mục cập nhật những thông tin liên quan đến các công trình tâm linh như nhà thờ họ, đình chùa, khu tưởng niệm hay khu trưng bày kỉ vật …

cách sắm lễ lên chùa

Cách sắm lễ lên chùa

Phong tục đi lễ chùa đầu năm các ngày lễ lớn là một nét đẹp của trong văn hóa người Việt xuất phát từ tấm lòng tôn kính muốn dâng nên thần phật những lễ vật. Do đó nhiều người có tục lệ đi lễ chùa mỗi dịp Tết tới xuân về đã trở thành một hoạt động không còn xa lạ với người dân Việt Nam.

Không chỉ lên chùa để cầu may, xin cho gia đình bình an, có thật nhiều sức khỏe tiền tài.người đi chùa còn muốn hòa mình vào chốn linh thiêng giúp tinh thần được thanh tịnh, thoải mái nhất. tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết về phong tục đi lễ chùa đầu năm . Nếu quý độc giả đang muốn đi lễ chùa đầu năm có thể tìm hiểu những nội dung của bài viết dưới đây.

Đi chùa vào ngày nào?

Đi chùa vào ngày nào?

 

Nhiều người sẽ có câu hỏi lên đi chùa vào ngày nào trong năm, hay bao nhiêu đi chùa sẽ đẹp … Người Việt có thói quen đi lễ chùa vào những dịp tết đến xuân về, những dịp đầu xuân nhưng ít ai biết cụ thể đi chùa vào những ngày nào đẹp.

– Đi lễ chùa vào mùng 1 hàng tháng: Sẽ giúp các bạn thuần buồm xuôi gió trong làm ăn, có sức khỏe rồi rào và có tài lộc đổ vào gia đình.

– Đi lễ chùa ngày rằm: Để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên ta hay đi lễ vào ngày rằm, cúi xin ước nguyện ông bà tổ tiên phù hộ rất dễ trở thành hiện thực.

– Đi lễ chùa vào ngày Tết: Chủ yếu ta đi du xuân, đi khấn lễ chùa đầu năm thường xin cho công danh sự nghiệp tấn tới. Xin những dự định trong năm sẽ thành hiện thực.

– Đi lễ chùa vào đêm giao thừa: Chủ yếu đến xin lộc, mong cho gia đình mình khỏe mạnh, sang đầu năm được làm ăn phát đạt.

Đi lễ chùa trước hay đền trước?

Đi lễ chùa trước hay đền trước?

 

Nhiều người cho rằng lên đi lễ chùa trước để cầu mong được thần linh che trở ban phước lành, những ước vọng xin bề trên sẽ sớm trở thành hiện thực rồi mới sang đền. Nhưng theo thietkenhathoho.com lại cho rằng cái tâm ta quyết định tất cả, tâm bạn sáng bạn có thể chọn lên đền lễ trước rồi xuống chùa lễ sau cũng được hoặc làm ngược lại miễn là trong tâm bạn luôn tôn thờ các vị thần linh.

Đi lễ chùa mặc gì?

Đi lễ chùa mặc gì?

 

Chùa, Đền là những nơi linh thiêng, đi chùa nên mặc như thế nào để cho đúng với thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam là điều cần được quan tâm. Dưới đây là những lưu ý dành cho những ai muốn đi chùa.

Quần áo không được sặc sỡ

Đi lễ chùa mặc quần áo màu gì? Tại nơi thờ tự linh thiêng cần có sự thành kính & giản dị, do đó hình ảnh đi chùa ngày tết nên chọn những bộ quần áo có màu sắc không quá sặc sơ cho bản thân mình khi đi lễ chùa.

Mặc áo có cổ

Đối với những nơi thờ tự, những nơi linh thiêng như đền, chùa, đình không nên mặc áo trễ cổ, hở hang, Đặc biệt trong khi đi lễ chùa cầu may hãy lựa chọn cho chính bản thân mình những chiếc áo sơ mi có cổ kín đáo, chiếc áo khoác cổ bẻ thanh thoát hoặc chọn những bộ áo dài đi lễ chùa truyền thống vừa gọn gàng vừa lịch sự tinh tế.

Khi chọn áo nên lựa chọn những loại áo có vật liệu vải cotton hoặc vải thô, len….vừa dễ vận động vừa giúp thấm mồ hôi tốt.

Không mặc đồ hở hang xuyên thấu

Đi lễ chùa không đc ăn mặc quần áo quá hở hang, gây phản cảm tránh những bộ đồ nhìn xuyên thấu, không lên mặc những bộ đồ bó sát, hay những bộ đồ quần áo quá ngắn

Không mặc quần lửng, mặc váy đi chùa

Những trang phục quần áo hở hang như váy, áo khoét cổ sâu, quần lửng,….đều là những đồ tối kỵ khi đi lễ đền chùa vừa mất mỹ quan vừa gây thiếu thành kính với nơi thờ Phật.

Không lên mặc quần tất lưới

Đi đền chùa lên mặc đồ gì? không nên mặc các loại quần tất lưới hoặc những bộ đồ quần áo có nhiều hoa văn đi lễ đầu năm. hãy lựa chọn cho chính mình những loại tất màu trơn đơn giản như màu nude, gam màu đen,….

Những điều không lên làm khi đi chùa?

Những điều không lên làm khi đi chùa?

 

  • Trước khi đi chùa ko được quan hệ tình dục, phải giữ mình trong sạch ít nhất từ 3 đến 6 tiếng
  • Khi bước vào chùa không được có tư tưởng quan hệ tình dục, không được để dục vọng lấn át lý trí.
  • Không lên đi chùa vào những ngày như lễ Vu Lan hoặc Phật đản.
  • Không dượcd mặc váy ngắn, quần short, áo hở dốn, hở vai, hở lưng áo xuyên thấu …. .làm ô uế nơi thờ tự
  • Tránh mặt những âu phục có màu sắc sặc sỡ.
  • Đi chùa ko được trang điểm & đừng xịt nước hoa quá nồng.
  • Bà bầu có thể đến đền chùa nhưng phụ nữ chưa sạch đang ngày đèn đỏ chớ nên đi chùa.
  • Đi lễ chùa gặp rắn là 1 dấu hiệu của may mắn.
  • Nếu đi chùa mà gặp mèo thì đây lại là một điềm xui.
  • Tránh mang theo khăn, túi xách, gậy gộc, mũ, áo chống nắng vào chùa …
  • Khi lễ chùa chỉ lên thắp hương cầu nguyện tại đỉnh đặt bên ngoài sân chùa,
  • Tránh tuyệt đối không cho trẻ em đùa nghịch trong Tam Bảo & sờ mó vào tượng Phật.
  • Đi chùa không nên chụp ảnh & quay phim, đây là điều cần tránh khi vào chùa.
  • Đối với nhà sư thì hãy xưng hô là bạch thầy hoặc A di đà Phật và xưng mình là con, để mở lời chào tới các vị nhà sư trong chùa.
  • Không được đặt lễ mặn & sắm lễ tiền vàng mã, tiền âm ti tại Phật điện (Chính điện).
  • Không được tự tiện sử dụng hoặc mang về bất cứ đồ đạc gì của nhà chùa làm của riêng mình.
  • Khi vào Phật đường, Tam Bảo…trong chùa không được đi giầy dép, vứt rác lộn xộn, hút thuốc & gây ồn ào.
  • Không được dẫm nên bậc cửa chùa và khi qua cổng Tam quan để vào chùa cần chú ý thí chủ ko được đi cửa
  • Trung gian ở giữa bởi cửa này chỉ dành riêng cho Thiên tử, bậc khoa bảng và các bậc cao tăng ra vào chùa.
  • Không được ngắm tượng Phật trực diện, điều này thiếu sự cung kính nghiêm trang.
  • Không ngồi hoặc nằm trong Phật đường hoặc chạy đi lại chat chit to, khạc nhổ…(phải đi nhẹ nói khẽ cười duyên).
  • Tránh tình trạng đi vòng quanh tượng Phật trong Phật đường, khu Tam Bảo. lên đi từ phải sang trái rồi niệm “A di đà phật”.
  • Cấm kỵ việc sử dụng thức ăn thức uống của nhà chùa, nếu trụ trì cho thì nhận.
  • Không được đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật, nên đứng chếch sang bên.

Đi lễ chùa cầu gì?

Đi lễ chùa cầu gì?

 

Hầu hết mọi người đều đi chùa cầu nguyện bình an, đi lễ chùa cầu xin con (con trai, con gái), đi chùa cầu may, đi chùa giải hạn, cầu thi cử, câu công danh, cầu lấy chồng, cầu mua xe, cầu lộc, cầu duyên…Nhưng mọi người đâu biết rằng những điều đó đều không được thần phật đáp lại.

Bởi là nơi linh thiêng la nơi giúp con người phàm sám hối, cầu xin cơ hội làm lại, sửa sai & làm việc thiện chứ không phải là nơi để cầu xin tiền tài danh vọng.

Chính vì vậy, mọi cá nhân nếu đi lễ chùa lên cầu Phật phù hộ cho quốc thái dân an, gia đạo bình an khỏe mạnh, tâm hồn luôn sáng & thiện lành, con cái thông minh học giỏi, gia đình hưng vượng an lạc, công việc hanh thông và thiện duyên…tùy vào sở nguyện của mỗi thí chủ nhưng đừng cầu quá tham mà không được.

Nếu muốn cầu duyên khá đơn giản, bạn chỉ cần làm sớ lễ tại ban thờ tam tòa Thánh Mẫu. Các vị Thánh Mẫu sẽ chứng giám và ban duyên cho những người cầu. Khi đã đi đến chùa thì bạn cũng nên làm lễ tại các ban thờ khác để cầu cho cuộc sống bình an, công danh và may mắn.

Tuyệt đối cầu xin tiền bạc, tài sản và vật chất (bởi điều này sẽ làm mất đi nét đẹp văn hóa tâm linh. Cửa Phật không ban phát tiền bạc, vật chất cho bất cứ ai

Nguyên tắc khi đi lễ chùa

Nguyên tắc khi đi lễ chùa

 

Khi những ai muốn đi lễ chùa khi bức vào cổng chùa Tức là cổng Tam quan, cần phải chú ý ra vào đúng cửanhư sau: Cửa bên phải là cửa đi vào & cửa phía bên trái là cửa đi ra, còn cửa Trung gian ở giữa chỉ giành cho Thiên tử, bậc khoa bảng & các bậc cao tăng ra vào chùa

Khi vào chùa việc đầu tiên là khấn vái hai ông gác bên ngoài cổng trước nhằm xin phép để mình được vào trong chùa. Khi đã khấn xong có thể đi vào chùa và khấn các ban chính, khác biệt cách khấn vái khi đi chùa là người luôn phải đứng lệch sang một bên chứ không được đứng thẳng trực diện với ban thờ.

Cách vái Phật khi đi chùa là hai tay chắp trước ngược hình búp sen rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu & khom lưng rồi ngẩng lên và đưa hai bàn tay nên, vái 3 vái theo nhịp nên xuống.

​Cách xưng hô trong chùa

Đối với nhà sư thì hãy xưng hô là bạch thầy hoặc bạn có thể nói A di đà Phật & xưng mình là con
Khi thưa gửi với các nhà sư cần được chắp tay hình búp sen.

Thứ tự làm lễ tại các ban thờ

Đối với chùa: Lễ ban Đức Ông ban đầu bởi Đức Ông chính là Thần quản toàn bộ ngôi chùa, sau đó hãy vào lễ ban Tam Bảo rồi sang ban Mẫu và cuối cùng lễ tại nhà Tổ.

Đối với đền – Đình hay Phủ: Lễ các Ngài ở 2 bên cổng & cửa trước, sau khi vào trong lễ tại ban Công Đồng tồi tới ban thời riêng của các Ngài.

Các bước hành lễ khi đi lễ chùa

Bước 1: Đầu tiên hãy đặt lễ vật xuống ban thờ rồi thắp hương để làm lễ tại ban thờ Đức Ông.

Bước 2: Khi đã đặt lễ ở ban thờ Đức Ông tiếp đến đặt lễ lên hương án của chính điện rồi thắp đèn hương nhang.

Bước 3: Khi đã thỉnh 3 hồi chuông thì bắt đầu làm lễ chư Phật và Quan Thế Âm Bồ Tát.

Bước 4: Khi đã đặt lễ chính điện xong thì bạn hãy đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường.

