Đối với những người đi theo tôn giáo Phật Pháp có lẽ đã không có gì xa lạ với 18 bức tượng. Vậy những bức tượng đó có ý nghĩa như nào? Những bức tượng đó khắc những ai? Tại sao lại được đặt vào những nơi tôn nghiêm ở khắp các ngôi Chùa ở Việt Nam ta. Để tìm hiểu được “Thập bát La hán” chúng ta hãy cùng nhau tham khảo bài viết sau của thietkenhathoho.com, để có những thông tin hữu ích về các vị này trong Phật Pháp.
Thập bát La hán là ai trong Phật giáo?
Thập bát La hán
Thập bát La hán là tên gọi của những vị A La Hán trong Phật Pháp. Những vị này đến nay vẫn được các Phật tử thờ cúng và ảnh hưởng sâu rộng tại Trung Quốc và cả Việt Nam ta. Đến trong sử sách ngày nay vẫn còn ghi chép về bức họa Thập bát La hán thời nhà Thanh. Nó được nằm bên phải bức vẽ, được yêu cầu bởi vua Càn Long.
Trong giáo lý kinh điển, một số kinh sách ghi chép lại thì phần lớn đều là lời ca ngợi của Đức Phật Thích ca Mâu ni dành cho những đệ tử Thanh Văn nổi bật. Trong những vị đó được công nhận đã dành hết kiếp này để cúng đường cho vị A la hán. Khi Đức Phật nhập diệt (nhập tịch – ý chỉ đang vào nơi mà trong thâm tâm đã đạt cảnh giới) thì những vị A la hán đã được ghi nhận. Trong lần đầu tiên thì được 500 người nhưng chỉ có vài vị chủ chốt được nhắc tên. Những điều này đều được theo quy tắc và vai trò trong Tăng đoàn.
Theo như sử sách ghi chép lại thì có 4 vị được nhắc đến nhiều nhất, đã sớm xuất hiện ở Trung Quốc vào những năm ở thế kỉ IV. Càng về sau số lượng các vị La Hán dần tăng lên 16 vị, bao gồm cả những người được xác định là thật và có những vị vẫn được xem là hư cấu. Được tìm hiểu, biết đến thông qua tác phẩm Pháp trụ kí của một vị Đại sư là người đến từ Sri Lanka, đã được dịch thuật qua chữ Hán. Nhờ vào chính tác phẩm và độ phổ cập của nó mà 16 vị La hán đã được ghi nhận và được các Phật tử nhớ đến. Nhưng sau đó lại không còn tên của 1 vị trong những vị đã được ghi chép, đến nay vẫn không rõ nguyên nhân như nào.
Từ những năm nhà Đường dần diệt vong đến đầu thời kỳ quan trọng nhất của Trung Quốc đó là Ngũ đại Thập quốc, thì danh sách những vị La hán được thêm 2 vị và cho đến nay có tổng 18 vị. Cũng chính điều này mà những vị này đều được người Trung Quốc biết đến. Điều này cũng ảnh hưởng đến Việt Nam, khi văn hóa Phật giáo du nhập và cũng có rất nhiều bản khác nhau. Không dừng ở đó mà còn đến với những nước khác đó là Nhật Bản, Tây Tạng những ở đây vẫn là 16 vị La hán.
Đối với Phật Pháp và Phong thủy về 18 vị này có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi đây là được xem là những vị thần quan trọng trong A la hán, những vị này đều mang cho mình những tiểu sử cá nhân khác nhau. Ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa và đời sống tâm linh của những người dân ở Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc cũng như những nước lân cận khác.
Vậy chúng ta hay nói đến là Thập bát La hán, trong đó “thập bát” là 18 vị những La hán có nghĩa như nào? Thì nó có nghĩa là Vô Cực Quả. Những vị này là những người đã đạt đến cảnh giới, đã được học và hiểu biết những thứ trên đời này. Ngoài ra các vị La hán được tượng trưng cho nguồn sức mạnh chống lại những điều xấu xa và những thế lực xấu xa, cũng như dạy ta đối nhân xử thế giữa người với người, điều cuối cùng đó là lòng nhân ái của con người ta. Đối với Phật tử thì Thập bát La hán đã không là những điều quá xa lạ, nhưng nó cũng nổi tiếng kể cả những người không theo tôn giáo này. Điều này được thể hiện qua bài thơ của một tác giả nổi tiếng đó là Huy Cận. Những ngôi Chùa lớn thường đều có 18 bức tượng đại diện cho 18 vị, được khắc một cách tinh xảo, tính tế, thể hiện được sự riêng biệt của mỗi người, đại diện cho những điều khác nhau.
