mục cập nhật những thông tin liên quan đến các công trình tâm linh như nhà thờ họ, đình chùa, khu tưởng niệm hay khu trưng bày kỉ vật …

dược sư lưu ly quang vương phật

Dược sư lưu ly quang vương phật là ai?

Đạo Phật được đa số người Việt thờ tụng để cầu bình an, may mắn, sức khoẻ… đến gia đình và người thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ về từng đức Phật. Sau đây, hãy cùng thietkenhathoho.com tìm hiểu về Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật 

Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật là ai?

Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật 

 

Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật 

Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật là phật độ chúng sinh khỏi những tam quan lợi ích tầm thường. Tên ngài được viết theo chữ Phạm là Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyal có nghĩa là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai và được gọi tắt là Phật Dược Sư.

Sở dĩ ngài được gọi vậy là do trong quá trình tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện, Ngài đã giúp dân chúng giải trừ hết bệnh tật, giúp họ có tâm trong sáng, thiện lương rồi trụ ở Tịnh lưu y. Hơn nữa, ngài và hai đại đệ tử của mình là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu tạo ra quyến thuộc để giáo hoá, cảm hoá chúng sinh.

Với bổn nguyện chính giúp dân chúng giảm đau thương, bệnh tật và phiền não về tâm và thân thể hướng họ về thế giới tốt đẹp. Vì đó, người ta đã dùng hai tư ” Lưu Ly” ám chỉ ánh sáng trong suốt, thanh tịnh không vướng bụi trần để đặt tên cho ngài. Cái tên Dược sư Lưu Ly Quang cũng từ đó mà xuất hiện.

Một số câu chuyện niệm Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Phật Dược sư Như Lai có tấm lòng cao thượng, bi mẫn vô biên. Ngài phù hộ dân chúng  bình an, khỏe mạnh, thoát khỏi những nỗi đau, tổn thất về mặt tinh thần và vật chất, những nguy hiểm cận kề và diệt trừ mầm bệnh. Vậy nên xung quanh Ngài có rất nhiều sự tích, câu chuyện về chấp niệm được cảm ứng.

Sự tích Phật Thích Ca kể về Phật Dược sư

Nghe đồn rằng, đức Thế Tôn với 36 nghìn vị đệ tử Bồ Tát trút tại thành Tỳ-xá-li đang hội nghị thì Ngài Văn lúc đó là đệ tử vi tu Bồ tát đạo thưa rằng:

 “ Trong tương lai, Phật pháp sẽ suy giảm, chúng sinh trên thế giới khó có thể học và đạt được chứng chỉ giáo pháp Thanh Tịnh. Điều đó dẫn đến việc chúng sinh dễ rơi vào lầm than, làm những việc xấu xa: trộm cắp, giết hại…Cuối cùng học sẽ nhận thấy báo ứng và bị tra tấn tinh thần, thể xác. Khi nhân loại càng ngày càng suy kiệt bởi bệnh tật và đau khổ, thế giới cạn kiệt đi tinh thần. Vậy ai sẽ là người cảm hóa và cứu rỗi chúng sinh?”

Nhận thấy tính nghiêm trọng của vấn đề, đức Phật đã giảng kinh Tám ngàn kệ tụng. Trong đó, chủ yếu là nêu lên những giáo huấn về đức Phật Dược Sư và nó đã được lan truyền rộng rãi cho dân chúng nghe.

Trước toàn thể các Đệ tử, Đức Phật giảng giải những vấn đề liên quan đến đức Phật Dược sư gồm những phẩm hạnh siêu tuyệt, tinh độ của ngài và cách làm thế nào để giúp chúng sinh có thể hóa giải lầm than, xóa tan đi bệnh tật, những đau khổ về tinh thần, thể xác. Ngài cũng dạy cách để tương thông với Phật, lợi ích của sự tín phụng và thực hàng giáo huấn của đức Phật Dược sư.

Tuy nhiên, sau khi nghe lời truyền giáo của đức Phật, nhiều người vẫn còn hoài nghi về sự hiện hữu của đức Phật Dược sư. Vì thế, Văn Thù đã đảnh lễ dưới chân 3 lần và quỳ gối trái xuống theo truyền thống và thưa: “ Để diệt trừ mối hoài nghi trong lòng các đệ tử, kính mong đức Thế Tôn chỉ rõ sự hiện diện của Đức Phật Dược, ngài có công hạnh như thế nào?”

Giải đáp thắc mắc đó, Đức Phật liền nhập vào đại đình để mời bảy vị Đức Phật Dược sư đến cho Đệ tử nhìn thấy. Chỉ trong chớp mắt, đức Phật Dược sư đã đến cùng với hai đệ tử là Nguyệt Quang Biến Chiếu và Nhật Quang Biến Chiếu. Và sáu vị đức Phật dược sư khác cũng đến cùng với đệ tử của mình.

Từ đó, Đức Phật dạy cách tụng thần chú cho bản thân, người khác và cách thức thực hành nghi thức chữa bệnh. Nghe xong, các vị đại thần đều hoan hỉ và đjat được chân lý và phát nguyện hộ trì của Phật Dược sư.

Những câu chuyện niệm Phật Dược sư được cảm ứng

Có rất nhiều câu chuyện tâm linh, nhiều người đã được Phật Dược sư cảm hoá và ban phước lành. Dưới đây là hai câu chuyện được lưu truyền nhiều nhất

Câu chuyện 1

Nước Thiên Trúc, nhà Bà la môn rất giàu có nhưng không có nổi mụn con. Ông ngày đêm cúng lễ, cầu nguyện với Tự Tại Thiên. Qua mấy năm cuối cùng đứa con trai cũng đến. Thằng bé trông khôi ngô, kháu khỉnh nên được cả nhà và mọi người xung quanh yêu quý.

Vào một hôm, có nhà sư phái Ni Kiền Tử đến khuất thực. Thầy xem tướng thằng bé rồi nói: “Đứa bé này diện mạo tươi tốt, nhưng có nét yểu, chỉ còn sống được 2 năm nữa”. Vợ chồng Bà la môn nghe vậy đâm ra lo lắng, phiền muộn, thân thể ngày càng hao gầy. 

Không lâu sau, ông liền kể mọi chuyện cho một vị Sa môn và được ngài khuyên “ Không nên lo lắng, việc họa có thể chuyển đổi. Tôi vẽ cho ông, rồi ông hãy tạo hình tượng Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và tụng niệm thờ cúng dường, rồi đứa bé sẽ được tiêu tai, tăng tuổi thọ”. Gia đình Bà la môn vui mừng, sắm sửa theo lời chỉ bảo,cúng, niệm Phật Dược Sư.

Đêm ấy, Bà la môn nằm mơ thấy 1 vị Minh quân bảo: “Ông đã theo Nghi Thất Phật tạo tượng cúng dường, do đó, con trai của ông sẽ sống thêm được 50 năm nữa” . Cuối cùng, thằng bé cũng tai qua nạn khỏi đúng như lời dặn (trích Tam bảo ký).

Câu chuyện 2

Ở Thiên Trúc, có người đàn ông thuộc dòng dõi giàu sang, nhưng về sau làm ăn sa sút, độ nợ nần rồi phải đi xin từng miếng ăn. Lúc đầu người thân còn giúp đỡ nhưng vì quá nhiều lần, họ cũng đành mặc kệ, đóng cửa cho ông tự sinh tự diệt.

Hôm đó, ông vô tình vào nghỉ tại một chùa đang thờ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Đang lúc buồn chán, ông chắp tay thành tâm sám hối, mong người phù hộ độ trì, rồi ngồi trước tượng Phật niệm danh hiệu Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Bất ngờ thay, đêm ngày thứ 5, trong lúc ngủ ông nằm mơ  thấy Phật Dược Sư hiện thân và dặn: “Do ngươi thành tâm sám hối và niệm danh hiệu Ta nên túc nghiệp đã dứt, sau này sẽ được hưởng cảnh giàu sang. Mau về ngôi nhà cũ, khai quật nơi nền, sẽ tìm được kho báu”.

Khi tỉnh lại, ông vội lễ Phật, rồi ngay lập tức trở về ngôi nhà cũ của cha mẹ. Khi đến nơi, ông thấy tường vách xiêu vẹo, rường cột mục nát. Sau 2 ngày dọn dẹp và đào nền, ông tìm thấy được những cái chum vàng bạc của tổ tiên ngày xưa.  Từ đó, ông lại  trở về với cuộc sống giàu có, nhà cửa huy hoàng, vật dụng tôi đòi sung túc (trích Tam bảo ký).

Những đại nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

 

Những đại nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Đại nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

1.Nguyện khi Ta hoá thành đạo Bồ-đề, thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, hào quang sáng rực khắp thế giới, mong các chúng sinh cũng được như Ta.

  1. Nguyện khi Ta thành Phật, tâm và thân thể sáng chói hơn ánh sáng mặt trời, tự tại làm Phật, giúp các chúng sinh ở chỗ tối tăm đều được cảm hoá và giác ngộ.
  2. Nguyện khi Ta thành Phật, có đầy đủ vô lượng phương tiện trí tuệ, giúp cho chúng sinh đầy đủ các món thọ dụng nơi thân tâm.

4. Nguyện khi Ta thành Phật, mong các chúng sinh tu theo tà đạo đều xoay về chánh đạo, hàng Nhị thừa sẽ đều hướng về Nhất thừa.

5. Nguyện khi Ta thành Phật, giả sử có chúng sinh theo giáp pháp của Ta tu hành, thì đều được hoàn hảo, dù có phạm giới mà nghe đến tên Ta, niệm tên Ta thì cũng sẽ trở nên tốt hơn.

6. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh nào có thân thể yếu ớt hay xấu xa, đui điếc hay câm, khi nghe tên Ta, niệm tên Ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan

7. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh không người thân, nghèo đói, thiếu thốn, ốm đau, không ai giúp đỡ, khi nghe được tên Ta thì thân tâm yên lành quyến thuộc giúp đỡ cho, đến chứng đạo Bồ-đề.

8. Nguyện khi Ta thành Phật, các nữ nhân bị khinh thường, thấp kém, nếu nghe được tên Ta thì bỏ thân nữ nhân, thành tướng trượng phu cho đến chứng quả.

9. Nguyện khi Ta thành Phật, thì các chúng sinh thoát vòng luân hồi, hầm than mà về nơi chánh đạo, tu Bồ-tát hạnh mau chứng đạo Bồ-đề.

10. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh bị pháp vua trói buộc đánh đập,trừng trị, giam vào ngục tối…khi nghe tên Ta thì đều thoát khỏi.

11. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh bị đói khát, lúc nghe tên Ta, chuyên niệm thọ trì, thì Ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ, bình yên.

12. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh nghèo không có quần áo mặc, ngày đêm khổ sở, lúc nghe tên Ta chuyên niệm thọ trì, thì Ta theo tâm mong cầu ấy khiến được đầy đủ y phục hoa hương.

Những tôn tướng của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Theo ghi chép của Phật Giáo, Phật Dược Sư có 7 tôn tượng. Mỗi vị đều có đại nguyện, ứng thân riêng được tách ra từ Phật dược sư. Các danh hiệu của các ngài lần lượt là: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai.

Những tôn tướng của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Tôn tượng thứ 1: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

Đức Phật Dược sư Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai  

 

Tôn tượng thứ 2: Đức Phật Dược sư Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai  

Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai  

 

Tôn tượng thứ 3: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai  

 

Pháp Hải Lôi  Âm Như Lai 

Tôn tượng thứ 4: Pháp Hải Lôi  Âm Như Lai 

 

Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai

Tôn tượng thứ 5: Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai

 

Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai

Tôn tượng thứ 6: Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai

Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai.

Tôn tượng thứ 7: Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai.

Ý Nghĩa khi thờ Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Thờ tượng Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật

 

Thờ tượng Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Dược sư theo nghĩa đen được hiểu là thầy thuốc chữa bệnh. Mọi người khi thờ Phật này mong muốn có cuộc sống an lành, mạnh khỏe về sức khỏe, tinh thần hướng họ tránh xa khỏi những lợi lạc, mê vọng đời thường và giúp họ giác ngộ và giải thoát. Cho đến hiện tại, đức Phật Dược sư được thờ hầu hết tại các nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng.

Khi thờ Phật Dược sư, ngài sẽ hướng chúng sinh đến năm tâm niệm sau:

Diệt trừ sự tham lam và phát tâm bố thí

Chúng sinh hãy mở rộng tấm lòng, không quá so sánh, tham lam về mặt vật chất, ích kỷ bo bo giữ riêng mình mà hãy phân phát chia sẻ với mọi người xung quanh.

Diệt trừ sự phạm tội và giữ sự lương thiện

 Với những lầm lỗi, nghiệp chúng sinh tạo nên nhưng biết lỗi sẽ được Phật chuyển hóa và hướng đến làm những việc thiện giúp ích cho cộng đồng.

Diệt trừ sự ganh ghét

Không được ganh ghét, đố kỵ với người khác vì nó là hành động hèn hạ, đáng khinh. Thờ Phật Dược sư sẽ giúp họ loại bỏ suy nghĩ này, hướng đến sự hoà nhập, đồng cảm và sẻ chia lẫn nhau.

Diệt trừ sự mưu tính, hãm hại nhau mang đến sự yêu thương

Những âm mưu, thủ đoạn, toan tính … nhằm mục đích hãm hại lẫn nhau sẽ được hoá giải. Đưa chúng sinh về với sự bình yên, hoà bình và yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Được sanh Cực lạc

Với những hành giả phát tâm niệm Phật thì Phật Dược sư sẽ trợ duyên giúp họ có được đầy đủ phước báo, kiếp sau được chuyển đến thế giới Cực lạc, thế giới an toàn và bình yên.

Dược Sư Lưu Ly Quang Vương phật có tấm lòng nhân từ, vị tha luôn cứu rỗi chúng sinh. Ngài dùng hết đại nguyện của mình để cầu nguyện, cảm hoá, mong muốn cuộc sống tốt đẹp nhất cho nhân loại. Vì vậy, mỗi người nên chú tâm vào việc thiện, ngày đêm tích đức, niệm Phật để có cuộc sống an ổn, yên bình.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp quý chủ độc giả có thể hiểu biết hơn về Dược Sư Lưu Ly Quang Vương phật. Nếu bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ, các công trình thờ tự tại gia có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian đẹp nhất.

ngồi thiền đúng cách

Cách ngồi thiền chuẩn dành cho người nhập môn

Thiền là một trong những môn rèn luyện được ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thiền, cách ngồi thiền sao cho chuẩn, hãy cùng thietkenhathoho.com đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau:

Ngồi thiền là gì?

Ngồi thiền là gì?

 

Ngồi thiền là phương pháp để rèn luyện “tâm”. Là quá trình chúng ta tập trung sự chú ý và loại bỏ những suy nghĩ linh tinh, những cảm xúc thông thường khiến cơ thể căng thẳng và mệt mỏi. Mặt khác, thiền cũng là một phương pháp tu dưỡng rất được coi trọng ở Phật giáo.

Nguồn gốc của thiền

Nguồn gốc của Thiền

Nguồn gốc của Thiền

Thiền có nguồn gốc từ triết học cổ đại và được áp dụng ở nhiều tôn giáo khác nhau như: Phật giáo, Đạo giáo, Kito giáo… Có rất nhiều người vẫn lầm tưởng rằng nó là phương pháp độc tôn của Phật giáo và được Phật Thích Ca Mâu Ni tạo ra. Tuy nhiên, không tạo ra nhưng ông là người duy trì và giúp cho thiền được biết đến rộng rãi như bây giờ.