Bước 5: Lễ ở nhà thờ Tổ hay còn gọi nhà thờ Hậu.

Bước 6: Lễ tạ và xin thần phật được hạ lễ.

Cách bày lễ ở các ban

Ban Tam Bảo: Bày đầy đủ gồm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả – nước, không lên để tiền vàng, tiền thật hay đồ lễ mặn trên ban thờ.

Các ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ,…chỉ cần thắp hương 3 nén rồi thực hiện lời cầu khấn khi đi lễ chùa. có thể bày sắm lễ tam sinh như (thịt gà, giò, chả…) và tiền vàng mã

Quy tắc thắp hương

  • Khi qua cổng Tam quan Nam lên bước chân trái Nữ lên bước chân Phải
  • Thắp hương ba nén sẽ cầu phúc cho chính bản thân mình,
  • Thắp hương sáu nén để cầu phúc cho con cháu
  • Thắp chín nén nhan để cầu phúc cho ông bà
  • Thắp mười ba nén nhan là cầu công đức viên mãn.
  • Khi lấy hương tay trái lấy hương còn tay phải châm đèn
  • Khi thắp hương tay trái đặt ở bên trên còn tay phải đặt ở bên dưới
  • Khi Khấn giơ tay cao ngang trán.
  • Cắm hương vào lư hương rồi gập đầu đi dật lùi không được quay đít vào ban thờ trong lòng luôn phải hướng về bề trên
  • Quỳ lậy 2 đầu gối phải song song còn hai tay chắp lại,
  • Khi đã khấn niệm xong người cúi sát xuống đặt hai tay nên bên người rồi thân quỳ trên chân lòng bàn tay mở, Cứ làm như vậy 3 lần là đc.

Cách sắm lễ đi chùa gồm những gì?

Cách sắm lễ đi chùa gồm những gì?

 

Khi đi chùa nên mua lễ gì? Việc sửa soạn đồ lễ đi chùa và cách cúng ở chùa luôn được các gia đình coi trọng. Vậy đi lễ chùa cần mua gì & sắm lễ như thế nào tất cả sẽ có qua nội dung dưới đây:

Sắm lễ chay gồm: Hương, hoa, quả, kẹo bánh, sôi, chè, trầu cau… cho ban thờ phật

Lê Mặn: Thịt gà, giò, thịt lợn, rượu, trầu cau, bánh chưng, hương,… cho ban thờ tựcác vị Thánh, Mẫu và Đức Ông chính là các thần cai quản toàn bộ ngôi chùa,Không lên việc dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật .

Cách sắm lễ cầu duyên : Trầu, cau, hương, hoa ( hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn), bánh, kẹo, xôi chè …

Với các lễ cầu siêu lên làm theo hướng dẫn của chùa chỉ đc dâng đồ lễ tại điện thờ Đức Thánh chứ ko được dâng tại ban thờ Phật.

Đi chùa khấn như thế nào?

 

Đi chùa khấn như thế nào?

 

Dưới đây sẽ là 1 vài bài văn khấn khi đi chùa lễ cầu bình an, ban phức lành bài khấn có thể áp dụng cho quý vị khi đi chùa vào các dịp đầu năm vào mùng 1, ngày rằm âm lịch hàng tháng …

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

– Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

– Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

– Văn khấn Bồ-tát Quán Thế Âm

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng

“Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm

Hay dù chỉ thấy bức chân dung,

Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,

Thoát mọi hung tai, được cát tường”.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …

Ngụ tại ….

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy)

Bài văn khấn cầu duyên ở ban Mẫu

Ngoài ra, với bài văn khấn cầu duyên ở ban Mẫu dưới đây sẽ giúp những người đi chùa cầu duyên khấn như thế nào linh thiêng nhất cho mình.

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là:…………………….Ngụ tại:………………………………..

Hôm nay là ngày (Theo âm lịch):…………………………………. Con đến chùa (hoặc đề, phủ…):……… thành tâm kính lễ cầu xin.

Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện trong nay mai, để rồi cho con được sinh trai, sinh gái đầy nhà vui vẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, mãi mãi bình an khang thái.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật.

Cẩn cáo!

Sau khi khấn xong: Thí chủ cần phải quan sát xem nhanh (hướng) đã cháy hết 2 đến 3 phần chưa để còn hóa tiền vàng. Khi đã xong xuôi về nhà, ngay trong hôm đó phải niệm chú của đức Dược sư lưu ly quang Phật cho mình như sau:

Nam mô bạc già phạt đế, bệ sái xã lũ rô bệ lưu ly, bát lạt bà, bát ra xà dã, đát tha yết da gia, a la hán đế, tam điểu tam bột đà gia. Đát điệt tha. án bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha.

Lưu ý: Khi đã niệm chú thì thí chủ phải trang nghiêm và miện đi miện lại nhiều lần tùy thuộc vào thời gian cho phép (nói thầm chỉ mình nghe thấy).

Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ quý gia chủ có đã giúp quý độc giả có thêm kinh nghiệm mới để sắm lễ đi chùa, cách khấn vái khi lên chùa ..  Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau. Hy vọng quý độc giả có thể đóng góp ý kiến của mình để bài viết được hoàn hoản hơn.

Nếu quý chủ đầu từ nào cần tư vấn cũng như thế kế các công trình như nhà thờ họ, đình chùa các công trình về kiến trúc tâm linh, có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathoho@gmail.com  các kiến trúc sư của chúng tôi chắc chắn sẽ kiến tạo cho quý chủ đầu tư một không gian hoàn hảo.

lau ban thờ bằng nước gì

Nên lau dọn bàn thờ bằng nước gì ?

Theo văn hóa tâm linh người Việt, từ ngàn đời nay bàn thờ được xem là nơi thờ thân linh, tổ tiên … đây là nơi rất được quan tâm trong mỗi gia đình.

Khi tết đến xuân về lâu dọn ban thờ hay còn được gọi là bao sái là một trong các công việc yêu cầu tỉ mỉ cao và cần hết sức chú ý không được để xê dịch bát hương hay đổ vỡ các đồ thờ cúng để tránh kinh động đến ông bà tổ tiên, thần linh.

Nhiều gia đình ngày nay dùng nước lã để lau bàn thờ, nhưng trong phong thủy thì đây là 1 việc hoàn toàn sai lầm có thể khiến gia đình gặp những điều xui xẻo. Vậy lên lau bàn thờ bằng nước gì để không kinh động đến tổ tiên cũng như có thể làm cho nơi thờ cúng sạch sẽ. Hãy cùng thietkenhathoho.com theo dõi bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của việc lau ban thờ

 

Cách lau dọn ban thờ

 

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, phong tục lau chùi vệ sinh bàn thờ & các vật các đồ thờ cúng vào mỗi dịp tết tới xuân sang, những ngày lễ hay những ngày trọng đại của gia đình đã không còn quá xa lạ. Bởi bàn thờ luôn được xem là nơi tôn nghiêm nhất trong mỗi gia đình.

Ông cha ta quan niệm rằng, thời điểm rất tốt để lau dọn bàn thờ là các ngày 13, 15, 20, 21, 22, 23, 25, 27. Không chỉ là việc làm sạch bàn thờ mà đây còn là lúc để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thảo, lòng biết ơn đối với đấng sinh thành, đông thời đây cũng là dịp để cho con cháu tụ tập xích lại gần nhau hơn.

Chính vì vậy mà việc lau dọn bao sái bàn thờ luôn phải làm rất cẩn thận & tỉ mỉ để tránh mất lòng bề trên, bề trên sẽ che trở ban phước lành đến các thành viên trong gia đình.

Lau bàn thờ bằng nước gì?

 

Lau bàn thờ bằng nước gì?

 

Lau bàn thờ bằng nước gì vừa tốt vừa hiệu quả thì dưới đây Dung Quang Hà xin sẽ Chia sẻ 1 số loại nước “thần thánh” mà CĐT có thể tự pha chế tại nhà một cách rất đơn giản, những tác dụng thì vô cùng to lớn.

Nước ấm

Nước ấm chính là giải pháp hoàn hảo nếu Chủ nhà không kíp chuẩn bị nước lau bàn thờ. Nước ấm có khả năng loại bỏ những mảng bám, bụi bẩn lâu ngày bán trên ban thờ hoặc các đồ thờ cũng khác.

Nước được đun sôi để khoảng 20 phút cho nước bớt nóng, sau đó dùng khăn sạch để lau bụi bặm bám trên bàn thờ, sau đó dùng 1 khăn khô lau lại.

Nước rượu pha tỏi

Nước rượu pha tỏi

 

tựa như nước rượu pha gừng, nước rượu pha tỏi cũng thường được dùng để bao sái bàn thờ nhằm tiêu trừ tà khí, xui rủi đem lại luồng không khí mới mẻ, vui tươi cho cả gia đình.

Với cách làm đơn giản, Gia chủ lột sạch vỏ tỏi và bỏ vào hũ rượu ngâm khoảng 7 đến 10 ngày là đã đạt được 1 hũ rượu tỏi để bao sái bàn thờ, bình hoa thờ hay các vật phẩm thờ cúng khác. không chỉ thế, nếu như không có nhiều thời gian để chuẩn bị, Người dùng có thể đập dập tỏi, sau đó pha chung với rượu trắng là đã có ngay cho chính mình nước rượu pha tỏi tiện lợi để lau dọn bàn thờ.

Nước rượu pha gừng

Nước rượu pha gừng

 

Nước rượu pha gừng là 1 trong những loại nước hoàn hảo để lau bàn thờ. Rượu và gừng là hai loại thực phẩm có tính ẩm và khả năng khử mùi hiệu quả. Nếu bạn muốn dùng phương pháp này chỉ cần đập dập 1- 2 củ gừng sau đó pha với rượu trắng là bạn có ngay một hỗn hợp để lau bàn thờ tuyệt vời.

Bên cạnh đó loại nước này còn có tác dụng làm bay vết bẩn cứng đầu trên cách đồ thờ bằng đồng, các đồ bằng sứ trả lại vẻ đẹp bóng bảy của các đồ thờ cúng.

Nước ngũ vị hay nước thảo mộc

 

Nước ngũ vị hay nước thảo mộc

 

Nước ngũ vị lau bàn thờ hay còn đc biết đến với các tên gọi khác như nước thơm, nước thảo mộc hay nước bao sái hiện tại có bán trên các điểm bán đồ thờ cúng. Bản chất của nước ngũ vị có tính nóng có thể dễ dàng đẩy bay nấm mốc bụi bẩn.

Thành phần chính trong nước ngũ vị gồm đinh hương, quế, hồi, bạch đàn, gỗ vang.trong phong thủy những loại mùi hương này có thể xua đuổi tà khí, trong sức khỏe mùi hương này có thể làm cho người dùng dễ chịu, xua đuổi côn trùng.

Cách dùng vô cùng giản đơn, người dùng chỉ cần hâm nóng 1.5 lít nước với các vật liệu trên trong khoảng từ 3 – 5 phút, nếu muốn chúng tỏa hương lâu hơn gia chủ có thể đun thêm vài phút hoặc cho thêm các vật liệu trên. Sau đó dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào nước để lau sạch bàn thờ.

Những lưu ý khi lau dọn bao sái bàn thờ

Chọn ngày lành tháng tốt để lau dọn bàn thờ

Thông thường việc bao sái bàn thờ thường được các gia đình chọn lựa vào Các ngày 13, 15, 20, 21, 22, 23, 25, 27 tháng Chạp (âm lịch), thế nhưng quan niệm ngày nay nếu thấy ban thờ quá bụi bẩn các gia chủ có thể lau dọn bàn thờ vào những ngày thường.

Ai là người lau dọn bàn thờ

Ai là người lau dọn bàn thờ

 

Người xưa quan niệm rằng người bao sái bàn thờ phải là chủ nhà, người đại diện cho gia đình. tuy vậy, theo các thầy phong thủy thì chỉ cần là họ là thành viên trong gia đình, thì người nào cũng có thể làm việc này .

Thế nhưng có một lưu ý nhỏ đối với người lau dọn bàn thờ là trước khi lau dọn phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng chỉnh tề không được để tâm nhúng bẩn.

