Bài viết

bài kinh chú đại bi

Chú Đại Bi là gì ?

Chú Đại Bi được lấy ra từ Kinh đại bi tâm đà la ni của Bồ tát Quan Thế Âm. Bồ tát đã nói rằng đây là thần chú linh ứng sẽ giúp cho ta vượt qua khổ, qua nạn, không bị hãm hại bởi thế lực ác, bảo vệ ta khỏi những khó khăn mà ta phải đương đầu. Khi niệm chú ta phải để tâm trong sạch, tâm an tịnh, luôn bình đẳng với mọi người và phải kiên trì tụng. Việc ta siêng năng như vậy sẽ giúp ta tăng thêm công đức cho bản thân. Bài viết dưới đây của thietkenhathoho.com thích hợp để bạn tìm hiểu về Chú Đại Bi.

Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi là gì?

Hình ảnh Quán Thế Âm bồ tát nghìn tay, nghìn mắt.

Đây được xem là một bài chú phổ biến, được nhiều Phật tử trì tụng. Ta được biết bài chú này được trích từ một bài kinh của Bồ tát Quán Thế Âm. Cũng chính Bồ tát đã đọc trước một cuộc họp của các Phật, từ đó mà nhiều người biết đến mà tụng theo. Bài chú này gồm 84 câu, được viết theo tiếng Phạn. Việc ta thành tâm niệm, lắng nghe Kinh Chú Đại Bi sẽ giúp ta vượt qua khó khăn, thoát khỏi đau khổ, bảo vệ ta trên con đường gian nan. Vì đây là câu thần chú linh ứng, mang lại công đức nên ta phải niệm chú một cách thành tâm.

Nguồn gốc của Chú Đại Bi

Nguồn gốc của Chú Đại Bi

 

Người ta thường gọi tắt là Chú Đại Bi nhưng bên cạnh đó còn có những tên gọi khác như là: Thanh cảnh đà la ni, Quảng đại viên mãn, Mãn nguyện Đà la ni, Cứu khổ Đà la ni, …Câu thần chú linh ứng này xuất pháp từ tấm lòng từ bi của Bồ tát Quán Thế Âm. Vì muốn chúng sanh có thể vượt qua mọi đau khổ, giữ tâm vững vàng trước sự ác hãm hại, bảo vệ trước gian nguy. Từ đó ta có thể thấy được lòng yêu thương nhân loại của Bồ tát vô cùng lớn lao.

Nguồn gốc về Kinh Chú Đại Bi cũng được thuật lại rõ ràng trong kinh như sau: “ Vì bản thân muốn chúng sanh, không còn đau khổ, bệnh tật, được trường thọ, giàu có, tránh xa khỏi tà ác, vượt qua mọi chướng ngại, mọi đau khổ và sợ hãi đều tiêu tan, những điều mong cầu đều mau đủ đầy tất cả”. Rồi sau đó Bồ tát đọc Chú từ bi cho Phật cùng các vị có mặt trong cuộc họp cùng nghe. Sau khi đọc xong bài chú, thì đất rúng động, trời mưa hoa báu, báo hiệu rằng chúng sinh sẽ được quả chứng. Đây cũng là niềm vui của mọi người, đây đúng là thần chú linh ứng cho chúng sinh.

Vì vui mừng khi thần chú đã linh ứng, Bồ tát đã nói ra đại nguyện: “Nếu còn có thể làm lợi cho chúng sanh với câu chú này, thì xin hãy khiến cho thân con sanh ra ngàn mắt ngàn tay”. Bởi chính từ đó, biểu tượng của Vị Bồ tát Quán Thế Âm là ngàn tay ngàn mắt. Người mang sứ mệnh cứu khổ cho chung sang, ban niềm vui đi muốn nơi.

Tại sao lại lựa chọn việc hóa thân thành ngàn tay, ngàn mắt. Vì điều này cho thấy khả năng biến hóa tự tại. Hình ảnh ngàn mắt để chiếu soi ánh sáng vào bể khổ của nhân loại. Ngàn tay để nâng đỡ, bảo vệ, cứu khổ cho chúng sinh. Hình ảnh này cũng thể hiện được lòng yêu thương, lòng từ bi của vị Bồ tát vô cùng lớn. 

Hình dạng Chú Đại Bi

Để hình dung được rõ ràng về hình dáng của Chú Đại Bi thì ta phải biết rõ công năng và oai lực của câu chú. Mầu nhiệm của câu chú và những bí mật bên trong câu chú rất khó có thể hiểu rõ được cả nội dung và ý nghĩa. Những điều này được giải thích rõ ràng thông qua lời thỉnh cầu của Đại Phạm Thiên Vương gồm: Tâm Bình Đẳng, Tâm từ bi, Tâm tôn kính, … Chỉ khi ta hiểu rõ được những điều này, ta sẽ hình dung được hình dáng đặc biệt của Chú Đại Bi.

