mục cập nhật những thông tin liên quan đến các công trình tâm linh như nhà thờ họ, đình chùa, khu tưởng niệm hay khu trưng bày kỉ vật …

cung sinh khác cung phi như thế nào

Cung sinh và cung phi khác nhau thế nào ?

Với những ai hay tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến phong thủy, tử vi, tướng số thì chắc không còn quá xa lạ với hai khái niệm cung sinh và cung phi . Tuy nhiên, cũng có nhiều người chưa phân biệt được cung sinh và cung phi khác nhau như thế nào, bài viết hôm nay, nhà thờ họ sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về hai cung này.

Cung sinh là gì? Cung Phi là gì?

Thước tra cứu cung sinh cung phi

Thước tra cứu cung sinh cung phi

Cung Sinh hay cung Sanh, cung Ký (thuộc Mẹ): Được hiểu như sau: Thai nhi khi còn nằm trong bụng Mẹ chỉ mới có được hình hài tức phần xác. Khi đó, chúng ta được người mẹ yêu thương, bao bọc, che chở bởi Bát Quái. Đó chính là Cung Sinh (Cung Sống) của chúng ta. Chỉ Khi Cha Trời, Mẹ Đất (Thiên can – Địa chi) cho phép vào đúng giờ, ngày, tháng, năm định sẵn một linh hồn mới được đầu thai vào thể xác ấy thì ta mới có phần hồn. Và tất nhiên, mỗi người chỉ có một lần sinh ra trong đời để bắt đầu sự sống mới.

Ví dụ: Bất kể những ai (cả Nam và Nữ) sinh vào năm 1980, 1981: Cung Sinh giống nhau đều là Cung Khôn thuộc Hành Thổ. Quy luật Cung Sinh cũng giống Mạng năm sinh sẽ lặp lại sau chu kỳ 60 năm tức người sinh năm 2040 và 2041 sẽ có cung Sanh trùng với người sinh năm 1980 và 1981.

Cung phi là cung mệnh của con người dựa trên ngũ hành và bát quái. Cụ thể là 3 yếu tố: Mệnh, Hướng, và Cung. Mỗi người sẽ có mệnh Cung Phi khác nhau, nó dựa vào yếu tố giới tính và năm sinh của từng người. Mặc dù bằng tuổi nhau nhưng mệnh Cung Phi lại không giống nhau. Nói tóm lại trong phong thủy thì mệnh Cung Phi chính là Cung Mệnh.

 

Sự khác biệt giữa cung sinh và cung phi

Về đặc điểm

Cung Sinh  gắn liền với yếu tố “nhân”, hay nói cách khác nó gắn bó mật thiết tới con người ngay từ khi sinh ra. Cung Sinh như là tính cách bẩm sinh của mỗi người. Chính vì thế rất khó thay đổi. Đó là lý do bạn thường nghe thấy câu nói “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.

Tuy nhiên có một sự thực không thể chối cãi là mỗi người sẽ có số phận và lục thân (bản thân mình, ba mẹ, vợ chồng, anh chị, con cái, bạn bè) khác nhau.  Và điều này làm cho số mệnh của từng người khi được sinh ra trên dương thế này sẽ có sự biến đổi liên tục theo thời gian.

Cung phi gắn liền với yếu tố Địa, có nghĩa là sự liên kết giữa vận mệnh và đời sống của con người thông qua ngũ hành, bát quái.

Dựa vào điều này để nhận biết sự biến đổi, phát triển của đời sống vợ chồng, địa lý, vũ trụ, nhà ở… theo thời gian. Chính vì thế mỗi con người sinh ra sẽ mệnh khác nhau. Đó là lý do bạn sẽ thấy “người may mắn, người xui xẻo, người nghèo khổ, người hạnh phúc, người thành công, người thất bại…”

Cung Phi còn khác với Cung Sinh ở chỗ: Cung Sinh không chạy, nếu cùng một tuổi thì đàn ông hay đàn bà đều cùng một Cung như nhau. Còn cung phi thì ngược lại.

Về công dụng

Cung Sinh: được tính từ tổ hợp Thiên Can – Địa Chi mà thành. Cung này dùng để coi về số mệnh, bói toán. tử vi hàng ngày, kết hôn, xây dựng, khai trương… mà thôi.

Cung Phi: Dùng để coi về cất nhà, cưới gả, hướng xây nhà, hướng bếp, đường đi, tu tạo nhà cửa, xem mộ phần… Bát Trạch Cung Phi phản ánh sự biến đổi và phát triển của vạn vật trong vũ trụ theo thời gian. Phi còn được hiểu là chạy, chạy chính là sự phát triển – không giống nhau.

Cung phi không được chân truyền qua các đời nên người ta chưa biết cách dùng Mệnh Cung, nên nhiều người đã dùng lầm Mệnh Sinh dẫn đến sai lầm và mất dần sự tin tưởng. Vì vậy, để trả lại vị trí tự nhiên vốn có của nó, ta hãy dùng Cung Phi để tính màu sắc hợp với bản mệnh khi mua sắm vật phẩm phong thủy, xe cộ…

Các hướng và màu sắc của Mệnh Cung Phi

Các hướng theo Mệnh Cung Phi được chia thành hai nhóm chính là Đông Tứ Trạch và Tây Bát Trạch. Nó được tính dựa theo ngũ hành bát quái hay cung phi bát trạch.

  • Đông Tứ Trạch gồm: Cung Chấn là hướng Đông; Cung Tốn hướng Đông Nam, Cung Ly hướng Nam, Cung Khảm hướng Bắc.
  • Tây Tứ Trạch gồm: Cung càn hướng Tây Bắc; Cung Khôn hướng Tây Nam; Cung Cấn hướng Đông Bắc; Cung Đoài hướng Tây.

Thông thường hướng Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch đều có thể được sử dụng làm hướng nhà ở, hướng đặt bàn thờ, hướng phòng ngủ, hướng bếp hoặc nơi làm việc.

Việc lựa chọn màu sắc phù hợp sẽ tạo ra sự tương sinh may mắn và tài lộc. Ngược lại, có những màu sắc là cấm kỵ nếu dùng sẽ gây nên điềm xấu, xui xẻo. Cụ thể:

Hành Hỏa là Mệnh Cung Ly: Màu Tương sinh là các màu xanh lá,  da trời, xanh lục thuộc hành Mộc. Màu Tương hợp tạo sự thịnh vượng là màu vàng, đỏ, cam, tím, hồng thuộc hành Hỏa. Còn màu cấm kỵ gây nên thị phi, kém may mắn là xanh dương, đen, xanh thẫm thuộc hành Thủy.

Hành Thủy có Mệnh Cung Khảm: Màu Tương hợp là đen, xanh nước biển, xanh dương thuộc hành Thủy. Màu Tương sinh là màu bạc, trắng, kem thuộc hành Kim. Màu không nên sử dụng là các màu thuộc hành Hỏa như hồng, cam, đỏ, tím.

Thuộc hành Mộc sẽ có Mệnh Cung Chấn: Màu Tương hợp là xanh, xanh lục, xanh lá thuộc hành Mộc. Màu Tương sinh sẽ thuộc hành Thủy như các xanh thẫm,  màu đen, xanh dương, xanh nước biển. Màu cấm kỵ gây kìm hãm không nên sử dụng là những màu thuộc hành Hỏa như cam, tím, vàng, đỏ, hồng.

Hành Thổ là Mệnh Cung Khôn và Cấn: Màu Tương hợp là thuộc hành Thổ như: nâu, vàng, xám tro. Màu Tương sinh là màu thuộc hành Hỏa như cam, màu đỏ, tím, hồng. Màu không được sử dụng là màu thuộc hành Mộc.

Với Hành Kim là Mệnh Cung Càn: Màu Tương hợp là ghi, bạc, màu trắng thuộc hành Kim. Màu Tương sinh là xám đất, màu vàng, nâu thuộc hành Thổ. Màu cấm kỵ thuộc mệnh Hỏa như hồng,cam, vàng, đỏ, tím, hồng, vì Hỏa khắc Kim, làm cho Cung Mệnh hành kim bị kìm hãm hoặc tiêu tán.

Bảng tra cứu cung sinh mệnh theo tuổi

Để biết rõ hơn chi tiết quý độc giả có thể tham khảo bảng cung sinh mệnh được Nhà Thờ Họ thông kê từ năm 1930 – 2030 dưới đây.