Phân loại thiền

Không chỉ đơn giản là việc ngồi và nhắm mắt, thiền còn chia ra làm rất nhiều loại thiền khác nhau. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc 3 phương pháp thiền phổ biến nhất hiện nay:

Thiền hơi thở

Thiền hơi thở được coi là môn nhập ngành. Sở dĩ vậy vì nó yêu cầu người thiền phải điều hòa được hơi thở – điều căn bản trong thiền. Người tập sẽ thở thật sâu, nhẹ nhàng, chậm rãi và phối hợp đếm từng nhịp thở của mình để tâm được tĩnh lặng, yên bình. Thông thường, thương pháp này sẽ thường được tập 20 phút/ ngày hoặc chia nhỏ ra thành 2 lần, mỗi lần khoảng 10 phút để đạt hiệu quả cao nhất.

Thiền chánh niệm

Ngược lại với thiền hơi thở, thiền chánh niệm cho phép mọi người được di chuyển. Người tập sẽ phải sử dụng cả 5 giác quan: Khứu giác, thính giác, thị giác, vị giác và xúc giác để cảm nhận môi trường xung quanh. Điểm mạnh của phương pháp này là có thể tập luyện mọi  lúc mọi nơi. Bạn có thể tập luyện khi ăn, khi đi,khi đứng, khi nằm…. nhưng các hành động này bạn đều phải nhận thức được và chú tâm vào những hành động đó.

Thiền chánh niệm còn giúp người luyện cải thiện sự tập trung, giảm suy nghĩ lo âu, tiêu cực. Vì những ưu điểm và lợi ích của nó, loại thiền này hiện nay rất phổ hiện với người bận rộn, có ít thời gian.

Thiền quán tưởng

Thiền quán tưởng

 

Thiền quán tường

Ở loại thiền này, người tập sẽ tưởng tượng ra một hình ảnh yên tĩnh nào đó như: bờ biển cát trắng, cánh đồng lúa mênh mông, thảm cỏ xanh ngát…Khi tập, bạn sẽ cảm giác như tách biệt khỏi không gian, tránh những bộn bề ngoài xã hội mà thấy yên bình đến lạ. Vì phương pháp này chú trọng đến sự yên bình nên nó thường rất được phổ biến đối với các tu sĩ và Phật giáo.

Tác dụng của ngồi thiền 

Thiền hiện nay rất phổ biến và được áp dụng tại nhiều nơi với tác dụng chính là giảm stress. Tuy nhiên , thiền còn có rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết

Giảm stress, giải tỏa căng thẳng

Ngồi thiền giúp chúng ta tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, lo âu, mệt mỏi giữ cho tâm mình trạng thái yên bình thả lỏng nhất. Điều này đã được chứng minh bởi rất nhiều các bài nghiên cứu của giáo sư nổi tiếng.

Tăng cường hệ miễn dịch

 

Tăng cường hệ miễn dịch

Tăng cường hệ miễn dịch

Khi ngồi thiền, những cảm xúc nặng nề, lo âu, stress giám giúp cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn. Vì chúng là những nguyên do khiến tim đập nhanh ,làm huyết áp tăng cao, Hơn nữa, khi tim có dấu hiệu tốt cũng khiến bạn giảm đánh kể các bệnh liên quan đến tim mạch: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Cải thiện khả năng trí nhớ, tăng cường tập trung

Ngồi thiền cần phải tập trung cao độ và ngồi hàng phút giờ dài liên tục nên dần đà kar năng tập trung của cá nhân sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều. Hơn nữa, thiền sẽ mang lại cảm giác bình yên, nên khi ghi nhớ, học tập hay làm việc sẽ tăng được năng suất và đạt hiệu quả cao.

Cải thiện khả năng kiểm soát bản thân

Hiện nay, mọi người nhất là người trẻ đều rất nóng nảy và không thể kiểm soát được hành động dẫn đến những hậu quả khó lường trước. Thiền sẽ giúp cơ thể bình ổn, giảm được cảm giác bốc đồng và kiểm soát được cảm xúc cao độ

Giúp cơ thể trẻ hóa

Theo một số nghiên cứu, quá trình lão hóa của một người phụ thuộc vào số lượng oxi mà người đó hít vào. Nên quá trình luyện tập ngồi thiện sẽ giúp bạn giảm số lượng ô xi nhất định giúp cơ thể giảm tốc độ lão hóa tối đa.

Các bước ngồi thiền chuẩn

Thiền có nhiều tác dụng như vậy nên rất được nhiều người ưa chuộng và luyện tập. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ngồi thiền chuẩn khiến họ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Mọi người nên tham khảo những bước sau để quá trình luyện tập diễn ra như mong đợi.

Chuẩn bị trước khi ngồi thiền

Trang phục thoải mái

Khi ngồi thiền, bạn sẽ phải ngồi một khoảng thời gian khá lâu và cần sự thoải mái. Những loại quần áo bó sát, vải thô… dễ ma sát với da khiến bạn khó có thể tậ trung ngồi thiền được. Lựa chọn tối ưu chính là những bộ quần áo rộng, mềm sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Chọn không gian yên tính

Để ngồi thiền một khoảng thời gian dài đặc biệt với người mới là điều khá khó vì bạn sẽ không thể tập trung được, nhất là trong hoàn cảnh đó còn có những tiếng ồn xung quanh. Vì vậy, khi mới bắt đầu hãy chọn một chỗ yên tĩnh. Nếu điều đó quá khó với bạn, bạn có thể nhờ mọi người giữ im lặng hoặc lựa chọn thiền và khoảng thời gian không có ai ở nhà sẽ tốt hơn

Ngược lại, nếu cứ cố gắng ngồi thiền tại không gian ồn đó có thể khiến bạn không tập trung được và phản tác dụng khiến bạn càng cảm thấy stress nhiều hơn.

Sử dụng đệm

Ngồi khoanh chân trong khoảng thời gian lâu khi không có đệm, có gối hỗ trợ sẽ khiến cơ thể bạn đau nhức, lạnh và khó chịu. Vì không có đệm lót cao phía sau nên quá trình bạn sẽ phải ngồi thẳng, giữ được năng lượng cho bản thân

Trang phục thoải mái

Bộ dụng cụ bồ đoàn và tọa cụ

 

Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm bồ đoàn, tọa cụ. Đây là 2 dụng cụ phổ biến của các tu sĩ, nó giúp người tập tăng khả năng tập trung và thấy tịnh tâm, yên bình hơn.

Chọn thời gian tốt nhất

Với những người chuyên nghiệp, đã ngồi thiền lâu thì việc ngồi thiền bất kể thời gian nào cũng được. Nhưng người mới lại khác, họ chưa quen với cảm giác của thiền nên khả năng tập trung thấp hơn. những lúc nhàn rỗi, thoải mais sẽ là những thời gian,cơ hội tốt để học có thể tập thiền và loại bỏ suy nghĩ tiêu cực đó. Thời gian thường được sử dụng nhiều nhất là trước khi ngủ và buổi sáng sau khi vận động

Mục tiêu ngồi thiền

Giống bất kể những việc làm khác, người tập cũng phải đặt mục tiêu của mình để thấy kết quả rõ nhất. Nhiều người đến với thiền vì những tác động tích cực của nó, mong muốn giảm stress, trẻ hóa… Tuy nhiên, những mục tiêu đó khá khó đo lường và khi không đạt được khiến người đặt nản. Vì vậy, khi tập thiền, bạn nên chỉ đặt mục tiêu ở mức thư giãn như dành 30’ để ngồi thiền tĩnh tâm… thì hiệu quả sẽ kinh ngạc ngoài mong đợi

Tư thế ngồi thiền

Mỗi người có một cơ địa và tính cách khác nhau. tùy vào bản thân, mọi người có thể chọn 1 trong 2 tư thế ngồi thiền sau:

Tư thế ngồi thiền

Tư thế bán già: Là tư thế ngồi lấp chân trái đặt lên đùi chân phải hoặc ngược lại. Lưng thẳng, 2 tay 

Tư thế kết giá: Dành cho những người có cơ thể dẻo dai hơn. ỏ tư thế này, người tập sẽ vắt cả 2 chân lên, đặt chéo chân này lên đùi chân kia. cách ngồi này giúp cơ thể tuần hoàn máu tốt, trí óc minh mẫn, sáng suốt hơn

Các giai đoạn  thiền

Giai đoạn Nhập thiền

Hít sâu 3 hơi đầu bằng mũi, thở ra bằng miệng.Trong quá trình hít thở, phải ngậm miệng lại, răng để ở hàm trên.  Khi hít hãy tưởng tượng không khí này sạch sẽ như nơi không bụi trần, khi thở, tưởng nó là những độc tố cơ thể cần thải ra ngoài, sé giúp cơ thể thoải mái, thư thái.

Giai đoạn trụ thiền

Ở trạng thái này, đầu tiên hãy theo dõi hơi thở của bạn. Hít thở và đếm nhịp từ 1-10 liên tiếp cho đến khi không còn bị nhầm lẫn

Tiếp đến, bạn đến quá trình gọi là tùy tức( theo dõi cơ thể). Chúng ta sẽ phải cảm nhận được từng hơi thở của mình đi đâu, về đâu. Khi đến được bước này, nghĩa là tâm bạn đã dần trong sáng ra và tốt hơn trước rất nhiều.

Cuối cùng là giai đoạn vọng tưởng. Người tập sẽ theo dõi được những cảm xúc, cảm nhận từ trong thâm tâm mình. Từ đó, chuyển hóa nó thành ý chí, sức mạnh , trí tuệ… giúp cơ thể nâng lên tầng cao mới.

Giai đoạn xả thiền

  • Mở mắt, cử động cổ để cơ thể thư giãn
  • Nhẹ nhàng cử động bàn tay, di chuyển nhẹ cơ thể, gập người ra phía trước, sau 3-5 lần để giãn cơ
  • Xoa bóp cơ thể, tay chân để máu lần lượt được tuần hoàn hết.
  • Ngồi nghỉ tư thế thoải mái nhất một lúc rồi vận động như bình thường.

Qua bài viết, chúng ta có thể nhìn thấy tổng quan về thiền, về tác dụng hữu ích mà nó đem lại, cách ngồi thiền chuẩn. Hy vọng rằng sau khi đọc xong, mọi người có thể tự tập luyện và rèn luyện cách ngồi thiền nay tại nhà .

Nếu bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ, các công trình thợ tự tại gia, kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn mỹ nhất.

Ngọc xá lợi là gì

Ngọc xá lợi là gì?

Ngọc xá lợi được hầu hết những người tin Phật biết đến là một vật vô cùng thiêng liêng. Không chỉ bởi vì ngọc xá lợi là rất hiếm có, mà nó còn chứa một nguồn năng lượng đặc biệt. Vậy ngọc xá lợi là gì? Hãy cùng thietkenhathoho.com đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Ngọc xá lợi là gì?

Ngọc xá lợi (một số người còn gọi là ngọc xá lị) là một vật chất có hình dạng viên cầu nhỏ trông giống ngọc trai. Nó được tạo ra trong quá trình hỏa táng thi thể hoặc có thể hình thành trong thân cốt của các cao tăng sau khi họ viên tịch. Không chỉ ở Việt Nam mà còn đối với toàn thế giới, ngọc xá lị là bảo vật vô giá.

Ngọc xá lợi là gì?

Ngọc xá lợi là bảo vật rất hiếm có hình dạng trông như những viên ngọc trai hay pha lê 

Ngọc xá lợi là một vật rất hiếm có, được lưu giữ tại các chùa chiền bời vì người ta cho rằng nó có thể lan tỏa ‘phước lành’ hay ‘ân sủng’. Bên cạnh đó, ngọc xá lợi cũng được cho là có một nguồn năng lượng đặc biệt và có khả năng xua đuổi tà ác theo quan niệm của Phật giáo Himalaya. 

Nguồn gốc của Ngọc xá lợi

Ngọc xá lợi đã có từ rất lâu trong lịch sử thế giới nhưng không ai biết rằng cụ thể nó xuất hiện từ bao giờ. Đa phần ngọc xá lợi đều có liên quan đến những nhà tu hành và chúng Phật tử tin rằng ngọc xá lợi xuất phát từ Phật tổ. Trong lịch sử Việt Nam cũng có nhiều lần đề cập đến ngọc xá lợi này.

Ngọc xá lợi trong lịch sử Việt Nam

Ngọc xá lợi đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử Việt Nam. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Trần Nhân Tông là một vị vua anh minh, sau khi trị vì 15 năm ngài truyền lại ngôi cho con trai và bước vào cửa Phật. Ngài lấy hiệu Trúc Lâm Đại Sĩ, trở thành một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam. Sau khi Phật hoàng Trần Nhân Tông viên tịch tại đỉnh Yên Tử (ngày nay), đệ tử Pháp Loa sau khi thiêu thân thể của ông đã thu được hơn ba ngàn hạt xá lợi mang về chùa Tư Phúc.

Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng có ngọc xá lợi

Trong lịch sử Việt Nam, Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng có ngọc xá lợi

Bên cạnh đó, ngọc xá lợi cũng đã được Ngô Sĩ Liên giải thích trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Bản Kỷ – Quyển II thời Lý Thái Tông).  Nhà sử học viết về ngọc xá lợi như sau: “Thuyết nhà Phật gọi xá lị là tinh túy do tinh khí tụ lại, khi đốt xác, lửa không đốt cháy được cho nên gọi là bảo. Tương truyền người nào học Phật thành thì thân hóa như thế. Có lẽ vì sự đoạn tuyệt tình dục thì tinh khí kết lại thành ra như thế ấy. Người đời không thường thấy, cho là lạ, có biết đâu là tinh khí dương tụ lại mà thành thôi“. Có thể thấy, nhà sử học Ngô Sĩ Liên cho rằng ngọc xá lợi hình thành do việc các nhà sư kiêng tình dụng mà kết tinh thành. Tuy nhiên quan điểm này không được cho là đúng bởi vì nếu vì kiêng tình dục mà kết thành xá lợi thì thái giám cũng sẽ có.

Theo quan điểm Phật giáo

Còn quan điểm của Phật Giáo trên toàn thế giới lại cho rằng ngọc xá lợi thu được từ tro cốt của đức Phật sau khi thi thể của ngài được hỏa táng. Những hạt này nhỏ và rất cứng, có những viên trong suốt, thậm chí còn long lanh như ngọc. Các đệ tử của ngài đã thu lấy và đựng đầy trong 8 hộc 4 đấu. 

Theo quan điểm Phật giáo

 

Ngọc xá lợi chỉ hình thành từ những người có tấm lòng cao thượng

Theo quan điểm tâm linh, các Phật gia quan niệm ngọc xá lợi là một vật linh thiêng được hình thành từ kết quả của việc ngày đêm khổ luyện và tu hành của các cao tăng. Nó là sự kết tinh của quá trình tu dưỡng đạo đức và chỉ có thể được tạo ra từ những người có đức tính cao thượng, những nhà thiền sư đại từ đại bi luôn làm việc thiện.

Nguyên nhân hình thành Ngọc xá lợi

Hiện nay có rất nhiều quan điểm xoay quanh về việc ngọc xá lợi được hình thành như thế nào. Dưới đây là một số nguyên nhân được khá nhiều người ủng hộ.

Do thói quen ăn đồ chay của các thiền sư

Một số người cho rằng ngọc xá lợi được tạo ra từ việc các nhà sư có thói quen ăn chay. Họ thường xuyên hấp thu một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng vì thế mà làm cho quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể rất dễ tạo ra muối photphat và cacbonat. Từ quá trình đó, các chất được kết tinh lại và dần dần hình thành xá lợi. 

Do thói quen ăn đồ chay của các thiền sư

 

Một số người cho rằng ngọc xá lợi được hình thành là do thói quen ăn chay

Tuy nhiên, ý kiến này vẫn có những phản đối vì thực tế có rất nhiều người ăn chay dù họ không hề theo đạo Phật. Bên cạnh đó, nhiều Phật tử cũng ăn chay nhưng thi hài sau khi hỏa táng của họ lại không hề tạo ra xá lợi giống như các cao tăng của nhà Phật.

