Bài viết

xử lý bát hương bị cháy

Cháy bát hương có điềm gì không?

Có người cho rằng: “cháy bát hương là điềm báo gia đình sắp gặp đại họa, tán gia bại sản” Nhận định này có liệu có đúng dưới góc nhìn khoa học? cháy bát hương có điềm gì không? Nguyên nhân và cách hóa giải như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết.

Cháy bát hương điềm dữ hay lành?

<b>cháy bát hương </b> điềm dữ hay lành?

cháy bát hương có làm sao không?

Nếu bạn tin vào các vấn đề liên quan đến tâm linh thì bất kỳ hiện tượng gì khác lạ xảy ra trong cuộc sống thường ngày đều khiến bản thân phải suy nghĩ. Dĩ nhiên việc bát hương tự dưng bốc cháy cũng không ngoại lệ. Hầu hết mọi người khi gặp hiện tượng này đều cảm thấy vô cùng lo lắng, bất an.

Có nhiều trường hợp mặc dù bát nhang thỉnh về đã đạt tiêu chuẩn về kích thước, chân nhang ít, bàn thờ đặt tại phòng riêng biệt. Vậy mà nó vẫn tự bốc cháy, điều này liệu có phải là điềm báo trước. Theo duy tâm thì khi xảy ra hiện tượng này là điềm báo gia đình bạn sắp có chuyện xảy ra. Tuy nhiên, cũng tùy vào lý do cụ thể để ta có thể phán đoán cho chính xác.

 

<b>cháy bát hương </b> tại chùa

 

Khi xảy ra vấn đề này, gia chủ không nên hoang mang, mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đến cháy bát hương để từ đó tìm ra hướng giải quyết. Cụ thể chúng tôi sẽ nêu ra một số nguyên nhân và cách xử lý khi gặp sự cố này ở nội dung tiếp theo sau đây.

Các trường hợp cháy bát hương thường thấy

Các trường hợp <b>cháy bát hương </b> thường thấy

 

Như chúng tôi đã nói, khi bát hương cháy tùy vào từng trường hợp cụ thể mà điềm báo mang đến sẽ khác nhau. Có những trường hợp là điềm tốt lành, nhưng ngược lại cũng có những điềm báo xấu mà bạn cần phải biết.

Bát hương bốc cháy phần trên với ngọn lửa lớn (cháy dương)

Bát hương bốc cháy phần trên với ngọn lửa lớn (cháy dương)

 

Nếu gặp trường hợp bát hương cháy dương này thì bạn đừng vội lo lắng, hãy bình tĩnh tìm cách dập lửa. Bởi vì nó báo hiệu những điều may mắn tốt lành sẽ đến với gia đình bạn trong tương lai gần. Các mối quan hệ của gia chủ sẽ trở nên tốt đẹp, công việc làm ăn thuận lợi, thậm chí là gặp được quý nhân phù trợ.

Bát hương bốc cháy âm ỉ từ dưới lên (cháy âm)

Khi thấy bát hương cháy âm tức bị bốc cháy âm ỉ từ dưới lên là báo hiệu của những điều xui xẻo, không tốt. Điều này có nghĩa phần mồ mả của tổ tiên trong gia đình, dòng họ đang bị đụng chạm. Công việc làm ăn sắp tới sẽ gặp khá nhiều khó khăn, bị tiểu nhân hãm hại nên bạn phải hết sức thận trọng.

Bát hương cháy tỏa hương thơm

Bát hương cháy tỏa ra hương thơm là điềm báo tốt, cho thấy vận may của bạn đang tới. Đồng thời cũng báo hiệu cho bạn sắp có tin vui, những dự định sắp tới sẽ được tiến hành một cách hiệu quả. Hơn nữa, chuyện tình cảm cũng sẽ rất thuận lợi. Nếu còn độc thân thì sẽ gặp được mối lương duyên tốt.

Nguyên nhân khiến bát hương bốc cháy theo góc nhìn khoa học

Thắp hương là một tập tục truyền thống của người Việt không chỉ vào những ngày lễ, tết, giỗ chạp mà người ta còn thắp hàng ngày. Thắp hương chính là cách để con cháu cảm tạ thần linh, tưởng nhớ người đã khuất và cầu mong cho những điều tốt lành. Tuy nhiên, trong quá trình thắp hương một số gia chủ gặp phải trường hợp bát hương bị bốc cháy, nguyên nhân là do:

Bát hương được đặt nơi đón gió

Lý do đầu tiên dẫn đến việc bát hương bị bốc cháy là do nó được đặt ở nơi có đón gió, có gió thổi qua. Mặc dù lửa trên cây hương không đáng kể nhưng nhang được làm từ tre, khi ở môi trường hanh khô và có tác động của gió thì rất dễ bắt lửa làm cháy chân nhang.