Nhưng 18 vị này không phải chỉ có như thế mà họ có một trách nhiệm rất quan trọng được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni căn dặn. Đó chính là những vị này phải ở lại cõi trần đời này để dạy cho chúng sinh, tiếp nối những điều mà người đã làm. Nhưng theo như lúc đầu người chỉ căn dặn đúng theo là 16 vị. Chúng sanh vì lòng tôn kính mà cũng đã khắc tượng 16 vị này ở thời nhà Thanh. Nhưng theo như ghi chép vì sự tôn trọng mà lúc đó đã cho 1 vị tôn giả và 1 đại sư thêm vào danh sách thành 18 vị. Đến đời vua Càn Long thì đã định lại những vị La hán lần lượt thứ 17 và 18 là hai vị khác. Và đó cũng là danh sách chính thức lưu truyền đến đời nay.
Từ đâu xuất hiện tượng của Thập bát La Hán
18 vị La hán tại một ngôi chùa ở Mỹ
Từ xưa đến nay nguồn gốc của những tượng Phật thường là ở Ấn Độ và thường xuất hiện trong những tác phẩm của Đại Sư Huyền Trang. Chính trong tác phẩm đã nói đến 16 vị được chọn ở lại thế gian chăm lo cho chúng sinh. Cũng vì lý do này, để hoàn thành trách nhiệm Đức Phật trao phó nên không thể nào vào cõi Niết Bàn.
Khi ta hiểu được định nghĩa cũng như biết Thập bát La hán là những vị có sứ mệnh quan trọng. Thì một số nhà triết học cũng cho rằng chính con số “Thập bát-18” này mang lại nhiều may mắn. Và những bức tượng được khắc tinh xảo này cũng có ý nghĩa trong phong thủy. Vì sự đặc biệt của mỗi vị, sự ấn tượng dành cho những ai tìm hiểu về các vị.
Cho đến tận nay những hình dạng của các vị đa số đều được hình dung theo sử sách chép lại, chứ không có hình ảnh xác nhận, lẫn thông tin xác nhận họ tồn tại hay hư cấu. Hình tượng đầu tiên là xuất hiện trong giấc mơ của nghệ sĩ vẽ tài ba đó là Thiền Sư Quán Hưu từ những năm TK II. Chính những vị La hán đã báo mộng ông hãy vẽ chân dung cho họ. Nhưng theo sử sách Trung Quốc cho rằng họ có nét giống nhau. Cũng như theo chân dung Thiền sư vẽ thì tất cả các vị đều là người nước ngoài, có khuôn chân mày rậm, đôi mắt thì to và chiếc mũi cao. Vì là đa số đều xuất phát từ Trung Quốc nên phong cảnh trong bức vẽ cũng chính là nơi đây, nét đặc biệt thời đó chính là đá và thông đều được vẽ giống ngày nay. Nhưng lại có những bức họa vẽ trang phục của các vị giống những người ăn xin để làm nổi bật sự sống ở trần gian, những ham muốn sâu bên trong con người dương gian. Từ bức vẽ của Thiền Sư vẽ nên đã trở thành những mẫu vẽ cho những nghệ nhân sau này, nhưng mỗi bức vẽ đều sẽ thay đổi để một phần gửi gắm thông điệp của chính người vẽ. Mặc dù thay đổi nhưng không nhiều vẫn mang những nét đẹp và thông điệp cụ thể của 18 vị La hán.
Ý nghĩa về tượng Thập bát La Hán
Theo như sử sách ghi chép trong Phật Pháp thì đây chính là sứ mệnh mà các vị La Hán được Đức Phật trao cho trọng trách này. Còn theo triết học thì lại thể hiện là một con số máy mắn và trong phong thủy. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa riêng biệt trong Phật giáo và phong thủy này như nào? Có gì khác biệt không?
Ý nghĩa trong Phật Pháp
Hình ảnh một vị La hán
Ở những ngôi Chùa lớn ở Việt Nam ta đa số đều có những bức tượng của các vị Thập bát La hán, khi bước chân vào ngôi chùa thấy cảnh vật đó ta cũng thấy được suy uy nghiêm và một nét đẹp cổ kính từ thời Trung Quốc cổ. Từ những ngày đầu đến này 18 bức tượng này đều được những chúng sinh, Phật tử tôn kính và cầu nguyện với những vị La Hán. Vì họ đều mong muốn gia đình hay chính bản thân được bình an, may mắn, hay những điều vui trong cuộc sống.
Theo giáo lý Phật Pháp ghi chép lại thì Thập bát La hán được chia thành 3 ý nghĩa như sau:
Đầu tiên đó là “sát tặc” ý chỉ là hãy loại đi như ưu sầu. Những tiềm thức bên trong chúng ta thường sẽ là những nỗi buồn, đau khổ, uất hận sâu trong thâm tâm ta. Nhưng chính Đức Phật là nơi tâm ta được an tịnh, dựa vào, có niềm tin mãnh liệt, nhờ người ta được bình an trong tiềm thức. Người cũng là người đã dẫn đường cho ta đi đúng đường tránh xa những con đường u tối, đầy sự cám dỗ. Ở dương gian này những dục vọng luôn xuất hiện xung quanh ta, nên chỉ cần sơ hở ta sẽ mắc kẹt mãi ở lưới gian ác. Chính người đã cứu thoát ta và dạy ta cách đối nhân xử thế đúng đắn.
Thứ 2 được gọi là “ứng cung” hay chính quả La Hán. Theo như ghi chép thì 18 vị La hán đã trải qua khoảng thời gian thu hành, khổ luyện và đã đạt được cảnh giới, nên cuộc sống ở dương gian đã không còn vướng bận. Nhưng vì theo sứ mệnh được Đức Phật La hán giao phó nên họ phải ở lại để dẫn đường cho chúng sinh. Nhưng giờ đây có lẽ họ đã được tới nơi được gọi là cõi Niết Bàn bên Ngài.
Cuối cùng đó chính là vô sinh. Lúc còn sống trên dương gian những 18 vị đã đạt đến cảnh giới, được giải thoát nên họ sẽ không phải tiếp tục bước vào vòng luân hồi, họ đã được tới nơi mà những vị Phật khác đã đến. Cũng chính vì sự đặc biệt, cũng như để noi gương các vị nên vẫn được mọi tôn kính, đây chính là hình ảnh quen thuộc của những người theo Phật giáo.
Ý nghĩa trong phong thủy
Được điêu khắc tỉ mỉ
Mỗi một bức tượng được điêu khắc tinh xảo ở Việt Nam hay trên thế giới đều mang trong nó là một ý nghĩa, nhất là tôn giáo thì lại thiêng liêng hơn rất nhiều. Nhưng có thường họ không chỉ thờ kính ở những ngôi chùa như Phật giáo, nhà thờ như Công giáo. Ngoài ra, vẫn có nhiều người vẫn thờ cúng những vị đó tại chính ngôi nhà mình hay nơi làm việc. Đối với họ không chỉ dừng lại ở bước thờ kinh mà còn là sức mạnh tâm linh. Đó là sức mạnh mong muốn gia đình mình bình an, cũng là sức mạnh răn dạy bản thân phải cố gắng và đi đúng đường trong cuộc sống này.
Có một số người khác cũng đặt những bức tượng Thập bát La hán ở chính căn nhà như là một lời nhắc bản thân phải sống tâm tốt, nhân ai, làm điều thiện tránh điều tà ác. Đồng thời để tránh gia đình mình khỏi như ma quỷ. Khi tâm bình an, trong sạch thì mới có thể an tịnh chăm sóc cho đời sống tâm linh bản thân tốt hơn. Những bức tượng đó sẽ như người cai quản và giúp cho gia đình làm ăn tốt hơn.
Sơ lược về 18 vị La Hán.
Từ thời nhà Thanh đến thời điểm hiện tại, danh sách của Thập bát La hán đều có những thay đổi đi những cuối cùng danh sách cùng được vua Càn Long thống nhất và giữ gìn đến nay. Theo như Đức Phật căn dặn 16 vị đầu đó chính ở lại dương gian làm lợi cho chúng sinh, nhưng sau đó có 2 vị được thêm vào danh sách này. Vậy họ là những người như nào mà lại được Phật tin tưởng đặt niềm tin và ta thờ kính đến nay. Ta hãy cùng nhau tìm hiểu 18 vị La hán này theo thứ tự như sau.
Vị La Hán Tọa Lộc
Vị La Hán Tọa Lộc
Ngài tên là Pindola Bhāradvāja hay còn được dịch là Tân đầu lô phả đọa, là một đại thần có tiếng tăm thời vua Ưu Điền. Ông là người có sở thích khá đặc biệt đó chính là rời cung vào núi rừng tu luyện, thiền đình đến khi đạt cảnh giới, xuất gia thành công. Ông thường cỡi hươu về triều đình và khuyên bảo vua nên xuất gia. Sau đó quốc vương cùng theo lời ông nhường ngôi cho thái tử nối ngôi và vua xuất gia. Từ đó, người đời thời đó mới đặt ông với cái tên “Kị Lộc La Hán”.
Vị La hán này cũng có những sai lầm, sơ sót được Phật nhắc nhở. Đó là có một lần ông đã sử dụng phép thần thông của mình để có thể lấy được chiếc bát quý được treo trên một trụ cao. Điều này nếu ta nghĩ theo hướng thường đây có vẻ sẽ ngạc nhiên và bất ngờ. Nhưng đối với Đức Phật đó sẽ con là sai trái vì ảnh hưởng đến việc mọi người tu hành để bản thân có thể biểu diễn những tài nghệ như vậy. Chính vì điều này mà Phật đã sai ông ở lại dương gian để nhận ra lỗi của mình cũng như làm lợi cho chúng sinh. Tôn giả cũng thường hay xuất hiện dưới thân xác và cả trong những giấc mơ để một phần làm chứng giúp cho kinh sách được dịch lại cách chính xác, một phần giúp chúng sinh theo sứ mệnh.
Là một trong những vị La hán được nhắc đến nhiều nhất ở thời đó đến nay, theo danh sách người cũng đứng ở vị trí đầu tiên.
Vị La Hán Khánh Hỷ
Vị La Hán Khánh Hỷ
Người đời nhớ đến tên ông đó chính là Kanakavatsa. Ông là một trong những tôn giả được Đức Phật vì ông phân biệt rất rõ ràng đúng sai. Từ khi ông còn chưa xuất gia thì đã là người có cách cư xử lễ phép, luôn giữ gìn hành động của mình cách thanh lịch, tâm luôn trong sạch không nghĩ điều xấu. Đến khi xuất gia, tôn giả luôn cố gắng nỗ lực tu tâm, thiền định, nhờ việc luôn để bản thân mình theo khuôn phép nên ông đã rất nhanh chóng được cứng quả.
Người thường là người dùng lời nói và gương mặt vui vẻ của mình để nói cho chúng sinh tin tưởng, nghe lời dạy của Phật. Con người ta thường không phải cố ý mà phạm sai lầm mà chỉ là vô ý làm điều tà ác, dẫn đến ảnh hưởng cho con đường đến Đức Phật của chúng sinh. Bởi vậy, Người đã cố gắng không ngừng giảng dạy giáo lý giữa thiện và ác, để tất cả mọi người nhận ra lỗi lầm của mình và sửa đổi nó. Điển hình trong một lần người đi giảng dạy đã thấy một gia đình giết những súc vật và gia cầm để làm lễ mừng thọ. Người đã vào nhà họ và giảng dạy một cách thấu đáo về việc làm như nào mới là chúc thọ một cách đúng đắn, dạy về những điều làm mẹ, làm con, tu tâm bằng những bài giảng rất chân thật của ông. Chính ông là ánh sáng chiếu soi lời Phật dạy để truyền lại cho chúng sanh.
Vị La Hán Cử Bát
Vị La Hán Cử Bát
Tên của Ngài Kanaka Bharadvaja. Ngài được biết đến là vị tôn giả đã đạt cảnh giới Niết Bàn vì chính Quốc vương đã không tin vào Phật giáo. Chính ông làm như vậy để làm chứng cho vị vua đó. Tôn giả đã dùng phép thần thông của mình để làm biến dạng mặt vua. Chính điều này đã làm cho vua lo lắng, nghe theo lời các tướng đã tạc tượng Bồ tát Quan Thế Âm từ đó thờ kính và hết lòng tin vào Phật Pháp. Tôn giả này thường mang theo bên mình một cái bát làm bằng sắt như một kẻ lang thang nên được nhân gian gọi là Cử Bát La hán.
Vị La Hán Thác Tháp
Vị La Hán Thác Tháp
Tôn giả Subinda là người khá ít nói, dành thời gian chính để tu tâm nhưng lại là người rất nhiệt tình. Bản thân ông là người thích ở tịnh xá tìm hiểu những điều trong sách hay quét sân chứ không thích đi ra ngoài. Vì có tính cách nội tâm như vậy cũng có nhiều người không thích tôn giải hay phê bình, nhưng chính Đức Phật cũng dặn dò ông là hãy không quan tâm những vấn đề đó. Bởi vì, vấn đề mà ông phải hướng đến đó chính là giác ngộ. Phật cũng nói ông nên thực hành, lắng nghe lời người dạy để bản thân nhanh chóng tu chính quả. Nhờ những lời nói đầy sự an ủi đó mà Tôn giả đã dành hết thời gian của mình để thiền định và đã được chứng quả rất sớm.
Theo như sử sách cũng có ghi chép về sự nhiệt tình giúp đỡ chúng sinh của ông. Vào thời một đời vua nọ, vì muốn xây một tịnh xá ở một đỉnh núi nhưng lại không có những tảng đá lớn để xây dựng. Chính Tôn giả đã sử dụng phép thần thông của mình trong một đêm mang rất nhiều đá lớn đến. Sau đó, họ lại muốn khắc một bức tượng Phật lớn bằng vàng bên trong tịnh xá nhưng họ không có đủ chi phí. Chính ông đã dùng những giọt nước biến những phiến đá thành vàng. Điều này khiến cả triều đình vui vẻ và cố gắng xây dựng để có một nơi thờ kinh vô cùng diễm lệ.
Vị La Hán Tĩnh Tọa
Vị La Hán Tĩnh Tọa
Tên thật của La Hán Tĩnh Tọa là Nakula, thường ta hay thấy người với hình tượng đang ở tư thế thiền định trên phiến đá. Theo sử sách ghi lại thì Tôn giả thuộc hàng vua chúa, quan lại thời bấy giờ ở Ấn Độ, sức mạnh người được kế thừa từ tổ tiên, đời sống chỉ có biết đến sự chém giết, chiến tranh. Nhưng sau này xuất gia, Tôn giả đạt được chính quả trong tư thế tĩnh tọa.
Đường thời của ông, xuất hiện ngoại đạo và những người nay đã nói ông hãy đi theo họ để tu luyện những phép thần thông. Nhưng ông vì niềm tin vào Đức Phật, sự hiểu biết đúng sai, nhận định ra rằng đó chỉ là tạm bợ. Bởi chính ta biết rằng giải thoát khỏi vòng luân hồi đó mới là đích đến, những thứ còn lại chỉ là lời dụ dỗ tà ác. Chính vì điều đó nên khi ông thấy vua bị dụ dỗ nên ông đã giải thích rõ ràng về Phật Pháp cho vua nghe, tránh xa những người ngoại đạo đó.
Vị La Hán Quá Giang
Vị La Hán Quá Giang
Tên của vị La hán này tên là Bạt đà la, vì Người được sinh ra dưới cây Bạt đà hay dịch ra được là Cây Hiền.
Theo sử sách, Người nghiện tắm rửa, thường này người có thể tắm một lần đến mười lần. Điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian công việc của ông. Như mọi người đã đi ăn cơm và đến khi hết cớm thì ông mới xuất hiện. Nhiều lần mọi người đang tĩnh tâm vào buổi tối thì ông lại lẻn đi tắm. Đến cả tối khi đang ngủ ông cũng thức dậy để tắm. Sau khi Đức Phật biết đến việc này đã chỉ dạy cho Tôn giả biết thế nào là tắm cần thiết, tắm không phải dừng ở việc sạch sẽ thân xác mà còn ở tâm hồn, rửa đi những suy nghĩ xấu trong tâm để thanh tịnh. Sau khi nghe lời Đức Phật dạy, Người cũng đã nhận ra được ý nghĩa của việc tắm rửa trong tâm hồn mình. Nhờ vậy chẳng bao lâu người đã được chứng quả. Từ đó viêc tắm rửa cũng là bài giảng dạy mà Tôn giả khuyên mọi người học theo.
Vị La Hán Kị Tượng
Vị La Hán Kị Tượng
Tên của Tôn giả là Kalika. Người đã làm nghề huấn luyện voi trước khi xuất gia. Lúc người được chứng quả thì Đức Phật đã nói Người nên ở lại quê hương mình để chăm sóc chúng sanh nơi đây.
Đức Phật đã đến Tích Lan là quê hương của Tôn giả để giảng dạy, thì chính người cũng là đệ tử đi theo. Lúc Phật sắp phải đi thì chính vị vua đương nhiệm thời đó đã xin một kỷ niệm lại nơi đây. Nên Đức Phật đã dùng dấu ấn chân mình trên một đỉnh núi, từ đó nơi đó được gìn giữ và được gọi là Phật Túc Sơn. Nhưng trải qua nhiều thế hệ thì nó dần bị bỏ quên. Có lần một vị vua khác bị rượt đuổi đã may mắn chạy vào hang núi, chính Tôn giả đã hóa thân thành con nai đến dắt lên nơi có dấu chân Phật. Sau những đời vua tiếp theo cũng lại không còn cung kính Phật, Tôn giả cũng hóa thân để thức tỉnh cho nhân gian thời bấy giờ. Và điều ông đã làm nay đã thành công.
Vị La Hán Tiếu Sư
Vị La Hán Tiếu Sư
Tên của Tôn giả là Vajraputra. Người là thợ săn với thân hình cường tráng, một tay nâng voi, tay còn lại có thể ném được một con hổ rất xa. Tất cả muôn thú đều sợ Người. Sau khi xuất gia, người đã được chứng quả nhờ sự nỗ lực. Vì có một con sư tử hay quấn lấy Người nên vì thế nhân gian gọi là La Hán Tiếu Sư.
Người là đã dùng phép thần thông của mình để làm chứng cho Phật. Khi có người đã cho rằng Phật Pháp đã suy đi, thì chính phép đó đã khiến người dân thời đó tin tưởng vào Người.
Vị La Hán Khai Tâm
Vị La Hán Khai Tâm
Tôn giả Jivaka là người có hình tượng khiến nhiều người nhớ đến nhất là vạch áo bày ngực nhưng là để cho ta thấy đó là tâm Phật. Người sau khi xuất gia nhưng lại mất đến bảy năm mới được chứng quả. Người được biết đến là đã không tin Đức Phật cao như vậy đã dùng một cây trúc để đích thân đo cho Phật. Nhưng nhờ vào chuyện đó mà người đã trở nên một tôn giải như ngày nay.
Cũng chính nhờ cây sào đó mà Phật đã tạo ra vườn trúc rộng lớn, thường hay được gọi là Trương Lâm. Những Phật tử cũng đến đây để tôn kính màu nhiệm của Phật. Và ngoài ra Tôn giả cũng dùng phép thần thông của mình để khiến nơi đây xanh tốt hơn, rất được lòng dân chúng nơi đây.
Vị La Hán Tham Thủ
Vị La Hán Tham Thủ
Ngài tên là Panthaka, một vị La hán có hình tượng hai tay vươn lên sau khi thiền định xong. Theo như ghi chép thì 2 anh em ông đều được sinh bên đường, vì gặp xung đột theo phong tục Ấn Độ khi trở về quê Ngoại để sinh.
Ông là một người tri thức, luôn đi theo ông Ngoại để nghe Phật giảng dạy, sau đó mới có ý xuất gia. Được gia đình đồng ý nên Người gia nhập Tăng đoàn và sau đó được chứng quả. Sau đó vì muốn em mình xuất gia như mình nên người đã hướng dẫn. Do thời gian đầu ông cho rằng em mình không thể nên đã khuyên không nên xuất gia nữa. Nhưng không phải vì không kiên nhẫn hay ghép bỏ em mình, mà là trách nhiệm của một Tôn giả. Sau này em ông thành công chứng quả, chính ông rất mừng cho em trai của mình.
Vị La Hán Trầm Tư
Vị La Hán Trầm Tư
Người tên là Rāhula. Trước khi xuất gia theo Phật, Người hãy có thói quen xấu đó trêu ghẹo và khí vương giả, nhưng đã cố gắng để chứng quả. Sau đó người luôn được mọi người biết đến với tính cách không hơn thua, tranh cãi với người khác, dù phòng mình có bị người khác chiếm thì người sẽ đi tìm chỗ ngủ khác. Có bị người khác làm mình bị thương, Người cũng tự rửa sạch và băng bó.
Sau này sử sách có ghi lại lúc Phật diệt độ người ta không còn tin vào Phật, đập phá và tiêu hủy, số người xuất gia thì giảm. Nhưng Người thì luôn cố gắng cầu khấn trong khi chẳng ai để ý đến Người. Cho đến một ngày có người cúng một bát cháo cho Tôn giả người mới nói những điều trong quá khứ Người đã theo Phật, cũng như nói cho họ biết Phật vẫn còn tại thế.
Vị La Hán Khoái Nhĩ
Vị La Hán Khoái Nhĩ
Người tên là Nagasena hay còn có tên khác là Na Tiên. Người là rất giỏi và là bác học đa văn được Vua thời đó địch thân cho vào cung thăm hỏi. Cũng chính việc nói chuyện giữa vua và Tôn giả mà đây được cho là vị vua anh minh nhất và hết lòng ủng hộ Phật giáo thời bấy giờ.
Trong tranh vẽ Ngài là vị La Hán đã ngoáy tay, khá là đặc biệt và thú vị. Cũng có người cho rằng hình ảnh đó tượng trưng cho người dùng âm thanh để đưa các Phật tử vào Đạo. Đó là ý nghĩa riêng biệt của Tôn giả này.
Vị La Hán Bố Đại
Vị La Hán Bố Đại
Tên của vị La hán này là Angada. Theo như ghi chép người làm nghề bắt rắn ở Ấn Độ, bởi vì nơi Người ở có rất nhiều loại rắn độc gây chết người. Nhưng người chỉ bắt chúng bà bẻ đi rằn độc và phóng sanh nó đi. Đây là hành động hết sức cao đẹp thay vì giết chết một sinh mạng, thể hiện lòng từ bi của vị này. Người thường mang theo một túi vải bên cạnh mình để đựng rắn.
Vị La hán này đi khắp nhân gian, tự do tự đại bằng rất nhiều hình thức. Bố Đại thường được biết đến có thân hình mập mạp, với chiếc bụng to, và có túi vải kế bên mình như hiện thân của một vị Bồ tát Di Lặc.
Vị La Hán Ba Tiêu
Vị La Hán Ba Tiêu
Vanavàsin là tên của vị La hán này. Trong bối cảnh thời tiết mưa lớn bà đã sinh ra Người lúc đó. Sau khi Người xuất gia, người có sở thích vào rừng hay đứng dưới cây chuối nên mới được gọi với cái tên La Hán Ba Tiêu.
Trong một lần nhà Vua Ca ni sắc ca đang đi săn thì Tôn giả đã hóa thân thành một chú thỏ dẫn đến nơi có một người đang dùng bùn đất để nặn nên Phật. Chính người đó cũng đã nói với vua sẽ xây một Tháp ở tại nơi đây. Mà người đó chính là Phạt na bà tư hiện thân. Từ đó nhà vua đã cho xây dựng tháp Phật, ủng hộ cúng dường.