Tướng mạo của Chú Đại Bi

Đối với những vị tu hành đang tu tập, kiên trì luyện tập có thể dựa vào thần Chú Đại Bi. Nhờ vào sự mầu nhiệm giúp bản thân và chân tâm sớm hòa nhập để đạt tới Niết Bàn. Chân tâm luôn tồn tại trong mỗi người, nhưng Chú Đại Bi là đường tắt để nhanh chóng tới với Đức Phật.

Việc tụng Chú Đại Bi thường xuyên sẽ làm tiêu tan đi những nghiệp chướng ta phải mang. Từ đó ta ngộ ra được chân tâm của bản thân giữa cuộc đời tối tăm nơi trần thế. Ta có thể hiểu rằng, khi thấy tướng mạo Chú Đại Bi, ta phải để tâm ta thanh tịnh và bình đẳng với mọi người. Nếu ta kiên trì, phấn đấu sẽ đạt đến kết quả tốt trong tu hành và thiền định. Đó chính là Niết bàn, mục đích cuối cùng.

Sự linh ứng của chú đại bi

 

Phật Bà Quan âm là ai?

Mầu nhiệm tuyệt diệu của Bồ tát Quan Thế Âm

Sau khi đọc xong thần chú đại bi thì đã xảy ra các hiện tượng tâm linh. Đây được coi là Đức Phật minh chứng cho Bồ tát. Vì vui mừng nên vị Quán Thế Âm đã nói ra đại nguyện của mình. Ngay lập tức được như ý nguyện. Hình ảnh Bồ tát nghìn mắt nghìn tay đã chứng minh cho sự linh ứng của chú đại bi. Chú đại bi mang sứ mệnh cứu giúp chúng sanh khỏi đau khổ, mang niềm vui cho mọi người.

Sau đó chú đại bi được một vị Thiền Sư người Ấn độ mang đến Trung Hoa, thời nhà Đường. Vì chú đại bi được viết theo tiếng Phạn nên phải dịch sang tiếng Trung, từ đó một vị Hòa Thượng của Việt Nam đã dịch qua tiếng Việt. Với sự linh ứng của mầu nhiệm chú đại bi nên rất được trân trọng thực hiện trong các buổi lễ, khóa học, nghi thức,…

Bồ tát Quán Thế Âm đã nói cho ta biết được sức mạnh, uy lực được thể hiện rõ qua kinh Đại bi tâm đà la ni một cách cụ thể nhất. Khi ta cố gắng trì tụng với tâm từ bi, mong cầu cuộc sống của mình hạnh phúc, bình an và trường thọ thì ước nguyện đó sẽ thành hiện thực.

Ngoài ra thần chú đại bi còn được biết đến là mầu nhiệm cứu khổ cho chúng sanh. Chính Phật đã dạy rằng, mọi chuyện đang diễn ra đều không phải là ngẫu nhiên. Tất cả những điều khó khăn, khổ đau ta đang gánh chịu là do nghiệp mà kiếp trước. Những nỗi bất hạnh như là: bệnh nặng, nghèo khổ, mất mát gia đình, … đó chính là kết quả của kiếp trước để lại cho ta trả ở kiếp này hoặc kiếp sau. Chú đại bi sẽ giúp ta bước qua khỏi đau khổ là do màu nhiệm phá tan nghiệp chướng. Bởi vậy thần chú này là liều thuốc cứu khổ cho chúng sinh đời đời.

Đối với những tôn giáo khác, nghiệp chướng và màu nhiệm chú đại bi sẽ rất khó tin. Nhưng mục đích, ý nghĩa sâu xa mà vị Bồ tát mong muốn đó chính mang lại bình an cho người tụng. Khi ta niệm thần chú sẽ nhắc nhở ta mở lòng từ bi, làm việc bác ái, giúp đỡ mọi người,… Đó cũng chính là đích đến mà giáo lý Phật Pháp muốn các Phật tử phải nhớ.

Lợi ích của việc siêng năng niệm Chú Đại Bi

Lợi ích của việc siêng năng niệm Chú Đại Bi

Siêng năng niệm kinh Chú Đại Bi để được hưởng lợi ích.

Từ thời xa xưa đến nay, chưa có ai bàn cãi về sự linh ứng, mầu nhiệm của thần chú này. Cũng có nhiều người nói, đây là chú bảo vệ, thanh lọc và có thể cứu chữa các bệnh, nhất là liên quan đến tâm can mỗi người.

Theo như ghi chép lại thì câu chú có 84 câu, khi ta tụng thần Chú Đại Bi sẽ được hưởng 15 điều lành và tránh 15 thứ hoạnh tử.

Hưởng 15 điều lành

  1. Được sinh ra ở đất nước đức vua hiền lành.
  2. Được sinh ra ở đất nước bình yên, an lành.
  3. Được sinh ra trong thời đại an bình.
  4. Được gặp những người bạn hữu tốt bụng.
  5. Lục căn thường được đầy đủ.
  6. Giữ cho tâm đạo thuần thục.
  7. Tránh được những giới cấm.
  8. Dòng dõi trong gia đình hòa thuận, yêu thương nhau.
  9. Của cải, lương thực của gia đình đủ đầy,
  10. Được quý trọng, hỗ trợ.
  11. Của cải vật chất không bị người khác cướp đoạt.
  12. Mọi sự đều như ý, theo lời thỉnh cầu.
  13. Thường được những vị thần giúp đỡ, bảo vệ.
  14. Được thấy Phật nghe thuyết pháp.
  15. Khi nghe chánh pháp sẽ tỉnh ngộ được những ý nghĩa ẩn sâu.