Do bệnh lý

Theo góc tiếp cận khoa học hiện đại, người ta cho rằng có thể xá lợi là một biểu hiện của bệnh lý như sỏi thận, sỏi mật… Giả thuyết này được nhiều người ủng hộ và được xem là khá hợp lý. Vì các viên sỏi trong cơ thể con người có thành phần chủ yếu là calci và khá cứng. 

 

ngọc xá lợi như viên sỏi

Ngọc xá lợi có hình dạng và màu sắc khác với sỏi hình thành từ bệnh lý

hình ảnh ngọc xá lợi

Hình ảnh sỏi ở Người

 

Tuy nhiên, quan điểm này vẫn có phần không hợp lý vì sỏi trong cơ thể người không phải lúc nào cũng có hình tròn mà hình dạng khá đặc biệt. Hơn hết, chúng không hề có màu sắc lấp lánh như ngọc xá lợi có. Bên cạnh đó, có rất nhiều nhiều cao tăng Phật giáo đến khi mất dù không mắc các chứng bệnh về sỏi nhưng di thể của họ vẫn hình thành ngọc xá lợi.

Do môi trường khi hỏa táng

Trong quá trình hỏa táng, các tinh thể chủ yếu trong xương hoặc từ các bộ phận khác của con người sẽ được hình thành ngọc xá lợi nếu có điều kiện nhiệt độ thích hợp. Các nhà khoa học đã làm những thí nghiệm để theo dõi và phân tích quá trình tinh thể hóa xương đùi của những người được hỏa táng trong dải nhiệt độ từ 200 đến 1.600 °C trong các khoảng thời gian khác nhau. Kết quả là ngọc xá lợi bắt đầu xuất hiện từ khoảng nhiệt độ 600°C và chúng có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, lục giác, hạt nhỏ và hình dạng không đều. Và nếu nhiệt độ lên tới 1.600 °C thì các hạt này bắt đầu tan chảy.

Do môi trường khi hỏa táng

Ngọc xá lợi có thể hình thành trong quá trình hóa tảng nếu có điều kiện nhiệt độ thích hợp

Vì thế người ta kết luận rằng nếu có điều kiện nhiệt độ thích hợp, ngọc xá lợi có thể hình thành từ các tinh thể có trong xương. Đây được coi là một giải thuyết hợp lý nhất có chứng minh từ khoa học. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn chưa giải thích phù hợp được trong nhiều trường hợp. Bởi vì trước khi xuất hiện công nghệ hỏa táng hiện đại như ngày nay, thi thể các vị cao tăng chỉ có thể hỏa táng bằng các vật liệu tự nhiên như củi. Và nhiệt độ lúc này không thể lên tới 600 °C nhưng người ta vẫn thu được rất nhiều xá lợi.

Do sự tôi luyện khi Thiền

Ngọc xá lợi hình thành do thiền định

Dẫn dắt chân khí khi tu luyện là nguyên nhân hình thành nên ngọc xá lợi

 

Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn có 1 quan điểm khác về nguyên nhân hình thành nên ngọc xá lợi. Người ta cho rằng những viên ngọc này được tạo ra từ sự khổ luyện và tu hành của các vị cao tăng khi thiền. Họ có khả năng dẫn chân khí truyền đi khắp cơ thể với mức kiểm soát cao từ đó mà tạo ra ngọc xá lợi. Do vậy, nếu theo quan điểm này thì không nhất thiết các Phật giá mới có thể có ngọc xá lợi mà chúng ta cũng có thể có bằng cách tu luyện thiền đến mức độ cao.

Những ngôi chùa có Ngọc xá lợi ở Việt Nam

Ở Việt Nam cũng có những viên ngọc xá lợi do các cao tăng Phật giáo sau khi viên tịch hỏa táng hình thành. Thậm chí có cả những trường hợp đặc biệt như xá lợi toàn thân hay “trái tim xá lợi” vô cùng hiếm gặp được bảo vệ tại các ngôi chùa linh thiêng bậc nhất. Hiện nay do sự giao lưu văn hóa thế giới diễn ra, ngày càng nhiều Phật giáo ở các quốc gia khác nhau cũng cúng những viên ngọc xá lợi này để thể hiện lòng thành kính chung của giới.

Cổ tự Viên Đình tại Hà Nội

Cổ tự Viên Đình tại Hà Nội

Có đến ngàn viên ngọc xá lợi Phật được đặt trong 30 bảo tháp tại đây

 

Cổ tự Viên Đình hay Tổ Đình Vĩnh Long tại Hà Nội là một trong những ngôi chùa nổi tiếng là nơi lưu giữ nhiều ngọc xá lợi Phật nhất tại Việt Nam. Ngôi chùa này là một trong những ngôi chùa lâu đời và được xây dựng từ năm 1831 của thế kỷ XVIII. Cổ tự Viên Đình đã trải qua 14 đời tổ. Nơi đây có đến 30 bảo tháp, cũng là nơi chứa cả ngàn viên ngọc xá lợi do nhiều trung tâm Phật giáo trên thế giới cúng thỉnh như: Thái Lan, Myanmar, Nepal…

Chùa Bái Đính vô cùng nổi tiếng tại Ninh Bình

Chùa Bái Đính vô cùng nổi tiếng tại Ninh Bình

Ngọc xá lợi được các cao tăng tại chùa Bái Đính rước lên điện Tam Thế

Chùa Bái Đính là kiến trúc về Phật giáo lớn nhất và cũng nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Ngôi chùa này đã có hơn 1000 năm lịch sử và đang tôn thờ 10 viên ngọc xá lợi Phật. Trong đó chùa Bái Đính được cung thỉnh 7 viên ngọc xá lợi Phật từ các sư thầy ở Thái lan gửi tặng. Ba viên còn lại chùa vinh dự nhận được từ Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khi viếng thăm chùa ở trung tâm Phật giáo của Ấn Độ.

Chùa Quán Sứ nghinh rước ngọc xá lợi từ hội Phật giáo của các nước bạn

Chùa Quán Sứ nghinh rước ngọc xá lợi từ hội Phật giáo của các nước bạn

 

Ngọc xá lợi được đặt trong bảo tháp tại chùa Quán Sứ

Vào năm 1987, chùa Quán Sứ là ngôi chùa được chọn để nghinh rước ngọc xá lợi Phật. Số ngọc xá lợi này được cúng thỉnh từ các chư tăng tại hội Phật giáo Ấn độ. Những viên ngọc xá lợi quý báu này hiện đang được cung thờ tại gian chính điện của ngôi chùa. Gần đây, chùa Quán Sứ một lần nữa vinh dự được cung nghênh 7 viên ngọc xá lợi Phật từ chuyến viếng thăm chính thức Liên bang Myanmar của Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam.

Toàn thân xá lợi của thiền sư Vũ Khắc Minh được thờ tại chùa Đậu

Toàn thân xá lợi của thiền sư Vũ Khắc Minh được thờ tại chùa Đậu

Nhục thân bất toại của hai vị thiền sư tại Chùa Đậu (tượng đã được phục chế)

Đây là một trường hợp xá lợi vô cùng nổi tiếng tại Việt Nam khi nhục thân của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã tu ở chùa vào khoảng thế kỷ 17 đều toàn thân xá lợi. Hai vị thiền sư đều viên tịch trong tư thế đang thiền, để lại xá lợi toàn thân và tồn tại như một truyền thuyết linh thiêng của Phật giáo Việt Nam.

Trái tim xá lợi quả cảm của hòa thượng Thích Quảng Đức  

Năm 1963 đã xảy ra một sự kiện chấn động cả thế giới về vị hoàng thượng với tấm lòng vô cùng cao cả của Việt Nam. Để chống lại chính sách tàn bạo của Mỹ Diệm khi đàn áp Phật giáo Việt Nam, hòa thượng Thích Quảng Đức cất lên tiếng nói phản đối chính sách vô lý này bằng cách tự thiêu tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gòn. 

Trái tim xá lợi quả cảm của hòa thượng Thích Quảng Đức  

 

“Trái tim xá lợi” của vị Bồ tát Thích Quảng Đức tượng trưng cho lòng từ bi đã chấn động cả thế giới

Sau hành động quả cảm này, thi hài của ông được hỏa táng nhưng một điều kỳ diệu đã xảy ra dưới sự chứng kiến của 100 đệ tử Phật giáo. Thân thể của ông được hỏa táng hoàn toàn nhưng trái tim của ông không hề bị đốt cháy mà vẫn còn nguyên vẹn, trở thành một viên xá lợi lớn. Chính vì hành động tự thiêu và tấm lòng từ bi của hòa thượng Thích Quảng Đức, giới Phật tử đã suy tôn ông là một vị Bồ tát. Hiện nay, “Trái tim xá lợi” của ngài được thỉnh về chùa Xá Lợi, sau đó được chuyển về tôn thờ tại Việt Nam Quốc Tự.

Hy vọng bài viết đem đến cho quý độc giả nhiều thông tin bổ ích, bạn cần thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.

an lạc là gì

An lạc là gì? Làm thế nào để tìm được An Lạc trong cuộc sống

Với cuộc sống tấp nập, xô bồ hiện nay, liệu con người có thể mãi hạnh phúc, tươi vui, không chút phiền não được không? Có lẽ đó chỉ điều không tưởng. Bởi vì sẽ có người đang yêu lo lại sợ đánh mất người yêu, người có tiền thì sợ mất của, người đắc ý sợ có một ngày bất đắc chí… Vậy thì vì sao mọi người đều chúc nhau an lạc? An lạc không đơn thuần chỉ là những phản ứng tâm lý đối với những sự việc đang diễn ra mà nó có được do sức mạnh của tâm từ bi và ánh sáng trí tuệ soi đường giúp chúng ta có thái độ sống tốt đẹp hơn.

Hãy cùng thietkenhathoho.com tìm hiểu về An Lạc trong bài viết dưới đây.

Thế nào là an lạc?

Thế nào là an lạc?

Người biết kham nhẫn là người dễ dàng tìm thấy sự an lạc

An lạc không giống những cảm xúc bình thường và nhất thời của con người như sung sướng, thoải mái hay vui vẻ. Nó giống như một dòng suối mát lành nhẹ nhàng chảy dọc từ tâm trí đến thân thể bên trong con người. Có thể hiểu, an lạc là một trạng thái hay cảm giác an nhiên, thoải mái và tự tại bên trong mỗi cá nhân. Nó nhẹ nhàng nhưng lại rất bền bỉ, mang đến sự bình an cho cả thân và tâm của người luôn giữ sự an lạc đó. Thậm chí, trạng thái này cũng có thể lan lan đến những người xung quanh. An lạc đến từ tuệ giác, người an lạc sẽ luôn tìm được sự ung dung, tự tại và cân bằng trong cả vật chất lẫn tinh thần.

 

an lạc từ trong tâm

Có thể lấy một ví dụ đơn giản, sẽ dễ dàng cảm thấy được niềm hạnh phúc và vui sướng tột độ của một người vừa trúng giải độc đắc, một cô gái tài năng vừa giành được vương miện, một nhân viên mới được thăng chức hay một học sinh chăm chỉ được đề tên bảng vàng. Nhưng sau đó, họ sẽ phải đau đầu vì những vấn đề mới, những bất an, nỗi khốn khổ vẫn sẽ đến.

Làm sao để giải quyết số tiền khổng lồ vừa nhận được? Cô gái phải đối mặt với vô vàn chỉ trích vô cớ hay ý kiến trái chiều nhưng vẫn phải hành động sao cho xứng đáng với chiếc vương miện trên đầu. Làm sao để có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp nhưng vẫn phải cạnh tranh và làm tốt nhiệm vụ của mình? Làm sao để tiếp tục đạt được thành tích cao? 

Một người thực sự an lạc, thứ họ cần không nhất thiết phải là những cảm xúc vui sướng đột ngột. Đôi khi là sự thoải mái cùng bạn bè người thân, cảm xúc nhẹ nhàng khi nghe xong một bài nhạc và luôn mong chờ một ngày mai thức dậy sẽ làm được những gì. Nụ cười trên môi họ sẽ là nụ cười đến từ tâm, đến từ mọi tế bào trong cơ thể. 

Làm sao để bản thân luôn an lạc?

Cuộc sống xô bồ và biến đổi vô thường, nào có ai biết được hôm nay ta còn hạnh phúc liệu ngày mai khó khăn thử thách có ập đến hay không. Vì vậy muốn bản thân luôn giữ được sự an lạc không phải dễ. Phải có nỗ lực và cố gắng từ cả thân thể và tâm trí.

Giữ tinh thần kham nhẫn

Giữ tinh thần kham nhẫn

 

Kham nhẫn là đức tính thiện lành của con người, thể hiện thái độ khiêm nhường đúng mực và đây là một lối sống đẹp. Đây là một tâm tính thiện của con người, là đức tính nên có khi đối nhân xử thế. Kham nhẫn có nghĩa là nhẫn nại chịu đựng sự bức bách đau đớn của cả thân và tâm. 

Người có tinh thần kham nhẫn là người có thể chịu đựng những điều không tưởng. Họ có thể bỏ ngoài tai những sỉ nhục tầm thường hay biết vươn lên từ sự tổn thương trong nghịch cảnh, biết kiềm chế được cơn giận trong lòng, không nghĩ tới việc sẽ báo oán trả thù. Luôn giữ tinh thần kham nhẫn sẽ giúp bạn luôn chịu được những thử thách mà đường đời đặt ra. Cũng vì thế mà bản thân sẽ luôn giữ được sự an lạc trong cả tâm và thân.

Suy nghĩ tri túc

Để bản thân luôn an lạc, một điều cần thiết nữa đó là suy nghĩ tri túc. Có nghĩa là bạn nên biết đủ và thỏa mãn với những gì mình có hiện tại. Tri túc là một đặc điểm của hạnh phúc cá nhân, chúng ta nên biết cách tìm được cả niềm vui dù đang trong hoàn cảnh khó khăn.

 

Suy nghĩ tri túc

Suy nghĩ tri túc giúp người biết cách tìm thấy niềm vui trong mọi hoàn cảnh

Không phải ai cũng có thể có được sự tri túc mà ta cần phải tự trau dồi và giác ngộ. Thông qua kiên trì bền bỉ, dũng cảm đối mặt và quyết tâm kiểm soát những tư tưởng bất thiện cũng như biết chấp nhận hiện thực, thì chúng ta sẽ cảm thấy luôn hạnh phúc với những gì mình đang có. Những người có trí tuệ, biết ứng biến, tháo vát, khéo léo với cảnh đời, biết suy cùng nghĩ cạn, thì dù ở trong bất kỳ cảnh ngộ nào bạn cũng vẫn sẽ thấy an lạc, bình thản. 

Sống theo Tứ vô lượng

Tứ vô lượng là từ để chỉ bốn đức tính cao thượng của con người bao gồm: Từ, Bi, Hỉ và Xả. Những người phát triển tốt những đức tính này trong tâm thức, thì người đó sẽ là người luôn tìm được sự an lạc.

Từ vô lượng

Từ vô lượng

Từ, bi, hỉ, xả – bốn đức tính mà mỗi người nên trau dồi

Từ vô lượng hay còn gọi là Tâm từ có nghĩa là tâm từ trầm tĩnh, bi mẫn và khoan dung.  Sống Tâm từ để lòng luôn yên ả và trấn tĩnh. Biết khoan dung để không bị uất hận giày vò. Sống với tình yêu thương to lớn, đồng đều dành cho tất cả chúng sinh vạn vật, không thành kiến, phân biệt. Từ cô lượng làm cho tâm ta thật êm dịu và chân thành, có thiện ý thiện chí và hành vi đúng mực. 

Bi vô lượng

Bi vô lượng là sự thương xót, thấu hiểu và cảm thông. Đây cũng là liều thuốc chữa chứng bệnh hung dữ, ngang tàng, độc ác bên trong mỗi người. Long thấu hiểu và thương xót chúng sinh (kể cả con người hay sự vật) chính là động lực làm cho tâm người thiện lành, biết chia sẻ cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, thử thách; biết lắng lắng nghe và xoa dịu nỗi khổ của người khác.

