong bát hương có những gì?

Trong bát hương có những gì?

 

  1. Tờ giấy dị hiệu: Giấy dị hiệu là tờ hiệu dùng để viết họ của gia chủ và tên người được thờ: Tờ giấy này có màu vàng, chữ đỏ, khi mua bát hương về chúng thường đi kèm theo bát hương. Tên chân linh, vong linh được thờ sẽ viết dọc vào ô trống dọc ở giữa. Nếu gia đình sử dụng một bát hương thờ thì ghi tên chung vào 1 tờ hiệu hoặc có thể ghi thêm tờ hiệu khác đều được.

Ví dụ: Thờ Thần linh Thổ công ta viết: Phụng thờ thần linh Thổ công chư vị chân linh. Thờ bà cô ông mãnh là những người khi chết vẫn còn trẻ, chưa kết hôn trong dòng họ, ta viết: Phụng thờ bà cô ông mãnh dòng họ Hoàng Văn chân linh vị tiền, Phụng thờ bà cô ông mãnh dòng họ Nguyễn Hữu chân linh tiền vị… Có trường hợp đặc biệt bát hương không cần Dị hiệu: đó là những người có công lực đạt hàm Kim Cương Bồ Tát trở lên, họ mới có thể mời được gia tiên, thần tài về mà không cần tới Dị hiệu. 

  1. Thất Bảo: Thất bảo là sự kết hợp của 7 bảo vật quý hội tụ tinh khí đất trời của nhân gian: Vàng; bạc; Hổ Phách; mã não; san hô đỏ; cẩm thạch hoặc ngọc phỉ thúy; ngọc trai. Vì cốt thất bảo hội tụ đủ linh khí ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) của trời đất, nên nó là vật chí dương, khi sử dụng chúng làm cốt có ý nghĩa giúp bát hương được linh ứng, gia đạo hưng thịnh.
  2. Tro nếp: Tro chính là rơm rạ của cây lúa ta ăn hàng ngày khi đốt thu được. Vì cây lúa là thực phẩm nuôi sống con người nên nó là vật tượng nhân chủ. Tro là vật chí âm, mang tính thổ, tượng trưng cho nền móng. Nó cũng được gọi là vật phẩm cắm hương mang ý nghĩa ca ngợi công lao của cha ông đã tạo nên lúa gạo “Ngọc của Trời”. Đây còn cho thấy sự biết ơn, tôn trọng và tưởng nhớ của con cháu đối với ông bà tổ tiên đã khuất.
  3. Gạo vàng Thần Tài: Được làm từ đá tự nhiên thuần khiết và cát vàng. Mỗi một công đoạn chế tác người ta đều vận dụng theo các nguyên lý ngũ hành. Nó được sử dụng như chất dẫn kết hợp cùng với cốt thất bảo.
  4. Bột ngũ vị hương: Là loại bột được làm từ các loại thảo dược thiên nhiên có mùi hương thơm dễ chịu, khả năng tẩy uế, khử mùi tốt. Giúp cho việc thờ cúng được linh nghiệm hơn.

Sau khi chuẩn bị tất cả những thứ trên thì chúng được gói trong một tờ giấy để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương. 

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn xin chuyển ban thờ cũ sang ban thờ mới

Nên để gia chủ tự bốc bát hương hay thầy bốc giúp?

Nhiều gia đình vẫn tự bốc bát hương nhưng đây là công việc tâm linh quan trọng, vì vậy chúng ta nên nhờ các nhà sư, thầy đồng, thầy pháp giúp…. Khi bốc tro vào bát hương, các Thầy đều để gia chủ tự tay làm, trừ khi nhà không có nam giới mà gia chủ muốn nhờ thầy bốc hộ, hoặc nhà có nam nhưng muốn xin phước hay mượn tay thầy.

Thông thường các thầy chỉ đến để gia trì yểm linh ứng, hô triệu các vị mà gia đình muốn thờ, cúng điểm linh khai quang an vị bát hương, nếu có cơm canh thì cúng chúc thực… Ngoài ra, nếu gia đình bạn bốc lô nhang cùng các việc khác như tôn cấp lập thờ nhà mới, an gia trấn trạch, nhập trạch…thầy có thể cúng thêm khoa thỉnh thần linh hoặc gia tiên tùy từng đàn cúng.

Bát hương mới bốc tại sao phải thắp nhang đủ 100 ngày?

Bát hương mới bốc tại sao phải thắp nhang đủ 100 ngày?

văn cúng, khấn an vị bát hương

 

Bát hương mới bốc cần thắp nhang đủ 100 ngày để hướng tâm gia trì cho lô nhang đủ linh khí. Gia chủ cũng được thần linh tổ tiên phù hộ, gặp nhiều may mắn, bình an, cuộc sống sau này sẽ ấm no hạnh phúc, đi lại được thuận buồm xuôi gió. 

Ngoài ra theo phong thủy thì thời gian đầu mới bốc bát nhang sẽ có cảm giác lạnh lẽo. Vì vậy, khi bạn thắp hương, hơi nóng và mùi trầm hương sẽ làm cho không gian thờ tự trở nên ấm cúng, kích hoạt trường khí tốt cho ngôi nhà.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn bà cô ông mãnh

Cách kiểm tra bát hương có linh hay không bằng cách nào?

Khi đã bốc bát hương xong bạn cần làm gì để biết bát hương thần linh và gia tiên đã linh ứng hay chưa.

Theo đồng thầy Tự Tuệ Trần, muốn kiểm tra lô nhang linh hay không linh thì chỉ cần nhờ các thầy cao tay họ nhìn sẽ biết ngay.

Nếu người thường muốn kiểm tra nhang có linh hay không, hãy bế một đứa bé trong họ nội tộc ẵm ngửa đến gần lô nhang, nếu bé bình thường hay không khóc, vui vẻ thì lô nhang đó tốt, nếu ngược lại bé khóc thét thì thì chưa được, cần bỏ.

Nếu các bạn không có bé nhỏ mấy tháng thì nhờ trẻ nhỏ khoảng 3 tuổi trở lại, bảo bé thắp hương, khi bé đến gần thắp hương không sợ hãi thì bát hương tốt. Hoặc nhà có người yếu vía thắp hương hay đau đầu, lạnh đầu thì cũng cần xem lại lô nhang đó.

✅✅✅ Xem thêm : Bài văn khấn nhập trạch

Quy trình bốc bát hương như thế nào?

Bước 1: Lau rửa bát hương sạch sẽ: Ta giã nhỏ gừng trộn cùng 1 ít rượu trắng, nhúng khăn sạch  vào hỗn hợp để lau bát hương, sau đó để nó tự khô.

Bước 2: Chuẩn bị cốt như đã nói ở trên. 

Bước 3: Rửa tay sạch sẽ, tiến hành bốc bát hương . Thông thường có 3 bát hương, một bát thờ thần linh, một bát thờ gia tiên và một bát thờ bà cô ông mãnh. Nguyên tắc khi bốc tro vào bát nhang là không được dốc, đổ, nhồi, ấn tro, phải căn chuẩn bốc 7 nắm đến miệng bát là vừa, trừ bát hương Thánh Mẫu hoặc các chân linh gia tiên nữ thì chín bốc. Trước và trong khi bốc bát hương , trong đầu bạn luôn phải nghĩ là “Con tên là… xin bốc bát hương cho thần linh, bà cô ông mãnh, gia tiên. Sau khi bốc xong nếu sợ nhầm, bạn có thể viết giấy dán bên ngoài. Nhưng khi đưa lên bàn thờ thì phải bỏ tờ giấy đó đi.

Bước 4: Đặt bát hương lên bàn thờ theo thứ tự: Nhìn từ phía ngoài vào, bát hương thờ thần linh đặt ở giữa, bát hương gia tiên bên tay phải, bát hương bà cô ông mãnh ở phía tay trái.

Bước 5: Sắm và khấn lễ: Bày biện hoa quả tươi, lễ vật …lên bàn thờ, nhớ mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát thắp 3 nén nhang, những lần sau chỉ cần thắp 1 nén là đủ. Trong trường hợp có chân nhang cũ thì bạn cắm mỗi bát 3 chân nhang.

✅✅✅ Xem thêm: Tại sao phải cúng xe mới mua

Những lưu ý trong thủ tục cúng bốc bát hương

Khi thay đổi bàn thờ gia đình bạn cần lưu ý những vấn đề sau để không ảnh hưởng đến tài vận của gia đình:

 – Sau khi đặt bát hương mới lên trên bàn thờ, gia chủ phải lau dọn bàn thờ sạch sẽ. Khi đặt bát hương vào đúng vị trí an vị thì không được tùy ý di chuyển. Trong trường hợp muốn di chuyển bạn cần phải khấn vái và xin phép tổ tiên.