Tránh 15 thứ hoạnh tử

  1. Không phải chết do nghèo đói.
  2. Không phải chết do giam cầm, đánh đập. 
  3. Không phải chết do thù oán, báo thù.
  4. Không phải chết do bị thương trên chiến trường.
  5. Không phải chết do hổ báo, ác thú làm hại. 
  6. Không phải chết do nọc độc các loài động vật.
  7. Không phải chết do đuối nước, hỏa hoạn. 
  8. Không phải chết do uống phải thuốc độc. 
  9. Không phải chết do trùng độc làm hại. 
  10. Không phải chết do điên cuồng, loạn trí. 
  11. Không phải chết do té từ trên cây hay trên vách núi. 
  12. Không phải chết do bị người khác trù ếm.
  13. Không phải chết do ác quỷ làm hại. 
  14. Không phải chết do bị bệnh hiểm nghèo, quái ác.
  15. Không phải chết do tự tử, tự hại.

Thần Chú Đại Bi hiện tại được niệm phổ biến ở khắp nơi. Bên cạnh đó bài chú này được dịch mỗi nơi sẽ khác nhau, cả tên cũng như từng câu sẽ có khác biệt. Có thể thấy các nhà Phật học sẽ dịch có bài chú 94 câu, có bản dịch là 113 cây và có bản dịch là 82 câu… Nhưng hiện nay phổ biến nhất là Chú Đại Bi 84 câu.

Cách thức tụng đọc Chú Đại Bi đúng

Cách thức tụng đọc Chú Đại Bi đúng

 

Hết lòng thành kính với Bồ tát.

Đối việc tụng kinh Phật nói chung và Chú Đại Bi ta đều có cách khác nhau, mỗi người nên chọn cho mình cách phù hợp với bản thân nhất. Nếu bản thân mới tập tụng hoặc đang ở nơi có nhiều người đang tụng thì phải đọc to, rõ ràng. Khi đọc phải phát ra âm thanh để nhắc nhở bản thân phải chú tâm vào bài chú, ngộ được tâm ý bên trong bản thân và mọi người xung quanh.

Có những người sẽ có cách trì tụng khác đó là ý nghĩa, họ sẽ đọc không phát ra tiếng nhưng trong tâm ý luôn hướng về bài chú. Đây là cách niệm khó, nhất là những người mới tập tụng. Khi ta chưa thuộc, nắm rõ về bài chú sẽ khiến ta mất tập trung. Nên đây sẽ là cách phù hợp với những người đã tụng lâu năm. Ta phải cố gắng tu luyện mỗi ngày, rèn luyện mới có thể đạt được.

Đúng là mỗi người sẽ có cách niệm phù hợp với bản thân, bằng nhiều cách khác. Tuy nhiên, quan trọng nhất ta phải có lòng hướng về Phật, tập trung tối đa từng câu chữ trong bài chú. Khi đó ta sẽ ngộ ra những ý nghĩa, chân lý mà Phật dạy ta. Dần dần thấu hiểu được lời Phật ta càng sớm ngộ ra chân lý, tích góp công đức cho bản thân, sớm đạt đến Niết Bàn.

Những lưu ý và cách chuẩn bị tinh thần trước khi tụng

Khi tìm hiểu về tướng mạo Chú Đại Bi ta cũng biết được điều quan trọng nhất đó là Tâm đại từ bi. Chính vì điều này, trước khi tụng ta phải chuẩn bị cho bản thân cái tâm hướng đến Phật và lòng từ bi như vị Bồ tát. Bởi nhờ lòng thương đó đã cứu chúng sanh là chính ta. Đây cũng là cách ta có thể nhận được tối đa công ích của thần chú này mang lại. Ngoài ra ta cũng phải lưu ý một vài điều như sau:

  • Giữ gìn sự trong sạch, đặc biệt không được nghĩ đến sát hại, dâm dục.
  • Nên ăn chay tịnh tâm. Kiêng cử thịt, rượu, hành, tỏi và các đồ ăn có mùi hôi.
  • Phải giữ cả tâm và thân thể sạch, thường xuyên thay đồ và tắm rửa. Không được để bản thân có mùi hôi.
  • Ngoài ra, trước khi tụng cũng phải đánh răng, thơm tho và sạch sẽ. Nếu có vấn đề đi đại tiện và tiểu tiện thì cũng phải đi trước, rửa tay sạch sẽ trước khi tụng.
  • Khi tụng kinh phải chuẩn bị tư tưởng thoải mái nhất, thanh thản.