Những kiêng kỵ trong việc bao sái bàn thời

không lên tự ý xê dịch bát hương, không lên tự tiện tỉa chân hương, không được làm vỡ đồ, không nói tục chửi bậy khi lau ban thờ, phải làm thật nhẹ nhàng, không nói chuyện to tiếng ảnh hưởng tới bề trên.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ quý gia chủ có đã giúp quý gia chủ có thêm kinh nghiệm mới để lau dọn ban thờ nhà mình. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau. Hy vọng quý độc giả có thể đóng góp ý kiến của mình để bài viết được hoàn hoản hơn.

Nếu quý chủ đầu từ nào cần tư vấn cũng như thế kế các công trình như nhà thờ họ, đình chùa các công trình về kiến trúc tâm linh, có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathoho@gmail.com  các kiến trúc sư của chúng tôi chắc chắn sẽ kiến tạo cho quý chủ đầu tư một không gian hoàn hảo.

cúng mồng 1 đầu tháng

Bài văn khấn mùng 1 và ngày rằm đơn giản nhất

Những ngày rằm hay ngày mồng 1 hàng thàng chúng ta thường thắp hương cho các cụ cầu xin được bình an mong các vị thần phật sẽ ban phước lành cho cả gia đình. Vì sao lại có tập tục này hãy cùng thietkenhathoho.comtìm hiểu về ý nghĩa,nghi lễ khấn ngỳ mồng 1 và ngày rằm hàng tháng chuẩn nhất qua bài viết dưới đây các bạn nhé.

Tục lệ khấn thổ công, gia tiên mùng 1 và ngày rằm

Phong tục thờ cúng thổ công vào các ngày rằm và ngày 1 âm lịch hàng tháng có từ có từ rất lâu đâì của ông cha ta. Vào những ngày này hầu hết gia đình người Việt nào cũng chuẩn bị lễ cúng chu đáo & khấn cúng tổ tiên. để ghi nhớ công ơn, của những người đã khuất.

Cúng mùng 1 hàng tháng

 

cúng mồng 1 đầu tháng

Cách cúng mồng 1 và rằm hàng tháng

 

Tục lệ cúng ngày mùng 1 hay còn được gọi là ngày Sóc. Sóc tức là khởi đầu vào ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng con cháu sẽ sắm mâm lễ, đọc văn khấn cúng tổ tiên, thổ công để tỏ lòng thành và cầu mong được ban phước lành

Cúng ngày rằm hàng tháng
Phong tục cúng ngày rằm 15 âm lịch hàng tháng hay còn gọi là ngày Vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa, ngóng đợi. ngày này thông thường sẽ có mặt trăng & mặt trời đối xứng nhau ở 2 cực xa nhất, đay cũng là ngày ánh trăng sáng nhất.

Những ngày như vậy ông bà tổ tiên ta nghĩ rằng mặt trăng & mặt trời nhìn rõ thấy nhau, soi tường mọi ngóc ngách nội tâm của con người. Đây là thời điểm phù hợp để mọi người có thể tỏ lòng thành biết ơn, cầu nguyện thần linh dễ đạt nhận sự bình an, cát tường cho gia đình.

 

✅✅✅ Xem thêm: Văn khấn thổ địa thần tài

Cách sắm lễ vật cúng tổ tiên mùng 1, ngày rằm 15

Cách sắm lễ vật cúng tổ tiên mùng 1, ngày rằm 15

Săm mâm lễ cúng rằm và mồng 1

 

Việc chuẩn bị mâm lễ khấn & văn khấn như một phong tục đã quá quen đôi với người dân Việt Nam, ở mỗi nơi sẽ có cách chuẩn bị khác nhau với nhưng về căn bản nó đều là biểu hiện của lòng thành kính với ông bà tổ tiên với bè trên.

Việc sắm lễ vật cúng ngày mồng 1 hàng tháng hay ngày rằm không quá cầu kỳ phức tạp chủ yếu là tùy tâm mỗi người. Có thể chỉ là nén hương, chén nước quả trầu cau, cũng có thể là mâm cơm thịnh soạn …

Nếu không có điều kiện có thể sắm mâm hoa quả vào ngày mồng 1 hoặc ngày rằm với đồ lễ như sau: hương, hoa quả, bánh kẹo, quả cau lá trầu không.

Nếu có điều kiện ngày mồng 1 và ngày rằm gia chủ có thể cúng: Thịt luộc or gà luộc, rượu, các món mặn. lưu ý không chọn loại quả còn xanh, nước không dùng nước lã, hoa phải tươi.

Cúng xong gia chủ có thể đốt vàng mã cho những người đã khuất nhận được, người Việt chúng ta có quan niệm rằng trân sao âm vậy đốt vàng mã mong ông bà có thể an nhàn không phải lo tiền bạc.

Nếu bạn khấn thần phật ngày mồng 1 hay ngày rằm tại chù thì sau khi khấn xong chờ hết tuần hương bạn có thể xin thụ lộc mang nhà & tán lộc cho chùa.

Nếu bạn cũng lễ cúng gia tiên và thổ công ngày rằm mùng 1 sẽ phải chờ hết hương có thể xin thụ lộc nước thì dải xuống đất hoặc hất lên trời (mái nhà). Nếu muốn uống thì phải đổ sang cốc khác mới đc uống, không được sử dụng chính thờ để uống điều đó là bất kính với bề trên. cốc sử dụng để thờ. Hoa không nên để héo trên bàn thờ. Khi thấy hoa sắp tàn thì lên bỏ đi.

✅✅✅ Xem thêm: Văn cúng tạ đất đầu năm

Văn khấn thổ công, gia tiên ngày rằm mùng 1 hàng tháng

Khi khấn thổ công thổ địa, khấn gia tiên ngày mồng 1 và ngày rằm chúng ta có 2 bài khấn khác nhau, 1 là khấn ngoài chùa, 2 là khấn tại gia mỗi một địa điểm sẽ có 1 loại văn khấn khác nhau. Vì sao lại có sự khác nhau này bởi khi khấn ở nhà chúng ta phải khấn thần phật trước tứ là phải khấn thổ công thổ địa rồi mới khấn gia tiên. Còn khi khấn tại chùa chủ yếu là các vị thân linh trên cao vì vậy mà có sự khác biệt này. Dưới đây là 2 bài văn khấn tại gia và văn khấn tại chùa mời quý độc gia tham khảo.

Bài văn khấn cúng thổ công ngày rằm, mùng 1 hàng tháng tại nhà

 

(Các mẫu văn khấn nôm, bài cúng gia tiên mùng 1, ngày rằm hàng tháng)

Nam mô a di Đà Phật! 3 Lần

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…… Tháng…… Năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! 3 Lần

Văn khấn gia tiên ngày rằm, mùng một và ngày thường
Nam mô a di Đà Phật (x 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày …. Tháng ….. Năm …..âm lịch tức ngày…. Tháng… năm…. Dương lịch

Tín chủ con là ………………………………………….. ….

Ngụ tại (đọc rõ số nhà, phường xã, quận huyện, thành phố) cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật

Phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp cho toàn gia an lạc, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều được bình an, mạnh khỏe, an khang thịnh vượng. Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, sở cầu như ý, sở nguyện trong tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ.

Phục duy cẩn cáo!

Bài văn cúng mùng 1, rằm hàng tháng khi lễ chùa

 

khấn mồng 1, rằm ngoài chùa

Bài văn khấn rằm, ngày mồng 1 ngoài chùa

 

Nam mô Thương Thường trụ Phật

Nam mô Thập phương thường trụ Pháp

Nam mô Thập phương thường trụ Tăng

Nam mô bản xứ thích ca Mân ni Phật

Nam mô cực lạc thế giới A di đà Phật

Nam mô dương Lai hạ sinh Di lạc Tôn Phật

Nam mô thập phương Tam thế Nhất Thiết

Chư Phật nam mô đại trí văn thù sư lợi Bồ Tát

Nam mô Đại hạnh Phổ hiền Bồ Tát

Nam mô Đại bi quan thế âm Bồ Tát

Nam mô Đại lực đại thế chi Bồ Tát

Nam mô Đại nguyên Đại tạng Vương Bồ Tát

Nam mô thanh tịnh Đại hải chúng Bồ Tát

Nam mô thanh tịnh Đại hải chúng Bồ Tát

Nam mô thanh tịnh Đại hải chúng Bồ Tát

Nam mô Lịch đại Tổ sư Bồ Tát

Nam mô Hộ pháp Chư thiện Bồ Tát

Nam mô già Tam thánh chúng Bồ Tát

Nay nhân ngày …tháng …năm…

Con lạy tứ vị chầu bà

Tam hòa Thánh mẫu

– Đệ nhất Thượng thiên

– Đệ nhị Thượng ngàn

– Đệ tam Thoải phủ

Con lạy năm dinh quan lớn

Mười dinh các quan

Con lạy thập nhị tiên cô

Thập nhị Thánh cậu

Con lạy Trần triều hiển thánh

Hưng Đạo Đại Vương

Nay nhân ngày … tháng …năm…

Tín chủ con: Tên họ, vợ chồng…

Ngụ tại … số nhà

Nhất tâm tưởng, vạn tâm cầu

Mang miệng đến tâu

Mang đầu vọng bái

Chắp tay con vái

Trước cửa Tam tòa

Lòng con tha thiết

Cầu xin Thánh Mẫu

Cùng cô cùng cậu

Rũ lòng thương xót

Trước sau như một

Đội đức từ bi

Lầm lỗi điều gì

Xin Mẫu đại xá

Phù cho tất cả

Con cháu khang ninh

Tỏ đức hiếu sinh

Anh linh Thánh Mẫu Cứu khổ trừ tai

Tiến phúc tăng tài

Xin ngài chứng giám. Nam mô A di đà Phật. 3 Lần

 

✅✅✅ Xem thêm: bài văn khấn lễ Vu Lan tại nhà

Hy vọng những thông tin về cách cúng, cách sắm lễ cúng ngày mồng 1, lễ ngày rằm sẽ giúp được quý gia chủ có thêm những thông tin bổ ích. Nếu quý gia chủ cần tư vấn về thiết kế các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathohodep@gmail.com. Các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn cho quý chủ đầu tư các phương án tối ưu nhất.

Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

Tết Đoan Ngọ cúng gì ?

Tết Đoan Ngọ hay còn được biết tới với các tên gọi quen thuộc như tết diệt sâu bọ, tết đoan Dương,…thường rơi vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm. Đây là một trong những tết, dịp lễ lớn & rất quan trọng trong năm của người VN. Vào những ngày này, mỗi gia đình sẽ sắm lễ cúng tổ tiên ông bà để cầu mong cho một mùa làm ăn mới mưa thuận gió hòa mùa màng bộ thu. Vậy, Tết Đoan Ngọ cần cúng gì cho đúng? hay cách sắm mâm cơm như thế nào để đúng nhất?

Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

 

<b>Tết Đoan Ngọ </b> là ngày gì?

 

Ở VN, Tết Đoan Ngọ hay còn đc biết tới với cái tên tết diệt sâu bọ là ngày lễ lớn đc tổ chức vào ngày 5/ 5 âm lịch. Đây là thời điểm vừa kết thúc vụ mùa lúa Chiêm, & chuẩn bị bước vào đầu vụ mùa mới. Vào ngày này, người dân sẽ thường soạn sửa đồ thờ cúng & làm các mâm lễ cúng để dâng nên ông bà tổ tiên, dâng nên trời đất để tạ ơn trời đất, tổ tiên, cùng nhau ăn mừng mùa vụ cũ đồng thời cầu mong cho mùa vụ mới được bội thu.

Theo truyền thuyết của ông cha ta, vụ mùa năm ấy trúng lớn, cây trái xum xuê quả, lúa chín vàng khắp cánh đồng, khi người nông dân đang ăn mừng vì trúng mùa thì sâu bọ năm ấy ở nơi đâu kéo tới dày đặc ăn mất cây trái, các loại cây trồng của nhân dân.

Khi mọi người còn đang nhức đầu không biết lên làm cách nào để giải quyết nạn sâu bọ này thì xuất hiện một ông lão đi từ phương xa tới tự xưng là Đôi Truân. Ông đã chỉ cho dân chúng một cách để diệt sâu bọ là mỗi nhà sắm một mâm cơm cúng gồm bánh tro, các loại trái cây rồi cúng.

Ông lão còn dặn dò thêm: Sâu bọ vào những ngày cuối mùa thường rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày 5/5 này chỉ cần làm theo những gì ta dặn thì ắt sẽ trị được chúng. Dân chúng vô cùng biết ơn ông. Để tưởng nhớ công lao của ông, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, hay “Tết Đoan Ngọ ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

✅✅✅ Xem thêm: Ngày lễ phật đản là ngày gì?