Bảng Tra Cứu Cung, Mệnh Cho Các Tuổi Từ 1930-2030
Năm sinh Âm lịch Giải Nghĩa Ngũ hành Giải Nghĩa Cung nam Cung nữ
1930 Canh Ngọ Thất Lý Chi Mã
(Ngựa trong nhà)
Thổ + Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Đoài Kim Cấn Thổ
1931 Tân Mùi Đắc Lộc Chi Dương
(Dê có lộc)
Thổ – Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Càn Kim Ly Hoả
1932 Nhâm Thân Thanh Tú Chi Hầu
(Khỉ thanh tú)
Kim + Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1933 Quý Dậu Lâu Túc Kê
(Gà nhà gác)
Kim – Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1934 Giáp Tuất Thủ Thân Chi Cẩu
(Chó giữ mình)
Hỏa + Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1935 Ất Hợi Quá Vãng Chi Trư
(Lợn hay đi)
Hỏa – Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1936 Bính Tý Điền Nội Chi Thử
(Chuột trong ruộng)
Thủy + Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1937 Đinh Sửu Hồ Nội Chi Ngưu
(Trâu trong hồ nước)
Thủy – Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Ly Hoả Càn Kim
1938 Mậu Dần Quá Sơn Chi Hổ
(Hổ qua rừng)
Thổ + Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Cấn Thổ Đoài Kim
1939 Kỷ Mão Sơn Lâm Chi Thố
(Thỏ ở rừng)
Thổ – Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Đoài Kim Cấn Thổ
1940 Canh Thìn Thứ Tính Chi Long
(Rồng khoan dung)
Kim + Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Càn Kim Ly Hoả
1941 Tân Tỵ Đông Tàng Chi Xà
(Rắn ngủ đông)
Kim – Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1942 Nhâm Ngọ Quân Trung Chi Mã
(Ngựa chiến)
Mộc + Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1943 Quý Mùi Quần Nội Chi Dương
(Dê trong đàn)
Mộc – Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1944 Giáp Thân Quá Thụ Chi Hầu
(Khỉ leo cây)
Thủy + Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1945 Ất Dậu Xướng Ngọ Chi Kê
(Gà gáy trưa)
Thủy – Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1946 Bính Tuất Tự Miên Chi Cẩu
(Chó đang ngủ)
Thổ + Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Ly Hoả Càn Kim
1947 Đinh Hợi Quá Sơn Chi Trư
(Lợn qua núi)
Thổ – Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Cấn Thổ Đoài Kim
1948 Mậu Tý Thương Nội Chi Trư
(Chuột trong kho)
Hỏa + Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Đoài Kim Cấn Thổ
1949 Kỷ Sửu Lâm Nội Chi Ngưu
(Trâu trong chuồng)
Hỏa – Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Càn Kim Ly Hoả
1950 Canh Dần Xuất Sơn Chi Hổ
(Hổ xuống núi)
Mộc + Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1951 Tân Mão Ẩn Huyệt Chi Thố
(Thỏ trong hang)
Mộc – Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1952 Nhâm Thìn Hành Vũ Chi Long
(Rồng phun mưa)
Thủy + Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1953 Quý Tỵ Thảo Trung Chi Xà
(Rắn trong cỏ)
Thủy – Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1954 Giáp Ngọ Vân Trung Chi Mã
(Ngựa trong mây)
Kim + Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1955 Ất Mùi Kính Trọng Chi Dương
(Dê được quý mến)
Kim – Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Ly Hoả Càn Kim
1956 Bính Thân Sơn Thượng Chi Hầu
(Khỉ trên núi)
Hỏa + Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Cấn Thổ Đoài Kim
1957 Đinh Dậu Độc Lập Chi Kê
(Gà độc thân)
Hỏa – Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Đoài Kim Cấn Thổ
1958 Mậu Tuất Tiến Sơn Chi Cẩu
(Chó vào núi)
Mộc + Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Càn Kim Ly Hoả
1959 Kỷ Hợi Đạo Viện Chi Trư
(Lợn trong tu viện)
Mộc – Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1960 Canh Tý Lương Thượng Chi Thử
(Chuột trên xà)
Thổ + Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1961 Tân Sửu Lộ Đồ Chi Ngưu
(Trâu trên đường)
Thổ – Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1962 Nhâm Dần Quá Lâm Chi Hổ
(Hổ qua rừng)
Kim + Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1963 Quý Mão Quá Lâm Chi Thố
(Thỏ qua rừng)
Kim – Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1964 Giáp Thìn Phục Đầm Chi Lâm
(Rồng ẩn ở đầm)
Hỏa + Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Ly Hoả Càn Kim
1965 Ất Tỵ Xuất Huyệt Chi Xà
(Rắn rời hang)
Hỏa – Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Cấn Thổ Đoài Kim
1966 Bính Ngọ Hành Lộ Chi Mã
(Ngựa chạy trên đường)
Thủy + Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Đoài Kim Cấn Thổ
1967 Đinh Mùi Thất Quần Chi Dương
(Dê lạc đàn)
Thủy – Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Càn Kim Ly Hoả
1968 Mậu Thân Độc Lập Chi Hầu
(Khỉ độc thân)
Thổ + Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1969 Kỷ Dậu Báo Hiệu Chi Kê
(Gà gáy)
Thổ – Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1970 Canh Tuất Tự Quan Chi Cẩu
(Chó nhà chùa)
Kim + Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1971 Tân Hợi Khuyên Dưỡng Chi Trư
(Lợn nuôi nhốt)
Kim – Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1972 Nhâm Tý Sơn Thượng Chi Thử
(Chuột trên núi)
Mộc + Tang Đố Mộc
(Gỗ cây dâu)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1973 Quý Sửu Lan Ngoại Chi Ngưu
(Trâu ngoài chuồng)
Mộc – Tang Đố Mộc
(Gỗ cây dâu)
Ly Hoả Càn Kim
1974 Giáp Dần Lập Định Chi Hổ
(Hổ tự lập)
Thủy + Đại Khe Thủy
(Nước khe lớn)
Cấn Thổ Đoài Kim
1975 Ất Mão Đắc Đạo Chi Thố
(Thỏ đắc đạo)
Thủy – Đại Khe Thủy
(Nước khe lớn)
Đoài Kim Cấn Thổ
1976 Bính Thìn Thiên Thượng Chi Long
(Rồng trên trời)
Thổ + Sa Trung Thổ
(Đất pha cát)
Càn Kim Ly Hoả
1977 Đinh Tỵ Đầm Nội Chi Xà
(Rắn trong đầm)
Thổ – Sa Trung Thổ
(Đất pha cát)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1978 Mậu Ngọ Cứu Nội Chi Mã
(Ngựa trong chuồng)
Hỏa + Thiên Thượng Hỏa
(Lửa trên trời)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1979 Kỷ Mùi Thảo Dã Chi Dương
(Dê đồng cỏ)
Hỏa – Thiên Thượng Hỏa
(Lửa trên trời)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1980 Canh Thân Thực Quả Chi Hầu
(Khỉ ăn hoa quả)
Mộc + Thạch Lựu Mộc
(Gỗ cây lựu đá)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1981 Tân Dậu Long Tàng Chi Kê
(Gà trong lồng)
Mộc – Thạch Lựu Mộc
(Gỗ cây lựu đá)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1982 Nhâm Tuất Cố Gia Chi Khuyển
(Chó về nhà)
Thủy + Đại Hải Thủy
(Nước biển lớn)
Ly Hoả Càn Kim
1983 Quý Hợi Lâm Hạ Chi Trư
(Lợn trong rừng)
Thủy – Đại Hải Thủy
(Nước biển lớn)
Cấn Thổ Đoài Kim
1984 Giáp Tý Ốc Thượng Chi Thử
(Chuột ở nóc nhà)
Kim + Hải Trung Kim
(Vàng trong biển)
Đoài Kim Cấn Thổ
1985 Ất Sửu Hải Nội Chi Ngưu
(Trâu trong biển)
Kim – Hải Trung Kim
(Vàng trong biển)
Càn Kim Ly Hoả
1986 Bính Dần Sơn Lâm Chi Hổ
(Hổ trong rừng)
Hỏa + Lư Trung Hỏa
(Lửa trong lò)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1987 Đinh Mão Vọng Nguyệt Chi Thố
(Thỏ ngắm trăng)
Hỏa – Lư Trung Hỏa
(Lửa trong lò)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1988 Mậu Thìn Thanh Ôn Chi Long
(Rồng ôn hoà)
Mộc + Đại Lâm Mộc
(Gỗ rừng già)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1989 Kỷ Tỵ Phúc Khí Chi Xà
(Rắn có phúc)
Mộc – Đại Lâm Mộc
(Gỗ rừng già)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1990 Canh Ngọ Thất Lý Chi Mã
(Ngựa trong nhà)
Thổ + Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1991 Tân Mùi Đắc Lộc Chi Dương
(Dê có lộc)
Thổ – Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Ly Hoả Càn Kim
1992 Nhâm Thân Thanh Tú Chi Hầu
(Khỉ thanh tú)
Kim + Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Cấn Thổ Đoài Kim
1993 Quý Dậu Lâu Túc Kê
(Gà nhà gác)
Kim – Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Đoài Kim Cấn Thổ
1994 Giáp Tuất Thủ Thân Chi Cẩu
(Chó giữ mình)
Hỏa + Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Càn Kim Ly Hoả
1995 Ất Hợi Quá Vãng Chi Trư
(Lợn hay đi)
Hỏa – Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1996 Bính Tý Điền Nội Chi Thử
(Chuột trong ruộng)
Thủy + Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1997 Đinh Sửu Hồ Nội Chi Ngưu
(Trâu trong hồ nước)
Thủy – Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1998 Mậu Dần Quá Sơn Chi Hổ
(Hổ qua rừng)
Thổ + Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1999 Kỷ Mão Sơn Lâm Chi Thố
(Thỏ ở rừng)
Thổ – Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
2000 Canh Thìn Thứ Tính Chi Long
(Rồng khoan dung)
Kim + Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Ly Hoả Càn Kim
2001 Tân Tỵ Đông Tàng Chi Xà
(Rắn ngủ đông)
Kim – Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Cấn Thổ Đoài Kim
2002 Nhâm Ngọ Quân Trung Chi Mã
(Ngựa chiến)
Mộc + Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Đoài Kim Cấn Thổ
2003 Quý Mùi Quần Nội Chi Dương
(Dê trong đàn)
Mộc – Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Càn Kim Ly Hoả
2004 Giáp Thân Quá Thụ Chi Hầu
(Khỉ leo cây)
Thủy + Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
2005 Ất Dậu Xướng Ngọ Chi Kê
(Gà gáy trưa)
Thủy – Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Tốn Mộc Khôn Thổ
2006 Bính Tuất Tự Miên Chi Cẩu
(Chó đang ngủ)
Thổ + Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Chấn Mộc Chấn Mộc
2007 Đinh Hợi Quá Sơn Chi Trư
(Lợn qua núi)
Thổ – Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Khôn Thổ Tốn Mộc
2008 Mậu Tý Thương Nội Chi Thư
(Chuột trong kho)
Hỏa + Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
2009 Kỷ Sửu Lâm Nội Chi Ngưu
(Trâu trong chuồng)
Hỏa – Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Ly Hoả Càn Kim
2010 Canh Dần Xuất Sơn Chi Hổ
(Hổ xuống núi)
Mộc + Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Cấn Thổ Đoài Kim
2011 Tân Mão Ẩn HuyệtChi Thố
(Thỏ)
Mộc – Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Đoài Kim Cấn Thổ
2012 Nhâm Thìn Hành Vũ Chi Long
(Rồng phun mưa)
Thủy + Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Càn Kim Ly Hoả
2013 Quý Tỵ Thảo Trung Chi Xà
(Rắn trong cỏ)
Thủy – Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
2014 Giáp Ngọ Vân Trung Chi Mã
(Ngựa trong mây)
Kim + Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Tốn Mộc Khôn Thổ
2015 Ất Mùi Kính Trọng Chi Dương
(Dê được quý mến)
Kim – Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Chấn Mộc Chấn Mộc
2016 Bính Thân Sơn Thượng Chi Hầu
(Khỉ trên núi)
Hỏa + Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Khôn Thổ Tốn Mộc
2017 Đinh Dậu Độc Lập Chi Kê
(Gà độc thân)
Hỏa – Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
2018 Mậu Tuất Tiến Sơn Chi Cẩu
(Chó vào núi)
Mộc + Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Ly Hoả Càn Kim
2019 Kỷ Hợi Đạo Viện Chi Trư
(Lợn trong tu viện)
Mộc – Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Cấn Thổ Đoài Kim
2020 Canh Tý Lương Thượng Chi Thử
(Chuột trên xà)
Thổ + Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Đoài Kim Cấn Thổ
2021 Tân Sửu Lộ Đồ Chi Ngưu
(Trâu trên đường)
Thổ – Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Càn Kim Ly Hỏa
2022 Nhâm Dần Quá Lâm Chi Hổ
(Hổ qua rừng)
Kim + Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Khôn Thổ Khảm Thủy
2023 Quý Mão Quá Lâm Chi Thố
(Thỏ qua rừng)
Kim – Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Tốn Mộc Khôn Thổ
2024 Giáp Thìn Phục Đầm Chi Lâm
(Rồng ẩn ở đầm)
Hỏa + Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Chấn Mộc Chấn Mộc
2025 Ất Tỵ Xuất Huyệt Chi Xà
(Rắn rời hang)
Hỏa – Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Khôn Thổ Tốn Mộc
2026 Bính Ngọ Hành Lộ Chi Mã
(Ngựa chạy trên đường)
Thủy + Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Khảm Thủy Cấn Thổ
2027 Đinh Mùi Thất Quần Chi Dương
(Dê lạc đàn)
Thủy – Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Ly Hỏa Càn Kim
2028 Mậu Thân Độc Lập Chi Hầu
(Khỉ độc thân)
Thổ + Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Cấn Thổ Đoài Kim
2029 Kỷ Dậu Báo Hiệu Chi Kê
(Gà gáy)
Thổ – Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Đoài Kim Cấn Thổ
2030 Canh Tuất Tự Quan Chi Cẩu
(Chó nhà chùa)
Kim + Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức)
Càn Kim Ly Hỏa

Bảng tra cứu cung sinh mệnh cho quý độc giả tham khảo

bảng tra cứu cung sinh cung phi theo hướng

Tra cứu cung sinh cung phi theo hướng và tuổi

Hiểu được về cung sinh mệnh sẽ giúp quý độc giả hiểu hơn về tuổi của mình, hiều hơn về con số hợp với mình, màu sắc giúp mình thành công cũng như hướng nhà mình có thể làm ….

Trên đây là những thông tin liên quan đến cung sinh và cung phi khác nhau như thế nào, cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Cách lập bài vị

Hướng dẫn cách lập bài vị

Giống như bát hương hay ảnh thờ trên bàn thờ thì bài vị cũng có vai trò rất quan trọng trong văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt. Nó không chỉ là nơi ngự riêng của từng hương linh, chân linh, gia thần trông coi nhà cửa, tài lộc trong gia đình, mà còn là nơi con cháu tưởng nhớ, biết ơn những người đã khuất. Vậy cách lập bài vị gia tiên, thần tài như thế nào cho chuẩn, mời các bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết.

Bài vị là gì?

bài vị là gì

 

Bài vị hay long vị là một tấm thẻ được làm bằng giấy hoặc gỗ mỏng, dùng để ghi tên, chức tước, ngày tháng năm sinh, tử của người được thờ trên ban thờ của gia đình, từ đường, nhà thờ họ, đình, chùa, miếu…Người được khắc trên bài vị được gọi là thần chủ.

Đối với hương linh có di ảnh thì trên bài vị sẽ để ảnh của hương linh kèm theo tên và họ. Trong trường hợp không có ảnh thì sẽ ghi tên ở giữa, ngày tháng năm sinh và năm tử ở hai bên. Với những gia đình có điều kiện thường đặt bài vị trong cỗ ngai, cỗ khám sơn son thiếc vàng.

Vì bài vị thường là vật được con cháu lưu truyền từ đời này sang đời khác, do vậy, gia chủ thường sử dụng bài vị bằng gỗ quý như gỗ hương, gỗ lim hoặc các tấm bài vị bằng đồng thay vì làm bằng giấy như trước kia. Để tăng vẻ đẹp sang trọng, trang nghiêm cho phòng thờ, đồng thời tăng độ bền lâu, chống lo mối, mọt, cong, vênh khi sử dụng.

Ý nghĩa của bài vị thờ

Theo tín ngưỡng văn hóa phương Đông trong đó có Việt Nam thì bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà, nó được xem là “chốn về ngự” của thần linh, gia tiên mỗi khi lễ tết cúng bái, giỗ chạp.

Với quan niệm “trần sao âm vậy”, con cháu muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình an thì bàn thờ gia tiên cũng cần đầy đủ, tươm tất, như vậy thì bề trên mới chứng giám phù hộ độ trì cho gia đình, dòng tộc.

Mà bài vị là một trong những vật phẩm thờ cúng quan trọng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Nó không chỉ là vật phẩm tâm linh mang ý nghĩa cao quý, tượng trưng cho sự thương nhớ, hoài niệm của con cháu với tổ tiên tiền tổ. Mà còn giúp con cháu dễ dàng phân biệt vị trí mà tên tuổi của người quá cố mỗi khi cúng khấn, triệu thỉnh vong linh.

Có bao nhiêu loại bài vị?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bài vị, được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau với những đường nét hoa văn, điêu khắc riêng.  Nhưng nhìn chung, bài vị sẽ có 3 loại phổ biến là bài vị bằng đồng, bài vị đá và bài vị gỗ.

 

Có bao nhiêu loại bài vị?

 

Bài vị đá thường được chạm khắc từ đá cẩm thạch, đá hoa cương, đá xanh tự nhiên. Loại bài vị này có độ bền cao, tạo được độ trang nghiêm, uy nghi cho không gian thờ cúng. Các chi tiết trang trí có thể được chạm trổ thủ công bằng tay hoặc dùng laser để điêu khắc thay cho sức người, dù các nào thì hình ảnh tạo ra cũng rất sắc sảo và đẹp.

Bài vị bằng đồng

 

Bài vị đồng cũng là sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay, mang lại cảm giác quyền quý và sang trọng. Loại bài vị này có độ bền cao, đi cùng năm tháng, tuy nhiên gia chủ cũng cần phải chú ý thường xuyên lau chùi để bài vị luôn ở trạng thái đẹp nhất.

 

bài vị bằng gỗ

 

Ngoài hai loại trên thì bài vị gỗ cũng là một trong những loại thông dụng nhất từ xưa đến nay. Bởi đây là nguyên liệu truyền thống, dễ kiếm trong tự nhiên, đa số gia đình Việt đều có thể sở hữu. Không chỉ vậy, các họa tiết hoa sen, hoa lá cách điệu khi được khắc trên bài vị bằng gỗ sẽ sẽ mang lại nét đẹp mộc mạc, gợi nhớ về người thân và những điều xưa cũ. Tuy nhiên, bài vị này thường có độ bền kém hơn hai vật liệu trên vì nếu không xử lý tốt sẽ rất dễ bị mối mọt, ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sự trang nghiêm của không gian thờ tự

Cách viết bài vị thờ gia tiên theo phong tục xưa của người Việt

Tại các nhà thờ họ hay trên bàn thờ mỗi gia đình đều có bài vị. Đối với những gia đình hoàng thân quốc thích hay các gia đình quan tước, hào môn, lý trưởng, giàu có thì cách viết lập bài vị để thờ sẽ có phần cầu kỳ hơn.

Cách viết và lập bài vị để thờ theo lễ nghi ngày xưa rất cầu kỳ và phiền phức. Gia đình có người chết muốn lập bài vị thờ thì cần làm nhà trạm bên cạnh huyệt, sau đó mời quan đến để viết bài vị (đề chủ) trước khi hạ huyệt chôn cất. 

Tục lệ mời quan có chức cao, nhất là có chân khoa bảng đến đề chủ, và một vị quan kém phẩm hơn đến phủng chủ (tức là bưng thần chủ đặt lên linh xa) hết sức tốn kém. Chủ nhà phải tổ chức đám rước quan cho nghi vệ, xếp đặt nơi hành lễ có quy củ và tiếp đãi khách trọng thể; sau khi đã tiễn đưa quan về còn phải đem lễ vật và tiền tạ ơn.

Đối với gia đình có ông bà bố mẹ được vua truy tặng danh hiệu thì khi lập bài vị thường khoa trương hơn, sử dụng bài vị vàng son, mời quan về đề chủ tại nhà thờ và ghi rõ phẩm hàm vừa được truy tặng rồi làm lễ phần hoàng. Cũng có những nhà thanh bạch muốn giữ nề nếp sẽ mời bạn thân của ông hay của bố đến đề chủ làm lễ nghi giản ước.

Cách viết bài vị để thờ ngày nay

Ngày nay, hầu hết các gia đình khi có người mất hay thờ thần tài đều nhờ sư thầy hoặc các thầy cúng viết bài vị cúng. Nội dung bài vị thờ thần tài và bài vị thờ tổ tiên được viết bằng chữ Hán Nôm. Bài vị có thể khắc chữ trên gỗ. Hoặc nhờ các thầy viết chữ lên giấy rồi dán vào bài vị.