 – Phía sau bát hương chính là phần thờ cúng, nếu có ảnh gia tiên gia chủ có thể đặt ở đó, lưu ý, không nên bày vàng mã, các loại lễ vật ở vị trí này. Các đồ thờ dâng cúng như hoa quả, đồ mặn, đồ chay… cần để bên cạnh hoặc phía trước bát hương. Lễ vật cần được sắp xếp cân đối và đúng vị trí trên bàn thờ.

 – Bàn thờ thần tài cũng như bàn thờ gia tiên của người Việt thì nên dùng các họa tiết hoa văn trang trí mang đậm bản sắc Việt, tránh sử dụng các loại bàn thờ được làm sẵn, khắc chữ theo kiểu Trung Quốc, Đài Loan, bởi nó không phù hợp văn hóa Việt, phản ánh tâm ý thờ cúng a dua không thành tâm của một số gia đình.

 – Với bát hương cũ khi không còn sử dụng nữa, gia chủ không vứt chung cùng với rác thải ô uế, cũng không thả trôi nổi xuống sông ảnh hưởng đến môi trường. Cách xử lý thích hợp cho việc này là đập nhỏ thành mảnh vụn rồi chôn xuống dưới đất.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn phạt bà quan âm tại nhà

Văn khấn bốc bát hương bàn thờ gia tiên, bàn thờ tổ

Để lễ bốc bát hướng diễn ra được tốt đẹp quý giả chủ cần chuẩn bị những bài văn khấn chuẩn nhất, dưới đây là một bài văn khấn đơn giản mời quý gia chủ cùng theo dõi.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày ….. tháng…… Năm …… âm lịch.

Tín chủ con là………….. trú tại địa chỉ……………

Con làm lễ đọc văn khấn thay bát hương cũ, mục đích con xin cầu gia đạo bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ đọc bài khấn xin dời bát hương để bỏ bát hương cũ thay bát hương mới, kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho tín chủ chúng.

Văn khấn bốc bát hương bàn thờ thần linh, thổ công thổ địa

Ban thờ thần linh ông địa nếu quý gia chủ muốn bốc bát hương của ban thờ ông địa, ban thờ thần linh có thể đọc bài văn khấn dưới đây.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….

Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)

Con làm lễ bốc bát hương mới cho bàn thờ ông Thần Tài ( Thổ Công ), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy Ông Thần Tài ( Thổ Công ), hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới , kính xin Chư Vị phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.

Bài khấn sau 100 ngày bốc bát hương

Sau mua bát hướng mới hay bốc bát hương mới được 100 ngày quý gia chủ cần làm 1 cái lễ và sử dụng bài khấn dưới đây.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm……….dương lịch.

Tại (địa chỉ): ………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển………………………………………………

Hiển…………………………………………………………

Hiển………………………………………………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên

Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Xin lưu ý: Quý gia chủ lên đọc bài khấn thành lời để thể hiện tấm lòng với bề trên.

Trên đây là bài văn khấn bốc bát hương và những thông tin liên quan đến quy trình bốc bát hương . Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết này của chúng tôi. Nếu cần thiết kế hay thi công nhà thờ họ xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathoho@gmail.com.

văn khấn xin chuyển ban thờ

Văn khấn xin chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới

Khi bạn chuyển ban thờ từ nhà cũ sang nhà mới nhưng không biết thủ tục chuyển ban thờ và văn khấn xin chuyển ban thờ như thế nào, thì hãy cùng nhà thờ họ tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Tại sao nên làm lễ trước khi chuyển ban thờ

Tại sao nên làm lễ trước khi <b>chuyển ban thờ </b>

Văn khấn xin chuyển ban thờ cũ sang bàng thờ mới

 

Người xưa vẫn có câu “đất có thổ công, sông có hà bá”, ở đây muốn chỉ ra rằng bất kỳ ngôi nhà nào cũng có thần cai quản. Vì vậy, khi bạn rời khỏi nhà cũ sang nhà mới hoặc do ban thờ trước đây đặt không đúng hướng với mệnh của gia chủ mà muốn chuyển sang vị trí mới, thì cũng đừng tự ý chuyển ban thờ và đồ đạc đi khi chưa khấn xin thần linh.

Bởi hành động chuyển đi quá đột ngột lại không làm lễ xin phép trước dễ làm kinh động đến các vị thần cai quản và ông bà tổ tiên. Kéo theo đó là những điều không may mắn, xui rủi cho cuộc sống về sau của gia chủ.

Từ những lý giải trên ta có thể thấy, việc làm lễ cúng trước khi chuyển ban thờ và yên vị bát hương là rất cần thiết vì nó giúp gia chủ tránh được các phiền toái không cần thiết, đồng thời đem lại sự an nhiên trong tâm hồn và được thần linh, tổ tiên phù hộ độ trì.

✅✅✅ Xem thêm: Những cách bố trí ban thờ tam cấp

Những lưu ý khi chuyển ban thờ sang vị trí mới

Những lưu ý khi <b>chuyển ban thờ </b> sang vị trí mới

Khi chuyển sang bàn thờ mới cần lưu ý những gì?

 

Không giống những việc khác, chuyển ban thờ là hành động quan trọng. Do đó sự chu toàn là điều rất cần thiết tránh phạm húy, kinh động đến thần linh, tổ tiên. Khi chuyển ban thờ sang vị trí mới, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Bố trí bàn thờ trong lễ chuyển nhà mới cần cân đối, đơn giản, không cần cầu kỳ, phô trương quá mức.

– Trong quá trình di chuyển ban thờ sang vị trí mới hoặc sang nhà mới nếu quãng đường xa thì nên để hương cháy hết trước khi mang bàn thờ và bát hương đi để đảm bảo an toàn.

– Sau khi cúng xin chuyển ban thờ , gia chủ nên tự tay sắp xếp, lau chùi các món đồ cúng trên bàn thờ như bình hoa, bát nhang, gói ghém cẩn thận cho vào thùng carton để dễ dàng mang về nhà mới. Bạn cũng nên chèn thêm giấy để hạn chế đổ vỡ đồ khi di chuyển đường dài.

– Cần chọn hướng ban thờ tốt hợp tuổi chủ nhà, tránh các hướng xấu không tốt cho gia chủ. Tránh bố trí bàn thờ nằm dưới cầu thang, nhà vệ sinh tầng trên, trong phòng ngủ hoặc ngay cửa ra vào.

– Trong trường hợp gia chủ cúng xin chuyển ban thờ nhưng thực chất chỉ chuyển bát hương còn bàn thờ và những món đồ cúng khác không dùng nữa, thì nên hóa bỏ tức là đốt thành tro thả sông hoặc chôn xuống đất của vườn nhà. Đồ bằng đồng không thể hóa thì có thể quyên góp cho chùa để chùa đúc chuông.

✅✅✅ Xem thêm: Những lưu ý khi bốc bát hương

Quy trình chuyển ban thờ gia tiên sang vị trí mới

Xem ngày tốt chuyển ban thờ

Về việc xem ngày tốt chuyển ban thờ : Bàn thờ là vật cực kỳ linh thiêng nên chọn ngày đẹp sẽ giúp cho quá trình chuyển nhà diễn ra thuận lợi hơn.

Gia chủ có thể chọn ngày chuyển ban thờ gia tiên, bàn thờ Phật, bàn thờ thần tài…trùng với ngày chuyển nhà, như vậy bạn sẽ không phải xem ngày nhiều lần.

Ngày chuyển ban thờ cần phải thỏa mãn các yếu tố: Là một ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo, không xung với tuổi của gia chủ, không phải là ngày Thiên Cẩu; không phải là ngày Sát Sư (ngày này phụ thuộc vào thầy làm lễ, bởi mỗi thầy sẽ có ngày sát sư khác nhau, đây là ngày vạn sự không thành của họ. Ngày tốt cũng là ngày mà các vị thần đang ở dưới trần gian, nếu cúng vào ngày này cầu xin với linh nghiệm.

Tránh ngày Tam Nương trong tháng âm lịch tức là ngày mùng 3, 5, 7, 14, 23 và ngày mùng 1, 15 âm lịch hàng tháng.

Chọn năm chuyển ban thờ sang vị trí mới tốt là năm gia chủ không phạm phải hạn tam tai:

– Hạn tam tai là hạn của 3 năm liên tiếp đến với mỗi tuổi. “Tam” có nghĩa ba, còn “Tai” nghĩa là tai họa, trong một đời người cứ sau 12 năm thì lại gặp hạn tam tai một lần. Điều này xảy ra được xem như là một vòng tuần hoàn.

Bảng tính tuổi hạn tam tai để bạn tham khảo là:

  • Người tuổi Thân, Tý, Thìn sẽ phạm hạn tam tai vào các năm Dần, Mão, Thìn.
  • Người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu sẽ phạm tam tai vào các năm Hợi, Tý, Sửu.
  • Người tuổi Hợi, Mão, Mùi phạm tam tai vào các năm Tỵ, Ngọ, Mùi.
  • Người tuổi Dần, Ngọ, Tuất phạm tam tai vào các năm Thân, Dậu, Tuất.