Hỉ vô lượng

Hỉ vô lượng là thuật ngữ chỉ những người biết vui mừng với thành tựu mà người khác đạt được. Cho ta biết cách sống sao cho chân thành giữa người với người. Đối nghịch với nó là sự ưu lo, phiền não. Sống có một tâm hoan hỷ giúp con người ngăn cản các tính xấu như ghen ghét, đố kỵ.

Xả vô lượng

Xả vô lượng là người có lòng buông xả, không cố chấp bám chặt vào bất cứ điều gì. Là người nhận ra được hiện thực cuộc sống và biết từ bỏ vọng tâm, kiêu ngạo của bản thân. Xả vô lượng không có nghĩa là người sống không có mục đích, mà nó dạy ta biết sống không quá nhiều dục vọng, biết buông xuống những điều không tưởng kể cả lòng tham lam ích kỷ. Dạy cho ta sống sao không kiêu căng ngạo mạn, đừng bao giờ cho mình là trung tâm.

Một số biện pháp giúp bản thân có thể tìm thấy sự An Lạc

Ngoài những phương pháp rèn luyện, trau dồi suy nghĩ, bạn cũng có thể tạo cho mình những thói quen sống tốt để luôn thấy an lạc. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể tham khảo:

Thiền giúp thân tâm an lạc

Thiền giúp thân tâm an lạc

Thiền hóa giải những mối lo âu phiền muộn, tĩnh tâm để lắng nghe sự an lạc

Để hóa giải những phiền muộn, lo âu hay đau khổ, người ta đã tìm đến rất nhiều các phương pháp khác nhau. Thiền vẫn luôn là một cách hay từ cổ chí kim, là phương pháp mà người phương Đông rất thích sử dụng để thâm tâm có thể bình lặng lại, tiến vào trạng thái thả lỏng và phục hồi. 

Nếu “thất tình – lục – dục” đưa đến lo âu, phiền muộn thì Thiền giúp bạn đào thải những điều đó, buông xuống nỗi sợ, những uất hận hay ngừng lại cả những xung đột rối loạn trong tâm lý. Nếu như phiền muộn, áp lực tạo ra sự bức bối cho cuộc sống thì Thiền là sự im lặng để bạn khám phá chính mình. Nó là một cách giúp con người thấy được “bản lai diện mục” tràn đầy an lạc. 

Thường xuyên nghe những bản nhạc truyền cảm hứng

Giai điệu của những bản nhạclà thứ dễ dàng đi vào lòng người nhất, cũng là thứ khơi gợi cảm xúc trong ta. Vì thế những bài hát truyền cảm hứng sẽ giúp bạn luôn giữ được tinh thần vui vẻ, lạc quan. Khiến cho người nghe cảm thấy được truyền thêm động lực sống, động lực để tiếp tục cố gắng khi gặp phải những gian truân, vất vả. Mỗi người nên có một danh sách những bài hát truyền cảm hứng của riêng mình, để khi cảm thấy khó khăn hay tuyệt vọng, những giai điệu đó sẽ như những thần chú vực dậy tinh thần.

Đi thiện nguyện

Đi thiện nguyện

Biết trao đi để nhận lại nhiều hơn, để an lạc luôn tìm về trong tâm trí

An lạc cũng là cảm giác đến từ tâm của con người. Vì thế mà các hoạt động thiện nguyện bắt nguồn từ chính tấm lòng và trái tim của bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy được cuộc sống vẫn còn rất nhiều điều ý nghĩa. Đi thiện nguyện sẽ giúp bạn trải nghiệm và gặp nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đi để cảm thấy biết ơn, biết ơn vì những gì mà ta đang có nhiều hơn so với những mảnh đời bất hạnh khác. Thiện nguyện còn là những hành động cho đi không vi lợi ích gì. Theo Phật pháp, chúng ta cho đi có nghĩa là đang ươm mầm công đứng cho tương lai. Và ta cũng chính là người được hưởng hạnh phúc trọn vẹn đó từ hạt giống này.

Sống gần gũi với thiên nhiên

Một cách khác để bạn luôn giữ được sự an lạc đó là sống gần gũi với thiên nhiên. Việc sống hòa mình vào thiên nhiên không những giúp bạn giảm được căng thẳng mà còn rất có lợi đối với sức khỏe. Cả tinh thần lẫn thể chất đều cảm thấy giải tỏa và cân bằng chính là điều mang đến sự an lạc cho con người. 

Với phương pháp này, bạn có thể ngồi xuống và lắng nghe âm thanh của thiên nhiên từ ngoài ban công hay cửa sổ, buông thả suy nghĩ để đầu óc thư giãn hơn. Hoặc bạn có thể dành thời gian để đi dạo vào sáng sớm hay cuối ngày, quan sát các loài động thực vật khác nhau trong công viên gần nhà vừa giúp nâng cao sức khỏe và để tâm trí thư thái hơn.

Đi chùa và nghe giảng kinh pháp

Đi chùa và nghe giảng kinh pháp

Phật pháp giúp con người hướng thiện, định hình lại những tư tưởng sai lầm

Đến chùa để ta hòa mình vào không khí thành kính và linh thiêng, để tâm ta bình lặng lại mà nhận rõ những đúng sai trong suy nghĩ và hành động của mình. Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã từng khẳng định: “Nghe Pháp là được phúc báu; nghe Pháp là được công đức; nghe Pháp có thể được tiêu tội, chuyển hóa nghiệp và có thể còn đắc đạo nữa”. Kiến thức thế gian là vô tận, mỗi lần nghe giảng bất cứ thứ gì đều mang đến tri thức và nâng cao hiểu biết cho chúng ta. Hơn nữa Phật Pháp hướng thiện cho con người, định hình những tư tưởng sống tốt đẹp từ đó giúp ta tìm được an lạc trong cuộc sống. 

Nếu quý bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ, các công trình thờ cúng tại gia có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian đẹp nhất.

thước lỗ ban 52

Thước lỗ ban 52 là gì? Ứng dụng của thước Lỗ Ban 52 trong cuộc sống

Thước Lỗ Ban 52 có ý nghĩa quan trọng thới phong thủy nhà ở, vật dụng trong nhà. Vì thế, tìm hiểu thông tin thước Lỗ Ban 52 và cách sử dụng được nhiều người quan tâm.

Người phương Đông chúng ta trọn tín ngưỡng, thế nên trong khi xây dựng, thiết kế nhà cửa, bàn thờ,.. đều tìm thước lỗ ban. Trong đó, thước Lỗ Ban 52 được quan tâm rất nhiều. Tìm hiểu cách dùng thước Lỗ Ban 52 sẽ giúp bạn xây dựng, thỉnh vật phẩm phong thủy đúng cung tốt, đem đến may mắn, tài vận cho gia đình.

Nguồn gốc của thước Lỗ Ban

Thước Lỗ Ban là loại thước sử dụng trong xây dựng nhà cửa (dương trạch) và mộ phần (âm trạch). Trên cây thước có chi các kích thước địa lý với các cung tốt xấu. nhờ vật mà người sử dụng có thể biết kích thước nào tốt, đẹp để chọn và kích thước nào xấu để tránh.

Lỗ Ban là ai?

Lỗ Ban là ai?

Thước Lỗ Ban có từ xa xưa, tương truyền người chế tạo ra là Lỗ Ban

Thước Lỗ Ban có từ xa xưa, tương truyền người chế tạo ra là Lỗ Ban. Lỗ Ban là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng của Trung Hoa. Có nhiều tài liệu khác nhau về xuất thân gia thế của ông. Nhưng theo đa số các tài liệu thì ông là người ở nước Lỗ, thời Xuân Thu (770-460 TCN). Nước Lỗ nay là tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc.

Tên thật của ông là Ban, họ là Công Thâu. Tuy nhiên, khi đặt tên cho thước thì đặt là Lỗ Ban – có nghĩa là “ông Ban người của nước Lỗ”.

Cấu tạo thước Lỗ Ban

Thước Lỗ ban được chia thành 4 hàng. Từ dưới lên trên bao gồm:

– Hàng 1: Độ số lỗ ban

– Hàng thứ 2-3: Kích thước tính theo centimet (được ghi bằng chữ chỉ các cung xấu tốt khác nhau). Các con số sẽ sử dụng màu đen, đỏ để đánh dấu cung xấu (đen), cung tốt (đỏ) để dễ sử dụng.

– Hàng thứ 4: là số đo theo thước riêng ở khu vực Hồng Kông, Đài Loan, Phúc Kiến.

Các loại thước Lỗ Ban

Các loại thước Lỗ Ban

 

Hiện tại, có 3 loại thước Lỗ Ban, đó là thước Lỗ Ban 52.2cm (thông thủy), 42.9cm (dương trạch), 38.8cm (âm phần). Mỗi loại thước Lỗ Ban sẽ có ứng dụng, cách dùng khác nhau.

Thước Lỗ Ban 52.2cm (Thông thủy)

Thước Lỗ Ban 52.2cm hay còn gọi là thước Lỗ Ban 52 có chiều dài là 520mm. Thước được chia ra thành 8 cung lớn đó là: Tể Tướng, Thiên Tặc, Cô Độc, Nhân Lộc, Thiên Tài, Thiên Tai, Hiểm Họa, Quý Nhân. Mỗi cung lớn dài 65mm. Ở mỗi cung lớn sẽ được chia thành 5 cung nhỏ, mỗi cung dài 13mm.

Thước Lỗ Ban 42.9cm (Dương trạch)

Thước Lỗ Ban 42.9cm có chiều dài là 429mm. Trên mặt thước chia thành 8 cung lớn là các cung Mạng, Hại, Nạn, Quan, Nghĩa, Ly, Bệnh, Tài. Mỗi cung lớn của thước Lỗ Ban 42.9 dài 53.625mm. Các cung lớn được chia thành 4 cung nhỏ, mỗi cung dài 13.4mm.

Thước Lỗ Ban 38.8cm (Âm phần)

Thước Lỗ Ban 38.8cm hay còn được gọi là thước Lỗ Ban 39cm. Kích thước của thước là 390mm. Thước được chia thành 10 cung là Tài, Thất, Hưng, Tử, Quan, Nghĩa, Khổ, Vượng, Hại, Đinh. Mỗi cung lớn chia thành 4 cung nhỏ. Kích thước cung lớn dài 39mm, các cung nhỏ dài 9.75mm.

Ý nghĩa các cung trong thước Lỗ Ban 52

Ý nghĩa các cung trong thước Lỗ Ban 52

Bảng tra cứu thước lỗ ban

Trên thước Lỗ Ban có 8 cung. Mỗi cung có những ý nghĩa khác nhau. Các cung sẽ xuất hiện theo thứ tự là cung Quý nhân , cung Hiểm hoạ, cung Thiên tai, cung Thiên tài, cung Phúc lộc, cung Cô độc, cung Thiên tặc, cung Tể tướng. Ý nghĩa của các cung như sau:

– Cung Quý Nhân: Đây là cung tốt. Còn được gọi là cung Nhất tài mộc cuộc. Trong cung này có các cung nhỏ là Quyền lộc, Trung tín, Tác quan, Phát đạt, Thông minh. Khi đo cửa mà đo theo các cung này sẽ giúp làm ăn phát đạt, con gái thông minh, bạn bè uy tín.

– Cung Hiểm Họa. Đây là cung xấu, còn được gọi là Nhị Bình Thổ Cuộc. Trong cung này có các cung nhỏ như Tán thành- Thời nhơn, Thất hiếu, Tai họa, Trường bệnh. Kích thước này thể hiện hiểm họa, gia chủ tiêu tán tài lộc, túng thiếu, gia đạo có người bệnh đau, con cái bất hiếu bất trung.

– Cung Thiên Tai: Đây là một cung xấu, được gọi là Tam Ly Thổ Cuộc. Gặp cung này dễ bị ốm đau, mất của, chết chóc, bất hòa. Trong cung này có các cung nhỏ là Hoàn tử, Quan tài, Thân bệnh, Thất tài, Cô quả.

– Cung Thiên Tài: còn gọi là Tứ Nghĩa Thủy Cuộc, cung tốt. Cung này đem may mắn về tài lộc, công danh con cái thuận lợi, gia đạo an vui. Trong cung này có các cung nhỏ là Thi thơ, Văn học, Thanh quý, Tác lộc, Thiên lộc.

– Cung Phúc Lộc: cung tốt, gọi khác là Ngũ Quan Kim Cuộc. Có các cung nhỏ là Tử tôn, Phú quý, Tấn bửu, Thập thiện, Văn chương. Gặp cung này gia chủ có nhiều phúc lộc, nghề nghiệp thăng tiến, đắc lợi, đắc tài, con cái hiếu thảo, thông minh.

– Cung Cô Độc: có tên khác là Lục Cước Hỏa Cuộc, là cung xấu. Có các cung nhỏ là: Bạc nghịch, Vô vọng, Ly tán, Tửu thực, Dâm dục. Cung này đem tới điềm xấu, gia chủ dễ hao của, hao tài, con cái ngỗ nghịch,..

– Cung Thiên Tặc: cung xấu, còn gọi là Thất Tai Hỏa Cuộc. Có các cung nhỏ như: Phòng bệnh, Chiêu ôn, Ôn tai, Ngục tù, Quan tài. Đây là điềm báo bệnh tật, tai bay vạ gió, tù ngục, chết chóc,..

– Cung Tể Tướng: còn được biết là Bác Bời Thổ Cuộc, là cung tốt. Có 5 cung nhỏ: Đại tài, Thi thơ, Hoạnh tài, Hiếu tử, Quý nhân. Đây là cung tạo cho gia chủ hanh thông, tài danh, sinh con quý tử, gặp nhiều may mắn.

Ứng dụng thước Lỗ Ban 52

Ứng dụng thước Lỗ Ban 52

Ứng dụng của thước lỗ ban trong việc tính toán phong thủy

 

Thước Lỗ Ban 52 đo các khoảng không giữa cửa, cửa sổ, chiều cao tầng nhà. Đây là đo chiều dài thông thủy phần dương trạch của nhà, cổng, cửa, bàn ghế, đồ gia dụng. Ngoài ra, thước Lỗ Ban dùng đo chiều dài của việc liên quan Âm phần như đo mồ mả, bàn thờ, các công trình thờ cùng khác trong nhà.

Đây là thước quan trọng được sử dụng để thiết kế, xây dựng nhà ở, công trình thờ cúng cùng nhiều công trình khác trong đời sống. Các kiến trúc sư, các kỹ sư hiện đại vẫn ứng dụng thước trong khi xây dựng, đem đến không gian sống hoàn hảo cho gia chủ.

Cách sử dụng thước lỗ ban 52

Thước Lỗ Ban sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy đồ vật, kích thước phần xây dựng nằm trong phần phạm vi các cung tốt –xấu. Khi đo, nếu dải đo rơi vào vòng cung đỏ tức là kích thước đẹp, tốt. Nếu rơi cung đen thì đây không phải kích thước đẹp theo phong thủy.

Khi đo thước Lỗ Ban 52 cần lưu ý:

– Đo kích thước cửa: Đo phần khuôn cửa, không đo luôn cửa

– Đo chiều cao của nhà: từ tầng trệt đến phần trần trên cùng

– Đo kích thước đồ đạc: đo chiều cao, chiều dài, chiều rộng hoặc phần đường kính của đồ đạc.