Có nên viết bằng chữ quốc ngữ cho dễ đọc dễ hiểu hay không cũng là điều mà nhiều gia chủ thắc mắc. Chúng ta không nên phân biệt chữ Hán Nôm và chữ thuần Việt theo tư tưởng dân tộc. Vì nội dung viết bài vị để thờ có những chữ không có chữ thuần âm Việt. Hoặc nếu có thì nghe không hay, không trang trọng.

Để chữ trên bài vị khi đọc được trang trọng đúng theo thuần phong mỹ tục thì phía mặt trước bài vị nên khắc chữ Hán nôm. Còn chữ Việt, ta dịch nghĩa khắc phía sau bài vị để con cháu dễ đọc và biết bài vị đó thờ ai . Như vậy, vừa đảm bảo quy luật mà vẫn phù hợp với sự thay đổi chữ viết của xã hội.

Những gia đình cẩn trọng hơn thì tìm đơn vị làm đồ thờ giỏi có nghiên cứu sâu về văn hóa thờ cúng, hay cơ sở sản xuất am hiểu về chữ Hán Nôm và nắm rõ được niêm luật viết bài vị để nhờ họ tư vấn rồi đặt làm mẫu bài vị cho phù hợp với kích thước, phong thuỷ phòng thờ.

Nguyên tắc lập bài vị

Chính vì sự uy nghiêm và tầm quan trọng của mình nên việc lập và đặt bài vị luôn là vấn đề yêu cầu sự chính xác tuyệt đối. Nhiều gia chủ hẳn rất đau đầu không biết cách lập bài vị và quy tắc lập ra sao cho đúng. Vì vậy, nhà thờ họ xin đưa ra cho bạn một vài gợi ý sau đây:

Kích thước bài vị

Nội dung trên bài vị thờ gia tiên được viết theo kích thước và trình tự như sau:

+ Lòng để viết chữ rộng từ 3 – 4 cm, cao từ 13 – 21cm.

+ Kích thước tổng thể của bài vị: Cao 38cm ( cung tốt Tiến bả,  Tài chí) x Rộng 17cm (cung tốt thiêm đinh, Tài vượng). Cao 41cm, 61cm x chiều rộng lần lượt là 18cm, 21cm. Hoặc  chủ nhà có thể chọn một số kích thước khác hợp với tuổi thước Lỗ Ban, tuy nhiên cần chọn kích thước có tỉ lệ cân đối.

Số từ viết trên bài vị

Số chữ viết trên bài vị phải chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 chứ không được dư 1 hoặc dư 2). Quy tắc dựa theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính. Nếu người chết là nam giới thì phải vào chữ Linh (dư 3), nữ rơi vào chữ Thính (chia hết) là được.

Nội dung phải có trong một bài vị

Thông thường, chữ viết trên bài vị là chữ Hán Nôm theo chiều dọc từ trên xuống và từ phải qua trái cụ thể như sau:

Cách viết bài vị để thờ các cụ ông

-Đầu tiên ở giữa ghi vai vế quan hệ xưng hô của người chủ cúng với người đã khuất.

– Tiếp theo ghi tước vị = học vị, chức vụ, tước vị được phong (nếu có).

– Tên tự, tên huý

– Tên hiệu.

– Tên thụy (nếu có) 

– Cuối cùng ghi 3 chữ “Chi Linh Vị” hay “Thần vị” “Thần Chủ”, “Bài Vị”, “ Tọa vị”, “ Linh Vị”.

Góc phía trên bên trái viết ngày tháng năm sinh (nếu nhớ). Góc phía dưới bên trái ghi ngày tháng năm chết.

Cách viết nội dung theo đời bài vị để trong nhà thờ họ:

  • Đệ nhất đại tổ (hoặc thủy tổ 始祖)
  • Đệ nhị đại tổ
  • Đệ tam đại tổ
  • Đệ tứ đại tổ
  • Đệ ngũ đại tổ

Cách viết vai vế bài vị tổ chi trong nhà thờ chi tộc hiện nay

  • Thêm “Can” thì viết theo đời thứ tự :
  • Đệ nhất đại tổ Giáp chi
  • Đệ nhất đại tổ Ất chi
  • Đệ nhất đại tổ Bính chi
  • ….

Cách viết bài vị để thờ gia tiên theo quan hệ gia đình:

  • Bố đẻ ra ta là 顯考 (hiển khảo). Ghi chú: không đề 父親 (phụ thân) đây là cách gọi khi người còn sống.
  • Cha của hiển khảo tức ông nội là 祖考 (tổ khảo) hoặc  祖父 (tổ phụ)
  • Cha của tổ khảo (cụ nội) là  曾祖考 (tằng tổ khảo)
  • Cha của tăng tổ (kỵ nội):  高祖考 (cao tổ khảo)
  • Cha của cao tổ tức ông tổ: 天祖 考 (tiên tổ khảo)
  • ….
  • Người khai sinh ra dòng họ hay nghề nghiệp nào đó là 始祖 (Thủy tổ)

Cách viết bài vị để thờ mẹ, bà, cụ bà…..

-Đầu tiên phải ghi rõ vợ cụ nào (vai vế, tước vị, tên hiệu của cụ ông) quan hệ như nào với người chủ cúng. Thay chữ (khảo考) bằng chữ (tỉ 妣 ). Vợ cả ghi chính thất, vợ 2 thì ghi á thất hoặc thứ thất,…

– Tên húy, tên tự, tên hiệu và thụy (nếu có)

– Cuối cùng là “chi Linh vị”,“Thần chủ” hoặc “Linh vị”.

– Hai bên phải ,trái ghi ngày tháng năm sinh, mất như các bài vị khác.

Lưu ý: có trường hợp bài vị các cụ bà không ghi tên ông. Hay bài vị để chung cả cụ ông và cụ bà. Bài vị thờ được lưu giữ 5 đời (ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng, đến đời thứ 6 sẽ đem hóa, chôn hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ cúng chung. Cách viết bài vị đám tang và cách viết bài vị bà tổ cô cũng tương tự như viết bài vị chúng tôi nêu ra phía trên. 

Những lưu ý trong việc đặt bài vị

Sau khi đã nắm rõ những quy tắc ở trên, nhiều người tưởng rằng có thể tự đặt bài vị ngay được. Tuy nhiên có những lưu ý nhỏ quan trọng mà bạn có thể chưa biết. Bạn cần chú ý những chi tiết này để làm một bài vị trang nghiêm với đầy lòng tôn kính, tránh những sai lầm đáng tiếc phạm đến tổ tiên.

Bài vị có thể đặt riêng hoặc đặt trên ngai thờ, trong khám. Vị trí trước nhà, minh đường, những nơi có khí lưu thông thoáng. Nếu bạn sống ở nhà nhiều tầng thì bàn thờ và bài vị phải được đặt ở tầng cao nhất.

Cần tìm hiểu hướng tốt nhất theo phong thủy để đặt bài vị, như vậy sẽ có thêm nhiều may mắn, thành công.

Nếu gia chủ là trưởng họ hoặc trưởng chi thì thần chủ không bao giờ thay đổi. Các nhà còn lại sẽ thay đổi theo ngũ đại mai thần chủ. Trên bàn thờ bao giờ cũng chỉ có bốn bài vị ghi bốn thần chủ là cao, tằng, tổ, khảo tức kị, cụ, ông, cha. 

Tránh đặt bài vị đối diện với những mặt phẳng mang tính phản chiếu như hồ cá, gương. Ngay dưới chân bài vị tuyệt đối không được đặt các thiết bị như loa, đài, ti vi, máy tính, …

Đặt bài vị dưới thanh xà ngang trên nóc nhà cũng có thể tạo ra sự nặng nề, bí bách.

Trên bàn thờ gia tiên, bài vị tổ tiên phải đặt bên phải, bài vị thần linh đặt bên còn lại. Nếu làm trái rất có thể gia chủ sẽ phải gánh nhiều hậu họa nghiêm trọng.

Bạn cần lau dọn bao sái ban thờ, bài vị thường xuyên và ngoài những vật dụng thờ cúng cần có trên ban thờ như bài vị, bát hương, mâm bồng, …thì bạn không nên để thêm bất kỳ đồ vật trang trí không cần thiết khác.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hướng dẫn lập bài vị, cách lập bài vị thờ gia tiên, cách lập bài vị thần tài. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

lập điện thờ tại gia

Điện thờ tư gia

Điện thờ tư gia không quá xa lạ với những ai theo tín ngưỡng thờ tứ phủ hay hầu thánh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết điện này được thiết kế như thế nào, thờ những ai, ai là người có thể lập điện thờ tư gia, cách lập và thờ cúng như thế nào cho chuẩn. Vậy hãy cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết.

Điện thờ tư gia là gì?

Điện thờ tư gia là nơi thờ phụng vua chúa, Thánh, Mẫu, Phật, Trần Triều, Tam tứ phủ cùng nhiều vị thần nổi tiếng khác trong tín ngưỡng thờ cúng tâm linh của người Việt. Điện thờ có quy mô lớn hơn miếu nhưng nhỏ hơn Đền và phủ.

Các yếu tố cần có khi lập điện thờ tư gia

Những người có căn số hợp với nhà thánh mới và lòng mộ đạo mới có thể lập điện thờ tư gia. Người lập điện ít nhất đã trải qua nghi thức trình đồng mở phủ và đã là Thanh đồng. Ngoại lệ, có trường hợp đồng nối tự lập điện theo chỉ dạy của mẹ cha. Người lập điện phải có thời gian gắn bó hiểu biết về tín ngưỡng tôn giáo thờ Tứ phủ và các nghi thức lễ nghĩa thờ cúng.

Khi có ý định lập điện, thanh đồng cần cân nhắc thật cẩn trọng, vì theo lễ thì dễ nhưng giữ lễ thì khó. Sau khi lập điện thanh đồng phải giữ gìn phép tắc, lễ nghi, không được tự ý bỏ. Tuy không cần quá cầu kỳ nhưng luôn phải đủ thiết lễ, mùng 1 hôm rằm. Hàng ngày, thanh đồng cần dâng nước, lên hương, sáng thỉnh chuông, chiều đến bái chuông. Ít nhất, một năm hai lần hầu đồng.

Cần cân nhắc cẩn thận về người kế tục khi già. Vì nếu không có người kế tục thì phải giải điện. Mà như nhà thờ họ đã nói ở trên, việc lập điện chính là mời thánh thần tới nhà nhưng giải điện giống như đuổi thần phật đi. Vì thế việc giải điện ít nhiều cũng ảnh hưởng không tốt cho tín chủ về sau.

Đặc biệt, khi thanh đồng muốn tôn cất lập thờ (gọi tắt là lập điện) cần được nhà Ngài báo trước. Tùy duyên của mỗi người, mà nhà ngài sẽ báo bằng những cách khác nhau.

  • Có người mơ thấy ngài chỉ điểm rõ nét.
  • Có người xem bói cô đồng nhìn ra.
  • Thậm chí có người còn được báo rõ ngày giờ khởi công…

Tuy được báo với cách khác nhau, nhưng điểm chung là họ đều nhìn thấy bản điện có bao nhiêu bát hương, thờ ai và cấu trúc như thế nào…..

Cách chọn vị trí lập điện thờ tư gia

Cách chọn vị trí lập điện thờ tư gia

 

Việc tôn cấp lập điện thờ không đơn giản như việc chúng ta bốc bát hương gia tiên tiền tổ thông thường,  nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, phong thuỷ, hướng và đặc biệt là chỉ người có duyên mới làm được. Sau đây, nhà thờ họ xin chia sẻ một số kinh nghiệm khi chọn địa điểm để lập bản điện tại gia như sau:

Khi thanh đồng có ý định lập điện thì phải tìm một vị trí lập điện thờ tại gia thích hợp, tùy theo hoàn cảnh để chọn vị trí to, nhỏ, rộng hẹp tùy ý. Nếu được nhà ngài báo có thể soi bói, thì nên xây điện rộng rãi một chút. Còn nếu gia chủ chỉ thờ để yên bản mệnh, thì có thể làm hẹp hơn, miễn là gọn gàng sạch sẽ.

Đặc biệt, vị trí thờ phụng cần hợp với phong thủy của ngôi nhà, và đảm bảo những yếu tố

  • Khu đất sạch sẽ, cao ráo. Nếu là khu chăn nuôi cũ, thì phải được dọn dẹp sạch sẽ, hót hết đất đổ đi, tẩy uế, sau đó đổ cát mới vào….
  • Không được làm điện trên bếp. Ví dụ, tầng dưới là bếp đun thì tầng trên ta không được thờ điện. Còn bếp nấu ở tầng 1 thì, điện thờ phải đặt ở tầng 3 (cách tầng 2) thì được.
  • Không được đặt điện dưới dầm nhà hoặc để dầm nhà cắt ngang bản điện. Ví dụ: Tầng dưới có dầm mái, tầng trên muốn thờ điện thì cần tránh để dầm cắt qua chia đôi bản điện. Ngược lại, tầng trên có dầm mái thì gia chủ cũng không đặt điện phía dưới nếu dầm cắt ngang chia đôi bản điện.
  • Không thiết kế cửa bản điện thờ đối diện với bất cứ cửa nào trong nhà. Và không được thờ ngược hướng với ngôi nhà
  • Nếu hướng bàn thờ so với mệnh cung của thanh đồng rơi vào các hướng tương sinh theo ngũ hành như: sinh khí, thiên y, phục vị, phúc đức là tốt nhất.

Cách bố trí điện thờ tư gia

Sau khi thanh đồng đã chọn được địa điểm để tôn cất lập thờ thì sẽ bắt đầu tiến hành hoạch định và bố trí bản điện. Tính toán xem điện thờ bao nhiêu bát hương để xây bệ thờ hoặc đóng bàn thờ cho phù hợp.

Trong quá trình xây bệ thờ ta cần chọn kích thước chiều cao, chiều rộng, dài, ngang đều phải thuộc vào những cung đẹp. Thường thường cấu trúc của bản điện tính theo người đứng ngoài nhìn quay mặt vào bản điện thì:

– Ở giữa là chính cung: thờ hội đồng Tứ Phủ (gọi tắt là Công Đồng). Trên công đồng có rất nhiều bát hương, nhưng bắt buộc phải có 3 bát hương là: 

  • Bát hương thờ Đại chuẩn đề Minh Vương Bồ Tát, hoặc thờ chung hội đồng nhà Phật. 
  • Bát hương thờ Tam tòa Thánh Mẫu 
  • Bát hương thờ Tứ phủ Công Đồng, bát hương này thường to hơn các bát hương khác trong bản điện, thường là to nhất

Ngoài ba bát nhang chính thì tùy theo bản mệnh của thanh đồng mà quan thầy có thể bốc thêm một số bát hương như vua cha, cô, cậu, quan Hoàng…Trên công đồng này, cũng có thể để bát hương bản mệnh của người lập điện.