Sắm lễ xin chuyển ban thờ sang vị trí mới

Lễ vật cúng xin chuyển ban thờ sang vị trí mới bao gồm những vật phẩm sau:

  • Một con gà lễ.
  • Một đĩa xôi đỗ hoặc xôi gấc.
  • Một chai rượu trắng, khi cúng mở nắp rót đầy 3 chén.
  • Một đĩa hoa quả tùy tâm (có thể chuẩn bị 1 đĩa gồm 5 loại quả khác nhau)
  • Một lọ hoa hoa gồm 5 bông hồng.
  • Ba cơi trầu, cau 
  • Tiền vàng
  • Một cầu vàng màu vàng: 1000 vàng, một cầu vàng màu đỏ: 1000 vàng.
  • Một chén nước sạch.
  • Một con ngựa giấy màu đỏ, một con ngựa màu vàng có đầy đủ hia hài kiếm mũ.
  • Hai bộ quần áo một bộ màu vàng, một bộ màu đỏ theo màu của ngựa để dâng cúng quan Thổ Công, Thổ Địa.
  • Sớ thiên di linh vị thần Tài.

Lễ vật sẽ tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình để sắm, nhưng cơ bản như trên là đã đầy đủ, cũng không cần làm quá lớn gây lãng phí. Vì thờ cúng tại tâm nên chỉ cần sắm đủ những thứ cơ bản là có thể tiến hành lễ chuyển ban thờ tới nơi ở mới. Nhưng cần sử dụng đồ mới, tươi ngon, tránh đồ có dấu hiệu hư hỏng, hoa quả xỉn màu, sâu bọ gây mất thẩm mỹ, như vậy sẽ không đảm bảo sự tôn nghiêm, tôn trọng thần linh và gia tiên.

Do đặc trưng của việc chuyển ban thờ từ nhà cũ sang nhà mới là gia chủ sẽ phải cúng nhập trạch nên thông thường gia chủ sẽ làm cùng với ngày nhập trạch. Và lễ cúng chuyển ban thờ cũng sẽ cần 2 mâm lễ:

  • Mâm lễ thứ nhất: cúng tại nhà cũ, nơi đặt bàn thờ cũ.
  • Mâm lễ thứ 2: sẽ cúng tại nhà mới.

Làm lễ xin chuyển ban thờ

Các bước làm lễ cúng xin chuyển ban thờ tại nhà cũ: Sau khi chuẩn bị lễ cúng tươm tất, đầy đủ, gọn gàng xong sẽ và tờ sớ xong, gia chủ ăn mặc ngay ngắn, chỉnh tề, chờ tới giờ đẹp thì tiến tới bàn thờ (nơi đặt lễ) để đọc văn khấn xin chuyển, di dời bàn thờ thần tài, thổ công, táo quân, gia tiên… về nhà mới.

Khi tới giờ Hoàng Đạo gia chủ thắp hương, vái lạy và đọc bài cúng chuyển ban thờ theo đúng loại bàn thờ mà gia chủ cần chuyển như:

  • Bài văn khấn chuyển ban thờ thần tài
  • Văn khấn chuyển ban thờ gia tiên
  • Bài văn khấn chuyển ban thờ Phật

Sau khi đọc văn khấn chuyển ban thờ xong gia chủ vái tạ, đợi gần hết tuần hương thì tiến hành hóa vàng, sau đó di chuyển ban thờ từ nhà cũ sang nhà mới.

Lưu ý khi di chuyển nên nhẹ nhàng, riêng bát hương cần phải được phủ bằng vải đỏ, tránh để lộ thiên, để âm binh dọc đường đi không nhân cơ hội trú ngụ, sẽ ảnh hưởng không tốt tới vận khí gia đình.

Chuyển ban thờ

Lễ cúng chuyển ban thờ tại nhà mới: Khi đến nhà mới gia chủ tiếp tục làm lễ báo cáo thần linh, thổ địa về việc đặt bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên, thần tài tại nhà mới, cúi xin thần linh nơi ở mới tiếp nhận cho phép cư ngụ.

Thủ tục chuyển rất đơn giản nhưng mọi việc từ chuẩn bị lễ cúng đến di chuyển đồ đạc cần cẩn trọng, tránh sơ xuất làm đổ vỡ đồ cúng, bát hương…phạm phải lỗi khiến công việc không được thuận lợi.

Sau khi đã chuyển xong bàn thờ, di chuyển bát hương sang nhà mới thì hãy thắp hương cúng gia tiên về việc chuyển ban thờ thành công, cảm tạ thần linh đã che chở nơi đất ở mới, cầu mong vạn sự như ý, bình an, thuận lợi làm ăn…

Việc quan trọng nhất khi chuyển ban thờ sang nhà mới là gia chủ phải thắp hương trên bàn thờ đủ 7 ngày liên tục với mục đích để gia tiên làm quen với nơi ở mới và không vấn vương nơi cũ.

Đặt bát hương trên bàn thờ mới

Cách đặt bát hương trên bàn thờ mới: Để bát hương cách tường 5cm; bát hương thần linh đặt ở giữa, bát hương gia tiên đặt bên tay trái (tính theo chiều từ trong tường nhìn ra), bát hương bà tổ cô ông mãnh đặt bên tay phải. Các bát hương cách nhau từ 10cm đến 15cm.

Cách thắp hương: Bát hương thần linh và 2 bát hương còn lại mỗi bát thắp 3 nén hương. Thắp theo thứ tự ở giữa Thần Linh thắp trước, sau đó đến Gia tiên bên trái, rồi đến Bà cô Ông mãnh bên phải.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn bà cô ông mãnh đơn giản

Hướng đặt bàn thờ đẹp

Hướng của bàn thờ là hướng ngược với chiều của người đứng khấn. Ta nên đặt bàn thờ có hướng đẹp theo Mệnh của chủ nhà, các hướng đẹp là: Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị.

Tránh đặt hướng bàn thờ vào các hướng Hung với Mệnh của chủ nhà như: Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Họa Hại, Lục Sát.

Văn khấn xin chuyển ban thờ gia tiên

Gia chủ có thể tham khảo văn khấn chuyển ban thờ sang vị trí khác trong nhà dưới đây:

“Nam mô A Di Đà Phật” (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20…

Tín chủ con là: ………………….. tuổi….

Hiện đang trú tại: ………………………………………………

Kính cáo liệt tổ liệt tông, nay vì trong nhà có thay đổi vị trí mặt bằng, nên con xin làm lễ để đặt bàn thờ tổ tiên…….. (họ của tổ tiên mà nhà đang thờ cúng) vào nơi mới trong nhà.

Hôm nay là ngày nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ gia tiên từ vị trí ……….. (vị trí cũ) sang vị trí ……… (vị trí mới). Con kính xin tổ tiên chấp lễ cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.

Tín chủ: ……………………. con xin dập đầu kính bái.”

Văn khấn ban thờ mới ( văn khấn an vị bát hương)

 “ Con kính lạy Việt Nam Hoàng thiên hậu thổ

Con kính lạy,Thổ Công, thổ địa tôn thần, sơn thần chúa đất, bản gia Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân – Thổ địa long mạch tôn thần – Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần. thần tài tiền vị.

Hôm nay ngày…tháng… Năm …… Gia chủ con là …………………sinh năm ………… hành canh … tuổi, thê ………….. sinh năm ………….. hành canh … tuổi, nam tử ….. sinh năm …. hành canh … tuổi, nữ tử…….ngụ tại ngôi gia số ……………………… hôm nay ngày lành tháng tốt đệ tử xin lập bát hương phụng thờ chư vị tôn thần hoàng thiên hậu thổ, thổ công chúa đất, thần tài, ngũ phương chi thần vị tiền,bản đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, bản gia thổ địa long mạch tôn thần, bản gia ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần.

Tâm hương tấu thỉnh chư vị giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung đệ tử, nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ chư vị tôn thần, nguyện chư vị giáng phúc trừ tai độ âm độ dương, cho gia trung đệ tử.

Lời thỉnh Thánh ứng lô Hương: “ Kính thỉnh ngài ngũ phương thổ công, thổ địa tôn thần, sơn thần chúa đất thần tài tiền vị, bản gia Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân – Thổ địa long mạch tôn thần – Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần, lai giám lô nhang (3 lần) “

Trên đây là những bài văn khấn xin chuyển ban thờ đơn giản nhất nhất hy vọng sẽ giúp quý độc giả có thêm những thông tin bổ ích về việc thờ cúng ông bà tổ tiên. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

văn khấn xin công việc thuận lợi

Những bài văn khấn xin công việc thuận lợi

Ai trong chúng ta cũng đều muốn công việc làm ăn, kinh doanh buôn bán thuận lợi. Nên vào ngày mùng 1, hôm rằm, ngày tết, lễ hoặc trước những công việc lớn của đời người mọi người thường cúng xin công việc thuận lợi tại nhà và đền, chúa, miếu…Vậy ý nghĩa của việc này là gì, văn khấn xin công việc thuận và chuẩn bị lễ vật như thế nào. Mời các bạn cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết của nhà thờ họ dưới đây.

Xem thêm: Khóa Học ứng dụng khai thông tài vận gia đình bạn https://bit.ly/3oQ4hI7

Ý nghĩa của văn khấn xin công việc thuận lợi

Ý nghĩa của văn khấn xin công việc thuận lợi

 

Văn khấn xin công việc thuận lợi là một bài khấn mẫu được biên soạn sẵn, dùng cho người đang muốn cúng cầu công việc làm ăn thuận lợi, may mắn. Nhìn chung, cầu công việc thuận lợi cũng tương tự như cầu công danh, lộc buôn bán rất dễ hiểu và dễ hình dung.

Đều là việc bạn đang xin ơn trên phù hộ để mọi việc bạn làm được suôn sẻ, hanh thông, may mắn, có quý nhân phù trợ giúp đỡ, nếu kinh doanh buôn bán thì buôn may bán đắt, gặp nhiều khách hàng dễ tính. Nếu làm trong các khối hành chính sự nghiệp công lập thì thăng quan tiến chức, thành công hơn trong sự nghiệp. 

✅✅✅ Xem thêm: Cách bày ban thần tài chuẩn phong thủy

Chuẩn bị lễ cúng xin công việc thuận lợi tại chùa

 

Chuẩn bị lễ cúng xin công việc thuận lợi tại chùa

Chuẩn bị lễ cúng xin công việc tại chùa gồm 2 phần lễ đó là lễ chay và lễ mặn.

Lễ chay gồm: Hương (nhang); hoa tươi (có thể dùng hoa huệ, hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa ngâu…); quả chín (cam, quýt, chuối, lê, táo, thanh long…); xôi chè; oản… đặt trên hương án của chính điện.

Lễ mặn gồm: Cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), giò chả, thịt gà,… đặt tại ban thờ Đức Ông, Thánh, Mẫu. Không được dâng cỗ mặn này tại ban thờ Phật, Bồ tát và Thánh Hiền.

Không nên sắm sửa tiền âm phủ, vàng mã để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ Thánh Mẫu, Đức Ông và thần linh. Tiền thật cũng không nên đặt tại hương án chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức..

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn mẫu quốc tây thiên

5 bước hành lễ xin công danh tại chùa

– Bước một: Đặt lễ vật và thắp hương làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.

– Bước hai: Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong ta đặt lễ lên hương án của chính điện và thắp đèn nhang.

– Bước ba: Sau khi đặt lễ chính điện xong thì tiếp tục đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác trong nhà Bái đường. Khi thắp hương đều vái lạy 3 hoặc 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì ta đến đó đặt lễ, dâng hương và cầu theo ý nguyện.

– Bước tư: Cuối cùng lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

– Bước năm: Sau khi kết thúc lễ, đã lễ tạ và hạ lễ thì nên đến phòng tiếp khách hoặc nhà trai giới để thăm sư trụ trì và các sư tăng và bạn có thể tùy tâm công đức.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn khai trương công ty

Sắm lễ cúng xin công việc thuận lợi tại nhà

Sắm lễ cúng xin công việc thuận lợi tại nhà

 

– Hoa tươi: nên chọn các loại hoa như hoa huệ, hoa cúc…

– Trái cây tươi: nên chọn các loại quả có màu sắc tươi sáng, hình tròn, tránh chọn những quả có gai mang sát khí không tốt đến cho gia đình. Đồng thời gia chủ cũng cần cẩn trọng lựa chọn hoa quả để không chọn phải những quả đã bị hư hỏng, dập nát trong quá trình vận chuyển.

– 3 hoặc 5 chén nước lọc 

– Oản phẩm

– Hương thơm

– Bài văn khấn xin công việc thuận lợi tại nhà

✅✅✅ Xem thêm: Cách sắm lễ cúng thần tài

Những lưu ý khi khấn công việc thuận lợi

Một số lưu ý bạn cần biết khi khấn công việc tại gia và Đình, Chùa, Miếu. 

– Khi đến chùa cần ăn mặc chỉnh tề, không mặc váy ngắn, hở hang, vì đây là nơi thanh tịnh nên bạn hãy chuẩn bị trang phục nghiêm trang, lịch sự trước đi đến.

– Chỉ dâng lên Phật lễ chay như: nhang, hoa quả, cau trầu, oản… và không được dâng lễ mặn lên bàn thờ chính điện của Chùa.

– Văn khấn có thể đọc ra thành lời hoặc nhẩm trong miệng

– Khi khấn cần trình bày rõ: gia chủ muốn xin tài lộc cụ thể là bao nhiêu. Muốn xin bao nhiêu thì xin bấy nhiêu trong khả năng có thể đạt được. Không được khấn chung chung như: làm ăn phát đạt, …

– Tiền công đức cho nhà chùa không đặt trên bàn thờ. Sau khi làm lễ xong bạn ra hòm công đức để đặt vào đó.

– Làm lễ cầu ở cửa Phật thì nên xin được Phật che chở, bảo vệ chứ không xin công danh sự nghiệp. Vào đình, đền có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp và tình cảm….

– Khi đến cổng Tam quan vào chùa, bạn nên đi vào bằng cửa bên phải (Giả quan) và đi ra bằng cửa bên trái (Không quan). Cửa Trung quan ở giữa chỉ dành cho Thiên tử, cao tăng, khoa bảng đi vào.

– Khi khấn tại nhà thì chỉ cần thành tâm, chuẩn bị lễ vật theo điều kiện kinh tế của gia đình, ăn mặc chỉnh tề, dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ là đạt tiêu chuẩn.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn mua xe ô tô mới

Văn khấn xin công việc thuận lợi tại chùa

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, vô thượng Phật pháp, Chư Thánh hiền tăng, Công Đồng các quan thường trụ Tam Bảo (hoặc ban nào cần lễ thì kêu tên tại ban đỏ), ngự tại (địa chỉ)………………………………………..

– Hôm nay là ngày…………….tháng………………. năm………..

(âm lịch) tín chủ con tên là………………….tuổi……….. (âm lịch).

– Ngụ tại………………………xin Đức……………..chứng giám, Hương tử con lễ bạc lòng thành, nhất tâm tường vạn tâm thành dâng lên cúng tiến. Xin chắp bái lễ bái, chắp kêu chắp cầu, ngửa trông ơn Phật, Quan Ầm Đại sỹ, chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiện thần, từ bi gia hộ chứng giám cho con đến xin lộc cửa…………………chúng con người trần phàm tục, ăn chưa sạch bạch chưa thông cúi xin được bề trên xá lầm xá lỗi. Con xỉn đức Phật…….độ cho bách gia họ ……………họ………………chúng con được sức khỏe dồi dào, bách bệnh tiêu tan, cho chúng con xin được công thành danh toại, tứ thời vô hạn vạn sự hanh thông, có quý nhân phù trợ.

Cúi xin chư Phật độ trì cho gia đình con được hòa thuận hạnh phúc, trong ấm ngoài êm, trên bảo dưới nghe, trên đe dưới sợ, trên kính dưới nhường, độ cho con làm ăn phát tài phát lộc, có của ăn của để tiền tài dư dả, lộc đầy lộc vơi. Xin bề trên ban đức ban lộc ban tài, cho con xin vạn sự may mắn, gặp dữ hóa lành, gặp hung hóa cát, năm xung xin giải xung, tháng hạn giải hạn điều lành xin đem lại, điều dại xin đem đi, cho con tránh được những điều thị phi, phiền muộn.

Độ cho con đi một về lơ, đi tươi về tốt, 3 tháng hè 9 tháng đông được bình an trăm sự. Con xin chắp bái lễ bái, chắp kêu chắp cầu kêu thay cho Phụ thân phụ mẫu (hoặc người cần xin hộ, tên, tuổi, nơi cư ngụ của người đó), (xin điều gì mình đang mong muốn). Con xin thành tâm bách bái tấu lạy Đức……………….độ trì cho con cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Khấn lễ tạ: Con lạy đức……………….. tín chủ con tên…………tuổi, ngụ tại…………….., tấu xin Đức……………. chứng tâm

cho con cầu gì được nấy; cầu sao được vậy, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Nhất tâm tưởng vạn tâm thành, con xin bách bái lạy tạ Đức Phật.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn xin công việc thuận lợi tại nhà

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

– Thúc bá huynh đệ và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..

Tín chủ con là ………………………………………….. ….

Ngụ tại ………………………………………….. ……. cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ…..

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Trên đây là những bài văn khấn xin việc đơn giản về ý nghĩa nhất hy vọng sẽ giúp quý độc giả có được công việc như ý. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

bài cúng mua xe mới

Những bài văn cúng mua xe mới đơn giản Nhất

Trong thời đại nền kinh tế phát triển như hiện nay, xe máy, ô tô đã trở thành phương tiện di chuyển khá phổ biến đối với nhiều người. Nhưng vì sao khi mua xe mới chủ xe thường chuẩn bị lễ và bài cúng mua xe mới , hãy cùng nhà thờ họ tìm hiểu ngay sau đây. 

Tại sao phải cúng mua xe mới

Tại sao phải cúng mua xe mới

 

Theo quan niệm của nhiều người thì việc cúng mua xe mới là hoàn toàn cần thiết. Ở nhiều địa phương, người ta không chỉ thực hiện nghi lễ cúng mua xe ô tô mới, mà họ còn làm lễ cúng xe khách, thậm chí là cúng xe máy mới mua. Bởi lễ cúng này được xem là dịp để chủ xe cảm tạ Trời, Phật, thần linh cùng gia tiên nội ngoại đã che chở, phù hộ độ trì cho công việc làm ăn của họ để họ mua được xe mới.

Đồng thời, lễ cúng xe mới cũng mang ý nghĩa tốt đẹp là cầu mong các bậc bề trên che chở cho những người điều khiển chiếc xe mới này luôn được bình an, may mắn, thuận lợi khi tham gia giao thông trên đường. Nếu là xe dùng để kinh doanh dịch vụ taxi, chở hàng hóa thì mong xe mang lại lộc cho chủ xe, giúp họ có nhiều khách hơn và chiếc xe ít hỏng hóc…

✅✅✅ Xem thêm: Tại sao phải khấn khi khai trương công ty 

Lễ vật cúng mua xe mới gồm những gì

Lễ vật cúng mua xe mới gồm những gì

 

Cũng giống như nhiều lễ cúng xin công việc thuận lợi, xin lộc làm ăn, xin bán nhà, xin đỗ thi cử… đồ cúng xe mới có thể được chuẩn bị tùy vào điều kiện kinh tế của từng chủ xe hoặc phong tục tập quán của từng địa phương. Tuy nhiên, thông thường lễ vật cúng xe mới sẽ có các vật như sau:

  • 01 bình hoa.
  • 01 đĩa trái cây.
  • 01 đĩa đồ mặn (thường là xôi gấc, gà luộc, rau xào, canh, có thể thêm các món tôm chiên, heo quay hoặc thịt heo luộc, giò….).
  • 01 xấp tiền vàng mã.
  • 03 hoặc 05 chén rượu trắng.
  • 01 đĩa gạo và 1 đĩa muối trắng.
  • 01 ly nước lọc.
  • 03 hoặc 05 chén trà.
  • 01 đến 3 cây nhang.
  • 02 cây nến.

✅✅✅ Xem thêm: Cách sắm lê cúng thôi lôi cho con

Thời gian và địa điểm cúng xe mới

Cúng xe mới mua khi nào tốt

Thời gian và địa điểm cúng xe mới

 

Lễ cúng xe mới diễn ra vào giờ nào, ngày nào mới tốt là câu hỏi mà rất nhiều chủ xe băn khoăn. Thông thường, người dân ta sẽ chọn mua xe vào ngày 9, 19 hay 29 hàng tháng hoặc giờ tốt hợp với tuổi của chủ xe. Thời gian cúng xe thường là diễn ra trong ngày mua xe.

Theo cách tính của nhà địa lý phong thủy nổi tiếng nhà Đường – Lý Thuần Phong Thì giờ Đại An, Tốc Hỷ hoặc Tiểu Cát sẽ là khoảng thời gian tốt để bạn chọn cúng xe mới, cho xe lăn bánh xuất hành. 

Tuy nhiên một số nơi, người ta sẽ chọn ngày và giờ cúng xe theo cách riêng hợp với họ. Nhưng nhìn chung thì việc làm lễ cúng xe mới vẫn là điều cần thiết đối với mỗi chủ xe khi dắt xe mới về nhà.

Cúng xe mới ở đâu

Việc chọn địa điểm tổ chức cúng xe cũng rất quan trọng. Cúng xe mới trong nhà hay ngoài sân? Nên cho xe quay đầu ra hay vào khi thực hiện lễ cúng xe mới?… cũng được chủ xe rất quan tâm.

Lễ cúng xe ô tô và xe máy mới mua hay bất kể một loại xe nào khác, thì đều được thực hiện ở ngoài sân. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt không thể thay thế thì có thể làm lễ trong nhà.

Địa điểm diễn ra buổi lễ cúng là nơi đậu xe trước sân nhà. Chủ xe sẽ chuẩn bị 2 mâm lễ:  một mâm hướng vào trong nhà hoặc bày trên ban thờ để trình báo với thần linh, tổ tiên; mâm còn lại hướng ra bên ngoài với ý nghĩa bố thí cho các vong hồn lưu lạc ngoài đường.

✅✅✅ Xem thêm :Cúng giao thừa trong nhà trước hay ngoài trời trước

Những lưu ý quan trọng khi cúng mua xe mới

Những lưu ý quan trọng khi cúng mua xe mới

 

Để cho việc cúng xe mới mua diễn ra thuận lợi, dễ dàng, đúng nhất thì các chủ xe nên lưu ý những điều sau:

– Nên chọn thời gian cúng là ngày tốt vừa hợp tuổi chủ xe để cầu mong bình an và tài lộc.

– Cần chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng các lễ vật và dụng cụ cần thiết cho buổi lễ.

– Chủ xe nên học thuộc hoặc in ra giấy bài cúng xe ô tô mới mua để đảm bảo không có sai sót sự cố trong quá trình làm lễ.

– Địa điểm diễn ra lễ cúng xe mới cần sáng sủa, sạch sẽ, tránh bụi bặm để thể hiện lòng thành kính với các bậc bề trên. 

– Để cẩn thận hơn, gia chủ nên xem hướng đặt đầu xe hợp với hướng phong thủy của mình để mang lại may mắn và thuận lợi nhất.

✅✅✅ Xem thêm: Những lưu ý khi cúng tạ đất đầu năm

Văn khấn mua xe mới

Văn khấn mua xe mới

 

Dưới đây là 3 bài văn khấn xe mới đẩy đủ và chính xác nhất xin mới quý độc giả cùng theo dõi

 

Bài cúng xe mới số đơn giản

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật.
  • Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
  • Con kính lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, ngài Bản Xứ Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
  • Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Con là:… Ngụ tại….

Hôm nay là ngày…

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, độ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Con xin tạ ơn!

Bài cúng mua xe mới ngắn nhất

Địa chỉ (đường… phường… quận… thành phố… Việt Nam).

Hôm nay: Ngày… tháng…năm…

Con tên là:…

Nhân dịp con mua chiếc xe, biển số…, con sắm đồ cúng xe để dâng lên ông bà Tổ tiên, Thần linh, Thổ thần, các vong linh quanh quẩn chưa siêu thoát.

Con xin mời các ngài về tham dự đầy đủ và hưởng lễ vật. Con cũng cầu xin các ngài phù hộ cho xe con được thượng lộ bình an, làm ăn được tấn tài tấn lộc, thuận buồm xuôi gió, mọi việc như ý.

Con xin tạ ơn các ngài!

Văn khấn xe mới chi tiết

Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát!

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.

Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát.

  • Con kính lạy các vị chư Phật, chư Bồ Tát ba đời khắp mười phương, các vị A La Hán, các vị Thánh Tăng, các vị Hộ Pháp, Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát, Thập vi Du Hành Hộ Pháp.
  • Con kính lạy chư vị Bản cảnh Thành Hoàng, các chư vị Thần linh, Thánh linh, Thần linh chủ quản, Công Tào Phán Quan, Ngũ Phương Không Hành, Du Hành Sứ Giả, Ngũ Lộ Hành Binh, Lý Vực Phán Quan.
  • Con kính lạy ngài Đương Niên Thiên Quan Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo Hành Binh Chi Thần, Lâm Tào Phán Quan.
  • Con kính lạy ngài Bản Gia Thổ Công Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quân.
  • Con kính lạy các chư Hương linh, vong linh, vong nhơn trong khuôn viên bổn xứ của chúng con.

Hôm nay, ngày… tháng… năm… Dương lịch (nhằm ngày… tháng… năm… Âm lịch).

Tại địa chỉ:…

Chúng con gồm: Con, tên là:…, sinh ngày… và… (nếu có).

Gia đình chúng con hội đủ phước duyên quý báu và có khả năng mua chiếc xe mang biển số…

Do:… đứng tên sở hữu, với mục đích sử dụng để…

Kính mong các ngài chứng minh cho chúng con. Mời các chư vị giá đáo đàn tràng thọ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho con cùng chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an và làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Xin các ngài gia hộ cho con cùng gia đình con được bình an khi vận hành chiếc xe này, cho cả người lái, người đi xe và người đi đường.

Kính xin các oan gia trái chủ của con hóa giải những mối oan sai từ nhiều đời, không làm phương hại, ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn khi vận hành xe.

Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì, kính mong các bậc bề trên thương tình lượng thứ.

