mục cập nhật những thông tin liên quan đến các công trình tâm linh như nhà thờ họ, đình chùa, khu tưởng niệm hay khu trưng bày kỉ vật …

bày trí 4 bát hương

Có nên thờ 4 bát hương trên cùng 1 ban thờ không ?

Bàn thờ gia tiên thường có mấy bát hương, có nên thờ 4 bát hương trên cùng một bàn thờ không, cách đặt bát hương trên bàn thờ chuẩn phong thủy như thế nào, là những thông tin mà nhà thờ họ sẽ chia sẻ với quý đọc giả trong bài viết hôm nay.

Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương ?

Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương ?

 

Theo quan niệm thờ cúng từ xưa đến nay của người Việt ta, thì việc thờ cúng bài trí bàn thờ tại gia được chia ra thành 3 cấp bậc chính sau đây:

Thờ phật

Phật là biểu tượng của sự bình an, do đó người ta thường thờ Phật để cầu mong điều lành, hóa giải mọi tai ương, điềm xấu, hướng các thành viên trong gia đình làm nhiều điều thiện để có sự thanh thản trong tâm hồn, hướng về cõi Niết bàn.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bố trí bàn thờ phật quan âm tại Nhà

Thờ Thần

Ngoài thờ Phật các gia đình còn thờ thần: Thổ Công, Long Mạch, Chúa Đất, Thần Tài, tiền chủ hậu chủ các vị thần cai quản để cầu mong sự yên ổn.

Thờ gia tiên

là thờ những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, gia tộc, đây là việc không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Và cũng là tập tục lâu đời làm nên nét văn hóa truyền thống, uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa mong muốn tổ tiên phù hộ độ trì, che chở, bảo vệ các thành viên đang sinh sống học tập và làm việc trên dương thế..

Chính vì những cấp bậc này mà với những gia đình Phật tử thông thường sẽ bày trí 2 bàn thờ. Bao gồm 1 bàn thờ dùng để thờ Phật có 1 bát hương, bàn thờ còn lại bốc 3 bát hương để thờ phụng gia tiên, thần linh và bà cô ông mãnh. 

Ngoài bát hương thì những vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên gồm:  Đỉnh hạc chân đồng (hoặc ngai thờ); Mâm bồng (đĩa để bày hoa quả); Đài thờ; Kỷ chén thờ ( kỷ 3 hoặc 5 chén thờ);  Bát thờ (6 bát); Bộ đũa thờ; 3 hũ gạo muối nước; Lọ cắm hoa; Đèn thờ; Ống hương; Bát sâm (2 hoặc 3 bát); Nậm đựng rượu; Đôi lộc bình; chân nến.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ gia tiên được bố trí như thế nào

Có nên thờ 4 bát hương trên bàn thờ không?

Theo phong thủy thì gia chủ nên chọn số lượng bát hương là những số lẻ, phổ biến nhất là 1, 3 và 5 để chiêu tài hút lộc, gia đình an khang thịnh vượng và gặp nhiều may mắn. Không nên thờ 4 bát hương vì nó là số tử, không may mắn, không tốt cho thờ cúng, không chỉ vậy việc bài trí trên bàn thờ cũng mất cân đối, khiến bàn thờ chật chội và rườm rà hơn. 

Nếu trường hợp bất khả kháng gia đình lựa chọn 4 bát hương trên một bàn thờ thì gia chủ cần cân nhắc và tính toán thật kỹ. Và sắp xếp chúng theo một quy tắc nhất định, phân theo cấp độ cao nhất là Phật tổ, tiếp đến là các vị Thần và cuối cùng là tổ tiên.

✅✅✅ Xem thêm: Bát hương bị rụng tàn nhan có làm sao không?

Cách bài trí bát hương trên bàn thờ chuẩn nhất

Việc lựa chọn số lượng và bài trí bát hương là cách để gia chủ bày tỏ lòng thành với bậc bề trên và tránh những điều không hay ảnh hưởng tới hậu vận của gia đình. Với những cách đặt bát hương trên bàn thờ chuẩn phong thủy và phổ biến nhất ngay sau đây sẽ giúp gia chủ tìm được cách sắp xếp hợp lý nhất.

Cách bài trí 1 bát hương trên bàn thờ

Cách bài trí 1 bát hương trên bàn thờ

 

Trên bàn thờ có 1 bát hương thường là bàn thờ treo tường, bàn thờ Phật, hay thờ thổ công có kích cỡ nhỏ. Cách đặt như sau: để bát hương ở giữa bàn thờ, cách tường 10cm, để chừa ra khoảng trống bên ngoài đặt các vật phẩm khác như mâm quả, lọ hoa, lễ cúng…

Cách bài trí 2 bát hương trên bàn thờ

Cách bài trí 1 bát hương trên bàn thờ

 

Nếu bạn lựa chọn 2 bát hương trên cùng 1 bàn thờ thì hãy sắp xếp theo bậc trên và dưới, không đặt ngang hàng. Bát hương thổ công đặt chính giữa bàn thờ cách tường 10cm và kê cao hơn bàn thờ tầm 10cm là phù hợp. Bát hương thứ 2 đặt thấp hơn, phía trước  bát hương thổ công tùy theo ý của gia chủ.

Cách bài trí 3 bát hương trên bàn thờ

Cách bài trí 3 bát hương trên bàn thờ

 

Bàn thờ có 3 bát hương là phổ biến và chuẩn nhất hiện nay. Quý vị có thể bố trí theo hàng ngang, hàng dọc đều được. Nếu chọn hàng dọc thì hãy sử dụng bàn thờ tam cấp để toát lên sự uy nghi và cân đối cho bàn thờ.

Trường hợp xếp ngang hàng, ta đặt bát hương thần linh ở giữa làm tâm, kê cao hơn so với bàn thờ 5-10cm. Bát hương gia tiên đặt bên phải cách thần linh 10 – 15cm. Bát hương bà cô ông mãnh đối xứng với bát hương gia tiên, và cũng cách 10 – 15cm so với bát hương giữa.

Trong trường hợp xếp dọc, đặt thần linh trên cùng cách tường 10cm, phía dưới và trước bàn thờ thần linh cách tường 10cm là bát hương gia tiên. Bát hương bà tổ cô ông mãnh đặt trước thần linh và gia tiên sao cho hài hòa và cân đối nhất là đạt.

Cách bài trí 4 bát hương trên bàn thờ

Cách bài trí 4 bát hương trên bàn thờ

 

Trên bàn thờ có 4 bát hương là do chủ nhà chọn thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên. Trường hợp này ta đặt bát hương Phật trên cùng, chính giữa bàn thờ, cách tường 10cm và phải kê cao hơn so với mặt bàn thờ. 3 bát hương còn lại thì đặt ngang hàng, cân đối ở giữa bàn thờ như cách sắp xếp 3 bát hương đã nói ở trên.

Cách đặt 5 bát hương trên cùng một ban thờ

Cách đặt 5 bát hương trên cùng một ban thờ

 

✅✅✅ Xem thêm: Cháy bát hương có điểm gì không ?

Đối với gia đình sử dụng bàn thờ kích thước lớn và thờ phụng cả 2 bên nội ngoại thì họ sẽ dùng 5 bát hương. Tất cả được đặt ngang hàng, bát hương thần linh to nhất nằm ở giữa làm tâm và cao hơn so với các bát hương khác. Bát hương gia tiên bên nội nằm bên phải, ngoại đặt bên trái, bà tổ cô bên nội đặt cạnh gia tiên bên nội, tổ cô ông mãnh bên ngoại đặt bên cạnh bát hương gia tiên bên ngoại. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc nên hay không nên thờ 4 bát hương trên cùng 1 bàn thờ, hy vọng bài viết này đã giúp quý vị tìm được câu trả lời cho riêng mình, cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.

sắp xếp ban thờ chung cư

Những các bố trí bàn thờ trong chung cư

Hiện nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh…mật độ dân số rất cao, kéo theo sự khan hiếm về diện tích đất xây nhà ở. Để sở hữu một ngôi nhà dưới mặt đất là điều vượt ngoài khả năng tài chính của một số gia đình. Do đó nhiều gia đình đã lựa chọn mua căn hộ chung cư để tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên việc bố trí nội thất, bàn thờ trong các căn hộ chung cư lại là một bài toán khó cần chủ đầu tư tính toán cẩn thận. Bài viết hôm nay, nhà thờ họ sẽ giúp bạn tìm hiểu cách bố trí bàn thờ trong căn hộ chung cư chuẩn nhất.

Cách bố trí bàn thờ trong căn hộ chung cư

Cách bố trí bàn thờ trong căn hộ chung cư 

 

Do hạn chế về diện tích sử dụng, nên việc lựa chọn bố trí bàn thờ trong các căn hộ chung cư cần được tính toán tỉ mỉ. Gia chủ nên chọn tủ thờ nhỏ hoặc là kệ bàn thờ treo tường là hợp lý nhất. Nếu gia đình có diện tích rộng hơn thì có thể đặt bàn thờ đứng gỗ gụ, tủ thờ riêng, bàn thờ 3 cấp hiện đại. Khi sắp xếp cần chú ý những điểm sau:

– Bài vị tổ tiên thấp hơn tượng Thần, Phật để gia đình được yên ấm, hạnh phúc (nếu gia đình chỉ thờ ông bà tổ tiên thì không cần quan tâm đến vấn đề này).

– Bàn thờ là nơi thờ cúng hai dòng họ nội và họ ngoại. Bạn cũng không nên làm ngược để tránh vận may giảm sút, gia đình thường loạn..

– Mỗi bàn thờ gia đình nói chung và bàn thờ chung cư nói riêng thường có 3 bát hương. Trừ những người chưa lập gia đình, thuê hoặc mua nhà chung cư riêng để tiện sinh hoạt, học tập thì họ sẽ thờ 1 bát hương thổ công.

Ngoài 3 yếu tố trên thì yếu tố thẩm mỹ cũng là vấn đề bạn cần quan tâm.

Kích thước bàn thờ: Với không gian nhỏ như căn hộ chung cư nếu bạn lựa chọn sập thờ, tủ thờ hay án gian thờ cỡ lớn là không hợp lý với không gian sống trong ngôi nhà. Do đó với các căn chung cư nhỏ bạn hãy lựa chọn bàn thờ treo tường hoặc những tủ thờ thông minh có thiết kế nhỏ gọn là tốt nhất. Và đừng quên lựa chọn kích thước bàn thờ chuẩn Lỗ Ban để đem lại nhiều tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia đình.

Chất liệu làm bàn thờ: Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình để lựa chọn chất liệu làm bàn thờ chung cư cho phù hợp. Gia đình có kinh tế khá giả thì có thể chọn chất liệu gỗ Gỗ Lim, gỗ Mít, gỗ Hương… Đây đều là những chất liệu gỗ quý có độ bền chắc cao, phù hợp để làm làm thờ. Gia đình điều kiện khó khăn có thể dùng các loại gỗ có giá thành thấp hơn hoặc gỗ công nghiệp. Tuy nhiên không dùng các loại gỗ đã sử dụng làm bàn thờ.

Thường xuyên lau dọn bàn thờ nhà chung cư: Để bày tỏ lòng thành kính với người quá cố, bạn hãy thường xuyên lau chùi vệ sinh bàn thờ. Mặt khác, với không gian căn hộ chung cư có phần hạn chế việc chịu khó lau dọn bàn thờ sẽ góp phần làm ngôi nhà trở lên thoáng mát sạch sẽ, đem lại cuộc sống an lành tích cực hơn.

✅✅✅ Xem thêm: Những cách bố trí bàn thờ tam cấp

Bàn thờ chung cư đặt ở đâu?

Bàn thờ đặt trong phòng khách

Bàn thờ đặt trong phòng khách 

 

Thông thường trong các căn hộ chung cư hiện đại các gia đình sẽ chọn phòng khách là nơi đặt bàn thờ. Vì đây được xem là vị trí thích hợp và không gian sang trọng nhất để thể hiện  việc thờ cúng, hiếu kính tổ tiên. Đặc biệt đối với căn chung cư nhỏ không có phòng thờ riêng thì lựa chọn phòng khách là điều tối ưu nhất. Gia chủ có thể sử dụng thêm vách ngăn, rèm che cho tủ thờ để tạo không gian trang nghiêm và yên tĩnh.