Mặc dù có những lưu ý như trên, nhưng Bồ tát Quán Thế Âm chỉ muốn ta nhớ đến hai điều này mà thực hiện. Đó hết lòng thành tâm và không nghĩ đến những điều sai trái. Chỉ cần như vậy, ta có thể tụng ở bất cứ nơi nào miễn là điều kiện cho phép. Ta có thể tụng ở trên xe, tàu, máy bay, nơi làm việc, ở nhà,… 

Trong thời buổi hiện nay, chúng ta có thể niệm Chú Đại Bi ở bất kì đâu, thời gian nào cũng được. Miễn là ta phải thành tâm khấn Phật, tâm ta phải luôn hướng vào những lời kinh để lời Phật thấm nhuần vào tâm. Chính Bồ tát đã dạy chúng sanh, mỗi lần ta trì niệm Chú Đại Bi thì Phật sẽ làm chứng cho lòng trung thành của ta.

Ta phải lưu ý rằng dù ta có thể đọc bằng tâm, nhưng khi ở nơi đông người ta nên tụng lớn tiếng. Phải đọc với giọng điệu nhanh và liên tục, nhưng không phải là la lên mà đọc từ từ, rõ ràng, đủ nghe, không đọc nhỏ quá.

Chuẩn bị Bàn thờ trì tụng Chú Đại Bi

Chuẩn bị Bàn thờ trì tụng Chú Đại Bi

 

Biểu tượng khác của Bồ tát Quán Thế Âm

Những vị Phật tử nên có một có một căn phòng riêng để thờ Bồ tát Quán Thế Âm ngàn tay, ngàn mắt. Nếu không có, thì đổi lấy bất cứ bức tượng nào của vị Bồ tát này. Ngoài ra, cũng nên có trái cây, hoa và phải thường xuyên cắm nhang và cúng dường nước trong sạch cho người. Đặc biệt lưu ý phải để đèn sáng khi ta cử hành nghi thức. Đây không phải điều bắt ép, bắt buộc nhưng đây là hành động tự nguyện để thể hiện tâm ý đến Bồ tát và Phật.

Cử chỉ ngồi và lạy khi niệm kinh 

Cử chỉ ngồi và lạy khi niệm kinh 

 

Tư thế thiền kiết già và đệm ngồi niệm

Mỗi người có thể một đệm ngồi niệm hoặc có thể thay thế bằng một khăn sạch, xếp lại ngay ngắn để thiền. Ta có thể ngồi theo kiểu kiết già nhưng nếu gặp khó khăn ta nên ngồi xếp bằng, chân trái gác lên chân phải hoặc có thể ngược lại. Còn về bàn tay nên để lòng bàn tay hướng lên trên, hai ngón cái chạm vào nhau.

Ngoài ra còn có nghi thức lạy thể hiện lòng thành kính, cung kính với vị Bồ tát. Nhưng ta không nên theo lối lạy của người Trung hoa. Bởi vì, khi ta đứng lên rồi quỳ xuống sẽ rất bất tiện, có những âm thanh, cử chỉ và quần áo làm mất đi phần tôn nghiêm. Ta nên ngồi tư thế thiền, khi lạy chỉ nên cúi đầu về phía trước, để thể hiện lòng thành tâm thì giữ tư thế này lâu hơn, cùng với đó niệm câu “Nam mô đại bi Bồ tát Quán Thế Âm”. Sau đó ngồi thẳng người lại. Chỉ cần những điều đơn giản như trên khi tụng niệm thần Chú Đại Bi.

Nghi thức trì chú đại bi

Ngồi thiền là gì?

 

Nên thiền định mỗi ngày

Ta nên có thời gian biểu phù hợp và cố định để thực hiện việc thiền định mỗi ngày. Có thể chọn buổi sáng hoặc tối hoặc sáng tối để dần dần tập thói quen siêng năng. Phật cũng đã dạy nên thiền ngày 2 buổi, vào rạng sáng hừng đông và buổi hoàng hôn tà chiều, còn về giữa khuya nên thức dậy để tụng kinh. Đây chính là thời gian lý tưởng cho những người tu hành. Tuy nhiên ta không có điều kiện và thời gian rảnh vẫn có thể chọn cho mình một buổi trong ngày. Theo thực tế đa số sẽ thực hiện vào buổi sáng sớm, vì sau một ngày làm việc mệt mỏi và chuyện gia đình vào buổi tối sẽ khó tịnh tâm hơn.

Ngoài ra ta có thể chọn một buổi lễ nhiều người vào dịp cuối tuần hay kì nghỉ, để giúp bản thân tự sám hối và có thể trao đổi kinh nghiệm với mọi người. Điều này sẽ giúp ít cho con đường tu tâm sẽ tốt hơn, mang lại kiến thức cho bản thân.

Sau đây là 8 bước cần ghi nhớ để thực hiện nghi thức hành thiền đúng cách:

Đầu tiên nên ngồi theo tư thế kiết già. Sau đó điều chỉnh tư thế cho thẳng sống lưng và thoải mái. Gõ 3 lần chuông. Tâm thanh tịnh, thả lỏng, lắng nghe theo tiếng chuông ngân vang. Dần dần xóa đi mọi ưu tư, thành tâm khấn Phật để bắt đầu vào nghi thức. 