Cúng Tết Đoan Ngọ vào thời gian nào?

nếu như Tết Nguyên Đán là ngày Tết khởi đầu cho 1 năm mới thì Tết Đoan Ngọ là ngày Tết khởi đầu cho một vụ mùa mới. Ngày 5/5 âm lịch là lúc chuyển mùa, các loại côn trùng, sâu bọ cũng được dịp phát triển gây bệnh cho tất cả những người, vật nuôi & cây cối. Trong ngày này, người Việt xưa thường cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu mà khỏi bị sâu bọ phá hoại. Vậy Tết Đoan Ngọ cúng gì & cúng vào thời gian nào?

Theo dòng chảy thời gian, sự thay đổi của cuộc sống, ngày nay Tết Đoan Ngọ ko chỉ mang những ý nghĩa như trên mà Tết Đoan Ngọ còn là thời điểm để mọi cá nhân có dịp sum họp gia đình, cùng nhau xua đuổi những điều đen đủi, xua đuổi bệnh tật (những loại sâu bọ, giun sán ký sinh trong cơ thể gây bệnh…).

Vào ngày này, người dân thường chuẩn bị vật cúng Tết Đoan Ngọ từ lúc sáng sớm. Đoan mang ý nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h -13h. bởi vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ còn là chuẩn nhất là từ 11h – 13h.

thế nhưng, theo sự thay đổi của cuộc sống hiện đại, nhiều phong tục đã được tinh giản đi, & cúng Tết Đoan Ngọ vào khi nào cũng ko còn quá quan trọng. vì vậy việc cúng vào bao giờ sẽ thường được gia đình xếp đặt sao cho phù hợp với thời gian sinh hoạt.

✅✅✅ Xem thêm: Nên thắp hương vào thời gian nào?

Cách sắm mâm cơm cúng Tết Đoan Ngọ

“Tháng tư đong đậu nấu chè

Ẳn Tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”

Thông thường Tết Đoan Ngọ , các gia đình chỉ sắm mâm cỗ cúng trên bàn thờ gia tiên. thế nhưng để chuẩn phong tục thì lên sắp cả mâm cúng ngoài trời để cảm tạ trời đất. Mâm cúng ngoài trời gồm có.

– Hương, hoa,

– Vàng mã ( không dùng tiền âm phủ cho lễ cúng ngoài trời)

– Nước, rượu nếp,

– Các loài hoa quả,

– Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp,

– Xôi, chè

Đây là những lễ vật để dâng lên ông bà, tổ tiên, dâng nên thổ thần, đất đai viên trạch để cầu cho mưa gió thuận hòa, cầu cho cây trái nhiều quả, mùa màng bội thu.

Tuy vậy có nhiều vùng miền có phong túc khác nhau và cách cúng cũng khác nhau nhưng phần lớn mâm cúng ngày lễ diệu sâu bọ ngoài trời sẽ có các lễ vật như sau: hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc

<b>Tết Đoan Ngọ </b> ở miền Bắc

 

Ở mỗi vùng, mỗi miền sẽ có những phong tục, tập quán khác nhau. Vậy người ở khu vực miền bắc thì Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Vào ngày Tết Đoan Ngọ , những người dân khu vực miền bắc cần có quả dưa hấu đỏ trên mâm lễ cúng và các loại hoa củ như trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu… Ngoài ra còn có 1 số loại bánh do người dân tự làm như bánh gio, bánh giò, bánh dậm, xôi chè đậu đen.

✅✅✅ Xem thêm: Nên cúng giao thừa trong nhà trước hay ngoài nhà trước

Tết Đoan Ngọ ở miền trung bộ

<b>Tết Đoan Ngọ </b> ở miền trung bộ

Người miền trung thương cúng món chè ke, và thịt vịt. Người miền trung quan niệm từ ngày 5/5, vịt sẽ vào mùa, những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có còn mùi hôi. Vào ngày Tết Đoan Ngọ nếu ăn thịt vịt, thịt vịt mát khi ăn vào sẽ làm cơ thể mát cả năm.
Món chè kê là món chè truyền thống là một trong món ăn đặc sắc không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền trung.

Một vài gia đình có thể nấu thêm các món chè khác để thêm phần sinh động nhưng trên mâm cũng vẫn phải bắt buộc có món chè kê.

Ngoài ra, tại 1 số vùng ở miền trung, nhà nào có trồng cây thì chủ nhà sẽ cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái ăn. Việc trẻ nhỏ vào ăn trái cây, hoa quả tại vườn trong nhà cũng là 1 nét đẹp riêng trong ngày Tết Đoan Ngọ của người dân miền trung.

✅✅✅ Xem thêm: Cách khấn cô hồn tháng 7

Tết Đoan Ngọ ở miền nam

<b>Tết Đoan Ngọ </b> ở miền nam

 

Người miền nam vào ngày Tết Đoan Ngọ thì có món bánh ú, bánh tro, món chè trôi nước, xôi gấc. bên cạnh đó mâm cúng của họ còn có thêm các món như là gỏi, gà luộc, rượu nếp, cơm rượu… Sau khi cúng xong, họ sẽ tập trung ăn uống cùng nhau.

Món cơm rượu được nấu thành cơm rồi đem ngâm cùng với men,… Lúc ăn món này sẽ có một độ cồn nhất định có thể say, có mùi hương thơm của lúa nếp. Mùi say của men nhưng hầu như ai cũng có thể ăn món này.

Người miền nam quan niệm rằng cơm rượu nếp làm cho hệ tiêu hóa được lọc đi những chất dư thừa trong đường ruột đem lại sực khỏe cho người dùng

Cách thay bát hương đúng cách

Cách thay bát hương Cũ chuẩn tâm linh

Bát hương là một món đồ thờ cúng vô cùng tâm linh & được coi là “ngôi nhà nhỏ” của thần linh của tổ tiên, của thần của phật, chính vì vậy khi tiến hành việc bỏ bát hương cũ, bát hương hư hỏng, hay thay bát hương mới, các gia chủ phải làm thế như thế nào cho đúng để không bị phạm thượng với bề trên, với tổ tiên. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý gia chủ biết cách thay đổi bát hương đúng cách.

Khi nào cần phải thay bát hương cũ?

 

Bát hương

 

Khi nào cần thay bát hương

 

Khi một bát hương đã quá cũ hoặc hỏng hóc thì chủ đầu tư đều có thể thay mới bát hương. hiện nay, bát hương ngày càng được sản xuất phổ biến dưới nhiều nguyên liệu với nhiều mẫu mã khác nhau từ các mẫu bát hương gỗ, gốm, sứ, cho đến các mẫu bát hương bằng đồng, bất hương mạ vàng … Chúng được tạo ra nhằm phục vụ mục đích thờ cùng của các hộ gia đình

Theo quan niệm xưa của người Việt thì bỏ bát hương cũ họ sẽ làm theo 3 cách sau:

– Thả trôi theo sông ( không khuyến khích vì gây ô nhiễm mỗi trường)

– Mang gửi lên trên chùa

– Đem bỏ dưới các gốc cây lớn.

Ngày nay cuộc sống hiện đại nhiều người cho rằng việc thả bát hương hay ban thờ trôi sông sẽ gấy ôi nhiễm môi trường, ở đây thietkenhathoho.com cũng giải thích với quý bạn đọc 1 chút về hành động thả ban thờ hoặc bát hương trôi sồng họ tin rằng nước sống sẽ rửa sạch sẽ, người được thờ cúng ông bà tổ tiên, thần linh sẽ được mát mẻ nhưng ngày này hành động này không được phổ biến bởi nước sống ngày càng ôi nhiễm thả bát hương xuống sông không khác nào phỉ báng thần linh, không tôn trọng ông bà tổ tiên, gây ôi nhiễm môi trường.

Việc bỏ ngoài gốc cây cũng vậy gốc cây là nơi nhiều loại động vật đánh dấu lãnh thổ không nghĩa lý nào con cháu lại thiếu tôn trọng ông bà và các bậc tổ tiên đến như vậy. Việc này vô để lao công làm thêm việc.

Còn việc mang lên chùa không phải chùa nào cũng tiếp nhận.

Vì vậy dù bạn có làm theo phương pháp này cũng sẽ có nghịch lý của nó tốt hơn hết hãy dựa vào lòng thành kính của mình, dựa vào cái tâm của mình để thay bát hương.

Cách sắm lễ bốc bát hương mới

khi thay bát hương gia chủ cũng lên trọn một ngày đẹp trời, ngáy đó không xung với tuổi của gia chủ không gặp phải những khó khăn trắc trở. Ngoài ra chủ nhà có cần phải sắm 1 mâm cơm hoặc một chút đồ cúng nho nhỏ.
Đồ cúng thay bát hương làm đơn giản chỉ cần 1 chút đĩa hoa quả tươi, 1 đĩa trầu cau, 3 chén nước sạch là đủ.

Cách thay bát hương

 

cách thay bát hướng đúng cách

Những cách thay bát hương đúng cách

 

Bát hương là một món đồ thờ phụng rất cần thiết vì vậy khi thay mới bát hương, gia chủ cần tuân theo các bước nhất định.

Làm sạch bát hương mới

Sau khi chọn những mẫu bát hương đẹp và mua bát hương về, quý gia chủ cần được lau rửa sạch sẽ cho nó bằng nước thơm bằng cách dùng gừng giã nhỏ cho vào rượu trắng or cho vào nước rồi hâm sôi nên để lau rửa bát hương.

Dùng một chiếc khăn mới, sạch nhúng vào nước thơm & lau bát hương để tẩy trừ đi những uế tạp ở bát hương. Sau khi lau xong thì để cho bát hương ráo nước hoặc dùng khăn khô khác lau lại cho khô ráo.

Chuẩn bị tro và thất bảo để cho vào bát nhang

Tro bỏ vào bát hương, Chủ nhà có thể mua sẵn ở các cửa hàng bán đồ hàng mã. Tùy vào kích thước bát hương mà chủ đầu tư mua số lượng sao cho cho phù hợp.

Ngoài ra gia chủ cũng chuẩn bị Thất Bảo như: Vàng, bạc, mã não, ngọc, san hô…những loại này có trường khí cao giúp gia chủ có thêm vượng khí phát triển về đường công danh. Tiền tài

Ngoài những đồ trên quý gia chủ cũng có thể đặt 5 đồng tiền cổ dưới đáy bát hương hoạc đặt chữ phúc chữ lộc vào bát hương để kích hoạt phúc lộc cho gia đình.

Bốc tro vào bát hương

Khi bốc bát hương, gia chủ cần rửa tay sạch sẽ với rượu gừng trước khi bốc tro vào bát hương.

Khi bốc bát hương thì tuyệt đối không được bốc 1 lần đầy bát hương mà phải bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Người xưa quan niệm mỗi nắm tro đó tương ứng với 1 trong những kiếp nạn của đời người đó là sinh, lão, bệnh, tử. Việc bốc tro khi đầy bát hương lên dừng lại ở chữ sinh là đẹp nhất.

Bốc tro vào bát hướng không lên lắc hay nèn, ấn để cho tro trôi xuống, trước khi bốc tro để vào bát hương gia chủ lên khấn nhỏ

“ Con tên là……tuổi:…Con xin bốc bát hương cho (thần linh/ gia tiên/ bà cô)”. Bốc xong thì lên để riêng từng vị trí để tránh nhầm lẫn. trong khi bốc, nếu sợ nhầm lẫn, chủ đầu tư có thể viết giấy dán bên ngoài, tới khi đưa lên bàn thờ thì phải bỏ ra.

Đặt bát hương về đúng vị trí trên bàn thờ

 

Cách đặt bát hướng trên ban thờ

Vị trí đặt bát hương trên bên thờ

 

Sau khi bốc xong, quý gia chủ cần đặt bát hương về đúng vị trí của nó. Thông thường trên bàn thờ sẽ có ba bát hương. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương gia tiên ở bên tay phải, bát hương bà cô ở bên tay trái. Vị trí của bát hương phải vững chắc không bị kênh nghiêng bởi sau này không được xê dịch bất hương.

