Bàn thờ thần tài của chủ cũ có nên giữ lại
Bạn được người thân hoặc chủ nhà cũ tặng lại chiếc bàn thờ thần tài đã qua sử dụng, tuy nó vẫn còn khá mới và đẹp, nhưng bạn lại phân vân không biết có nên dùng bàn thờ thần tài của chủ cũ không. Cách xử lý khi không dùng đến nó như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Vì sao lại thờ thần tài?
Thần tài là một vị thần trong tín ngưỡng của một số nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, đây là một vị thần tượng trưng cho tài lộc nên thờ thần tài sẽ đem lại cho gia chủ rất nhiều may mắn, công việc làm ăn thuận lợi, suôn sẻ, ngày càng thăng tiến, tiền tài rủng rỉnh. Do đó, bạn có thể thấy hầu như những người kinh doanh buôn bán đều thờ cúng thần tài. Mỗi ngày chủ nhà đều thắp hương và hoa quả mong thần tài thụ lễ và ban phước lành để ước nguyện của họ được thuận thành. Ngày vía thần tài ở Việt Nam ta là ngày mùng 10 tháng giêng Âm lịch.
✅✅✅ Xem thêm: Cách bày ban thần tài chuẩn phong thủy
Không kinh doanh có cần thờ thần tài không?
Việc nên hay không nên thờ thần tài là quan điểm riêng của mỗi người. Chúng ta không thể áp đặt cho rằng người không kinh doanh thì không cần thờ thần tài. Vì có những gia đình tuy họ chẳng buôn bán gì nhưng vẫn thờ cúng thần tài. Bởi họ tin rằng thờ vị thần này sẽ đem đến may mắn, thăng tiến trong công việc cho họ và toàn thể các thành viên trong gia đình. Giúp cuộc sống cả nhà thêm sung túc, hạnh phúc, trọn vẹn về cả tình lẫn tiền tài. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, đa phần những người làm công ăn lương như công chức, viên chức, công nhân…không buôn bán thì họ không thờ thần tài.
✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn xin lộc Thần Tài đơn giản
Có nên dùng bàn thờ của chủ cũ hay không?
Có người cho rằng việc thỉnh lại bàn thờ thần tài – Ông Địa cũ sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho chủ mới vì “trộm” được linh khí và vận may của chủ cũ.
Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn một số góc khuất. Vì dụ: bạn không biết lý do vì sao người ta lại bỏ bàn thờ thần tài cũ đi mà không dùng tiếp, liệu có phải do khi bán nhà chuyển sang nhà mới, họ đã sắm đủ nội thất nên muốn tặng lại đồ cũ cho người mua nhà. Hay do quá trình thờ cúng của chủ cũ có nhiễm uế tạp hoặc đặt sai phương vị gây mất tài lộc nên họ không dùng nữa. Nếu không biết rõ nguyên nhân mà ta tiếc của cố tình sử dụng dễ dẫn đến tác dụng ngược lại.
Tốt nhất trước khi quyết định có nên dùng bàn thờ thần tài cũ hay không thì bạn nên cân nhắc kỹ và hỏi ý kiến của thầy phong thủy để tránh mất tiền lại hao tài tốn của.
Trong trường hợp gia đình đủ điều kiện tài chính thì nên lập bàn thờ thần tài mới, trang nghiêm và đẹp hơn, nhằm thể hiện sự tôn trọng của mình đối với các vị thần và cũng tránh được các phiền phức không đáng có.
✅✅✅ Xem thêm: Ông thần phát là ai?
Cách xử lý khi không dùng bàn thờ thần tài của chủ cũ
Nhiều trường hợp do không muốn dùng lại bàn thờ của chủ cũ để lại, hoặc chuyển nhà hoặc dời đến địa điểm kinh doanh mới nên cần giải bàn thờ thần tài , chuyển bát hương đi. Và dưới đây là các bước xử lý khi không sử dụng bàn thờ cũ chuẩn nhất không phạm vào tài lộc và phong thủy của gia chủ.
Chuẩn bị các vật phẩm cúng
– Gạo, muối,
– Rượu trắng,
– Xôi,
– 5 loại hoa theo mùa
– Ngũ quả
– Trầu cau,
– Nước lọc
– Tiền vàng, hương thơm
Sau đó thì thực hiện khấn vái, chúng ta cúng kiếng để xin được giải bàn thờ bằng các bước sau đây:
Cách giải bàn thờ thần tài
Trước khi tiến hành giải bàn thờ thần tài để thờ cúng nơi mới, gia chủ cần chọn ngày đẹp có thể là ngày mùng 1, ngày 10 hoặc rằm hàng tháng để mọi việc diễn ra hanh thông. Khi đến ngày đẹp, giờ đẹp chuẩn bị đầy đủ lễ vật, gia chủ cần đứng trước bàn thờ thần tài vái 3 lạy, khấn xin các vị thần cho phép tiến hành giải bàn thờ.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên bày đầy đủ lễ vật ở ban thờ gia tiên và thần linh khác kính thỉnh chư vị quan thần tài thụ hưởng vật thực và mời các ngài đi đến nơi ở mới nhận nhiệm vụ mới. Sau đó, gia chủ có thể tiến hành giải đồ thờ, những món đồ bằng gỗ hóa thành tro rồi rải xuống biển, hồ, sông…. Đồ thờ khác như sành, sứ, bát hương (nếu không dùng nữa) thì đập nhỏ chôn xuống đất. Đồ bằng đồng thì đem lên chùa công đức để đúc chuông.
Cách chuyển bát hương
Nếu gia chủ chỉ bỏ bàn thờ nhưng muốn chuyển bát hương sang nơi kinh doanh mới, gia chủ cũng cần sắp đầy đủ mâm lễ vật cúng tạ trời đất vào ngày hôm trước. Khi chuyển nhà, gia chủ khấn xin phép Thổ Công, Thần Tài, và chư vị thần linh, gia tiên chuyển đến nơi thờ tự mới. Lưu ý khấn đúng địa chỉ, số nhà mới.
Sau đó, chuẩn bị thùng bìa carton, cho tiền âm phủ lót xuống đáy hộp, đặt bát hương lên và đậy kín, dán chặt băng dính. Tuyệt đối không để bát hương lộ thiên vì khi đi ngoài đường dễ khiến cho các “vong” vãng lai nhập vào bát hương làm cản trở tài lộc.
Khi chuyển đến nhà mới lấy một chiếc khăn vải sạch nhúng vào rượu gừng tịnh hóa lại rồi tiến hành thắp nhang hành lễ như bình thường.
Văn khấn hóa bàn thờ thần tài
Khi tiến hành giải bàn thờ thần tài , gia chủ có thể chép bài văn khấn sau đây để đọc cho đúng thủ tục giải bàn thờ:
Nam mô A Di Đà Phật (Đọc lại 3 lần)
Con tỏ lòng thành kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật.
Hôm nay nhằm ngày… tháng… năm…
Gia chủ con tên là:… năm nay… tuổi
Tín chủ con nay đồng kính cáo đến: Chư vị Thổ Địa phước trạch điền viên long thần, Tài Thần. Kính xin ơn trên cho phép con sắp bày lễ vật gồm: Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim tiền hương đăng, hoa quả thanh khiết cùng chư vật phẩm uy nghi kính thỉnh chư vị cho phép con xin làm lễ hoá bàn thờ thần tài cũ về miền sông nước an hưởng vĩnh hằng.
Con vốn là người trần, việc kính trình thưa gửi đến bậc bề trên chưa được thấu tỏ rõ ràng, con nay có tờ sớ xin kính cẩn tấu trình. Mong kính xin chư vị tôn thần nhận nơi con thành tâm kính lễ.
Phúc Lộc Thọ khang ninh nhân tâm chi kỳ nguyện, cầu thiên di linh thần đắc lễ hanh thông phù hộ phát đạt, tai ương hạn ách nan di hóa hiểm cầu an. Thánh lực tiêu giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm ứng.
Thượng thiên thánh dâng cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần cầu đắc bình an thông thuận, gia đạo hanh thông phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 vái.)
Đương xứ Thành Hoàng, Thổ Địa – Phúc đức chánh thần vị tiền. Ngũ phương, Tiền hậu tiếp dẫn Tài Thần vị tiền đồng động thừa, chiếu giám phục nguyện.
Khấn xong thì hóa văn khấn trước bàn thờ là xong lễ.
✅✅✅ Xem thêm: bài văn khấn bỏ bàn thờ cũ đơn giản
Thỉnh bàn thờ thần tài Thổ Địa mới như thế nào cho đúng?
Với những gia đình nào khi muốn thỉnh mới bàn thờ thần tài thay thế bàn thờ thần tài của chủ cũ, thì buộc phải thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để bát hương và bàn thờ tụ khí. Trong thời gian đó, bạn phải kiên trì thay nước, thắp 1 nén nhang vào mỗi sáng.
Nếu có điều gì cầu nguyện thì hãy thắp 3 nén nhang theo hàng ngang và trình bày rõ mong muốn của mình. Vào các ngày mùng một, hôm rằm, ngày vía thần tài hay dịp lễ Tết quan trọng thì thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập. Đến ngày 23 tháng Chạp cúng ông Công ông Táo, bao sái bát hương, gia chủ mới được phép rút tỉa chân nhang, đem hóa cùng tiền vàng mã. Khi hóa xong, bạn nên đổ một chút rượu vào đám tro.
Những lưu ý khi đặt bàn thờ thần tài , thổ địa
- Khi đặt bàn thờ thần tài bạn nên đặt vào cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân để gặp được nhiều may mắn, tài lộc.
+ Cung Thiên lộc: nằm ở hướng Đông Nam, cung này mang lại nhiều may mắn về tài lộc, tiền bạc và đường sự nghiệp thăng tiến vang danh.
+ Cung Quý nhân: nằm ở hướng Tây Bắc. Đặt bàn thờ ở cung này sẽ nhận được nhiều may mắn, có quý nhân phù trợ trong công việc, bình an trong gia đạo, đi lại thuận buồm xuôi gió.
- Khi cúng đảm bảo chén nước luôn sạch, không bám bụi. Gia chủ nên bài trí 3 hũ gạo muối nước ở trước bức tượng và sau bát hương và 5 chén nước phía trước bát hương xếp thành hình chữ thập tượng trưng cho ngũ hành, ngũ phương phát triển.
- Phía sau lưng bàn thờ phải là bức tường kiên cố, hoặc bức vách chắc chắn để hội tụ được tài vận.
- Nên lựa chọn các hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa hồng có ý nghĩa may mắn, tài lộc và bình an để cúng Thần Tài. Không để hoa khô lá héo trên bàn thờ thần tài .
- Dùng nước lá bưởi đun sôi để nguội để lau bàn thờ vào ngày mùng 10 tháng Giêng, 14 âm lịch và các ngày cuối tháng.
- Phải dùng khăn sạch mới để tắm cho thần tài. Đặc biệt, chiếc khăn này không được sử dụng chung vào việc khác.
- Luôn đảm bảo tượng Thần Tài sạch sẽ, bên trong tủ thờ và không gian trước mặt bàn thờ phải đảm sự quang đãng, không bày lễ chật kín và có vết bẩn.
- Không nên đặt bàn thờ thần tài bên cạnh hoặc dưới bàn thờ tổ tiên.
- Sử dụng các loại nhang có thể giữ được tàn tốt, cuộn để bát nhang trông đẹp mắt và tụ khí tốt hơn.
- Nên đốt nhang cho Thần Tài vào buổi sáng trước khi mở hàng và buổi tối.
- Tuyệt đối, không đặt bàn thờ phía dưới nhà vệ sinh tầng trên, đối diện nhà vệ sinh, chậu rửa tay, gương hoặc đối diện những nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào.
- Có thể đặt tượng Phật Di Lặc phía trên bàn thờ thần tài để giúp ngăn chặn, quản lý các vị thần làm điều sai trái.
✅✅✅ Xem thêm: Những lưu ý khi đặt bàn thờ phật tại gia
Trên đây là những thông tin liên quan đến bàn thờ thần tài của chủ cũ. Cảm ơn quý đọc giả đã quan tâm đến bài viết của nhà thờ họ. Nếu quý chủ đầu tư cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình kiến trúc tâm linh quý gia chủ có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một cách nhất.