  • Tịnh Pháp Giới Chơn Ngôn
  • Tác Bạch Cúng Hương (nên chọn một bài quen thuộc)
  • Đảnh lễ chư PHẬT, BỒ TÁT
  • Đại bi phát nguyện (người chủ trì sẽ đọc, mọi người nhẩm theo)
  • Tụng Thần Chú Đại Bi
  • Nhập Thiền (thời gian thiền tầm 15 phút, 30 phút, 1 tiếng, … tùy theo nhu cầu)
  • Xả Thiền (mỗi người có thể cầu với tâm nguyện khác nhau)
  • Hồi Hướng

Sau đó thở dài hơi bằng miệng. Nhè nhẹ chuyển động thân thể 5 lần, dùng hai tay xoa nhẹ vào nhau và đưa lên mất (5 lần). Tiếp theo xoa bóp hai chân cho nóng lên (5 lần).

Kết thúc nghi thức.

NAM MÔ CỨU KHỔ CỨU NẠN BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM

Bài kinh Chú Đại Bi

Đây là thần Chú Đại Bi được các Phật tử thường tụng để mong cầu bản thân tăng phước lành, tiêu tan nghiệp, sự sợ hãi, nhanh sớm giác ngộ. Sau đây là bản dịch Chú Đại Bi được phổ biến nhất ở Việt Nam ta, được tụng rộng rãi. Ngoài ra, còn có bản MP3 để ta có thể lắng nghe đối với những người mới bắt đầu. Biết được lợi ích, phước phần của thần chú này, mong mỗi vị Phật tử siêng năng niệm mỗi ngày để làm lợi cho bản thân.

Thần Chú Đại Bi bản dịch tiếng Việt

Đây là bản kinh được các vị Phật tử Việt Nam tụng mỗi ngày. Với bản dịch này được chia thành 84 câu, 415 chữ, dịch từ tiếng Phạn.

Thần Chú Đại Bi bản dịch tiếng Việt

Bản dịch Tiếng Việt phổ biến của Chú Đại Bi

Bài kinh Chú Đại Bi bằng file Mp3

Đây là file MP3 dành cho những người mới tập đọc hoặc muốn bật để tạo bầu không khí linh thiêng. Nhìn chung lại tất cả cũng vì sự thành tâm mà đến với Bồ tát Quán Thế Âm, mong sự từ bi của người dành cho chúng sanh sẽ giúp ta sớm ngộ được chân lý. 

Nghe và tải bài kinh chú đại bi link an toàn tại đây 

Bạn cân tư vấn thiết kế nhà thờ họ cũng như các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 097. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian chuẩn tâm linh nhất.

kinh kim cang

Kinh Kim Cang là gì?

Đối với người Phật giáo, tụng kinh tu hành là điều bắt buộc phải có. Mỗi loại kinh sẽ hướng đến đối tượng và mục tiêu khác nhau nhưng về cơ bản đều là muốn người luyện có  cuộc sống tốt hơn. Trong đó, Kinh Kim Cang là kinh phổ biến và được ưa chuộng nhất. Hãy cùng thietkenhathoho.com đi tìm tìm sâu hơn về loại kinh này. 

Kinh Kim Cang là gì?

Kinh Kim Cang là gì?

 

Cuốn Kinh Kim Cang

Kinh Kim Cang là bài kinh cơ bản và có tầm ảnh hưởng nhất của Phật Giáo. Quyển kinh có tên gọi khác là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa được tìm ra từ những năm 1907 tại hang động gần Đôn Hoàng, Trung Quốc

Đối với người tu Thiền Tông, Kinh Kim Cang là một bài kinh cơ bản và bắt buộc. Nó chứa đầy đủ những điều tinh túy, cốt lõi nhất của Giáo Lý Bát Nhã. Bài kinh còn được coi là một quyển bí kíp giúp chúng sinh thoát khỏi ưu sầu, phiền não trong cuộc sống

Nguồn gốc, xuất xứ của Kinh kim cang

Nguồn gốc, xuất xứ của Kinh kim cang

 

Nguồn gốc Kinh Kim Cang

Là quyển thứ 577 trong 600 quyển thuộc trong tập Đại Bát Nhã Ba. Tập này được Cưu-Ma-La-Thập dịch từ chữ Phạn sang Hoa ngữ rồi lại được hòa thượng Thích Trí Tịch dịch sang bản tiếng Việt. Vì vậy, nhiều người lầm tưởng rằng bộ Kinh có nguồn gốc từ Trung quốc nhưng thật sự không phải vậy, đến nay nguồn gốc của kinh vẫn còn là dấu hỏi lớn.