Ai là người chủ trì lễ thay bát hương

Nếu gia đình gia chủ duy tâm thì rất có thể nhờ tới sự giúp đỡ của các sư thầy. Họ có kinh nghiệm lên sẽ có cách thay bát hương chuẩn nhất. Tuy nhiên, quý gia chủ cũng có thể tự mình thay bát hương theo từng bước như cách trên là được. Chỉ cần gia chủ là những người có cái tâm hướng thiện, tỉ mỉ và thành tâm là hoàn toàn rất có thể yên tâm tự thay bát hương mà không sợ phải phạm bề trên. Chú ý khi khấn thay bát hương cần phải mở to cửa cho ông bà về chứng giám, nhận hương hỏa của gia đình dâng lên.

Hy vọng bài viết đã giúp quý gia chủ có thêm những thông tin hữu ích về cách thay bát hương. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ  hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

Các bày ban thờ Thần Tài

Cách Bày Ban Thần Tài chuẩn phong thủy

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ban thờ Thần Tài có 1 vai trò và vị trí vô cùng quan trọng đối với trong đời sống người Việt, giúp gia chủ có cuộc sống giàu sang, có sức khỏe, no đủ, gia đình bình an hạnh phúc. Không giống như bàn thờ thần tài, bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài có cách bày trí hoàn toàn khác biệt .

Vậy quý gia chủ đã biết cách sắp xếp ban Thần Tài như thế nào cho hợp lý nhất chưa ? Hãy cùng thietkenhathoho.com tìm hiểu ngay các bày ban thờ thàn tài qua bài viết dưới đây.

Nên đặt gì trên bàn thờ ông Địa

 

Nên đặt gì trên bàn thờ ông Địa

 

Tùy vùng miền & nhu cầu mục đích sử dụng trong kinh doanh, gia đình, văn phòng làm việc khác nhau mà mỗi gia chủ có thể tùy chỉnh một vài vật phẩm khác nhau. nhưng cách bày ban Thần Tài đẹp, đúng chuẩn hoàn chỉnh thì chủ đầu tư cần chuẩn bị những vật phẩm sau:

Tượng Thần Tài Thổ Địa

 

Tượng Thần Tài Thổ Địa

 

Khi chọn mua tượng Thần Tài Thổ Địa hay những đồ vật lễ cúng để trưng bày ở phía dưới, Các quý gia chủ cần chú ý chọn những mẫu tượng Thần Tài có hình dáng vui tươi để tạo thêm phúc lộc. Tuyệt đối không dùng những mẫu tượng bị trầy, xước hay sứt mẻ,.. Vì đây đc xem là đại kỵ trong thờ cúng, khiến cho việc thờ cúng mất linh thiêng.

Để tránh tượng bị chày xước, gia chủ có thể có thể lựa chọn những bức tượng đồng để sử dụng.

Ngai Thờ

 

Ngai Thờ thần tài

 

Ngày nay thay vì sử dụng ngai thờ, thì nhiều gia chủ chọn những bức tượng có chân đế, để sử dụng nhằm mục đích giữ vựng hơn cho tượng.

Bài Vị

 

 

Bài Vị thần tài

 

Bài vị bằng đồng là một vật phẩm cần thiết và không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài. Bài vị có tác dụng trấn sát giúp đem đến may mắn, tài lộc cho quý gia chủ.

Đài Thờ

 

Đài Thờ thần tài

 

Đài thờ gồm 3 thứ là hũ gạo, hũ muối, hũ nước là những vật phẩm không thể thiếu bày trí cho ban thờ thần tài, để cầu no ấm, tiền tài. Vì gạo, muối có thể bị hôi mốc, dính ẩm, nước có thể đọng cặn lên chúng tôi khuyên quý chủ gia chủ nên thay gạo muối nước 2 tháng một lần để bảo đảm các vị thần luôn nhận được những thứ rất tốt.

Bát hương

 

Bát hương

 

Bát hương là vật phẩm cần thiết trên bàn thờ Thần Tài, chính vì vậy quý gia chủ nên chọn những loại bát hương có độ bền cao, được chạm khắc hoa văn đẹp mắt tinh xảo. Chủ nhà có thể chọn lựa những loại bát hương bằng gốm, sứ hoặc bát hương đồng để thuận tiện trong khi vệ sinh lau dọn.

Khi lau bàn thờ Thần Tài Chủ nhà tuyệt đối không được sử dụng khăn ướt để lau bởi theo ngũ hành tương sinh tương khác thì khăn lau có dính nước là thủy còn bát hương là nơi đát hương là hỏa Lau khăn nước có thể làm tắt lửa bởi thủy khắc hỏa.

Mâm bồng

 

Mâm bồng

 

Mâm bồng là là thứ thiết yếu để trưng bày hoa quả, bánh kẹo dâng nên các vị thần tài thổ địa bày tỏ tấm lòng thành kính , giúp việc thờ phụng thêm ý nghĩa.

Lọ hoa

 

Lọ hoa

 

Lọ hoa hay còn được gọi là bình bông theo tiếng miền nam bộ, kích thước có thể tùy ý chọn lựa sao cho tương xứng với không gian bàn thờ Thần Tài.

Hoa cắm không được chọn tùy ý, một số loại hoa hay căm như hoa cúc, hoa hồng, mẫu đơn hay hoa đồng tiền, hoa dơn, hoa loa kèn…

Ngai, khay chén thờ

 

Ngai, khay chén thờ

 

Ngai, khay chén thờ có nhiều nơ còn gọi là kỷ chén thờ là vật phẩm dùng để đựng rượu nước dâng lên các thần.

Tùy thuộc vào kích thước bàn thờ cũng như văn hóa của từng vùng miền gia chủ có thể chọn lựa sử dụng bộ ngai chén thờ với 3 chén hoặc 5 chén để sao cho thích hợp và tiện dụng nhất.

Tỳ hưu

 

Tỳ hưu

 

Tỳ hưu bằng đồng là 1 vật phẩm tử vi giúp trấn sát, trông coi không gian và bảo vệ sự bình yên cho gia chủ, đem đến cho gia chủ nhiều sức khỏe và tài lộc.

Cóc ngậm tiền

 

Cóc ngậm tiền

 

Ở Miền Băc qúy gia chủ thường đặt Cóc ngậm tiền trên bàn thờ Thần Tài hoặc bên cạnh với mong muốn thu hút thêm sinh khí tài lộc vào nhà.

Tượng Phật Di Lặc

 

Phật Di Lặc

 

Để gia đình được bình an, hạnh phúc được bề trên phù hợ độ trì quý gia chủ thường đặt tượng di lặc cùng với bàn thần tài.

Các bày ban thờ Thần Tài chuẩn theo phong thủy

 

Các bày ban thờ Thần Tài

 

Sau khi đã chuẩn bị xong toàn bộ những vật phẩm cần thiết cho bàn thờ Thần Tài, Gia chủ cần được chú ý tới cách bày ban Thần Tài sao cho đúng phong thủy.

– Bài vị Thần Tài Ông Địa gia chủ sẽ bày ở chính giữa bàn thờ

– Tượng Thần Tài & Thổ Địa quý gia chủ đặt ngay phía đằng trước của bài vị. Sao cho tượng Thần Tài nằm bên trái, Thổ Địa đặt phía bên phải. Nếu gia chỉ sử dụng tượng 3 ông thì Thần Phát đặt ở chính giữa Thần Tài & Thổ Địa.

– Quý gia chủ đặt bộ đài thờ gồm 3 hũ gạo, muối và nước đặt chính giữa phía trước của bài vị tạo thành hình tam giác ngược. Trong đó hũ nước ở giữa hũ gạo và hũ muối.

– Phía trước đài thờ Quý gia chủ đặt bát hương sao cho bát hương nằm ở vị trí chính giữa của bàn thờ, 2 bên lần lượt là Cóc ngậm tiền ở bên trái & tỳ hưu ở bên phải.

– Phía trước của bát hương gia chủ cần dặt khay chén thờ gồm 3 hoặc 5 chén nước xếp thành hình chữ thập là tốt nhất, hoặc nếu sử dụng 3 chén nước thì gia chủ có thể xếp thẳng hàng nhau.

– Ngang hàng với ngai chén thờ là nơi đặt của mâm bồng & lọ hoa sao cho tuân theo quy chuẩn “ Đông bình Tây quả” có nghĩa là mâm bồng đặt bên trái, lọ hoa đặt phía bên phải.

Vậy là quý gia chủ đã có cách bày ban Thần Tài đẹp đúng chuẩn theo tử vi phong thủy rồi đúng không nào. Một lưu ý nhỏ đó là để bày ban thờ Thần Tài đẹp thì các vật phẩm đồ thờ cúng phải có kích thước tương đồng phù hợp với ban thờ để tạo nên sự hài hòa nhất.

Những lưu ý khi bày ban thờ Thần Tài – Thổ Địa

 

Những lưu ý khi bày ban thờ Thần Tài - Thổ Địa

 

Để đem tài lộc, thinh vượng, sự may mắn, phục lộc đến với gia đình mình, Quý gia chủ cần chú ý một số vấn đề khi bày ban Thần Tài -Thổ Địa như sau:

– Luôn luôn giữ ban thờ sạch sẽ, lau dọn bàn thờ một cách nhẹ nhàng

– Quá trình bao sái không lên dịch chuyển bát hương.

– Bày biện lễ theo quy chuẩn nhất định.

– Vào những ngày trời mưa hoặc vào những ngày ngày vía Thần Tài , ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng quý gia chủ có thể đem tượng 2 vị thần này đặt trong một chậu sạch tắm bằng nước hoa hoặc để ngoài trời mưa để tắm rửa cho thần.

– nên cúng đồ ngọt cho Thần Tài Thổ địa vì theo quan niệm nhân gian hai vị rất thích đồ ngọt.

– Không lên để hoa, lá héo rơi trên bàn thờ, bởi vì nó sẽ ngăn cản tài lộc, sinh khí vào nhà.

– Đối với những gia đình mới lập bàn thờ, chủ đầu tư cần thắp hương, đốt đèn liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ tụ khí. Sau này cầu xin mới được linh nghiệm

– Khi bát hương bị đầy muốn tỉa chân hương cần chọn ngày lành tháng tốt

Hy vọng những thông tin về các bày đặt sắp xếp ban thờ Thần Tài đã giúp quý độc giả hiểu hơn về cách thờ Thần Tài thổ địa. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý gia chủ để bài viết được hoàn thiện hơn. Bạn cần thiết kế nhà thờ họ hay cần tư vấn về kiến trúc nhà thờ, cách bày biện nội thất nhà thờ có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline 09777.703.776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathohodep@gmail.com chúng tôi sẵn sàng tư vấn cho quý gia chủ.

Chọn đơn vị kinh doanh uy tín

Cách chọn mua chuông mõ cho người tu tại gia

Chuông mõ hay còn được biết đến với cái tên chuông gia trì là một pháp khí không thể thiếu để các phật tử để niệm kinh, niệm phật tại gia. Thế nhưng khi mua chuông mõ, nhiều người  băn khoăn không biết nên mua chuông mõ như thế nào để chọn được chuông mõ tốt nhất. Mời quý độc giả có thể theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm về những thông tin này.

Ý nghĩa của chuông mõ

 

Ý nghĩa của chuông mõ

 

Từ lâu chuông đồng đã là pháp khí vô cùng quen thuộc với các phật tử theo phật. ngày nay, căn cứ vào kích cỡ và mục đích sử dụng, chuông đồng được chia thành thành 3 loại: Đại hồng chung, chuông báo chúng và chuông gia trì. Trong số đó chuông đại hồng chung và chuông báo chúng thường đc sử dụng nhiều trong chùa. trong quá trình chuông gia trì (chuông mõ) nếu kích thước lớn thì thường được đặt ở trong chùa, chuông nhỏ hơn thường đc sử dụng trong khoảng trống thờ phụng tại gia để các phật tử đọc kinh, niệm phật.

 

Đại Hồng Chung

Chuông đại hồng chung

 

Chuông gia trì là loại chuông đồng có kích thước nhỏ nhất và thường có thêm bộ mõ bằng gỗ đi kèm đc dùng khi tụng kinh. Tiếng chuông gia trì là hiệu lệnh rất quan trọng báo hiệu bắt đầu của bài tụng kinh or kết thúc một đoạn kinh đang tụng.

Tiếng chuông gia trì vang lên chính là tượng trưng cho hiệu lệnh của sư thầy khi niệm kinh. Người ta cho rằng: âm thanh vi diệu, nhẹ nhàng, ngân vang của chuông lúc niệm kinh sẽ hỗ trợ các phật tử tập trung hơn & giác ngộ kinh Phật. Tiếng chuông được xem là vũ khí giúp ma quỷ tránh xa or quay về với cái thiện.