✅✅✅ Xem thêm: Những cách bố trí bàn thờ phật tại nhà

Bố trí bàn thờ trong phòng ăn căn hộ chung cư

Bố trí bàn thờ trong phòng ăn căn hộ chung cư

 

Ngoài vị trí phòng khách thì việc bố trí bàn thờ chung cư hiện đại tại phòng ăn cũng được một số gia đình lựa chọn. Vì nó là không gian thoáng, không phải bếp nấu, khu vệ sinh nên cũng không kém phần trang nghiêm. Vị trí tốt nhất là treo tường phía trên bàn ăn, cao hơn đầu người để thể hiện sự thành kính, tôn nghiêm.

Bàn thờ đặt tại phòng thờ riêng

Bàn thờ đặt tại phòng thờ riêng

 

Để hoàn hảo nhất gia chủ nên có một phòng riêng để đặt bàn thờ, tách biệt với khu vực sinh hoạt, ăn uống, vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, sự lựa chọn này phải dành cho những gia đình có căn chung cư rộng hoặc nhà nhiều phòng nhưng ít thành viên.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ Ngũ Tự đặt ở đâu

Kích thước bàn thờ chung cư chuẩn phong thủy

Kích thước bàn thờ treo tường theo thước Lỗ Ban

Bàn Thờ Ngũ Tự Khác Biệt Gì So Với Bàn Thờ Thông Thường?

 

Kích thước bàn thờ treo tường từ chiều rộng, chiều sâu được tính theo thước lỗ ban rơi vào cung đẹp sẽ mang lại sự thịnh vượng, hỷ sự,  tài lộc đúng như mong muốn của mỗi chủ nhà.

– Bàn thờ treo tường dành cho không gian thờ nhỏ: Chiều sâu 480mm (hỷ sự). Chiều rộng 810mm (tài vượng) hoặc 880mm (Tiến Bảo) đều đẹp.

– Bàn thờ có kích thước: Chiều sâu 495mm hoặc 560mm và chiều rộng 950mm đều mang ý nghĩa tài vượng.

– Nếu gia đình nào có phòng khách hoặc chỗ thờ rộng hơn có thể chọn bàn thờ rộng  610mm (Tài Lộc) và chiều rộng 1070mm (Quý Tử).

Với những kích thước trên gia chủ có thể đặt đồ thờ cúng cần thiết như: bát hương, mâm bồng,  bình hoa,…mà vẫn gọn nhẹ mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Kích thước tủ thờ

Kích thước tủ thờ

 

Chiều cao là một điều vô cùng quan trọng trong thiết kế thi công tủ thờ. Và kích thước chuẩn thường được đóng chuẩn theo thước lỗ ban là 127cm. Đây là chiều cao vừa đủ để cho gia chủ thuận tiện trong quá trình thắp hương, bày lễ, vệ sinh thường ngày và bao sái bát hương khi tết đến. Đồng thời giữ sự tôn nghiêm nơi không gian thờ cúng.

Đối với chiều ngang và sâu của tủ thờ, gia chủ có thể lựa chọn nhiều kích cỡ khác nhau sao cho phù hợp với diện tích sử dụng của nhà chung cư.

  • Với những căn hộ nhỏ thì chiều ngang tủ thờ là 107cm x chiều sâu 48cm, tối đa 61cm (bạn không nên để sâu hơn vì nhìn sẽ mất cân đối)
  • Các mẫu bàn thờ nhỏ gọn có chiều ngang lần lượt là 127 cm; 133 cm và chiều sâu là 61 cm hoặc 67cm.
  • Ngang 148 cm, 153 cm, 167 cm và sâu:  61cm, 67cm, 69cm sẽ phù hợp với không gian thờ có diện tích trung bình.
  • Với phòng thờ rộng thì có thể chọn chiều ngang 175cm hoặc 193cm, chiều sâu nên để 81cm, 87cm, 88cm hoặc 89cm.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ ông thần tài có những gì?

Lưu ý khi đặt bàn thờ trong căn hộ chung cư

Lưu ý khi đặt bàn thờ trong căn hộ chung cư

 

Một số lưu ý quan trọng khi đặt bàn thờ trong căn hộ chung cư bạn nên biết để tránh những điều phiền toái không đáng có ảnh hưởng đến tài lộc vận hạn của gia đình.

Không nên đặt bàn thờ ở dưới xà nhà. Vì theo quan điểm phong thủy, trên bàn thờ có xà nhà như một vật đè nén không tốt cho tài vận của gia đình. Không được kê bàn thờ cho căn hộ chung cư đối diện giường ngủ.

Không đặt bàn thờ ở trên nóc tủ quần áo. Có một số người cho rằng đặt bàn thờ ở vị trí trên cao là được. Nên đã đặt trên nóc tủ, nhưng vị vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến bát hương, chân hương dễ bị động khi ta mở tủ lấy đồ, như vậy sẽ không tốt.

Cần có tấm che phía trên trần khi đặt bàn thờ trong phòng khách để ngăn khói hương làm ố vàng cả trần nhà gây mất mỹ quan cho căn hộ.

Không đặt bàn thờ đối diện cửa chính sẽ đem lại cảm giác bất an, mang lại sự xung khắc trong các mối quan hệ của gia đình. Không nên đặt bàn thờ ngược hướng nhà sẽ làm giảm sút tài khí cho gia đình.

Sử dụng rèm hay vách ngăn nếu bàn thờ chung cư nhìn thẳng vào bếp, giường ngủ. Điều này vừa mang lại nét thẩm mỹ, riêng tư cho gia đình, lại tránh được những phiền phức không hay xảy đến.

✅✅✅ Xem thêm: Những lưu ý khi bố trí nội thất nhà thờ họ

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách bố trí bàn thờ trong căn hộ chung cư. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của nhà thờ họ. Nếu quý chủ đâu tư muốn thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp kiến tạo cho quý chủ đầu tư những không gian hoàn hảo nhất.

 

văn khấn xin chặt cây

Cách làm lễ xin chặt cây

Có những cây cổ thụ, những cây thế độc mộc nếu bạn nghĩ chặt cây là việc hết sức bình thường, vướng thì chặt bỏ không phải làm lễ cúng xin chặt cây, thì hãy đọc ngay bài viết này để tránh kẻo rước họa vào thân.

Vì sao cần làm lễ khấn xin chặt cây

Vì sao cần làm lễ khấn xin chặt cây

Những cây cổ thụ chắn trước nhà cần phải chặt bỏ để lấy lối đi

 

Cây cối là biểu hiện cho sự sinh trưởng phát triển, cây càng tươi tốt gia đình càng thịnh vượng. Đặc biệt, những cây lâu năm, cây cổ thụ là cây có thời gian sống khá dài, nó đã hội tụ được rất nhiều các nguồn năng lượng như: năng lượng địa từ trường, năng lượng vũ trụ, năng lượng địa sinh học, và các loại năng lượng có linh khí khác nhau…và nó sẽ tự tạo ra nguồn năng lượng mới đảm bảo sự ổn định cân bằng năng lượng ở khu vực xung quanh cây. Không chỉ vậy, có người còn cho rằng, những cây lâu năm to lớn, tán rộng, còn là nơi trú ngụ của các vong hồn, âm khí nhiều, chặt cây như phá bỏ nhà ở của các vong hồn.

Vậy nên, khi có dự định chặt phá cây bạn nên hết sức thận trọng. Đa phần nếu bình thường bạn thấy vướng, bất tiện thì có thể chặt bỏ. Tuy nhiên, cẩn tắc vô áy náy, chẳng may va chạm với các nguồn năng lượng gây xung đột, hoặc phá nhà của các vong hồn, động chạm tới thần linh cai quản thì rất mệt.

Nếu bắt buộc muốn bỏ thì bạn nên làm lễ khấn xin chặt cây để xin phép thần linh cai quản khu vực đó cũng như các vong hồn rời khỏi cây đến tìm nơi trú ngụ khác. Sau đó thực hiện theo chặt bỏ từng phần của cây, trước hết chặt phần ngọn, tỉa cành nhỏ để chừa lại phần thân. Trước khi đốn phần gốc, nhớ quan sát các hiện tượng xảy ra trong nhà nếu có thời gian có thể đợi trong vòng 1 tuần, không có gì bất thường thì thì tiếp tục phá dỡ, nếu không có thời gian thì bạn vẫn có thể tiếp tục chặt.

✅✅✅ Xem thêm: Có nên trồng cây bồ đề trước nhà

Lễ cúng xin chặt cây gồm những gì

Chuẩn bị lễ cúng xin chặt hạ cây cũng rất đơn giản ai cũng làm được. Gia chủ không cần sắm lễ mặn như: cúng xin lộc làm ăn, xin đỗ thi cử tại nhà, xin sửa nhà, xin chuyển bàn thờ… mà lễ cúng xin chặt cây chỉ cần thành tâm và những vật sau:

  • 01 vòng đồng,
  • 02 chén đồng,
  • 01 cành xoan tượng trưng,
  • 01 sạp đựng lễ vật,
  • 01 cột rượu;
  • 01 con heo đực
  • rượu cần,
  • trầu cau,
  • thuốc lá,
  • cơm,
  • gạo,
  • đèn cầy,
  • bông gòn…
  • Các lễ vật: rượu; heo đực, trầu cau, thuốc lá,đèn cầy, cơm, gạo, đặt trên sập tre … Cạnh mâm lễ, cắm một cành xoan, rồi treo lên đó chiếc vòng đồng và một miếng bông để biểu thị sự linh thiêng nơi thần linh trú ngụ.

Lưu ý : các lễ vật được bày để thực hiện nghi lễ cách gốc cây khoảng 10m.

 

✅✅✅ Xem thêm: Nên trồng cây gì quanh nhà thờ họ

Hướng dẫn cách làm lễ xin chặt cây

Hướng dẫn cách cúng xin chặt cây

 

Nghi thức làm lễ cúng chặt cây khá đơn giản, bạn có thể mượn thầy cúng để họ thay mặt làm lễ cúng thần Rừng, thần Núi, thần Sông, cầu xin các vị thần cho phép gia chủ được chặt hạ cây. Nghi thức cũng tương tự như nghi thức đốn cây của người Ê ĐÊ. Các bước thực hiện lần lượt theo thứ tự sau:

Bước 1: Xem giờ đẹp ngày đẹp

Bước 2: Chuẩn bị lễ cúng

Bước 3: Vào ngày đẹp giờ đẹp khi chuẩn bị đầy đủ lễ thì tiến hành cúng. Mở đầu khấn gọi tổ tiên, ông bà và các vị thần về chứng giám cho việc xin đốn, chặt cây của gia chủ.

Bước 4: Mang chén gạo và chén rượu trộn với huyết (máu) con vật dâng cúng đến gần gốc cây, rượu trộn huyết được bôi ở gốc cây, còn chén gạo sẽ được rải xung quanh gốc cây và đi ngược chiều kim đồng hồ.

Bước 5: Người thực hiện nghi thức ngồi vào vị trí đối diện với mâm lễ bắt đầu khấn thần. Lưu ý khấn mời các thần về hưởng lễ vật mừng cho gia chủ trước, sau đó mới bôi tiết heo lên lên lòng bàn tay trái và đeo vòng đồng vào tay phải của gia chủ.

Bước 6: Nghi lễ kết thúc, các thành viên trong gia đình, khách mời và họ hàng đến dự sẽ cùng uống rượu cần theo nghi thức Mnăm ring và ăn bữa cơm thân mật cùng gia chủ. Vào ngày hôm đó, mọi người sẽ không chặt cây ngay mà dành nguyên một ngày để vui với cây trước khi cây bị chặt hạ.

Việc chặt hạ cây sẽ tiến hành vào ngày hôm sau, và cây chỉ được chặt khi có sự đồng ý của thần linh, tức là khi rìu chặt vào gốc cây nhát đầu tiên sẽ không bị rớt ra ngoài.