Theo ghi chép mới nhất gần đây, Kinh Kim Cang có nguồn gốc từ Ấn Độ và nó rất được thịnh hành dưới triều đại Kouchan – Thế kỷ I sau Công Nguyên. Theo Edward Conze – triết gia, nhà Phật học nổi tiếng thế giới, Cuốn Bát Nhã Ba La Mật Đa đã có từ 10 thế kỷ trước. Cụ thể:

  • Giai đoạn hình thành kinh ( Năm 100 trước Công Nguyên –  Năm 100 sau Công Nguyên): Các mấu chốt, cơ sở kinh được đúc kết 
  • Giai đoạn bổ sung kinh ( Năm 100 – 300 sau Công Nguyên ): Những phần cơ sở lúc trước được chắt lọc lại và bổ sung cho độ chính xác cao
  • Giai đoạn phát triển kinh ( Năm 300 đến 500 ): Dựa vào những cơ sở đã lập, các tu sĩ bắt đầu bồi đắp, hình thành nên những bài kinh ngắn có vần điệu với nhau.
  • Giai đoạn hoàn thành kinh (Năm 600 – 1200): Bộ kinh được chỉnh sửa thêm và đưa ra bản hoàn thiện nhất. Giai đoạn này, Mật Tông cũng xuất hiện khiến bộ Kinh giảm đi độ phổ biến.

Do đã có nguồn gốc từ lâu đời, nên những cột mốc ra đời của Kinh vẫn chưa được xác thực. Các học giả người Nhật cho rằng, bộ Kinh này gồm những bài kinh cổ xưa nên nó phải được xuất phát từ rất sớm. Do vậy, đến bây giờ nguồn gốc của Kinh Kim Cang hay bộ Bát Nhã Ba La Mật Đa vẫn là một bí ẩn lớn.

Ý nghĩa của  Kinh kim cang

Ý nghĩa của  Kinh kim cang

 

Ý nghĩa Kinh Kim Cang 

Ý nghĩa tên Kinh Kim Cang

Kim Cang khi dịch sang tiếng Việt nghĩa là Kim cương – là một loại khoáng sản rất có giá trị ở Việt Nam. Để tạo thành kim cương, những khoáng chất có chứa cacbon sẽ được đè nén ở nhiệt độ 1200°C và áp suất rất cao (5 gigapascal) trong độ sâu 150km. Hơn nữa, phải tốn đến 3,3 triệu năm mới ra được kim cương đạt tiêu chuẩn với độ đẹp như pha lê, cứng rắn cắt dứt được cả thép.

Cũng giống như luyện kinh vậy, người tu phải có quá trình tu luyện gian lao trong suốt nhiều năm liền mới có thể tu thành chính quả. Vì vậy, cái tên Kinh kim Cang ra đời từ đấy.

Ý nghĩa cuốn Kinh Kim Cang

Đối với các Phật tử, người tu học Thiền, Kinh Kim Cang là cuốn kinh cơ bản nhất. Bao gồm những bài kinh cô đọng, tinh túy khiến người học như được khai ngộ. Chính hai vị vua Trần Thái Tông và Lục tổ huệ năng cũng sử dụng cuốn Kinh và đạt được đại ngộ.

Những bài kinh thâm thúy nhưng đối với người tu là sự khai sáng. Muốn luyện được, phải thả hồn, tập trung sâu vào Kinh khiến những kiến thức, định kiến ban đầu không hữu ích bị xóa bỏ để đến với con đường tu hành gian lao, vất vả.

Cấu trúc bài  Kinh kim cang

Cấu trúc bài  Kinh kim cang

 

Bản gốc cấu trúc Kinh Kim Cang

Ở thời Phạn, quyển kinh viết liền mạch không phân chia mục rõ ràng, nhưng khi được dịch sang tiếng Hoa đã được Thái tử Chiêu Minh chia làm 32 mục nhỏ cho dễ học. Tuy nhiên, cũng có nguồn tin cho rằng, thực chất, vào cuối thế kỷ thứ IX, các mục của quyển kinh được chia ra là do một người họ Quá ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.

 

Phổ biến hơn cả bản tiếng Hán với 1544 câu được chia làm 52 đoạn. Mỗi đoạn sẽ đều có 3 phần mở đầu, nội dung và kết thúc bài. việc chia nhỏ các đoạn giúp người tu dễ dàng hơn khi luyện. Tuy nhiên, đòi hỏi tu thành chính quả thì người tu cần phải hiểu, nắm được trọng tâm của kinh.

Khi luyện kinh, người luyện sẽ thấy rõ bố cục các phần, các đoạn, các bài khá rời rạc nhau không thống nhất, mỗi bài đều sẽ có trọng tâm, chiều sâu riêng. Việc này đòi hỏi người tu phải có tinh thần tập trung cao độ, không chỉ dừng lại ở mức độ đọc hiểu kinh mà còn phải hòa mình vào, gắn kết các chuỗi kinh không liên quan thành một thể thống nhất.

Có thể nói việc tu Kinh kim cang là không hề dễ dàng. Người luyện phải vận dụng trí tuệ, khả năng suy luận, phân tích và hơn thế là bằng cả trái tim để  thấm những nội dung truyền tải trong đó. Các bài kinh ngắn không đơn giản là mấy trăm chữ như cuốn kinh bình thường, các bài Kinh trong Kinh Kim Cang dài tận 7000 chữ gồm cả những phần trùng lặp nên dễ gây đến sự khó hiểu cho người luyện. 

Tuy nhiên, đúng như cái tên Kinh Kim Cang, muốn tu thành chính quả, muốn đạt đến đại ngộ thì phải kiên trì, cố gắng luyện tập như quá trình tôi luyện khắc nghiệt để tạo ra một mảnh kim cương.

Lợi ích khi tụng  Kinh kim cang

Lợi ích khi tụng  Kinh kim cang

Lợi ích khi luyện Kinh Kim Cang

Vãng sanh cực Lạc

Truyện 1:

Tại thời nhà Đường, năm 650, Sư Thích Minh Tuấn không may qua đời. Khi chết, ông bị hai tên áo xanh dẫn đến gặp Diêm Vương. Ngài hỏi:

  • Sư tu môn nào?

Ông đáp: “ Tôi tụng kinh Kim Cang”. Diêm Vương nói: “ Nếu ngườii đã tụng đến trình độ này, chắc năm sau sẽ về Tịnh Độ, đệ tử chẳng được thấy thầy nữa!” nói xong rồi thả ông về. Từ đó, ông càng thêm nỗ lực tu luyện. Đến tháng Ba năm 651, Sư Thích Minh Tuấn qua đời trong tư thế ngồi, xung quanh ông toát lên mùi hương lạ.

( Trích sách Kim Cang Trì Nghiệm)

Truyện 2:

Vào thời Minh, ở trấn Song Lâm, Hồ Châu có người phụ nữ là Phí Thị. Chồng bà mất từ trẻ,  bà dệt vải để kiếm sống. Bà ăn chay mấy chục năm, thờ phụng tượng Phật và tượng Đại Sĩ bằng đàn hương. Hằng ngày, bà tụng quyển kinh Kim Cang, niệm Phật một ngàn câu. Dù tiết trời nóng hay lạnh chẳng bỏ sót.

Bấy giờ trong làng có trận đại dịch lớn, bà phải chuyển sang sống trên lầu ở nhà người con rể. Lúc đến, bà chỉ mang tượng Đại Sĩ theo rồi hàng ngày, bà ngồi thắp hương, tụng kinh, niệm Phật.

Ba năm sau, những người xung quanh thấy trên lầu nơi bà niệm kinh thấy có hình tượng Phật trang nghiêm, tinh túy. Mọi người bắt đầu đến xem càng lúc càng đông. Có người còn tưởng rằng ai vẽ nên lau thử, nhưng càng lau hình Phật càng sáng và rõ hơn. 

 

Cứ như thế suốt bốn năm, một hôm, bà trở về chỗ ở cũ dọn dẹp lại, thắp hương, tụng kinh, lễ Phật. Ba hôm sau, bà tắm gội sạch sẽ và tiếp tục tụng kinh, niệm Phật. Đến giờ Ngọ, bà mở cửa sổ ra chào mọi người: ” Phật đến rồi, ta đi đây” rồi ngồi xuống nhắm mắt lại. Bà thọ 70 tuổi

Thoát khỏi sự đen đủi, chết chóc

Ở đời Đường, Lý Khưu Nhất làm quan tại huyện Cao Bưu. Ông có sở thích đi săn trong rừng. Một hôm, ông chết rồi bị lôi đến gặp Diêm Vương. Các loài chim, thú trong rừng bị ông săn bỗng nói tiếng người đòi ông trả mạng. Ông sợ quá, nói: “Tôi từng chép một quyển kinh Kim Cang”. 

Diêm Vương liền sai lục tìm tài liệu kinh, quả nhiên thấy kinh của ông. Diêm Vương nói: “Ông đã tu luyện kinh này rồi, công sức bỏ ra như tối thượng”, rồi gọi những con vật kia lại để trình bày, xin chúng cho ông Lý tạ lỗi. Khưu Nhất hứa sẽ  chép một trăm quyển kinh nữa, để chuộc tội. Các loài chim liền đồng ý, cho ông về.

Lúc này, thân thể ông đang ở trong quan tài, mở nắp sống dậy làm ai cũng kinh ngạc. Đồng thời, sau khi nghe truyện , Vua cũng thăng chức cho ông lên Ngũ Phẩm, giữ chức Chiêu Thảo Sứ ở Gia Châu.

Theo Báo Ứng Ký

Tăng cường sức đề kháng, khoẻ mạnh, lành bệnh

Đời Đường, tại Khai Châu có người tên Câu Long Nghĩa thấy bạn đang chép kinh Kim Cang, hắn liền tùy tiện xé đi. Chẳng mấy lâu sau, hắn bị câm vô. Một hôm, hắn nghe thấy hàng xóm tụng kinh, thấy giống kinh trước liền nhớ lại. Hắn tự trách, sau liền nép sát vào vách để nghe trộm.

Một tháng sau, hắn vào một ngôi chùa, nhìn thấy một vị Tăng liền kính lễ. Vị Tăng hỏi hắn có chuyện gì? Hắn liền chỉ vào miệng mình. Sau đó, Tăng liền dùng dao khứa vào lưỡi hắn, từ đó hắn nói được. Vừa hối lỗi, vừa biết ơn, hắn quay về bắt đầu niệm kinh Kim Cang như hàng xóm. 

Một hôm, hắn đến ngôi chùa đó định thăm vị Tăng kia nhưng hỏi mãi mà không ai thấy. Mệt mỏi, hắn liền ngồi lễ Phật trước, để ý thấy hình ngài Tu Bồ Đề vẽ trên vách giống hệt vị Tăng kia. Từ đó, hắn liền chép kinh và vẽ hình ngài Tu Bồ Đề, suốt đời cúng bái (Theo Báo Ứng Ký)

Giúp người tu an lành, thoát kiếp nạn

Tại đời Đường, có một thương lái hàng ngày đều tụng kinh Kim Cang. Ông luôn mang quyển kinh theo bên mình để niệm kinh lúc rảnh. Do hoàn cảnh, ông thường buôn bán ở nước ngoài, đêm ngủ tại hải đảo. Thấy ông có nhiều tài sản, đám lái buôn tham lam bèn lập mưu để sát hại ông. Nhân lúc đêm tối, chúng nhét ông vào cái sọt lớn, thả thêm đá to vào rồi quăng ông cùng cuốn kinh chìm sâu xuống biển.

May thay, bên cạnh đó có một ngôi chùa lớn.  Các sư tăng hàng đêm đều nghe thấy tiếng người niệm Kinh Kim Cang dưới đáy biến. Thấy lạ, họ bèn thuê người lặn xuống tìm thử. Chẳng bao lâu, họ kéo lên một cái sọt to, người thương lái được cứu ra ngoài.

Ra ngoài, ông kể ” Tôi biết mình bị giết vứt xuống biển, nhưng không rõ bị cho vào sọt. Chỉ thấy khi ở dưới đó, tôi như sống trong cung điện, hàng ngày có người mang đồ ăn đến, không tìm được lối ra nên lấy kinh ra niệm”. Sau đó, ông liền xin vào chùa, xuống tóc xuất gia.

(Trích Công đức tụng Kim Cang Trì Nghiệm)

Cảm hoá được vạn vật

Thời đại nhà Tùy, trong thôn Vương Lý xuất hiện những bài Kinh Kim Cang được viết chữ rất đẹp tại nhiều nơi ở khu phía Đông. Thì ra, đó là do một chàng thư sinh họ Tuân viết mong muốn cho mọi người đọc và hiểu nhiều thêm về kinh.

Trong lúc trời mơ to gió lớn, bọn trẻ thấy nơi ông đứng viết Kinh không hề bị nước mưa hắt vào, khô ráo đến lạ lùng. Bọn trẻ và người trong thôn lấy làm lạ, truyền đạt đến tai nhau. Không ai bảo ai, lúc mơ mọi người đều đứng ở gần đó để khỏi bị ướt. 

Một hôm, có một vị cao tăng đi qua, nói với người trong thôn: ” Trên không trung có Kinh Kim Cang, người giăng lọng che trên đó, không nên lại gần xúc phạm”. Nhận thức được điều này, dân bàn nhau rào lại để bảo vệ. Mỗi khi đến ngày ăn chay, cư dân lại cùng nhau ra cúng Phật, niệm kinh cầu bình an.

Tài liệu về  Kinh Kim Cang

Tài liệu về  Kinh Kim Cang

 

Tài liệu về Kinh Kim Cang

Kinh Kim Cang ngày xưa rất quý và hiếm lắm mới có người sở hữu được, nhưng hiện nay thì khác. Công nghệ ngày càng phát triển nên hiện tại quyển kinh đã có cả bản pdf và bản mp3

Tài liệu Kinh Kim Cang file pdf

Đối với người chuyên tâm tu luyện, muốn hiểu kỹ và rõ về cuốn Kinh sẽ thường thích tự đọc và tìm hiểu nhiều hơn. Cuốn tài liệu pdf sẽ giúp người tu luyện có thể học mọi lúc mọi nơi chỉ bằng điện thoại hay laptop… hoặc có thể photo ra bản giấy để dễ dàng niệm kinh.

Nếu bạn muốn đọc quyển Kinh Kim Cang: Link tải an toàn qua google Drive tại đây

Tài liệu Kinh Kim Cang file MP3

Đối với những người bận rộn, có ít thời gian hoặc ít khi đọc sách thì tài liệu audio sẽ là một lựa chọn tuyệt với giúp bạn có thể vừa niệm kinh vừa thư giãn, nghỉ ngơi sau ngày làm việc dài.

Nghe audio Kinh Kim Cang Phần 1: Link tải an toàn qua google Drive Tại đây

Có thể thấy, Kinh Kim Cang không chỉ đơn thuần là một cuốn sáng mà nó còn chứa trong đó rất nhiều giáo lý, rèn luyện, tính kiên cường của người tu hành. Với những lợi ích vô cùng lớn mà nó mang lại, đây quả thực là một cuốn sách độc nhất, một cuốn kinh tuyệt diệu mà Đức Phật ban cho nhân loại để cứu vớt chúng sinh.

Nếu bạn cần tư vấn thiết kế những công trình nhà thờ họ, công trình đình chùa, các công trình thờ tự tại gia có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tối sẽ tư vấn giúp bạn có những không gian đẹp nhất.