Bộ đồ thờ thần tài gồm những gì?

Bộ đồ thờ thần tài đẹp gồm những gì và sắp xếp ra sao để thu hút tài lộc là vấn đề mà rất nhiều gia chủ quan tâm, đặc biệt là chủ kinh doanh, buôn bán. Không phải cứ mua nhiều vật phẩm bài trí hết lên bàn thờ là tốt, mà ta cần tuân theo những nguyên tắc cụ thể. Nếu bạn chưa biết nhiều về phong thuỷ trong thờ thần tài thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết này của nhà thờ họ, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về lĩnh vực này.

Bộ đồ thờ Thần Tài bao gồm những gì ?

Bộ đồ thờ Thần Tài bao gồm những gì ?

 

Để phục vụ đúng và đủ nhu cầu của gia chủ khi chọn mua bộ đồ thờ thần tài , chúng tôi chia ra 2 phần như sau: bộ đồ thờ thần tài đầy đủ và bộ đồ thờ thần tài cơ bản. Trọn bộ đồ thờ thần tài cơ bản bao gồm những vật phẩm thờ sau:

  • Bàn thờ thần tài, thổ địa
  • Tượng Thần
  • Bài vị
  • Bát hương
  • Ống hương
  • Lọ hoa
  • Chóe thờ hay 3 hũ gạo muối nước
  • Kỷ chén thờ (có thể chọn loại 3 hoặc 5 chén thờ)
  • Chậu hay bát nước rắc cánh hoa
  • Mâm bồng (Đĩa quả)
  • Ông Cóc

Bộ thờ thần tài

Cách sắp xếp đồ thờ thần tài cơ bản cũng giống bàn thờ thổ công.  Anh/chị nên thỉnh đầy đủ các đồ thờ cơ bản để giúp bàn thờ tụ tài lộc và làm hưng vận khí, thuận lợi cho đường làm ăn, buôn bán.

 

Bộ đồ thờ thần tài đầy đủ và cao cấp 

Bộ đồ thờ thần tài đầy đủ và cao cấp 

✅✅✅ Xem thêm: Có Nên đặt tiền thật lên ban thờ thần tài hay không?

Với những người có điều kiện kinh tế khá giả, tín tâm thì không thể bỏ qua bộ đồ thờ thần tài đẹp cao cấp. Ngoài những đồ thờ cơ bản bắt buộc như chúng tôi chia sẻ ở trên, bạn nên thỉnh thêm các đồ thờ như:

bộ đồ thờ thân tài cao cấp

 

  • Tượng Phật Di Lặc làm bằng đá: Phật Di Lặc được đặt trên nóc của bàn thờ Thần Tài (với những bàn thờ có mái bằng), đại diện cho sự quản lý, ngăn chặn các vị thần lơ là công vụ hoặc làm điều khuất tất.
  • Tụ bảo bồn đá: đây là vật phẩm mang rất nhiều năng lượng giúp giải trừ hung khí, gia tăng cát khí, mang lại may mắn, bình an cho gia chủ.
  • Tháp tỏi (hoặc 5 củ tỏi bày trên đĩa hoặc treo dây): Với ý nghĩa xua đuổi tà khí giúp cho cửa hàng luôn được sạch sẽ, dễ tụ tài lộc.
  • Đèn lưu ly: mang hàm ý mong muốn gia chủ có trí tuệ sáng suốt, đầu óc tinh tường.
  • Tỳ hưu và Thiềm thừ là 2 linh vật được ông thần tài và thổ địa dùng để cưỡi trên lưng đi trầu.
  • Ngũ phúc hoa mai: treo dọc 2 bên bàn thờ.
  • 5 đồng hoa mai: tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn dùng để chấn kích, làm tăng phúc khí, tài lộc. Lần lượt đặt dưới thần tài, ông địa, bát hương, long quy, thiềm thừ.
  • Long quy: tượng rùa đầu rồng có tác dụng chấn sát.
  • Bình hút lộc: giúp đem lại may mắn, của cải và bình an cho gia chủ.
  • Nậm rượu và đèn dầu
  • Bộ ấm chén trà
  • Hoa sen gỗ hoặc đồng tiền xu
  • Cây đại phát lộc.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ thần tài của chủ cũ có nên giữ lại ?

Ngoài ra trên thị trường cũng có một số sản phẩm kích tài lộc khác, bạn cũng có thể thỉnh để đặt lên bàn thờ. Nhưng cần tham khảo chuyên gia phong thuỷ để đặt đúng chỗ, tránh việc đặt tuỳ tiện, lộn xộn khiến bàn thờ Thần Tài bị ảnh hưởng xấu, giảm tài lộc.