Hy vọng thông tin về thước Lỗ Ban 52 và cách sử dụng chuẩn trên sẽ giúp ích cho bạn khi sử dụng thước Lỗ Ban. Đây là vật dụng rất quan trọng tạo nên không gian sống tốt lành, nhiều vận khí, đem đến may mắn cho cả gia đình bạn. Bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ, các công trình kiến trúc tâm linh xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn sở hữu những không gian chuẩn phong thủy.

niết bàn

Niết bàn là gì? Làm sao để đạt được cảnh giới Niết Bàn

Trong Phật Giáo Niết Bàn chính là mục đích cuối cùng của những nhà tu hành, khi đạt đến cảnh giới Niết Bàn người tu hành sẽ không còn cảm thấy buồn phiền khổ đau, dục vọng nữa. Vậy bạn có biết Niết Bàn là gì không? Làm cách nào để đạt được tới cảnh giới của Niết Bàn . Hãy cùng Thietkenhathoho.com tìm hiểu những thông tin về Niết Bàn qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa về Niết Bàn

Định nghĩa về <b>Niết Bàn </b>

Niết Bàn là gì ?

 

Dù là có tìm tìm kiếm rất nhiều nhưng mỗi nơi bạn tìm kiếm sẽ có khái niệm và định nghĩa về Niết Bàn khác nhau. Bởi vì, trên thực tế cho thấy hàm ý của từ Niết Bàn rất rộng, ý nghĩa rất phong phú nên không phải thể diễn giải một cách dễ hiểu và thống nhất được. Và chắc chắn bạn chưa thể hiểu hết hết được Niết Bàn là gì ?

Chúng ta từ bỏ đi bản ngã của mình, bước ra khỏi tâm thức con người của mình để nhìn nhận lại đó là định nghĩa theo tâm lý học. Còn theo Đức Phật dạy Niết Bàn con đường chân lý tuyệt đối, nhờ sự giác ngộ sớm từ năm ông 35 tuổi đã nhìn nhận ra sự thật.

“Nirvana” là từ có nghĩa bóng là “1 thể trạng dập tắt” : Từ này có ý nghĩa là dậm tắt đi thói hư, cái “tôi”, những thù hằn, sân si. Ngoài ra, cũng có thể dịch theo ý khác đó là, Khổ diệt, diệt, diệt tận, Bất sinh, Viên Tịch. Niết Bàn chính là mục đích cuối cùng của nhà tu hành nên cũng được dịch theo nghĩa khác nữa đó là Giải Thoát. Những ý nghĩa này đều hướng đến một tâm hồn trọng sạch, thanh thản, mọi thứ đều trở nên vô thường.

Đức Phật đã dạy bảo những học trò của mình, nhưng mỗi khi được nghe những câu hỏi về định nghĩa Niết Bàn ông lại không nói rõ, hay đưa ra một khái niệm cụ thể nào. Những lời ông nói về Niết Bàn dường như có những ẩn ý, khó có thể tỏ ra cho các học trò hiểu thấu được. Và đúng là vậy, Niết Bàn không thể dùng 1 từ hay cả 1 câu để có thể giải bày hết ý nghĩa của nó ra được.

Những từ ngữ đó sẽ không thể bao hàm hết những ý nghĩa về Niết Bàn , chắc chắn sẽ không thể đạt được ý mà Đức Phật muốn ta hướng đến. Từ xưa, các học giả từ phương Tây xa xôi cũng đã thử giải thích rằng đó là cảm xúc thỏa mãn, tác động mạnh, mà điều này lại không thể nào đúng khái niệm. Niết Bàn cũng có những lúc bị hiểu nhầm đi ý nghĩa và sử dụng không đúng ý nghĩa, mục đích về định nghĩa Niết Bàn .

Định nghĩa về <b>Niết Bàn </b>

 

Định nghĩa về Niết Bàn

 

Như các bạn đã đọc từ những khái niệm phía trên cũng thấy được Niết Bàn là khái niệm trừu tượng nhưng nó có chung một nghĩa đó là: Sự bỏ đi những dục vọng của bản thân, bỏ đi nghiệp báo luân hồi để đạt được sự trong sạch nơi tâm hồn tuyệt đối. Đó chính là nơi thanh tịnh sâu bên trong chính tâm hồn của ta. Niết Bàn trong Phật pháp không như đạo Công giáo sẽ được lên thiên đàng nơi Đức Chúa trời hứa ban, nhưng đó là trạng thái nhà tu hành không còn thấy đau buồn, phiền khổ, đau đớn, phiền não mà lại thấy an nhiên, tâm tịnh, khôn ngoan, không dục vọng.

Các tôn giáo hiện nay đa số sẽ chia chính con người làm hai phần: phần thể xác và linh hồn. Thể xác con người chỉ là tạm bợ trên cõi trần gian này còn linh hồn ta thì sẽ được mãi mãi từ kiếp này sang kiếp khác nếu được đầu thai hay ở trên nước trời, bắt đầu một sống mới.

Nhưng đó là tôn giáo khác, còn riêng về Phật giáo thì không cho rằng linh hồn còn người luôn hiện diện, đó là lý do không cần một nơi trú ngụ cho các linh hồn. Đích đến Phật giáo là Niết Bàn không phải là hưởng phúc đời đời trên Thiên đàng. Chính  là nơi sẽ từ bỏ đi những ham muốn của cõi trần đời, những dục vọng u tối sâu bên trong con người để đạt được đích đến Niết Bàn .

Đức Phật đã cho rằng sự nối tiếp giữa kiếp người trong  vòng luân hồi đó chính là những cây nến. Cây nến kia tắt sẽ có cây khác sẽ được đốt cháy lên, nguồn năng lượng của những cây nên sẽ được truyền cho nhau. Điều đó sẽ hiểu như, nghiệp của con người sẽ được truyền đi qua những đời khác nhau. Chỉ được chấm dứt, giải thoát đi vòng luân hồi nghiệp đó khi nào dập tắt ngọn nến đó đi hoàn toàn, xóa bỏ đi nghiệp luân hồi.

Từ những định nghĩa trên cho thấy được Niết Bàn vừa khó có thể hiểu thấu được, nhưng cũng rất khó để đạt được nó. Điều này cần sự mài giũa tâm hồn, sự thanh tịnh qua sự tu tâm và thiền định để đánh thức được tâm bên trong mình xóa bỏ đi nghiệp báo.

Bản chất của Niết Bàn

Trên thực tế, Niết Bàn trong Phật Pháp là một định nghĩa, khái niệm rất trừu tượng, vượt không gian lẫn cả thời gian, với ý nghĩa rộng lớn. Như trên khái niệm từng quan điểm khác nhau cũng có thể chia thành nhiều khái niệm khác, nó đa dạng cũng không biết đâu là điểm bắt đầu và đâu là hồi chấm dứt. Chưa có ngôn từ nào có thể giải thích, bao hàm hết được, hay lời nói cho thể nói hết được.

Vậy theo bạn, ta có thể tìm kiếm Niết Bàn ở đâu? Đức Phật đã nói rằng, Niết Bàn sẽ tìm được ở chính thâm tâm bên trong những người xung quanh ta chứ không phải ở tận cùng thế giới mà nhà khoa học hay nói đến. Chính vì những tư duy đó nên làm ảnh hưởng đến ta không thể nào nhận ra được Niết Bàn đang ở trước mắt ta. Để đạt được thì bản thân ta hãy giác ngộ ra rằng cuộc sống này chỉ là thực tại, hãy để tâm được thanh thản, an nhiên, vô thường.

 

Bản chất của <b>Niết Bàn </b>

Bản chất của Niết Bàn

Niết Bàn đó là một trạng thái tâm linh chứ không phải là một vật thể luôn tồn tại, chúng ta có thể cầm nắm và đụng chạm được. Mà đó cũng không phải cõi linh thiêng nào đó, mà chỉ là do chúng ta dựng lên trong thâm tâm ta. Đó chính là trạng thái ta đã đạt được Niết Bàn điều mà các nhà tu hành hướng đến.

Khi ta tìm thấy được bản chất của ta nhờ giới định tuệ là lúc đó chính bạn cũng nhận ra bản chất Niết Bàn là gì , như thế nào.

Để đạt được Niết Bàn phải dập tắt đi vòng luân hồi, giải thoát bản thân khỏi đó mới đạt được. Chính ta không dập tắt đi ngọn lửa từ cây nến mà cứ truyền luân hồi kiếp này sang kiếp khác thì nghiệp vẫn chưa bao giờ dứt, những nỗi buồn và đau khổ không thể nào nguôi ngoai nơi trần gian này.

Đúng là định nghĩa đã khó hiểu đến việc nhận ra bản chất càng không phải điều dễ dàng, bản thân phải hướng mình theo lối sống, có ý chí hướng đến Phật, an nhiên trong lòng. Chỉ khi ta nhận biết được thì ta mới có ý thức cởi trói đi những uất ức đang trói buộc ta. Ngay lúc này chúng ta hãy giác ngộ để chính chúng ta được thanh thản trong cõi lòng ta.

Chúng ta tu hãy thiền định theo Phật, học theo Đức Phật thì tất cả cho cùng cũng là để đạt tới cảnh giới Niết Bàn . Khi chúng ta hoàn toàn có thể giác ngộ thì chỉ còn lại là hư vô thì lúc đó chúng ta sẽ sống ngoài những khổ đau từ bỏ đi những gì  mà chốn trần gian này mang lại, tức là đã đạt đến trạng thái của Niết Bàn , hiểu rõ nhất về bản chất của Niết Bàn .

Niết Bàn có ý nghĩa gì trong Phật Giáo

Đã nói về Niết Bàn , thì theo kinh giáo của Phật được tính làm 2 loại. Đó là Hữu dư và Vô dư. Đã được Đức Phật giảng dạy. Vậy ý nghĩa và tại sao lại gọi như vậy là vì?

Ý nghĩa <b>Niết Bàn </b> trong Phật Pháp

Ý nghĩa Niết Bàn trong Phật Pháp

Hữu dư Niết Bàn

Thường sẽ hay được gọi tương đối Niết Bàn , là khi ta đã giải thoát bản thân khỏi vòng đời nghiệp khi ta còn trên cõi trần này. Với Thánh Arahan thì đó là khi ta tự chấm dứt đi sân si, cái “tôi”, mọi sự đau khổ ra khỏi. Những nỗi uất ức, trói buộc chỉ còn cho đến hết kết thúc cuộc đời trần thế..

Vô dư Niết Bàn

Còn được gọi là Niết Bàn tuyệt đối, là khi ta đã giải thoát bản thân khỏi vòng đời nghiệp khi ta đã không tồn tại  trên cõi trần này. Với Thánh Arahan thì đó là khi ta tự chấm dứt đi sân si, cái “tôi”, mọi sự đau khổ ra khỏi. Những nỗi uất ức, trói buộc đã chấm dứt sẽ không còn ở vòng đời tiếp theo, tất cả đã được giải thoát,

Đó chính là ý nghĩa, khái niệm cơ bản và đó cũng chính là một phần của Niết Bàn , tất cả đều hướng Phật, tâm trong lòng thảnh thơi nhưng chỉ khác rằng một điều đó là khi ta còn sống hay còn đã rời khỏi cõi trần gian.

Làm thế nào để tới Cảnh giới Niết Bàn ?

Mục đích chính các nhà tu hành là đạt tới cảnh giới của Niết Bàn . Khi mà chính ta từ bỏ được những nỗi buồn, đau khổ thì tất cả trên cõi trần này chẳng còn lại gì cả, vì tất cả chỉ là vô thường. Dù đã biết về các nhà tu hành và cuộc sống của các nhà tu xuất gia thì cũng không thể nhận thức được đâu là bản ngã, đâu là nơi ta nên bước ra khỏi, tất cả đều cần sự tập trung hướng về Phật Pháp. Hãy làm việc lành đừng làm những việc á, giữ cho tâm hồn trong sạch đó những ý tóm gọn lại mà Đức Phật muốn dạy cho chúng ta để theo Người giác ngộ.

Làm thế nào để tới Cảnh giới <b>Niết Bàn </b>?

 

Cách đạt tới cảnh giới Niết Bàn

Cuộc sống đời này luôn biến đổi vô thường theo cách đặt biệt mà con người không thể nào đoán trước được. Nếu không tự giải thoát bản thân thì mãi mãi kẹt giữa vòng luân hồi không đạt được cảnh giới Niết Bàn . Chúng ta phải dập tắt được ngọn lửa từ cây nến đó. Bằng cách hãy duy trì sống thiện, siêng năng thiền định, sống có tâm, quên đi những đau khổ, xóa bỏ hết đi những gì ghét, yêu, hờn, giận người đời. Đó không phải cách để dập lửa, đừng đốt cháy thêm, hãy dập nó để tâm an nhiên sống kiếp người vô thường. Đó là lúc ta bước chân đến cảnh giới Niết Bàn mà Đức Phật đã nói.

Tất cả tôn giáo đều hướng con người đến thiện chí, hoàn mỹ. Phật Pháp cũng như vậy, những bài giảnh của Đức Phật rất nhiều nhưng nó đầy ẩn ý, trừu tượng. Không phải ngày một ngày hai mà có thể hiểu được những lời Phật đã dạy. Qua bài viết này mình hy vọng qua bài viết tìm hiểu về Niết Bàn mỗi người sẽ tìm cho mình được con đường hướng đến cảnh giới của Niết Bàn mà ta hướng tới.

đền bà chúa kho khi nào mở cửa

Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh có mở cửa không

 Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh có mở cửa không? Thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn “chớp đúng thời điểm” thăm ngôi đền thiêng liêng, nhiều ý nghĩa này.

Hiếm có ngôi đền nào thu hút khách thập phương mỗi năm nhiều như đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh. Đây là ngôi đền thiêng liêng, có nhiều ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tâm linh người Việt. Tuy nhiên, thời gian gần đây đền phải đóng cửa vì ảnh hưởng của dịch. Vì thế, bạn hãy cùng thietkenhathoho.com cập nhật tin tức Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh có mở cửa không qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về Bà Chúa Kho

Mỗi năm cứ đến xuân về thì ngôi đền ở Bắc Ninh lại có rất đông đúc du khách. Khách thập phương ghé đến vay lộc từ Bà Chúa Kho để làm ăn tấn phát. Tại sao Bà Chúa Kho lại được tin tưởng như thế, cùng tìm hiểu bà là ai và đem đến những điềm lộc gì.

Bà Chúa Kho là ai?

Tìm hiểu về Bà Chúa Kho

Bà Chúa Kho là ai?

Đến nay, không có ai biết rõ Bà Chúa Kho tên họ thật là gì. Tương truyền vào thời nhà Lý ở Bắc Ninh có người con gái nhan sắc tuyệt trần. Bà đa trí, đa tài, biết sắp xếp và tích trữ thực phẩm để giúp dân chống đói, chống giặc ngoại xâm.

Vào ngày 12 tháng giêng năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta. Trong một lần đi tiếp tế lương thực, bà bị quân giặc giết. Nhà vua lúc bấy giờ khi nghe tin thì phong cho bà danh hiệu Phúc Thần. Người dân tôn kính bà nên lập đền thờ ngay kho lương để thể hiện lòng biết ơn và sự tôn kính. Người dân gọi bà với cái tên thân thương là Bà Chúa Kho, hằng năm thờ cúng và tổ chức lễ hội linh đình ở đền.

Lễ hội Bà Chúa Kho diễn ra khi nào?

Lễ hội Bà Chúa Kho diễn ra khi nào?

 

Mỗi năm, lễ hội diễn ra ở đền Bà Chúa Kho rất sôi nổi. Lễ hội thường diễn ra vào ngày 14 tháng giêng Âm lịch. Trong những ngày này, du khách thập phương, nhất là dân làm ăn, kinh doanh đổ về đây hành lễ, dâng hương. Tất cả mọi người đến với mong ước Bà phù hộ “vay vốn” đầu năm, kinh doanh may mắn, làm ăn thuận lợi.

Đền Bà Chúa Kho ở đâu?

Đền Bà Chúa Kho đặt ở Bắc Ninh, nằm lưng chừng núi Kho. Tuy nhiên, một thời gian sau để tiện lợi cho du khách đến dâng hương, đền thờ đã được đặt ở làng Cổ Mễ, phường Ninh Vũ, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Đền Bà Chúa Kho ở đâu?