Ở chùa, các sư thầy thường đánh chuông để gia tăng thêm sự thanh tịnh, linh thiêng. Các phật tử khi đến chùa hay tự tụng kinh ở nhà, nghe được tiếng chuông cũng giúp tâm thanh tịnh, thư giãn hơn, tiếng chuông sẽ hỗ trợ xua tan đi mọi muộn phiền, khổ đau trong cuộc sống.

Cách mua chuông mõ chất lượng

 

Cách mua chuông mõ chất lượng

Khi mà thị trường xuất hiện càng ngày càng nhiều các cơ sở đúc chuông đồng, bán chuông mõ thì đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, nhưng cũng chính điều này đã khiến nhiều chủ đầu tư hoang mang khi lựa chọn chuông mõ mà không biết đâu là thật, đâu là giả & làm thế nào có thể tìm mua chuông mõ chất lượng, giá thấp.

Dưới đây là một số mẹo bạn có thể mua được chuông mõ chất lượng:

Kiểm tra độ ngân của chuông

 

Kiểm tra độ ngân của chuông 

Muốn biết chuông đó có tốt hay không thì cách tốt nhất là kiểm tra độ ngân của chuông. Chuông tốt phải là loại chuông đc đúc từ đồng nguyên chất với cách thức đúc thủ công, khi gõ nên sẽ tạo được tiếng chuông trong và hay. Các loại chuông mõ kém hiệu quả thường tiếng chuông sẽ không trong làm cho người tu hành không được tĩnh tâm.

Khi chọn chuông, quý CĐT cũng nên lưu ý tới kích thước chuông sao cho chọn đc mẫu chuông phù hợp nhất với khoảng không cũng như thuận tiện trong việc sử dụng.

Chọn đơn vị kinh doanh uy tín

 

Chọn đơn vị kinh doanh uy tín

 

Để có thể chọn mua đc các mẫu chuông mõ giá thấp bảo đảm chất lượng nhưng chưa biết mua chuông mõ ở nơi đâu thì quý chủ đầu tư nên tìm mua sản phẩm tại những cửa hàng có thương hiệu uy tín, có tuổi đời lâu năm & được người tiêu dùng đánh giá cao.

lúc mua hàng tại các cơ sở này, quý gia chủ sẽ không nhất thiết phải lo lắng hay bất an về vấn đề chất lượng sản phẩm. Các cơ sở có tuổi đời lâu năm khi đã xây dựng được một nhãn hiệu lớn mạnh thường sẽ vừa tiến hành sản xuất vừa phân phối sản phẩm lên mức giá sản phẩm khi ra thị trường thường rẻ hơn so các sản phẩm có chất lượng tương đương với các thương hiệu mới thành lập.

Ngoài ra, khi mua hàng tại các cơ sở uy tín, chuyên nghiệp, quý khách cũng sẽ được trải nghiệm quá trình mua hàng, dịch vụ chuyên nghiệp hơn.

Xem chế độ bảo hành

Với các sản phẩm được chế tác từ đồng, chế độ bảo hành là 1 trong những vấn đề rõ nhất chất số lượng sản phẩm. Với các sản phẩm được chế tác từ đồng nguyên chất thường có độ bền rất cao vì vậy với những cơ sở, thương hiệu uy tín luôn tự tin về chất số lượng sản phẩm của mình, họ sẽ ko ngần ngại để thời gian bảo hành cho sản phẩm rất lâu, có thể lên tới 15 -20 năm.

Với các cơ sở bán hàng nhái, mức bảo hành sản phẩm chỉ dừng lại 2 – 5 năm, tuổi thọ của các sản phẩm được chế tác từ đồng nguyên chất thường cao hơn như vậy rất nhiều.

Hy vọng bài viết giúp quý độc giả hiểu hơn về chuông mõ cũng như cách mua chuông mõ uy tín. Bài viết được thietkenhathoho.com sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau rất mong nhận được sự đóng góp của quý độc giả.

Cô Đôi Thượng Ngàn là ai?

Căn Cô Đôi thượng Ngàn là gì?

Câu thơ miêu tả đôi nét về cô đôi thượng ngàn

Bồng Lai là cảnh Thiên Thai

Tấu Cô Đôi Thượng đại tài hái hoa

Hầu Vua hầu Mẫu bơ tòa

Tiếng tăm lừng lẫy Vua Bà yêu thương

Về đồng đánh phấn soi gương

Lược ngà chải chuốt, khăn xanh vấn đầu

Theo phong tục của người Việt, cô Đôi Thượng Ngàn hay Sơn Tinh Công Chúa là một trong 12 Thánh cô nổi tiếng trong đạo mẫu Tứ Phủ Thánh Cô của Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho qusy độc giả có thêm nhiều thông tin bổ ích về vị Thánh Cô này cũng và rõ hơn cho câu hỏi căn cô Đôi Thượng Ngàn là gì, căn cô đôi thượng ngàn có sao không, tính cách cuộc đời của người mang căn Cô Đôi cũng như cách sắm lễ khi đi đền Cô Đôi.

Cô Đôi Thượng Ngàn là ai?

 

Cô Đôi Thượng Ngàn là ai?

 

Cô Đôi Thượng Ngàn là 1 vị tiên nữ nổi tiếng xinh đẹp và nhân ái trong truyền thuyết tín ngưỡng thờ Mẫu của VN

Theo truyền thuyết dân gian, Cô Đôi Thượng Ngàn vốn là con của Vua Đế Thích trên Thiên Cung, đc sắc phong là Sơn Tinh Công Chúa, ra vào hầu cận bơ tòa Vua Mẫu trong điện ngọc, nơi chốn tiên cảnh. được lệnh Vua cha cô giáng sinh xuống dưới đất Ninh Bình, làm con gái của nhà chúa đất sơn lâm, nơi cô hạ sinh. Sau này Cô Đôi lớn lên trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp với nước da trắng, khuôn mặt tròn, mái tóc xanh mượt mà, lưng ong thon thả.

Sau này, cô có nhân duyên gặp được Đức Diệu Tín Thuyền Sư Lê Mại Đại Vương, chính là Mẫu Thượng Ngàn ngày nay. được Ngài thu nhận cô quyết chí theo mẫu học đạo phép xuống trần giúp nước, giúp dân. Về sau khi về lại tiên giới, Cô theo hầu cận Mẫu Thượng Ngàn Đông Cuông Tuần Quán, được bà truyền đạo phép và thay người xuống giúp con người thống nhất ngôn ngữ. Cũng có truyền thuyết cho là cô về Thiên cung & theo hầu cận Chầu Đệ Nhị.

Lúc thư thả, cô Đôi Thượng Ngàn thường về ngự cảnh sơn lâm núi rừng vùng đất Ninh Bình mà xưa kia cô đã từng giáng thế. Trong ba gian đền mát, cô cùng các thiếu nữ tiên khác vui thú tháng ngày trên sườn dốc Bò. Nhiều khi cô lại mang dáng vẻ của thiếu nữ xinh đẹp cùng trao đổi văn thờ với các bậc anh tài, ẩn sĩ. Nhờ tài năng văn ca thơ phú cùng vốn hiểu biết hơn người cô đc bao người hâm mộ & mến phục.

Đền cô Đôi Thượng Ngàn ở đâu

 

Đền cô Đôi Thượng Ngàn ở đâu

 

Đền thờ Cô Đôi Thượng Ngàn đc người dân lập từ thời xa xưa. Cô Đôi vốn nổi tiếng anh linh, đệ tử trải dài khắp bốn phương đất trời, từ Đông Cuông – Tuần Quán tới phủ Nho Quan – Ninh Bình về đến Cao Phong – Hòa Bình đều có đền thờ Ngài. nổi bật hơn cả là hai ngôi đền thờ cô Đôi thuộc địa phận huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình & huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình nơi gắn với truyền thuyết sinh hóa của Cô. Đền Bồng Lai hay còn đc gọi với cái tên Bồng Lai Hạ ở Nho Quan, Ninh Bình là nơi Cô đã giáng sinh & Đền Bồng Lai Thượng ở Cao Phong, Hòa Bình là nơi Cô hóa.

Căn Cô Đôi Thượng Ngàn là gì?

 

Căn Cô Đôi Thượng Ngàn là gì?

 

Những người có căn thật sự phải là những người có duyên cơ sâu dày với nhà thánh, có bóng thánh & nhiều sự đã linh ứng. Có người biết sớm, có người biết muộn tất cả là bởi duyên, đủ duyên sẽ đến, đủ nợ sẽ tìm về.

người có căn Cô Đôi Thượng Ngàn hay căn cô Bơ, cô Chín, căn Hoàng mười, Hoàng bảy hay các vị thánh khác trong tứ phủ đền mẫu đều có dấu hiệu để báo hiệu như sau: ốm đau quặt quẹo, khám chữa mọi nơi ko ra bệnh, vái bệnh tứ phương ko khỏi, làm ăn thất bát, kinh tế trì trệ, nói chung đây là bệnh âm.

Dân gian gọi đây là cơ đày, phải ra hầu đồng thì sức khỏe mới cải thiện, công việc mới thăng tiến, đỗ đạt. người có căn nặng thì phải lập đàn mở phủ thờ nhà ngài, thực hiện bổn phận của phận tôi con của nhà thánh phải phụng sự nhà thánh cả đời đến khi trả hết duyên nợ. Mỗi năm tới dịp tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ thì những người mang căn cô Đôi Thượng Ngàn sẽ ra trình đồng bằng các lễ nên đồng.

Bi căn cô đôi có sao không ?

Những người mang căn Cô Đôi được phú cho có khả năng thơ ca văn phú hiểu biết hơn người, là người có khả năng cảm nhận quan sát phần âm, có khả năng xem bói, trị bệnh & bắt đồng.

Tính cách & ngoại hình của người có căn thánh sẽ có hình dáng phong thái của thánh. Những người mang căn cô thường có ngoại hình xinh đẹp mặt hoa da phấn, má hồng hây hây, lưng ong thon thả ưa thích các gam màu xanh của núi rừng. Cùng với đó là tấm lòng bao dung, thường ban phát phước lành cho người có tâm, tính cách thông minh nhanh nhẹn, cốt cách thanh cao của bậc nhà tiên thánh.

Nên Đi lễ đền cô Đôi Thượng Ngàn vào ngày nào?

Ngày tốt lành nhất để đi lễ Cô Đôi Thượng Ngàn là vào những ngày đầu năm, ngày mở hội đền thờ Cô Đôi hoặc ngày tiệc của Cô diễn ra vào ngày 6/1 âm lịch quanh năm. thế nhưng vào những ngày này, con nhang thường chen chúc nhau đến cúng lễ cô rất đông, để tránh gây ùn tắc chủ đầu tư cũng có thể chọn lựa những ngày không đặc biệt nhưng nằm trong tháng giêng để đi cúng lễ cô sao cho hài hòa. Vạn sự tùy tâm lên dù chủ đầu tư có cúng lễ cô ngày nào thì cô cũng chứng giám & ban lộc cho, tất cả ở một chữ tâm thành.

Cách sắm lễ cô Đôi Thượng Ngàn

 

Cách sắm lễ cô Đôi Thượng Ngàn

 

Cô Đôi là bậc thánh rất linh thiêng, khi đi đền cô gia chủ rất có thể cầu cho chứng quả ban cho phước lành học hành đỗ đạt, công danh sự nghiệp phát triển, gia đình thuận hòa, gặp nhiều may mắn bình an.

Khi sắm lễ dâng Cô Đôi Thượng Ngàn Bạn cần chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ gồm:

1 đĩa quả gồm nhiều dạng quả

1 đĩa xôi thịt

1 tập giấy tiền

1 cơi trầu cau

1 chai rượu trắng

Thẻ hương cùng một cánh sớ trình cô.

Sau khi dâng mâm lễ này trên ban thờ thánh, Bạn cần chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ & giấy tiền Bạn đem đi hóa ngay tại nơi hóa sớ của đền

hy vọng với những thông tin của thietkenhathoho.com đã giúp cho quý bạn đọc có thêm nhiều tin tức bổ ích về căn cô Đôi Thượng Ngàn và cách chuẩn bị đồ bái lễ cô để mang đến may mắn, tài lộc nhất. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau rất mong quý độc giả đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn hảo hơn.

