Niết bàn là gì? Làm sao để đạt được cảnh giới Niết Bàn

Trong Phật Giáo Niết Bàn chính là mục đích cuối cùng của những nhà tu hành, khi đạt đến cảnh giới Niết Bàn người tu hành sẽ không còn cảm thấy buồn phiền khổ đau, dục vọng nữa. Vậy bạn có biết Niết Bàn là gì không? Làm cách nào để đạt được tới cảnh giới của Niết Bàn . Hãy cùng Thietkenhathoho.com tìm hiểu những thông tin về Niết Bàn qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa về Niết Bàn

Định nghĩa về <b>Niết Bàn </b>

Niết Bàn là gì ?

 

Dù là có tìm tìm kiếm rất nhiều nhưng mỗi nơi bạn tìm kiếm sẽ có khái niệm và định nghĩa về Niết Bàn khác nhau. Bởi vì, trên thực tế cho thấy hàm ý của từ Niết Bàn rất rộng, ý nghĩa rất phong phú nên không phải thể diễn giải một cách dễ hiểu và thống nhất được. Và chắc chắn bạn chưa thể hiểu hết hết được Niết Bàn là gì ?

Chúng ta từ bỏ đi bản ngã của mình, bước ra khỏi tâm thức con người của mình để nhìn nhận lại đó là định nghĩa theo tâm lý học. Còn theo Đức Phật dạy Niết Bàn con đường chân lý tuyệt đối, nhờ sự giác ngộ sớm từ năm ông 35 tuổi đã nhìn nhận ra sự thật.

“Nirvana” là từ có nghĩa bóng là “1 thể trạng dập tắt” : Từ này có ý nghĩa là dậm tắt đi thói hư, cái “tôi”, những thù hằn, sân si. Ngoài ra, cũng có thể dịch theo ý khác đó là, Khổ diệt, diệt, diệt tận, Bất sinh, Viên Tịch. Niết Bàn chính là mục đích cuối cùng của nhà tu hành nên cũng được dịch theo nghĩa khác nữa đó là Giải Thoát. Những ý nghĩa này đều hướng đến một tâm hồn trọng sạch, thanh thản, mọi thứ đều trở nên vô thường.

Đức Phật đã dạy bảo những học trò của mình, nhưng mỗi khi được nghe những câu hỏi về định nghĩa Niết Bàn ông lại không nói rõ, hay đưa ra một khái niệm cụ thể nào. Những lời ông nói về Niết Bàn dường như có những ẩn ý, khó có thể tỏ ra cho các học trò hiểu thấu được. Và đúng là vậy, Niết Bàn không thể dùng 1 từ hay cả 1 câu để có thể giải bày hết ý nghĩa của nó ra được.

Những từ ngữ đó sẽ không thể bao hàm hết những ý nghĩa về Niết Bàn , chắc chắn sẽ không thể đạt được ý mà Đức Phật muốn ta hướng đến. Từ xưa, các học giả từ phương Tây xa xôi cũng đã thử giải thích rằng đó là cảm xúc thỏa mãn, tác động mạnh, mà điều này lại không thể nào đúng khái niệm. Niết Bàn cũng có những lúc bị hiểu nhầm đi ý nghĩa và sử dụng không đúng ý nghĩa, mục đích về định nghĩa Niết Bàn .

Định nghĩa về <b>Niết Bàn </b>

 

Định nghĩa về Niết Bàn

 

Như các bạn đã đọc từ những khái niệm phía trên cũng thấy được Niết Bàn là khái niệm trừu tượng nhưng nó có chung một nghĩa đó là: Sự bỏ đi những dục vọng của bản thân, bỏ đi nghiệp báo luân hồi để đạt được sự trong sạch nơi tâm hồn tuyệt đối. Đó chính là nơi thanh tịnh sâu bên trong chính tâm hồn của ta. Niết Bàn trong Phật pháp không như đạo Công giáo sẽ được lên thiên đàng nơi Đức Chúa trời hứa ban, nhưng đó là trạng thái nhà tu hành không còn thấy đau buồn, phiền khổ, đau đớn, phiền não mà lại thấy an nhiên, tâm tịnh, khôn ngoan, không dục vọng.

Các tôn giáo hiện nay đa số sẽ chia chính con người làm hai phần: phần thể xác và linh hồn. Thể xác con người chỉ là tạm bợ trên cõi trần gian này còn linh hồn ta thì sẽ được mãi mãi từ kiếp này sang kiếp khác nếu được đầu thai hay ở trên nước trời, bắt đầu một sống mới.