Vị La Hán Trường Mi
Vị La Hán Trường Mi
Tên của vị La hán này là Ajita. Người được sinh ra đã có một điều đặc biệt là lòng mày dài xuống, và theo như đó là kiếp trước người là một nhà sư. Sau khi xuất gia Người cũng cố gắng thiền định và được chứng.
Khi Ngài thấy có một nước trong lúc ngài đi ngang qua, nơi này không tin vào Phật, chỉ trông chờ những vị thần thiên nhiên nơi này. Vị Thái tử nước này đang lâm bệnh năng nên vua đã mời rất nhiều vị danh y chữa bệnh, cả những người ngoại đạo. Nhưng cho tới khi gặp Người, thì đã bảo sẽ không sống lâu, khiến vua rất tức giận. Sau đó không lâu Thái tử qua đời, Tôn giả cũng đến an ủi. Chính Người đã nói với nhà vua những vị ngoại đạo nói con vua sẽ hết bệnh đó là điều không đúng. Cũng từ đó vua tin vào Phật Pháp, sau đó đất nước này càng ngày hưng thịnh hơn.
Vị La Hán Kháng Môn
Vị La Hán Kháng Môn
Vị La hán này có tên là Culla Patka. Trong sách giáo lý có nhắc đến Người là tấm gương nên noi theo nhờ sự cần cù siêng năng. Vì khác những vị La hán khác, vị này không thông minh đã đến khi xuất gia cũng gặp những khó khăn vì không thể thấy hiểu rõ, việc thiền định người cũng không thể làm được. Những nhờ sự chỉ dạy Người đã học ra được tính kiên trì, nhẫn nại với mọi việc xung quanh, nhờ đó mờ dốc hết tâm sức nghe lời giảng dạy của Phật, cuối cùng cũng được chứng quả.
Đó cũng em trai vị La Hán Tham Thủ, chính ông cũng rất vui mừng khi em mình đã được như mình, hướng lòng đến Phật.
Vị La Hán Hàng Long
Vị La Hán Hàng Long
Đây là Vị La Hán được thêm vào thời vua Càn Long, tên là Nandimitra được dịch ra là Khánh Hữu.
Đây là người đã làm chứng cho Phật ở nước Sư Tử năm xưa. Dù người đã tự thiêu thân mình nhưng vẫn ở đó lên núi cứ ngụ thiền định. Ngài vẫn thường xuyên đi bôn ba khắp nơi để giảng kinh. Nhân gian luôn cho rằng người đã ở thế gian cũng với 16 vị La Hán trước. Và việc thành vị La Hán để tưởng nhớ công ơn của ông.
Vị La Hán Phục Hổ
Vị La Hán Phục Hổ
Đây là vị La hán cuối cùng được thêm vào danh sách này tên là Dharmatrata. Từ lúc con nhỏ Người đã thích đến chùa và thờ kính 16 vị La hán. Khi được nghe về những người trong giai thoại đó cũng đã in đậm trong trí nhớ từ nhỏ.
Cho đến một lần khi đang thờ kính các vị, Người đã thấy bước tưởng chuyển động. Thấy làm lạ nên đã dụi mắt và còn thấy rõ hơn các vị đang cười với mình. Từ đó ông thêm lòng thờ kính, tin vào các vị mà cố gắng tu tâm trở thành một vị La hán. Người luôn làm việc thiện, vào chùa tịnh tâm và đã được chứng quả.
Người sau khi trở thành một vị La hán, đã đi khắp nhân gian giảng kinh và giúp đỡ tất cả mọi người. Có lần ông đã thu phục được một chú hổ rồi huấn luyện nó, sau này đi đâu ông cũng mang theo mình. Nên ở bức tượng Người lúc nào cũng có thêm một con hỗ và có tên là La hán Phục Hổ.
Đây chính là sơ lược Thập bát La hán, mỗi người đều xuất phát ở một gia thế, một hình tượng hoàn thành khác nhau. Nhưng tất cả đều hướng đến sứ mệnh mà Đức Phật đã trao phó.
Nếu bạn đang có nhu cầu cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmai.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian thờ tự chuẩn phong thủy nhất.