– Bên tay phải là cung thờ hội đồng Trần Triều. Số lượng bát hương ở cung này tùy theo quan thầy sắp xếp:

  • Có nhà chỉ thờ chung 1 bát hương cho cả Hội đồng nhà Trần. 
  • Có thanh đồng sát nhà Trần, thì phải thờ thêm những bát hương khác nữa trong hội đồng nhà Trần hoặc bát hương bản mệnh của thanh đồng.

Cách bố trí điện thờ tư gia

 

– Bên tay trái thờ các chúa, tướng, thập nhị tiên nàng và sơn lâm sơn trang. Cung này có số lượng bát hương tùy theo quan thầy.

  • Nhưng bắt buộc phải có 1 bát nhang chính thờ sơn trang
  • Còn lại tùy theo bản mệnh gia chủ để bốc thêm một số bát hương. Ví dụ: chầu Bà, chúa bói… Cũng có quan thầy để bát hương bản mệnh của gia chủ tại đây.

– Phía dưới bản điện, bên dưới công đồng… thờ ngũ hổ

  • Ở dưới này bắt buộc đặt 1 bát nhang thờ ngũ hổ thần tướng. 
  • Nói là bát hương thờ ngũ hổ nhưng khi sắp lễ người thờ vẫn thường sắp 7 xuất, nghĩa: có thanh Xà, Bạch Xà, một xanh, một trắng gọi là 2 ông xà, cùng với 5 ông hổ.
  • Vì đây là bát hương ở dưới cùng bảo vệ bản điện nên gọi là hạ ban. Nhưng thực chất, thì hai ông xà được treo ở phía trên và đầu ngoảnh vào trong.
  • Về bát hương ở khu vực này, ta có người còn bốc thêm cả bát hương thờ thổ địa.

– Bên phía ngoài thờ Mẫu Cửu

  • Ở khu vực này chỉ có 1 bát hương duy nhất thờ Thánh Mẫu Cửu Trùng Thiên – Thanh Vân cung chủ.
  • Cũng có những người khi xây bệ thờ sẽ đặt bàn thờ thánh Mẫu ở trên, phía dưới thờ thổ địa. 

Phân cấp độ bát hương trên bệ thờ

Phân cấp độ bát hương trên bệ thờ

 

Trên bệ thờ người ta thường tôn cao bát hương theo từng cấp độ khác nhau. Có thể là 3 cấp hay 5 cấp. 

– Ở hệ 3 cấp:

  • Cấp 1 cao nhất là bát hương thờ Phật
  • Thứ hai là bát hương Thánh Mẫu
  • Thứ ba là bát nhang thờ Công đồng

– Ở hệ 5 cấp có nhiều quan điểm khác nhau và có phần khó bày trí hơn.

  • Cao nhất vẫn là bát nhang thờ Phật.
  • Thứ hai là thờ vua cha. Ở bệ này có quan thầy thờ vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế. Nhưng cũng có người thờ tam tòa vua cha, nghĩa là 3 vua thiên, địa, thủy.
  • Tiếp theo, thờ tam tòa Thánh Mẫu.
  • Cấp thứ tư thờ Ngũ vị Tôn ông (5 vị quan). Hay Chúa bản đền, Tứ phủ Thánh Hoàng. Tùy duyên, tùy Phước của từng gia chủ để lựa chọn bát hương thờ hợp lý.
  • Cấp thứ 5 cuối cùng liền với mặt sàn là cấp thờ Tứ phủ Công Đồng. Bát hương này vô cùng quan trọng, vì nó có cả hội đồng các bóng, các giá. Khi thờ chung một bát hương cần chọn bát hương to để thuận tiện và dễ dàng hơn khi thắp hương. Nên thắp 5 nén ở bát hương này thay vì 1 hoặc 3 nén.

Cách bốc bát hương điện thờ tư gia

Cách bốc bát hương điện thờ tư gia

 

Chuẩn bị bát hương và cốt bát hương: Gia chủ cần chuẩn bị bát hương trên ban công đồng, sơn trang, trần triều,… Đặc biệt bát hương công đồng to hơn so với các bát hương còn lại. Trước khi tiến hành bốc bát hương thanh đồng nên kiểm tra kỹ lại bát hương xem có bị sứt mẻ, nứt vỡ không. Nếu không sao thì rửa sạch, tẩy ố. Trước khi bốc thì lót giấy trang kim quang bát hương. Khi bốc đặt tờ lệnh và cốt thất bảo, cho nếp vào bên trong bát hương.

Cách thức bốc bát hương tại điện thờ tư gia: Thanh đồng khi lập điện cần nhờ thầy của mình bốc bát hương giúp. Khi làm lễ Thầy sẽ thắp nến và thỉnh chuông ba tiếng. Sau đó, thắp 5 nén nhang và trì chú vào bát hương để thánh về nhập vào bát hương.

Lần lượt bốc đủ số lượng bát hương dự định thờ. Khi bốc đủ sẽ tiến hành đặt bát hương vào nơi thờ cúng. Nếu điện xây cao, cần phải trèo lên điện để đặt bát hương thì người được trèo lên phải thay quần áo khác thật gọn gàng sạch sẽ, quấn và buộc 2 bàn chân bằng túi ni lông mới được trèo lên bản điện.

Khi đặt bát hương, gia chủ nhớ ngắm cho ngay ngắn, thẳng hàng, mặt Nguyệt phải quay ra ngoài. Khi đã đặt xong, tiến hành bài trí các vật phẩm chóe nước, mâm bồng, đèn trang trí, lọ hoa, treo nón công đồng theo thứ tự nón mẫu, quan lớn, nón công đồng chính giữa, nón tứ phủ chầu bà, tứ phủ ông hoàng, tứ phủ thánh cô, thánh cậu lần lượt từ trong ra ngoài.

Tiếp đến tiến lễ lên công đồng. Tiến lễ xong, Pháp sư sẽ khoa thỉnh Phật. Lúc này bát nhang chưa có linh khí, trên miệng mỗi bát vẫn có bùa để trừ tà, cho nên không cần thắp hương trong mỗi bát hương.

Khi cúng Phật xong, Pháp sư sẽ mở bỏ lá bùa trừ tà và niệm câu thần chú, mời vị Thánh tương ứng với từng bát hương về nhập vào bát hương. Trì chú xong là hoàn thành việc rước thánh về thờ tại nhà.

Lưu ý khi lập điện thờ tư gia

Lưu ý khi lập điện thờ tư gia

 

– Điện thờ tư gia không cần bài trí xa hoa, tráng lệ nhưng nhất thiết phải trang nghiêm tôn kính, sạch sẽ,  thoáng đãng.

– Việc thờ điện cần phải thành tâm, không phải cứ rước đủ tam tòa thánh mẫu, ông hoàng, tiên cô, thánh cậu, ngũ vị tôn quan, quan hổ, quan xà mới là đầy đủ. Nếu bạn thành tâm thì chỉ cần bố trí một pho tượng vị thánh – Mẫu Liễu Hạnh cũng đủ. Thậm chí, khi bốc bát hương chỉ cần thỉnh những vị đại diện là được.

– Việc thỉnh tượng thánh làm bàn thờ thêm trang trọng hơn. Nếu không có điều kiện thì thỉnh tranh hoặc thờ lô nhang, bài vị, long ngai, cũng vẫn lịch sự, đàng hoàng.

– Lập điện tại gia cũng cần quan tâm vị trí thờ riêng hay thờ chung với đất ở để có cách bố trí hợp lý.

– Nếu có điều kiện có thể làm lễ rước tượng từ đền nào đó về điện tại gia là tốt. Nếu không chỉ cần bốc bát nhang ghi rõ duệ hiệu các vị Thánh là được.

– Sau khi bốc xong bát nhang nào đó, gia chủ cần đánh dấu, ghi rõ bát hương thờ vị nào để tránh việc nhầm lẫn trong khi đặt và khấn vái…

– Bát nhang khi chưa làm chú thỉnh phật về thì phải . đặt một tờ bùa trừ tà ma trên miệng bát hương để tránh tà ma ngoại đạo thâm nhập vào bát hương trước.

Văn khấn điện tại gia như thế nào?

Bài khấn bài khấn bốc bát hương thờ điện

Thanh đồng con tên là….  tuổi…. Nay nhất tâm thờ Phật tại gia, thờ Thánh trong nhà, xin thiết lập lô nhang….. ( bốc bát hương nào thì khấn tên bát hương đó)….

Con xin….

Cho con xin bốc TÀI…. cho con xin bốc LỘC… Cứ như thế cho đến khi được bốc số lẻ… mà đầy bát hương là được. Tuyệt đối không được lèn chặt tro, trong bát hương.

Văn khấn tam phủ, tứ phủ 

Bài này văn khấn dưới đây dành cho các thanh đồng và đồng thầy. Nếu người không đi lễ thường xuyên thì không nên khấn vì khấn ấp úng sẽ không kết nối được âm dương.

Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương,

– Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

– Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

– Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

– Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Con Lạy Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng. Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.

– Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ

Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.

Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên

Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.

-Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu:

Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên

Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ

Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai

Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình

Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh Đông A Phủ.

-Con lạy Trần Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

Con lạy Trần Triều Khải Thánh Vương Phụ, Vương Mẫu, Vương Phi Phu Nhân,

Trần Triều Vương Huynh, Vương Đệ. Vương Tử ,Vương Tế, Vương Nữ Vương Tôn

Con Lạy văn võ bá quan quân thần trần triều

Con lạy Tam Tòa chúa bói –Hội đồng Chúa bói Chúa chữa Chúa Mán Chúa Mường

Con Lạy Chúa Đệ Nhất Tây Thiên

Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ

Chúa Đệ Tam Lâm Thao

Tiên Chúa Thác Bờ

Con Lạy Ngũ Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa -Năm Phương Chúa Bà

-Con lạy Ngũ Vị Vương Quan, Tôn Quan Đệ Nhất Thượng Thiên , Tôn quan Đệ Nhị Giám Sát, Tôn Quan Đệ Tam Thoải Phủ, Tôn quan Đệ Tứ Khâm Sai, Tôn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh.

Con lạy Tôn Quan Điều Thất.

-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà:

Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông

Chầu Đệ Tam Thoải Phủ

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai

Chầu Năm Suối Lân

Chầu Lục Cung Nương

Chầu Bảy Tiên La

Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân

Chầu Cửu Sòng Sơn

Chầu Mười Đồng Mỏ

Con lạy Hội Đồng Chầu Bé-Con Lạy Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ

-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị quan Hoàng: Quan Hoàng Quận, Quan Hoàng Đôi Triệu Tường, Quan Hoàng Bơ Thoải Cung, Quan Hoàng Tư Thủy Phủ, Quan Hoàng Năm, Quan Hoàng Sáu, Quan Hoàng Bảy Bảo Hà, Quan Hoàng Tám, Quan Hoàng Chín, Quan Hoàng Mười.

Con lạy 36 tòa Sơn Trang, Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng

-Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô

Con xin kính lạy Cô Nhất Thượng Thiên- Cô Cả đền Dùm

Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn

Cô bơ Thoải, con lạy Cô Tư Ỷ La, Cô Năm Suối Lân, Cô Sáu Lục Cung, Cô bảy Tân La, cô Tám Đồi Chè, Cô chín Sòng Sơn, Cô Mười Đổng Mỏ, Hội đồng cô bé, Con Lạy Cô Bé Thượng ngàn, cô bé Thoải. con lạy cô Bé Bản Đền (bản điện), Con lạy Tứ Phủ Thánh Cậu trên Ngàn dưới Thoải,

Con lạy Cậu đệ nhất Hoàng Thiên, Cậu Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Cậu Hoàng Ba Thoải, Cậu Hoàng Tư Long Thành, Con Lạy Cậu Bé Hoàng Thiên, Cậu Bé Thượng Ngàn, Cậu Quận Phủ Dầy, Cậu Đồi Ngang Phố Cát .Con lạy cậu bé bản Đền (Bản Điện).

– Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng-

– Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu các Quan thủ Đền thủ Điện, Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ, Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này.

-Đệ tử con tên là: …………. tuổi: ……….

Ngụ tại: ……………………………

Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày: … Tháng: … Năm:…

(Dâng gì cầu gì khấn nấy hoặc theo bài bên dưới)

Nhân  …………..

Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, mang đầu về bái), trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ ……………(tên đền) linh từ.

Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, vuốt ve che chở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, 9 tháng đông, tai qua nạn khỏi- Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, cửa nhà khang ninh, cầu danh đắc danh, cầu phúc đắc phúc, đắc tài sai lộc…… Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!

-Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ ….. nguyên quán …..Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia, chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ, trên tấu tòa vàng Thượng Thiên , dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ ,cho con cháu nhất một lòng, tòng một đạo Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm…

Trên đây là các thông tin liên quan đến việc lập điện thờ tại nhà. Cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

nóc ban thờ thần tài được để gì?

Trên nóc bàn thờ thần tài nên để gì và không nên để gì?

Trên nóc bàn thờ thần tài nên đặt những vật phẩm gì để giúp bàn thờ tụ khí, kích lộc, mang đến nhiều may mắn, tiền tài, của cải cho gia chủ là điều mà nhà thờ họ sẽ chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây.

Trên nóc bàn thờ thần tài gồm những gì

Những vật phẩm được các chuyên gia phong thủy khuyên nên đặt trên nóc bàn thờ thần tài hiện đại để kích lộc, tăng vượng khí cho ngôi nhà gồm những vật sau:

Tượng Phật Di Lặc

Tượng Phật Di Lặc

 

Phật Di Lặc là vị Phật thứ 5 và cũng là vị Phật cuối cùng xuất hiện trên trái đất. Phật được biết đến với khuôn mặt phúc hậu, miệng luôn mỉm cười hiền hòa và hình dáng mập tròn phúc hậu. Đây là vị phật mang lại may mắn, ấm lo, tiền tài, hạnh phúc. Vì thế đây là tượng phật được thờ cúng rộng rãi tại đình, chùa, miếu và tại gia. Đặc biệt, nếu đặt tượng phật Di Lặc trên nóc bàn thờ thần tài ngoài việc giúp chiêu tài kích lộc, gia tăng vận khí, tượng còn giúp gia chủ quản lý, trông coi hai vị thần tài và thổ địa để họ không phạm phải sai lầm trong khi làm nhiệm vụ.

✅✅✅ Xem thêm: Ý nghĩa của tượng Nhất Tâm Bái Phật

Cóc thiềm thừ

 

Cóc thiềm thừ

Cóc thiềm thừ vốn là một con yêu quái chuyên đi ức hiếp người lành, nhưng khi được Lưu Hải thu phục, đánh gãy một chân và dẫn dắt đi theo con đường chính đạo, thì cóc thiềm thừ lại trở thành một con vật tốt. Nó tuy chỉ còn có ba chân nhưng miệng lại nhả ra vàng để giúp đỡ người dân.