Nhưng đó là tôn giáo khác, còn riêng về Phật giáo thì không cho rằng linh hồn còn người luôn hiện diện, đó là lý do không cần một nơi trú ngụ cho các linh hồn. Đích đến Phật giáo là Niết Bàn không phải là hưởng phúc đời đời trên Thiên đàng. Chính  là nơi sẽ từ bỏ đi những ham muốn của cõi trần đời, những dục vọng u tối sâu bên trong con người để đạt được đích đến Niết Bàn .

Đức Phật đã cho rằng sự nối tiếp giữa kiếp người trong  vòng luân hồi đó chính là những cây nến. Cây nến kia tắt sẽ có cây khác sẽ được đốt cháy lên, nguồn năng lượng của những cây nên sẽ được truyền cho nhau. Điều đó sẽ hiểu như, nghiệp của con người sẽ được truyền đi qua những đời khác nhau. Chỉ được chấm dứt, giải thoát đi vòng luân hồi nghiệp đó khi nào dập tắt ngọn nến đó đi hoàn toàn, xóa bỏ đi nghiệp luân hồi.

Từ những định nghĩa trên cho thấy được Niết Bàn vừa khó có thể hiểu thấu được, nhưng cũng rất khó để đạt được nó. Điều này cần sự mài giũa tâm hồn, sự thanh tịnh qua sự tu tâm và thiền định để đánh thức được tâm bên trong mình xóa bỏ đi nghiệp báo.

Bản chất của Niết Bàn

Trên thực tế, Niết Bàn trong Phật Pháp là một định nghĩa, khái niệm rất trừu tượng, vượt không gian lẫn cả thời gian, với ý nghĩa rộng lớn. Như trên khái niệm từng quan điểm khác nhau cũng có thể chia thành nhiều khái niệm khác, nó đa dạng cũng không biết đâu là điểm bắt đầu và đâu là hồi chấm dứt. Chưa có ngôn từ nào có thể giải thích, bao hàm hết được, hay lời nói cho thể nói hết được.

Vậy theo bạn, ta có thể tìm kiếm Niết Bàn ở đâu? Đức Phật đã nói rằng, Niết Bàn sẽ tìm được ở chính thâm tâm bên trong những người xung quanh ta chứ không phải ở tận cùng thế giới mà nhà khoa học hay nói đến. Chính vì những tư duy đó nên làm ảnh hưởng đến ta không thể nào nhận ra được Niết Bàn đang ở trước mắt ta. Để đạt được thì bản thân ta hãy giác ngộ ra rằng cuộc sống này chỉ là thực tại, hãy để tâm được thanh thản, an nhiên, vô thường.

 

Bản chất của <b>Niết Bàn </b>

Bản chất của Niết Bàn

Niết Bàn đó là một trạng thái tâm linh chứ không phải là một vật thể luôn tồn tại, chúng ta có thể cầm nắm và đụng chạm được. Mà đó cũng không phải cõi linh thiêng nào đó, mà chỉ là do chúng ta dựng lên trong thâm tâm ta. Đó chính là trạng thái ta đã đạt được Niết Bàn điều mà các nhà tu hành hướng đến.

Khi ta tìm thấy được bản chất của ta nhờ giới định tuệ là lúc đó chính bạn cũng nhận ra bản chất Niết Bàn là gì , như thế nào.

Để đạt được Niết Bàn phải dập tắt đi vòng luân hồi, giải thoát bản thân khỏi đó mới đạt được. Chính ta không dập tắt đi ngọn lửa từ cây nến mà cứ truyền luân hồi kiếp này sang kiếp khác thì nghiệp vẫn chưa bao giờ dứt, những nỗi buồn và đau khổ không thể nào nguôi ngoai nơi trần gian này.

Đúng là định nghĩa đã khó hiểu đến việc nhận ra bản chất càng không phải điều dễ dàng, bản thân phải hướng mình theo lối sống, có ý chí hướng đến Phật, an nhiên trong lòng. Chỉ khi ta nhận biết được thì ta mới có ý thức cởi trói đi những uất ức đang trói buộc ta. Ngay lúc này chúng ta hãy giác ngộ để chính chúng ta được thanh thản trong cõi lòng ta.