 

Đền Bà Chúa Kho đặt ở làng Cổ Mễ tỉnh Bắc Ninh

Không rõ chính xác đền được dời khi nào nhưng ở thời nhà Lý thì đền thờ của Bà Chúa Kho chỉ là đền thờ nhỏ. Sau đến thời Lê, đền thờ đã được trùng tu rộng rãi hơn, nhiều không gian hơn.

Giới thiệu về đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho xây dựng ở thời Lý. Ngôi đền này trải qua rất nhiều lần trùng tu. Những năm kháng chiến chống Pháp thì khu đền này bị thiệt hại rất nặng nhưng chưa được quan tâm sửa chữa. Đến những năm 1978-1980 thì người dẫn đã chung tay tu sửa lại đền. Ở khu vực quanh đền còn lưu lại rất nhiều dấu ấn văn hóa của các thời kỳ khác nhau.

Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử -văn hóa cấp quốc gia năm 1989. Ngôi đền có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Hằng năm, người dân đến đây hành lễ, cầu mong được “vay vốn”, nhận may mắn, thuận lợi khi làm ăn, buôn bán.

Vẻ đẹp tâm linh lâu đời của đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho có thiết kế kiến trúc rất độc đáo, in đậm các dấu ấn lịch sử. Trước đây đều có thiết kế khá đơn giản nhưng sau đó được mở rộng thêm nhiều công trình như lầu cô, lầu cậu, tòa sơn trang, bàn thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên,..

Đến hiện nay có kiến trúc kiểu chữ Nhị. Kiểu kiến trúc này gồm có tòa Tiền đế 3 gian và Hậu cung 3 gian. Thiết kế đền rộng rãi, đẹp mắt, thể hiện vẻ đẹp tâm linh thiêng liêng của người Việt.

Vẻ đẹp tâm linh lâu đời của đền Bà Chúa Kho

 

Đền Bà Chúa Kho có thiết kế kiến trúc rất độc đáo, in đậm các dấu ấn lịch sử

Trên mái đền, có bức đại tự với dòng chữ “Chúa Kho từ” được đắp nổi đẹp mắt, tinh tế. Hai trụ trước đến chắc chắn, có câu đối viết bằng chữ Hán. Đây là câu đối viết nên ca ngợi công lao của người nữ tài ba, quả cảm, yêu nước, tài sắc vẹn toàn. Xung quanh của đền còn rất nhiều dấu ấn thời Nhà Lê Như gạch ngói cũ, đầu ngói mũi hài,..

Dù trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng Đền Bà Chúa Kho vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa, đậm văn hóa người Việt. Đây là ngôi đền vừa có ý nghĩa văn hóa, vừa có ý nghĩa lịch sử quan trọng của dân tộc Việt.

Những lưu ý khi đến đền Bà Chúa Kho

Khách đến đền Bà Chúa Kho với nhiều mục đích như du xuân, cầu tài lộc, mong bình an,.. Nhưng quan trọng nhất là cầu tài, “vay vốn” làm ăn, kinh doanh. Tuy nhiên, đền Bà Chúa Kho dịp lễ đông đúc khi đến đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh bạn cần lưu ý các vấn đề như:

– Đền là khu thờ thiêng liêng, cần ăn mặc lịch sự, gọn gàng, không ăn mặc quá hở hang

– Không nên mang giày cao gót để dễ dàng di chuyển trong khu vực của đền

– Khu đền thờ đông người viếng thăm nên sẽ có kẻ gian móc túi, vì thế bạn không nên mang quá nhiều tiền trong người

– Chuẩn bị trước lễ cúng, mua ở đền sẽ đắt hơn hoặc tìm nơi uy tín để soạn lễ cúng trước tránh bối rối khi dâng lễ

– Do tình hình dịch Covid phức tạp nên cần cập nhật Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh có mở cửa không trước khi đi.

Những lưu ý khi đến đền Bà Chúa Kho

 

Đền là khu thờ thiêng liêng, cần ăn mặc lịch sự, gọn gàng

Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh có mở cửa không?

Hiện nay, do tình hình dịch bệnh phức tạp nên một số tỉnh không được tổ chức lễ hội, tụ tập quá đông người. Đền Bà Chúa Kho cũng thế, có thời gian đã bị cấm mở cửa đón khách. Vì thế, trước khi đi bạn cần cập nhật thông tin đóng mở cửa ở đây trước.

Đền Bà Chúa Kho đã mở cửa đón du khách

Du khách thập phương có thể đến Đền Bà Chúa Kho trong năm 2022. Tuy nhiên, khi đến bạn cần giữ nghiêm quy định 5K của bộ Y tế để giữ an toàn cho bản thân. Thời gian mở cửa của Đền Bà Chúa Kho là linh hoạt, đền mở cửa cả ngày nên bạn có thể đến viếng thăm bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đến vào sáng sớm để thoải mái hơn, không gian cũng thoáng đãng hơn.

Đền Bà Chúa Kho đã mở cửa đón du khách

 

Khi đến Đền Bà Chúa Kho trong năm 2022 bạn cần giữ nghiêm quy định 5K

Thông tin đóng, mở cửa Đền Bà Chúa Kho năm 2022

Do dịch bệnh phức tạp, đền Bà Chúa Kho đã đóng cửa để phòng dịch. Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh ổn hơn, đền đã được cho phép mở cửa trở lại. Du khách thập phương đã có thể đến đền Bà Chúa Kho từ 14 giờ ngày 09-2-2022. Đền đã hoạt động trở lại, đón du khách như bình thường, bạn có thể đến dâng lễ, cầu tài lộc cho mình.

Cập nhật tin tức Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh có mở cửa không trên chắc chắn rất hữu ích cho bạn. Hãy chọn ngày đẹp và đi đến ngôi đền thiêng liêng này cầu tài lộc, may mắn cho mình. Ngôi đền tâm linh, kiến trúc đẹp mắt này luôn mở cửa phục vụ hiện nay. 

Nếu quý bạn cần tư vấn thiết kế thi công nhà thờ họ trọn gói xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian tâm linh hoàn mỹ nhất.

Mẫu rồng chầu mặt nguyệt là gì?

Rồng chầu mặt nguyệt là gì?

Rồng chầu mặt nguyệt là thiết kế được rất nhiều người quan tâm. Đây không chỉ là một mẫu thiết kế kiến trúc, điêu khắc đơn thuần mà còn là vẻ đẹp tâm linh lâu đời, đậm chất văn hóa. Mẫu điêu khắc này thật sự tạo nên nét đẹp riêng, độc đáo cho không gian mà nó hiện hữu. Dưới đây là những thông tin của nhà thờ họ cung cấp đến quý độc giả về Rồng chầu mặt nguyệt mới quý bạn cùng theo dõi.

Rồng chầu mặt nguyệt là gì?

Mẫu <b>Rồng chầu mặt nguyệt </b> là gì?

Rồng chầu mặt nguyệt được đắp bằng đất nung

 

Rồng chầu mặt nguyệt còn được gọi với tên khác là “lưỡng long chầu nguyệt”. Đây là biểu tượng văn hóa, biểu trưng cho âm dương hòa hợp trong vũ trụ. Tạo hình rồng trong mẫu Rồng chầu mặt nguyệt được thực hiện theo khuôn mẫu tiêu chuẩn. Đây là một hiện thân của sức mạnh, của những điều tốt đẹp trong đời sống mỗi người.

 

hình ảnh <b>Rồng chầu mặt nguyệt </b>

Hình ảnh Rồng chầu mặt nguyệt

 

Hình ảnh rồng với thân hình uốn lượn, đẹp mắt. Thân rồng uốn hình sin 12 khúc thể hiện 12 tháng, biểu trưng cho sự thay đổi của vạn vật trong 1 năm tròn. Đây là sự cầu mong và thể hiện cho sự trù phú chan hòa của nền nông nghiệp lúa nước. Thân rồng uốn lượn uyển chuyển thể hiện được sự biến hóa màu nhiệm và sự dịch chuyển linh hoạt, tinh tế trong khi cai quản thiên nhiên, mùa màng.

Sức sống, quyền uy của rồng trong mẫu “lưỡng long chầu nguyệt” với đuôi chổng lên, ngước nhìn mặt trăng, đầu chúc xuống còn là biểu trưng cho sự thần phục. Điều này thể hiện mong ước mưa thuận gió hòa, thánh thần thuận ý để cho mọi chuyện tốt đẹp.

Ý nghĩa của Rồng chầu mặt nguyệt

Rồng chầu mặt nguyệt có ứng dụng đa dạng trong thiết kế kiến trúc của người Việt. Mẫu hình này mang những ý nghĩa riêng, tìm hiểu bạn sẽ cảm nhận được sự diệu kỳ của thiết kế điêu khắc này.

Ý nghĩa của loài rồng

Ý nghĩa của loài rồng

 

Điểm đầu tiên gây chú ý trong Rồng chầu mặt nguyệt chính là hình ảnh rồng. Rồng là con vật kết hợp 9 loài vật khác nhau. Đó là mắt thỏ, sừng hưu, cổ rắn, đầu lạc đà, vây cá chép, bụng ếch, móng chim ưng, bàn chân của hổ.

Phần đầu rồng có bờm và râu cằm. Đầu lớn, uy nghi thể hiện quyền lực, mạnh mẽ. Thân rồng uốn hình sin 12 khúc linh hoạt, mềm mại nhưng cứng cáp, chắc chắn. Thân dài, cơ khỏe với vảy âm dương ngũ sắc và đuôi lượn sóng khiến cho rồng trở nên cực kỳ nổi bật. Theo truyền thuyến Việt Nam thì miệng rồng ngậm Long Châu còn rồng các ngước Nhật Bản, Trung Quốc thì rồng cầm ngọc chân trước.

Trong những mẫu Rồng chầu mặt nguyệt thì có 2 con rồng. Hai con rồng là biểu trưng cho cực Âm và Dương. Điều này thể hiện sự cân bằng trong cuộc sống. Hai con rồng nắm giữ sự cân bằng, điều khiển và tạo nên cân bằng cho vũ trụ. Đây là sức mạnh to lớn rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Ý nghĩa của mặt trăng

Hình mặt nguyệt hay mặt trăng chính là thái cực. Theo một số lý giải khác thì nó là tượng trưng của viên ngọc sáng. Đây là biểu trưng cho ngũ hành của vũ trụ, thể hiện cho sự sống, cho sự phát triển.

Nhìn chung, hình ảnh Rồng chầu mặt nguyệt mang sức mạnh của loài rồng, sức mạnh của sự cân bằng, của khả năng điều khiển vạn vật trong vũ trụ. Hình ảnh hai con rồng cùng mặt trăng soi sáng kết hợp là thể hiện cho sự quyền uy, hướng tới ước vọng tốt đẹp, mong muốn những điều lành soi sáng khắp nơi. Đây không chỉ là biểu trưng cho sức mạnh của thần thánh, của mặt trăng và loài rồng. Đây còn là giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, mong ước điều khiển, thần phục thiên nhiên của con người.

Mẫu Rồng chầu mặt nguyệt thường xuất hiện ở đâu?

Mẫu Rồng chầu mặt nguyệt thường xuất hiện ở đâu? Bạn sẽ dễ dàng tìm được hình ảnh này ở rất nhiều công trình kiến trúc khác nhau. Mẫu thiết kế, điêu khắc này thật sự tạo nên vẻ đẹp khác biệt cho từng không gian kiến trúc.

Công trình nhà thờ họ

Công trình nhà thờ họ

 

Trên các công trình nhà thờ họ, hình ảnh Rồng chầu mặt nguyệt thường được thiết kế ấn tượng ở cổng, bàn thờ,… Thiết kế này tôn lên nét trang nghiêm, thể hiện sự kính trọng của người hương khói cho tổ tiên.

Công trình đình chùa

Công trình đình chùa

 

Ở các mái đình, mái chùa, đền miếu, mẫu Rồng chầu mặt nguyệt đem đến may mắn, sự linh thiêng cho không gian. Đây còn là hình ảnh mang ý nghĩa trấn yểm, che chở cho phật pháp, pháp giáo. Đây là nét đặc trưng tâm linh của người Việt ta từ rất xa xưa.

Trên các lăng mộ

Ở các lăng mộ, nhất là lăng mộ vua chúa, hình ảnh Rồng chầu mặt nguyệt xuất hiện rất nhiều. Điều này thể hiện sự tôn nghiêm, quyền uy của khu lăng mộ. Ngày nay, ở các ngôi mộ dòng họ vẫn được điêu khắc hình ảnh này. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng và thể hiện sự linh thiêng cho không gian thờ cúng.

Các đồ thờ cúng

Trên các lăng mộ

 

Những đồ thờ cúng như lư hương, bát hương, đèn treo nhà thờ, đỉnh đồng, hoành phi câu đối,.. cũng được chạm khắc, điêu khắc hình Rồng chầu mặt nguyệt . Đây không chỉ thể hiện được văn hóa tâm linh của người Việt mà còn thể hiện sự trang nghiêm, thành tâm của người thực hiện thờ cúng.

Đồ decor trang trí nội thất

Ngoài những lần xuất hiện trên đồ thờ, khu vực linh thiêng, mẫu Rồng chầu mặt nguyệt cũng là một loại đồ trang trí nội thất độc đáo, đẹp mắt. Thiết kế hai rồng đối xứng bởi hạt châu rất tinh tế và hoàn hảo. Đặt trong không gian, thiết kế đồ decor trang trí nội thất thật sự thu hút, bắt mắt.

Lưu ý khi thực hiện mẫu Rồng chầu mặt nguyệt

Mẫu Rồng chầu mặt nguyệt là một thiết kế đòi hỏi kỹ thuật cao, sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng chi tiết. Vì thế, bạn không thể qua loa khi chọn nơi thực hiện mẫu Rồng chầu mặt nguyệt này. Khu thực hiện hình ảnh này cần lưu ý nhiều yếu tố khác nhau.

Thiết kế mẫu Rồng chầu mặt nguyệt

Khác với những mẫu thiết kế trang trí đơn thuần, Rồng chầu mặt nguyệt có nhiều chi tiết rất nhỏ và tinh tế. Vì thế, cần phải có bản thiết kế chi tiết trước khi thực hiện. Cần có các thông số tỷ lệ thân rồng, đường uốn hình sin của thân, tỷ lệ đầu rồng, kích thước mặt nguyệt,… Có được sự chính xác càng lớn trong bản vẽ thì quá trình thi công, thực hiện sẽ đẹp và sắc xảo hơn.

Màu sắc của mẫu

Sản phẩm hoàn thiện phải có màu trang nhã, cao quý và đậm chất hoài cổ. Vì thế, trước khi bắt đầu thực hiện thi công cần chọn tông màu của mẫu sao cho phù hợp với không gian và thiết kế nội thất. Có thể kết hợp nhiều màu sắc hoặc dùng một màu với nhiều tone sắc khác nhau để tạo nên sự độc đáo riêng cho mẫu hình.

Mẫu Rồng chầu mặt nguyệt là vẻ đẹp tâm linh trong kiến trúc Việt rất đáng được quan tâm, tìm hiểu. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế nhà thờ họ hay những công trình kiến trúc tâm linh khác hoặc đơn giản là tạo hình mẫu thiết kế kiến trúc này, liên hệ ngay với ACC HOME theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com. Chúng tôi là nơi thực hiện thiết kế thi công kiến trúc chuyên nghiệp, đẳng cấp. Không gian đậm chất văn hóa tâm linh Việt với Rồng chầu mặt nguyệt của chúng tôi chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng!

làm tân gia nhà mới

Các thủ tục khi làm tân gia nhà mới

Tân gia là một phong tục quen thuộc của người Việt mình, vốn là một buổi tiệc chúc mừng gia chủ đã có thể mua một ngôi nhà mới. Nhiều người còn xem đây là buổi tiệc đánh dấu sự thành công của mình trong cuộc sống. Bài viết dưới đây của Nhà Thờ Họ sẽ giúp bạn chuẩn bị buổi tiệc tân gia một cách chu đáo nhất.