Chúng con lòng thành kính cẩn cáo và lễ tạ.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Trên đây là những thủ tục và bài văn khấn khi mua xe mới đầy đủ nhât hy vọng sẽ giúp những ai mua được xe mới vặn dặm bình an. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

 

văn khấn xin thi đỗ

Những bài văn khấn xin đỗ thi cử

Từ xưa tới nay chuyện thi cử luôn là việc lớn của mỗi sĩ tử khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Những gia đình có con em chuẩn bị bước vào các kỳ thi lớn như tốt nghiệp cấp 2, cấp 3, thi đại học… thường sẽ đến đền Trạng, văn miếu thắp hương và chuẩn bị lễ cúng gia tiên để cầu mong may mắn, đỗ đạt. Vậy bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp lại những bài khấn trước khi đi thi tại đền, chùa, miếu và văn khấn thi cử đỗ đạt tại nhà, mời bạn cùng theo dõi.

Có nên làm lễ cúng xin đỗ thi cử không?

Có nên làm lễ cúng xin đỗ thi cử không?

 

Tục ngữ có câu “học tài thi phận” điều này được hiểu là có những người học rất giỏi nhưng khi thi lại không đỗ. Nguyên nhân có thể là do ốm đau đột xuất, tắc đường, nhỡ xe, ngủ quên; Cũng có người khi vào phòng thi do hồi hộp, lo lắng nên tư duy, suy nghĩ kém ngày thường; Lại có người chủ quan thấy bài dễ nên làm ẩu, đến khi hết giờ mới chợt nhận ra mình làm sai thì đã quá muộn.

Nói chung có rất nhiều lý do từ hữu hình đến vô hình (tâm linh) làm ảnh hưởng đến kết quả thi của bạn. Để các sĩ tử cảm thấy yên tâm hơn trước mỗi kỳ thi quan trọng phụ huynh thường cho các sĩ tử đến văn miếu Quốc Tử Giám, đền Trạng… để thắp hương kêu cầu đi thi gặp nhiều may mắn, trúng tủ, đạt kết quả cao.. . Cùng với cầu khấn ở đền, miếu, các gia đình còn làm mâm cơm cúng gia tiên để cầu xin đỗ đạt tại nhà.

Cách viết sớ cầu thi cử đỗ đạt

Cách viết sớ cầu thi cử đỗ đạt

 

Khi muốn viết sớ cầu thi đỗ đạt, bạn chỉ cần điền các thông tin của bản thân vào mẫu dưới đây, khi cúng thì đọc các nội dung viết trên sớ. Sau khi kết thúc thì đốt cùng tiền vàng.

Văn Thù thượng trí, nhập viên thông tắc dĩ tuệ căn. Đồng tử tinh cần, cầu Bồ-đề nãi đa phiên bái phỏng. Tuệ căn bản cụ, tinh tấn độ phương khả khai thông; Kiệt tín kiền thành, thị kham tác phá minh trừ ám. Kim cứ Việt Nam quốc …………………… tỉnh/thành phố …………… huyện/quận………….. xã/phường…………..thôn/đường…….. cung nghệ vu (ghi địa chỉ chùa/đền)….

Quý đối Phật thánh tiên hiền cung đương xí vọng ư (ghi Trường thi, khóa thi, ngày thi) chi khoa, phương danh tiêu bảng. Kim tín chủ…. (ghi tên người đường đứng cúng như cha, mẹ, cô, gì….) kỳ vị
Ứng khóa phương danh (ghi họ tên, số báo danh sĩ tử) …kim nhật ngưỡng can.

Phật thánh mặc thùy, minh trung gia bị. Thiết niệm, đệ tử đẳng phao sinh lậu hạng, tuệ lực thúy vi. Trượng tinh cần danh đề thượng bảng; bằng thiện hữu đắc ngộ minh sư.

Phục vọng

Phụng quốc gia thiết nghiễn ma xuyên, vị lê dân đan tâm bất hoại.

Biểu xích thành trượng phỉ lễ cúng dường tam bảo: Hoa biểu tinh anh, hương trưng vi nguyện.

Biện hoa hương lễ phẩm quân nghi, cụ sớ chương hòa nam thượng tấu.

Nam mô Thập phương thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh

Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát tọa sư tử tòa tác đại chứng minh

Nam mô Đại bi Quán Thế m Bồ-tát tác đại chứng minh

Cung phụng Hoàng thiên thượng đế, tứ phủ vạn linh, ngũ phương bát hướng tôn thần đồng tùy gia hộ.

Phục nguyện Vạn thế sư biểu, chư tử bách gia, thất thập nhị hiền đẳng lân mẫn phù trì.

Vị tiền phục nguyện.

Văn xương cảm ứng, thánh đức phù trì, bi mẫn phàm tình, khai giác ngu khổn. Kì nguyện khoa thành ứng cử, kim bảng đề danh. Thượng vị quốc gia tận xuất hãn mã chi lao, hạ hướng lê dân, đạn kiệt thất khu chi lực.

Ngưỡng lại

Phật âm gia hộ chi bất khả tư nghị giả cẩn sớ.

Giáp Ngọ niên, ………. nguyệt ………. nhật. Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ

Hết sớ!

Thứ tự đọc bài văn khấn xin đỗ thi cử như thế nào

Thứ tự đọc bài văn khấn xin đỗ thi cử như thế nào

 

Theo từng vùng miền thì mẫu văn khấn xin đỗ thi cử sẽ có đôi chút khác nhau. Nhưng thứ tự thì cách đọc văn khấn vẫn không thay đổi:

– Đầu tiên là Niệm : Con Nam Mô A Di Đà Phật lặp lại 3 lần.

– Bước 2: Thưa gửi Chư Vị Tôn Thần.

– Bước 3: Đọc thời điểm- địa điểm: niên hiệu, năm, tháng, ngày cụ thể.

– Bước 4: Xưng danh: Tín chủ con là…(tên của cá nhân hoặc tập thể người đứng lên cúng)

– Bước 5 Nêu lý do: Xin đỗ thi cử

– Bước 6: Nêu tên đối tượng cầu cúng: Có thể là một người hoặc nhiều người.

– Bước 7: Nội dung cầu xin: xin cầu những điều thuận lợi, may mắn để có kết quả thi tốt nhất…

– Bước 8: Kết thúc bằng câu: Cẩn cáo, kính trình, mong xét, mong hưởng, v.v..

Khi đọc văn khấn bạn cần chọn đúng lý do là cầu may mắn, trúng tủ, thi cử đỗ đạt. Sau đó in hoặc chép ra giấy để dễ đọc, tránh trong quá trình đọc bị sai, thiếu nội dung,…Khi đọc cần đọc theo tiết tấu của bài là tốt nhất, không đọc ngắt quãng, quá nhanh hoặc quá chậm. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị lễ cúng và khấn thì có thể nhờ những người chuyên môn, kinh nghiệm chỉ bảo về cách đọc hoặc thực hiện giúp. Hay bạn cũng có thể tìm hiểu qua các diễn đàn, trang mạng uy tín gợi ý về cách đọc khi không tìm được người giúp đỡ.

Những lưu ý quan trọng khi khấn ở miếu

Những lưu ý quan trọng khi khấn ở miếu

 

Theo các nhà nghiên cứu tâm linh thì các sĩ tử nên tới Đền Ngọc Sơn, đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm…cầu thi cử cho mọi việc trở nên may mắn tốt lành. Còn Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi khi sĩ tử đã đỗ đạt, hoặc tốt nghiệp ra trường đến tạ lễ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để bạn không bị lúng túng khi khấn ở đền, chùa, miếu.

Trước khi đến đền, miếu bạn cần làm lễ cúng gia tiên tại nhà và chùa nơi mình sinh sống trước. Khi tới các chốn linh thiêng bạn cần hành lễ theo thứ tự: Tạ ơn – Sám hối – Cầu – Nguyện – Xin thi cử đỗ đạt cho bản thân hoặc con cái của mình.

Vật phẩm lễ tại miếu thường là giọt dầu. Cầu xin cho sĩ tử gặp nhiều may mắn, đỗ đạt trong kỳ thi… Sau đó nguyện sẽ học hành chăm chỉ, tập trung cao độ…

Nếu bạn đã đến chốn tâm linh cầu nguyện thì phải thật thành tâm, không nên ở nhà chờ đỗ đạt, hoặc đợi dịp mới quay lại tạ lễ. Mà dù bạn đỗ đạt hay không thì người đi lễ cũng nên quay lại để lễ tạ tại đền, chùa, miếu đã khấn.

Lễ tạ cũng là giọt dầu như lễ xin. Một số người đi lễ 1 lần sau đó không có cơ hội quay lại, như thế là phạm tội, sẽ bị ảnh hưởng đến sau này.

Trong các kỳ thi ngoài việc cầu cúng thì còn nhờ hồng phúc tổ tiên của mình để lại và bản thân phải có gắng nỗ lực học hành, biết cách học đúng phương pháp thì mới đạt kết quả cao trong kỳ thi, chứ không phải ai đi cầu ở đền, chùa đều sẽ đỗ đạt.