Tương truyền rằng, nếu nhà nào xuất hiện con vật này trong nhà sẽ gặp được rất nhiều may mắn, tài lộc gia tăng, giàu sang, phú quý. Vì vậy, Thiềm Thừ luôn tượng trưng cho sự vượng tài. Nếu chủ nhà đặt Thiềm Thừ vào dưới hoặc trên nóc bàn thờ thần tài , ban ngày quay mặt cóc ra bên ngoài nhà, bên trong quay vào trong sẽ thu hút tài lộc rất tốt.

✅✅✅ Xem thêm: Có lên đặt tiền thật nên ban thờ thần tài hay không?

Tỳ hưu

Tỳ hưu

 

Tỳ hưu là linh vật phong thủy được rất nhiều gia chủ lựa chọn đặt trên bàn thờ thần tài. Bởi nó chỉ có miệng mà không có hậu môn, nên khả năng thu hút tài lộc rất tốt mà không làm hao tốn tài lộc của gia chủ.

Nó không chỉ là vật bổ trợ linh khí giúp bàn thờ được linh ứng mà còn phù hộ cho gia chủ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán ngày càng ăn lên làm ra, của cải đầy nhà. Đặt Tỳ hưu trên nóc bàn thờ theo hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ để công việc làm ăn của gia chủ được thuận lợi và suôn sẻ hơn.

Xem thêm: Ban thờ của chủ cũ có lên giữ lại hay không?

Lọ đựng lông công

Lọ đựng lông công

 

Chim công được xem là vua của các loài chim, nó là biểu tượng của chim phượng hoàng, một trong tứ linh quý hiểm nổi tiếng nhất từ xưa đến nay đó là Long –  Lân – Quy – Phụng. Vì thế nó đại diện cho sự cao quý, đức hạnh. Người xưa luôn tin rằng, lông công có khả năng thu hút được nguồn năng lượng từ đất trời và điều hòa âm dương cho cửa hàng, văn phòng và nhà ở. Do đó, việc đặt lông công trên bàn thờ thần tài sẽ giúp gia chủ có công việc làm ăn được thuận lợi, thăng quan tiến chức, thu hút tài lộc.

Xem thêm : Bộ đồ thờ thần tài gồm những gì?

Tượng Quan Công

 

Tượng Quan Công

Quan công cũng được các doanh nhân xem là vị thần tài may mắn giúp phù trợ công việc làm ăn. Do đó, gia chủ cũng có thể tham khảo đặt tượng Quan Công trên bàn thờ thần tài để giải trừ sát khí xung quanh, thu hút vượng khí, gia tăng sự uy nghiêm, quyền lực và ngăn chặn tiểu nhân hãm hại trên con đường làm ăn, công danh của gia chủ.

Mèo thần tài

Mèo thần tài

 

Bàn thờ thần tài thường được đặt ở cạnh cửa ra vào, vậy nên, bạn cũng có thể tham khảo việc đặt mèo thần tài trên nóc như một sự chào đón khách đến thăm nhà. Cũng như đem lại may mắn, hạnh phúc cho các thành viên trong gia đình

Xem thêm: Cách bày ban thờ thần tài chuẩn phong thủy

Những vật tuyệt đối không được đặt trên nóc bàn thờ thần tài

Những vật tuyệt đối không được đặt trên <b>nóc bàn thờ thần tài </b>

 

Nhắc đến bàn thờ, chắc hẳn các bạn cũng như tôi sẽ nghĩ ngay đến đây là nơi vô cùng linh thiêng. Vậy nên, không riêng gì bàn thờ thần tài mà bàn thờ gia tiên hay bàn thờ Phật đều cần được bài trí cẩn thận, không thể tùy tiện đặt đồ vật nên bàn thờ mà chưa được khai quang, xem xét kỹ lưỡng.

Trên nóc bàn thờ thần tài cần phải được dọn sạch sẽ, gọn gàng, không được đặt cây cảnh hay đồ trang trí một cách tùy tiện nên khu vực này. Mọi đồ thờ cần phải được bài trí tuân theo đúng nguyên tắc thờ cúng để tránh phạm phải những điều cấm kỵ không tốt.

Xem thêm: Bài văn khấn ông thần tài đẩy đủ

Hiện nay, có rất nhiều các mẫu bàn thờ thổ địa thần tài mang phong cách khác nhau, có nên để đồ trên vật trên nóc bàn thờ thổ địa thần tài không là một việc mà gia chủ cần phải lưu tâm. Nếu gia chủ muốn đặt bất kỳ vật phẩm gì lên trên thì nên chọn những mẫu bàn thờ thần tài hiện đại có nóc được thiết kế mái bằng sẽ dễ dàng hơn trong việc bài trí.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc có nên đặt vật phẩm trên nóc bàn thờ thần tài hay không. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

đi chùa đầu năm

Có nên đi chùa đầu năm không ? Phạm Dương Ngọc

Thời gian 3 tháng đầu năm sau khi tết đến xuân sang là thời gian người Việt đi Đền, Chùa xin cầu tài khấn lộc nhiều nhất. Họ xin cho mình đi thăng quan tiến chức, xin cho công ty mình được làm ăn phát đạt, xin cho mình lấy được vợ đẹp, con ngoan, xin cho gia đình mình có người lối dõi tông đường … Rồi không quên đem theo lễ vật dâng lên thần phật, bên cạnh đó là vàng mã hoặc tiền thật … Nhiều người trong chúng ta nhiều khi đã quá mụ mị vào thần linh. Trong bài viết này tôi xin chia sẻ đến bạn đọc 1 quan điểm về đi chùa đầu năm của tác giả Phạm Dương Ngọc có cái nhìn rất hay về quan điểm này. Quý độc giả hãy cùng thietkenhathoho.com theo dõi nhé.

Đi chùa, viếng đền được gì?

Chuyện chùa chiền, tâm linh tôi viết rất nhiều. Có lẽ, không còn ngôi chùa, đền, thắng cảnh tâm linh nào nổi tiếng ở Việt Nam mà tôi chưa đến tìm hiểu. Tuy nhiên, vẫn không thể nào lý giải nổi tâm lý của người Việt với vấn đề tâm linh. Chỉ có thể nói, hàng triệu người đầu óc đã bị tiêm nhiễm đến mụ mị.

 

Nhiều người Việt đi chùa đầu năm

Nhiều người Việt đi chùa đầu năm

Xem thêm: Những câu nói hay của thiền sư thích Nhất Hạnh

Đầu năm là người Việt đổ xô nô nức đến các chốn tâm linh cầu khấn. Hàng triệu người kéo đến chùa Hương, Yên Tử, mấy triệu người đến núi Sam. Cảnh tượng kéo đến đền ông Bảy, ông Hoàng Mười, chúa Kho, đền Trần, Ba Vàng… đúng là kinh khủng khiếp.

Một số người đến vãn cảnh, đi chơi theo phong trào, còn lại hầu như là cầu cúng, xin xỏ.

Điều đau đầu nhất, là tôi không thể lý giải nổi người Việt xin xỏ gì ở đền chùa miếu mạo?

Anh em bạn bè doanh nhân của tôi cũng kéo đến đền bà Chúa Kho đông như kiến cỏ, làm lễ rất to, cúng bái vay mượn làm vốn. Toàn người trí thức đông tây kim cổ đầy mình, khiến tôi không thể hiểu nổi. Tôi đã kiên trì đến ngôi đền này nhiều lần, gặp thủ nhang, người già trong làng, đặc biệt cả đầu năm lẫn cuối năm, để tìm hiểu, nhưng vẫn không thể cắt nghĩa được. Đầu năm đi vay thì chen như đến ngạt thở. Cuối năm trả lễ (làm ăn được), thì thấy vắng hoe. Vậy bà Chúa Kho linh thiêng chỗ nào?

Thấy cảnh người Việt đi đền chùa đông như trẩy hội, ai cũng nghĩ rằng, người Việt mộ đạo, thấm nhuần tư tưởng đạo Phật. Tuy nhiên, nếu hiểu về đạo Phật, thì thấy cực kỳ quái đản, kỳ dị.

Cảnh dúi tiền cho phật

Cảnh dúi tiền cho phật

Tôi dám nói thẳng mà chẳng sợ vạ miệng, rằng, nếu thần, Phật, thánh ngự ở chốn tâm linh đó nhận tiền đút vào tay, nhận tiền âm phủ đốt rực trời, nhận gà xôi cúng ngập mặt để trợ giúp bọn quan tham, bọn buôn gian bán lận, thì thần phật đúng là hạng “Thánh Tham”, là hạng ma quỷ chứ chả phải vị thần tối cao nào.

Thật kinh tởm với cảnh tượng con người chen nhau ở đền Trần để xin ngài ban cho chức tước, để có bổng lộc, để vơ vét của dân nghèo, để rút kiệt sinh lực của quốc gia. Nếu Thánh Trần mà giúp con người việc đó, thì đúng là một ông thánh bẩn thỉu nhất trong lịch sử nhân loại.

Cảnh cướp ấn khai quang đức thánh trần

Cảnh cướp ấn khai quang đức thánh trần

Tôi tin rằng, nếu linh hồn Đức Thánh Trần còn ở thế gian, thì có lẽ ngài đang ngự ở một quả núi nào đó bên sườn Tây Yên Tử, nơi tổ tiên ngài cư ngụ, mà chẳng dám bước vào ngôi đền nào ở xứ này, để mà chảy máu mắt khi thấy đám con cháu tham lam dẫm đạp lên nhau cướp ấn ấy nữa.

Điều dễ dàng nhận thấy, khi con người ta càng đặt niềm tin vào vị thánh thần do họ tưởng tượng ra, thì con người ta càng trở nên trống rỗng và có những suy nghĩ quái thai. Ngay trên cộng đồng mạng, bạn có thể gặp ở bất kỳ đâu những câu cmt “a di đà phật”, “tội lỗi, tội lỗi”, “nhân quả không bỏ sót một ai”… nhưng ngay sau đó, cũng người đó sẽ cmt tiếp tục “mày gieo nhân nào gặp quả đó thôi con ạ”, “khẩu nghiệp”… với giọng điệu rủa cho người ta chóng chết, hoặc kiếp sau sẽ làm chó.

Hầu hết người Việt đến với đạo Phật nhưng không thấm nhuần đạo Phật, để sửa mình, mà toàn đem kiến thức đó đi sửa người khác. Vậy nên, mới có chuyện, nhiều người hay đi chùa, cúng dường nhiều lắm, nuôi sư béo ú, nhưng sống với người thân thì chả ra gì. Trước mặt tượng Phật toàn nói lời hay, nhưng với người thân thì toàn “mắm tôm, mắm tép”.

 

Chùa ba vàng

Chúng ta không quên đến vụ bê bối ở chùa Ba Vàng trong vụ thỉnh vong giải oán của nhà chùa đã bị vạch trần

Có một sự thực bây giờ, đền chùa là nơi kinh doanh béo bở. Doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng xây xướng rất nhiều để thu hút du khách. Sư sãi cũng phải chạy chọt, đấu đá nhau để có chức trụ trì. Mấy ông nghiện mới cai được gửi vào chùa làm chú tiểu, mấy cô cậu “bê đê” lười biếng, cũng tìm cửa Phật nương náu, mấy kẻ thần kinh hoang tưởng mà ta cứ tưởng họ được “giời cho ăn lộc”, rồi khúm núm gọi thầy xưng con.

Thật quái dị khi nhiều kẻ cướp tiền của người nghèo rồi đem cúng vào chùa.

Tôi tin rằng, chẳng có thánh, thần, phật nào hiện hữu cả. Những thứ thánh thần, ma quỷ, chỉ là một khái niệm, nhưng lại có ở trong mỗi con người, đó chính là tưởng thức. Làm việc xấu thì là “ma tính”, làm việc tốt thì là “phật tính”. Những người tìm chỗ dựa ở Thánh Thần đẩu đâu, một là họ chả hiểu gì, hai là tâm họ không an, không có niềm tin vào cuộc sống, không có niềm tin vào bản thân mình.

 

Ngôi đền hay ngôi chùa thiêng nhất chính là ngôi đền, ngôi chùa dựng trong lòng người

Nếu trong lòng chúng ta có chùa thì không cần phải lên chùa mới cầu được

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều có một đúc rút rất thú vị: “Ngôi đền hay ngôi chùa thiêng nhất chính là ngôi đền, ngôi chùa dựng trong lòng người. Vậy mà chúng ta đã bỏ quên những ngôi đền, ngôi chùa thiêng nhất ấy. Khi lòng không yên thì sống giữa đền, giữa chùa cũng không thấy yên. Khi lòng không từ bi thì quỳ dưới chân Thần Phật trong tiếng mõ, tiếng chuông…lòng vẫn ác. Khi lòng không hiểu được hạnh phúc thì nằm giữa bạc vàng, châu báu cũng vẫn thấy bất hạnh”.

Ảnh trâu nướng tái nguyên con -

(Ảnh trâu nướng tái nguyên con – vật thiêng văn minh lúa nước, cúng ở đền Bảo Hà – chụp năm ngoái).

Bài viết được chúng tôi sưu tầm của Nhà Báo Phạm Dương Ngọc

Nguồn bài viết : https://www.facebook.com/duongvtc/posts/2076400179120139

trang trí bàn thờ đám cưới

Cách trang trí bàn thờ đám hỏi chuẩn nhất

Đám hỏi là một nghi thức quan trọng trước khi các cặp đôi tiến hành tổ chức lễ thành hôn.  Vào ngày này, nhà trai sẽ đem sính lễ sang nhà gái để xin dâu, cũng như báo cáo với tổ tiên ông bà tác thành, phù hộ cho mối nhân duyên.

Do đó, việc trang trí bàn thờ đám hỏi là rất cần thiết, nó giúp buổi lễ trở lên long trọng, ý nghĩa và suôn sẻ. Các đôi uyên ương có thể tham khảo cách trang trí bàn thờ đám hỏi dưới đây để có thể tự tay trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày vui trọng đại của bản thân.

Vì sao cần trang trí bàn thờ vào ngày cưới hỏi?

Vì sao cần trang trí bàn thờ vào ngày cưới hỏi?

 

Nếu bạn là người Việt Nam thì chắc hẳn không còn quá xa lạ với câu ca dao “Con người có tổ có tông như cây có cội như sông có nguồn”. Câu ca dao tuy ngắn gọn nhưng mang một ý nghĩa và thông điệp thật sâu sắc. Con người khi sinh ra cũng có ông bà, cha mẹ, tổ tiên, nguồn cội. Không phân biệt địa vị, sang hèn, chúng ta cần phải có lòng biết ơn đến những người đã có công ơn sinh thành, dưỡng dục.