Tiêu chí chọn mua bộ đồ thờ thần tài

Để mua một bộ ban thờ Thần Tài đẹp mỗi gia chủ đều phải có một tiêu chí riêng, nhưng chung quy lại mọi người thường có tiêu chí như sau:

Chọn bộ đồ thờ thần tài phù hợp với diện tích phòng

 

Chọn bộ đồ thờ thần tài phù hợp với diện tích phòng

 

Tùy thuộc vào diện tích và không gian thờ cúng mà gia chủ lựa chọn bàn thờ và bộ thờ Thần Tài cho phù hợp. Tất cả cần được bài trí hài hoà. Không nên chọn bàn thờ quá nhỏ hoặc quá to so với không gian, đồ thờ quá nhiều hoặc quá ít, sẽ tạo lên cảm giác kệch cỡm, bí bức.

 

bộ đồ thờ thần tài đẹp

 

Các kích thước bàn thờ Thần Tài được các chuyên gia nghiên cứu về phong thuỷ và tâm linh khuyên dùng là những kích thước chuẩn tài lộc, cụ thể: Bàn thờ có chiều rộng: 31cm, 36cm, 41cm, 48cm, 56cm, 61cm, 81cm… còn chiều cao và sâu sẽ phụ thuộc vào kiểu dáng và mái bàn thờ.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bày ban thờ thần tài chuẩn phong thủy

Chọn bộ đồ thờ thần tài theo mệnh

Một trong những tiêu chí hàng đầu được các gia chủ tìm hiểu trước khi thỉnh đồ thờ chính là phải hợp với mệnh của gia chủ. Không có ai mệnh Kim lại chọn đồ thờ của người mệnh hoả về thờ. Vì như vậy sẽ tạo nên sự xung khắc, làm ảnh hưởng đến vận khí, tài lộc của gia chủ.

Chọn bộ đồ thờ thần tài theo tài chính

Trọn bộ đồ thờ thần tài được chia theo mức tài chính khác nhau để gia chủ thoải mái lựa chọn. Sao cho vừa đáp ứng được tiêu chí kích thước, hợp mệnh lại vừa với hầu bao của gia đình.

Trọn bộ thờ cơ bản sẽ có giá giao động từ 2 – 7 triệu đồng tùy vào kích thước và chất liệu đồ thờ. Chính vì thế nó phù hợp với rất nhiều gia đình, doanh nghiệp, công ty, văn phòng bất động sản.

bộ đồ thờ thần tài đầy đủ sẽ có giá dao động từ 7-40 triệu tùy thuộc vào kích cỡ và chất liệu đồ thờ. Nó phù hợp với những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, doanh nghiệp lớn.

Chọn bộ đồ thờ thần tài theo chất liệu đồ thờ

Chọn bộ đồ thờ thần tài theo chất liệu đồ thờ

 

Nếu bạn là người mua hàng thông minh, thì không thể để một số chủ quán tư vấn thổi phồng về chất lượng và mục đích sử dụng của từng đồ thờ, từ đó tránh được các nhầm tưởng mua phải đồ tốt giá rẻ. Để bạn có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn được đồ tốt, nhà thờ họ sẽ giúp bạn chia đồ thờ theo 4 chất liệu chính là: Gỗ tự nhiên, gốm sứ, bột đá, và Composite.

Một trong những nguyên liệu chủ yếu để chế tác bàn thờ và vật dụng thờ cúng thần tài đó chính là gỗ tự nhiên. Các loại gỗ thường được sử dụng làm bàn thờ, đũa, bình đựng hương, ngai thờ. Một số loại gỗ tiêu biểu là: gỗ sồi, gỗ hương, gỗ gụ, gõ đỏ, gỗ pơ mu, gỗ thông Mỹ, gỗ xoan đào…

Bột đá thường chỉ được dùng làm thành: Tượng Di Lặc, Tượng Thần Tài -Thổ Địa, Tượng Thần Tiền, Bồn Tụ Bảo. Có nhiều loại như bột đá thịnh hành như: bột đá Hồng Kông, Bột đá Trung Quốc, bột đá Đài Loan.

Gốm Sứ: Gần như tất cả các đồ thờ trên bàn thờ gia tiên, thần tài đều có thể làm từ chất liệu gốm sứ. Đồ gốm sứ được ưa chuộng nhất hiện nay là: Gốm sứ Bát Tràng cao cấp, gốm sứ Hải Dương,  Gốm sứ Đài Loan (hàng xịn).

Composite: Đây là chất liệu tổng hợp dùng để đúc tượng và một số đồ thờ khác. Tuy nhiên chúng khá nhẹ và không có độ bền cao như chất liệu gỗ tự nhiên, gốm sứ và bột đá.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn thần tài chuẩn nhất

Theo phong cách thiết kế

Gia chủ có thể chọn đồ thờ theo phong cách thiết kế như tân cổ điển, cổ điển hoặc hiện đại. Tuy nhiên, ngày nay, gia chủ thường rất ưa chuộng phong cách hiện đại. Dưới đây là những lý do mà gia chủ nên chọn mua bàn thờ Thần Tài kiểu hiện đại.

Bàn thờ Thần Tài kiểu hiện đại có kích thước nhỏ gọn phù hợp với nhiều không gian sống khác nhau như văn phòng, chung cư, nhà ống, biệt thự. Dễ dàng nâng cấp và tùy biến đồ thờ theo mong muốn của gia chủ. Có thể tận dụng mái bàn thờ đặt các vật phẩm phong thuỷ kích tài lộc.

Mẫu bàn thờ thần tài hiện đại này giúp cho bàn thờ thêm phần sáng sủa khi lược bỏ đi chi tiết cột phía trước. Đặc biệt, đây là bàn thờ rất được yêu thích bởi hoạ tiết trang trí nhẹ nhàng, tinh tế, mẫu mã đa dạng mang lại vẻ đẹp sang trọng, trang nghiêm cho không gian thờ tự.

Cách bài trí đồ thờ Thần tài theo phong thủy

Cách bài trí đồ thờ Thần tài theo phong thủy

 

Biết được cách bày trí bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thuỷ sẽ giúp gia chủ kích lộc, kinh doanh hồng phát, tiền vào như nước và cực kỳ may mắn.

Chúng tôi xin chia sẻ cách bày trí trọn bộ đồ thờ thần tài như sau:

  • Tượng Di Lặc: Đặt lên trên mái của bàn thờ (áp dụng đối với bàn thờ thần tài hiện đại mái bằng)
  • Bài vị: đặt trong cùng phía sau lưng thần tài, thổ địa.
  • Tượng Thần Tài Thổ Địa : Tượng thần tài đặt vào trong bên trái, ông địa đặt bên phải phía trước bài vị. Đối với những ban thờ ngang 58cm trở lên, bạn cũng có thể thờ thêm Thần Tiền ở giữa Thần Tài và Thổ Địa
  • Bát hương: Đặt vào chính giữa bàn thờ, hình song long chầu nguyệt trên bát hương đặt chính giữa và hướng ra ngoài.
  • Choé thờ: đặt phía sau bát hương, trước tượng thờ.
  • Mâm bồng (khay hoa quả): mâm bồng không được đặt vượt quá mặt nguyệt trên bát hương. Nếu mâm bồng cao hơn mặt nguyệt bạn hãy mua đôn kê để cao bát hương.
  • Kỷ ngai: đặt ở phía trước bát hương. Nếu trường hợp 3 chén: tính từ phải sang trái ta đặt 1 chén rượu, 1 chén trà khô, 1 chén nước. Trường hợp 5 chén sẽ đặt theo thứ tự như trên nhưng sẽ lần lượt là chén rượu trắng, chén trà khô, chén nước, chén gạo, chén muối.
  • Lọ hoa: Để ở phía trái bàn thờ theo nguyên tắc: cao, sặc sỡ đặt bên trái. Vật gì thấp, tĩnh thì đặt bên phải.
  • Đĩa ngũ sự: vào ngày mùng 1 và 10 ta sẽ đặt thêm đĩa ngũ sự gồm bình trà nhỏ và 5 chén trà. Ngày bình thường sẽ không dùng đĩa ấy đặt lên không cần đặt. Trong bách nhật an vị bàn thần tài sẽ để ngũ sự trong 100 ngày.
  • Ống cắm hương: có thể đặt phía dưới đất, bên phải.
  • Long quy: Đặt bên trái bàn thờ, hướng ra ngoài để kỵ tà tránh sát .
  • Tỳ hưu: đặt trên ngai phía trước long quy và thiềm thừ. Con đực có đuôi vểnh và chân trái giơ lên đặt bên trái bàn thờ. Con cái có đuôi vểnh xuống, chân giơ lên đặt bên phải.
  • Cóc thiềm thừ : Cóc ngậm tiền tương truyền là đệ nhị pháp bảo chiêu tài. Thiềm Thừ đặt bên phải bàn thờ, hướng vào bát nhang.

✅✅✅ Xem thêm: Ông Thần Phát Là ai?

Trên đây là những thông tin liên quan đến bộ đồ thờ thần tài , cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

5/5 - (3 bình chọn)