Chuông báo chúng

Ý Nghĩa của chuông đồng trong văn hóa tâm linh

Ý Nghĩa của chuông đồng

Chuông đồng là biểu tượng gắn liền với pháp khí của nhà Phật. Nó đem đến những âm vang thanh thản và nhẹ nhàng cho mỗi phật tử. Dù ngôi chùa đó to hay nhỏ, tiếng chuông chùa vang lên như thay cho lời giảng pháp, lời gợi nhắc để mỗi phật tử quay trở về với chân tâm của mình, để giảm bớt u phiền, giảm bớt cái tham, sân, si vốn đã ẩn chứa nơi tâm thức. Từ đó, cuộc sống sẽ ngày càng trở lên hạnh phúc và an nhiên hơn.

 

Ý nghĩa của chuông

 

Hướng người tu hành đến sống có ý nghĩa là chỉ tôn nơi nhà phật và chúng như được khắc sau qua mỗi nhịp chuông chùa.

Những chiếc chuông gắn liền với đời sống thường nhật của người Việt xưa. Người ta thường thấy chuông xuất hiện ở các đình, đến, miếu, chùa hay nhà thờ tổ. Chuông có cầu tạo rỗng, hình dáng tựa chiếc cốc úp ngược. Bên trong chuông được gắn một quả lắc với công dụng là giúp tiếng chuông vang xa hơn.

Các loại chuông đồng

Chuông đồng có đa dạng kích thước từ nhỏ đến lớn. Tùy thuộc vào chi phí và mục đích sử dụng mà gia chủ có thể lựa chọn mẫu chuông tương ứng. Dựa trên kích cỡ và mục đích sử dụng, người ta chia ra làm 3 loại chuông sau:

Đại Hồng Chung

Đại Hồng Chung

 

Đại Hồng Chung hay còn được gọi với cái tên khác là chuông U Minh. Loại chuông này thường có kích thước và trọng lượng lớn. Và thường được sử dụng để đánh vào sáng sớm hoặc đầu hôm. Tiếng chuông như nhắc nhở con người ta hãy luôn sống thức tỉnh, sống bình an để vượt qua mọi đau khổ, bất ý trong cuộc sống.

Chuông Báo Chúng

 

Chuông báo chúng

 

Tên gọi khác của chuông Báo Chúng là Tiểu Chung. Chuông Báo Chúng có kích thước nhỏ hơn Đại Hồng Chung nhưng hình dáng và mẫu mã khá giống Đại Hồng Chung. Loại chuông này thường hay được treo trong các tu viện. Người ta đánh những hồi chuông thay cho lời thông báo các cuộc họp chư tăng, họp đại chúng, giờ thọ trai, giờ niệm kinh, tu tập,…

Gia Trì Chung

 

Gia Trì Chung

 

Chuông Gia Trì cũng được gọi là chuông Bát Đồng. Chuông Gia Trì thường được bắt gặp ở đền, chùa, miếu mạo hoặc tại gia. Ở đền, chùa hay miếu chuông Gia Trì được sử dụng trong các buổi lễ tụng niệm hay báo hiệu lệnh khi bắt đầu các buổi lễ quan trọng. Nó như hồi chuông thức tỉnh giúp mọi người trong buổi lễ thêm hòa hợp và tịnh tâm hơn. Ngoài ra, chuông Gia Trì cũng được đánh trước khi đọc kinh để báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang đọc hoặc câu niệm Phật. Nhiều Phật tử tu tại gia cũng thường có cho mình một chiếc chuông gia trì cỡ vừa và nhỏ.

Chuông đúc thủ công bằng đồng

 

Chuông đúc thủ công bằng đồng cao cấp

 

Đúc chuông đồng là một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng tôn giáo thờ phụng của người Việt. Trong bất kỳ đình chùa hay miếu đền nào người ta đều bắt gặp hình ảnh những chiếc chuông. Tùy theo khuôn viên và địa điểm nơi đặt chuông mà chuông treo sẽ có kích thước to nhỏ khác nhau. Ngày nay, tại nhà từ đường hay điện thờ gia đình, người ta cũng treo những quả chuông có khối lượng từ vài kilogam đến vài chục kilogam.

Mỗi hồi chuông đồng vang lên như lời nhắc nhở, giúp chúng sanh thức tỉnh quay trở về với giây phút hiện tại. Tiếng chuông có lẽ là yếu tố quan trọng nhất của mỗi quả chuông quyết định giá trị và sự phù hợp của nó với người thưởng chuông. Một chiếc chuông trải qua quá trình đúc điêu luyện và đúng kỹ thuật phải phát ra âm chuông cao vút, vang xa mà không gây chói tai. Nhiều loại chuông còn có âm thanh tựa tiếng sáo diều bay cao xa vút. Để có được những âm thanh đạt chuẩn, người thợ đúc phải là người dày dặn kinh nghiệm, tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các bước trong một quy trình đúc tiêu chuẩn từ khâu tạo mẫu tới khâu cuối cùng là làm màu cho chuông.

Quy trình đúc chuông đồng

 

 

quy trình đúc chuông đồng

 

Quy trình đúc chuông đồng vốn đã tồn tại từ rất lâu. Tuy nhiên, đến nay quy trình ấy ít nhiều có những thay đổi nhất định để phù hợp với văn hóa hiện đại. Ngày nay, quy trình đúc chuông sẽ trải qua 4 bước cơ bản như sau:

Tạo mẫu

Mẫu chuông được tạo bằng đất sét trộn bông, trấu nhằm tạo độ keo kết dính lâu dài.

Nặn khuông

Đây là bước đồi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm lâu năm để chiếc chuông được tạo nên có hoa văn tinh xảo, chuẩn thân hình quả chuông.

Lựa chọn nguyên liệu đúc

Nguyên liệu đúc chuông đồng phải được chọn lựa thật kỹ lưỡng. Vì nguyên liệu đúc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thành phẩm. Theo đó, người thợ đúc cần tiến hành lọc sạch nguyên liệu để đảm bảo rằng nguyên liệu không chứa tạp chất. Đồng thanh khiết thì mới mang lại âm thanh ngân vang cho chiếc chuông được đúc.

Nấu đồng đúc chuông

Đồng phải được nấu ở nhiệt độ 1200 độ C. Người thợ đúc sẽ nầu chảy hết đồng trong khoảng 10 tiếng. Sau đó, đồng sẽ được rót vào khuôn. Khuôn rót đồng vào phải được làm nóng để đảm bảo sau khi đồng được rót vào sẽ tràn đều trong khuôn.

Sửa nguội

Đây là công đoạn cuối cùng của quy trình đúc chuông đồng. Người nghệ nhân sẽ tiến hành chỉnh sửa, trạm khắc hoa văn, loại bỏ đồng muội thừa, làm bóng và làm màu để tăng giá trị thẩm mỹ cho chuông đồng.

Nếu đã một lần nghe tiếng chuông chùa, chắ hẳn quý anh/chị không thể nào quên được. Trong cái khung cảnh tĩnh mịch vốn có của chùa chiền, tiếng chuông đồng vang lên khiến tâm thức người ta bỗng khoáng đạt và thanh tịnh đến lạ thường. Qua bài viết trên đây, Thietkenhathoho.com mong rằng đã giúp quý anh/chị phần nào có những hiểu biết sâu sắc hơn về biểu tượng chuông chùa trong văn hoá tâm linh, thờ tụng của ông cha đất Việt ta.

sự khác nhau giữa tứ linh và tứ tượng

Tứ Linh là gì? Tứ tượng là gì ?

Long – Ly – Quy – Phụngtứ linh cao nhất của nhiều nước Đông Nam Á, chúng xuất hiện rất nhiều trong văn hóa trong đó có người Việt. Bốn linh vật với bốn màu sắc riêng, chúng cũng có những ý nghĩa khác nhau trong phong thủy, và trong tâm linh.

Vậy tứ linh là gì? Tứ linh bắt nguồn từ đâu? & Ý nghĩa tứ linh trong thờ tự là gì? Để trả lời những câu hỏi này mời quý đọc giả hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Tứ linh là gì?

 

<b>tứ linh </b> là gì

 

tứ linh chính là 4 con vật có sức mạnh phi thường tượng trưng của trời đất & là đại diện của 4 vị thần cai quản 4 phương là Thanh Long – Bạch Hổ – Huyền Vũ và Chu Tước. Đây là 4 vị thần đại diện cho 4 nguyên tố chính của trời đất là nước – lửa – đất và gió. 4 nguyên tố này trực tiếp tạo lên sự sống cho trái đât.

Hình tượng tứ linh từ lâu đã đi sâu vào trong văn hóa của Người Việt và đc sử dụng và khắc họa phổ biến trong nghệ thuật kiến trúc cũng như nghệ thuật điêu khắc của VN từ kinh đô, đền chùa cho đến nhà dân bộc lộ cho sự hiện diện của 4 linh vật này trong tâm thức người Việt.

Không những thế, hình ảnh tứ linh còn xuất hiện rất nhiều trong các vật phẩm, đồ dùng hằng ngày khác biệt là các sản phẩm phong thủy và là 1 trong những họa tiết mang nhiều ý nghĩa được sử dụng nhiều nhất. Các vật phẩm được khắc tứ linh đều có độ khó và độ tinh xảo rất cao. không dừng lại ở đó, những chi tiết của các linh vật này Đòi hỏi phải được khắc họa chính xác nên thường các sản phẩm có khắc họa tứ linh thường có rất có giá trị và mang nhiều ý nghĩa tử vi tốt đẹp bởi ý nghĩa tứ linh trong tử vi phong thủy vô cùng tốt.

Ý nghĩa tứ linh là gì ?

Long (Con Rồng)

Rồng được xem như là con vật của trời nó là biểu tượng của ông danh và tài lộc có quyền lực tối cao hơn những loài vật khác. Sự xuất hiện của Rồng được quan niệm là sẽ mang đến điều tốt lành, may mắn, thuận tiện và bình an và được tôn sùng là sứ giả, nơi mà con những người có thể gửi gắm những ước nguyện trong cuộc sống như cầu mưa thuận gió hòa, cầu phồn thực…

Rồng là linh vật đứng thứ nhất trong tứ linh & là con vật có uy quyền nhất trong 4 linh vật. Hình tượng Rồng từ xưa đã còn là biểu tượng cho đế vương, là Đại diện của bậc quân tử chính nhân. chính vì vậy, linh vật này thường được thêu nên long bào nhà vua ngày xưa để thể hiện sự uy nghiêm, quyền quý của hoàng gia.

Theo dân gian, Rồng còn là vị thần “hô mưa gọi gió” giúp nông dân có được mùa màng tươi tốt. Người dân có niềm tin rằng, Rồng sẽ đem đến những lợi ích cho nông nghiệp, nhìn thấy hình ảnh Rồng trên trời chính là báo hiệu cho một năm mưa thuận, gió hòa. Trong tử vi, vùng đất nào có nguồn linh khí thịnh vượng thì còn là vùng long mạch vượng khí. Do đó, những gia đình thi công nhà dựng cửa, lấp đất khai hoang, làm mồ mả,…tại đây sẽ gặp được nhiều may mắn, con cháu hậu thế cũng vì thế mà cùng hưởng phúc đức.

Rồng đc mệnh danh là linh vật tử vi phong thủy mang nhiều nguồn sức mạnh sinh khí dồi dào và hội tụ đầy đủ quyền uy của vũ trụ. Rồng là biểu tượng của quyền uy bộc lộ sự oai nghiêm giúp người sử dụng thăng tiến trong sự nghiệp. Những người làm chính trị, người làm hành chính, muốn củng cố địa vị của mình trong sự nghiệp thì nên đặt tượng rồng theo tử vi phong thủy tại những vị trí thích hợp nhất.

Người ta thường sử dụng hình tượng Rồng để trấn trạch, tăng cường linh khí cho nơi ở. Rồng là loài vật giúp bổ trợ âm dương, chữa lỗi tử vi phong thủy, giải hòa long mạch khuyết thiếu và hỗ trợ linh khí vô cùng hiệu quả.

bên cạnh đó, trong chuyện tình duyên, Rồng & Phượng khi phối hợp với nhau còn là sẽ đưa tới cho các bộ đôi hạnh phúc viên mãn, đủ đầy & may mắn.