Bởi vậy, khi thắp hương vào những ngày có gió và mùa hè nhiệt độ tăng cao, mùa hanh khô thì gia chủ cần hết sức lưu ý. Đặc biệt với những gia đình có phòng thờ riêng, khi mở cửa thắp hương gió dễ dàng lùa vào trong phòng thúc đẩy nhanh quá trình cháy của hương, do đó hiện tượng bát hương bị cháy cũng là điều dễ hiểu.

Bát hương lâu ngày không được vệ sinh

Bát hương lâu ngày không được vệ sinh bao sái, tỉa bớt chân nhang cũng là lý do khiến bát hương cháy. Vì những tàn nhang rơi xuống vẫn còn tàn lửa đã là vô tình khiến chân nhang bị đốt cháy. Ban đầu sẽ là hiện tượng cháy âm ỉ, lâu dần ngọn lửa sẽ bùng to và lan đến các chân nhang khác. Bởi vậy, khi chân nhang đầy gia chủ nên tiến hành dọn dẹp, rút bớt chân nhang để tránh được tình trạng này.

Thắp hương nhiều lần trong một ngày

Khi gia chủ thắp hương nhiều lần trong một ngày, dưới sức nóng của lửa khiến không khí xung quanh bát hương nóng dần, chân nhang nhiều làm khả năng bốc cháy cũng rất cao. Do đó, khi thắp hương quan trọng là ở cái tâm, không nhất thiết là thắp hương nhiều lần trong ngày. Đối với những trường hợp bạn muốn thắp hương nhiều lần trong ngày thì có thể chọn bát hương có kích thước lớn để tránh tình trạng trên.

Cách xử lý khi bát hương cháy

Việc cháy bát hương không phải là hiện tượng ít khi xảy ra, quy nhiên không phải là không có. Do đó khi gặp tình trạng này, gia chủ hết sức bình tĩnh, không hoảng loạn mà tìm cách hóa giải.

Với bát hương cháy dương: Ngay lúc phát hiện bát hương bốc cháy dữ dội, bạn nên dập lửa bằng cách đổ nước lạnh để hạ nhiệt, đây là phương pháp đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm. Hoặc có thể trùm tấm vải hay chăn ẩm để ngăn nguồn ô xi cung cấp cho ngọn lửa, giúp ngọn lửa có thể tắt mà không gây ướt ban thờ. Khi lửa tắt, lấy ít tro hương vào rải đều sau nhà.

Cách hóa giải bát hương cháy âm: Nếu chân nhang mới cháy hãy dùng nước sạch hoặc nước rượu gừng tưới từ từ nên chân nhang. Khi bát hương cháy đã lâu mới phát hiện ra thì đừng nên hoảng sợ mà hãy tìm mọi cách để dập tắt lửa ngay trước khi cháy lan sang bài vị, ảnh thờ và xung quanh. Lửa tắt lấy ít tro hương trải trước nhà.

Sau khi hoàn thành xong các bước làm trên, lau dọn bàn thờ và đồ về thắp nhang để hóa giải hiện tượng trên. Đồ lễ thường sẽ là trầu cau, hoa, quả. Quả lễ của cháy âm là số chẵn,  dương là số lẻ. Lễ xong thì bỏ bát hương cũ, thay bát hương mới để tình trạng này không xảy ra nữa.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng hương

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng hương

 

Nếu như hương là sợi dây kết nối 2 cõi âm dương thì bát hương trên bàn thờ được xem như căn nhà vô hình của thần linh và tổ tiên, vì thế khi thắp hương ta cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên để bát hương ở hướng có gió, khi thắp hương sẽ nhanh tắt hoặc bốc cháy chân nhang.
  • Khi thắp hương cho tổ tiên và thần linh cần thành tâm, không nên đùa giỡn hời hợt cho có.
  • Lúc châm hương nên bày tỏ sự cung kính, khi lửa cháy to bạn hãy dùng tay phẩy lửa hoặc cầm hương phẩy lên xuống cho tắt. Tuyệt đối không thổi bằng miệng như vậy sẽ phạm vào điều cấm kỵ.
  • Thường xuyên vệ sinh bát nhang nhưng không được làm xê dịch khỏi vị trí ban đầu.
  • Đối với những bát hương có nhiều chân nhang, bạn cần tỉa bớt để tạo sự an toàn và tăng tính thẩm mỹ cho bàn thờ.

Từ các thông tin trên của nhà thờ họ đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc: cháy bát hương có điềm gì không? Cuối cùng cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Cốt bát hương thổ công

Cốt bát hương thổ công

Vì sao khi thờ cúng thổ công trong bát hương cần phải có cốt bát hương . Vậy cốt bát hương là gì, ý nghĩa của việc bốc cốt bát hương thổ công như thế nào, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết.

Cốt bát hương là gì?

<b>cốt bát hương </b> là gì?

