Bàn thờ gia tiên miền Nam được bố trí như thế nào

Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta, tuy nhiên ở mỗi vùng miền sẽ có cách thờ cúng bài trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Bài viết hôm nay nhà thờ họ sẽ giới thiệu đến quý vị cách bố trí sắp xếp bàn thờ gia tiên miền Nam chuẩn phong thủy nhất, mời các bạn cùng theo dõi.

Bàn thờ miền Nam được bài trí như thế nào?

<b>bàn thờ miền Nam </b> được bài trí như thế nào?

 

Nhìn chung cách bài trí đồ thờ miền Nam không có sự khác biệt nhiều so với bàn thờ miền Bắc và Trung. Tuy nhiên, điểm đặc biệt nhất ở đây là người miền Nam thường dùng tranh kiếng trên vách bàn thờ để xếp trên ảnh ông bà tổ tiên. Tranh kiếng có thể vẽ trang trí thiên nhiên sông núi, hay có câu đối để thể hiện lòng biết ơn, ca ngợi công lao  của tổ tiên, ông bà cha mẹ.

Về bài trí, tủ thờ trong ngôi truyền thống ở miền Nam sẽ nằm ở giữa phòng khách. Một bộ trường kỷ đặt phía trước, hai bên cạnh là hai bộ ngựa. Khi nhà khách đến chơi nhà, gia chủ sẽ mời khách ngủ ở hai bộ ngựa này.

Trên bàn thờ gia tiên miền Nam thường để di ảnh ông bà đã khuất; đồ sành sứ, bình hoa và đĩa quả được đặt theo nguyên tắc “ Đông bình, Tây quả”.  Ở giữa có lư hương bằng đồng hoặc hình lân hí cầu. Phía trước có bát hương, cặp chân đèn và chung nước. Phía sau bàn thờ có ba bàn chữ nhật hoặc hình vuông dùng để bày đồ cúng (chủ yếu là các món mà người đã khuất thích ăn). Trên tường sát bàn thờ thường được treo tranh kiếng.

chất liệu bàn thờ

 

Chất liệu làm bàn thờ miền Nam thường là các loại gỗ quý như gỗ mật, gỗ đỏ,… Trang trí theo kiểu ô hộc, thanh trụ được chạm khắc hoặc cẩn  xà cừ theo các điển tích tam quốc chí hoặc nhị thập tứ hiếu…

Vào mỗi thời điểm bàn thờ sẽ được trang trí khác nhau. Nhưng nhìn chung bàn thờ miền Nam thường được thiết kế đơn giản hơn so, không chạm khắc kín các mặt như bàn thờ miền Trung hay sơn son thiếp vàng, thiếc bạc như bàn thờ miền Bắc.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ thần tài củ chủ cũ nên làm gì ?

Đặc điểm của các mẫu bàn thờ miền Nam

Đặc điểm của các mẫu <b>bàn thờ miền Nam </b>

 

Người miền Nam xưa gọi bàn thờ là giường thờ. Cái tên này được bắt nguồn từ tập tục thờ cúng trên chính chiếc giường của ông bà cha mẹ khi còn sống nằm.

Trước giường thờ đặt một chiếc bàn nhỏ rộng 50 xăng – ti – mét và dài 1 mét, trên mặt bàn phủ khăn vải đỏ. Một số nơi gọi đây là bàn nghi hoặc bàn độc. Chiếc bàn gồm có bình bông, bộ lư, bát hương, chén nước.

Sau này khi xuất hiện thêm tủ thờ, người miền Nam vẫn sắp xếp bàn độc phía trong, tủ thờ phía ngoài. Nhưng về sau các gia đình có không gian thờ cúng lớn hơn thì chỉ dùng tủ thờ, không cần bàn độc.

Sự độc đáo của bàn thờ miền Nam còn thể hiện ở chỗ trên bàn thờ có một bộ ly tách trà riêng để các bề trên ngồi thưởng thức trà. Đây là một nét đẹp văn hóa tâm linh mà chỉ có ở miền Nam.

