mục cập nhật những thông tin liên quan đến các công trình tâm linh như nhà thờ họ, đình chùa, khu tưởng niệm hay khu trưng bày kỉ vật …

mua muối mua vôi

Vì sao đầu năm nên mua muối, cuối năm mua vôi

Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, có thể là ngay sau đêm giao thừa hoặc những ngày đi chợ đầu tiên của năm, mọi người thường có thói quen mua muối lộc đem về nhà. Nhưng vào cuối năm mỗi khi đi chợ sắm lễ cúng ông công, ông táo hay cúng tất niên, người ta lại chuyển sang mua vôi . Vậy vì sao đầu năm mua muối , cuối năm mua vôi ?

Theo quy luật của tự nhiên thì khi năm cũ qua chúng ta sẽ đón chào một năm mới đến. Và ai ai cũng hy vọng năm mới đến với thật nhiều may mắn, tài lộc và những xui xẻo, giông tố của năm cũ sẽ được xua đuổi ra khỏi nhà theo việc quét lại tường và rắc vôi trắng xung quanh nhà. Vì vậy “đầu năm mua muối , cuối năm mua vôi ” đã trở thành tập tục không thể thiếu và mang nhiều ý nghĩa vô cùng tốt đẹp.

Vì sao đầu năm mua muối

Vì sao đầu năm <b>mua muối </b>

Muối là gia vị không thể thiếu trong bữa cơm và sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, mỗi khi hết phải được bổ sung ngay, vì sao phải mua vào dịp đầu năm. Có lẽ không phải bạn trẻ nào cũng biết được ý nghĩa sâu xa của nó.

Người xưa cho rằng, muối mặn có thể xua đuổi ta ma, chống lại xú uế, nhờ đó giúp gia chủ gặp hung hóa cát, đón thêm may mắn, sinh khí, tài lộc vào nhà ngay ngày đầu xuân năm mới. Ngoài ra, trong các mối quan hệ tình cảm thì muối còn mang lại sự đậm đà, gắn kết các mối quan hệ, nâng cao tình cảm vợ chồng, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Đúng như câu ca dao “Tay bưng chén muối đĩa gừng, Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.

<b>mua muối </b> lấy may

 

Hay đầu năm mua vài đồng muối lấy may. Người bán vui vẻ, người mua cũng được quà. Do đó không cần nhọc lòng mặc cả chi nhiều. Chỉ cần cô bán hàng tay đong bát muối tràn đầy, miệng cười rạng rỡ thì khách mua cũng ấm lòng. Bát muối đầy có ngọn tượng trưng cho tình cảm đong đầy, tài lộc trọn vẹn, làm ăn tấn tới, cả năm no ấm, hạnh phúc tràn trề.

Cũng có một số quan điểm khác cho rằng, muối được kết tinh lắng đọng từ nước biển, nó mang sự mặn mòi và màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, sạch sẽ, vì thế tuy hạt muối có bé nhưng nó chứa đựng biết bao công sức của người làm ra, và tình cảm mộc mạc chân thành của con người, nên việc mua muối đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa phi vật thể vô cùng ý nghĩa không thể thiếu được mỗi khi tết đến xuân về.

Ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ, việc mua muối đầu năm thường bắt đầu vào buổi sáng mùng 1 tết.  Nhiều người sẽ bán muối dạo khắp đường làng, ngõ xóm, hoặc cổng chùa để dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn. Hầu hết mọi người mua được muối này đều cho rằng mình đã mua được lộc đầu năm, nên rất háo hức và không kì kèo mặc cả.

Ý nghĩa của việc mua vôi cuối năm

Ý nghĩa của việc <b>mua vôi </b> cuối năm

 

Tại sao không mua muối vào đầu năm mà không phải mua vôi . Bởi các cụ xưa vẫn có câu “xanh như lá, bạc như vôi” chính bởi vậy mà người dân sẽ không mua vôi vào đầu năm để tránh những rạn nứt trong tình cảm và rủi ro vào dịp đầu năm mới. Nhưng cuối năm nhất định phải mua vôi , vì những lý do sau:

Trong dân gian có lưu truyền sự tích cây nêu, khi con người cùng nhau chống lại quỷ dữ vì bị chúng hành hạ, quấy nhiễu. Đức Phật đã mách cho họ cách để chiến thắng địch chính là: Ném tỏi và rắc vôi bột về phía lũ quỷ. Đoàn quân của quỷ đã kinh hoàng bỏ chạy về phía biển Đông và không bao giờ dám quay lại đòi làm chúa tể trên đất của con người nữa.

Tuy nhiên, vào cuối năm, khi ông Công ông Táo về chầu trời, lũ quỷ có thể sẽ thừa cơ quay lại quấy rối, gây loạn trong nhân gian. Để bảo vệ bản thân và con cháu, nhiều gia đình đã mua vôi bột về rắc 4 góc vườn và ngoài phía cổng, với ý nghĩa xua đuổi tà ma, quỷ đói ra khỏi lãnh thổ của nhà mình.

Không chỉ vậy, theo phong thủy, việc mua vôi về quét nhà sẽ giúp gia chủ xua tan được những chuyện không vui, điều xui xẻo và không may mắn của năm cũ, đồng thời thay đổi diện mạo cho ngôi nhà cũng là cách để chào đón năm mới với những điều tốt đẹp, mới mẻ, hạnh phúc.

Nên rắc vôi và quét vôi ở đâu để xua đuổi tà khí

Nên rắc vôi và quét vôi ở đâu để xua đuổi tà khí

 

Việc rắc vôi, quét vôi đúng vị trí không những giúp gia chủ xua đuổi được tà ma và vận đen tốt hơn, mà nó còn giúp cảnh quan xung quanh được tươi mới, khang trang và sạch đẹp hơn. Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, thì vào những ngày cuối năm, ở những gia đình có sân vườn rộng, người ta thường rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi tiến ra hướng ra phía cổng để tránh ma quỷ quấy nhiễu.

Nếu những gia đình không dùng sơn mà dùng ve để sơn tường nhà và cổng thì vào dịp cuối năm họ sẽ mua vôi trắng về pha cùng với nước theo tỉ lệ nhất định để quét lại tường nhà và hàng rào xung quanh cổng. Sau đó họ có thể quét thêm lớp ve màu yêu thích lên trên để ngôi nhà có tính thẩm mỹ cao hơn.

Ngoài ra, người dân còn dùng vôi để quét lại mộ của ông bà, tổ tiên để tỏ lòng biết ơn, thành kính với những người đi trước. Vì ngôi mộ chính là nhà của người đã khuất, do đó, việc trang hoàng lại mộ cũng chính là cách mà chúng ta báo hiếu tổ tiên vào mỗi dịp năm mới.

Đầu năm nên đặt muối ở đâu để rước lộc vào nhà

Đầu năm nên đặt muối ở đâu để rước lộc vào nhà

 

Trong ngày mùng 1 Tết, bạn có thể sử dụng muối biển để tắc ở từng phòng và trước cửa nhà để đổ bỏ tà khí trong quá khứ và đón vận may. Ngoài ra, cầm một nắm muối ném qua vai trái của mình, không được ném qua vai phải sẽ làm tăng xui xẻo.

Sau khi nhà và người được thanh lọc sạch sẽ, gia chủ chuẩn bị một bát nước muối phong thủy để hóa giải nguồn năng lượng xấu trong 1 năm. Đầu tiên, cho muối vào ¾ lọ thủy tinh hoặc bát, rồi đặt thêm 6 đồng xu (mặt dương ngửa lên trên) xếp theo hình vòng tròn. Cho nước từ từ vào và đặt một miếng vải lót bên dưới bát.

Đặt bát nước muối vào vị trí thích hợp, không che miệng bát, để yên một chỗ trong một năm, đến ngày cuối năm thì đổ đi. Không xê dịch bát bởi khi di chuyển năng lượng tiêu cực đã tích tụ sẽ bị tan vỡ.

Trong năm 2022, Sao xấu Nhị Hắc chủ về bệnh tật, đau ốm sẽ bay vào hướng Tây Nam, có thể gây các bệnh như đường ruột, dạ dày, trúng gió, đột quỵ… cho gia chủ. Do đó, để phòng tránh, chủ nhà nên đặt bát nước muối có đồng xu tại góc Tây Nam.

Lưu ý tất cả các đồ vật trên khi đã hấp thụ các chi năng lượng tiêu cực trong 1 năm thì cuối năm bạn cần vứt bỏ nó ra khỏi nhà trước khi các ngôi sao chuyển vị trí. Không được dùng lại bất kì vật gì. Khi vất, vạn để chúng trong túi ni lông ném ra thùng rác ngoài nhà. Không đem chôn ở vườn hoặc gần nhà sẽ gieo năng lượng tiêu cực vào khu đất quanh nhà.

Trên đây là những lý giải cho vấn đề vì sao đầu năm mua muối cuối năm mua vôi . Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu cần thiết kế nhà thờ họ hay những công trình kiến trúc tâm linh khác quý gia chủ có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn kiến tạo lên những không gian ưng ý nhất.

lời dăn của nhà sư Thích Nhất Hạnh

Những câu nói hay của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo phổ độ chúng sinh với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi chúng sinh. Bài viết dưới đây của Nhà Thờ Họ xin chia sẻ  những lời thầy dạy để cho bạn sống hạnh phúc hơn.

Thời gian người viên tịch

Thời gian người viên tịch

Nhà Sư Thích Nhất Hạnh đang thuyết giảng

Theo Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu (phường Thuỷ Xuân, TP Huế), Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Niên Trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu đã viên tịch tại Tổ đình vào lúc 0h ngày 22/1 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu). Tổ đình Từ Hiếu là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xuất gia cách đây tám mươi năm.

Cuộc đời và sự nghiệp của Thiền Sư

Cuộc đời và sự nghiệp của Thiền Sư

Chùa Từ Hiếu là nơi đầu tiên thầy tu hành

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926, xuất gia tu học tại chùa Từ Hiếu, người thành lập Đạo tràng Mai Thôn tại Pháp và nhiều trung tâm tu học khác tại Mỹ, Đức, Hồng Kông, Thái Lan. Sau hơn 40 năm kể từ khi rời Việt Nam, Thiền sư trở về quê nhà hoằng pháp lần đầu tiên vào năm 2005 và sau đó là vào năm 2007, 2008…

 

sự nghiệp của thiền sư Thích Nhất Hạn

Hình ảnh Thiền sư Thích Nhất Hạng dành cả cuộc đời phổ độ chúng sinh

Năm 2017, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Thái Lan về Việt Nam, trở về tổ đình Từ Hiếu tịnh dưỡng và lưu trú cho đến hôm nay.

Trong cuốn sách Thế giới Phật giáo (The Buddhist World) của GS.TS Phật học John Powers (một học giả Phật học người Úc) do Nhà xuất bản Routledge Worlds, đã chọn Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong 13 vị thầy đã góp phần vào sự hình thành và phát triển của đạo Phật (Bụt) trên toàn thế giới trong suốt quá trình 2.500 năm lịch sử của Phật giáo và thiền sư Nhất Hạnh ở vị trí thứ 10.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Sư Ông Làng Mai có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình. Thiền Sư được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị. Thiền sư đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khoá tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ…

Tang lễ của thầy được tổ chức như thế nào?

Tang lễ của thầy được tổ chức như thế nào?

Những cống hiến của người còn tồn tại mãi mãi cho hậu thế sau này

Lễ tang của sư ông sẽ được các quý thầy tại Tổ Đình Từ Hiếu và Tăng Thân Làng Mai sắp xếp theo nghi thức tâm tang. Vào lúc 8h00 ngày 23/01/2022 sẽ tiến hành Lễ Nhập kim quan; 7h00 ngày 29/01/2022 sẽ tiến hành Lễ Trà tỳ

“Tang lễ sẽ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng. Trong suốt thời gian đó, kính xin quý vị đến thăm viếng cùng thực tập chung với chúng tôi – tâm niệm cúng dường – để cho toàn bộ tang Lễ Tâm Tang được diễn ra trong sự im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh, tĩnh lặng và nhẹ nhàng”, thông cáo của Đạo tràng Mai Thôn ghi rõ.

Những câu nói hay của thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Những câu nói hay của thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Câu nói của thầy cho hậu thế

Tuy người đã Viên Tịch nhưng những di sản của người vẫn còn mãi, 1 trong số đó phải kể đến những câu nói hay dành cho hậu thế dưới đây.

