Vì sao nhiều người tắm nước mùi già cuối năm

Tắm nước mùi già cuối năm hay còn được biết đến với tên gọi tục tẩy trần đêm tất niên. Đây là một tục lệ có từ bao đời nay của người Việt ta, nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa và cách tiến hành cho chuẩn xác nhất. Vậy hãy cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung bài viết vì sao nhiều người tắm nước mùi già cuối năm dưới đây.

Đôi nét về cây mùi già?

Cây mùi già là gì?

 

Cây mùi già hay còn gọi là rau mùi, ngò rí, hồ tuy, mùi tui, nguyên tuy, hương tuy, mùi ta…Đây là giống cây thân thảo thuộc họ hoa tán, khi già có ngồng cao khoảng từ 30 – 50cm, nở hoa trắng liti dùng làm vị thuốc nam hoặc đun nước tắm, xông nhà tẩy trần vào dịp cuối năm và sáng mùng 1 tết.

Xem thêm: Nên lau dọn bàn thờ bằng nước gì?

Ý nghĩa của việc tắm nước mùi gia cuối năm

Ý nghĩa của việc tắm nước mùi gia cuối năm

 

Tục tẩy trần đêm tất niên bằng nước lá mùi già là một trong những tập tục có từ lâu đời và đã trở thành nét đẹp văn hóa và phong tục truyền thống của người Việt ta mỗi dịp tết đến xuân về. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa của việc tắm nước mùi già cuối năm. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay sau đây.

"tắm

Tắm nước lá mùi già vào chiều 30 Tết hay dùng nước lá mùi để rửa mặt vào sáng mùng 1 đã trở thành phong tục quen thuộc qua bao thế hệ người dân Việt Nam. Theo ông bà ta vẫn thường nói, việc tắm lá mùi già vào cuối năm là cách để gột rửa cơ thể và xua tan những chuyện không vui trong năm cũ. Hương thơm của lá mùi sẽ giúp chúng ta tĩnh tâm, thư giãn hơn sau một thời gian dài mệt mỏi mưu sinh kiếm sống.

Không chỉ vậy, theo ý học cổ truyền, việc mọi người nô nức tắm nước mùi còn đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Trong Đông y, rau mùi có vị cay, tính ôn và mùi thơm dễ chịu. Tinh dầu chứa trong toàn thân cây có thành phần chính là coriandrol, và hàm lượng caroten (tiền vitamin A) trong lá cao gấp 10 lần dưa chuột, cà chua; sắt, can xi, và các khoáng chất: thiamine, riboflavin, axit pantothenic, niacin, cholin, ma-giê… cũng cao hơn những loại rau khác. Nên đây là loại cây có thể sử dụng tất cả các bộ phận để làm thuốc.

Tắm nước lá mùi có tác dụng chống mệt mỏi

 

Tắm nước lá mùi có tác dụng chống mệt mỏi, lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng stress, phục hồi sức khỏe rất tốt. Nó phù hợp vớị những người bị suy nhược thần kinh, đau nhức nửa đầu, trầm cảm. Hỗ trợ giảm đau trong chứng thấp khớp, phong thấp và làm dịu các triệu chứng co rút cơ. Phòng cảm lạnh và giúp giảm viêm trong trường hợp bị nhiễm siêu vi và vi trùng đường tiêu hóa, hô hấp, viêm đường tiểu…Cây mùi già là loại cây phổ biến có giá thành thấp, nhưng công dụng lại rất là tốt, do đó đây cũng là loại thảo dược quý được người dân săn lùng nhiều nhất vào dịp cuối năm.

Xem thêm: Cách thay bát hương cũ chuẩn nhất

Cách nấu lá mùi già tẩy trần vào cuối năm

Cách nấu lá mùi già tẩy trần vào cuối năm

 

Để có nồi nước tắm mùi già chuẩn công thức dân gian, các bà nội trợ cần chuẩn bị sẵn hai bó mùi già, 1 nhánh gừng, ít muối biển hạt to. Tiếp theo, rửa sạch gừng và cây mùi, đập dập gừng (không nên băm nhỏ), đổ nước ngập mặt lá và đun sôi. Sau khi nước sôi, ta chắt nước lá mùi đã đun ra chậu và thêm một chút muối, rồi hòa loãng với nước ấm để sử dụng.

Nếu gia chủ muốn dùng nước lá mùi để xông người thì khi nước sôi hãy bắc ra cho vào trong phòng kín hoặc nhà tắm, lấy khăn to chùm kín người và nồi nước để hơi nóng tỏa ra khắp người. Sau khi nước nguội, chắt nước lá ra chậu thau để tắm gội. Việc dùng cây mùi già tưới hoặc khô để tắm rửa vào dịp cuối năm là cách để người dân xua đuổi những điều không may mắn của năm cũ, đón chào một năm mới với nhiều điều may mắn hơn.

Xem thêm : Căn cô đôi là gì?

Lưu ý khi tắm nước lá mùi già vào cuối năm.

Lưu ý khi tắm nước lá mùi già vào cuối năm.

 

Cây mùi có tác dụng tẩy uế, chữa bệnh rất tốt, tuy nhiên do cơ địa của mỗi người là khác nhau, do đó không phải ai khi tắm nước lá mùi cũng tốt. Dưới đây là một số lưu ý và những người không nên tắm nước lá mùi già vào cuối năm.

  • Đối với những người đang bị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, bong tróc da, trầy xước, nhiễm trùng da thì không nên tắm nước lá mùi.
  • Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh nước mùi có thể chữa được bệnh sởi, do đó, bố mẹ không nên tắm loại nước này cho trẻ khi chúng đang bị sởi, thủy đậu để tránh trẻ bị dị ứng và bệnh tình nặng hơn.
  • Khi vừa ăn no không nên tắm tránh đầu bụng, chướng hơi.
  • Không nên tắm nước lá mùi đặc mà hãy pha loãng bằng cách hòa thêm nước sạch để tắm. Nhưng tốt nhất bạn nên đun nồi nước to và để nguội tự nhiên để tắm gội.
  • Cần rửa sạch toàn bộ cây mùi trước khi nấu. Bởi trong rau mùi già có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, sâu bọ và bụi bẩn…do đó nếu bạn khồn rửa sạch sẽ có thể bị nhiễm khuẩn, nổi mẩn ngứa.

 

Xem thêm: Nguyên tắc bố trí mộ trong gia đình

Trên đây là những thông tin tin liên quan đến vấn đề tẩy trần bằng nước lá mùi vào cuối năm, cách nấu nước lá mùi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm cho quý vị những điều hữu ích liên quan đến việc vì sao nhiều người tắm nước mùi già cuối năm. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết này.

5/5 - (2 bình chọn)