Để bày tỏ lòng hướng về tổ tiên, gia đình, cũng như chứng minh truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, Từ bao đời nay, mỗi gia đình đều dành một khoảng không gian trang trọng nhất trong ngôi nhà để đặt bàn thờ gia tiên. Vào mỗi dịp lễ tết, giỗ chạp, ngày rằm mùng 1, hay những ngày trọng của cuộc đời như đám hỏi, đám cưới, con cháu sẽ dọn dẹp, trang hoàng và bày biện những vật phẩm đẹp nhất, ngon nhất lên bàn thờ tổ tiên để thể hiện tấm lòng thành kính của mình.

Ngoài ra, việc trang trí bàn thờ gia tiên vào ngày cưới hỏi còn như một lời thông báo, báo cáo với ông bà tổ tiên về việc gia đình có thêm một thành viên mới, cầu mong bậc bề trên phù hộ độ trì cho con đôi uyên ương mới sớm sinh quý tử, gia đình hòa thuận, hạnh phúc viên mãn về sau.

Xem thêm: Cách sắp xếp hoa quả khi thắp hương

Những lễ vật không thể thiếu trong trang trí bàn thờ đám hỏi

Những lễ vật không thể thiếu trong trang trí <b>bàn thờ đám hỏi </b> 

 

Trong ngày lễ đính hôn (đám hỏi) thì việc chuẩn bị lễ vật để bày biện trên bàn thờ gia tiên là việc cực kỳ quan trọng. Tùy từng gia đình, mà gia chủ có thể bày biện lễ vật lên bàn thờ chính hoặc bàn thờ tượng trưng ở phòng khách (được lập ra để mọi người chứng kiến nghi lễ đính hôn). Dù là bàn thờ chính hay bàn thờ tượng trưng thì gia chủ cũng phải chuẩn bị đầy đủ một số vật phẩm cần thiết sau:

– Bát hương và lư hương: Đây là đồ thờ cúng không thể thiếu được trên bàn thờ và trong phòng thờ của mỗi gia đình. Trong đám cưới hỏi cũng vậy, nếu gia chủ có phòng thờ sính lễ đặt trong phòng thờ thì sử dụng bát hương gia tiên đã có sẵn. Nếu dùng bàn thờ tượng trưng thì sử dụng kết hợp cả lư hương và bát hương bằng đồng để thắp nhang.

trang trí bàn thờ đám cưới

 

– Hương, đèn, nến: Bên cạnh bát hương và lư hương thì trên bàn thờ lễ ăn hỏi còn có thêm đôi chân đèn hoặc chân nến tùy từng gia đình, có những gia đình sử dụng đèn dầu vẫn được. Vào ngày này, tại miền Nam, tùy theo tôn giáo mà nhà gái sẽ chuẩn bị chân nến, còn nhà trai sẽ chuẩn mang đôi nến khắc hình long phụng màu hồng hoặc đỏ đến cắm vào. Ở miền Trung gia chủ cũng bày cặp nến gọi là nến tơ hồng.

Câu đối và chữ Hỷ: Trong những ngày vui trọng đại nhất là bàn thờ lễ đính hôn, chắc chắn các bạn không còn quá xa lạ với cách trang trí treo chữ Hỷ và câu đối. Chữ Hỷ viết bằng chữ Hán hoặc chữ quốc ngữ trên nền giấy màu đỏ có kích thước lớn thường được treo ngay phía trên bàn thờ trong lễ đính hôn, mang ý nghĩa báo nhà có tin vui, đồng thời giúp không gian ngày cưới được trang trọng, rực rỡ, đẹp mắt, linh thiêng và vui vẻ hơn.

– Hoa tươi: là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ lễ ăn hỏi của bất kỳ vùng miền hay tôn giáo nào. Hai lọ hoa tươi, màu sắc rực rỡ được bày cân đối trên bàn thờ thể hiện lòng tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên, vừa mang lại tính thẩm mỹ, tươi mới bàn thờ lễ hỏi. Gia chủ có thể sử dụng thêm lẵng hoa, giỏ hoa, hoa đĩa để trang trí thêm cho bàn thờ. Hoa tươi được sử dụng trong ngày này là cúc, hoa hồng, có thể là màu đỏ, trắng hoặc màu vàng.

– Lễ vật khác: Gia chủ có thể bày biện thêm những lễ vật khác như mâm ngũ quả, xôi gấc, gà luộc, bia, rượu, bánh phu thê, trầu cau, trà rượu… Mâm ngũ quả có thể kết hình long phụng để tăng sự sang trọng, đẹp mắt cho không gian thờ cúng.

Xem thêm: Có nên thờ 4 bát hương trên 1 ban thờ không?

Cách trang trí bàn thờ lễ ăn hỏi chuẩn nhất

Cách trang trí bàn thờ lễ ăn hỏi chuẩn nhất

 

Cách trang trí bàn thờ lễ ăn hỏi cũng không quá phức tạp như nhiều gia chủ nghĩ. Bạn chỉ cần tuân thủ theo các nguyên tắc và vị trí sắp xếp các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ gia tiên vào ngày lễ tết. Thêm vào đó, gia chủ cần lưu ý, bàn thờ trong lễ hỏi cần được trang trí bằng tông màu đỏ. Vì đây là tông màu đại diện cho hỷ sự, niềm may mắn, tươi vui. Hoặc bạn cũng có thể chọn trang trí bàn thờ gia tiên bằng màu xanh lá hoặc màu hồng.

Bày trí mâm ngũ quả và cắm hoa cho bàn thờ gia tiên ngày cưới hỏi theo từng vùng miền như sau:

– Đối với mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên ngày cưới của người Miền Bắc thường có : Chuối xanh, bưởi, xiêm, đào, phật thủ, hồng, trái lekima, quýt/quất, đu đủ,…

– Mâm ngũ quả ngày hỏi trên bàn thờ gia tiên của người Miền Trung thường gồm: Thanh Long, mãng cầu, chuối, xoài, thơm dừa, dưa hấu, cam, quýt, đu đủ,  sung,…

– Những loại quả cần có khi bày mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên ngày cưới của người Miền Nam là: Mãng cầu, dừa, xoài, đu đủ, sung, chuối…

Xem thêm: Những câu đối treo ban thờ đẹp

Lưu ý khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới hỏi

  • Khi mua hoa quả để trang trí bàn thờ gia tiên vào ngày cưới hỏi, gia chủ nên lưu ý các loài hoa không nên mua là: Hoa sen, hoa ly trắng, hoa hướng dương, hoa tulip, hoa lay ơn, cúc vạn thọ….Mặc dù những loài hoa này có màu sắc và hình dáng rất đẹp nhưng nó không phù hợp cho lễ cưới hỏi.
  • Lễ cúng gia tiên không thể chuẩn bị sơ sài, cần phải đầy đủ và thể hiện được thành ý của gia chủ với tổ tiên: Xôi gấc, gà luộc miệng ngậm hoa hồng, trầu cau, chè, rượu, thuốc lá, vàng mã, hương, hoa, nến, trà, quả…
  • Tới giờ rước dâu, cha mẹ hai bên cùng cô dâu, chú rể phải cùng thắp hương chắp tay khấn vái thành tâm trên bàn thờ gia tiên để báo cáo với tổ tiên về hỷ sự của hai bên gia đình. Hôn lễ chính phải được cử hành trong phòng thờ hoặc nơi có bàn thờ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách trang trí bàn thờ đám hỏi , cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của nhà thờ họ hôm nay.

cửa nhà thờ họ

Cửa bức bàn là gì ?

Cửa bức bàn là kiểu cửa truyền thống trong những ngôi nhà gỗ cổ của người Việt ta, vậy Cửa bức bàn là gì, cấu tạo, kiểu dáng và ý nghĩa của nó như thế nào, mời các bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết.

Cửa bức bàn là gì?

Cửa bức bàn là gì?

 

Cửa bức bàn hay còn được biết đến với cái tên cửa bích bàn, là kiểu cửa cổ trong các công trình kiến trúc nhà gỗ truyền thống của Việt Nam. Không gian để làm cửa là khoảng trống ở giữa hai cột của một gian nhà. Trên mỗi bộ cửa sẽ có nhiều cánh, số cánh thường là số chẵn 2,4 hoặc 6. Trong đó bộ bức bàn 4 cánh là phổ biến nhất bởi chúng không dùng bản lề như kiểu cửa hiện đại mà nó dùng cối quay giúp cánh không bị xệ và có thể tháo lắp linh hoạt khi nhà có công việc.

Theo chiều cao, mỗi cánh cửa sẽ được chia thành 5 khoảng. Trong đó có ba khoảng nhỏ lần lượt là lá cổ ở trên – giữa – dưới cùng của cánh cửa và hai lá pano có chiều cao lớn hơn. Lá cổ chính của cửa là 3 miếng gỗ nằm xen kẽ với pano. Trên các pano có thể để trơn hoặc trạm khắc hoa văn tùy vào sở thích của gia chủ.

Xem thêm: Cửa Võng Là gì?

Cấu tạo Cửa bức bàn

Cửa bức bàn là kiểu cửa cổ truyền thống của người Việt, do đó, cấu tạo của nó cũng không quá cầu kỳ, phức tạp, mà nó được thiết kế rất đơn giản, tiện lợi phù hợp với thói quen, nếp sống văn hóa và tính cách thật thà chất phác của con người quê ta. Cụ thể cửa bức bạn có cấu tạo như sau:

Cánh cửa: có 2 loại, mỗi loại sẽ phù hợp với từng không gian sử dụng riêng biệt. Trong đó loại cửa ghép sẽ được dùng trong các công trình nhà ở dân dụng, còn cửa thượng song hạ bản thì thường được sử dụng rộng rãi tại các đình chùa hoặc nhà thờ họ.

Cối cửa : như đã nói ở trên, bức bàn là loại cửa nhà gỗ cổ nên không sử dụng bản lề mà thợ mộc sẽ dùng cối quay để tiện di chuyển, tháo lắp và ngăn cho cánh bị chảy xệ, xô dịch.

Khóa Cửa bức bàn : Trước đây, khóa cửa được thiết kế theo dạng then cài, có thanh chốt (suốt cửa). Tuy nhiên các loại Cửa bức bàn hiện đại ngày nay đã được thay thế bằng khóa kim loại nhằm đảm bảo an ninh cho ngôi nhà cũng như an toàn cho gia chủ.

Xem thêm: Cửa võng tứ linh là gì?

Phân loại Cửa bức bàn

Phân loại Cửa bức bàn

 

Cửa bức bàn gồm 2 loại chính là cửa thượng song hạ bản và cửa ghép, mỗi loại có một ưu điểm và tính năng nổi bật riêng, phù hợp với từng sở thích khác nhau của gia chủ.

Cửa thượng song hạ bản luôn là thiết kế được ưa chuộng nhất từ xưa đến nay. Cánh cửa sử dụng khung bằng gỗ thanh, phần dưới được thưng ván đặc, phần trên được lắm chắn song chắc chắn. Điều này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn cho ngôi nhà, vừa đảm bảo tính phong thủy mang đến vượng khí tốt cho ngôi nhà.

Đối với cửa ghép, đây là loại cửa được ghép lại từ các phần gỗ khác nhau là lá cổ và pano.

Xem thêm: Án gian thờ là gì?

Ý nghĩa cửa bức bàn

Ban đầu, Cửa bức bàn được hình thành với mục đích đơn thuần là để che chắn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của các công trình nhà cổ truyền Việt Nam, Cửa bức bàn dần được cải tiến và mang đến giá trị thẩm mỹ cao cũng như nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc.

Cửa bức bàn được thiết kế có bậc cấp phân biệt giữa trong và ngoài nhà. Bậc cấp được thiết kế với một độ cao hợp lý để khách khi bước vào nhà sẽ phải hơi cúi đầu để ý tránh vấp ngã, qua đó thể hiện sự tôn trọng của người khách với gia chủ và gia tiên trong nhà.

Những đường nét hoa văn được chạm khắc trên Cửa bức bàn thể hiện tính cách, quan điểm và vị thế của gia chủ. Chẳng hạn, những người thích yêu thích sự hoa lệ, diêm dúa thì các mẫu Cửa bức bàn theo lối cổ điển sử dụng các họa tiết hoa văn được chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Ngược lại, những người có tính cách giản dị, mộc mạc sẽ thích hợp với các mẫu Cửa bức bàn hiện đại, đơn giản.

Xem thêm: Sập thờ tam cấp là gì?

Kích thước cửa bức bàn

Kích thước cửa bức bàn

 

Dù là cửa thượng song hạ bản hay cửa ghép thì kích thước cửa đều phụ thuộc vào kết cấu chiều cao của ngôi nhà. Thông thường 1 bộ Cửa bức bàn truyền thống sẽ có chiều cao bằng cột con và chiều rộng bằng khoảng cách bước gian của ngôi nhà.

Xem thêm: Tứ linh là gì? Tứ tượng là gì?

Cách chọn cửa bức bàn

Cách chọn cửa bức bàn

 

Để lựa chọn được một mẫu cửa chính sang trọng, phù hợp cho không gian nhà thờ họ, nhà gỗ 3 giannhà gỗ 5 gian, bạn hãy tham khảo các tiêu chí dưới đây:

– Tiêu chí đầu tiên chúng ta không thể bỏ qua đó là chất lượng gỗ làm cửa. Gia chủ nên chọn các loại gỗ có chất lượng tốt cứng cáp, khả năng đàn hồi và chống mối mọt tốt, ít bị cong vênh, chịu được khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của nước ta.

– Về hoa văn trang trí: Gia chủ nên lựa chọn hoa văn được các nghệ nhân điêu khắc thủ công thay cho máy CNC. Những đường nét chạm khắc trên cánh cửa được thực hiện thủ công sẽ toát lên được cái hồn cốt của bức họa. Còn hoa văn được tạo bằng CNC nhìn thì thoáng qua cũng khá đẹp mắt nhưng nhìn kỹ sẽ không có hồn, mềm mại, linh hoạt, uyển chuyển như thủ công.

Xem thêm: Cách lau dọn ban thờ 

Cách lắp Cửa bức bàn

Cửa bức bàn là bộ phận lắp dựng sau cùng khi thi công nhà gỗ cổ, sau khi công trình đã gần hoàn thiện gia chủ có thể  tiến hành lắp cửa như sau:

  1. Lắp cối quay: Nếu gia chủ không tự làm được thì hãy thuê thợ có tay nghề cao nhờ làm giúp. Thợ sẽ khoan đục xà trên và ngưỡng cửa bên dưới để tạo ra các cối quay. Điều này cũng làm tương tự với cánh cửa sao cho kích thước và khoảng cách phù hợp để ghép nối với nhau.
  2. Lắp cửa : Theo thứ tự thì hai cánh cửa ở giữa một gian sẽ được lắp dựng trước, tiếp đến là hai cánh bên cạnh và các cánh còn lại đến hết.
  3. Kiểm tra: Các cánh cửa sau khi được lắp phải đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng đóng mở hoạt động tốt, ổn định, trơn tru, khóa cửa được lắp chắc chắn, đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.