  1. Tự do có được nhờ tu tập và thói quen. Bạn phải rèn luyện mình cách bước đi như một người tự do, ngồi như một người tự do và ăn như một người tự do. Chúng ta phải rèn luyện bản thân về cách sống như thế nào.
  2. Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã.
  3. Tình yêu đích thực là thứ mang lại hạnh phúc cho cả ta và những người ta yêu thương. Nếu nó không đem lại hạnh phúc cho cả hai bên, đó vẫn chưa phải là tình yêu đích thực.
  4. Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng tư bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.
  5. Chúng ta được tạo ra từ ánh sáng. Chúng ta là những đứa trẻ của ánh sáng. Chúng ta là con cái của thần mặt trời.
  6. Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số 1? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hi sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.
  7. Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng bàn chân của mình.
  8. Khi một người làm bạn đau khổ, ấy là vì ẩn sâu bên trong, nỗi đau khổ của anh ta đang tràn trề. Anh ta không đáng bị trừng phạt. Anh ta cần sự giúp đỡ.
  9. Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui.
  10. Hạnh phúc là được là chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi.
  11. Bởi vì bạn đang sống nên mọi thứ đều có thể thành sự thật.
  12. Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.
  13. Những mầm mống khổ đau trong bạn có thể thật mạnh mẽ, nhưng đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc.
  14. Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.
  15. Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc.
  16. Nếu chúng ta bình an, chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể cười. Và mọi người trong gia đình, trong xã hội có thể hưởng niềm vui từ chính sự bình an của ta.
  17. Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.
  18. Tôi đã tới. Tôi đang ở nơi cần ở. Điểm đến của tôi nằm trên mỗi bước đi.
  19. Chúng ta cần học cách nghỉ ngơi và thư giãn. Nó giúp ta phòng chống bệnh tật và giảm ngừa căng thẳng. Nó giúp ta có tâm trí sáng suốt để tập trung giải quyết các vấn đề.
  20. Mỗi hơi thở, mỗi bước đi của chúng ta có thể lấp đầy bởi bình an, hạnh phúc và sự thanh thản.
  21. Được sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là khả năng đi trên mặt nước, nó chính là bạn có thể đi bộ trên trái đất xanh ngay lúc này để nhìn thấy sự bình yên và vẻ đẹp của cuộc sống.
  22. Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.
  23. Khi ta trồng cây, mà cây không lớn tốt, ta không đổ lỗi cho cái cây, mà đi xem xét các lí do vì sao lại như vậy: thiếu nước, thiếu phân bón, hay thiếu ánh nắng mặt trời. Vậy nhưng khi ta có vấn đề với bạn bè hay gia đình ta, ta lại đổ lỗi cho họ. Nếu ta biết cách quan tâm họ, họ cũng sẽ ‘lớn tốt’, như cây cối vậy. Đổ lỗi cho ai đó hoàn toàn là vô nghĩa, tranh cãi cũng vậy. Đó là kinh nghiệm của tôi. Không đổ lỗi cho ai, không tranh cãi, chỉ đơn giản là hiểu. Nếu ta hiểu vấn đề, và thể hiện ra điều đó, ta sẽ luôn có thể yêu thương, và vấn đề đó sẽ được giải quyết
  24. Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền. Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao?
  25. Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.
  26. Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc.
  27. Tự do có được nhờ tu tập và thói quen. Bạn phải rèn luyện mình cách bước đi như một người tự do, ngồi như một người tự do và ăn như một người tự do. Chúng ta phải rèn luyện bản thân về cách sống như thế nào.
  28. Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã.
  29. Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng tư bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.
  30. Chúng ta được tạo ra từ ánh sáng. Chúng ta là những đứa trẻ của ánh sáng. Chúng ta là con cái của thần mặt trời.
  31. Tĩnh lặng là điều cốt lõi. Chúng ta cần tĩnh lặng như chúng ta cần không khí, như cái cây cần ánh sáng. Nếu tâm trí chúng ta lúc nào cũng đầy những từ ngữ và suy nghĩ, thì lấy đâu ra không gian cho chính chúng ta.
  32. Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số 1? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hi sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.
  33. Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng bàn chân của mình.
  34. Khi một người làm bạn đau khổ, ấy là vì ẩn sâu bên trong, nỗi đau khổ của anh ta đang tràn trề. Anh ta không đáng bị trừng phạt. Anh ta cần sự giúp đỡ.
  35. Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui.
  36. Hạnh phúc là được là chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi.
  37. Bởi vì bạn đang sống nên mọi thứ đều có thể thành sự thật.
  38. Hãy cười, thở và bước đi thật chậm.
  39. Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.
  40. Những mầm mống khổ đau trong bạn có thể thật mạnh mẽ, nhưng đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc.
  41. Nhiều người cho rằng sự náo nhiệt là hạnh phúc. Nhưng khi quá náo nhiệt, sẽ không có bình yên. Hạnh phúc thật sự dựa trên sự bình yên.
  42. Hành động của tôi nói lên tôi là ai.
  43. Niềm hi vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay.
  44. Nếu bạn yêu ai đó nhưng hiếm khi dành thời gian cho họ thì đó không phải tình yêu thật sự.
  45. Tình yêu của bạn phải khiến cho người yêu cảm thấy tự do.
  46. Thời khắc hiện tại tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn để tâm, bạn sẽ nhìn thấy chúng.
  47. Tôi tự hứa với lòng mình rằng tôi sẽ vui sống từng phút giây mà đời ban cho tôi.
  48. Tất cả suy nghĩ, lời nói, hành động của bạn đều mang dấu ấn của riêng bạn.
  49. Con người đau khổ là vì các thành kiến. Khi nhìn mọi thứ cởi mở hơn, chúng ta sẽ tự do và chẳng còn khổ đau nữa.
  50. Nếu chúng ta bình an, chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể cười. Và mọi người trong gia đình, trong xã hội có thể hưởng niềm vui từ chính sự bình an của ta.
  51. Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.
  52. Tôi đã tới. Tôi đang ở nơi cần ở. Điểm đến của tôi nằm trên mỗi bước đi.
  53. Chúng ta cần học cách nghỉ ngơi và thư giãn. Nó giúp ta phòng chống bệnh tật và giảm ngừa căng thẳng. Nó giúp ta có tâm trí sáng suốt để tập trung giải quyết các vấn đề.
  54. Mỗi hơi thở, mỗi bước đi của chúng ta có thể lấp đầy bởi bình an, hạnh phúc và sự thanh thản.

Bài viết được nhà thờ họ tổng hợp lại chia sẻ bởi một số nguồn sau:

http://danviet.vn/thien-su-thich-nhat-hanh-vien-tich-5020222217157313.htm

https://phatgiao.org.vn/30-cau-noi-cua-thien-su-thich-nhat-hanh-giup-ban-song-hanh-phuc-hon-d21729.html

https://kenh14.vn/nhung-cau-noi-truyen-cam-hung-cua-thien-su-thich-nhat-hanh-duoc-song-trong-giay-phut-hien-tai-la-mot-phep-la-20220122094737311.chn

https://vtc.vn/20-cau-noi-gia-tri-cua-thien-su-thich-nhat-hanh-ar658240.html

tượng thờ quan công

Tại sao thờ quan công

Quan Công là vị tướng văn võ song toàn, nhưng mặt mày dữ tợn, tay cầm đao gươm, cưỡi ngựa hoặc đọc sách. Vậy vì sao người dân lại tôn sùng và thờ cúng ông, thờ quan công có ý nghĩa gì, cách thờ cúng Quan Công chuẩn nhất như thế nào. Mời các bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung bài viết tại sao thờ quan công dưới đây.

Quan công là ai?

Quan công là ai?

 

Quan Công hay còn được biết với cái tên Quan Vũ, Quan Đế, Mỹ Nhiệm Công, tự là Vân Trường – một trong những nhân vật lịch sử tiêu biểu của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á. Ông là người Giải Lương (Sơn Tây, Trung Quốc), bố đẻ tên Quan Nghị, ông nội là Quan Thẩm. Tuy nhiên cũng có giả thuyết cho rằng ông là người Bồ Châu.

Quan Công là dũng tướng giỏi cả văn lẫn võ, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cùng Lưu Bị trong việc tạo lập nên nhà Thục Hán. La Quán Trung trong “Tam Quốc diễn nghĩa” đã liệt Quan Vũ vào danh sách “Ngũ hổ tướng” cùng với 4 vị võ tướng khác là  Hoàng Trung, Trương Phi, Mã Siêu và Triệu Vân.

Hình tượng Quan Công văn võ song toàn, tài đức vẹn toàn được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian từ thời kỳ nhà Tùy (581-618), tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa và được các nghệ sĩ khắc họa chi tiết trong các bộ môn nghệ thuật như kịch, tuồng, chèo, sau này là phim ảnh.

Năm 782, hơn 500 năm sau khi chết, ông được tôn vinh Võ Thánh (chức vị ngang với Văn thánh Khổng Tử). Ông cũng là vị võ tướng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có điện thờ riêng tại Đế vương miếu và phần lớn các võ miếu ở khắp nơi trên đất nước  Trung Quốc đều có tượng thờ ông với hình mẫu là mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt đao và/hoặc cưỡi ngựa xích thố.

Tại sao lại thờ quan công

Tại sao lại <b>thờ quan công </b>

 

Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và tín ngưỡng Nho giáo, nhiều ngôi đình thờ ở Việt Nam đã được lập để nhân dân thờ cúng Quan Công. Không những thế, trong một số gia đình, họ cũng chuẩn bị riêng một bộ tượng Quan Công mặc trang phục võ tướng, ngồi ở tư thế đường bệ, ung dung, tự tại.

Theo quan niệm dân gian, Quan Công là vị thần hộ mệnh cho những người đàn ông lao động chính của mỗi gia đình, bởi vậy mà việc thờ cúng này ngày càng được các gia đình tin tưởng. Cũng như thờ cúng gia tiên, thần tài, thổ công, táo quân, Quan Công cũng được thờ cúng vào các ngày lễ tết, mùng 1 âm lịch, ngày rằm hàng tháng. Đặc biệt là ngày vía Ông- 24/6 âm lịch.

Không chỉ vậy, thờ Quan Đế là một cách để cầu bình an và sự hòa thuận, êm ấm giữa các thành viên trong gia đình, cũng như cầu mong con cháu học giỏi, võ nghệ xuất chúng, may mắn và thành công. Trấn áp hung khí, chống lại thế lực tà ma, ngoại đạo xâm nhập vào ngôi nhà.

thờ quan công có ý nghĩa gì

<b>thờ quan công </b> có ý nghĩa gì

 

Quan công được biết đến đến là một vị tướng có dáng vẻ dữ tợn, ông luôn luôn đứng ra chống cái ác, bảo vệ lẽ phải và người dân. Chính bởi vậy ông được mọi người kính trọng lập bàn thờ trong nhà. Vậy Việc thờ cúng Quan Công có ý nghĩa gì?

thờ quan công trong nhà là cách mà người dân thể hiện thể hiện sự kính trọng đối với Quan Thánh và mong vị thần hộ mệnh này phù trợ gia đình có một cuộc sống hạnh phúc, bình an, may mắn, hòa thuận.

Với những người hành nghề kinh doanh, buôn bán việc thờ quan công được coi như việc thờ một vị thần tài may mắn giúp gia chủ thành đạt, thuận lợi trong công việc làm ăn. Với những người làm trong lĩnh vực quân sự họ thờ và tôn sùng ông như một vị thần bảo vệ tính mạng.

Như vậy, việc thờ quan công không chỉ trấn áp hung khí, mang lại thịnh vượng, trí tuệ và thành đạt cho người thờ, mà nó còn đem lại may mắn, tài lộc bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân.

Hiện nay, Mỹ Nhiệm Công không chỉ được thờ tại đền, chùa, miếu mà trong các gia đình nhiều người cũng lựa chọn tượng quan quân đọc sách hoặc quan công đứng tay cầm thanh long đao hoặc Quan Công cưỡi ngựa để thờ cúng trong nhà, để thể hiện sự khâm phục, ngưỡng vọng lớn lao dành cho ông.

tượng quan công đọc sách

 

Thờ tượng quan quân đọc sách thể hiện sự trung thành ý chí sắt đá không gì có thể thay đổi được.

 

tượng quan công cầm thanh long đao

Thờ tượng quan công đứng cầm thanh long đao thể hiện khí chất hào hùng, không chịu khuất phục trước khó khăn thử thách, đem lại sự uy nghiêm, trang trọng cho căn phòng gia chủ.

Thờ tượng Quan Công cỡi ngựa

Thờ tượng Quan Công cỡi ngựa giúp tôn lên sự oai nghiêm, hùng hồn và khí thế ngút trời của gia chủ.

Cách thờ quan công trong nhà

Việc lập bàn thờ quan công trong nhà tuy không cần quá cầu kỳ nhưng cũng phải tuân theo đúng nguyên tắc.

Chọn vị trí đặt bàn thờ quan công

Khi lập bàn thờ quan công , gia chủ phải đặt sao cho bàn thờ quan công cao hơn so với bàn thờ tổ tiên nhưng thấp hơn bàn thờ Phật. Đặt bàn thờ ở những cao ráo, khô thoáng, lịch sự. Tuyệt đối không đặt ở những nơi ẩm thấp, tối tăm, gần nhà bếp hay khu vực vệ sinh hay trong phòng ngủ.

Khai quang tượng Quan Công

Khi muốn thờ cúng bất kỳ tượng thần nào gia chủ cũng cần phải khai quang tượng. Nghi lễ khai quang sẽ giúp bức tượng phát huy tối đa năng lượng và việc thờ cúng mới trở lên linh nghiệm.

Để tiến hành khai quang điểm nhãn cho tượng mới, gia chủ chuẩn bị lễ vật và chọn ngày cúng cẩn thận. Khi tiến hành khai quang cần phải đúng cách. Sau khi khai quang xong, tượng sẽ có khả năng phù hộ, bảo vệ cho gia đình.

Chuẩn bị cỗ cúng Quan Công

Khi chuẩn bị mâm lễ cúng, gia chủ có thể chọn dâng lễ mặn hoặc lễ chay đều được. Nếu chuẩn bị cỗ mặn, gia chủ cần chuẩn bị theo thực đơn sau:

  • Thịt lợn hoặc thịt dê, tuyệt đối không dùng thịt trâu, chó, gà
  • Rượu trắng
  • Canh xương hoặc canh mộc, canh măng

Đối với cỗ chay bao gồm:

  • Trái cây: có thể là 5 loại quả khác nhau, hoặc một loại quả nhưng chọn theo số lẻ, 3 quả, 5 quả 7 quả…Quả không bị dập nát, héo, khô và không dùng hoa quả giả.
  •  Hoa tươi: Hoa có cả nụ, cành, lá, còn tươi mới, màu sắc rực rỡ.
  • Trầu, cau.

Những ngày cúng Quan Công trong năm

Một năm sẽ có 4 ngày vía Quan Công. Vào những ngày này, nếu gia chủ chưa có bàn thờ có thể lập bàn thờ, khai quang tượng. Còn những gia đình nào đã có bàn thờ thì gia chủ nên thắp hương tại nhà hoặc hành hương tại đền thờ Ngài để cúng bái, xin bùa cầu phúc lộc.

– Ngày 03/01 âm lịch hàng năm là ngày Quan Công quy y Tam Bảo, hiển thánh. Vào ngày này, gia chủ nên dâng lễ vật, hương hoa lên bàn thờ Ngài, không được cúng lễ mặn.

– Ngày 13/05 âm lịch là ngày Quan Công hiển linh tiêu diệt kẻ ác, cứu giúp người lương thiện. Vào ngày này, bên cạnh việc dâng hương thì gia chủ nên chuẩn bị thêm mâm cúng chúng sinh để tích đức.

– Ngày 13/06 âm lịch là ngày cúng tử.

– Ngày 24/06 âm lịch là ngày cúng vía Quan Công ở đền thờ Ông tại Hội An, Quảng Nam. Vào ngày này, gia chủ cũng vẫn dâng hương và làm lễ tại nhà. Nếu có điều kiện, thì có thể hành hương về đền thờ để cầu khấn được linh nghiệm nhất.

Vị trí trưng bày tượng Quan Công trong nhà hợp phong thủy

Vị trí trưng bày tượng Quan Công trong nhà hợp phong thủy

 

Tượng Quan Công là một bức tượng phong thủy có năng lượng rất mạnh, có khả năng bảo vệ và hóa giải hung khí, sát khí của gia đình. Vì thế mà gia chủ cần đặt ở các vị trí trang nghiêm để tượng phát huy tối đa công dụng.

Khi thờ cúng, tượng cần đặt ở những nơi cao ráo để canh giữ cửa trước. Đại đao và thanh gươm là vũ khí chính thường đi theo Ngài, bởi vậy, gia chủ nhớ đặt bên cạnh Ngài. Dưới đây là những vị trí trưng bày tượng Quan Công trong nhà hợp phong thủy mà bạn nên biết.

Đối với phòng khách: Tượng được đặt đối diện cửa chính và mặt hướng ra ngoài. Mục đích của vị trí này là giúp gia chủ ngăn chặn tà ma ngoại đạo xâm nhập vào trong nhà. Đây là vị trí đặc biệt thích hợp với những gia đình có hướng nhà xấu.

Đặt tượng Quan Công ở phía sau lưng bàn làm việc giúp gia chủ thuận lợi hơn trong làm ăn, kinh doanh, tránh được tiểu nhân hãm hại, kẻ xấu quấy phá và tăng thêm uy quyền của người thờ đối với cấp dưới.

Đặt tượng ở hướng Tây Bắc, mặt tượng quay ra cửa là vị trí giúp cho Quan Công có thể canh chừng, quan sát những người ra vào nhà giúp gia chủ.

Ngoài cách mà nhà thờ họ giới thiệu ở trên, gia chủ cũng có thể bày tượng theo cung mệnh của bản thân. Cách làm này sẽ có phần phức tạp hơn nhưng cũng mang lại hiệu quả và linh nghiệm cao hơn rất nhiều.

Một số lưu ý khi thờ quan công tại gia

Một số lưu ý khi <b>thờ quan công </b> tại gia

 

Khi tiến hành thờ cúng Quan Công gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tuyệt đối không được đặt tượng trực tiếp xuống đất, mặt sân, những vị trí này thể hiện sự bất kính, dễ dẫn đến tai họa cho gia đình.
  • Lưỡi đao của Quan Công không được hướng thẳng ra cửa chính, vì sẽ khiến gia đình dễ đau ốm, mệt mỏi, bệnh tật.
  • Đặt tượng đúng vị trí như chúng tôi giới thiệu phía trên, không đặt lung tung.
  • Không để tượng trong tủ kín như két sắt, tủ quần áo hay các hộp kính
  • Nơi thờ phải thanh tịnh, không được làm những việc ô uế, sát sinh bên cạnh.
  •  Tuyệt đối không được đặt tượng Quan Công trong nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc tại sao thờ quan công . Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết hôm nay của chúng tôi.

tiền trên ban thờ thần tài

Có nên đặt tiền thật lên bàn thờ thần tài

Bàn thờ thần tài là nơi thờ Tài Bạch Tinh Quân (Triệu Công Nguyên Soái) vị thần đem lại tiền tài, may mắn cho người thờ cúng. Mọi vật phẩm đặt trên bàn thờ cần được lựa chọn và tính toán kỹ lưỡng để biểu đạt được lòng thành của gia chủ, cũng như giúp bàn thờ tụ khí, thần linh chứng giám phù hộ.

Vậy cúng thần tài vào ngày nào? Có nên đặt tiền thật lên bàn thờ thần tài không? Những vật phẩm cần có khi thờ cúng là gì, mời các bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết

Cúng Thần Tài ngày nào?

Cúng Thần Tài ngày nào?

 

Ông bà ta thường có câu: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” do đó hầu hết các gia đình, đặc biệt là những ai làm trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán, họ sẽ vô cùng lưu tâm đến vấn đề này. Ngoài việc thờ cúng ông bà tổ tiên, thổ công, táo quân thì các gia đình sẽ lập thêm bàn thờ  Thần Tài – vị thần cai quản tài lộc của mỗi gia đình, để thờ cúng cầu mong ngài phù hộ cho công việc làm ăn của gia chủ gặp nhiều may mắn, phát đạt.

Người Việt ta từ xưa đến nay vẫn lấy ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài. Trong ngày này, các gia đình sẽ mua vàng và chuẩn bị mâm lễ cúng để dâng lên vị Thần cai quản Tài Lộc. Với mục đích là để cầu xin công việc làm ăn thuận lợi, phát đạt, cả năm lộc lá đầy nhà. Đồng thời, mong muốn Thần Tài cai quản theo sát gia chủ đồng hành, phù hộ họ trên con đường thăng tiến, thành công.

Có nên đặt tiền thật lên bàn thờ thần tài hay không?

Có nên đặt tiền thật lên <b>bàn thờ thần tài </b> hay không?

 

Bàn thờ thần tài là nơi thờ cúng linh thiêng, có ảnh hưởng tới Tài Lộc và vận may của gia chủ. Nên không phải vật gì cũng có thể tùy tiện đặt lên bàn thờ được. Có nhiều người vẫn quan niệm rằng, đặt tiền thật lên bàn thờ sẽ giúp gia đình ăn nên làm ra. Các thành viên trong gia đình ai cũng có công việc ổn định, sung túc về tài chính. Có thật như vậy?

Theo các chuyên gia phong thủy chia sẻ, việc bạn đặt tiền thật lên bàn thờ thần tài là rất tốt. Tuy nhiên, tiền không được đặt trên ban thờ từ năm này chuyển sang năm khác. Bởi như vậy là việc làm không tốt, thiếu trách nhiệm trong thờ cúng, mang đến khó khăn chồng chất, hao tổn tài lộc, công việc của gia đình sẽ gặp nhiều trắc trở. Mỗi năm ta nên bao sái bát hương, tỉa chân bát hương và thay tiền cũ ra.

bao sái bát hương

 

Tiền thật đặt trên bàn thờ gọi là tiền lộc, không cần có mệnh giá lớn mà chỉ cần thể hiện tâm ý của chủ nhân ngôi nhà. Nhưng ta cần đặt tiền mới nên bàn thờ. Vì tiền cũ đã được lưu hành từ lâu, qua tay quá nhiều tay người sử dụng, nên không tránh khỏi ô uế, nhàu nát. Do đó nếu dùng để thờ cúng sẽ không tốt, có thể làm thần linh nổi giận, không độ cho gia đình.

Mâm lễ cúng dâng lên bàn thờ thần tài gồm những gì

Mâm lễ cúng dâng lên <b>bàn thờ thần tài </b> gồm những gì

 

Mâm lễ cúng thần tài hàng ngày và mùng 1 hôm rằm thường là hoa quả, đồ chay, tiền thật. Còn vào ngày vía Thần Tài, gia chủ sẽ dâng thêm mâm lễ mặn gồm con tôm, miếng thịt, quả trứng luộc gọi là Bộ Tam Sên.

 

bộ tam sến

 

Bộ Tam Sên đại diện 3 loài vật tượng trưng cho hành Thổ – Thủy – Thiên trong đó:

– Thịt lợn ( lợn là động vật sống trên cạn tượng trưng cho hành Thổ),

– Tôm hoặc cua (sống dưới nước tượng trưng cho Thủy)

– Trứng gà hoặc trứng vịt (loài có lông vũ bay trên trời là Thiên).

Ngoài ra lễ vật đi cùng còn có hương, hoa, đèn, giấy, thuốc lá… chuẩn bị đầy đủ lễ vật giúp bày tỏ lòng thành kính với thần linh, đồng thời cầu xin bề trên phù hộ cho một ngày mới, tuần mới, tháng mới và một năm mới làm ăn phát đạt. Bên cạnh bộ Tam Sên, có nơi người dân còn sử dụng cá lóc nướng để cúng Thần tài.

Những lưu ý khi thờ Thần Tài

Những lưu ý khi thờ Thần Tài

 

Khi thờ cúng thần linh, phật hay gia tiên gia chủ cũng cần lưu ý, thường xuyên phải lau dọn bàn thờ và khu vực phòng thờ gọn gàng sạch sẽ. Thường xuyên bao sái rút chân nhang để tránh tình trạng bát hương bị cháy gây ảnh hưởng xấu đến gia đạo và an toàn của các thành viên trong gia đình.

Không được thờ thần tài chung với bàn thờ gia tiên

 

Không được thờ thần tài chung với bàn thờ gia tiên

Vị trí đặt bàn thờ tốt nhất là góc cửa chính, tựa lưng vào tường, không kê bàn thờ quá cao. Hướng tốt là hướng Tây Bắc thuộc cung Quý Nhân sẽ mang đến sự bình an, may mắn. Hay hướng Đông Nam thuộc cung  Thiên Lộc mang lại may mắn về tiền bạc, gia sản cho gia chủ. Bạn cũng có thể đặt bàn thờ theo hướng 4 chòm sao tốt nhất như Thiên Y, Sinh Khí, Diên Niên, Phục Vị, như vậy sẽ rất tốt cho phong thuỷ, hợp mệnh gia chủ.

Tuyệt đối không đặt bàn thờ Thần Tài ở những nơi ẩm thấp gần khu vực vệ sinh, dưới hoặc đối diện gương soi. Tác động xấu từ những vật ô uế này sẽ làm ảnh hưởng đến linh khí của “bề trên”.

Gia chủ có thể thắp hương hàng ngày hoặc vào dịp mùng 1 hay ngày rằm, ngày vía thần. Bên phải của ban thờ nên đặt một bình hoa tươi. Đặc biệt, hoa dùng để thắp hương là loại hoa mang ý nghĩa may mắn như hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa mẫu đơn…

Nên tránh chọn những loại hoa không may mắn như hoa nhài, hoa phong lan, hoa phù dung hoặc hoa đại. Bên trái bàn thờ đặt mâm bồng để quả. Tuyệt đối không để hoa quả hỏng, khô héo trên bàn thờ Thần Tài.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp quý đọc giả giải đáp được thắc mắc có nên đặt tiền thật lên bàn thờ gia tiên không. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

chữ thư pháp treo trong nhà

Cách treo chữ thư pháp trong nhà

Tranh thư pháp khi mua bạn nên treo ở những phương vị cát lợi trong nhà, Tranh chữ Thư Pháp thường thích hợp treo ở phương vị Văn Xương trong thư phòng. Trong phong thủy ngũ hành, tranh thư pháp thuộc hành Thủy vì vật mà nên treo ở những hướng tương sinh, tương hỗ như hướng Đông và Nam cụ thể cách treo tranh thư pháp và ý nghĩa của tranh thư pháp như thế nào xin mới quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chữ thư pháp là gì?

Chữ thư pháp là gì?

 

Chữ thư pháp là loại chữ nghệ thuật được viết cách điệu bằng cọ. Nó thể hiện được tâm trạng, chiều sâu trong tâm hồn người viết, cũng như truyền tải thông điệp cảm xúc, ý nghĩa, triết lý đến người xem thông qua: nét chữ , cách thức trình bày , màu sắc ….

Vì vậy ta có thể nói thư pháp là một môn nghệ thuật biểu lộ tâm ý của con người thông qua từng con chữ. Đồng thời, nó chứa đựng giá trị truyền thống dân tộc, giáo dục con người về đạo đức, nhân sinh quan trong cuộc sống, hướng tới cuộc sống chân thiện mỹ.

Ngày nay, chữ thư pháp được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất nhà ở thông qua hình thức tranh thư Pháp. Không chỉ dừng lại ở việc viết chữ đơn lẻ, mà tác giả còn kết hợp thêm các hình ảnh tượng trưng như hoa lá, chim muông…tạo nên sự sống động, hài hoà, màu sắc rực rỡ, nhằm tô điểm thêm cho bức tranh, giúp nó tiếp cận gần hơn với thị hiếu người dùng hiện đại.

Nguồn gốc của chữ thư pháp Việt

Nguồn gốc của chữ thư pháp Việt

Chữ thư pháp Việt có nguồn gốc từ thư pháp chữ Hán. 

Trải qua quãng thời gian hơn 1000 năm đô hộ, truyền bá văn hoá và nghệ thuật thư pháp thì chữ thư pháp Hán đã và đang phát triển rất rộng rãi và phổ biến ở khắp các địa phương trên đất nước ta.

Đến cuối thế kỉ 20 do ảnh hưởng của chiến tranh và suy thoái kinh tế, nghệ thuật này tạm dừng phát triển. Từ năm 1990 sau khi nền kinh tế được phục hồi thì thư pháp lại phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, 2 khuynh hướng thư pháp được ưa chuộng nhất là: thư pháp cổ điển viết bằng chữ Hán và thư pháp hiện đại viết bằng chữ quốc ngữ.

Người đầu tiên ở Việt Nam sử dụng mực tàu để viết thư pháp bằng chữ quốc ngữ đó là nhà thơ Đông Hồ. Và chính ông cũng là người truyền bá thư pháp chữ quốc ngữ cho người dân nước ta thời xưa. Những tác phẩm sơ khai của ông tuy chưa đạt đến trình độ hoàn chỉnh cao, nhưng nó chính là nền móng tiền đề cho sự phát triển của thư pháp Việt.

Đặc điểm của chữ thư pháp Việt Nam

Đặc điểm của chữ thư pháp Việt Nam

Chữ thư pháp Việt tuy có nguồn gốc từ chữ Hán nhưng nó lại mang nhiều đặc điểm tạo nên nét độc đáo riêng của mình. Bởi thư pháp Việt được viết bằng chữ Latin nên không bị bó buộc trong khuôn khổ như chữ hán, do đó tác giả cũng có thể tự do sáng tạo chữ viết theo mong muốn và tình cảm của mình mà không cần phải tuân thủ chính xác cấu trúc của từng chữ.

Tuy nhiên, chữ Việt không phải chữ trừu tượng nên cũng khó mà biểu đạt hết những tâm tư, tình cảm của người viết. Nên tác giả thường kết hợp với các hình ảnh tạo nên những bức tranh thư pháp treo trong nhà thật tuyệt vời để người xem dễ dàng tiếp cận, hình dung, cảm nhận.

cảm nhận chữ thư pháp

Thông thường nội dung của tranh thư pháp là những chữ viết mang tính giáo dục cao về phẩm hạnh và nhân đức của con người. Một số tranh thư pháp còn có nội dung là những câu đối mang hàm ý rất sâu sắc khiến chúng ta cần suy ngẫm và cảm nhận. Mỗi bức thư pháp sẽ có một giá trị nội dung khác nhau tùy thuộc vào những chữ cái được viết trong đó.

Hiện nay các sản phẩm tranh thư pháp trên thị trường thuộc một trong hai nhóm là tranh thư pháp viết chữ đơn và tranh thư pháp kết hợp với câu đôi và các hình ảnh tượng trưng. Cụ thể:

sản phẩm tranh thư pháp

Với hình thức tranh chữ đơn thì tranh chỉ có một chữ cái, không có thêm họa tiết nào. Chữ được viết rất đẹp nằm ở chính giữa bức tranh, có thể viết bằng chữ Hán, chữ nho hay chữ quốc ngữ. Chúng ta thường gặp những bức tranh thư pháp chỉ có một chữ như: tranh thư pháp chữ phúc, chữ tâm, chữ nhẫn, chữ tài, tri…

hình thức tranh chữ đơn

Tranh thư pháp kết hợp với câu đối và hình ảnh là tranh không chỉ có chữ viết, mà còn được trang trí kèm theo hình ảnh, đoạn thơ. Ta có thể thấy sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cảnh thiên nhiên với chữ thư pháp thông qua các bức tranh về cha mẹ hoặc tranh hoa sen hay một nhân vật tâm linh nào đó.

Các lối viết thư pháp Việt được ưa chuộng

Hiện nay trên thị trường có nhiều kiểu thư pháp viết bằng các loại chữ khác nhau, nhưng kiểu chữ thư pháp được sử dụng rộng rãi nhất vẫn là thư pháp Việt. Trong chữ thư pháp Việt người ta chia thành các lối viết như sau:

Chữ thư pháp cách điệu

Chữ thư pháp cách điệu

Ở lối viết này chữ viết có phần cầu kỳ và biến tấu giống các hình tượng ý nghĩa nào đó. Cách viết này khiến chúng ta khó đọc hơn lối chữ chân phương, nhưng nó lại rất hấp dẫn người xem bởi những ẩn ý sâu xa của tác giả trong từng con chữ.

Chữ thư pháp chân phương

Chữ thư pháp chân phương

Đây là cách viết được sử dụng rộng rãi nhất bởi cách viết rõ ràng và dễ đọc. Nét bút có sự uyển chuyển và mềm mại thanh đậm khác nhau, nhưng cấu trúc chính của chữ vẫn được giữ nguyên. Do đó lối thư pháp chân phương được sử dụng phổ biến và phát triển mạnh mẽ nhất.

Lối viết thư pháp Thảo

Lối viết thư pháp Thảo

Thư pháp được viết theo lối Thảo giúp các nét chữ trở lên rất phóng khoáng, chứa đựng nhiều nội lực của người viết. Khi nhìn vào các bức tranh thư pháp này người xem có thể mất một thời gian để cảm nhận và hình dung ra các chữ và ý nghĩa truyền tải của tác phẩm.

Vì sao treo chữ thư pháp trong nhà

Nguồn gốc của chữ thư pháp Việt

Tranh chữ thư pháp không chỉ là một món đồ trang trí đậm chất nghệ thuật. Mà nó còn là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong xã hội xưa và nay. Nó không chỉ có tính răn dạy, giúp gia chủ giữ được tầm hồn trong sáng, mà nó còn mang rất nhiều ý nghĩa phong thủy, thẩm mỹ và tri thức sâu sắc.

Chữ viết là nguồn tri thức dồi dào và vô hạn của nhân loại, và nó được tìm thấy ở trong chính những tác phẩm tranh thư pháp. Mỗi tác phẩm mang một giá trị  và bài học cuộc sống khác nhau. Qua đó người đọc có thể mở rộng hơn kiến thức, hiểu được nhiều vấn đề hơn.

Không chỉ vậy, theo quan niệm của văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng thì tranh thư pháp là một đề tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt phong thủy. Treo chữ thư pháp trong nhà giúp cho không gian sống trở lên mới lạ, độc đáo, gia đạo hưng thịnh và gặp nhiều điều tốt lành.

Bên cạnh đó, việc sử dụng tranh thư pháp để trang trí nhà là một cách khẳng định gia chủ là người có học thức và hiểu biết. Ngoài ra, chơi tranh cũng chính là cách mà con người ta giữ gìn truyền thống hiếu học trong mỗi gia đình, kích thích niềm đam mê học hỏi , sáng tạo của con trẻ. Những người lựa chọn và giữ gìn tranh thư pháp là hiện thân của những ông đồ thời xưa.

Vị trí treo chữ thư pháp chuẩn nhất

Trong một ngôi nhà, về cơ bản sẽ có phòng ăn, phòng ngủ, phòng thờ, phòng khách… Vậy ta nên treo chữ thư pháp ở đâu, nội dung là gì, để thu hút tài lộc, mang đến điềm lành cho gia chủ. Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài viết.

Treo thư pháp ở phòng khách

Treo thư pháp ở phòng khách

Phòng khách được xem là linh hồn của ngôi nhà, nơi đón tiếp họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp đến chơi, do đó đa phần các gia đình đều ưu tiên lựa chọn đây làm khu vực để treo thư pháp. Khi chọn tranh treo phòng khách không chỉ làm nổi bật nên tính cách của gia chủ, mà còn phải phù hợp với không gian và màu sắc của căn phòng.

Vị trí treo tranh tốt nhất để treo chữ thư pháp trong phòng khách là chính diện cửa ra vào hoặc đằng sau ghế ngồi của gia chủ, vì đây là vị trí khách dễ dàng quan sát nội dung của bức thư pháp, bình luận về những hiểu biết của bản thân, giúp cuộc gặp gỡ được thân mật, thoải mái, cởi mở hơn.

hình thức tranh chữ đơn

Nội dung bức thư pháp nên là những từ mà có hàm ý sâu sắc, câu nói mà gia chủ yêu thích, nó sẽ giúp bộc lộ rõ nét tính cách bản chất của gia chủ. Khách đến chơi cũng hiểu hơn về con người, sở thích của chủ nhà, từ đó dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong cuộc nói chuyện.

Chữ thư pháp treo tại phòng ngủ

Chữ thư pháp treo tại phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi của gia chủ sau một ngày làm việc, vì vậy, những bức thư pháp treo trong phòng ngủ cần có nội dung thiên về những câu nói giúp trấn an tinh thần, làm chủ nhân cảm thấy nhẹ nhàng, bình thản khi nhìn vào. Nên chọn thể chữ mộc thể hoặc điền thể để không gian trở lên hoàn hảo nhất. Vị trí treo tranh thích hợp là phía trên đầu giường hoặc cạnh đèn ngủ.

Treo tại phòng thờ

Đặc điểm của chữ thư pháp Việt Nam

Thư pháp treo ở phòng thờ không nên có màu quá sặc sỡ như vậy sẽ làm mất đi sự thanh tịnh vốn có của không gian thờ cúng. Vị trí thích hợp là cạnh gian thờ, không đặt phía trên hoặc đối diện ảnh thờ. Nội dung bức thư pháp cần thể hiện lòng biết ơn, tư tưởng uống nước nhớ nguồn, cầu mong bình an, hạnh phúc cho gia chủ.

Chữ thư pháp đặt tại phòng ăn, phòng bếp

Chữ thư pháp đặt tại phòng ăn, phòng bếp

Phòng bếp và phòng ăn là nơi mọi người sum họp ăn uống nâng cao tình đoàn kết, ấm áp trong gia đình. Màu sắc của những bức thư pháp treo tại đây nên mang màu sắc ấm nóng kết hợp với màu trắng để tạo cảm giác thoáng mát,  sạch sẽ. Vị trí treo hợp lý là cạnh bàn ăn và xa bếp lửa. Nội dung phải thể hiện sự đoàn kết, hạnh phúc, sum vầy.

Phòng làm việc

Lối viết thư pháp Thảo

Phòng làm việc sẽ là nơi bạn dốc sức hoàn thành các kế hoạch đề ra, xử lý công việc, dự án và suy nghĩ nhiều điều. Do đó không tránh khỏi đôi lúc cảm thấy khó khăn, bức bối, nên cần có những bức tranh động viên thể hiện ý chí vươn lên, cổ vũ tinh thần làm việc của gia chủ. Vị trí treo là sau ghế ngồi làm việc hoặc đối diện giá sách hay gần cửa sổ.

Thư pháp treo phòng học

Thư pháp treo phòng học

Trong không gian phòng học, chúng ta có thể chọn một số chữ Trí, tài treo giúp con trẻ được trở nên thông minh sáng suốt, có ý chí vươn lên, khắc phục khó khăn đem đến thành công trên con đường học vấn.

Nhìn chung nội dung của các bức tranh ảnh hưởng rất lớn đến không khí trong căn phòng. Vì vậy, gia chủ nên xét trước nội dung của các tác phẩm trước khi lựa chọn vị trí treo.

Những chữ thư pháp đẹp và ý nghĩa nhất

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là một phạm trù vô cùng phong phú và trừu tượng. Do đó có rất nhiều chữ có thể lựa chọn để viết thư pháp như: cha mẹ, ơn nghĩa sinh thành, tâm, phúc, lộc, thọ, hiếu, lễ, nghĩa, nhẫn, bình an, tài, trí…. Trong bài viết hôm nay, nhà thờ họ sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về một số chữ sau:

Chữ tâm

Chữ tâm

Chữ tâm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong văn hoá của người Việt, nó là bản nguyên, lương tâm, lòng dạ của con người. Mọi hành động chúng ta làm đều xuất phát từ cái tâm, tâm thiện sẽ làm điều phải, tâm ác sẽ sinh tà khí, làm điều xấu xa. Nó thường được đặt trong một khung tranh chỉnh chu, sang trọng để treo trong nhà.

Ý nghĩa của chữ Tâm dưới góc nhìn của thư pháp, được thể hiện bằng những nét chữ uyển chuyển, mềm mại nhưng đầy sức mạnh. Cách treo chữ Tâm trong nhà cũng là yếu tố quyết định ý nghĩa của bức tranh đó. Chữ tâm nhắc chúng ta cần tu tâm dưỡng tính, hướng đến cái thiện, sống tích cực, lành mạnh, làm nhiều việc thiện để cuộc sống được an nhiên.

Cách treo chữ tâm trong nhà chuẩn nhất: là treo trong phòng khách, phòng làm việc, phòng thờ. Vì đây là những không gian quan trọng, vượng khí trong nhà. Tranh nên được treo ở độ cao từ 2m trở lên để vừa tầm mắt, dễ nhìn, khi đứng hay ngồi đều có thể ngắm tranh một cách thoải mái.

Cách treo chữ tâm trong nhà 

Đối với không gian trưng bày lớn, thay vì sử dụng một bức tranh khổ rộng, gia chủ nên chọn nhiều bức tranh có kích thước vuông 60cm như: tranh chữ Tâm bằng đồng, chữ tâm thêu trên vải, hay khắc trên tấm gỗ,….để đem lại tính thẩm mỹ và giá trị phong thủy tốt nhất.

Chữ Phúc

Chữ Phúc

Chữ Phúc hay còn gọi là chữ Phước, tượng trưng cho hạnh phúc, sự tốt lành, may mắn, phúc đức được bề trên phù hộ. Với ý nghĩa tốt đẹp đó, nó được sử dụng rộng rãi để trang trí trong kiến trúc phong thủy và y phục mặc hàng ngày. Vào dịp đầu xuân nhiều nhà treo chữ “Phúc” thể hiện những ước mong về cuộc sống hạnh phúc, và những chú nguyện về tương lai tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc.

Cách treo chữ phúc trong nhà: tương tự như chữ tâm, chữ phúc cũng cần treo ở nhưng nơi trang nghiêm và quan trọng nhất của ngôi nhà như phòng khách, phòng thờ. Tuy nhiên, chữ phúc có chút đặc biệt hơn làm rất nhiều người có cách hiểu sai lầm về cách dán chữ Phúc. Việc này được thể hiện ở một số nội dung sau:

Cách treo chữ phúc trong nhà

Chữ phúc treo trong nhà có thể treo thẳng hoặc ngược. Nếu treo ngược (phúc đảo, phúc đổ) thì cũng được hiểu là phúc đã tới nhà. Phúc khí đã được đổ vào, lưu lại trong nhà, giúp căn nhà tràn đầy phúc khí. Chữ phúc ngược còn có thể treo ở ngoài tủ quần áo, lu nước để thu hút lộc và tài khí. Dán ở thùng rác, bồn ngâm chân với ý nghĩa đem những thứ không tốt đổ đi.

Treo chữ phúc ở cửa ra vào thì không được treo ngược. Chữ cần đặt thẳng vì chữ Phúc dán ở cửa có nghĩa là nạp phúc, nghênh phúc, nạp phúc, mở cửa đón Phúc. Ở trước cửa mà đặt Phúc đảo thì chẳng khác nào Phúc chưa vào trong nhà đã bị đổ mất rồi. Hơn nữa, cửa chính là nơi trang trọng, gia đình đi lại nên không được treo ngược. Nếu phạm phải sẽ cho cảm giác gia đình có 1 năm không thuận lợi.

Chữ Nhẫn

Chữ Nhẫn

Nhẫn là quy tắc ứng xử và đặc trưng của nền văn hoá Á Đông. Trong mối quan hệ giữa người với người, nhẫn là nhẫn nhịn. Trong quan hệ giữa người với lý tưởng, nhẫn được hiểu là nhẫn lại. Nhẫn chính là sự tu dưỡng đạo đức phẩm hạnh của mỗi người.

Trong đạo phật, chữ nhẫn giúp cái tâm trọn vẹn hơn. Người thấu hiểu và làm được điều này dù chịu tổn thương bởi người khác thì họ vẫn an nhiên, tinh thần ổn định, sức khỏe viên mãn. Còn người làm tổn thương họ mới là kẻ đáng thương. Không chỉ vậy, chữ này còn thể hiện sự đoàn kết, yêu thương của người Việt. Nó đi vào nếp sống văn hoá giúp con người khéo léo trong ứng xử hơn.

thư pháp của người Việt

Xét về ký tự Hán ngữ, chữ “Nhẫn” là sự kết hợp của chữ Đao (con dao) ở trên cùng chữ Tâm (con tim) ở dưới. Lưỡi Đao đặt ngay trên Tâm với hàm ý, nếu như gặp chuyện chẳng lành mà không nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, nhưng khi ta nhẫn nhịn sẽ chuyển nguy thành an, chuyển bại thành thắng, điềm dữ hóa lành…

Vậy chữ nhẫn treo ở đâu cho đúng phong thuỷ? Chúng tôi xin gọi ý như sau: treo ở phòng khách, phòng thờ, lối  lên cầu thang phía bên tường. Chiều cao cách sàn 1,8-2m. Tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào tranh và không đối diện với cửa chính. Hướng treo tranh chữ Nhẫn đẹp là hướng Nam hoặc Đông Nam.

Chữ Nhẫn

Lưu ý: Không nên treo tranh chữ nhẫn ở những khu vực tối tăm, ít ánh sáng, ẩm thấp. Không treo tranh trong phòng ngủ, nhà bếp, hành lang,..để tranh luôn được sáng đẹp, giúp gia chủ kích hoạt tài lộc, thịnh vượng.

Kinh nghiệm lựa chọn tranh thư pháp đẹp

Để chọn mua được một bức tranh thư pháp đẹp, phát huy được hết công dụng phong thủy và biểu thị được tâm tư, tình cảm của gia chủ thì chúng ta cần lưu ý một số điều sau đây:

Thứ nhất khi chọn mua tranh nên quan sát kĩ phần chữ vì đây là phần cốt lõi  làm nên giá trị của bức tranh. Chữ phải không phạm những lỗi sai cơ bản trong bố cục, cách thể hiện và đặc biệt là không sai chính tả.

Thứ hai nếu mua tranh thư pháp có kết hợp hình ảnh trang trí thì hình ảnh đó phải có nét tương đồng với nội dung câu chữ trong tranh. Điều này tạo nên sự gắn kết, đồng nhất trong ý nghĩa bức tranh.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách treo chữ thư pháp trong nhà. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

chọn bộ đồ thờ thần tài phong thủy

Bộ đồ thờ thần tài gồm những gì?

Bộ đồ thờ thần tài đẹp gồm những gì và sắp xếp ra sao để thu hút tài lộc là vấn đề mà rất nhiều gia chủ quan tâm, đặc biệt là chủ kinh doanh, buôn bán. Không phải cứ mua nhiều vật phẩm bài trí hết lên bàn thờ là tốt, mà ta cần tuân theo những nguyên tắc cụ thể. Nếu bạn chưa biết nhiều về phong thuỷ trong thờ thần tài thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết này của nhà thờ họ, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về lĩnh vực này.

Bộ đồ thờ Thần Tài bao gồm những gì ?

Bộ đồ thờ Thần Tài bao gồm những gì ?

 

Để phục vụ đúng và đủ nhu cầu của gia chủ khi chọn mua bộ đồ thờ thần tài , chúng tôi chia ra 2 phần như sau: bộ đồ thờ thần tài đầy đủ và bộ đồ thờ thần tài cơ bản. Trọn bộ đồ thờ thần tài cơ bản bao gồm những vật phẩm thờ sau:

  • Bàn thờ thần tài, thổ địa
  • Tượng Thần
  • Bài vị
  • Bát hương
  • Ống hương
  • Lọ hoa
  • Chóe thờ hay 3 hũ gạo muối nước
  • Kỷ chén thờ (có thể chọn loại 3 hoặc 5 chén thờ)
  • Chậu hay bát nước rắc cánh hoa
  • Mâm bồng (Đĩa quả)
  • Ông Cóc

Bộ thờ thần tài

Cách sắp xếp đồ thờ thần tài cơ bản cũng giống bàn thờ thổ công.  Anh/chị nên thỉnh đầy đủ các đồ thờ cơ bản để giúp bàn thờ tụ tài lộc và làm hưng vận khí, thuận lợi cho đường làm ăn, buôn bán.

 

Bộ đồ thờ thần tài đầy đủ và cao cấp 

Bộ đồ thờ thần tài đầy đủ và cao cấp 

✅✅✅ Xem thêm: Có Nên đặt tiền thật lên ban thờ thần tài hay không?

Với những người có điều kiện kinh tế khá giả, tín tâm thì không thể bỏ qua bộ đồ thờ thần tài đẹp cao cấp. Ngoài những đồ thờ cơ bản bắt buộc như chúng tôi chia sẻ ở trên, bạn nên thỉnh thêm các đồ thờ như:

bộ đồ thờ thân tài cao cấp

 

  • Tượng Phật Di Lặc làm bằng đá: Phật Di Lặc được đặt trên nóc của bàn thờ Thần Tài (với những bàn thờ có mái bằng), đại diện cho sự quản lý, ngăn chặn các vị thần lơ là công vụ hoặc làm điều khuất tất.
  • Tụ bảo bồn đá: đây là vật phẩm mang rất nhiều năng lượng giúp giải trừ hung khí, gia tăng cát khí, mang lại may mắn, bình an cho gia chủ.
  • Tháp tỏi (hoặc 5 củ tỏi bày trên đĩa hoặc treo dây): Với ý nghĩa xua đuổi tà khí giúp cho cửa hàng luôn được sạch sẽ, dễ tụ tài lộc.
  • Đèn lưu ly: mang hàm ý mong muốn gia chủ có trí tuệ sáng suốt, đầu óc tinh tường.
  • Tỳ hưu và Thiềm thừ là 2 linh vật được ông thần tài và thổ địa dùng để cưỡi trên lưng đi trầu.
  • Ngũ phúc hoa mai: treo dọc 2 bên bàn thờ.
  • 5 đồng hoa mai: tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn dùng để chấn kích, làm tăng phúc khí, tài lộc. Lần lượt đặt dưới thần tài, ông địa, bát hương, long quy, thiềm thừ.
  • Long quy: tượng rùa đầu rồng có tác dụng chấn sát.
  • Bình hút lộc: giúp đem lại may mắn, của cải và bình an cho gia chủ.
  • Nậm rượu và đèn dầu
  • Bộ ấm chén trà
  • Hoa sen gỗ hoặc đồng tiền xu
  • Cây đại phát lộc.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ thần tài của chủ cũ có nên giữ lại ?

Ngoài ra trên thị trường cũng có một số sản phẩm kích tài lộc khác, bạn cũng có thể thỉnh để đặt lên bàn thờ. Nhưng cần tham khảo chuyên gia phong thuỷ để đặt đúng chỗ, tránh việc đặt tuỳ tiện, lộn xộn khiến bàn thờ Thần Tài bị ảnh hưởng xấu, giảm tài lộc.

Tiêu chí chọn mua bộ đồ thờ thần tài

Để mua một bộ ban thờ Thần Tài đẹp mỗi gia chủ đều phải có một tiêu chí riêng, nhưng chung quy lại mọi người thường có tiêu chí như sau:

Chọn bộ đồ thờ thần tài phù hợp với diện tích phòng

 

Chọn bộ đồ thờ thần tài phù hợp với diện tích phòng

 

Tùy thuộc vào diện tích và không gian thờ cúng mà gia chủ lựa chọn bàn thờ và bộ thờ Thần Tài cho phù hợp. Tất cả cần được bài trí hài hoà. Không nên chọn bàn thờ quá nhỏ hoặc quá to so với không gian, đồ thờ quá nhiều hoặc quá ít, sẽ tạo lên cảm giác kệch cỡm, bí bức.

 

bộ đồ thờ thần tài đẹp

 

Các kích thước bàn thờ Thần Tài được các chuyên gia nghiên cứu về phong thuỷ và tâm linh khuyên dùng là những kích thước chuẩn tài lộc, cụ thể: Bàn thờ có chiều rộng: 31cm, 36cm, 41cm, 48cm, 56cm, 61cm, 81cm… còn chiều cao và sâu sẽ phụ thuộc vào kiểu dáng và mái bàn thờ.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bày ban thờ thần tài chuẩn phong thủy

Chọn bộ đồ thờ thần tài theo mệnh

Một trong những tiêu chí hàng đầu được các gia chủ tìm hiểu trước khi thỉnh đồ thờ chính là phải hợp với mệnh của gia chủ. Không có ai mệnh Kim lại chọn đồ thờ của người mệnh hoả về thờ. Vì như vậy sẽ tạo nên sự xung khắc, làm ảnh hưởng đến vận khí, tài lộc của gia chủ.

Chọn bộ đồ thờ thần tài theo tài chính

Trọn bộ đồ thờ thần tài được chia theo mức tài chính khác nhau để gia chủ thoải mái lựa chọn. Sao cho vừa đáp ứng được tiêu chí kích thước, hợp mệnh lại vừa với hầu bao của gia đình.

Trọn bộ thờ cơ bản sẽ có giá giao động từ 2 – 7 triệu đồng tùy vào kích thước và chất liệu đồ thờ. Chính vì thế nó phù hợp với rất nhiều gia đình, doanh nghiệp, công ty, văn phòng bất động sản.

bộ đồ thờ thần tài đầy đủ sẽ có giá dao động từ 7-40 triệu tùy thuộc vào kích cỡ và chất liệu đồ thờ. Nó phù hợp với những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, doanh nghiệp lớn.

Chọn bộ đồ thờ thần tài theo chất liệu đồ thờ

Chọn bộ đồ thờ thần tài theo chất liệu đồ thờ

 

Nếu bạn là người mua hàng thông minh, thì không thể để một số chủ quán tư vấn thổi phồng về chất lượng và mục đích sử dụng của từng đồ thờ, từ đó tránh được các nhầm tưởng mua phải đồ tốt giá rẻ. Để bạn có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn được đồ tốt, nhà thờ họ sẽ giúp bạn chia đồ thờ theo 4 chất liệu chính là: Gỗ tự nhiên, gốm sứ, bột đá, và Composite.

Một trong những nguyên liệu chủ yếu để chế tác bàn thờ và vật dụng thờ cúng thần tài đó chính là gỗ tự nhiên. Các loại gỗ thường được sử dụng làm bàn thờ, đũa, bình đựng hương, ngai thờ. Một số loại gỗ tiêu biểu là: gỗ sồi, gỗ hương, gỗ gụ, gõ đỏ, gỗ pơ mu, gỗ thông Mỹ, gỗ xoan đào…

Bột đá thường chỉ được dùng làm thành: Tượng Di Lặc, Tượng Thần Tài -Thổ Địa, Tượng Thần Tiền, Bồn Tụ Bảo. Có nhiều loại như bột đá thịnh hành như: bột đá Hồng Kông, Bột đá Trung Quốc, bột đá Đài Loan.

Gốm Sứ: Gần như tất cả các đồ thờ trên bàn thờ gia tiên, thần tài đều có thể làm từ chất liệu gốm sứ. Đồ gốm sứ được ưa chuộng nhất hiện nay là: Gốm sứ Bát Tràng cao cấp, gốm sứ Hải Dương,  Gốm sứ Đài Loan (hàng xịn).

Composite: Đây là chất liệu tổng hợp dùng để đúc tượng và một số đồ thờ khác. Tuy nhiên chúng khá nhẹ và không có độ bền cao như chất liệu gỗ tự nhiên, gốm sứ và bột đá.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn thần tài chuẩn nhất

Theo phong cách thiết kế

Gia chủ có thể chọn đồ thờ theo phong cách thiết kế như tân cổ điển, cổ điển hoặc hiện đại. Tuy nhiên, ngày nay, gia chủ thường rất ưa chuộng phong cách hiện đại. Dưới đây là những lý do mà gia chủ nên chọn mua bàn thờ Thần Tài kiểu hiện đại.

Bàn thờ Thần Tài kiểu hiện đại có kích thước nhỏ gọn phù hợp với nhiều không gian sống khác nhau như văn phòng, chung cư, nhà ống, biệt thự. Dễ dàng nâng cấp và tùy biến đồ thờ theo mong muốn của gia chủ. Có thể tận dụng mái bàn thờ đặt các vật phẩm phong thuỷ kích tài lộc.

Mẫu bàn thờ thần tài hiện đại này giúp cho bàn thờ thêm phần sáng sủa khi lược bỏ đi chi tiết cột phía trước. Đặc biệt, đây là bàn thờ rất được yêu thích bởi hoạ tiết trang trí nhẹ nhàng, tinh tế, mẫu mã đa dạng mang lại vẻ đẹp sang trọng, trang nghiêm cho không gian thờ tự.

Cách bài trí đồ thờ Thần tài theo phong thủy

Cách bài trí đồ thờ Thần tài theo phong thủy

 

Biết được cách bày trí bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thuỷ sẽ giúp gia chủ kích lộc, kinh doanh hồng phát, tiền vào như nước và cực kỳ may mắn.

Chúng tôi xin chia sẻ cách bày trí trọn bộ đồ thờ thần tài như sau:

  • Tượng Di Lặc: Đặt lên trên mái của bàn thờ (áp dụng đối với bàn thờ thần tài hiện đại mái bằng)
  • Bài vị: đặt trong cùng phía sau lưng thần tài, thổ địa.
  • Tượng Thần Tài Thổ Địa : Tượng thần tài đặt vào trong bên trái, ông địa đặt bên phải phía trước bài vị. Đối với những ban thờ ngang 58cm trở lên, bạn cũng có thể thờ thêm Thần Tiền ở giữa Thần Tài và Thổ Địa
  • Bát hương: Đặt vào chính giữa bàn thờ, hình song long chầu nguyệt trên bát hương đặt chính giữa và hướng ra ngoài.
  • Choé thờ: đặt phía sau bát hương, trước tượng thờ.
  • Mâm bồng (khay hoa quả): mâm bồng không được đặt vượt quá mặt nguyệt trên bát hương. Nếu mâm bồng cao hơn mặt nguyệt bạn hãy mua đôn kê để cao bát hương.
  • Kỷ ngai: đặt ở phía trước bát hương. Nếu trường hợp 3 chén: tính từ phải sang trái ta đặt 1 chén rượu, 1 chén trà khô, 1 chén nước. Trường hợp 5 chén sẽ đặt theo thứ tự như trên nhưng sẽ lần lượt là chén rượu trắng, chén trà khô, chén nước, chén gạo, chén muối.
  • Lọ hoa: Để ở phía trái bàn thờ theo nguyên tắc: cao, sặc sỡ đặt bên trái. Vật gì thấp, tĩnh thì đặt bên phải.
  • Đĩa ngũ sự: vào ngày mùng 1 và 10 ta sẽ đặt thêm đĩa ngũ sự gồm bình trà nhỏ và 5 chén trà. Ngày bình thường sẽ không dùng đĩa ấy đặt lên không cần đặt. Trong bách nhật an vị bàn thần tài sẽ để ngũ sự trong 100 ngày.
  • Ống cắm hương: có thể đặt phía dưới đất, bên phải.
  • Long quy: Đặt bên trái bàn thờ, hướng ra ngoài để kỵ tà tránh sát .
  • Tỳ hưu: đặt trên ngai phía trước long quy và thiềm thừ. Con đực có đuôi vểnh và chân trái giơ lên đặt bên trái bàn thờ. Con cái có đuôi vểnh xuống, chân giơ lên đặt bên phải.
  • Cóc thiềm thừ : Cóc ngậm tiền tương truyền là đệ nhị pháp bảo chiêu tài. Thiềm Thừ đặt bên phải bàn thờ, hướng vào bát nhang.

✅✅✅ Xem thêm: Ông Thần Phát Là ai?

Trên đây là những thông tin liên quan đến bộ đồ thờ thần tài , cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

bùa trấn trạch

Cách dán Bùa trấn trạch nhà mới

Trấn trạch nhà mới liệu có giúp xua đuổi tà khí, thu hút vượng khí cho ngôi nhà như lời đồn không. Cách dán và lợi ích thật sự của chúng là gì, mời bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết.

Bùa trấn trạch là gì ?

Bùa trấn trạch là bùa dùng để bảo vệ ngôi nhà và mảnh đất xây dựng nhà tránh khỏi sự quấy nhiễu của tà ma, xua đuổi những điều không may mắn khiến gia đạo rối ren, sức khỏe hao tổn. Đây cũng là loại bùa được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người Việt.

Giấy viết bùa được làm từ là thân và rễ của cây trúc. Tờ giấy phải đạt độ mỏng và bền chắc. Thời xưa người ta thường dùng mực chu sa ( hay thần sa, xích đan, đan sa, cống sa) để viết bùa.

Bùa trấn trạch được xem là pháp khí quan trọng của pháp sư, trên bùa có những câu thần chú trừ ma dọa quỷ, tên chủ nhà. Và nó thường được dán ở cửa nhà, bốn góc nhà hoặc chôn dưới đất để tạo vượng khí cho ngôi nhà.

Có nên dán bùa trấn trạch không

Có nên dán bùa trấn trạch không

 

Có nhiều gia chủ còn thắc mắc có nên dán bùa trấn trạch hay không? Nhà thờ họ xin trả lời như sau: Trước khi có các vật phẩm phong thủy được phổ biến rộng rãi thì bùa trấn trạch là pháp khí trừ tà được rất nhiều gia chủ lựa chọn.

Nó có giá thành rẻ, tuy không có bằng chứng nào chứng minh công dụng tâm linh của nó. Nhưng thực tế cho thấy rằng, sử dụng bùa chú giúp cải thiện được tâm lý lo lắng, bất an của gia chủ mỗi khi về nhà mới, khởi công sửa chữa nhà cửa, động chạm tới long mạch.

Tuy nhiên, bùa chú bằng giấy có độ bền không cao. Với những ngôi biệt thự hiện đại thì việc dán bùa nhìn không được thẩm mỹ lắm, mà thay vào đó họ sẽ dùng các vật phẩm phong thủy để trấn trạch, thu hút vượng khí. Vậy nên, việc có nên dán bùa trấn trạch không  chủ yếu phụ thuộc vào tâm ý và hoàn cảnh cụ thể của từng người.

Lợi ích của trấn trạch nhà mới?

Lợi ích của trấn trạch nhà mới?

 

Để tạo cho căn nhà mới được vượng khí, các thành viên ngủ ngon giấc, sức khỏe dồi dào, bình an, công việc hanh thông thì thường khi về nhà mới người ta cúng lễ nhập trạch, tránh trạch dán bùa chú, mua các vật phẩm phong thủy, gương bát quái nên trên cửa để trừ tà.

Không chỉ khi chuyển đến nhà mới mà khi mảnh đất của bạn thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì cũng cần phải tiến hành lễ trấn trạch để tránh những rắc rối và vận xui.

Nền đất xây nhà có chứa quá nhiều hàn khí hay mức năng lượng quá thấp thì gia chủ nên làm lễ trấn trạch. Bởi hàn khí và năng lượng thấp sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của những người  thân trong nhà bạn, dẫn đến việc đau ốm, mệt mỏi thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.

Xung quanh nhà có âm khí, vong ma: Nếu ngôi nhà của gia chủ được xây dựng ở gần nghĩa địa, hố chôn tập thể, hay gần bãi chiến trường xưa…những nơi có nhiều oan hồn, âm khí nặng thì cần trấn trạch để ngăn sự xâm nhập của oan hồn, âm khí gây xáo trộn cuộc sống và đường làm ăn của gia chủ.

Long mạch bị động hoặc khắc chủ: Long mạch là nơi tụ khí, nếu long mạch vượng sẽ đem đến vượng khí, may mắn, sức khỏe cho các thành viên sống trong nhà. Ngược lại, nếu long mạch bị động sẽ làm cho bị ảnh hưởng không tốt, sức khỏe sa sút,… Do đó, khi phát hiện long mạch bị tổn thương, hoặc do gia chủ xây nhà không đúng hướng thì cần làm lễ hàn lại long mạch và trấn trạch.

Trấn trạch nhà mới cần chuẩn bị gì

Trước khi tiến hành trấn trạch nhà mới, gia chủ cần chuẩn bị những thứ sau:

– Mâm lễ cúng: Tùy theo phong tục tập quán và văn hóa của từng vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình mà mâm lễ vật sẽ khác nhau. Gia chủ có thể sắp lễ chay hoặc lễ mặn nhưng cần phải chuẩn bị đủ trước ngày diễn ra lễ cúng trạch.

– Bùa chú hoặc linh vật phong thủy trấn trạch: Trước khi đưa ra quyết định chọn bùa chú hay linh vật và các vật phẩm phong thủy như: rồng, rùa đầu rồng, tỳ hưu, gương bát quái, hồ lô, sư tử, chó đá…. thì gia chủ nên tìm các thầy phong thuỷ để nhờ họ tư vấn cho phù hợp. Chỉ có như vậy lễ Trấn Trạch nhà mới diễn ra suôn sẻ và đạt được hiệu quả cao nhất.

– Văn khấn trấn trạch nhà mới: Đây là phần được xem là quan trọng nhất của buổi lễ, phần này gia chủ có thể nhờ thầy pháp hoặc tự đọc. Nội dung bài văn khấn chúng tôi sẽ để ở cuối bài viết.

Cách dán trấn trạch nhà mới

Cách dán <b>trấn trạch nhà mới </b>

 

Lá bùa trấn trạch dán ở đâu là hợp lý nhất. Hãy tiếp tục khám phá các cách dán bùa nhà mới cực hiệu quả dưới đây.

Dán bùa trước cửa nhà

Bố trí bùa trấn trạch ngay tại cửa chính là lựa chọn được nhiều gia chủ áp dụng. Bởi cửa chính là nơi tiếp nhận khí và dẫn khí đi thẳng vào trung cung (tức là trung tâm của ngôi nhà). Nếu gặp phải những luồng khí xấu sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia chủ. Do đó, nhiều người sử dụng bùa trấn trạch cho nhà ở và dán ở cửa trước để hóa giải điều này. Đồng thời xua đuổi ma quỷ, vía độc không cho xâm nhập vào nhà.

Dán bùa lên cửa sổ

Bên cạnh cửa chính, cửa phụ, cửa sổ cũng là nơi giao nhau giữa các luồng khí. Theo quan niệm phong thủy, các luồng khí và vận hạn di chuyển tự do nên khi vào nhà ta khó có thể xác định là xấu hay tốt. Sử dụng bùa chú trấn trạch dán ngay cửa sổ giúp phát huy khả năng thu hút tài lộc, trường khí hữu ích cho bản mệnh, lại vừa bảo vệ ngôi nhà.

Dán ở đầu giường

Giường ngủ là nơi mọi người nghỉ ngơi để lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc cực nhọc. Nếu giường bị các yếu tố xấu tác động làm giấc ngủ của bạn không yên, luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng khiến sức khỏe giảm sút, cơ thể suy nhược. Để an tâm hơn, bạn có thể dán bùa trấn trạch ở trên đầu giường.

Dán bùa trấn trạch ở góc tường

Tùy theo mệnh của từng người mà bạn chọn vị trí đặt bùa phù hợp. Góc tường là một trong những vị trí tốt mang lại phúc khí cho các thành viên trong gia đình. Nhưng nó cũng là nơi ẩn nấp, trú ngụ của các loại sát khí. Tường càng cao, không bằng phẳng càng ẩn nhiều sát khí. Do đó ta khi dán bùa ta không thể bỏ qua vị trí này.

Văn khấn cúng trấn trạch nhà mới

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần

– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương

– Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

– Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.

– Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thủy Bá, Thổ Hầu, Thổ Tú, Thổ Tôn, Thần Quan.

Con kính lạy gia Tiên tiền tổ nội ngoại họ ……..gia, cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.

Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….

Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)

Hôm nay, ngày…… Tháng ….. năm….. (Âm lịch) Tại địa chỉ:…………………………..

Nhân ngày lành tháng tốt chúng con nhất tâm xin phép lễ Trấn trạch trên đất này để xây vách dựng nhà. Kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Tiên gia, Tôn Thần cùng Gia tiên họ…….

Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp ở xứ này, hôm nay con xin phép các Ngài chứng giám lòng thành cho phép chúng con được phép trấn trạch linh vật để trạch đất được an định. Xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch để thợ thuyền thi công thuận may an toàn, căn nhà xây xong thì sinh khí tràn đầy, người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con sau này cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.

Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng tiếp dẫn lễ vật phù hộ cho con cháu công việc được thuận may mọi nhẽ.

Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con nguyện năng tu phước thiện, tránh dữ làm lành, giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Trên đây là các vấn đề liên quan đến trấn trạch nhà mới . Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.

sắp xếp hoa quả thắp hương

Cách xếp hoa quả thắp hương

Khi thắp hương, lễ vật không cần cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy nhưng cách xếp hoa quả thắp hương phải thật khoa học, gọn gàng, thuận mắt thì các bậc bề trên mới hiểu được lòng thành và độ cho gia đình. Bài viết dưới đây của Nhà Thờ Họ sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn về các sắp xếp hoa quả khi thắp hương mời quý độc giả cùng theo dõi.

Vì sao cần hoa quả khi thắp hương

Vì sao cần hoa quả khi thắp hương

 

Trái cây được xem là sự kết tinh hoàn hảo của đất trời. Sau bao nhiêu ngày tháng chăm bón, dưới sự phụ trợ của thiên nhiên cây nảy chồi, phát triển, đơm hoa, kết trái. Những trái chín ngọt, mã sáng đẹp sẽ được dùng làm lễ vật để dâng cúng thần, phật, tổ tiên.

Do đó, từ xưa đến nay, hoa tươi và trái cây là những lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên Việt. Dâng cúng hoa quả trong lúc thắp hương là biểu trưng cho lòng thành kính, sự biết ơn, quý trọng của người sống với người đã mất.

Đồng thời gửi gắm những hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp, cầu mong mưa thuận gió hòa, một năm làm việc với nhiều may mắn, bình an. Với các bác nông dân thì mong thu hoạch được vụ mùa bội thu. Với công nhân, viên chức thì thăng tiến trong công việc, được trả lương xứng đáng với công sức bỏ ra.

Tuy nhiên, trong việc thờ cúng cũng sẽ có những điều cấm kỵ và cách sắp xếp đồ lễ mà không phải ai cũng biết tường tận, hoa quả thắp hương cũng không ngoại lệ. Mời các bạn tiếp tục tìm hiểu cách lựa chọn và sắp xếp hoa quả chuẩn nhất dưới đây.

Cách chọn hoa quả thắp hương

Trước khi tìm hiểu cách xếp hoa quả thắp hương đẹp và chuẩn theo từng vùng miền thì gia chủ cần biết được ý nghĩa của các loại hoa quả để từ đó biết cách lựa chọn cho đúng nhất.

Các loại quả thắp hương phổ biến nhất

Các loại quả thắp hương phổ biến nhất

 

Các loại quả thường được sử dụng phổ biến và ý nghĩa nhất để thắp hương gồm:

  • Táo đỏ: Loại quả đầu tiên mà chắc hẳn ai cũng đã từng mua để làm lễ thắp hương và làm quả biếu đó là quả táo. Táo đỏ là loại quả tượng trưng cho tình yêu, may mắn, hòa hợp và những điều tốt lành. Với màu sắc tươi mới, bảo quản được lâu, do đó nó là loại quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại táo khác nhau như: táo envy New Zealand,  Juliet organic Pháp, Ambrosia, rockit new zealand, táo giòn Trung Quốc…tất cả loại này đều có màu đỏ, mã đẹp, nhưng mỗi loại có vị và giá cả khác nhau. Tùy theo điều kiện kinh tế và sở thích mà gia chủ có thể lựa chọn xuất xứ cho phù hợp.
  • Đu Đủ: là quả được bày trong mâm ngũ quả ngày tết của người dân Nam Bộ. Nó tượng trưng cho sự đầy đủ, ấm no, Khi chín có vỏ màu vàng đẹp mắt, khi kết hợp với các loại quả sung, mãng cầu, dừa, xoài… trên mâm bồng sẽ mang ý nghĩa cầu mong một năm mới may mắn vừa đủ, sung túc, no ấm.
  • Bưởi: loại quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày tết của người miền Bắc, nó có mùi thơm dịu, vỏ có màu xanh lục, khi hấp thụ đủ tinh hoa của đất trời sẽ chín và chuyển sang màu vàng. Hình dáng tròn đầy tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Không chỉ vậy, trong tiếng Hán, “bưởi” phát âm giống như “con trai”. Do vậy, ngoài thờ tết, ngày lễ, giỗ chạp và mọi người thường bày bưởi để xin lộc về con cái tại chùa và điện thờ.
  • Dưa hấu: Dưa hấu có ruột đỏ, hình thuôn dài, hoặc hình oval, hình tròn. Dù là hình gì thì nó cũng là loại quả tượng trưng cho sự may mắn, viên mãn và hoàn chỉnh
  • Phật thủ: có hình dạng như bàn tay Phật ấm áp đang che chở, mang đến những điều tốt lành cho người thờ. Quả có màu vàng, mùi thơm nhẹ và thường được người dân thờ trên bàn thờ ngày tết.
  • Thanh Long: Loại quả rất bổ dưỡng, vỏ màu đỏ hồng, ruột trắng hoặc ruột đỏ, có nhiều râu lộc. Người ta vẫn tin rằng thờ quả này sẽ mang đến nhiều tài lộc đến cho con cháu.
  • Đào: được quan niệm như món ăn của thần tiên, ngụ ý cầu mong sức khỏe, sự dẻo dai, trường thọ…
  • Còn rất nhiều các loại quả mang ý nghĩa tốt đẹp khác như: cam quýt, ổi, lê, nho, chuối, lựu…

Các loại hoa dùng để thắp hương

Các loại hoa dùng để thắp hương

  • Hoa mẫu đơn: loài hoa tượng trưng cho tình cảm gia đình ấm áp, yêu thương.
  • Hoa lay ơn: là sự biết ơn đối với gia tiên, thần, phật.
  • Hoa đồng tiền: Tượng trưng cho tiền tài, giàu có, sung túc
  • Hoa Huệ: thường dùng thắp hương trong đám tang người mới mất
  • Hoa cúc: tượng trưng cho sự lòng hiếu thảo, trường thọ và may mắn.
  • Hoa hồng đỏ: mang ý nghĩa phú quý, may mắn,
  • Hoa sen: tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh cao, lương thiện, thường dùng thắp hương Phật, gia tiên.
  • Một số loại hoa khác có thể lựa chọn để bày trên bàn thờ cúng: hoa loa kèn, hoa bưởi…

Các loại hoa quả không nên chọn

Quả có gai nhọn

Quả có gai nhọn

 

Những loại quả trên thân có gai nhọn, vỏ sần sùi không tốt trong phong thủy. Chúng có thể làm ảnh hưởng tới tài lộc, hạnh phúc của gia chủ nếu sử dụng để thắp hương. Ví dụ như quả sầu riêng, mít…

Quả có hương quá nồng

Quả có hương quá nồng

 

Khu vực thờ cúng là nơi thiêng liêng nên lúc nào cũng phải thơm tho, sạch sẽ, thanh tịnh. Chính vì thế bạn hãy lựa chọn những trái cây có mùi thơm dịu nhẹ là hợp lý nhất. Không nên chọn các loại quả có mùi hương quá nồng như sầu riêng, mít vì nó lưu hương lâu gây cảm giác khó chịu, ám ảnh cả một ngày.

Hoa phong lan

Hoa phong lan

 

Tuy hoa phong lan là biểu tượng cho sự sang trọng và cao quý. Tuy nhiên, nó không được xem là loại hoa dành cho thờ cúng. Bởi chữ cái tên của nó tương đồng với phong tình, phong lưu. Chính vì thế nó được cho là loại hoa không đứng đắn, không phù hợp để thờ cúng.

Hoa đại và hoa nhài

Hoa đại và hoa nhài

 

Mặc dù có màu trắng trang nhã và hương thơm nhưng nhiều người cho rằng hoa đại là nơi trú ngụ của ma quỷ. Còn hoa nhài tượng trưng cho nghịch cảnh, éo le. Bởi vậy, đây là những loại hoa không dùng để đặt lên bàn thờ gia tiên.

Cách xếp hoa quả thắp hương đẹp và phong thủy

Khi chọn được các loại hoa và quả phù hợp thì chúng ta bắt đầu tiến hành xếp hoa quả thắp hương theo các nguyên tắc và bước sau:

Nguyên tắc sắp hoa quả

Đặt hoa quả thắp hương trên bàn thờ theo nguyên tắc Đông bình –  Tây quả. Bàn thờ trong văn hóa người Việt thường đặt quay mặt hướng ra phía nam, theo đó phía Tây (theo hướng từ cửa nhìn vào tức là bên tay trái bàn thờ) sẽ đặt đĩa quả; còn phía Đông (theo hướng cửa chính nhìn vào là bên bên tay phải bàn thờ) sẽ đặt hoa cúng.

Các bước thực hiện

Cách sắp xếp hoa quả trên bàn thờ gia tiên có 3 bát hương được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Trước tiên, bạn đặt quả đẹp nhất ở chính giữa mâm bồng và chia đều 3 ban như nhau không bên nào nhiều hơn hay ít hơn.

Bước 2: 3 quả còn lại đặt 3 hướng khác nhau, khoảng trống ở giữa sẽ đặt quả thứ 5 vào là hành đĩa ngũ quả.

Bước 3: Cuối cùng là gia chủ cài thêm tiền vàng hoặc tiền thật vào trong đĩa hoa quả sẽ tạo thành mâm lễ đầy đặn và đẹp mắt hơn. Hoa sẽ cắm lọ hoặc cho vào đĩa, đặt bên cạnh theo nguyên tắc chúng tôi đã chia sẻ ở trên.

Sắp xếp hoa quả thắp hương theo ba miền Bắc, Trung, Nam

Cách xếp hoa quả ở mỗi vùng miền Bắc – Trung – Nam thường có đôi chút khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu:

Cách xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Bắc

Cách xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Bắc

 

Người miền Bắc rất chú trọng đến sự hòa hợp trong ngũ hành, do vậy khi thắp hương họ sẽ chọn 5 loại quả khác nhau với đủ 5 màu: Kim màu trắng, Hỏa màu đỏ, Thủy màu đen, Mộc màu xanh, Thổ màu vàng. Hoặc có thể chọn quả hợp với mệnh của chủ nhà để cúng tiến. Ngoài ra khi bày trí, người ta sẽ lựa chọn quả to đặt ở giữa, quả nhỏ đặt xung quanh tạo sự cân đối. Ví dụ nải chuối ở giữa, quả bưởi đặt phía trên chuối, xung quanh là táo, cam, ổi, lê, xoài, quất…

Tuy nhiên vào những ngày mùng 1 hôm rằm hay các ngày lễ bình thường khác đa phần họ chỉ mua từ 1 hoặc 3 loại quả để bày biện lên đĩa thắp hương. Cách bài trí chủ yếu cần cân đối hài hòa, phù hợp với hoàn cảnh không cần thiết phải máy móc, áp đặt các nguyên tắc, miễn sao thành tâm là được.

Cách bày, xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Trung

Cách bày, xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Trung

 

Người miền Trung thường không quá câu nệ hình thức, họ rất đơn giản trong việc bày hoa quả thắp hương. Thường họ sẽ lựa các loại quả thắp hương theo mùa, mùa nào quả nấy, hoặc trong vườn có hoa gì, quả gì chín ngon trồng được sẽ đem thắp hương. Các loại quả người miền Trung thường chọn là chuối, thanh long, mãng cầu, táo, dứa, na…

Cách bày, xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Nam

Cách bày, xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Nam

Mâm ngũ quả chủ yếu của người Miền Nam bao gồm ” Mãng Cầu, quả Sung, Quả Dừa, Quả Đu Đủ, Quả Xoài” Ý nghĩa của mâm hoa quả là Cầu Sung vừa đủ xài

Người miền Nam sắp xếp mâm ngũ quả theo quan niệm “Cầu – Dừa – Sung – Đủ – Xài” tức là quả mãng cầu, quả dừa, sung, đu đủ và xoài. Khác với miền Bắc và Trung, người miền Nam thường kiêng kị chuối, táo, quýt và cam…bởi họ nghĩ rằng thờ những quả đó công việc làm ăn sẽ không lên được, hay đổ bể, cam chịu vất vả.

Những lưu ý trong cách xếp lựa chọn hoa quả thắp hương

  • Một nguyên tắc căn bản khi thờ cúng là chỉ sử dụng quả thắp hương theo số lẻ : 1,3,5,7,9. Bởi số lẻ là số dương mang ý nghĩa may mắn, tài lộc. Số chẵn là số âm tượng trưng cho sự xui xẻo, đen đủi.
  • Nên mua những quả tươi và còn cuống và lá lộc, lá trên quả cũng nên là 1, 3 hoặc 5 lá. Có lá là có lộc.
  • Chọn hoa tươi, màu sắc sắc hài hòa, không bị héo hay dập nát.
  • Không chọn quả quá già hoặc chín nẫu. Vì hoa hay trái cây khi đã quá chín, quá già đều là biểu tượng cho sự tàn phai, nhanh héo úa, hư hỏng. Vì vậy, không nên bày trên bàn thờ sẽ thu hút ruồi muỗi, bọ tới làm ổ làm ô uế nơi thờ cúng.
  • Không chọn các quả mọc sát đất vì mặt đất là nơi tồn tại của rất nhiều thứ ô uế như rác thải, phân bón,… Những loại quả mọc sát mặt đất sẽ có nguy cơ bị nhiễm phải những thứ này, mang đến cảm giác thiếu sạch sẽ. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế dùng nó để thắp hương trên bàn thờ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến sắp xếp hoa quả thắp hương đơn giản nhưng vẫn thể hiện được lòng thành của con cháu với gia tiên. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

cách treo ảnh thờ ông bà

Cách treo ảnh thờ ông bà đúng cách

Ảnh thờ là vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên từ xưa đến nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sắp xếp và treo ảnh thờ ông bà bố mẹ chuẩn phong thủy. Bài viết hôm nay, nhà thờ họ sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Ảnh thờ là gì?

Ảnh thờ hay di ảnh là ảnh chân dung người đã mất được chụp lại khi còn tại thế và được người thân đặt lên trên bàn thờ với mục đích tưởng nhớ và lưu giữ hình ảnh, dáng vẻ của người đã mất. Ảnh thờ cũng được xem là nơi ngự của người mất trên bàn thờ gia tiên.

Thời điểm di ảnh được đưa lên bàn thờ cũng tùy thuộc theo văn hóa của từng vùng miền. Có nơi thì treo di ảnh khi người mất sau 49 ngày, cũng có nơi đặt di ảnh lên bàn thờ sau khoảng 3, 6 hay 12 tháng kể từ ngày mất.

Hiện nay khi đến tuổi xế chiều, nhiều người thường chuẩn bị trước di ảnh cho mình, vì họ tin rằng không sớm thì muộn khi sức khỏe suy yếu, dương khí cạn kiệt sẽ phải về với tổ tiên. Do đó, họ muốn chọn bức ảnh chân dung đẹp nhất để dành làm di ảnh cho con cháu thờ cúng.

✅✅✅ Xem thêm: 3 hũ gạo muỗi nước trên ban thờ có ý nghĩa gì?

Kích thước ảnh thờ

Kích thước ảnh thờ

 

Ảnh thờ có nhiều kích thước khác nhau, do đó việc lựa chọn ảnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khung ảnh, bàn thờ… tuy nhiên mong muốn, nguyện vọng của gia chủ vẫn là yếu tố quyết định chính.

Thông thường, kích thước cơ bản của di ảnh ông bà trên bàn thờ gia tiên nhỏ là 89x127mm; 102x152mm; 127x178mm. Kích thước 203 × 305 (20x30cm); 254 × 381 (25x35cm); 152 × 203 (15x20cm); 18x24cm dành cho bàn thờ trung bình.

Kích thước khung ảnh thờ sẽ rộng hơn kích thước của di ảnh mỗi cạnh là 1cm. Một số kích thước thông thường sẽ từ 10×15 cm; 13×18 cm; 18×24cm; 15×20 cm; 20×30 cm; 15 x 21 cm; 21×31 cm đến 25×35 cm.

✅✅✅ Xem thêm: Kích thước ban thờ chuẩn phong thủy

Tại sao nên treo ảnh thờ ông bà theo phong thủy

Theo văn hóa của người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung thì việc thờ cúng mang một ý nghĩa tâm linh rất lớn. Bởi vậy, mỗi vật phẩm được bày trên án gian thờ đều được quan tâm từ kích thước, chất liệu, đến vị trí sắp xếp sao cho cân đối và hài hòa để đạt được sự trang nghiêm nhất.

Có người cho rằng, treo ảnh thờ ông bà là để tưởng nhớ đến người đã khuất và thuận tiện cho việc thờ cúng, nên đặt ở đâu trên ban thờ cũng được. Việc này vô hình đã phạm phải điều cấm kỵ khiến gia đình lục đục, công việc gặp phải trắc trở.

Do đó việc đặt di ảnh trên bàn thờ cũng cần phải có nguyên tắc riêng. Tuân theo những nguyên tắc này sẽ giúp bàn thờ của gia đình bạn được sắp xếp gọn gàng, trang trọng, không bị phạm thượng. Và đặc biệt còn giúp bát hương dễ tụ khí linh thiêng, gia đạo hạnh phúc, giàu sang phú quý.

✅✅✅ Xem thêm: Tại sao bát hương bị rụng tàn nhan

Cách treo ảnh thờ ông bà chuẩn phong thủy

Để xếp đặt khung ảnh trên bàn thờ đúng chuẩn theo phong thủy, bạn cần nắm được những nguyên tắc sau:

Treo ảnh theo nguyên tắc Tả Nam – Hữu Nữ

 

Treo ảnh theo nguyên tắc Tả Nam - Hữu Nữ

Quy tắc Tả Nam – Hữu Nữ bắt nguồn từ truyền thuyết từ Trung Quốc. Theo quyển “Ngũ vận lịch niên ký” có một vị thần tên Bàn Cổ Thạch muốn hóa thân thành mặt trời. Sau đó, tay trái của thần dần biến đổi thành mặt trời, còn tay phải dần hóa thành mặt trăng. Truyền thuyết này cũng nêu rõ, thuyết mặt trời biểu trưng cho nam nhân và mặt trăng chính là nữ giới.

Không chỉ về vấn đề tâm linh mà quy luật Nam Tả – Nữ Hữu còn được còn nghiên cứu dựa theo thuyết âm dương ngũ hành. Thuyết này cho rằng, trên vũ trụ luôn tồn tại 2 thế âm – dương tuy đối lập nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ. Việc duy trì cân bằng 2 thái cực này sẽ giúp tạo nên sự hài hòa, phát triển của thế giới. Ngược lại, nếu làm mất cân bằng sẽ khiến thế giới suy tàn.

Áp dụng quy tắc này vào trong thực tế khi đặt di ảnh trên bàn thờ như sau: Ảnh của những người con trai đã khuất sẽ được đặt bên trái. Ảnh của nữ giới khi mất đặt ở bên phải,  tính theo hướng từ trong bàn thờ nhìn ra. Nếu nhìn hướng người đứng cúng bái thì di ảnh người nữ sẽ ở bên tay trái, nam đặt ở bên tay phải. Gia chủ cần chú ý điều này để tránh nhầm lẫn.

✅✅✅ Xem thêm: Cách treo câu đối trên bàn thờ gia tiên

Theo thứ bậc trong gia đình

Bên cạnh quy luật Nam Tả – Hữu Nữ, gia chủ cũng cần tuân theo cấp bậc những người đã khuất. Đây được coi là nguyên tắc bắt buộc nhằm đảm bảo gia phong, trật tự, chữ tâm, chữ hiếu của con cháu. Cũng như giúp gia chủ thuận tiện hơn trong quá trình cúng bái, nhang khói hàng ngày.

Theo đó, quy luật này được thực hiện như sau:

  • Người nào có vai vế cao nhất ảnh thờ sẽ được đặt ở chính giữa của vị trí cao nhất.
  • Người có vai vế thứ 2 được đặt ở bên cạnh, sát khung ảnh thờ chính giữa nhưng thấp hơn một chút.
  • Ảnh thờ được sắp xếp phía bên trong gần với tường để dành diện tích phía trước cho gia chủ đặt bát hương, đèn nhang và các vật phẩm thờ cúng khác.
  • Tùy theo cách sắp xếp mà chủ nhà chọn mà di ảnh có thể được treo lên tường hoặc đặt trên đế tạo sự trang nghiêm, đẹp mắt cho bàn thờ.

Không đặt di ảnh ông bà chính giữa bàn thờ

Không đặt di ảnh ông bà chính giữa bàn thờ

 

Vị trí chính giữa bàn thờ là nơi đặt ảnh hoặc tượng Phật, thần linh. Do đó, gia chủ tuyệt đối không được đặt bất kỳ hình ảnh gia tiên nào chen vào để tránh phạm thượng. Nếu không bề trên có thể coi đó là việc làm bất kính, không độ cho gia đình.

Ngoài ra, bạn không được tự ý đổi chỗ những vật phẩm đã an vị trên thờ. Không được đặt những đồ vật không liên quan đến thờ cúng làm che khuất ảnh thờ. Cuối cùng, đừng quên thường xuyên lau chùi di ảnh.

Khi thực hiện treo ảnh thờ ông bà bố mẹ điều quan trọng nhất vẫn ở tấm lòng chân thành. Điều này sẽ mang tính quyết định đến lời cầu nguyện của bạn với người đã khuất, giúp gia đạo được hạnh phúc, bình an.

✅✅✅ Xem thêm: Vì sao phải dùng bình phong che phòng thờ

Không đặt ảnh thờ ngang hàng bát hương

Khi đặt ảnh thờ cần đặt đằng sau và thẳng hàng với bát hương. Không đặt lệch hoặc ngang hàng với bát hương sẽ bị xem là việc làm thiếu tôn trọng với người đã mất. Thêm vào đó, việc đặt lệch ngoài vị trí chính diện khiến các cô hồn có thể lợi dụng khoảng trống để lẻn vào cướp hương hoa, đồ cúng khiến tài lộc suy giảm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách treo ảnh thờ trên bàn thờ. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của nhà thờ họ.

rụng tàn nhan bát hương

Bát hương bị rụng hết tàn hương có làm sao hay không ?

Bát hương bị rụng tàn có phải là điềm báo gia đình bị mất lộc hay nó chỉ hiện tượng hết sức bình thường. Liệu ta có cần phải thay bát hương mới khi rụng tàn không? Nguyên nhân và cách khắc phục như nào? Mời bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu đáp án qua nội dung dưới đây của bài viết.

Ý nghĩa của bát hương

Ý nghĩa của bát hương

 

Nếu như bàn thờ được xem là ngôi nhà vô hình của thần linh và gia tiên thì bát hương là nơi để các bậc bề trên ngự.  Do đó, trong mỗi gia đình người Việt đều sẽ có ít nhất một bàn thờ và một bát hương để thờ cúng. Nhằm kết nối 2 cõi âm dương, tưởng nhớ, biết ơn người đã khuất, cầu mong họ được siêu thoát về cõi cực lạc, cũng như phù hộ độ trì cho những người còn sống trên dương thế.

Theo các nhà phong thủy phân tích thì bát hương là nơi dừng chân của những người đã khuất nên nó vô cùng thiêng liêng. Dâng hương lên bàn thờ đồng nghĩa với việc bạn đang dâng lên tiên tổ lòng thành và những điều tốt đẹp nhất. Đây cũng chính là lúc tâm hồn của con người được thanh tịnh, trong sáng và tôn kính nhất.

Bát hương có ý nghĩa tâm linh rất lớn trong văn hóa thờ cúng, vậy nên, gia chủ không thể lơ là. mà cần phải chăm sóc vệ sinh bát hương thường xuyên và cẩn thận. Nếu có hiện tượng gì lạ, bát hương bị cháy, hay bị rụng tàn thì phải tìm hiểu kỹ các nguyên nhân và cách giải quyết để tránh những điều xui xẻo và hoang mang cho các thành viên trong gia đình.

✅✅✅ Xem thêm: Có nên thờ 4 bát hương trên 1 bàn thờ?

Bát hương bị rụng tàn có phải điềm dữ không?

Bát hương bị rụng tàn có phải điềm dữ không?

 

Trên bàn thờ chỉ có vật phẩm thờ cúng như bát hương, hoành phi câu đối, 3 hũ gạo muối nước  thôi thì chưa thể kết nối được tâm ý của gia chủ với tổ tiên. Mà ta cần phải thắp hương để chiều cầu phúc khí, gửi gắm tâm tư, nguyện vọng tốt nhất đến gia tiên.

Nhiều người cho rằng, khi thắp hương bát hương càng cuộn tàn thì càng có lộc, và ngược lại, nếu Bát hương bị rụng tàn thì nhà sẽ mất lộc, gia tiên không độ, điềm xấu sắp đến. Liệu đây có phải là quan điểm đúng.

Theo các chuyên gia phong thủy, việc tàn hương đậu lại trên thân nhang thể hiện sự giao thoa giữa năng lượng tâm linh và con người. Tuy nhiên không phải cứ hương không đậu tàn là gia đình mất lộc. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên bạn đừng vội hoang mang lo lắng mà bình tĩnh xử lý.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bốc bát hướng thổ công đúng cách

Tại sao Bát hương bị rụng tàn ?

Tại sao Bát hương bị rụng tàn ?

 

Nguyên nhân dẫn đến hương không đậu tàn khi cháy hết được các chuyên gia giải thích như sau:

  • Thứ nhất, có thể do gia chủ mua phải hương không đạt tiêu chuẩn. Hoặc trong quá trình bảo quản hương bị ẩm mốc khi cháy gây đứt đoạn, rụng tàn.
  • Thứ 2: Do bạn sắp xếp đồ thờ cúng sai vị trí, nên khi lau dọn bàn thờ chạm tay vào bát hương khiến tàn bị rụng.
  • Thứ 3: Người thắp nhang không đủ thành tâm, chưa thể hiện được sự thành kính và trang nghiêm của mình cũng là nguyên nhân dẫn đến sự việc trên.

Vì vậy, trước khi cố gắng tìm mua các loại hương không bị rụng tàn thì bạn phải xem xét lại mình có phạm phải những điều trên không. Bởi lẽ, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hương có chất hóa học độc hại. Ví dụ như lưu huỳnh, axit photphoric, kali nitrat. Khi đốt sẽ sản sinh khí Formaldehyde – hóa chất rất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

✅✅✅ Xem thêm: Những bài văn khấn bát hương đơn giản

Có cần thay mới bát hương bị rụng tàn không?

Có cần thay mới bát hương bị rụng tàn không?

 

Nếu Bát hương bị rụng tàn bạn nên thay thế bằng một bát hương mới để tránh lâu ngày dẫn đến tình trạng cháy bát hương, hao tổn tài lộc, đồng thời xua đi điều không may mắn có thể đến với gia chủ.

Việc bốc bát hương gia tiên mới cần phải tính toán kỹ lưỡng và thực hiện đúng cách, từ việc lựa chọn bát hương cho tới bốc cốt bát hương. Như vậy mới thu hút được tài lộc và giúp gia đạo yên ấm.

Để tránh tình trạng trên xảy ra lần nữa, gia chủ phải thường xuyên dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, bài trí gọn gàng, cúng bái thành tâm thể hiện sự tôn kính với người đã khuất thì bát hương mới có thể đậu tàn.

Một số lưu ý khi thắp hương để bát hương không bị rụng tàn

Một số lưu ý khi thắp hương để bát hương không bị rụng tàn

 

Việc thắp hương là cách để bạn tưởng nhớ và gửi gắm hy vọng, tâm nguyện đến tổ tiên đã khuất. Chính vì vậy, khi thắp hương bạn cần lưu ý những điều cấm kỵ sau đây:

Thường xuyên dọn dẹp, bao sái bàn thờ

Việc lau dọn bàn thờ là để bày tỏ lòng thành tâm, hiếu nghĩa đối với người đã mất. Bất cứ khi nào thấy bàn thờ bị bụi bám, tàn nhang rụng nhìn chưa được trang nghiêm, thanh tịnh thì cần phải tiến hành lau dọn ngay không nhất thiết cứ phải chờ đến dịp cuối năm. Nhưng tuyệt đối không được để bát hương bị xê dịch khỏi vị trí đã an vị. Bát hương cần được đặt ngay ngắn và không nên sử dụng bát hương làm bằng đá sẽ làm mất đi sự linh thiêng của bát nhang.

Không thờ hoa quả giả

Sử dụng hoa quả giả để thờ cúng, trang trí bàn thờ là việc làm mà gia chủ cần tránh. Điều này thể hiện sự bất kính với đấng vô hình, một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng gãy tàn hương. Chính vì vậy, bạn hãy lựa chọn hoa quả tươi thay vì đồ giả để dâng lên cùng lòng thành kính của mình.

✅✅✅ Xem thêm: Cách sắp xếp hoa quả thắp hương

Không để vàng mã cũ sang năm mới

Một trong những lý do tiếp theo khiến bát hương không đậu tàn chính là chủ nhà để vàng mã cũ sang năm mới. Theo quan niệm dân gian, nếu tiền vàng mã và đồ lễ cúng của năm cũ mà chưa được hóa thì sẽ bất lợi cho công việc làm ăn của gia chủ. Vậy nên, vào 23 tháng chạp cúng ông công ông táo hàng năm, những đồ cũ trên bàn thờ cần phải được được hóa hết. Điều này tạo ra sự luân chuyển và mang đến vận may trong đường làm ăn của chủ nhà.

Thắp hương thế nào cho đúng?

Thắp hương thế nào cho đúng?

✅✅✅ Xem thêm: Có nên thắp hương vào buổi tối hay không

Trong thuyết âm dương lưỡng hợp thì số lẻ tượng trưng cho cõi dương, còn số chẵn tượng trưng cho cõi âm. Theo thuyết này, số âm nhỏ nhất là 2, số dương nhỏ nhất là 1, khi cộng hai số nhỏ của âm và dương sẽ được kết quả bằng 3. Đây là con số tượng trưng cho sự may mắn, phát triển, âm dương hòa hợp. Trong đó, bội số của 3 là 9 sẽ tượng trưng cho đỉnh cao của hạnh phúc và viên mãn.

Do vậy, khi dâng hương hàng ngày hoặc trong các dịp tuần sóc, lễ tết, cúng giỗ tổ tiên, thần, thánh người ta thường thắp hương theo con số lẻ là 1, 3, 5, 7, 9. Mọi người sẽ ưu tiên thắp 3 nén hơn, với hàm ý vừa đủ gói trọn triết lý sâu xa mà chúng tôi đã nói ở trên.

Trong thực tế, có người thắp mỗi bát hương 1 nén nhang vẫn được, tuy nhiên đây chưa phải là con số đẹp, mà nên là 3 nén. Điều cốt yếu là ở cái tâm, tấm lòng thành kính của người dâng hương.

Trên đây là những những vấn đề liên quan đến việc Bát hương bị rụng tàn . Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của nhà thờ họ.