Tổng hợp các bài văn khấn xin đỗ thi cử

Những bài văn khấn cho sĩ tử trước khi đi thi đơn giản nhất

Văn khấn cho người đi theo đạo

“Lạy chúa Giesu, ngày hôm nay, con đi thi

Chúa biết rõ học vấn đối với con người rất quan trọng!

Xin chúa rộng tay nâng đỡ và ban sức mạnh thiêng liêng cho con

Xin đừng để con hoang mang hoặc bồn chồn. Đừng để con đoán mò hoặc tin vào may rủi

Nhưng xin hãy soi sáng tâm trí con, để con suy nghĩ cho chín chắn.

Xin đừng để con bị cám dỗ gian lận, nhưng giúp con làm bài với hết khả năng

Nguyện xin Chúa hướng dẫn con, để con chọn được cách làm bài tốt nhất. Để con giải được cả những câu hỏi khó nhất.

Nguyện xin Chúa hãy can thiệp, để con không bất cẩn, cũng chẳng tự mãn

Đừng để con xao lãng nhưng hết sức chú tâm. Đừng để con hấp tấp nhưng làm kịp thời gian

Lạy chúa Giêsu, không có Chúa giúp, con chẳng làm được gì?

Nhưng có tay Chúa nâng đỡ, con có thể làm được tất cả và gặt hái được kết quả tốt nhất.

Lạy chúa Gieessu, hôm nay con đi thi, xin hãy luôn ở cạnh con.

Chúa ơi! Amen”

Văn khấn gia tiên trước khi thi cử

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Long Mạch cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô gì tỷ muội, đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc hai bên.

Tín chủ con là:…. .. Tuổi….

Ngụ tại: Việt Nam quốc – ….. tỉnh …huyện ….xã

Hôm nay tín chủ con nhờ đất ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương, hoa trà quả, lòng thành lễ bạc, tâm có của không thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Tín chủ con kính mời: ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại.

Cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai khâm hưởng.

Cúi xin phù hộ độ trì cho Con (hoặc bố mẹ kêu hộ thì sửa là Út Tử của con) tên là : ….. Tuổi:…… sắp tới vào ngày: …. Tháng… năm…. Cháu dự cuộc thi (thi gì thì nêu ra) …… tại trường : ….. Ngụ tại (địa chỉ của trường) …….. ở phòng thi : ….. số báo danh : ……. được gặp nhiều may mắn, hanh thông, đỗ đạt trong kỳ thi sắp tới.

Cúi xin ngài Thần Linh, Gia Tiên Tiền Tổ, Bà Cô Ông Mãnh, cô bé, cậu bé tại gia bồi hơi tiếp sức, gia lực hộ trì cho Con (Út Tử của con) Long Vân đạt hội, thẳng lối đường mây, công danh thỏa nguyện, tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu, kỳ thi đỗ đạt như ý muốn. Cho con, cho cháu được học thông, viết thạo. Học đến đâu nhớ đến đấy. Sức khỏe dào dào, tinh thần thoải mái, tinh tấn thông minh, làm bài được tốt, để lên được lớp, để đậu đúng trường. Đi lại trên đường, bình an vô sự. Để cho tương lai đèn sách, vinh danh bái tổ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì, chứng tâm. A Di Đà Phật !!!

Cẩn Cáo! 

Văn khấn xin đỗ thi cử ở đền Ngọc Sơn

Việt Nam quốc; Hà Nội thị; Văn miếu Quốc Tử Giám.

Môn sinh: ….. – Sinh …. niên.

Kính cẩn tấu trình: Văn xương Thánh Đế.

Chư vị Thượng Trung Hạ bản từ.

Hôm nay là ngày:……tháng …. năm Mậu Tuất 2018.

Con xin kính cẩn biện cung trần bạc lễ (Chuẩn bị từ trước: Bánh đậu xanh, trầu cau tiền vàng, kèm theo một cái bút, một quyển vở, và một cái bóng đèn điện gói trong một tờ giấy đỏ).

Cúi xin chư vị Đại Đức Thánh Hiền học giả chứng giám cho con là:………….

Trú tại : số nhà……Hàng Đào phố – Hoàn Kiếm quận – Hà nội Tỉnh – Việt nam quốc. Nay đang học tại: …. quận – … Tỉnh – Việt Nam quốc. Kim niên …. ứng thí kỳ thi:….

Trước linh đài Văn xương Thánh Đế linh đài con xin tâm thành kính cẩn xin các ngài chứng giám tâm thành, phù độ gia trì cho con năm nay được bản mệnh khang an, tinh thần dong sảng, trí lực tinh anh, minh mẫn, gạt bỏ tạp phế, chú tâm đèn sách học tập để bước vào kỳ thi tới được gặp nhiều hanh thông cát tường, học giỏi đỗ cao, thày yêu bạn giúp, hoàn tất được bài thi đến nơi đến chốn, đạt điểm số tối đa của trường: Đại học …..

Con kính xin chư vị chấp lễ chấp cầu trợ lực cho con được kim bảng danh đề toại tâm như ý.

Con xin khấu đầu cảm tạ!

Môn sinh con: .…………. xin rập đầu cúi lạy đến bách bái.

Thiên vận:

Nhâm Thìn niên – Nhị nguyệt – Đại cát nhật

Văn khấn xin đỗ thi cử tại Văn Miếu

Văn khấn xin đỗ thi cử tại Văn Miếu

Nhiều sỉ tử thi đại học muốn đến Văn Miếu để xin thi đỗ đại học

 

Việt Nam quốc; Hà Nội thị; Văn miếu Quốc Tử Giám.

Môn sinh: ….. – Sinh …. niên.

Kính cẩn tấu trình: Văn xương Thánh Đế.

Chư vị Thượng Trung Hạ bản từ.

Hôm nay là ngày:……tháng …. năm Mậu Tuất 2018.

Con xin kính cẩn biện cung trần bạc lễ (Chuẩn bị từ trước: Bánh đậu xanh, trầu cau tiền vàng, kèm theo một cái bút, một quyển vở, và một cái bóng đèn điện gói trong một tờ giấy đỏ).

Cúi xin chư vị Đại Đức Thánh Hiền học giả chứng giám cho con là:………….

Trú tại : số nhà……Hàng Đào phố – Hoàn Kiếm quận – Hà nội Tỉnh – Việt nam quốc. Nay đang học tại: …. quận – … Tỉnh – Việt Nam quốc. Kim niên …. ứng thí kỳ thi:….

Trước linh đài Văn xương Thánh Đế linh đài con xin tâm thành kính cẩn xin các ngài chứng giám tâm thành, phù độ gia trì cho con năm nay được bản mệnh khang an, tinh thần dong sảng, trí lực tinh anh, minh mẫn, gạt bỏ tạp phế, chú tâm đèn sách học tập để bước vào kỳ thi tới được gặp nhiều hanh thông cát tường, học giỏi đỗ cao, thày yêu bạn giúp, hoàn tất được bài thi đến nơi đến chốn, đạt điểm số tối đa của trường: Đại học …..

Con kính xin chư vị chấp lễ chấp cầu trợ lực cho con được kim bảng danh đề toại tâm như ý.

Con xin khấu đầu cảm tạ!

Môn sinh con: .…………. xin rập đầu cúi lạy đến bách bái.

Thiên vận:

Nhâm Thìn niên – Nhị nguyệt – Đại cát nhật

Trên đây là những kiến thức cơ bản liên quan đến văn khấn cho sĩ tử đi thi được công thành danh toại hy vọng sẽ giúp sĩ tử được đỗ đạt điểm cao. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

văn khấn nhập trạch

Những bài văn khấn nhập trạch đơn giản

Tổng hợp mẫu văn cúng nhập trạch về nhà mới đầy đủ nhất bao gồm: Văn khấn thần linh khi nhập trạch; văn khấn gia tiên khi nhập trạch; bài văn khấn nhập trạch nhà chung cư; văn khấn nhập trạch văn phòng; văn khấn về nhà mới thuê…mời các bạn cùng tham khảo.

Ý nghĩa của văn khấn nhập trạch

Ý nghĩa của văn khấn nhập trạch

Nhập trạch là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng mà gia chủ nào cũng phải làm mỗi khi dọn về nhà mới. Nghi lễ này chính là nghi thức thông báo, trình diện của gia chủ với Thần Linh, Thổ Địa ở ngôi nhà đó. Mà theo phong tục của người Việt, khi làm lễ cúng sẽ phải thắp hương khấn vái trình bày sự việc với thần linh và gia tiên.

Lời khấn có thể đọc thành tiếng hoặc thầm trong đầu, nhưng cần thể hiện được sự thành tâm, kính trọng, mong muốn của người làm lễ.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết được tên các vị thần và bài văn khấn nhập trạch chuẩn mực. Do vậy, trong quá trình cúng sẽ dễ bị lúng túng, thiếu tự tin, quên trước quên sau ảnh hưởng đến buổi lễ. Văn khấn về nhà mới ra đời như một phát minh có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp gia chủ cảm thấy yên tâm, tự tin hơn. Diễn đạt được hết mong muốn thỉnh cầu của gia chủ gửi đến các vị thần linh. Cầu mong phước lành, bình an, ấm no, hạnh phúc cho gia đình.

Những lưu ý trước khi thực hiện lễ cúng nhập trạch

Những lưu ý trước khi thực hiện lễ cúng nhập trạch

 

Trước khi tiến hành nghi lễ cúng nhập trạch về nhà mới, chung cư, công ty, văn phòng, cơ quan, xí nghiệp, cửa hàng…, gia chủ cần lưu ý những việc sau:
Ngôi nhà được xây dựng cần đảm bảo hoàn thiện cơ bản có ban thờ, bếp, điện, nước cũng như các đồ dùng thiết yếu khác…

Gia chủ nên tự chuyển các vật dụng quan trọng như: bát hương, bài vị gia tiên, tượng phật…đến nhà mới để tránh đi những vía không tốt của người khác đi theo đồ đạc vào ngôi nhà. Đặc biệt không nên chọn người cầm tinh con Hổ giúp dọn nhà.

Phải lựa chọn ngày giờ tốt mới tiến hành nghi lễ. Bạn có thể tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm hoặc các chuyên gia phong thủy, để họ giúp lựa chọn giờ hoàng đạo hợp nhất với tuổi và mệnh của mình.
Tránh chuyển nhà vào buổi tối. Thời gian chuyển nhà tốt nhất là buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời chỉ mới bắt đầu lặn.

Cần chuẩn bị thật tươm tất các lễ vật cho mâm lễ cúng nhập trạch để tỏ lòng thành kính đối với gia tiên và các vị Thần Linh.

Khi bạn đun nước lần đầu tiên tại nhà mới, cần phải đun sôi từ 5 đến 10 phút, nếu có thời gian thì để lâu hơn càng tốt rồi hãy tắt bếp.

Sau khi khấn Thần Linh, chủ nhà cần làm lễ cáo yết gia tiên rồi mới được phép dọn dẹp đồ đạc. Khi dọn xong, gia chủ và các thành viên trong gia đình phải lễ bái tạ tổ tiên, Thần Phật để cầu may mắn, bình an.

Đối với gia chủ chỉ tiến hành nhập trạch lấy ngày đẹp mà chưa có nhu cầu ở ngay thì cần ngủ ở nhà mới 1 đêm.
Nếu bạn đang mang thai thì tốt nhất không nên chuyển vào nhà mới ở ngay, mà nên để một vài hôm cho ổn định, mùi sơn bay hết hãy về ở. Tuy nhiên, trong trường hợp buộc phải chuyển vào nhà mới ở ngay thì bạn cần mua 1 chiếc chổi mới và đích thân dùng chổi quét qua các đồ đạc 1 lượt rồi hãy chuyển vào.

Sắm sửa mâm lễ vật cúng nhà mới

Sắm sửa mâm lễ vật cúng nhà mới

 

Mâm cơm cúng về nhà mới sẽ được chia thành 3 loại: Mâm cỗ mặn, Mâm ngũ quả và mâm hương hoa.
Mâm cỗ mặn: Chuẩn bị một con gà luộc nguyên con, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc, 1 miếng thịt mồi luộc, 1 đĩa xôi gấc hoặc 1 cái bánh chưng, canh xương ninh, rau xào…tùy theo sở thích và điều kiện kinh tế của mỗi nhà. Ngoài ra còn có 3 chén nước trà và 3 ly rượu, thuốc lá. Thủ tục nhập trạch nhà ở mặt đất không phải chung cư thì cần có thêm nước ngũ vị để hàn long mạch. Nước này mua ở cửa hàng vàng mã.

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại trái cây tươi. Những loại quả thường được gia chủ lựa chọn cho lễ nhập trạch là chuối, thanh long, cam, bưởi, táo đỏ, lê, đu đủ, mãng cầu, dưa hấu,…Hoặc có thể chọn theo đặc sản từng vùng miền sao cho hài hòa màu sắc. Ưu tiên những loại quả tròn, nhẵn, màu tươi và không có gai vì loại quả gai thường mang sát khí.

Mâm hương hoa: Có các loại hoa tươi như hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa mẫu đơn… tùy mùa, 3 miếng trầu cau, nhang thơm, ba hũ đựng gạo muối và nước, một đĩa muối gạo riêng, giấy vàng bạc được.

Quy trình thực hiện làm lễ nhập trạch

Quy trình thực hiện làm lễ nhập trạch

 

Cùng với việc chuẩn bị lễ cúng, bài văn khấn và các vật dụng cần thiết thì các bước bắt đầu nghi thức bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ.

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 bếp than hồng đặt ở giữa lối đi chính vào nhà mới. Người chủ đứng tên sổ đỏ của ngôi nhà cầm bát hương Thổ công bước qua bếp. Lưu ý chân trái bước trước rồi đến chân phải.
  • Bước 2: Các thành viên khác theo vai vế từ lớn đến bé lần lượt vào. Trong tay bắt buộc phải cầm một thứ gì đó bất kì. Người vợ cầm tiền, con cái có thể mang theo một số vật dụng khác.
  • Bước 3: Tiếp đến, rước ông bà tổ tiên và thực hiện nghi lễ cúng bái xin thần linh ở trong ngôi nhà mới này. Trong lúc làm lễ cần phải bật toàn bộ đèn trong nhà, cửa sổ và cửa chính mở rộng để hút vượng khí.
  • Bước 4: Gia chủ sắp xếp lễ vật quay theo hướng hợp mệnh và thắp hương. Khai lửa bếp và tự tay đun nước. Nước đun sôi dùng để pha trà dâng lên tổ tiên.
  • Bước 5: Đọc bài văn khấn nhập trạch về nhà mới. Rồi làm lễ yết cáo gia tiên, bố trí đồ đạc vật dụng trong nhà.
  • Bước 6: Sau khi người đại diện khấn xong các thành viên tiến hành lễ bái tạ thần linh và tổ tiên.

Cách đọc bài văn khấn nhập trạch chuẩn nhất

Cách đọc bài văn khấn nhập trạch chuẩn nhất

 

Dù là bài văn khấn nào thì bạn cũng không bắt buộc phải học thuộc. Có thể in ra tờ giấy cầm đọc. Còn nếu học thuộc được càng tốt. Đọc to thành tiếng hay đọc thầm tùy ý gia chủ. Nhưng yêu cầu những người quỳ hàng đầu phải thành tâm và trịnh trọng khi đọc văn khấn. Người đọc văn khấn có thể tùy chỉnh nội dung sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh và mong muốn của mình.

Tổng hợp mẫu văn cúng nhập trạch về nhà mới

Dưới đây là tổng hợp những bài văn khấn thần linh, gia tiên khi chuyển vào nhà mới, mời các bạn cùng theo dõi.

Văn khấn thần linh khi nhập trạch

Nam mô a di đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.

Con tên là:………………………, tuổi mệnh (ví dụ: Tân Dậu 1981,…)

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng…. năm….(nhằm ngày ….. tháng…. năm…. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh.

Nêu cao chính đạo

Gia đình của chúng con vừa xây cất (mua được/thuê được) ngôi nhà tại địa chỉ này là….Nay công trình viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch vào nhà mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.

Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại….thờ phụng.

Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành,

Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn nên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi.

Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cuối đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Văn khấn gia tiên khi nhập trạch

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG

Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH.

Con tên là ….. Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch)

Chúng con vừa dọn đến nhà mới ở địa chỉ:…………..

Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an mạnh khỏe.

Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về địa chỉ mới …. để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Bài văn khấn nhập trạch nhà chung cư

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

– Văn khấn các yết gia tiên:

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………

Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Văn khấn nhập trạch văn phòng

Văn khấn nhập trạch văn phòng

 

Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Văn khấn về nhà mới thuê

Nam mô a di đà Phật !

Nam mô a di đà Phật !

Nam mô a di đà Phật ! (3 lạy)

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Phật.

Con kính lạy chư vị Tôn thần.

Con kính lạy chư vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Chúng con là: ………………

Hôm nay là ngày ……. tháng ……. năm ……. là ngày lành tháng tốt chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, quả cau lá trầu, thắp nén tâm hương dâng lên trước chư vị Tôn thần.

Con kính cẩn các vị Thần linh, thông minh chính trực, giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh phù hộ dân lành bảo vệ sinh, linh nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con chuyển về tân gia, chọn được ngày lành chuyển đến cư ngụ nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được chuyển vào nhà mới tại: ………………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.

Chúng con cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu.

Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia đạo thuận hòa, an ninh, khang thái, vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Chúng con kính mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, gia đình mạnh khỏe, thịnh vượng, tài lộc dồi dào.

Chúng con tuy lễ bạc nhưng tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật !

Nam mô a di đà Phật !

Nam mô a di đà Phật ! (3 lạy)

Trên đây là những kiến thức cơ bản liên quan đến văn khấn nhập trạch hy vọng sẽ giúp quý gia chủ có được thông tin hưu ích khi nhập trạch. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.