Xem thêm: Cách bốc bát hương chuẩn nhất

Các mẫu Cửa bức bàn đẹp nhất hiện nay

Nét đẹp của Cửa bức bàn thường được đánh giá dựa trên 2 yếu tố: chất liệu và hoa văn chạm khắc trên các tấm pano. Đối với những mẫu Cửa bức bàn không sử dụng hoa văn thì giá trị của nó được tính dựa trên đường vân và màu sắc gỗ. Sau đây là những hình ảnh Cửa bức bàn đẹp nhất được chúng tôi tổng hợp mời các bạn cùng chiêm ngưỡng.

Các mẫu Cửa bức bàn đẹp nhất hiện nay

 

Cửa bức bàn cổ kiểu truyền thống được các nghệ nhân chạm khắc hoa văn Tùng – Cúc – Trúc -Mai trên pano vô cùng hoàn hảo.

 

Cửa bức bàn cổ được lưu giữ nguyên bản

Cửa bức bàn cổ được lưu giữ nguyên bản hoặc phục chế lại sử dụng đường nét hoa văn với đề tài quen thuộc: tứ quý, tứ linh, long – phụng,… luôn là các tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao.

 

Cửa bức bàn hiện đại

 

Để tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống trong nghề mộc, các nghệ nhân ngày nay đã cải tiến những nét hoa văn trang trí sao cho phù hợp hơn với thời đại. Và mẫu Cửa bức bàn hiện đại dành cho nhà thờ họ này là một trong những thiết kế như vậy.

Mẫu Cửa bức bàn đơn giản

Mẫu Cửa bức bàn hiện đại tuy có thiết kế đơn giản nhưng luôn mang cái hồn của dân tộc.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Cửa bức bàn , cửa thượng song hạ bản, cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

bàn thờ thiên

Cách cúng bàn thờ thiên ngoài trời

Bàn thờ thiên ngoài trời hay cây hương không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam ta. Tuy nhiên bàn thờ thiên thờ những ai, vị trí đặt ở đâu và cách cúng bàn thờ thiên ngoài trời như thế nào cho chuẩn thì không phải ai cũng biết. Để giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này, mời bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết.

Bàn thờ thiên ngoài trời là gì?

<b>bàn thờ thiên </b> ngoài trời là gì?

 

Bàn thờ thiên ngoài trời hay còn gọi là cây hương hoặc bàn thờ lộ thiên. Đây là bàn thờ được gia chủ xây dựng ngoài trời. Thông thường mặt bàn sẽ được đổ bê tông bằng phẳng, đặt trên một chiếc cột bằng đá hoặc cột xây bằng gạch cao khoảng 80cm. Với gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hơn thì có thể dùng đá tự nhiên nguyên khối để đục khắc, tạo kiểu. bàn thờ thiên sẽ được đặt ở góc vườn, cổng… thay vì để trong nhà như bàn thờ Phậtbàn thờ gia tiên.

 

Xem thêm: Cách cúng giao thừa ngoài trời

Bàn thờ thiên ngoài trời thờ ai?

<b>bàn thờ thiên </b> ngoài trời thờ ai?

 

Lập bàn thờ thiên ngoài trời là phong tục đã có từ lâu đời ở nước ta. “Thiên” nghĩa là “Trời”. Từ ngàn đời xưa, Trời có vị trí vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng dân gian và được xếp trước Phật theo thứ tự thờ bái là Trời – Phật – Thánh – Thần”. Do đó, nhiều gia đình đã lập cây hương để thờ trời.

Cũng có quan niệm cho rằng, bàn thờ ngoài trời là nơi thờ tiền chủ tức người chủ đầu tiên của ngôi nhà. Bởi theo người xưa quan niệm, ngôi nhà ở cõi dương luôn có sự thay đổi theo thời gian, nhưng ở cõi âm thì người tiền chủ vẫn luôn nhớ về ngôi nhà xưa nay của họ. Chính vì thế, những người chủ mới vì không muốn bị vong âm quấy nhiễu, làm phiền nên họ đã lập bàn thờ ngoài trời để thờ cúng chủ cũ.

Người ta thường cúng bàn thờ thiên ngoài trời vào ngày rằm, mồng một hay các ngày lễ tết trong năm hoặc khi trong nhà có người gặp chuyện không may, đau ốm, công việc trắc trở họ sẽ thắp hương cầu may và bình an.

Xem thêm: Ý nghĩa của việc thờ Quan Công

Ý nghĩa việc đặt bàn thờ ngoài trời là gì?

Theo quan điểm về tâm linh, không phải ngẫu nhiên mà cây hương được đặt ngoài trời và thẳng đứng hướng lên trên, mà nó là cách để con người tạo nên sự kết nối giữa trời – đất, và hai cõi âm – dương. Truyền tải mong ước của họ về một cuộc sống tốt đẹp, may mắn, thành công hơn, cũng như cầu mong thời tiết quanh năm mưa thuận gió hòa.

Việc lập cây hương thì dễ nhưng hóa giải thì khó, do đó không phải gia đình nào cũng có bàn thờ thiên . Với những gia đình nào có tiền chủ linh thiêng họ sẽ lập bàn thờ bên ngoài để thờ cúng. Cũng có thể do tín ngưỡng của từng người, bởi họ nghĩ thờ trong nhà sẽ bị vướng bởi mái nhà không tốt, nên cần lập bàn thờ ngoài trời để thông thiên, như vậy ông trời mới độ.

Xem thêm: Ý nghĩa của 3 hũ gạo muối nước trên ban thờ

Kích thước bàn thờ thiên chuẩn phong thủy

Kích thước <b>bàn thờ thiên </b> chuẩn phong thủy

 

Bất kì vật phẩm nào khi đã dùng để thờ cúng thì cần phải lựa chọn kỹ lưỡng về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu và đặc biệt là kích thước. Với bàn thờ ngoài trời cũng vậy. Khi thiết kế chúng ta cần tuân theo quy tắc sau:

Xem thêm: Cốt bát hương là gì?

Kích thước mặt bàn

Tùy theo diện tích của nơi đặt bàn thờ rộng hay hẹp, sở thích và quan điểm tâm linh của từng người mà kích thước bàn thờ cũng có sự khác biệt. Thông thường, kích thích mặt bàn thờ thiên chuẩn phong thủy thường là 69x69cm; 69x81cm hoặc 81x81cm.

Với những bàn thiên ngoài trời không có mái che thì mặt bàn thường là hình vuông hay hình chữ nhật. Điều này sẽ giúp việc bày trí đồ thờ cúng được dễ dàng hơn, tránh được đổ vỡ. Với những bàn thiên có mái che thì mặt bàn thờ sẽ được thiết kế đa dạng hơn, gia chủ có thể cách điệu bằng hình lục giác cầu kỳ và đẹp mắt.

Chiều cao bàn thờ

Cũng như mặt bàn thì chiều cao bàn thờ thiên cũng kích thước khác nhau. Thường phần chân đế sẽ cao khoảng trên hoặc bằng 20cm, riêng phần thân trụ chính của bàn thiên sẽ giao động từ 70 – 80cm.

Như vậy chiều cao tổng vậy của cây hương ngoài trời sẽ lớn hơn hoặc bằng 110cm. Khi lựa chọn kích thước bàn thờ bạn nên chọn các cung đẹp theo thước lỗ ban, sao cho hợp với tuổi của chủ nhà để bàn thờ tụ khí, đem đến tài lộc cho gia đình.

Một số kích thước bàn thờ thiên ngoài trời phổ biến

Để gia chủ hiểu rõ hơn về cách tính trên, chúng tôi sẽ cập nhật thêm một số kích thước bàn thờ thiên ngoài trời phổ biến nhất hiện nay dưới đây.

  1. Bàn thiên ngoài trời không mái:

Bàn thiên ngoài trời không mái:

 

– Kích thước đế vuông 42cm x 42cm x dày 17cm hoặc 55 x 55 x độ dày 17cm.

– Kích thước cột tròn, vuông là 18cm x 18cm x chiều cao 76cm hoặc 20cm x 20cm x cao 76cm.

– Kích thước mặt ban 69cm x 69cm x độ dày 14cm hoặc 81cm x 81cm x dày 14cm.

– Kích thước bài vị: Chiều rộng 61cm x chiều cao 39cm x độ dày 08cm hoặc 75cm x cao 39cm x dày 08cm.

Kích thước trên được áp dụng cho loại mặt ban 69cm x 69cm và mặt ban 81cm x 81cm. Cả hai loại trên đều cùng một kích thước cao từ đế đất lên mặt ban là 1m07, và cao tổng thể là 1m46.

Xem thêm: Cách bày ban thờ thần tài chuẩn phong thủy

 

  1. Loại bàn thiên ngoài trời có một mái:

 

Loại bàn thiên ngoài trời có một mái:

 

– Kích thước đế vuông 45cm x 45cm x độ dày 17cm hoặc 60cm x 60cm x dày 17cm.

– Kích thước cột vuông là: 20cm x 20cm x chiều cao 76cm hay 25cm x 25cm x cao 76cm.

– Mặt ban 69cm x 69cm x độ dày 14cm, với loại to là 81cm x 81cm x dày 14cm.

– Bài vị rộng 61cm x cao 69cm x độ dày 08cm hoặc 75cm x cao 69cm x dày 08cm.

– Mái đao 75cm x 75cm x dày 15cm hoặc 88cm x 88cm x dày 18cm.

Kích thước trên áp dụng cho bàn thờ có mặt ban 69x69cn và 81x81cm, chiều cao từ đất đến mặt ban là 1m07, khung thờ cao 69cm và cao tổng thể là 2m12.

Cách đặt bàn thờ thiên ngoài trời

Những ai đang có ý định lập cây hương bằng xi măng thì đừng bỏ qua nội dung dưới đây để tránh phạm vào luật thờ cúng, đặt sai vị trí, kẻo rước họa vào thân.

Xem ngày đặt bàn thờ ngoài trời

Trước khi đặt bàn thờ ngoài trời, gia chủ nên chọn ngày tốt trong tháng hợp tuổi với chủ nhà. Không lập bàn thờ vào ngày mùng 5, 14, 23, đây là ba ngày cực kỳ xấu trong tháng. Thay vào đó gia chủ hãy chọn ngày giờ hoàng đạo để mang lại nhiều may mắn và tài lộc, giúp gia đạo bình an, khỏe mạnh, mọi việc được tiến hành thuận thành, tốt đẹp.

Vị trí đặt bàn thờ ngoài trời

Bàn thờ ngoài trời cần đặt ở vị trí thoáng đãng, rộng rãi, có thể đặt phía trước cửa nhà, rìa cổng, hoặc mép sân vườn. Đây là những nơi giao thoa giữa bầu trời và mặt đất, vị trí thích hợp để đặt bàn thờ. Tuyệt đối không đặt cây hương trong nhà hoặc gần khu vực vệ sinh.

Xem thêm: Cách thay bát hương cũ chuẩn tâm linh

Hướng đặt bàn thờ ngoài trời

Khác với bàn thờ Phật và gia tiên, bàn thờ thiên không quan trọng đặt theo hướng nào, bởi bốn phương tám hướng đều là trời, vì thế quay hướng nào cũng mang lại điều tốt lành cho gia chủ. Miễn sao vị trí và hướng thuận tiện cho việc hương khói hàng ngày và hài hòa với không gian sống.

Theo lời khuyên của các bậc tiền bối thì thời gian thích hợp nhất để cúng bàn thờ thiên ngoài trời là chạng vạng tối (5-7h tối), hoặc giờ Mão tờ mờ sáng tức 5-7h sáng, vì đây là khoảnh khắc âm dương giao hòa. Do vậy, gia chủ nên đặt bàn thờ tại vị trí sáng sủa, nơi giáp ranh giữa trong và ngoài của ngôi nhà để tiện cho việc cúng bái bày đồ lễ.

Cách bài trí và sắm lễ cúng bàn thờ thiên ngoài trời

Việc bày trí bàn thờ ngoài trời cũng không quá cầu kỳ, thường thì trên bàn thờ thiên chỉ cần một bát hương, một lọ hoa và 3 chum nước. Hằng ngày gia chủ chỉ cần thay nước và thắp 1 hoặc 3 nén hương là đủ. Đến ngày rằm mùng 1 hay lễ tết thì cúng thêm trái cây và bánh kẹo, trầu cau, hoa tươi, tiền vàng…

Điều này vừa thể hiện được lòng thành của gia chủ, vừa giúp các nguyện ước của gia chủ sớm thành hiện thực, các thành viên trong gia đình mạnh khỏe, bình an.

Xem thêm: Cách sắm lễ tạ đất đầu năm

Văn khấn cúng bàn thờ thiên ngoài trời ngắn gọn

Xin kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần

Tín chủ chúng con trong nhà là ……… Năm nay……Tuổi 

Hiện nay đang cư ngụ tại địa chỉ……….

Hôm nay được biết là ngày….tháng….năm…

Tín chủ con xin thành tâm sắm chút lễ mọn gồm hương hoa trà quả và đốt nén tâm hương để kính dâng lên trước án thành tâm kính mời Đức Hoàn thiên hậu Thổ cùng với các Chư vị Tôn Thần. 

Tiền chủ thương xót tín chủ mà giáng lâm trước án và chứng giám lòng thành mà thụ hưởng chút lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia được an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, suôn sẻ. Chúng con với lễ bạc tâm thành kính án trước lễ, cúi xin được tiền chủ phù hộ độ trì và che chở. 

Phục duy cẩn cáo!

 

Xem thêm: Văn khấn động thổ xây nhà

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc lập và cúng bàn thờ thiên ngoài trời. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

tắm nước mùi già

Vì sao nhiều người tắm nước mùi già cuối năm

Tắm nước mùi già cuối năm hay còn được biết đến với tên gọi tục tẩy trần đêm tất niên. Đây là một tục lệ có từ bao đời nay của người Việt ta, nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa và cách tiến hành cho chuẩn xác nhất. Vậy hãy cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung bài viết vì sao nhiều người tắm nước mùi già cuối năm dưới đây.

Đôi nét về cây mùi già?

Cây mùi già là gì?