Trên đây là bài viết lễ xin chặt cây do nhà thờ họ tổng hợp. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này của chúng tôi. Nếu quý chủ đầu tư muốn thiết kế nhà thờ họ cũng muốn xây dựng các công trình tâm linh khác có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.

bỏ bản thờ cũ

Bài văn khấn bỏ bàn thờ cũ đơn giản nhất

Khi bạn chuyển nhà mới mà không muốn dùng lại nội thất và bàn thờ cũ thì có thể làm các thủ tục xin bỏ bàn thờ cũ /bát hương cũ để thỉnh bộ đồ thờ mới. Dưới đây là cách xử lý và văn khấn bỏ bàn thờ cũ , mời các bạn cùng theo dõi.

Khi Nào Cần bỏ bàn thờ cũ

Khi Nào Cần <b>bỏ bàn thờ cũ </b> 

Với bàn thờ gia tiên, rất ít khi chúng ta bắt gặp gia chủ bỏ bàn thờ cũ , tuy nhiên bạn sẽ gặp khá nhiều trường hợp bỏ bàn thờ thần tài hoặc bàn thờ treo tường kích thước nhỏ. Việc thay bàn thờ cũ có thể được thực hiện bởi nhiều lý do khác nhau như: nó quá cũ, bị mối mọt không còn khả năng sử dụng hoặc gia chủ chuyển nhà, bán nhà…

Bên cạnh đó, bỏ cũ thay mới cũng là thủ tục có thể được thực hiện khi chủ nhà muốn trang trí lại không gian thờ cúng để bày tỏ rõ lòng thành kính, hiếu thảo đối với tổ tiên, thần linh. Việc xử lý bàn thờ và bát hương cũ phải thật cẩn thận để không kinh động, phạm đến thần linh, tổ tiên ảnh hưởng đến phúc khí của gia đình..

Thông thường, các gia đình sẽ chọn thay mới bàn thờ vào những ngày cuối năm với hy vọng xua tan những điều không may mắn, vận hạn trong năm cũ, để đón chào một năm mới với những điều tốt lành hơn. Tuy nhiên, nếu bỏ vì lý do bàn thờ cũ bị hư hỏng  mà không thể đợi đến cuối năm thì gia chủ cũng cần chọn ngày đẹp hợp với chủ nhà để mang lại điều tốt lành.

Tránh ngày tam nương, ngày không vong, sát chủ, tháng cô hồn rằm tháng 7 bởi bỏ cũ sắm mới vào những ngày này sẽ gặp xui xẻo, công việc diễn ra không thuận lợi, ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bố trí bàn thờ trong chung cư

Cách xử lý bàn thờ cũ

Bàn thờ ngũ tự là gì?

 

  • Đối với bàn thờ gia tiên khi gia chủ làm lễ khấn vái xong cũng đồng nghĩa với việc Thần linh và Gia tiên không còn ngự trên bàn thờ hoặc trên bát hương cũ nữa. Khi đó bàn thờ và bát hương không còn tính linh nghiệm nữa, các bạn có thể bỏ đi. Dựa theo ngũ hành phong thủy, để thay bàn thờ cũ đúng cách thì chủ nhà sẽ đốt bỏ bàn thờ cũ . Bởi trong ngũ hành thì bàn thờ thuộc hành Mộc khi đốt  thành tro sẽ chuyển sang hành thổ. Vì vậy, sau khi đốt bàn thờ cũ xong gia chủ có thể lấy tro chôn xuống đất hoặc thả xuống ao hồ, sông, suối…
  • Theo phong tục ngày xưa đối với bàn thờ cũ sau khi không dùng nữa tuyệt đối không được vứt bừa bãi. Các vật phẩm, đồ thờ cúng trên bàn thờ bằng gỗ, giấy thì hóa, còn lại có thể gói vào giấy đỏ, vải đỏ thả trôi sông. Thực ra phong tục này bắt nguồn từ trung quốc, và nó không còn được phổ biến rộng rãi, những hành động này sẽ góp phần hủy hoại môi trường nhanh hơn, ảnh hướng rất lớn đến hệ sinh thái.
  • Bán lại cho những cơ sở kinh doanh bàn thờ cũ, hành động này không có gì là sai cả, đồ của bạn bỏ đi nhiều khi lại là vật rất quý báu đối với người khác, việc này sẽ giúp bạn có thêm 1 nguồn thu nhập nho nhỏ, cũng góp phần không làm giảm chất thải ra môi trường. Nhưng trước khi bỏ hay bán gia chủ phải khấn vái xin phép bề trên trước rồi.

+ 3 Cách trên áp dụng cho việc ban thờ không thể dùng được nữa nếu bàn thờ vẫn còn dùng được quý gia chủ có thể bao sái lại ban thờ với 1 chút rượu và vài nhát gừng tươi quý độc giả có thể theo dõi các cách bao sái bàn thờ tại đây 

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ thần tài của chủ cũ nên bỏ đi hay giữ lại

Sắm lễ bỏ bàn thờ cũ Cách sắm lễ đi chùa gồm những gì?

 

Gia chủ có thể sắm lễ vật để thay bỏ bàn thờ gia tiên cũ, bàn thờ thần tài cũ hay bỏ bát hương cũ tùy theo điều kiện kinh tế và tâm của người làm lễ, nhưng thông thường sẽ có:

– Mâm lễ mặn: xôi, thịt gà, cơm, canh, rau xào,nếu gia chủ có điều hơn hơn có thể sắm thêm món tôm chiên, giò, chả nem…

– Trầu cau, hương, hoa, quả, vàng mã, rượu, chè, nước, gạo, muối.

Đối với đồ lễ bỏ bát hương thần tài của chủ cũ ta chuẩn bị:

– Gạo, muối, rượu

– Xôi, giò

– Mâm ngũ quả

– Trầu cau, nước trắng

– Thẻ nhang

– Tiền vàng

Và bài văn khấn bỏ bát hương cũ với nội dung chuẩn nhất được nhà thờ họ đề cập trong phần dưới đây. gia

Kết: Trên đây là bài văn khấn bỏ bàn thờ cũ và các thông tin liên quan, cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bài văn khấn bỏ bàn thờ cũ

Ai là người lau dọn bàn thờ

 

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần

– Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần

– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là: ……………………….. Ngụ tại: ……………..

Hôm nay là ngày … Tháng … Năm ..… (âm lịch), chúng con thành tâm sửa biện lễ vật, hương đăng, kim ngân, hoa tươi, quả tốt. Đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Trong suốt thời gian qua chúng con công tác, làm việc tại………. đã được sự che chở, phù trì của chư vị Tôn thần. Bây giờ, do chuyển làm việc tại cơ quan mới, bàn thờ mới đã được tập trung tại ………………………. nên chúng con xin được dỡ bỏ bàn thờ tại …………..

Hôm nay, chúng con thành tâm sắm sửa chút lễ mọn, bày tỏ lòng thành kính, xin được tạ ơn chư vị Tôn thần. Chúng con người trần mắt thịt, thành tâm sửa lễ, có gì thiếu sót, chưa phải thì kính mong các chư vị Tôn thần xá lỗi cho chúng con.

Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc được hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

 

Hy vọng với những thông tin hướng dẫn về cách bỏ ban thờ cũ phía trên quý gia chủ có thể bỏ ban thờ cũ 1 cách đùng cách. Nếu quý chủ đầu tư muốn thiết kế nhà thờ họ cũng như các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện từ thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ kiến tạo một không gian hoàn hào nhất cho quý chủ đầu tư.

nguyên tắc bố trí mộ trong nghĩa trang gia đình

Nguyên tắc bố trí mộ trong nghĩa trang gia đình

Xây dựng nghĩa trang gia đình là công việc mang ý nghĩa tâm linh hết sức quan trọng, cần được lên kế hoạch tỉ mỉ và tuân theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn phong thủy để đạt được kết quả tốt nhất. Vậy các nguyên tắc bố trị mộ trong nghĩa trang gia đình như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu dưới đây.

Ý nghĩa tâm linh của khu lăng mộ gia đình

Ý nghĩa tâm linh của khu lăng <b>mộ gia đình</b>

 

Nếu như gia đình đối với những người đang sống trên dương là nơi để trở về, điểm tựa vững chắc chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, cao quý cần phải trân trọng, giữ gìn. Thì với những người đã khuất khu lăng mộ gia đình là nơi chôn cất, yên nghỉ tập trung của ông bà tổ tiên khi mất đi. Do đó việc xây dựng lăng mộ gia đình mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp cần được các thế hệ con cháu ưu tiên xây dựng.

Thiết kế khu mộ gia đình giúp thể hiện lòng thành kính biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên đã khuất. Không chỉ vậy, xây dựng khu mộ gia đình hợp phong thủy còn mang lại nhiều may mắn, tài lộc, hạnh phúc và may mắn cho toàn thể con cháu trong gia đình.

✅✅✅ Xem thêm : Bản vẽ cad lăng mộ 

Vì sao cần tuân theo nguyên tắc bố trí mộ trong nghĩa trang gia đình ?

Vì sao cần tuân theo nguyên tắc bố trí mộ trong <b>nghĩa trang gia đình </b>?

 

Việc tuân theo nguyên tắc bố trí mộ trong nghĩa trang gia đình không chỉ mang ý nghĩa tốt đẹp biểu hiện sự thành tâm của người sống đối với những người đã mất. Mà nó còn đem lại một nguồn năng lượng vô hình giúp gia đình hưng thịnh, bình an hạnh phúc.

Thật vậy, xét theo phương diện tâm linh thì con người ta khi sống chỉ là tạm bợ, vài chục năm ngắn ngủi, nhưng khi chết đi sẽ là mãi mãi. Mà mộ phần là nơi yên nghỉ ngàn thu của người chết, nơi con cháu tưởng nhớ về người đã khuất, nên cần được bài trí khoa học, chăm chút, hương khói thường xuyên. Mồ yên mả đẹp thì con cháu mới làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.

Còn theo quan niệm Phong thủy  thì số mệnh của một con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (giờ, ngày, tháng, năm sinh), mà còn chịu ảnh hưởng của phần âm và dương, nên dân gian mới có câu: “Làm quan có mả, kẻ cả có dòng” hay “Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự” ý chỉ mồ mả của ông cha có ảnh hưởng lớn đến công danh, sự nghiệp và đời sống của con cháu.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn sửa mộ đơn giản 

Những nguyên tắc bố trí mộ trong nghĩa trang gia đình

Đặt mộ theo nguyên tắc tả nam, hữu nữ

Những nguyên tắc bố trí mộ trong <b>nghĩa trang gia đình </b>

 

Cách sắp xếp mộ trong nghĩa trang gia đình cần phải tuân thủ nguyên tắc “tả nam, hữu nữ”, nghĩa là mộ người đàn ông sẽ đặt bên trái, còn mộ phụ nữ sẽ được đặt ở bên phải. Cách bố trí như vậy giúp cho sinh khí trong mộ được thông suốt, không bị bế tắc, người đã khuất được an nghỉ, con cháu đời sau khi lập gia đình cuộc sống vợ chồng luôn được hòa thuận, êm ấm.

Đặt theo chiều khu lăng mộ

Các ngôi mộ trong lăng mộ gia đình cần phải được đặt theo chiều hướng và phương vị của tổng thể khu lăng mộ. Tránh những hướng như Phong Tụ Khí và Thiên Ngưu Thủy, bởi hai hướng này là hướng đón gió và đọng nước khiến các ngôi mộ trong lăng mộ trở nên lạnh lẽo, thiếu linh khí. Nếu được thì gia chủ có thể xem người mất kỵ hướng nào để tránh.

Đặt mộ thứ tự vai vế trong gia đình

Khi sắp xếp mộ trong nghĩa trang gia đình , các ngôi mộ phải được xếp theo thứ tự vai vế từ cao xuống thấp. Vậy nên khi thiết kế khu lăng mộ, kiến trúc sư cần tính toán, cân đối giữa yếu tố: số lượng và kích thước mộ sao cho hợp lý. Mục đích để giúp giữ đúng tôn ti trật tự lớn bé trong gia đình và gia đạo gặp nhiều may mắn.