Tiệc Tân gia là gì? 

Tiệc Tân gia là gì? 

 

Tổ chức tiệc tân gia vốn là phong tục lâu đời của người Việt ta

Quan niệm người phương Đông về hai từ “Tân Gia” vô cùng sâu sắc trong phong tục tập quán thường nhật ngày nay.  Tân gia có nghĩa là tổ chức tiệc mừng nhà mới tức là ngôi nhà mới xây hay người sinh sống chuyển đến địa điểm cư trú mới.

Vì sao phải tổ chức tiệc tân gia?

Mỗi bữa tiệc có quy mô tổ chức khác nhau tùy vào người chủ nhà muốn tổ chức như thế nào. Đây là một bữa tiệc chung vui cùng mọi người ăn tân gia nhà mới, căn nhà được xem như món tài sản mà người chủ nỗ lực suốt những năm tháng qua để dành dụm được. Thường khách mời là những người thân thiết với chủ nhà ăn mừng thành công khi đã cố gắng hết mình trong cuộc sống. Nó còn là dấu ấn trong cuộc đời, từ đây mọi thành công lớn hơn sẽ đến với chủ nhân ngôi nhà.

Theo lệ thường thì tân gia phải tổ chức đến 2 nghi lễ khác nhau: Lễ cúng bái tân gia và tiệc rượu tiếp đãi bạn bè. Những nghi thức cúng kiến tổ tiên, thần linh thường diễn ra trước tiệc rượu. Sau khi làm xong mọi nghi thức trên, bắt đầu chủ nhà mới đem món ăn lên đãi bạn bè, người thân thiết gần xa.

Người xưa tổ chức tân gia với mong muốn xua tan đi bầu không khí u ám, lạnh lẽo tại nơi đây. Nhiều người đến chúc mừng được xem như là mang sinh khí đến, giúp dòng khí trong nhà vượng thêm, tiền tài cũng từ đó mà vào như nước.

Lễ cúng tân gia bạn cần chuẩn bị những gì?

Lễ cúng tân gia bạn cần chuẩn bị những gì?

 

Đây là một số kiểu trang trí cúng tân gia 

Tân gia mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chủ ngôi nhà, các nghi lễ cúng bái đều cần thực hiện đầy đủ như sau:

Đầu tiên, bạn đọc báo cao và hành lễ tạ thần linh, thổ địa, sơn thần và ông thổ địa thổ công, gia tiên nhà mình ở ngôi nhà mới để họ phù hộ cho gia đình mình công ăn làm ra, cuộc sống ấm no, bình yên. Mỗi vùng miền sẽ có cách cúng khác nhau, bạn cứ thuận theo nơi bạn sinh sống mà làm, chỉ cần làm đủ nghi thức và thực hiện nó theo đúng quy tắc..

Chọn ngày tốt làm Lễ cúng tân gia nhà mới

Chọn ngày tốt làm Lễ cúng tân gia nhà mới

 

Khi làm tân gia cần phải chọn ngày lành tháng tốt

 

Con người ta làm bất cứ việc trọng đại trong đời đều phải chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức như: đám cưới, đám hỏi, tân gia,…Ngày đẹp sẽ mang lại nhiều điềm may mắn, tốt lành hơn tuy ngày nay người ta đã không còn quan trọng hóa nó như xưa nhưng vẫn kiêng cữ vẫn tốt hơn. 

Chọn ngày đẹp: Ngày đó phải hợp với tuổi của gia chủ, dựa theo đó mà làm lễ sẽ mang lại nhiều phúc khí cho ngôi nhà. Ngoài ra, hướng nhà có tính tương sinh với ngày giờ mang đến nhiều tiền tài, sinh khí vượng cho cả ngôi nhà.

Chọn giờ đẹp dựa theo hướng ngôi nhà: tức là cúng đúng giờ ngay lúc trời đất giao hòa với nhau. Khoảnh khắc này được trời đất chứng giám, từ đấy được phù hộ cho con đường tài lộc thêm vinh hiển, đủ đầy.

Dưới đây là những ngày xấu không nên chọn để tổ chức tiệc tân gia:

Những ngày dương công xấu thuộc âm lịch như: 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 29/7, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12.

Những ngày tam nương cực xấu thuộc âm lịch như: 3/7, 13/8, 22/7

Cuối cùng là những này nguyệt kỵ thuộc âm lịch như: mùng 5,14 và 23 âm lịch rằm hằng tháng.

Lập danh sách khách mời

Sau khi chọn ngày giờ đẹp xông, gia chủ nên lên danh sách khách mời, thường thì mời những người thân thích, con cháu và những người bạn thân đến chung vui cho mình. Chốt được danh sách khách mời thì bắt đầu lên danh sách bàn và nên để dư đến 1-2 bàn trống để tiết kiệm chi phí tổ chức tiệc.

Chuẩn bị thực đơn cho tiệc tân gia

Buổi tiệc tân gia không thể thiếu những món ngon chiêu đãi bạn bè gần xa, vì thế mà cần làm những món quen thuộc dễ ăn, phù hợp khẩu vị đa số mọi người. Món ăn chất lượng chắc chắn quan trọng nhưng phải trang trí bắt mắt thể hiện tài nghệ của mình cũng như bày tỏ lòng hiếu khách của gia chủ.

Ngoài ra nên chuẩn bị thêm món tráng miệng để khách được ăn no và thoải mái. Bạn nên tham khảo thêm thực đơn của những nhà tân gia khác.

Chuẩn bị mâm lễ cúng tân gia

Chuẩn bị mâm lễ cúng tân gia

 

Một bữa tiệc tân gia với đầy đủ món ngon

 

Ngoài những món chuẩn bị cho tiệc tân gia còn phải chuẩn bị thêm 1 phần để cúng lễ nhập trạch đây là lễ cúng thông lệ mỗi khi ai đó mua nhà mới, xây nhà,…Đây là phương thức thông báo đến Thần Linh, Thổ Địa nơi đây. Lễ cúng này rất quan trọng không được làm qua quýt, cẩu thả không những không linh nghiệm mà tự rước xui xẻo vào gia đình.

Những món thường được cúng trong mâm cỗ cúng tân gia gồm 3 phần: ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn: 

  • 1 bộ nhang rồng phụng
  • Chè nào cũng được
  • Mâm xôi gấc đậu xanh
  • Tô cháo trắng
  • 1 con gà luộc
  • 1 con heo quay
  • 1 mâm trái cây
  • Chậu hoa cúc kim cương hay bình hoa
  • 1 bộ tam sên ( gồm 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 quả trứng vịt luộc)
  • 1 chai hoặc nhiều chai nước
  • Bộ giấy cúng vàng mã cúng nhà mới
  • 1 mâm bánh kẹo tùy chọn
  • 1 Hũ sứ
  • 1 Lư hương để xông trầm hương
  • 1 bộ nến
  • 1 Hũ gạo
  • 1 bình trà pha 
  • 1 chai rượu Vodka
  • 1 bộ trầu cau

Nếu bạn có thể chuẩn bị đủ mọi thứ trên thì thật tốt, còn không thiếu vài món cũng không sao. Quan trọng nhất chính là tấm lòng thành của gia chủ thành tâm cầu nguyện khi làm lễ tân gia, cúng bái.

Lên ý tưởng trang trí tiệc tân gia

Lên ý tưởng trang trí tiệc tân gia

 

Thiệp mời được in rõ, màu sắc đẹp mắt

Thiết kế thiệp mời phải có hoa văn họa tiết đẹp mắt hợp với thị hiếu của mọi người. Bạn không nên chọn những thiệp quá nhiều màu sắc khiến người xem bị nhức mắt. Thiệp mời nên là thiệp làm từ giấy thơm có chút kim tuyến nhỏ lấp lánh trên thiệp vừa sang vừa tiết kiệm chi phí. Ngoài ra bạn có thể thuê dịch vụ trang trí tiệc tân gia nhà bạn, khi chào đón khách phần nào cũng yên tâm hơn.

Lựa chọn quà cho khách mời

Lựa chọn quà cho khách mời

 

Công đoạn chuẩn bị quà cho chủ ngôi nhà

 

Quà cáp tặng chủ nhà là điều không thể thiếu nó còn thể hiện sự thiện chí và tấm lòng của mình khi đến ăn tân gia nhà ai đó. Chọn quà cáp vốn là vấn đề hết sức đau đầu vì thế mà bạn nên khảo một số món sau: tranh treo tường, bình sứ, bát dĩa, đồng hồ treo tường, vật phong thủy, tách trà, tượng phật,…

Chuẩn bị văn khấn cúng tân gia

Cúng tân gia cần thực hiện theo đúng các hình thức nghi lễ theo đúng giờ, cần làm bằng tấm lòng chân thành khi cúng bái. Đọc 2 bài khấn là văn khấn tạ lễ gia tiên và văn khấn nhập trạch tân gia. Lưu ý cần sắp xếp thời gian hợp lý trước khi khách mời đến.

Văn khấn tạ lễ Gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Chúng con xin lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

Chúng con xin lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, cùng các chư vị tôn thần.

Chúng con xin kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..

Chúng con là: ……………. (đọc tên lần lượt tất cả mọi người từ trên xuống dưới)

Hôm nay là ngày … tháng … năm … âm lịch là ngày lành tháng tốt

Chúng con đã chuẩn bị thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Chúng con được nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã phù hộ cho chúng con tạo lập được ngôi nhà mới (nhập trạch về nơi ở mới). Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Tại địa chỉ:…………………………………….

Chúng con xin cúi xin các cụ, ông bà Tổ tiên cùng chư vị hương linh nội ngoại họ phù hộ …………… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an, mạnh khoẻ xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày. Với lòng thành kính chúng con chuẩn bị với lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Văn khấn nhập trạch cho lễ cúng tân gia

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Chúng con xin kính lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

Chúng con xin kính lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

Chúng con xin kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

Chúng con xin kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần

Chúng con xin kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần

Chúng con xin kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Chúng con xin kính lạy các ngài các vị Tôn thần cai quản trong nơi này.

Chúng con xin kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..

Tín chủ chúng con là:……………………………………..

Ngụ tại:………………………………………..

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. âm lịch, ngày lành tháng tốt trong năm

Hương đăng chúng con đã bắc, lễ vật đã dâng trình, tâm niệm đã trình báo. Tại nơi đây trước bản tọa chư vị tôn thần, chúng con xin cúi xin hoan hỷ hải hà thụ nhận chứng giám.Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài, xin các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc được hanh thông mọi việc tốt lành , sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm…

Những điều cần nhớ khi cúng tân gia

Dưới đây là một số lưu ý để buổi tiệc tân gia diễn ra một cách trọn vẹn nhất. Bạn nên thực hiện theo để tránh những tai vạ về sau.

Đốt nến đoán khí lưu và tình trạng nhà

Đốt nến đoán khí lưu và tình trạng nhà

 

Đốt nến có khả năng lưu thông không khí trong nhà

 

Đốt nến là cách khi lưu thông không khí trong nhà, cải thiện tình hình trong nhà. Ngọn nến cần được đặt ở phía đông nam khi đốt nến, bạn theo dõi khả năng cháy của ngọn lửa sẽ giúp gia chủ biết được huyền cơ trong toàn bộ ngôi nhà. Hướng lửa chảy theo hướng nào thì đó là hướng chảy của ngôi nhà. Nếu ngọn nến đứng thẳng chứng minh rằng ngôi nhà này có một lượng oxy lớn còn nếu cháy nhỏ thì thiếu oxy và không khí nơi này bị ẩm.

Xông nhà

Xông nhà

 

Trầm hương giúp đuổi côn trùng trong nhà đi

Xông nhà bằng hình thức trầm hương vốn đã từ bao đời nay. Xông nhà mới giúp đuổi đi mọi điều xấu xa, từ đây những thứ ô uế sẽ dần biến mất. Khi xông nên mở các cánh cửa thông thoáng để lấn át mùi ẩm trong nhà. Ngoài ra, còn giúp gia chủ đuổi những côn trùng giúp không gian sống sạch sẽ, tươm tất hơn, loại bỏ vô số khí độc bên trong nhà.

Chuông gió

Chuông gió

 

Chuông gió treo trước nhà hay trước cửa sổ

Chuông gió hay được biết với cái tên khác là phong linh có chức năng ta biết được hướng gió trời thổi vào đâu trong nhà. Âm thanh của chuông gió theo phong thủy có nghĩa là thanh âm mang lại tiền tài, châu báu hỗ trợ công việc kinh doanh của gia chủ. 

Một số lưu ý khi tổ chức tiệc tân gia

  • Việc xông nhà khi cúng tân gia rất quan trọng, gia chủ nên chọn người hợp tuổi với bạn, năm đó để xông nhà cho may mắn.
  • Khi tổ chức tiệc tân gia không nên xảy ra tranh chấp, cãi vã làm không khí bữa tiệc trầm lặng xuống, sau này khó mà làm mọi thứ hanh thông.
  • Những ngày cuối tuần luôn là sự lựa chọn thích hợp nhất, ngày này mọi người đều được nghỉ vì thế thuận lợi để tổ chức tiệc mừng mà không lo thiếu người này, người kia.
  • Nhiều người chỉ mời người khác đến nhưng quên chuẩn bài phát biểu bày tỏ lòng cảm mến người ta đã dành thời gian đến tham gia tiệc mừng của nhà mình.
  • Phong cách trang trí nhà mới chỉ cần đơn giản, không cần quá cầu kỳ làm không gian trở nên ngột ngạt, kì quặc trong mắt người khác.
  • Khi chốt ds khách mời gia chủ nên dự trù thêm 1-2 bàn nhằm những lúc có sự cố hay người được mời dắt thêm người đến.
  • Nếu gia chủ là người vùng khác đến dựa vào danh sách khách mời mà làm món ăn theo địa phương, phù hợp với khẩu vị của họ
  • Gia chủ chuẩn bị lễ cúng tân gia trước, đo lường thời gian cúng kiến sau đấy hẹn khách mời đến nhà ăn mừng. Hai khoảng thời gian này thường cách nhau 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Tùy vào phương thức cúng kiến mà gia chủ chọn để thực hiện trong ngày đó.

Hy vọng với những thông tin trên quý độc giả sẽ có những chuẩn bị chu đáo cho bữa tiệc tân gia nhà mình. Nếu quý chủ đầu tư nào đang cần tư vấn thiết kế nhà ở, nhà thờ họ cũng như các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp quý vị có những không gian hoàn hảo nhất.

bàn thờ chung cư

Thiết kế phòng thờ trong chung cư

Truyền thống người Việt ta vốn chú trọng đến vị trí đặt bàn thờ bởi nó thể sự tôn kính, thương nhớ của con cháu mình với những người đã khuất. Ngày nay nhà ở chung cư bắt đầu thịnh hành nên vị trí đặt bàn thờ cũng trở thành vấn đề nan giải hơn trước. Bởi diện tích chung cư thường nhỏ và càng lên cao thì vị trí đặt càng khó khăn hơn. Bài viết của nhà thietkenhathoho.com sẽ giúp bạn giải đáp vị trí đặt bàn thờ trong chung cư thuận tiện hơn.

Vị trí đặt bàn thờ nhà chung cư

Vị trí đặt bàn thờ nhà chung cư

Dù là ở chung cư hay nhà ở mặt đất thì vị trí đặt bàn thờ cũng quan trọng như nhau, nó ảnh hưởng đến năng lực phong thủy trong nhà gia chủ. Dân gian có câu “nhất vị, nhị hướng” ý chỉ vị trí đẹp hướng tốt là thích nhất để đặt bàn thờ ở chung cư cũng không phải là ngoại lệ.

Tuy ở chung cư diện tích nhỏ, hẹp thì vị trí đặt bàn thờ cũng trở nên khó khăn hơn. Tọa bàn thờ nơi vượng mang lại nhiều điềm lành, sức khỏe dồi dào, quý nhân phù trợ.