Chúng ta tu hãy thiền định theo Phật, học theo Đức Phật thì tất cả cho cùng cũng là để đạt tới cảnh giới Niết Bàn . Khi chúng ta hoàn toàn có thể giác ngộ thì chỉ còn lại là hư vô thì lúc đó chúng ta sẽ sống ngoài những khổ đau từ bỏ đi những gì  mà chốn trần gian này mang lại, tức là đã đạt đến trạng thái của Niết Bàn , hiểu rõ nhất về bản chất của Niết Bàn .

Niết Bàn có ý nghĩa gì trong Phật Giáo

Đã nói về Niết Bàn , thì theo kinh giáo của Phật được tính làm 2 loại. Đó là Hữu dư và Vô dư. Đã được Đức Phật giảng dạy. Vậy ý nghĩa và tại sao lại gọi như vậy là vì?

Ý nghĩa <b>Niết Bàn </b> trong Phật Pháp

Ý nghĩa Niết Bàn trong Phật Pháp

Hữu dư Niết Bàn

Thường sẽ hay được gọi tương đối Niết Bàn , là khi ta đã giải thoát bản thân khỏi vòng đời nghiệp khi ta còn trên cõi trần này. Với Thánh Arahan thì đó là khi ta tự chấm dứt đi sân si, cái “tôi”, mọi sự đau khổ ra khỏi. Những nỗi uất ức, trói buộc chỉ còn cho đến hết kết thúc cuộc đời trần thế..

Vô dư Niết Bàn

Còn được gọi là Niết Bàn tuyệt đối, là khi ta đã giải thoát bản thân khỏi vòng đời nghiệp khi ta đã không tồn tại  trên cõi trần này. Với Thánh Arahan thì đó là khi ta tự chấm dứt đi sân si, cái “tôi”, mọi sự đau khổ ra khỏi. Những nỗi uất ức, trói buộc đã chấm dứt sẽ không còn ở vòng đời tiếp theo, tất cả đã được giải thoát,

Đó chính là ý nghĩa, khái niệm cơ bản và đó cũng chính là một phần của Niết Bàn , tất cả đều hướng Phật, tâm trong lòng thảnh thơi nhưng chỉ khác rằng một điều đó là khi ta còn sống hay còn đã rời khỏi cõi trần gian.

Làm thế nào để tới Cảnh giới Niết Bàn ?

Mục đích chính các nhà tu hành là đạt tới cảnh giới của Niết Bàn . Khi mà chính ta từ bỏ được những nỗi buồn, đau khổ thì tất cả trên cõi trần này chẳng còn lại gì cả, vì tất cả chỉ là vô thường. Dù đã biết về các nhà tu hành và cuộc sống của các nhà tu xuất gia thì cũng không thể nhận thức được đâu là bản ngã, đâu là nơi ta nên bước ra khỏi, tất cả đều cần sự tập trung hướng về Phật Pháp. Hãy làm việc lành đừng làm những việc á, giữ cho tâm hồn trong sạch đó những ý tóm gọn lại mà Đức Phật muốn dạy cho chúng ta để theo Người giác ngộ.

Làm thế nào để tới Cảnh giới <b>Niết Bàn </b>?

 

Cách đạt tới cảnh giới Niết Bàn

Cuộc sống đời này luôn biến đổi vô thường theo cách đặt biệt mà con người không thể nào đoán trước được. Nếu không tự giải thoát bản thân thì mãi mãi kẹt giữa vòng luân hồi không đạt được cảnh giới Niết Bàn . Chúng ta phải dập tắt được ngọn lửa từ cây nến đó. Bằng cách hãy duy trì sống thiện, siêng năng thiền định, sống có tâm, quên đi những đau khổ, xóa bỏ hết đi những gì ghét, yêu, hờn, giận người đời. Đó không phải cách để dập lửa, đừng đốt cháy thêm, hãy dập nó để tâm an nhiên sống kiếp người vô thường. Đó là lúc ta bước chân đến cảnh giới Niết Bàn mà Đức Phật đã nói.

Tất cả tôn giáo đều hướng con người đến thiện chí, hoàn mỹ. Phật Pháp cũng như vậy, những bài giảnh của Đức Phật rất nhiều nhưng nó đầy ẩn ý, trừu tượng. Không phải ngày một ngày hai mà có thể hiểu được những lời Phật đã dạy. Qua bài viết này mình hy vọng qua bài viết tìm hiểu về Niết Bàn mỗi người sẽ tìm cho mình được con đường hướng đến cảnh giới của Niết Bàn mà ta hướng tới.

5/5 - (3 bình chọn)