Theo kích thước lăng mộ

Song song với việc bố trí mộ từ cao xuống thấp, gia chủ cần chú ý đến diện tích khu lăng mộ. Thông thường trong nghĩa trang gia đình , gia chủ sẽ lựa chọn những kiểu mộ có kích thước chiều cao vừa phải, dễ dàng bài trí như mộ đá, mộ một mái, mộ tròn,… Vì chúng không quá cầu kỳ, phức tạp nhưng lại tạo vẻ đẹp cân đối khi sắp xếp trong khu lăng mộ.

Kích thước các ngôi mộ cần tuân thủ chặt chẽ theo các cung đẹp của thước lỗ ban và giữa các khu mộ cần có kích thước đan xen nhau hợp lý, để khi xếp chúng với nhau nhìn sẽ không bị lệch, đảm bảo được sự hài hòa, cân đối cho tổng thể khu lăng mộ.

Những đồ vật cần thiết khi thiết kế lăng mộ gia đình

Những đồ vật cần thiết khi thiết kế lăng <b>mộ gia đình</b>

 

Để tạo thành khu lăng mộ gia đình hoàn thiện thống nhất có kết cấu chặt chẽ thì các chi tiết trong lăng cần được tính toán cụ thể. Các đồ vật thiết yếu cần có khi thiết kế lăng mộ chung là:

  • Lăng thờ hay am thờ là nơi thờ cúng chung cho toàn nghĩa trang, được bài trí bát hương, mâm bồng, lọ hoa.
  • Mộ phần của từng người
  • Lan can, tường rào:  giúp lăng mộ được quy hoạch khang trang, gọn gàng hơn.
  • Cổng khu nghĩa trang: Cổng có thể sử dụng cổng tam quan. Tại phần cổng vào sử dụng hai cột đá lớn,  trên đỉnh cột đặt 2 tượng Nghê biểu trưng cho sự bảo hộ, canh giữ sự bình yên cho toàn khu mộ. Lối đi lên lăng mộ có thể sử dụng bậc tam cấp. Hai bên bậc thềm đặt 2 tượng Rồng đá tượng trưng cho sự cao quý.
  • Cuốn thư đá, bình phong đá: Đặt cố định ở phía trước cổng ra vào, kích thước cuốn thu khu lăng mộ thường là 1270, 1470 hoặc 1660.
  • Lư hương đá…

Lưu ý cần biết khi sắp xếp mộ trong nghĩa trang gia đình

Địa hình toàn khu nghĩa trang

Lưu ý cần biết khi sắp xếp mộ trong <b>nghĩa trang gia đình </b>

 

Gia chủ nên chọn nơi có địa thế tốt để thi công nghĩa trang. Những khu đất cao nhô lên như hình mai rùa, cỏ cây tươi tốt, có lưng tựa núi, tầm nhìn trước mặt thoáng là khu đất đẹp. Trường hợp mộ đặt ở địa hình bằng phẳng thì nên chọn nơi nhô cao sẽ hấp thu được sinh khí.

Nếu như mộ được đặt ở vùng núi, thì cần được tuân theo theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Hai bên đồi núi ôm lấy mộ phần ở giữa, phía sau có núi cao che chắn, phía trước có ao hồ, sông suối..

Vị trí đặt mộ

Vị trí đặt mộ rất quan trọng trong cách sắp xếp mộ. Những ngôi mộ trong khu nghĩa trang gia đình phải được đặt tại nới đón được ánh nắng vào buổi sáng sớm giúp cân bằng âm dương, mang lại nguồn sinh khí cho ngôi mộ. Không chọn vị trí bị che chắn, khuất tầm nhìn, thiêú ánh sáng. Như vậy không tốt cho phong thủy. Đặt mộ của gia tiên ở những vị trí yên tĩnh, tránh xa đường lớn, xe cộ tấp lập, ồn ào, náo nhiệt làm quấy nhiễu âm trạch, ảnh hưởng tới không gian yên nghỉ của người đã khuất, làm giảm hồng phúc may mắn của con cháu.

Nơi đặt mộ phải có mạch nước ngầm chảy. Mạch nước không bị cắt đứt, màu nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm. Trường hợp nơi đặt mộ có long mạch bị cắt đứt sẽ ảnh hưởng tới con cháu, khiến họ bị ốm đau, bệnh tật hoặc tuyệt tự,….

 

Thiết kế lối đi trong lăng mộ

Khi thiết kế đường đi trong khu lăng mộ cần phải thông thoáng, đảm bảo các ngôi mộ có khoảng cách nhất định. Không nên đặt các ngôi mộ quá sát nhau sẽ dẫn đến không có lối đi vào dọn vệ sinh và thắp hương. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến phong thủy của nghĩa trang gia đình . Để tạo cảnh quan và sinh khí cho nghĩa trang bạn có thể trồng thêm cây xanh. Những cây nên trồng là: Cây tùng, cây đại, xương rồng, hoặc những cây cỏ xanh nhỏ.

Từ những điều trên tổng kết được, việc tuân thủ cũng như đảm bảo nguyên tắc bố trí mộ trong nghĩa trang gia đình sẽ mang tới nhiều điều may mắn, tốt lành, sức khỏe tài lộc cho con cháu. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho quý đọc giả nhiều thông tin hữu ích.

Cảm ơn quý vị đã quan tâm tới bài viết của chúng tôi. Bài viết được sưu tầm chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau, nếu trong quá trình biện soạn có gì sai xót rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình từ quý độ giả để bài viết được hoàn thiện hợn. Nếu quý chủ đầu tư nào có nhu câu thiết kế các công trình nhà thờ họ, các công trình tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com. Các kiến trúc sư của chúng tôi chắc chắn sẽ kiến tạo cho các bạn 1 không gian hoàn hảo nhất.

lễ cúng giao thừa

Bài cúng giao thừa đơn giản

Mỗi năm tết đến xuân về là lòng chúng ta lại rạo rực khuôn nguôi. Ai cũng mong muốn trở về đoàn tụ bên gia đình, ngồi bên nồi bánh chưng đỏ lửa và làm mâm cỗ cúng tất niên, cúng bao sái bát hương, cúng giao thừa…Vậy cúng giao thừa có ý nghĩa như thế nào? Cách sắm lễ và các tục lệ của ngày tết Nguyên Đán là gì? Bài viết này của thietkenhathoho.com sẽ giúp bạn tìm được đáp án.

Vì sao phải cúng giao thừa?

Vì sao phải cúng giao thừa?

 

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Đối với người Việt ta thì giây phút giao thừa là khoảnh khắc vô cùng thiêng liêng và trọng đại. Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là Trừ tịch được cử hành vào đúng lúc giao thừa  (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý ngày mùng 1 tết). Đây là nghi lễ để trừ khử ma quỷ, điềm xấu hay xui xẻo của năm cũ, chào đón một năm mới bình an sắp đến.

✅✅✅ Xem thêm: Những bài văn khấn ông công ông táo 23 tháng chạp

Ý nghĩa của lễ cúng Giao thừa ( hay Lễ Trừ tịch)

Ý nghĩa của lễ cúng Giao thừa

 

Người xưa tin rằng: Mỗi một năm sẽ có một vị Hành Khiển trông coi việc nhân gian, hết năm thì vị Thần năm cũ sẽ bàn giao lại công việc cho thần năm mới, nên phải cúng giao thừa ngoài trời để tiền thần cũ và đón thần mới. Có 12 vị Hành Khiển và 12 vị Phán Quan (Phán Quan là thần giúp việc cho thần Hành Khiển). Mỗi vị làm một năm dưới nhân gian và cứ sau 12 năm lại có sự luân phiên trở lại. Vương hiệu của 12 vị Hành Khiển, Phán Quan là:

  1. Năm Tý: Chu Vương Hành khiển, Lý Tào phán quan, Thiên Ôn hành binh chi thần.
  2. Năm Sửu: Triệu Vương Hành khiển, Khúc Tào phán quan, Tam Thập lục Thương hành binh chi thần.
  3. Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, Tiêu Tào phán quan, Mộc Tinh hành binh chi thần.
  4. Năm Mão: Trịnh Vương Hành khiển, Liễu Tào phán quan, Thạch Tinh hành binh chi thần.
  5. Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hỏa Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.
  6. Năm Tỵ: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.
  7. Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Ngọc Tào phán quan, Thiên Mao hành binh chi thần.
  8. Năm Mùi: Tống Vương Hành khiển, Lâm Tào phán quan, Ngũ Đạo hành binh chi thần.
  9. Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Tống Tào Phán quan, Ngũ Miếu hành binh chi thần.
  10. Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Cự Tào phán quan, Ngũ Nhạc hành binh chi thần.
  11. Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thành Tào phán quan, Thiên Bá hành binh chi thần. 
  12. Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Nguyễn Tào phán quan, Ngũ Ôn hành binh chi thần,.

Trong các bài văn khấn giao thừa, khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các quan Hành khiển và Phán quan ở trên. Năm nào thì khấn với danh vị tương ứng.

Ngoài việc cúng giao thừa ngoài trời, các gia đình còn làm lễ cúng trong nhà để báo cáo tổ tiên, cầu mong bình an, may mắn.

Ở nhà chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời?

Ở nhà chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời?

 

Nếu gia chủ ở chung cư, thì không nhất thiết phải cúng giao thừa ngoài trời vì chung cư có rất nhiều hộ gia đình sinh sống, không có sân riêng. Mà việc cúng ngoài trời cần đảm bảo 3 yếu tố Thiên – Địa – Nhân, nghĩa là bạn cần đặt lễ vật gần với mặt đất, chứ không được lơ lửng trên tầng lầu cao của chung cư được. Không chỉ vậy, việc phòng cháy chữa cháy ở chung cư rất nghiêm ngặt, mỗi gia đình đều cần có ý thức chung để tránh sự cố hỏa hoạn do đốt vàng mã gây lên.

Để con cháu hiểu được ý nghĩa của việc cúng tất niên, có không khí đón giao thừa, gia chủ có thể xuống dưới sân chung của nhà chung cư để bày lễ cúng (nếu ban quản lý cho phép). Khi thắp hương gia tiên trong nhà chung cư cần tránh xa khu vực nhà bếp và các khu vực đón gió.

Đặt đồ giấy tránh xa ngọn lửa. Gia chủ không nên dùng nến cây, bởi gió dễ tắt hoặc đổ gây hỏa hoạn, mà hãy dùng nến cốc, đặt trên một cái đĩa có nước, khi làm xong phải thổi tắt nến để đảm bảo an toàn. lễ xong phải thổi tắt nến đi.

Hạn chế tối đa sử dụng hương vòng vì không gian kín của chung cư không thoáng khí, không tốt cho hô hấp của trẻ nhỏ. Khi thắp hương nên mở tất cả cửa chính, cửa sổ trong nhà để lưu thông không khí

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn rằm tháng 8 đơn giản

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

 

Theo phong tục truyền thống của Việt Nam thì lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ được tiến hành trước, sau đó mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà. Bài cúng giao thừa ngoài sân là để tế lễ đón và tiễn đoàn sứ Phán Quan – Quan Hành Khiển mới và cũ. Còn lễ trong nhà để dâng hương cầu thỉnh đón ông bà về vui vầy cùng con cháu.

Lễ vật cúng trong nhà cần bày biện gọn gàng trên bàn thờ, lễ ngoài sân cũng chuẩn bị đầy đủ đặt lên trên chiếc bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Vào đúng thời điểm giao thừa, người làm lễ phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án. Hết 3 tuần hương thì hoá sớ, giấy viết văn khấn và vàng mã. Khi làm lễ ngoài trời xong, gia chủ quay lên thắp hương và đọc văn khấn trên bàn thờ gia tiên.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn cô hồn tháng 7

Cúng giao thừa ngoài trời

Mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì

Mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì

 

Lễ cúng giao thừa ngoài trời cần: Lễ chay: Hương, hoa, đèn, nến, trầu cau, quần áo, mũ hài thần linh (mỗi năm sẽ chọn một màu quần áo mũ hài khác nhau) bánh, kẹo, mứt, oản, lẻ…và mâm lễ mặn với gà trống luộc, thủ lợn luộc, xôi, bánh chưng…

✅✅✅ Xem thêm: Cách sắp lễ cúng khai trương công ty

Cách bày mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời chuẩn nhất

Mâm cỗ cúng nên đặt ở giữa sân. Những gia đình nào không có sân thì có thể bày biện mâm lễ ngoài cửa chính.

Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Thật ra cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có người cho rằng hướng Đông Bắc rất tốt (bởi hướng Bắc cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử). Cũng có gia chủ lựa chọn đặt mâm lễ ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần. Hướng Đông tượng trưng cho thần tài, khi cúng người khấn quay mặt theo hướng đó sẽ đón được vượng khí cầu được tài lộc, sức khỏe và mọi điều như ý.

Cách bày mâm lễ chay

Với lễ chay hay mặn thì gia chủ đều chuẩn bị chiếc bàn vững chãi, mặt bàn đủ lớn để bày lễ vật, sau đó trải một tấm vải sạch rồi đặt mâm lễ lên.

Sắp xếp mâm lễ:

  • Ta đặt xôi và bánh kẹo vào giữa mâm, đặt tiền vàng, gạo muối ở bên cạnh.
  • Rượu ở phía trước mâm lễ.
  • Bên cạnh phía tay trái mâm lễ đặt nước ngọt, bia.
  • Đèn/nến được đặt ở bên phải mâm lễ.
  • mũ cánh chuồn, lọ hoa và sớ khấn đặt bên cạnh mâm.
  • Chuẩn bị chén gạo thay cho bát hương, khi hương cháy cắm vào gạo và mâm lễ quay phần ngọn hương cháy ra ngoài.

Cách bày mâm lễ mặn

  • Gà luộc miệng ngâm 1 bông hoa hồng đặt vào giữa mâm, đầu quay hướng đầu ra phía ngoài vành mâm.
  • Bánh chưng: Bóc vỏ nhưng không cắt miếng, đặt bên cạnh đĩa gà. Nếu dùng xôi gấc thì thay vị trí bánh chưng.
  • Khoanh giò lụa: đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.
  • Hoa quả: Để phía sau đĩa bánh chưng và gà.
  • Rượu, nước đặt trước mâm lễ.
  • Trầu cau, vàng mã đặt trên vành mâm.
  • Gạo, muối đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Đèn, nến đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Mũ cánh chuồn có thể để bên cạnh hoặc phía sau mâm lễ.
  • Lọ hoa tươi để bên cạnh.
  • Cắm hương cháy vào ca gạo, đĩa xôi hoặc để dưới mâm.

Bài cúng giao thừa ngoài trời

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Con kính lạy ngài đương niên thiên quan Ngụy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Hổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Tân Sửu với năm Nhâm Dần

Chúng con là: …, sinh năm: …, hành canh: … tuổi, cư ngụ tại số nhà:…, ấp/khu phố:…, xã/phường …, quận/huyện/ thành phố …, tỉnh/thành phố …

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng-đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Lễ cúng giao thừa trong nhà

Lễ cúng giao thừa trong nhà

 

Cúng giao thừa trong nhà là một nghi lễ trang trọng và thành kính, toàn thể  thành viên trong gia đình đứng trước bàn thờ gia tiên để cầu khấn cho một năm mới mạnh khỏe, mọi sự bình an, công việc hanh thông, may mắn tốt lành.

Sắm lễ

Lễ vật cúng giao thừa trong nhà cũng tương tự như sắm lễ ngoài trời, có cỗ mặn, cỗ chay: bánh kẹo, ngũ quả, đèn nến, trầu cau, rượu, vàng mã, Không có quần áo, mũ ngựa thần linh như ngoài sân.

Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương và đọc văn khấn giao thừa trong nhà dưới đây:

✅✅✅ Xem thêm : Cách sắm lễ đi phủ tây hồ

Văn khấn giao thừa trong nhà

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút giao thừa năm cũ Tân Sửu với năm Nhâm Dần.

Chúng con là :…sinh năm: …, hành canh: …tuổi, ngụ tại số nhà …, ấp/khu phố …, xã/phường…, quận/huyện/thành phố …, tỉnh/thành phố …

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Sau khi hết 3 tuần hương thì hóa vàng mã dâng cúng.

Những lưu ý khi cúng giao thừa

Cúng giao thừa là nghi thức vô cùng linh thiêng, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng tươm tất. Mặc dù có thể tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của gia đình, nhưng cả năm mới có 1 lần, báo cáo thành quả của cả một năm lao động gia chủ cũng không nên chuẩn bị quá sơ sài quá.

Tùy phong tục của từng địa phương, vùng miền mà mâm cỗ cúng khác nhau nhưng cơ bản cần có muối gạo, hoa quả, hương, đèn, trà rượu,  xôi, bánh chưng,…

Vào đêm cúng giao thừa, người trong gia đình cần hòa thuận không cãi vã, to tiếng với nhau, tránh làm đổ vỡ đồ vật, không tốt.

Không soi gương vào đêm giao thừa vì như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ, đồng thời khiến cả năm gặp nhiều điều không may.

✅✅✅ Xem thêm: Những lưu ý khi thờ thần Phát

Tục lệ trong đêm giao thừa

Vào đêm giao thừa bước sang năm mới, mỗi nơi có một tục lệ khác nhau. Dưới đây là những tục lệ cổ truyền trong ngày Tết truyền thống của Việt Nam.

Chọn hướng xuất hành

Vào lần ra khỏi nhà đầu tiên trong năm (tức là từ giờ Tý trở đi của năm mới), trước khi ra khởi hành, mọi người cần chọn giờ đẹp, hướng xuất hành hợp tuổi để gặp điều may mắn, hạnh phúc cả năm.,

Đi lễ chùa, đền, đình cầu bình an

Sau khi cúng Giao thừa ở nhà xong, mọi người thường đi lễ ở các đình, chùa, miếu, điện để xin quẻ đầu năm, cầu phúc và cầu may xin Thần, Phật phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, triệu triệu bất ngờ, ngân vang hạnh phúc..

Hái lộc đầu năm

Theo quan niệm của dân gian, khi đi lễ chùa đầu năm mọi người sẽ bẻ một cành lá nhỏ gọi là hái lộc đầu năm, với ý nghĩa mang lộc của Thần Phật về nhà. Cành lộc này sẽ được trưng trước bàn thờ gia tiên cho tới khi tàn khô mới bỏ.

Tuy nhiên ngày nay, hái lộc cũng rất đa dạng. Bạn có thể xin hương lộc tại đình, đền, chùa. Bằng cách đốt một cây hương lớn hoặc một nắm hương đứng khấn vái trước bàn thờ chùa, đình, đền và mang hương đó về cắm tại bát hương Tổ tiên hay Thổ Công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt, lấy lửa từ các nơi thờ tự mang về, tức là bạn đang xin Phật Thánh phù hộ cho gia đình được phát đạt, tài lộc quanh năm.

Hoặc bạn có thể mua cây mía lộc, ngô lộc, hái cành lộc tại kho bạc, mua bóng bay có màu đỏ…đều được.

Xông nhà năm mới

Người đầu tiên bước vào nhà sau 12h đêm giao thừa tức là người xông nhà năm mới. Nhiều gia đình lựa chọn trước người hợp tuổi với chủ nhà, vía tốt, làm ăn giỏi nhờ xông nhà lấy may. Nếu thành viên trong gia đình muốn tự xông nhà thì cũng chọn người con hợp tuổi với bố (cần ra khỏi nhà trước 12h sau đó qua 12h thì về đem theo cành lộc, hương lộc… đã nói phía trên về xông nhà.

Tục mua muối đêm giao thừa

Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi là tục lệ truyền thống đến nay vẫn được nhân dân duy trì. Mua muối với mục đích xua đuổi tà ma, xui xẻo. Bên cạnh đó còn thể hiện sự gắn kết các thành viên trong gia đình, mong muốn con cái khỏe mạnh, gia đình êm ấm.

Chúc Tết

Gửi đến lời chúc Tết đến những người thân yêu của bạn trong dịp đầu năm mới là điều không thể thiếu. Câu chúc vừa thể hiện tình cảm của bạn tới người thân vừa mong muốn họ gặp được nhiều điều may mắn, thành công như lời chúc. Vậy nên, Tết năm nay bạn nhớ gửi lời chúc đến các thành viên trong gia đình đồng nghiệp và những người bạn nhé!

✅✅✅ Xem thêm: bài cúng hóa váng ngày tết

✅✅✅ Xem thêm: Tết đoan ngọ cúng gì ?

Trên đây là những thông tin liên quan đến lễ cúng giao thừa. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của nhà thờ họ. Nếu quý chủ đầu tư cần tư vấn thiết ké nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chứng tôi sẽ tư vấn cho quý chủ đầu tư nhanh nhất.

bài văn khấn phủ tây hồ

Những bài khấn xin lộc ở Phủ Tây Hồ ngắn gọn nhất

Bạn đang chuẩn bị đi lễ phủ Tây Hồ để cầu may và bình an, nhưng không biết trình tự lễ, cách sắm lễ và văn khấn phủ Tây Hồ như thế nào. Vậy hãy cùng nhà thờ họ tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

phủ Tây Hồ ở đâu?

<b>phủ Tây Hồ </b> ở đâu?

 

phủ Tây Hồ tọa lạc trên bán đảo của làng Nghi Tàm, nằm giữa Hồ Tây, thuộc phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội. Phủ thờ công chúa Liễu Hạnh – một trong những vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Tương truyền phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 nhưng cũng có thể có muộn hơn. Vì trong các sách di tích của Thăng Long – Hà Nội cổ ra đời đầu thế kỷ 20 như Thăng Long cổ tích khảo, Tây Hồ chí, Long Biên bách nhị vịnh, Hà Thành linh tích cổ lục,…đều không có ghi chép về di tích này.

✅✅✅ Xem thêm: Nguồn Gốc của ngày giỗ tổ Hùng Vương

phủ Tây Hồ thờ ai?

<b>phủ Tây Hồ </b> thờ ai?

 

phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh công chúa tức Quỳnh Nga – con gái thứ hai của Ngọc Hoàng. Vì làm vỡ cái ly ngọc quý nên bị đày xuống trần gian. Xuống hạ giới nàng đi chu du khám phá khắp mọi miền, khi qua đảo Tây Hồ phát hiện ra đây là nơi có địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương.

Vị tiên nữ này đã giúp dân an cư lập nghiệp, diệt ma diệt quái, trừng phạt tham quan. Đến triều Nguyễn, bà được vua phong làm “mẫu nghi thiên hạ”, chính là một trong bốn vị thần “Tứ bất tử” của Việt Nam.

Cũng theo truyền thuyết, như nhân duyên dẫn lối Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong một lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp bèn ghé vào thăm quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, 2 người cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” vẫn còn lưu truyền mãi đến ngày nay. Không biết Tiên chúa đã ở đây bao lâu, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm người thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ ông đã cho lập đền thờ người tri âm.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn đền Mẫu Đông Cuông

Thời gian mở cửa phủ Tây Hồ

Thời gian mở cửa <b>phủ Tây Hồ </b>

 

Vào ngày bình thường, phủ Tây Hồ mở cửa từ 5h – 19h tối để đảm bảo thời gian thờ cúng và tham quan của các du khách.

Trong 2 ngày lễ chính (ngày 03/03 và 13/8 âm lịch) Phủ sẽ đóng cửa muộn hơn vì số lượng khách đến làm lễ và tham quan động hơn so với những ngày thường.

Đặc biệt vào dịp tết cổ truyền hàng năm số lượng khách đến đền cầu may đông nhất. Vì vậy mọi người cần sắp xếp cho mình thời gian đi lễ một cách hợp lý nhất.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn đền Ứng Thiên Láng Hạ

Vì sao nên đi lễ ở phủ Tây Hồ

Vì sao nên đi lễ ở <b>phủ Tây Hồ </b>

 

phủ Tây Hồ là một trong những phủ thờ Mẫu linh thiêng bậc nhất của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng. Theo quan niệm dân gian đến phủ Tây Hồ cầu may và tài lộc rất linh nghiệm. Kiến trúc phủ lại rất độc đáo. Do vậy mà hàng năm có rất nhiều du khách khắp nơi đã đi lễ thắp hương tại đây.

Không chỉ vậy, trong Phủ có thờ ba pho tượng nữ thần đặt song hành: Vị mặc áo xanh lá cây là Mẫu Thượng Ngàn tượng trưng cho rừng xanh, nơi con người xưa sinh sống bằng các loại rau củ; Vị mặc áo trắng là Mẫu Thoải (thủy) tượng trưng cho nước; Vị mặc áo vàng là Mẫu Địa tượng trưng cho đất. Ba vị mẫu này hợp thành Tam phủ tương ứng với quá trình tiến hóa của cư dân Việt.

Từ rừng núi, sông suối xuống đồng bằng định cư lâu dài trồng lúa nước. Theo truyền thuyết, cai quản thiên phủ có thiên quan ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa quán giúp xóa bỏ tội lỗi cho con người, cai quản thủy phủ có thủy quan giúp cởi bỏ khó khăn, chướng ngại cho con người. Với sức mạnh huyền bí xóa tội, ban phước, giải trừ khó khăn trên nên Phủ rất hấp dẫn khách thăm quan.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn Quốc Mẫu Tây Thiên

Cách sắm lễ phủ Tây Hồ

Cách sắm lễ <b>phủ Tây Hồ </b>

 

Mỗi địa điểm linh thiêng đều có nét độc đáo và phong cách thờ cúng khác nhau, phủ Tây Hồ cũng vậy. Theo đó, khi sắm lễ vào phủ, bạn cần lưu ý một điều sau đây để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ, mất đi sự linh thiêng.

– Lễ vào điện chính thắp hương phải là lễ chay gồm hương (nhang), trái cây, hoa tươi, bánh kẹo…Tuyệt đối không dâng lễ mặn. Không chuẩn bị tiền thật, tiền âm phủ, vàng mã để dâng cúng vào hương án chính diện. Nếu lễ tiền thật bạn nên bỏ vào hòm công đức.

– Lễ mặn: xôi, giò, thịt gà…nấu chín và vàng mã: đặt ở ban thờ đức ông, thánh mẫu hay các ban thờ thần linh.

– Tại lầu cô, lầu cậu lễ cần chuẩn bị là: hoa quả, hương, mũ áo, gương lược,…

Trước khi tới thắp hương ở phủ Tây Hồ , bạn nên ăn chay, làm việc thiện để việc cầu nguyện dễ linh ứng.

 

✅✅✅ Xem thêm: Cách sắm lễ và đền mẫu quốc Tây Thiên

Trình tự lễ các ban tại phủ Tây Hồ

Trình tự lễ các ban tại <b>phủ Tây Hồ </b>

 

phủ Tây Hồ gồm 4 ban là Phủ chính, Điện Sơn trang, Lầu Cô, Lầu Cậu khi đi lễ ta cần đi theo trình tự sau:

* Đầu tiên làm lễ ở Phủ chính. Phủ chính được chia làm 3 lớp:

– Lớp đầu tiên thờ Tứ phủ vạn linh, Tam phủ công đồng và Hội đồng các quan.

– Lớp thứ hai là cung Tam toà. Ban thờ này chỉ có ngai chứ không có tượng.

– Lớp thứ ba thờ  Mẫu hay Tam tòa Thánh Mẫu.

Nơi thâm nghiêm và sâu nhất của Phủ chính là hậu cung, ở giữa là ban thờ Mẫu hay Tam Tòa Thánh Mẫu. Mẫu Liễu Hạnh đặt ở giữa, mặc áo đỏ, trùm khăn đỏ. Bên trái là Mẫu Thượng Ngàn. Bên phải chính là Mẫu Thoải. Du khách lễ ở ban này trước.

Nối tiếp ra bên gian ngoài là ban thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu cùng hội đồng các quan, quan Hoàng Mười, quan Hoàng Bảy.

* Tiếp theo lễ ở Điện Sơn Trang

Điện Sơn Trang đặt bên phải phủ chính là nơi thờ Thượng Ngàn Thánh Mẫu, vị mẫu đứng ngôi thứ 2 trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Điện còn có chầu lục chầu bé và 12 cô sơn trang đi theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Phía dưới của ban thờ Công Đồng là Hạ Ban đặt tượng Ngũ Hổ. Hai ông Lốt – Rắn màu trắng và màu xanh, quấn quanh hai thanh xà ngang thuộc tầng cao nhất của điện. Điện này là nơi du khách cần lễ sau khi đã hoàn thành lễ tại phủ chính.

* Cuối cùng lễ ở lầu cô, lầu cậu

Lầu cô lầu cậu nằm bên ngoài tả hữu của phủ chính. Đây là nơi thờ những người cận hầu của quan trong Phủ. Sau khi lễ ở Phủ chính và  Điện Sơn Trang, du khách sẽ tiếp tục lễ ở đây.

✅✅✅ Xem thêm: trình tự lễ giỗ tổ Hùng Vương

Những lưu ý khi đi lễ tại phủ Tây Hồ

Đi phủ Tây Hồ là để cầu may mắn và bình an. Nhưng khi đến đây bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi đi lễ cần ăn mặc giản dị, gọn gàng, sạch sẽ, không mặc quần cộc, váy ngắn
  • Dâng lễ và thắp hương đúng theo thứ tự
  • Dùng 2 tay dâng lễ
  • Nên tự làm lễ chay, lễ mặn tại nhà để bày tỏ lòng thành.
  • Không dâng cỗ mặn và vàng mạ vào ban thờ Phật.
  • Hạ lễ theo thứ tự từ ban ngoài vào ban chính. Còn hóa vàng thì ngược lại từ ban chính ra các ban khác.
  • Không nói chuyện bình phẩm về mọi thứ khi đang trong Phủ…
  • Sử dụng đồ của Phủ như ăn uống thụ lộc dù ít hay nhiều cũng nên lưu công đức.
  • Không để trẻ em chạy nhảy, nghịch ngợm các đồ tế và tượng …

Văn khấn phủ Tây Hồ

Hương tử chúng con kính lạy:

– Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hòa Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”

– Mẫu Đệ nhất thiên tiên!

– Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!

– Mẫu Đệ tam thủy cung!

Hương tử con là: …………………………………………………………………….

Ngụ tại: ……………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày: ……………………………………………………………………

Tại: phủ Tây Hồ phường Quảng Bá, Quận Tây Hồ.

Thành tâm kính dâng lễ vật: ……………………………………………………….

Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bách sự như ý….

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu.

Bài văn khấn ban công đồng ở phủ Tây Hồ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế.

Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu.

Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh.

Con lạy Tứ phủ Khâm sai.

Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh.

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng.

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô.

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu.

Con lạy cộng đồng các Giá, các Quán, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con về đây… Thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Bài văn khấn ban sơn trang ở phủ Tây Hồ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức chúa Thượng Ngàn đỉnh thương cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương ngọc điện hạ.

Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản ba mươi sáu cửa rừng mười hai cửa bể.

Con kính lạy chư Tiên, chư Thánh chư Thần, Bát bộ Sơn trang, thập nhị Tiên Nàng, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà Đại tướng.

Hương tử con là:…

Ngụ tại:…

Nhân tiết… Chúng con thân đến phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, phù hộ độ trì cho chúng con cùng cả gia quyến chín tháng đông, ba tháng hè được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Bài văn khấn mẫu ở phủ Tây Hồ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hương tử (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Hương tử con đến nơi… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

 

Trên đây là cách sắm lễ, những lưu ý và văn khấn phủ Tây Hồ . Cảm ơn quý vị và các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu có nhu cầu thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc có liên quan xin liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com

3 hũ gạo muối nước là gì?

3 hũ gạo muối nước trên ban thờ có ý nghĩa gì?

Mách bạn cách đặt 3 hũ gạo, muối, nước trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật, bàn thờ thần tài chuẩn nhất, đem lại may mắn và bình an cho đại gia đình.

3 hũ gạo, muối, nước là gì?

3 hũ <b>gạo, muối, nước </b> là gì?

Ba hũ gạo, muối, nước  

3 hũ gạo, muối, nước hay còn được gọi với cái tên chóe thờ là đồ vật không thể thiếu trên bàn thờ Phật, gia tiên, thần tài. Ba chóe này dùng để đựng gạo trắng, muối và nước sạch –  những thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của con người và vong linh cõi âm.

Chất liệu làm hũ thường là gốm sứ truyền thống, với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, phù hợp với nhiều loại bàn thờ như: tủ thờ, bàn thờ tam cấp, bàn thờ ngũ cấp, án gian thờ…

✅✅✅ Xem thêm: Lau dọn bàn thờ bằng nước gì ?

Ý nghĩa của 3 hũ gạo, muối, nước trên bàn thờ

Nước, gạo, muối là những thực phẩm không thể thiếu trong đời sống thường nhật của con người. Nó được xem là vật phẩm đại diện cho nhiều sự sung túc, ấm no đầy đủ, cát lành của cả gia đình. Đặt ba vật này lên bàn thờ không chỉ tượng trưng cho lòng thành của gia chủ với Thần Phật, tổ tiên những người đã khuất, mà còn bắt nguồn từ những ý nghĩa vô cùng thiết thực gắn liền với thực tiễn cuộc sống và quan niệm phong thủy học truyền thống.

Hũ muối

Ông bà ta vẫn thường nói “Đầu năm mua muối – cuối năm mua vôi”. Điều này đã thể hiện được phần nào ý nghĩa và giá trị của muối mang lại cho con người. Muối là một khoáng chất tượng trưng cho ý chí trong sạch, sự mạnh mẽ. Việc chúng ta thờ cúng và đặt hũ muối lên bàn thờ đồng nghĩa với việc mong muốn cuộc sống sạch sẽ, thanh cao, mạnh mẽ, gia đạo hưng thịnh.

Hũ gạo

Gạo là thực phẩm vô cùng cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của con người. Việc sử dụng gạo để thờ cúng như một cách thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc bề trên. Và là một lời cảm ơn gửi đến các vị Thần Phật đã ban cho con người một nền văn minh lúa nước.

Hũ nước

Cơm chúng ta không ăn 7 ngày, chứa nước không thể thiếu trong 3 ngày. Nói vậy để thấy nước là một nguồn sống mãnh liệt mang sự thuần khiết, trong sạch và thanh cao. Việc đặt hũ nước trên bàn thờ thể hiện ước nguyện mong tâm hồn luôn được an yên, thanh tịnh để vượt qua mọi cám dỗ, khó khăn trong cuộc sống.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bài trí bàn thờ tam cấp

Cách đặt ba hũ gạo, muối, nước trên ban thờ

Mỗi một vật phẩm trên bàn thờ đều tuân theo quy tắc và vị trí khác nhau. Tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào độ rộng hẹp, kích thước bàn thờ của bàn thờ để căn chỉnh cách đặt cho phù hợp. Dưới đây chính là cách đặt 3 hũ gạo, muối, nước chuẩn phong thủy, đem lại may mắn cho gia chủ.

Cách đặt ba hũ <b>gạo, muối, nước </b> trên ban thờ

 

Chủ nhà có thể đặt ba hũ muối gạo nước nước thành hình hình tam giác (như sơ đồ trên) hoặc hàng ngang. Theo thứ tự nước sẽ ở chính giữa, gạo muối ở 2 bên. Mỗi chóe thờ cách nhau 5 – 8cm.

Đối với bàn thờ gia tiên: Ta đặt 3 hũ muối gạo nước hoặc 1 cặp muối gạo hay nước muối là đủ. Bạn có thể đặt 2 – 3 hũ ở phía trước bát hương, sau mâm quả.

Ban thờ Thần Tài thổ Địa: Hũ gạo, muối, nước được xếp theo hình tam giác, sau bát hương. và giữa hai ông Thần Tài và thổ Địa.

Bàn thờ Phật: Đặt một hũ nước sạch thể hiện sự thanh tịnh là đủ.

✅✅✅ Xem thêm: cách bài trí bàn thờ phật tại gia

Khi nào nên thay hũ gạo, muối, nước

Gạo, muối, nước đều là thực phẩm hàng ngày, khó tránh khỏi các tác động của độ ẩm, nhiệt độ…của môi trường. Nên tốt nhất từ 2 đến 3 tuần hay khoảng một tháng, chủ nhà nên tiến hành thay nguyên liệu cho các hũ vật phẩm trên bàn thờ.

Để không ảnh hưởng đến lộc khí – hỷ tài, khi thay, gia chủ chỉ nên đổ một nửa gạo và muối từ hũ ra, rồi cho thêm gạo, muối vào các hũ chứa vật phẩm.

Gạo hay muối hạ từ bàn thờ xuống, ta đều có thể dùng để chế biến như thực phẩm hàng ngày để lấy may.

Lưu ý khi đặt gạo, muối, nước trên ban thờ

Việc thờ cúng là việc vô cùng quan trọng cần làm đúng cách và thật thành tâm. Việc đặt hũ gạo muối lên bàn thờ cần phải lưu ý những vấn đề như sau:

 

Lưu ý khi đặt <b>gạo, muối, nước </b> trên ban thờ

Nên chọn kích thước các hũ gạo, muối, nước phù hợp với từng không gian và diện tích bàn thờ của mỗi gia đình.

– Cần chọn gạo ngon, mới; nước lọc, muối sạch, không dính tạp chất bẩn để cho vào hũ thờ.

– Chóe thờ nên được mua ở nơi uy tín, đảm bảo chất lượng. Chóe có miệng nhỏ, bụng phình to để hút tài lộc, may mắn.

– Hũ gạo, muối, nước là đồ thờ riêng không sử dụng thành đồ sinh hoạt chung cho gia đình.

– Không dùng hũ bị sứt mẻ, men kém ố vàng.

– Nên chọn các hũ có hoa văn may mắn và đẹp mắt như: hoa mai, hoa sen,  long phụng…

✅✅✅ Xem thêm: những lưu ý khi thờ thần Phát

Trên đây là bài viết 3 hũ gạo, muối, nước và các thông tin liên quan đến bài trí, ý nghĩa của chúng trong văn hóa thờ cúng. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của thietkenhathoho.com. Nếu có nhu cầu thiết kế thi công các công trình nhà thờ họ, các công trình tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn có được công trình như ý.

Những mẫu bàn thờ thiên chúa giáo đẹp

Những thông tin về bàn thờ thiên chúa giáo

Bàn thờ thiên chúa giáo là mẫu bàn thờ không thể thiếu trong gia đình của mỗi giáo dân theo Đạo Thiên Chúa. Vậy bạn có biết tầm quan trọng của bàn thờ chúa trong nhà và có nên đặt bàn thờ chúa cùng bàn thờ gia tiên hay không? Mẫu bàn thờ công giáo nào đang thịnh hành nhất hiện nay. Nếu bạn quan tâm vấn đề này hãy tìm hiểu ngay nội dung bài viết của thietkenhathoho.com dưới đây.

Tầm quan trọng của bàn thờ chúa trong nhà

Tầm quan trọng của bàn thờ chúa trong nhà

 

bàn thờ thiên chúa giáo tại gia

Bàn thờ thiên chúa giáo hay còn gọi là bàn thờ công giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống của người dân theo đạo Thiên chúa. 

Theo nghiên cứu các chuyên gia thì bàn thờ công giáo là một bàn tiệc của Chúa. Ở đó, Hy lễ thánh giá sẽ được thực hiện dựa trên dấu bí tích xuất hiện trên bàn thờ.  bàn thờ công giáo được xem là hình ảnh biểu tượng cho sự hiện diện của Chúa ngay tại cộng đồng giáo dân của mình. Việc các giáo dân thực hiện dâng lễ đến Chúa thể hiện sự gắn kết cũng như tạo cầu nối giữa con người và Chúa, cầu mong Chúa sẽ phù hộ cho họ có một cuộc sống tốt ấm no, tốt đẹp hơn.

Hiện nay, có rất nhiều mẫu bàn thờ chúa đẹp khác nhau. Thế nhưng, cho dù là bàn thờ chúa mini hay bàn thờ công giáo hiện đại thì ý nghĩa của bàn thờ thiên chúa giáo vẫn không thay đổi, và luôn vẹn nguyên các giá trị và ý nghĩa cao cả. Đây chính là ánh sáng soi rọi đường đi của mỗi giáo dân, dù ở phương trời xa xôi nào thì trong thâm tâm họ vẫn luôn hướng về Chúa với sự tôn kính thông qua bàn thờ công giáo .

Sự xuất hiện của bàn thờ chúa trong nhà chính là tạo dựng một đức tin trong mỗi giáo dân, hướng con người ta đến những điều tốt đẹp. Thông qua đó, họ cũng muốn có thể gạt bỏ được những tội lỗi, sai lầm của mình để đến gần hơn với sự thánh thiện cũng và tình yêu thương của Chúa.

✅✅✅ Xem thêm: Những cách bài trí bàn thờ tại nhà

Bàn thờ công giáo và bàn thờ gia tiên có nên đặt cùng nhau không

Có những lời đồn không đúng sự thật rằng, người theo đạo sẽ không bao giờ thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, .. Điều này là hoàn toàn sai lầm.  Bởi ngoài việc đặt bàn thờ chúa tại phòng khách, những gia đình theo đạo vẫn dành khu vực để thờ cúng gia tiên. Đây là nơi để di ảnh của người thân đã khuất, nhằm bày tỏ lòng thành kính. Ngoài ra, họ không thờ cúng thêm bất kỳ thần linh nào khác.

Vị trí đặt bàn thờ công giáo phải là nơi trang trọng nhất ở trong ngôi nhà. Nếu đặt ở phòng khách phải lựa chọn vị trí hết sức cẩn thận.

– Không đặt bàn thờ công giáo cạnh nhà vệ sinh, phòng tắm hay cửa chính có nhiều người đi ra đi vào.

– Bàn thờ chúa cần để sát với tường, có điểm tựa chắc chắn. 

– Nên lau dọn bàn thờ thường xuyên, giữ bàn thờ được sạch sẽ để thể hiện sự tôn kính và trang trọng nhất.

Bên cạnh bàn thờ thiên chúa giáo thì trong nhà sẽ có bàn thờ tổ tiên. Vì thế mà trong quá trình đặt bàn thờ công giáo , gia chủ cũng cần sắp xếp thêm một bàn thờ để thờ cúng gia tiên.

Lưu ý rằng bàn thờ gia tiên để thờ cúng ông bà tổ tiên cần phải được đặt dưới bàn thờ Chúa, hoặc đặt bên cạnh trái, cạnh phải không nên đặt bàn thờ gia tiên cao hơn bàn thờ Chúa.

Ngày giỗ gia đình có thể cúng giỗ theo phong tục tập quán của địa phương sở tại, chứ không nhất thiết phải bỏ những buổi lễ này, chỉ cần loại bỏ việc mê tín dị đoan như xem bói, đốt vàng mã…là được. Những việc như thắp hương, đốt đèn, nến trên bàn thờ gia tiên, hay vái lạy trước bàn thờ đều là điều được làm, nó thể hiện sự hiếu thảo của con cái với tổ tiên.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ gia tiên miền Nam được bố trí như thế nào ?

Đồ vật nên có trên bàn thờ Chúa

Bàn thờ Chúa gồm có ảnh hoặc bức tượng chúa Giêsu, đức mẹ Maria và thánh Giuse; hoa tươi; nến thơm; quyển sách kinh, … Không nên để hoa giả trên bàn thờ chúa, mà phải để hoa thật và thường xuyên thay hoa mới, không được để hoa héo. Khi thiết kế bàn thờ Chúa trong phòng khách thì ta không treo tranh cạnh bàn thờ, vì như vậy là thể hiện sự không tôn kính, làm giảm độ sáng của đức Chúa. 

Trang trí bàn thờ công giáo trong lễ cưới hỏi 

Vào những ngày trọng đại như lễ cưới hỏi ở các gia đình, bàn thờ Thiên Chúa có thể trang trí thêm nhiều hoa tươi cho phần long trọng, tươi sáng, bắt mắt. Nhưng gia chủ không được phép cho thêm đĩa quả. Đồng thời, bạn có thể trang trí thêm câu khẩu hiệu như: “Sự gì Chúa đã sắp đặt loài người không thể phân ly” hay “Thiên chúa là tình yêu” để tăng thêm tính tôn nghiêm, trang trọng cho căn nhà.

Ngoài việc trang trí thì gia chủ cần đảm bảo bàn thờ được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng để thể hiện lòng tôn kính, trang nghiêm dành cho Chúa.

Những mẫu bàn thờ thiên chúa giáo đẹp

Bàn thờ công giáo bằng gỗ

<b>bàn thờ công giáo </b> bằng gỗ

Hình ảnh: Mẫu bàn thờ chúa bằng gỗ mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị

Bàn thờ công giáo gỗ là mẫu bàn thờ được dùng phổ biến nhất hiện nay ở nước ta. Những gia đình tìm đến mẫu bàn thờ này vì độ chắc chắn và bền đẹp cao, giá thành tương đối phù hợp; kích thước, mẫu mã đa dạng giúp gia chủ dễ dàng lựa chọn hơn..

Bàn thờ chúa bằng kính

Mẫu bàn thờ chúa bằng kính đẹp

Hình ảnh: Mẫu bàn thờ chúa bằng kính đẹp

Bàn thờ chúa bằng kính là một trong những mẫu bàn thờ được nhiều gia đình lựa chọn. Với chất liệu kính hiện đại, sang trọng, kiểu dáng mới lạ, dễ dàng kết hợp đèn trang trí, mang đến cho căn phòng vẻ đẹp lung linh, rực rỡ, mà không mất đi tính trang nghiêm, tôn kính của của giáo dân dành cho Chúa. Tuy nhiên, mẫu bàn thờ bằng kính sẽ có giá thành cao hơn chút so với bàn thờ gỗ thông thường.

Bàn thờ chúa treo tường

Bàn thờ chúa treo tường

Hình ảnh: Mẫu bàn thờ treo tường đẹp

Đối với những gia đình có diện tích nhà nhỏ, ngân sách ít thì mẫu bàn thờ chúa treo tường là một lựa chọn hoàn hảo. Với thiết kế đơn giản, sử dụng chất liệu gỗ đã qua xử lý chống mối mọt có độ bền cao, mẫu bàn thờ này vẫn đang chiếm được tình cảm của rất nhiều gia chủ.

Bàn thờ công giáo mini

<b>bàn thờ công giáo </b> mini

Hình ảnh: Mẫu bàn thờ công giáo mini nhỏ xinh

Sử dụng mẫu bàn thờ công giáo mini giúp gia chủ tận dụng tối đa diện tích sử dụng, phù hợp với những gia đình có diện tích nhỏ. Đối với mẫu bàn thờ này, bạn tránh bày biện quá nhiều đồ vật để tránh rối mắt và ảnh hưởng đến tuổi thọ của bàn thờ.

Bàn thờ công giáo bằng gốc cây

Với hình thức và kết cấu đồ sộ giống như một tòa tháp, bàn thờ công giáo bằng gốc cây được khá nhiều gia chủ yêu thích.

 

<b>bàn thờ công giáo </b> bằng gốc cây

bàn thờ công giáo gốc cây được làm bằng gốc cây tự nhiên, thường có kích thước khá lớn, đặt trong khung thờ mang đến vẻ đẹp sang trọng, bề thế và linh thiêng.

Bàn thờ công giáo chung cư đơn giản

<b>bàn thờ công giáo </b> chung cư đơn giản

Hình ảnh: Mẫu bàn thờ công giáo chung cư đơn giản

Với các căn hộ chung cư hiện nay thì bàn thờ công giáo thường có decor đơn giản không quá cầu kỳ, đồ sộ nhưng vẫn toát lên vẻ trang trọng, thiêng liêng.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bỏ bàn thờ cũ

Trên đây là bài viết bàn thờ thiên chúa giáo và các thông tin liên quan đến bàn thờ chúa trong gia đình, cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu cần tư vấn thiết kế những công trình nhà thờ họ, các công trình kiến trúc tâm linh quý chủ đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.

cửu huyền thất tổ

Cửu huyền thất tổ là ai? Cách khấn thờ cửu huyền thất tổ như thế nào?

Có thể bạn đã từng nghe nói đến văn khấn Cửu Huyền Thất Tổ , nhưng chưa hẳn ai cũng hiểu hết về ý nghĩa của nó. Chính vì vậy, bài viết hôm nay nhà thờ họ sẽ giúp bạn tìm hiểu các thông tin liên quan đến Cửu Huyền Thất Tổ .