Hướng bàn thờ nhà chung cư

Theo quy tắc phong thủy hướng bàn thờ là hướng ngược lại với người thắp hương. Bàn thờ nên đặt những hướng đẹp như: Diên Niên, Sinh Khí, Thiên Y, Phục Vị theo tọa cát hướng cát mang lại nhiều phúc khí, công việc hanh thông, mọi sự đều tất thảy suôn sẻ.

Hướng bàn thờ nhà chung cư

 

Hướng tốt mà gia chủ nên đặt bàn thờ

 

Dựa theo quẻ mệnh Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch mà chọn hướng tốt đẹp mà đặt trong căn hộ của mình. 

Thiết kế bàn thờ chung cư

Thiết kế bàn thờ chung cư

 

Mẫu bàn thờ thiết kế tại chung cư kết nối với phòng khách

 

Khi xây dựng chung cư người ta cũng không còn tư tưởng đặt bàn thờ ở chung cư nhưng với nhiều hộ gia đình thì truyền thống này vẫn còn. Vì thế mà, nhà xưởng ra đời nhiều mẫu bàn thờ treo nhỏ hơn nhằm phục vụ cho những căn hộ chung có diện tích nhỏ. 

Chung cư thường sử dụng phổ biến bàn thờ treo, hoặc chọn một góc trống làm bàn thờ đứng. Tốt hơn nữa thì là những căn hộ rộng rãi làm một phòng thờ riêng.

Xem thêm: Top những mẫu phòng thờ nhà ống đẹp

Kích thước bàn thờ phải vào cung Cát theo kích thước Lỗ Ban

Muốn biết kích thước bàn thờ phù hợp thì cần dựa trên không gian phòng thờ. Từ đó, gia chủ mới bắt đầu chọn kích thước bàn thờ cho căn hộ của mình, thông thường những chỉ số đó như sau:

 

  • Chiều dài của bàn thờ: 1.53m (Nghinh Phúc)
  • Chiều rộng hay còn gọi là chiều sâu của bàn thờ: 0.68m (Quý Tử)
  • Chiều cao của bàn thờ: 1.72m (Đại Cát)

 

Bạn nên đặt bàn thờ theo kích thước lỗ ban theo các cung đẹp như: Đại Cát, Tài Vượng, Tiến Bảo, Quý Tử, Nghi Phúc, Phú Quý,…theo đúng chiều dài, chiều rộng, chiều cao mang lại may mắn cho mọi người trong nhà. Muốn đo đạc kích thước lỗ ban chuẩn còn phải dựa vào vị trí làm bàn thờ treo hay diện tích phòng thờ. Nếu tọa một trong những cung đẹp cuộc sống gia chủ sẽ bình an, vạn sự như ý, công danh thuận lợi.

Kích thước bàn thờ treo tường

Bàn thờ treo tường giúp tiết kiệm không gian của ngôi nhà, vì thế thiết kế này được sử dụng nhiều ở chung cư hay các căn nhà có diện tích bé. Tuy thế, bàn thờ này vẫn mang phong thủy tốt nếu thiết kế và tọa tại vị trí vượng.

Thiết kế bàn thờ treo tường ngày nay, luôn đặt làm chiều dài khoảng 610mm (Tài Lộc) x chiều rộng 1070mm (Quý Tử). Đây là con số thịnh vượng tuy thế bạn vẫn có thể làm theo những chỉ số tài lộc sau:

Chiều sâu 480mm (Tài Vượng) x chiều rộng 810mm (Tài Vượng)

Chiều sâu 560mm (Tài Vượng) x chiều rộng 810mm (Tài Vượng)

Chiều sâu 560mm (Tài Vượng) x chiều rộng 950mm (Tài Vượng)

Chiều sâu 480mm (Hỷ Sự) x chiều rộng 810mm (Tài Vượng)

Chiều sâu 480mm (Hỷ Sự) x chiều rộng 880mm (Tiến Bảo)

Kích thước tủ thờ

Nếu chung cư nhà bạn dành hẳn một phòng riêng để xây phòng thờ, thì bạn nên quan tâm đến kích thước tủ thờ theo đúng kích thước lỗ ban, thông thường luôn có chiều cao khoảng 127cm. Hầu hết bàn thờ nào cũng nên làm theo kích thước tiêu chuẩn này, giúp mọi người đều có thể hành lễ, thắp hương, trang trí, lau dọn bàn thờ thuận tiện hơn. Thiết kế chiều cao này nhằm thể hiện sự uy nghiêm, tôn quý cho gian phòng thờ.

Chiều ngang thì có nhiều kích thước khác nhau dựa vào diện tích phòng thờ:

Đối với chiều ngang 107cm: Phù hợp với những căn hộ chung cư nhỏ từ đó mà chiều sâu của bàn thờ cũng chỉ nên dao động từ 48cm đến 61cm là thích hợp nhất.

Đối với chiều ngang 148cm: 153cm, 167cm: Kích thước này dành cho những gian phòng thờ với diện tích trung bình. Như thế, chiều sâu tương thích của bàn thờ sẽ lần lượt là 61cm, 67cm, 69cm.

Đối với chiều ngang 175cm,193cm: Thích hợp cho những căn phòng thờ rộng lớn sẽ tương thích với chiều sâu khoảng 81cm, 87cm, 89cm.

Màu sắc bàn thờ

Đặc biệt là nơi thờ cúng linh thiêng thì nên chọn những màu trung tính, tốt nhất là màu nâu gỗ, nhạt hoặc đậm. Nếu bạn không thích màu nâu gỗ có thể chọn màu trắng hay vàng ngà, hay màu sắc trung tính khác mang tính trang nghiêm phù hợp với phong cách phòng thờ. Tuy nhiên màu bàn thờ cần hài hòa với màu sơn phòng thờ và các vật dụng trang trí trong phòng. 

Chú ý ánh sáng

Nơi có hướng ánh chiếu tự nhiên chiếu vào là vị trí thích hợp đặt bàn thờ nhất. Lúc đấy, bạn cần nên lắp thêm đèn vàng nhạt mang lại không khí ấm áp, tôn kính người đã khuất. Nếu bạn sử dụng đèn trắng thắp cho bàn thờ thì ánh sáng trắng chiếu vào di ảnh làm khung hình bị chói và không trang trọng hay không gian quá tối sẽ làm âm khí nặng nề, dễ mang tai họa đến gia đình. Ánh đèn sáng đèn nên điều chỉnh ở mức vừa phải không nên quá sáng làm ảnh hưởng đến di ảnh của người đã khuất.

Phòng thờ chung cư

Phòng thờ chung cư

 

Phòng thờ cúng này chỉ phù hợp với căn hộ chung cư có diện tích lớn

Nhà bạn phải sử dụng một phòng riêng để làm phòng thờ thì bạn cần lưu ý những điều sau đây tránh phạm điều đại kỵ:

Ánh sáng đèn bàn thờ không nên sử dụng đèn trắng, gia chủ nên chọn đèn có ánh sáng ấm, dịu nhẹ mang đến cảm giác ấm cúng, trang trọng. Phòng đặt bàn thờ cần chọn nơi có hướng ánh sáng chiếu vào. Ánh sáng tự nhiên giúp cho nguồn sinh khí nơi này bớt u ám, mà tăng thêm nguồn khí vượng tại nơi đây. Nếu chung cư bị ánh nắng chiếu gắt gao thì bạn có thể sử dụng giấy dán kính chống nắng hoặc dùng rèm cửa. Màu sơn phòng thờ không nên dùng màu quá nổi bật mà nên sử dụng tông màu nâu vàng, hay màu gỗ vàng nhạt thể sự nghiêm trang, trịnh trọng. Tốt nhất màu sắc phòng sơn nên hòa hợp với màu rèm, bàn thờ,…tạo không gian phòng thờ tôn nghiêm, trang trọng.

Các mẫu bàn thờ trong chung cư

 

Mẫu bàn thờ màu nâu nhạt cùng tông với màu gỗ trong nhà

Mẫu bàn thờ màu nâu nhạt cùng tông với màu gỗ trong nhà

Bàn thờ gỗ nâu sậm có màu hài hòa với cánh cửa và phóng cách căn phòng

Bàn thờ gỗ nâu sậm có màu hài hòa với cánh cửa và phóng cách căn phòng

Mẫu bàn thờ gỗ này tôn lên vẻ trang nghiêm trong căn nhà

Mẫu bàn thờ gỗ này tôn lên vẻ trang nghiêm trong căn nhà

Đặt bàn thờ ở vị trí phòng khách vô cùng trang nhã

Đặt bàn thờ ở vị trí phòng khách vô cùng trang nhã

Bàn thờ tông trắng thường rất đẹp phù hợp với ngôi nhà có màu chủ đạo sáng

Bàn thờ tông trắng thường rất đẹp phù hợp với ngôi nhà có màu chủ đạo sáng

Bàn thờ ở góc nhà ăn được đặt vô cùng hợp lý,  không kém phần trang nghiêm

 

Bàn thờ ở góc nhà ăn được đặt vô cùng hợp lý,  không kém phần trang nghiêm

Một cách bày trí bàn thờ khác

Một cách bày trí bàn thờ khác

Sử dụng gỗ màu nhạt toát lên vẻ sang trọng, trang nghiêm cho khu vực thờ cúng

Sử dụng gỗ màu nhạt toát lên vẻ sang trọng, trang nghiêm cho khu vực thờ cúng

Một thiết kế bằng gỗ khác nhưng màu sắc trầm hơn

Một thiết kế bằng gỗ khác nhưng màu sắc trầm hơn

 

Lưu ý khi đặt bàn thờ nhà chung cư

Dưới đây là một số vị trí kiêng kỵ khi đặt bàn thờ trong chung cư, khiến gia chủ hao tổn tiền bạc, sức khỏe.

Không đặt bàn thờ trong chung cư cạnh nhà vệ sinh, nhà tắm

Phòng tắm, nhà vệ sinh luôn là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại, chính vì thế không nên đặt bàn thờ cạnh khu vực đó dễ bị ẩm mốc tường. Sinh khí từ bàn thờ cũng sẽ bị tác động làm cho con đường tiền tài của gia chủ gặp trục trặc, mọi sự đều khó mà hanh thông.

Không đặt bàn thờ tại lối đi

Lối đi trong nhà được thiết kế để thông mọi khu vực với nhau, đây là nơi mà tập trung mật người luân chuyển nhiều nhất. Nếu đặt bàn thờ ngay đây thì không gian của tổ tiên khó thanh tĩnh, bởi vì dòng người đi qua đây nhiều gây ồn ào, thiếu trang nghiêm.

Không đặt bàn thờ đối diện cửa chính

Hướng bàn thờ không nên đặt hướng đến ra ngoài cửa

 

Hướng bàn thờ không nên đặt hướng đến ra ngoài cửa

 

Khi đặt bàn thờ cần lưu ý không nên đặt bàn thờ trước cửa nhà chính, vì khi bước vào nhìn thấy bàn thờ tổ tiên là điều không tốt. Cửa chính là nơi hướng gió thổi vào nhiều nhất, điều này làm ảnh hưởng đến bát hương, đây được xem là đã phạm lỗi phong thủy rất nặng.

Bàn thờ kiêng không đặt trên nóc tủ

Vị trí đặt bàn thờ này rất thiếu tôn trọng đến người đã khuất

 

Vị trí đặt bàn thờ này rất thiếu tôn trọng đến người đã khuất

 

Thường thì diện tích chung cư quá nhỏ nên đã nên thiết kế trên nóc tủ cho tiết kiệm nhưng chính vì thế lại phạm phong thủy. Dù diện tích nhỏ tới đâu thì cũng không nên thiết kế trên nóc tủ vì chính lỗi phong thủy này phạm đến tiền bạc vì thế mà làm mãi chẳng có dư, cuộc sống ngày càng bấp bênh.

Không đặt bàn thờ bên dưới dầm, cột…

Dầm, cột trong mang ý nghĩa không tốt trong phong thủy khi gia chủ đặt ở vị trí thờ này. Nếu bạn đặt bàn thờ dưới vị trí này lâu ngày bạn sẽ rước nhiều điềm họa đến nhà, tiền bạc trong nhà hao hụt, công việc không suôn sẻ, tệ hơn là sức khỏe mọi người trong gia đình suy giảm đáng kể. Người tốt không đến nhà mà chỉ toàn kẻ xấu, tiểu nhân vây quanh hãm hại gia đình bạn khiến tai ương ngày càng chồng chất.

Không nên đặt bàn thờ ngược với hướng nhà

Không nên đặt bàn thờ ngược với hướng nhà

Hướng nhà quay ngược với bàn thờ là điều vô cùng kiêng kỵ trong phong thủy

 

Đặt bàn thờ ngược với hướng nhà tức là quay ngược lại với nhau, điều này không tốt. Những thứ linh thiêng nên đặt ở nơi hướng khác bởi vì thế sẽ thể hiện sự trang nghiêm, tôn trọng bề trên.

Bàn thờ không đặt theo hướng ngũ quỷ

Đặt bàn thờ luôn đặt theo câu châm ngôn ông bà ta thường dạy “tọa cát, hướng cát” tránh đặt hướng xấu như hướng Ngũ Quỷ tức là Tây Bắc – Đông Nam nhìn ra hướng xấu, làm phong thủy nhà cửa cũng không tốt theo.

Bàn thờ phải được làm từ gỗ mới hoàn toàn, không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ

Chất liệu gỗ luôn được mọi người tin dùng

Chất liệu gỗ luôn được mọi người tin dùng

Đây là điều kiêng kị nhất trong phong thủy, bởi lấy bàn thờ của người khác làm bàn thờ cho nhà mình nhưng những âm khí của người cũ còn vương vấn lại bàn thờ, điều này dễ khiến gia chủ gặp ác mộng, hay trong nhà thường xảy ra điềm gở. Gia chủ cần phải cân nhắc kỹ vấn đề này, tốt nhất là đừng nên sử dụng.

Không đặt bàn thờ ở vị trí thấp hơn vị trí treo ảnh người quá cố

Nếu ảnh bàn thờ bị treo thấp hơn bàn thờ thì ảnh người quá cố sẽ bị khuất phía dưới, như thế sẽ không tôn trọng người đã mất. Người ngoài nhìn vào cảm thấy bạn không có lòng hiếu thuận với bề trên. Phong thủy khu vực này cũng sẽ xấu đi, làm công việc gia chủ gặp trục trặc, hao tổn tiền tài. 

Bàn thờ phải luôn sạch sẽ, đèn thờ phải được thắp sáng

Cặp đèn chưng bàn thờ 

Cặp đèn chưng bàn thờ 

Bạn nên lắp đặt hệ thống đèn riêng cho bàn thờ nhằm giữ cho bàn thờ thêm tôn nghiêm, sáng sủa. Đây cũng xem như lòng thành của phận làm con cháu tỏ lòng hiếu kính đến ông bà, thắp đèn cũng có nghĩa là soi đường cho ông bà về với nhà mình.

Không bố trí bàn thờ trong phòng bếp

Bố trí bàn thờ gần phòng bếp sẽ bị khói bếp làm cho bàn thờ dễ bị ám mùi và ẩm mốc. Lâu ngày bàn thờ dễ bám những chất dơ do khói bụi gây ra, không chỉ thế phòng bếp là môi trường vi khuẩn sinh sôi nảy nở mạnh nhất. Chính vì vậy, ảnh thờ để bị mối mọt ăn làm hư hại ảnh của ông bà tổ tiên ta. Xét về mặt phong thủy đây là một lỗi rất nặng ảnh hưởng đến nguồn sinh khí có lợi trong nhà.

Hy vọng những thông tin về bàn thờ chung cư phía trên sẽ giúp quý bạn đọc có nhiều thông tin bổ ích. Bạn cần thiết kế nhà thờ họ và các công trình tâm linh khác xin vui lòng hiên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian ưng ý nhất.