 

Cây mùi già hay còn gọi là rau mùi, ngò rí, hồ tuy, mùi tui, nguyên tuy, hương tuy, mùi ta…Đây là giống cây thân thảo thuộc họ hoa tán, khi già có ngồng cao khoảng từ 30 – 50cm, nở hoa trắng liti dùng làm vị thuốc nam hoặc đun nước tắm, xông nhà tẩy trần vào dịp cuối năm và sáng mùng 1 tết.

Xem thêm: Nên lau dọn bàn thờ bằng nước gì?

Ý nghĩa của việc tắm nước mùi gia cuối năm

Ý nghĩa của việc tắm nước mùi gia cuối năm

 

Tục tẩy trần đêm tất niên bằng nước lá mùi già là một trong những tập tục có từ lâu đời và đã trở thành nét đẹp văn hóa và phong tục truyền thống của người Việt ta mỗi dịp tết đến xuân về. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa của việc tắm nước mùi già cuối năm. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay sau đây.

"tắm

Tắm nước lá mùi già vào chiều 30 Tết hay dùng nước lá mùi để rửa mặt vào sáng mùng 1 đã trở thành phong tục quen thuộc qua bao thế hệ người dân Việt Nam. Theo ông bà ta vẫn thường nói, việc tắm lá mùi già vào cuối năm là cách để gột rửa cơ thể và xua tan những chuyện không vui trong năm cũ. Hương thơm của lá mùi sẽ giúp chúng ta tĩnh tâm, thư giãn hơn sau một thời gian dài mệt mỏi mưu sinh kiếm sống.

Không chỉ vậy, theo ý học cổ truyền, việc mọi người nô nức tắm nước mùi còn đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Trong Đông y, rau mùi có vị cay, tính ôn và mùi thơm dễ chịu. Tinh dầu chứa trong toàn thân cây có thành phần chính là coriandrol, và hàm lượng caroten (tiền vitamin A) trong lá cao gấp 10 lần dưa chuột, cà chua; sắt, can xi, và các khoáng chất: thiamine, riboflavin, axit pantothenic, niacin, cholin, ma-giê… cũng cao hơn những loại rau khác. Nên đây là loại cây có thể sử dụng tất cả các bộ phận để làm thuốc.

Tắm nước lá mùi có tác dụng chống mệt mỏi

 

Tắm nước lá mùi có tác dụng chống mệt mỏi, lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng stress, phục hồi sức khỏe rất tốt. Nó phù hợp vớị những người bị suy nhược thần kinh, đau nhức nửa đầu, trầm cảm. Hỗ trợ giảm đau trong chứng thấp khớp, phong thấp và làm dịu các triệu chứng co rút cơ. Phòng cảm lạnh và giúp giảm viêm trong trường hợp bị nhiễm siêu vi và vi trùng đường tiêu hóa, hô hấp, viêm đường tiểu…Cây mùi già là loại cây phổ biến có giá thành thấp, nhưng công dụng lại rất là tốt, do đó đây cũng là loại thảo dược quý được người dân săn lùng nhiều nhất vào dịp cuối năm.

Xem thêm: Cách thay bát hương cũ chuẩn nhất

Cách nấu lá mùi già tẩy trần vào cuối năm

Cách nấu lá mùi già tẩy trần vào cuối năm

 

Để có nồi nước tắm mùi già chuẩn công thức dân gian, các bà nội trợ cần chuẩn bị sẵn hai bó mùi già, 1 nhánh gừng, ít muối biển hạt to. Tiếp theo, rửa sạch gừng và cây mùi, đập dập gừng (không nên băm nhỏ), đổ nước ngập mặt lá và đun sôi. Sau khi nước sôi, ta chắt nước lá mùi đã đun ra chậu và thêm một chút muối, rồi hòa loãng với nước ấm để sử dụng.

Nếu gia chủ muốn dùng nước lá mùi để xông người thì khi nước sôi hãy bắc ra cho vào trong phòng kín hoặc nhà tắm, lấy khăn to chùm kín người và nồi nước để hơi nóng tỏa ra khắp người. Sau khi nước nguội, chắt nước lá ra chậu thau để tắm gội. Việc dùng cây mùi già tưới hoặc khô để tắm rửa vào dịp cuối năm là cách để người dân xua đuổi những điều không may mắn của năm cũ, đón chào một năm mới với nhiều điều may mắn hơn.

Xem thêm : Căn cô đôi là gì?

Lưu ý khi tắm nước lá mùi già vào cuối năm.

Lưu ý khi tắm nước lá mùi già vào cuối năm.

 

Cây mùi có tác dụng tẩy uế, chữa bệnh rất tốt, tuy nhiên do cơ địa của mỗi người là khác nhau, do đó không phải ai khi tắm nước lá mùi cũng tốt. Dưới đây là một số lưu ý và những người không nên tắm nước lá mùi già vào cuối năm.

  • Đối với những người đang bị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, bong tróc da, trầy xước, nhiễm trùng da thì không nên tắm nước lá mùi.
  • Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh nước mùi có thể chữa được bệnh sởi, do đó, bố mẹ không nên tắm loại nước này cho trẻ khi chúng đang bị sởi, thủy đậu để tránh trẻ bị dị ứng và bệnh tình nặng hơn.
  • Khi vừa ăn no không nên tắm tránh đầu bụng, chướng hơi.
  • Không nên tắm nước lá mùi đặc mà hãy pha loãng bằng cách hòa thêm nước sạch để tắm. Nhưng tốt nhất bạn nên đun nồi nước to và để nguội tự nhiên để tắm gội.
  • Cần rửa sạch toàn bộ cây mùi trước khi nấu. Bởi trong rau mùi già có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, sâu bọ và bụi bẩn…do đó nếu bạn khồn rửa sạch sẽ có thể bị nhiễm khuẩn, nổi mẩn ngứa.

 

Xem thêm: Nguyên tắc bố trí mộ trong gia đình

Trên đây là những thông tin tin liên quan đến vấn đề tẩy trần bằng nước lá mùi vào cuối năm, cách nấu nước lá mùi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm cho quý vị những điều hữu ích liên quan đến việc vì sao nhiều người tắm nước mùi già cuối năm. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết này.

Tượng Nhất Tâm hướng Phật

Ý nghĩa của tượng Nhất Tâm Bái Phật

Tượng nhất tâm bái phật là một trong những vật phẩm được rất nhiều gia chủ thỉnh về thờ cúng và trưng bày tại gia. Vậy tượng nhất tâm bái phật là gì, ý nghĩa và vị trí đặt ra sao. Mời các bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Tượng nhất tâm bái phật là gì?

Tượng nhất tâm bái phật là gì?

Tượng nhất tâm bái Phật

 

Tượng nhất tâm bái phật là bức tượng được chạm khắc hình ảnh 1 nhà tu hành đang đứng chắp tay cầu nguyện dưới chân Phật. Có thể thấy vị tu sĩ này đã buông bỏ được tham sân si, thoát khỏi các tác động của tư duy và một lòng một dạ hướng về phật. 

Nhờ vào ánh sáng nơi phật chiếu rọi mà nhà thu hành được thông suốt, giác ngộ, cảm thấy như đang được phật tổ đang bao bọc, che chở. Ngoài ra, nhìn vào bức tượng này còn có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta khi ta một lòng hướng đến cái thiện thì khi đó phật sẽ luôn ở bên cạnh chúng ta.

Ý nghĩa của tượng nhất tâm bái phật

Ý nghĩa của tượng nhất tâm bái phật

 

Mỗi tôn giáo, tín ngưỡng sẽ có những hình thái lễ nghi khác nhau để thể hiện ước vọng và sự tôn kính của con người đối với những đối tượng mà họ nhận thấy đáng để ngưỡng vọng, trân trọng và tri ân. Đối với những người theo đạo Phật, việc lễ bái là nghi lễ thể hiện sự tôn kính với đức Phật, đồng thời, phản ánh một động thái chánh niệm của Phật tử trong quá trình tu tập hướng đến sự giải thoát giác ngộ.

Không chỉ các phật tử, mà những người hướng theo đạo Phật thường có trong nhà mình một bức tượng Nhất Tâm bái Phật để nhắc nhở bản thân cần phải tu tâm dưỡng tính, trước khi đưa ra bất kỳ quyết định gì cần phải bình tĩnh suy xét, uốn lưỡi bảy lần trước khi nói để tránh nói ra những lời gây tổn thương người khác trong lúc nóng giận. Khi ta thành tâm Phật sẽ soi đường dẫn lối giúp ta tránh khỏi những sai lầm trong cuộc sống. 

Bên cạnh đó khi đặt hình tượng Phật trong nhà sẽ giúp xua đuổi tà ma, mang lại cảm giác an tâm cho gia chủ, giúp giấc ngủ của các thành viên trong gia đình được cải thiện, tinh thần thoải mái giúp mọi người có thể dành hết sức lực trí tuệ để phát triển công việc, dễ dàng gặt hái được nhiều thành công hơn hơn.

Không chỉ mang ý nghĩa về tâm linh và phong thủy, khi treo tượng Nhất Tâm Bái Phật trong nhà còn mang ý nghĩa thẩm mỹ vô cùng khác biệt cho không gian sống. Những chi tiết trong bức tượng đều được các nghệ nhân đục đẽo tỉ mỉ cẩn thận mang đến sự hoàn hảo, cân đối cho tác phẩm. Nâng tầm đẳng cấp của người sử dụng. Với những buecs tượng làm bằng gỗ hương, gỗ long não còn giúp căn phòng có mùi thơm dễ chịu, xua đuổi côn trùng. 

Vị trí kê tượng phật nhất tâm chuẩn nhất

Vị trí kê tượng phật nhất tâm chuẩn nhất

 

Nhắc đến vị trí đặt tượng phật, chắc hẳn các bạn đã nghĩ ngay đến những nơi trang trọng, cao ráo, sạch sẽ nhất trong ngôi nhà. Vị trí kê tượng phật nhất tâm cũng vậy khi đặt gia chủ cần lưu ý những điều sau:

– Nên để tượng trong tủ kính để bảo quản được tốt hơn.

– Đặt tượng ở vị trí dễ nhìn, cao ráo và trang trọng nhất trong nhà.

– Qua mặt bức tượng hướng về nơi đón ánh nắng, thông thoáng như cửa chính, cửa sổ để đón được nhiều nguồn năng lượng từ trời đất nhất.

– Không đặt tượng gần những nơi ô uế: như nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp …

Đánh giá một bức tượng Phật đẹp cần dựa vào tiêu chí nào?

Đánh giá một bức tượng Phật đẹp cần dựa vào tiêu chí nào?

 

Tượng Phật không giống như các vật trang trí trưng bày khác trong gia đình, nó là vật phẩm mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Nếu không đạt chuẩn có thể gây ảnh hưởng xấu tới vận mệnh và sức khỏe của chủ nhà. Một bức tượng Phật đẹp và giá trị cần đảm bảo tốt các yếu tố sau:

Hình dáng 

Hiện nay, các tác phẩm tượng Phật được nghệ nhân chế tác với nhiều tư thế khác nhau: Phật ngồi, Phật nằm, Phật đứng. Dù bạn chọn tư thế nào thì bức tượng cũng phải đạt chuẩn tỷ lệ kích thước như vậy mới toát lên được vẻ đẹp thanh thoát, chân thực ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Quan trọng nhất vẫn là thần thái khuôn mặt, khuôn mặt Phật phải cho thấy được sự hiền từ và phúc hậu. Tránh những bức tượng nhìn dữ tợn, không có phúc khí.

Chất liệu 

Dù bạn chọn chất liệu nào để làm tượng Phật thì cũng nên chú ý tới tính thẩm mỹ và độ bền. Nếu dùng gỗ thì chọn loại gỗ có chất liệu tốt như gỗ hương, gỗ nhai bách, gỗ âm trần, gỗ trắc, gỗ sưa…để tránh mối mọt và các chi tiết trang trí được liền mạch, không đứt đoạn. Tượng bằng đồng thì nên dùng đồng nguyên chất, có bề mặt bóng mịn. Bạn cũng có thể chọn vật liệu đá tự nhiên hoặc thạch cao đều được.

Màu sắc 

Tượng Phật cũng có nhiều gam màu khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, không gian thờ cúng, trưng bày mà gia chủ lựa chọn cho phù hợp. Tuy vậy dù chọn màu nào thì bức tượng cũng phải bền màu, không bay màu, hoen ố theo thời gian, bề mặt bức tượng cần sáng bóng có thể sử dụng lâu dài trong các điều kiện thời tiết.

Một số mẫu tượng nhất tâm bái phật bằng gỗ đẹp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu tượng Phật được làm bằng các chất liệu khác nhau như đồng, đá, gỗ, thạch cao, gốm sứ, bê tông… Tuy nhiên, tượng nhất tâm bái phật sử dụng gỗ tự nhiên cao cấp vẫn là dòng sản phẩm được nhiều gia chủ yêu thích và lựa chọn. Hãy cùng nhà thờ họ điểm qua một số mẫu tượng nhất tâm bái Phật bằng gỗ đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay.

Tượng Nhất Tâm Bái Phật có mùi thơm

 

Tác phẩm tượng nhất tâm bái phật sử dụng chất liệu gỗ nhai bách liền khối có mùi thơm, trên đỉnh pho tượng được thiết kế thêm khói tháp trầm rất đặc biệt. Bức tượng có kích thước cao 90cm, rộng 52cm, sâu 40cm rất thích hợp đặt trên tủ thờ.

Tượng nhất tâm bái phật cao 50cm

 

Tượng Nhất Tâm Bái Phật được làm từ một loại gỗ hương ta liền khối cực kỳ quý hiếm với kích thước cao 50cm, rộng 85cm, sâu 34cm. Sản phẩm thường được trưng bày ở vị trí trang trọng trên bàn thờ của gia đình. Nhờ vào bàn tay cẩn thận và tỉ mỉ của các nghệ nhân có kinh nghiệm đã tạo nên bức tượng vô cùng ý nghĩa và sắc nét. 

tượng nhất tâm bái Phật bằng gỗ trắc

 

Với những bức tượng sử dụng gỗ Trắc đỏ đen luôn là tác phẩm cực đỉnh.  Mỗi đường nét được tạo tác đều làm nổi lên vẻ đẹp riêng biệt mà không loại gỗ nào có được. Trên thị trường, dòng gỗ Trắc đỏ đen này có giá trị rất cao và được đánh giá là hàng hiếm sắp cạn kiệt. Những đại gia luôn săn lùng để sở hữu làm “của để dành” cho đời con cháu sau này.

Tượng nhất tâm bái Phật cao 1m7

 

Tác phẩm này sử dụng gỗ âm trầm ngàn năm tuổi, phôi cứng già đanh, khả năng chống mối mọt tuyệt đối. Kích thước khá lớn 60-35-170 không tính chân kê thường được đặt ở phòng khách.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tượng nhất tâm bái phật, cảm ơn quý vị và các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.