Lân (Kỳ Lân)

Kỳ Lân là linh vật thứ hai trong tứ linh là biểu tượng của trí tuệ. Từ xưa, người dân đã có niềm tin rằng sự xuất hiện của Kỳ Lân chính là báo hiệu của điềm lành, thái bình thịnh trị. Trong tử vi, Kỳ Lân là loài vật đc dùng để trấn trạch, hóa giải thế đất xấu, hóa hung thành cát.

Trong dân gian, kỳ lân cái gọi là lân, kỳ lân đực gọi là kỳ nhưng chúng được gọi chung với cái tên Kỳ Lân. Lân có dáng vẻ kỳ dị với đầu rồng thân thú,mình vằn, đuôi giống đuôi trâu, trên đầu có một sừng. Thân mình Kỳ Lân giống hươu có vảy khắp người, thức ăn của Lân chủ yếu là cỏ & có tính tình vô cùng hiền hậu. Kỳ lân trong dân gian là một linh thú chuyên giúp đỡ & cứu rỗi những người yếu thế lên sự xuất hiện của Kỳ Lân được xem là báo hiệu sắp có 1 thánh nhân xuống giúp đời.Họ sẽ đem đến điềm may mắn, cứu giúp cuộc sống của nhân dân thoát khỏi những điều xui rủi.

Kỳ lân còn được biết tới là loài vật chuyên bảo vệ & canh giữ cửa căn nhà, miệng kỳ lân há to thu hút và trấn áp mọi loại hung khí vào nhà.Vì vậy, tại nhiều gia đình,chùa chiền ta thường bắt gặp có tượng hai con kỳ lân canh cửa. Trong phong thuỷ, tượng kỳ lân bằng đồng thường dùng trấn trạch cửa nhà, hoá giải hung khí chiếu đến khi đối diện với của nhà khác, bị té ngã ba, ngã tư, đường vòng, or góc nhọn chiếu thẳng vào cửa nhà.

Quy (Con Rùa)

Quy hay chính là rùa, đây là con vật duy nhất có thật trong tứ linh là biểu tượng của sức khỏe, của tuổi thọ. Rùa là một loài bò sát lưỡng cư đc biết đến có tuổi thọ cao . Rùa cũng đc biết tới có khả năng sống vô cùng mãnh liệt ngay cả khi không có thức ăn, do đó rùa được ví với tinh thần thanh cao & là biểu tượng của sự thoát tục. Rùa là loài vật gắn liền với khá nhiều truyền thuyết của người Việt qua mẩu chuyện xưa.

Rùa là linh vật tượng trưng cho sự vĩnh cửu & bất diệt. ảnh con rùa đc xem như sự hội tụ trời đất- âm dương: bụng rùa bằng tượng trưng cho mặt đất (âm), mai hình khum vòng tượng trưng cho vòm trời (dương). Trong tử vi phong thủy, rùa thường đc phối kết hợp với rắn hoặc rùa đầu rồng không giống nhau các mẫu linh vật rùa đầu rồng bằng đồng được sử dụng khá rộng rãi trong cuộc sống với những mong ước về sự may mắn, sức khỏe dồi dào. Sự phối hợp tạo ra mối liên kết âm dương hòa hợp, mang lại nguồn năng lượng vượng khí dồi dào.

Phụng ( Chim Phượng)

Trong phong thuỷ, phượng hoàng được xem là biểu tượng của vẻ đẹp của sự tái sinh và bất diệt, là linh vật linh nghiệm xuất hiện trong nhiều tôn giáo khác nhau Phượng Hoàng là Đại diện cho hành hỏa, khi đặt hình ảnh chim Phượng hoàng ở cung tài, cung danh vọng sẽ giúp mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng & cả sự thăng tiến trong sự nghiệp cho chủ nhân.

Phượng Hoàng từ trước cho đến nay vẫn luôn đc mệnh danh là loài chim vua mang những đặc điểm xinh đẹp, mỹ miều nhất của các loài: đầu gà, cổ cao của chim hạc, đuôi rực Sắc màu như chim công, mỏ dài như diều hâu, vảy của cá chép,thân hình cao 6 thước, mắt rực lửa. Hình tượng Phượng Hoàng trong phong thuỷ đc coi là tượng trưng cho 6 thiên thể: Đầu là trời, mắt chính là mặt trời, lưng là mặt trăng, cánh là gió, chân là đất, đuôi là các hành tinh.

Bộ lông của Phượng hoàng còn tương ứng với năm Sắc màu có trong ngũ hành. Phượng hoàng còn là ảnh gợi đến năm đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam: đức hạnh – tinh thần nghĩa vụ – lòng trắc ẩn – sự đáng tin – cách đối nhân xử thế.

Phượng hoàng và rồng khi kết hợp với nhau sẽ còn là cặp đôi đại diện cho hạnh phúc, may mắn, thể lực dài lâu. Rồng & phượng hoàng là biểu tượng cho vua chúa và hoàng hậu, là những ảnh rất được người Á Đông coi trọng.

tứ tượng là gì?

 

<b>tứ tượng </b> là gì?

 

Theo wikimedia thì tứ tượng là  hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học,phong thủy trung quốc,…

Trong thần thoại trung quốc cổ đại có sự xuất hiện của tứ linh là: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước & Huyền Vũ. tứ tượng tương ứng với 4 hướng là Đông, Tây, Nam và Bắc. bên cạnh đó, mỗi vị thần sẽ canh giữ 7 chòm sao trong 28 chòm sao trong thiên văn của Trung quốc.

Ý nghĩa của tứ tượng

Việc quan sát tứ tượng , cùng các tinh tú trong hệ thống nhị thập bát tú trong khi vận hành chuyển động của chúng có thể sử dụng để chọn lựa ngày tốt, ngày xấu, xác định thời gian, mùa vụ phục vụ cho canh tác nông nghiệp, dự đoán những biến động thời tiết, hay biến động của cuộc sống xã hội, cũng nhữ nền kinh tế chính trị thời cổ đại.

Đối với tử vi, hội tụ đủ tứ linh Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ là điều rất quan trọng để có địa thế đẹp. Ngày xưa, để chọn đc nơi đặt kinh đô, các nhà tử vi phong thủy phải tìm nơi hài hòa giữa tứ tượng như nơi đó có sông ngòi, đất phải phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh mặt trời vừa phải.

tứ tượng còn tương ứng với bốn phương Đông – Tây – Nam – Bắc và bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. tứ tượng cũng tương ứng với Tứ Đại yếu tố của truyền thuyết Châu âu là nước (xanh biển – Thanh Long), lửa (đỏ – Chu Tước), gió (trắng – Bạch Hổ) và đất (đen – Huyền Vũ).

Trong dân gian, tứ tượng là linh vật cai quản bốn phương vũ trụ. tứ tượng cho các vị thần vừa có trách nhiệm quản lý, vừa ban phước lành cho con người.

Thanh Long: trông coi quân sự & hộ mệnh về sức mệnh

Bạch Hổ: trông coi biên cương và hộ mệnh về uy quyền

Chu Tước: trông coi năng lượng, ánh sáng và hộ mệnh về sự phát triển

Huyền Vũ: trông coi tuổi thọ, vận mệnh & hộ mệnh về may mắn và phúc lộc

Thanh Long

Thanh long hay Thương Long là linh vật đứng đầu trong tứ linh , cũng ảnh hưởng lớn trong phong thủy, âm dương và triết học. Trong thiên văn, Thanh Long gồm bảy chòm sao phương Đông trong nhị thập bát tú (sao Giác, sao Cang, Sao Đê, sao Phòng, sao Tâm, sao Vĩ, sao Cơ). Thời khắc bảy chòm sao này xuất hiện trên bầu trời là mùa xuân. cũng chính vì thế, Thanh long đc bộc lộ bằng tone xanh, màu của hành Mộc ở phương Đông.

Long thần có sức mạnh bỗng nhiên là gỗ và tượng trưng cho sao Mộc, ngôi sao vĩ đại và hùng mạnh. Từ bản thân rồng đã tỏa ra sức mạnh rất lớn, bất khả chiến bại & luôn được yểm trợ bằng những đám mây, sương mù.

Bạch Hổ

Bạch hổ là linh vật thứ hai trong tứ linh . Nó cũng có ảnh hưởng rất lớn tới tử vi, thuyết âm dương. Trong thiên văn, chòm sao Bạch Hổ gồm 7 chòm sao Châu âu (sao Khuê, sao Lâu, sao Vị, sao Mão, sao Tất, sao Chủy, sao Sâm).

Bạch Hổ là linh vật linh thiêng có tượng là hình con hổ, có gam màu, đấy là màu của hành Kim ở Châu âu, do đó tương ứng với mùa Thu. Thần Hổ có đầy sức mạnh, khao khát nghênh chiến mọi thách thức, gắn liền với khát vọng chiến thắng và mùa nở hoa. Thần Hổ gắn liền với chiến tranh & những binh lính ban đầu chiến đấu tận cùng, vì nghĩa cử đối với đất nước.

Chu Tước

Chu Tước là linh vật thứ ba trong tứ thánh thú, và cũng ảnh hưởng rất lớn tới tử vi phong thủy, thuyết âm dương & triết học phương Đông. Trong thiên văn, Chu Tước gồm 7 chòm sao phương Nam trong (sao Tỉnh, sao Quỷ, sao Liễu, sao Tinh, sao Trương, sao Dực và sao Chẩn).

Chu Tước thời cổ đại gọi là Chu Điểu (con chim màu đỏ). Đây là linh vật linh nghiệm có tượng là hình con chim sẻ (tước), có gam màu đỏ (chu) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ. Về sức mạnh, Chu Tước có sức mạnh bỗng nhiên là lửa và sao Hỏa là hành tinh tượng trưng cho Chu Tước. Lửa có sức mạnh rất ghê gớm, và nó làm ta liên tưởng đến Phượng Hoàng – vua của các loài chim. Theo huyền thoại, Phượng Hoàng là loài chim bất tử, đc sinh ra và lớn nên trong bão lửa, & sao Hỏa cũng như vậy. Nó tượng trưng cho sức mạnh, tình yêu, đam mê và xung đột.

Huyền Vũ

Huyền Vũ là linh thú cuối cùng trong Tứ thánh thú, đồng thời cũng có ảnh hưởng rất lớn trong tử vi, thuyết âm dương & triết học. Trong Thiên văn, Huyền Vũ gồm gồm 7 chòm sao phương Bắc (sao Đẩu, sao Ngưu, sao Nữ, sao Hư, sao Nguy, sao Thất, sao Bích).

Hình dạng khởi nguyên của Huyền Vũ là con rùa đen và một con rắn. Đây là linh vật rất cổ của trung hoa. Trong truyền thuyết về thủy tổ của người trung hoa, với Phục Hy là tổ phụ là tổ phụ và Nữ Oa là tổ mẫu, hình tượng của Phục Hy là hình rắn và Nữ Oa là hình rùa, tượng trưng cho sự trường tồn và sức mạnh. không chỉ thế, Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo Giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế.

Ông còn có các tên khác là Thượng Đế Tổ Sư, Đãng Ma Thiên Tôn, Hỗn Nguyên Giáo Chủ, Bắc Cực Huyền Linh Đại Đế. Ông có hai con vật thiêng là Linh quy và Thần xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Huyền Vũ tượng trưng cho ngày đông & sao Thủy là hành tinh Thay mặt cho Huyền Vũ. Sao Thủy hiện thân cho sự thông thái, sự ổn định & trường thọ.

Tứ linh tứ tượng có khác nhau không ?

 

sự khác nhau giữa <b>tứ linh </b> và <b>tứ tượng </b>

 

Nói về  tứ tượng tứ linh nhiều người sẽ không phân biệt được bởi trong văn hóa nhiều vùng miền khác nhau cũng sẽ khác nhau. Như 2 khái niệm phái trên tứ linh là 4 loại vật được thờ tự trong khu vực trong Đông Nam Á còn tứ tượng là 4 loài vật trong văn hóa của người Trung Hoa.

Trong Văn hóa của người Đông Nam Á như Việt Nam thì tứ linh bao gồm Long, Lân, Quy, Phụng, còn của người Trung Hoa họ là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Nhìn vào cả tứ linh tứ tượng ta thấy con Bạch Hổ đã thay bằng con Lân, Quy đã thay bằng Chu Tước, và Huyền Vũ đã thay bằng Phụng.

Đó là sự khác nhau cơ bản về tứ tượng tứ linh .

Bài viết của thietkenhathoho.com được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau rất mong quý độc giả đóng góp thêm ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn.