Những bài văn khấn lễ Vu Lan tại nhà đơn giản

Lễ Vu Lan là ngày lễ trọng đại của Phật giáo nhằm tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, bố mẹ. Vậy lễ Vu Lan diễn ra vào ngày nào, nguồn gốc, ý nghĩa, văn khấn lễ Vu Lan tại nhà và các tục lệ diễn ra trong ngày này như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Lễ Vu Lan là gì?

Vu lan còn được gọi là lễ báo hiếu – một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo. Lễ này trùng với ngày rằm tháng 7 xá tội vong nhân của các nước Á Đông trong đó có Việt Nam, và Tết trung nguyên của người Hán. Theo tín ngưỡng dân gian Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn tổ tiên cha mẹ, cũng như.ngày mở cửa ngục, ân xá cho tất cả các vong nhân từ những cô hồn lang thang không có nơi nương tựa, không có người cúng kính đến tù nhân ở địa ngục đều được xá tội, thoát sanh về cảnh giới an lành.

✅✅✅ Xem thêm: Ngày Lễ Phật Đản là gì ?

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan

 

Lễ Vu Lan báo hiếu có từ hàng trăm năm trước, xuất phát từ sự tích Đại Đức Mục Kiền Liên cứu được mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ.

Chuyện kể rằng khi Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Lúc bấy giờ, ngài vẫn nhớ tới người mẹ Thanh Đề đã mất của mình, nên muốn tìm kiếm xem bà đang ở đâu. Khi nhìn thấy thì thực sự đau lòng, do bà làm nhiều việc ác nên bị đày thành ngạ quỷ, chịu mọi cực khổ, đói khát, lang bạc không ai thương xót.

Thương xót mẹ ngài đã biến ra cơm và dâng tới tận địa ngục cho mẹ, nhưng vì đói khát lâu ngày, bà không chia phần cho ai, che bát cơm lại nên tất cả đều bị biến thành lửa. Không đành lòng nhìn người mẹ thân sinh ra mình phải chịu đau khổ, bèn cầu xin Phật Tổ tìm cách cứu mẹ. Phật dạy rằng, dù ngài có thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ được. Cách duy nhất bây giờ là nhờ tới sức mạnh của chư tăng 10 phương.

Thời điểm thích hợp nhất chính là ngày rằm tháng 7 âm lịch, chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng xin cứu mẹ. Nghe theo Phật dạy ngài đã cứu được mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, lễ Vu Lan báo hiếu ra đời, lưu truyền tới tận ngày nay.

Lễ Vu Lan là ngày nào?

Lễ Vu Lan và cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ chưa lập gia đình hay mới lập gia đình. Nhà thờ họ xin được trả lời như sau:

Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch tức ngày rằm tháng 7 hàng năm.

Lễ Vu Lan 2022 rơi vào Thứ 6 ngày 12 tháng 8 năm 2022 Dương lịch. Tức ngày Đinh Dậu, tháng Mậu Thân, năm Nhâm Dần, tức

lễ Vu Lan năm 2023 rơi vào ngày Canh Thân, tháng Canh Thân, năm Quý Mão, tức thứ 4 ngày 30 tháng 8 năm 2023.

✅✅✅ Xem thêm: Nguồn gốc của ngày giỗ tổ Hùng Vương

Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

Ngày lễ Vu Lan là thời điểm tuyệt vời để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo và biết ơn ông bà, cha mẹ những người đã sinh thành nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta nên người. Đây cũng là dịp để mọi người phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, đền ơn đáp nghĩa, làm nhiều việc thiện theo lời Phật dạy để tích đức cho bản thân và gia quyến.

Tại Việt Nam, vào ngày lễ này sẽ có nghi thức bông hồng cài áo, bông hồng trắng dành cho những người không may mất cha mẹ. Bông hồng đỏ dành cho những ai vẫn còn cha mẹ. Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu và sự cao quý, khi cài lên ngực áo thể hiện sự biết ơn của con cháu với cha mẹ, ông bà mình.

Đây cũng là ý tưởng cao quý để các tu sĩ phổ độ chúng sinh, hướng con người ta đến việc thiện.

✅✅✅ Xem thêm: Ý nghĩa của việc cúng ông công ông táo

Những việc nên làm vào ngày lễ Vu Lan

Mua quà tặng cha mẹ

Được lựa chọn những món quà thiết thực, ý nghĩa tặng cha mẹ chính là hành động thiết thực nhất. Bởi chúng ta nên bày tỏ lòng thành kính ngay khi bố mẹ còn sống, để khi cha mẹ chết trở về với cát bụi sẽ không còn điều ân hận. Mỗi người có thể lựa chọn những món quà khác nhau, phù hợp với cha mẹ và điều kiện kinh tế của bản thân. Cốt ở tấm lòng, không cần khoa trương, màu mè hình thức vượt quá khả năng, như vậy bố mẹ cũng không vui. Đôi khi, đó chỉ là một cái ôm thật chặt và bó hoa tươi thắm, hay một bữa ăn đầy ắp tình thương và lời nói yêu thương cảm ơn từ tận đáy lòng cũng là đủ.

Lên chùa cầu an

 

Lên chùa cầu an

Như chúng tôi đã nói ở trên Vu Lan là ngày lễ lớn và quan trọng nhất năm của Phật Giáo. Vì vậy những ngày này tại chùa sẽ tổ chức rất lớn, nếu có thời gian bạn hãy tới chùa làm công quả, phụ giúp dọn dẹp, bày biện lễ vật bày tỏ lòng thành kính của mình.

Lên chùa cầu may, cầu bình an cho toàn thể gia đình, người thân yêu và bản thân cũng là việc làm ý nghĩa. Nếu ai cha mẹ đã mất, hãy xin Phật phù hộ cho họ được siêu thoát, an nghỉ nơi chín suối.

Cúng rằm tháng bảy hay cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có các lễ: Cúng Phật; cúng Thần linh và Gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cuối cùng cúng phóng sinh

Cúng Phật

Cúng Phật

 

Vào ngày rằm tháng Bảy gia chủ sắp một mâm ngũ quả hoặc cơm chay để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Khi cúng, tốt nhất bạn hãy đọc kinh Vu Lan để hiểu rõ về ngày này, để hồi hướng công đức cho người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan thuộc thể thơ song thất lục bát khá dài, nhưng chỉ cần thành tâm sẽ học rất nhanh.

Cúng thần linh và gia tiên

 

Cúng thần linh và gia tiên

 

Tiếp sau cúng Phật là một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cầu nguyện cho các vong hồn được siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Các gia đình thường cúng cơm mặn gồm cơm, canh, xôi, thịt gà, giò, rượu…và không thể thiếu hương thơm, tiền vàng, hoa quả tươi và trầu cau.

Cúng thí thực tại nhà

 

Cúng thí thực tại nhà

Ngoài việc cúng Phật, thần linh và cầu siêu cho gia tiên thì người Việt còn làm lễ thí thực hay cúng chúng sinh cho các cô hồn khi tại thế không nơi nương tựa, thất cơ lỡ vận, chịu nhiều oan trái trong xã hội…

* Sắm lễ:

– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo giấy cho chúng sinh từ 20 đến 50 bộ đủ các màu xanh biển, tím, hồng, cam, vàng, xanh lá.

– Các loại quả như ổi, cóc, chôm chôm, lê, táo, chuối, cam, quýt…

– Hoa tươi

– Bỏng ngô, bánh, kẹo, chè lam, kẹo vừng, bánh quế, bim bim

– Khoai lang, ngô, sắn tất cả đem luộc rồi cắt thành khúc tầm 4cm.

– Nước suối, rượu nếp, bia, gạo, muối

– Cháo, chè

Cúng phóng sinh

Cúng phóng sinh

 

Sau khi hoàn thành các lễ cúng trên, gia chủ có thể cúng phóng sinh. Việc phóng sinh này tùy theo điều kiện và tín tâm của mỗi gia đình, không bắt buộc.

Có thể phóng sinh cá, chim, tôm, cua …tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ vì nó sẽ hủy hoại môi trường.

Lưu ý khi cúng cô hồn

Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là bày lễ cúng ngoài trời, trước cửa nhà, không cúng xôi, gà vì sẽ khơi dậy tham sân si của họ.

Rải tiền vàng ra mâm trước, sau đó để đồ lễ lên, để mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc mỗi hướng 3-5-7 cây hương.

Kết thúc lễ cô hồn cần rắc gạo, muối ra sân, đường để tiễn cô hồn đi không ở lại quấy nhiễu gia đình.

Ở một số nơi, người ta cho trẻ con cướp cháo thí nghĩa là cỗ cúng cô hồn khi cúng xong để lấy may, cho con hay ăn, chóng lớn, không quấy khóc đêm

Trước khi dọn đồ lễ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang hành lễ khấn vái mà đã có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay chủ thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay.

Bởi theo dân gian, nếu ta giật lại thì hậu quả nhận được là điều tệ hại. Nếu khi chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực giật cỗ cũng là tín hiệu tốt.

✅✅✅ Xem thêm: Những điều cần tránh trong tháng cô hồn

Tổng hợp các bài văn khấn lễ Vu Lan tại nhà

Văn khấn cúng thần linh tại gia ( Lễ Vu Lan rằm tháng 7 âm lịch)

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm ………………… (Ví dụ: năm Giáp Ngọ)

Tín chủ chúng con tên là:…………………………………. ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp lễ Vu Lan , ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao này không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám!

Văn tế khấn Tổ tiên ngày rằm tháng 7 âm lịch

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ …………………… (Ví dụ: Nguyễn, Lê, Trần …) và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng 7 năm …………………. (Ví dụ: năm Giáp Ngọ)

Gặp lễ Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vì vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án kinh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ …………. (Ví dụ: Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám!

 

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khán Cát Kỵ

Văn khấn thí thực tại nhà

Văn khấn:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương,

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đau

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:

Vợ (Chồng):

Con trai:

Con gái:

Ngụ tại:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn cúng phóng sinh

Chúng sanh nay có bấy nhiêu

Lắng tai nghe lấy những lời dạy răn

Các ngươi trước lòng trần tục lắm

Nên đời nay chìm đắm sông mê

Tối tăm chẳng biết làm lành

Gây bao tội ác, lạc vào trầm luân

Do vì đời trước ác tâm

Nên nay chịu quả khổ đau vô cùng

Mang, lông, mai, vẩy, đội sừng

Da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh

Do vì ghen ghét, tham sân

Do vì lợi dưỡng hại người làm vui

Do vì gây oán chuốc thù

Do vì hại vật, hại sanh thoả lòng

Do vì chia cách, giam cầm

Do vì đâm thọc chịu bao khổ hình

Cầu xin Phật lực từ bi

Lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương

Nay nhờ Tăng chúng hộ trì

Kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau

Hoặc sanh lên các cõi trời

Hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành

Hoặc sanh lên được làm người

Biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…..

Chúng sanh Quy y Phật

Chúng sanh Quy y Pháp

Chúng sanh Quy y Tăng….

Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần)

 

✅✅✅ Xem thêm: Lễ Phóng sinh là gì?

Kết: Trên đây là văn khấn lễ Vu Lan tại nhà và các tục lệ liên quan đến ngày này. Cảm ơn quý vị đọc giả đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu quý gia chủ đang muốn thiết kế thi công các công trình nhà thờ họ có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn và dòng họ có những không gian ưng ý nhất.

5/5 - (4 bình chọn)