✅✅✅ Xem thêm: Những cách bố trí bàn thờ chung cư

Chất liệu đồ thờ miền Nam được ưa chuộng nhất hiện nay

Chất liệu đồ thờ miền Nam được ưa chuộng nhất hiện nay

 

Dù có sự khác nhau giữa văn hóa các vùng miền, nhưng chất liệu ưa chuộng trong đồ thờ miền Nam cũng khá tương đồng so với những nơi khác. Đó là đồ thờ bằng chất liệu gốm sứ.

Ngày xưa, các gia đình miền Nam vẫn sử dụng một số chất liệu khác đồ thờ bằng đồng, gỗ. Tuy nhiên, xét về mặt thẩm mỹ, chất lượng và tiết kiệm chi phí thì đồ thờ bằng gốm sứ chiếm ưu thế hơn cả.

Đồ thờ sứ có màu sắc và họa tiết trang trí đa dạng, độ sáng bóng và sang trọng cao, dễ dàng vệ sinh lau chùi mà không phạm kỵ tới tâm linh.

Đồng thời, chúng có độ bền và khả năng chịu nhiệt lớn, không sợ bắt cháy như đồ thờ gỗ, không bị gỉ sét, hoen ố như kim loại, do đó đồ thờ sử dụng chất liệu gốm sứ có bộ bền cao hơn cả.

Trang trí bàn thờ miền Nam ngày tết

Trang trí <b>bàn thờ miền Nam </b> ngày tết

 

Trong không khí rộn ràng đón tết của cả nước, vào những ngày cuối năm, nhà nhà đều bắt đầu công việc dọn dẹp để chào đón năm mới. Và họ cũng không quên dọn dẹp sắm sửa, trang trí thêm hoa tươi cho bàn thờ tổ tiên cho sạch đẹp.

Với mâm ngũ quả ngày tết, người miền Nam thường chú trọng đến các loại quả hơn. Ví dụ các loại quả dừa, đu đủ, xoài và sung, phật thủ… Các loại quả này mang ý nghĩa cầu một năm mới làm ăn phát đạt, sức khoẻ dồi dào, cuộc sống sung túc, ăn ngon mặc đẹp.

Mâm cơm cúng tất niên, giao thừa trên bàn thờ miền Nam thường có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, nem rán, chả giò… Một số loại trái cây mà họ không dùng trong ngày tết là chuối, cam, quýt. Bởi họ quan niệm rằng thờ chuối, cam, quýt thì cả năm làm ăn không thuận lợi, phải cam chịu cực khổ.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bố trí bàn thờ tam cấp

Tìm hiểu bàn thờ gia tiên miền Nam qua các giai đoạn khác nhau

Tìm hiểu <b>bàn thờ gia tiên </b> miền Nam

 

Vào những năm 90 của thế kỷ XIX các mẫu bàn thờ gia tiên đầu tiên của người miền Nam gồm có bốn chân. Phía trong của bàn thờ đặt giường thờ. Có bàn nghi ở giữa cùng lư hương và bộ chưng đèn.

Đến những năm 1910 thiết kế bàn thờ có sự thay đổi theo chiều hướng nhỏ gọn hơn. Các cạnh bàn thờ còn trang trí tranh vẽ trên kiếng với ý nghĩa thể hiện mong muốn hướng tới cuộc sống ấm no hạnh phúc và những ước vọng sâu xa hơn của con người.

Khi xã hội có sự du nhập của văn hóa phương Tây thì các mẫu thiết kế bàn thờ bắt đầu có sự phát triển đa dạng hơn. Các mẫu bàn thờ miền Nam bắt đầu hướng tới phong cách hiện đại tối giản. Giường thờ được thu hẹp bằng tủ thờ với cách tân theo của Pháp uy nghi, sang trọng.

Trên đây là bài viết bàn thờ gia tiên miền Nam và các thông tin liên quan. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm tới bài viết này. Nếu quý chủ đầu tư cần thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình tâm linh khác có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.

5/5 - (4 bình chọn)