Cửu Huyền Thất Tổ là ai?

<b>Cửu Huyền Thất Tổ </b> là ai?

 

Trong ngày tết, chúng ta thường vái lạy “Cửu Huyền Thất Tổ ” là vái lạy ai? nhà thờ họ lý giải như sau: “Cửu Huyền” là để chỉ tất cả các vị tổ tiên bao gồm từ đời Thủy Tổ (người sáng lập dòng họ), các đời ở giữa (tính là 1 đời), và Thất Tổ (tính từ đời ông sơ của ông sơ đến đời ông nội); tổng cộng lại là 9 đời hay còn gọi 9 thế hệ.

  • Thủy tổ người sáng lập lên dòng họ
  • Các đời ở giữa tức Cao Tằng Tổ
  • Ông sơ của ông sơ tức Cao Tổ Tổ
  • Ông cố của ông sơ tức Cao cao Tổ
  • Ông nội của ông sơ tức Tằng Tằng Tổ
  • Cha của ông sơ tức Tổ Tổ Tổ
  • Ông sơ/kị tức Cao Tổ
  • Cụ/ông cố tức Tằng Tổ
  • Ông nội tức Tổ

Chín thế hệ, nếu phiên âm bằng chữ Hán sẽ được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ của mình làm chính thì ta tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời là thành chín đời.

Trong nhà thờ họ, từ đường chúng ta thường bắt gặp Cửu Huyền Thất Tổ viết bằng chữ Hán. Cụm từ này dùng để chỉ cho nơi thờ cúng ông bà, cha mẹ mình nhiều đờ.

✅✅✅ Xem thêm: Bà cô ông Mạnh là ai ?

Ý nghĩa của việc thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Ý nghĩa của việc thờ <b>Cửu Huyền Thất Tổ </b>

 

Phong tục thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ được xem là nét văn hoá tín ngưỡng tốt đẹp được lưu truyền từ nhiều thế hệ người Việt ta. Con cháu đời sau vì muốn ghi nhớ đến công đức tổ tiên nên họ đã thờ cúng tổ tiên từ nhiều đời trước để thể hiện được tấm lòng thành kính, tưởng nhớ đến người đã khuất . Cầu mong được các bậc gia tiên linh ứng phù hộ và độ trì cho con cháu gặp nhiều may mắn, sức khoẻ, bình an. Đặc biệt, đây cũng là sợi dây vô hình gắn kết con cháu trong dòng họ, gia đình lại với nhau, giúp con cháu nâng cao tình cảm, tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc nhau.

Cách lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ ra sao ?

Cách lập bàn thờ <b>Cửu Huyền Thất Tổ </b> ra sao ?

 

Việc lập bàn thờ, bày trí các đồ vật thờ cúng mang tính chất tâm linh, bởi thế nhiều người thường băn khoăn không biết làm thế nào cho đúng, cần phải thực hiện những nghi thức gì khi đặt bài vị lên bàn thờ gia tiên thì mời bạn cùng tiếp tục tìm hiểu.

Đầu tiên gia chủ thỉnh hoặc mua một tấm bài vị Cửu Huyền Thất Tổ tại chùa hoặc cửa hàng đồ thờ uy tín. Dùng giấy báo bọc kín, khi mang về nhà đặt ở chỗ trang nghiêm để chờ ngày làm lễ an vị.

Chọn ngày đẹp để cúng an vị bát hương. Nếu gia đình bạn thờ chung bàn thờ phật với bàn thờ gia tiên thì bài vị Cửu Huyền Thất Tổ phải đặt thấp hơn tượng phật. Tiếp theo đó chuẩn bị lư hương, liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ , bình hoa, đĩa hoa quả, nước, đèn cầy, hương thơm,  để làm nghi thức cúng hương hoa trong lễ an vị.

Đến ngày làm lễ, chúng ta sắp bàn thờ theo thứ tự “đông bình”, “tây quả”, nghĩa là bát nước đặt bên phải bát hương, còn trầu cau đặt bên trái. Bởi nước chính là nguồn gốc của sự sống và trầu cau là kết quả của sự sinh thành. Lư hương đặt ở giữa. Đốt đèn cầy, đổ nước sạch vào chén và pha thêm 1 bình trà nhỏ đặt phía trên. Đến giờ đẹp, quý gia chủ ăn mặc chỉnh tề, mở giấy bọc bài vị ra, lấy khăn sạch, pha thêm chút rượu trắng, sau đó nhúng khăn vào rượu cho ẩm để lau sạch bài vị, vừa lau vừa đọc 9 lần câu chú“án lam xóa ha” rồi đặt bài vị vào phía trong cùng bàn thờ. Cuối cùng là đốt hương và khấn vái.

Lưu ý: việc lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ đúng vị trí là rất quan trọng. Chúng ta không được để bàn thờ cửu huyền trong không gian kín như hộp kính, hộp gỗ, hoặc để bất kỳ vật gì lên trên bàn thờ. Không được lắp bàn thờ này ngay dưới hoặc trên đầu bàn thờ Phật, mà nên đặt ở dưới nhưng lệch sang một bên. Nếu trong nhà bạn có bàn thờ Phật thì cần có vách ngăn giữa bàn thờ phật và cửu huyền.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bố trí bàn thờ phật bà quan âm tại Nhà

Mâm cơm Cửu Huyền Thất Tổ có gì?

Mâm cơm <b>Cửu Huyền Thất Tổ </b> có gì?

 

Mâm cơm cúng Cửu Huyền Thất Tổ theo từng vùng miền bao gồm:

+ Miền Bắc : Gà luộc, Giò chả, Cơm trắng; Xôi gấc (xôi vò) hoặc bánh chưng; Thịt quay; Miến xào lòng gà; Rau xào (tùy theo mùa nào thì có món rau đó);  Nộm; Nem rán; Chân giò hầm măng hoặc canh mộc nhĩ…

+ Miền Trung: Gà luộc hoặc thịt mồi, Xôi vò hoặc xôi lạc; Gà luộc; Rau xào; Cá thu kho khúc; Thịt kho tiêu;  Canh xương hầm rau củ…

+ Miền Nam: Món hầm là thịt heo hầm măng; Món kho: thịt kho tàu, hay cá lóc kho mang đậm hương vị miền Nam; Thịt ba chỉ luộc; Món xào…

Tổng hợp bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Văn khấn cúng Cửu Huyền Thất Tổ – cúng cơm Cửu Huyền Thất Tổ

Tổng hợp bài cúng <b>Cửu Huyền Thất Tổ </b>

 

Văn khấn cúng cơm Cửu Huyền Thất Tổ ngày tết

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…

Tại: ….

Tín chủ con là….. cùng với toàn gia kính bái..

Nay nhân ngày….

Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của….

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.

Kính cáo: thổ, địa, chư vị linh thần.

Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.

Cẩn cáo!

Văn khấn cúng cơm Cửu Huyền Thất Tổ hằng ngày

Thành kính lạy Cửu Huyền Thất Tổ ,

Ngỏ đáp ơn báo bổ sinh thành,

Con quy y Phật tu hành,

Cửu Huyền Thất Tổ lòng thành chứng tri.

Noi theo hạnh từ bi của Phật,

Bỏ dứt đi những tật xấu xa,

Trau dồi đức hạnh thuận hòa,

Ðạo thành cứu độ Mẹ, Cha, Cửu Huyền.

Nay phẩm vật hiện tiền dâng cúng,

Hương, đăng, hoa chúc tụng cầu xin,

Cửu Huyền Thất Tổ hương linh,

Chứng lòng hiếu thảo ân sinh thuở đầu.

Công dạy dỗ cao sâu thăm thẳm,

Công dưỡng nuôi khó gẫm gì hơn,

Ăn cay, uống đắng không sờn,

Vì con đau khổ không hờn phiền chi.

Cha mẹ rất từ bi hà hải,

Nội ngoại đồng bác ái tình thương,

Cửu Huyền Thất Tổ đồng nương,

Từ đời vô thỉ khôn lường kiếp sinh.

Ân dưỡng dục minh minh như hải,

Ân sanh thành tựa Thái Sơn cao,

Con nay muốn đáp công lao,

Ðền ơn trả nghĩa thế nào cho xong.

Lời Phật dạy mênh mông biển khổ,

Cõi Ta bà không chỗ dựa nương,

Chúng sanh vì bởi tình thương,

Tình ân, tình ái mà vương nghiệp sầu.

Sanh tử mãi biết đâu mà kể,

Cứ trầm luân trong bể ái hà,

Cũng vì bản ngã chấp ta,

Tham lam, sân giận, cùng là si mê.

Những tội lỗi không hề dứt bỏ,

Ðường tử sanh nên khó bước qua,

Làm con muốn cứu mẹ cha,

Cửu Huyền Thất Tổ , ông bà đền ân.

Ðem phẩm vật cúng dâng Tam Bảo,

Nhờ chư Tăng tâm đạo cầu nguyện,

Cầu cho Thất Tổ Cửu Huyền,

Siêu sinh Tịnh độ phước duyên đủ đầy.

Ai muốn đáp công thầy dạy dỗ,

Hay đền ơn Thất Tổ Cửu Huyền,

Chúng sanh tất cả các miền,

Thì nên phát đại lời nguyền độ tha.

Trước xuất thế lìa xa cõi tục,

Sau diệt tiêu lòng dục, tánh phàm,

Chẳng còn ưa chuộng, muốn ham,

Thân tâm thanh tịnh, Già lam dựa kề.

Tu chứng đắc Bồ đề Phật quả,

Ðộ chúng sanh tất cả siêu thăng,

Vượt lên cửu phẩm thượng tầng,

Là phương trả nghĩa đáp bằng công lao.

Ai hiếu tử mau mau ghi nhớ,

Muốn đáp đền mối nợ từ xưa,

Cần nên tu niệm sớm trưa,

Công dầy quả mãn phước thừa báo ân

Văn khấn cúng cơm Cửu Huyền Thất Tổ ngày giỗ

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Chư phật, con lạy Chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn Thần

Con xin kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Tảo phủ Thần Quân

Con xin kính lạy ngài Đông Trù tư mệnh Táo thủ Thần Quân

Con xin kính lạy các ngài Thần linh và các Thổ địa cai quản trong xứ này

Con xin kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ: Nêu tên họ

Tín chủ con là: Nêu đầy đủ họ và tên của người chủ gia đình tổ chức cúng giỗ

Địa chỉ tại:

Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch)

Chính là ngày giỗ của: Đọc họ và tên của người hưởng giỗ

Con thiết nghĩ rằng: Vắng xa trần thế không thấy âm dung

Năm qua tháng lại đến ngày húy lâm. Ơn võng cực được xem như trời biển. Nghĩa sinh thành không bao giờ quên, càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp được bao nhiêu càng cảm thấy thâm tình mà không bề dãi tỏ. Ngày mai là ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con toàn gia con cháu trong nhà nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng và đốt nén hương dãi tỏ tấm lòng thành.

Tâm thành xin kính mời:

Mất ngày tháng năm (âm lịch)

Và mộ phần an táng tại:

Cúi xin linh thiêng giáng thế về linh sàng và chứng giám lòng thành, để thụ hường lễ vật độ cho cháu trong nhà được an ninh khang thái, vạn sự được tốt lành, gia cảnh được hưng long thịnh vượng.

Con cũng xin kính mời các vị Tiên Tổ hai bên nội ngoại, các vị Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên nội ngoại cùng đồng lai lâm hưởng.

Con cũng xin kính mời các ngài Thần Linh, các ngài Thổ Địa, ngài Thổ Công, ngài Táo Quân và các chư vị Linh thần đồng lai để giám cách thượng hưởng.

Con cũng xin mời các vong linh là các vị Tiền chủ, vị Hậu chủ nhà này và đất này cùng tới để âm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thanh xin cúi xin được phù độ trì.

Phục duy cẩn cáo.

 

✅✅✅ Xem thêm: Căn cô đôi thượng ngàn là gì?

Trên đây là những thông tin liên quan đến Cửu Huyền Thất Tổ , bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ , cách cúng và bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ . Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi. Nếu có nhu cầu thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc tâm linh quý chủ đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoăc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ có những công trình ưng ý nhất.