 

Cốt bát hương là những vật phẩm bao gồm tờ hiệu viết họ tên gia chủ và thần linh, vong linh được thờ; tro nếp; thất bảo (thiếc vàng, thiếc bạc, thạch anh, ngọc, xà cừ hoặc ngọc trai, mã não, và san hô đỏ), đây là những bảo vật quý giá của con người, cũng là vật chí dương được đặt bên trong bát hương giúp bát hương linh ứng. Bát hương thổ công cũng có những vật phẩm này.

Xem thêm: Bàn thờ thần tài của chủ cũ nên giữ lại hay bỏ đi

Ý nghĩa của việc bốc cốt bát hương thổ công

Việc bốc cốt bát hương nói chung và cốt bát hương thổ công nói riêng là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong văn hóa thờ cúng tâm linh của người Việt.

Bát hương vốn là vật vô tri được làm bằng gốm sứ hoặc đồng. Chỉ sau khi gia chủ thực hiện các thủ tục bốc cốt bát hương thì bát hương đó mới có thể tụ khí, linh ứng và dùng làm vật phẩm cắm nhang trên bàn thờ.

Nếu bát hương thổ công, bát hương Phật, bát hương gia tiên hay thần tài không có cốt hoặc không được bốc đúng cách cũng giống như người không có tên, nhà không chủ. Khi đó Phật, Thần, Tổ tiên giáng lâm thì ma quỷ cũng chen chân theo để quấy phá, làm bậc bề trên không thể độ cho gia chủ.

Không chỉ vậy cốt thất bảo trong bát hương có ý nghĩa phong thủy quan trọng, nó tượng trưng cho lòng cốt trong bát hương cũng như giá trị cốt lõi trong thờ cúng ở mỗi gia đình.

Xem thêm: Cách bố trí bàn thờ gia tiên theo miền Nam

Bát hương Thổ Công được đặt ở đâu trên bàn thờ gia tiên?

Vị trí đặt bát hương Thổ Công  trên bàn thờ gia tiên được sắp xếp theo thứ tự:

– Nhìn từ trong ra, bát hương Thổ Công được đặt ở vị trí chính giữa, bát hương gia tiên đặt bên trái và bát hương bà cô, ông mãnh đặt bên phải.

– Bát hương Thổ Công đặt cao hơn và có kích thước to hơn hai bát còn lại. Không được dán giấy hoặc ghi rõ tên của bát hương ở bên ngoài, làm như vậy sẽ phạm phải điều kiêng kỵ trong quy luật thờ cúng tổ tiên.

– Một số gia đình hiện nay mắc phải sai lầm khi gộp chung tất cả gia tiên, thổ công, bà cô ông mãnh vào một bát lớn và đặt giữa bàn thờ. Theo phong thuỷ thì ta không nên làm như vậy, vì Thổ Công không thể thờ chung với vong linh của gia đình. Tuy nhiên, việc thờ cúng chủ yếu vẫn xuất phát từ tâm. Nếu bạn thấy thờ chung một bát hương mà gia đình vẫn gặp may mắn, hạnh phúc thì cũng không nên thay đổi lại.

Chuẩn bị lễ vật để bốc cốt bát hương thổ công tại nhà

Để việc bốc bát hương thổ công được chỉnh chủ, thành tâm và trọn vẹn nhất, gia chủ cần chuẩn bị một số vật phẩm, đồ lễ cúng như sau:

Chuẩn bị lễ vật để bốc <b>cốt bát hương </b> thổ công tại nhà

 

Bát hương: Tùy điều kiện của từng gia đình để lựa chọn chất liệu và kiểu dáng bát hương cho phù hợp. Gia chủ có thể sử dụng bát hương bằng đồng hoặc chất liệu gốm sứ chạm khắc hình rồng phượng mạ vàng 24k tinh tế, đem đến sự sang trọng, đẳng cấp cho không gian thờ cúng.

Cốt bên trong bát hương thổ công

 

– Cốt bên trong bát hương thổ công: một bộ dị hiệu; chỉ ngũ sắc, thiếc vàng, thiếc bạc, tiền đài, hay thất bảo…tùy điều kiện kinh tế của từng gia đình.

Tờ hiệu màu vàng, chữ đỏ để viết tên gia chủ, ô ở giữa ta ghi tên người được thờ cúng đó là thổ công. Dị hiệu bát hương thổ công ghi là “Phụng thờ: Thần linh Thổ công Thần long mạch chư vị chân linh”,

Nước rượu gừng

 

Nước rượu gừng hoặc nước gừng hoặc nước ngũ vị hương, nước vỏ bưởi… để tẩy uế, lau chùi cho bát nhang cho sạch sẽ trước khi tiến hành nghi thức.

Tro nếp hoặc cát trắng

 

Tro nếp hoặc cát trắng để cắm hương. Tro và cát tượng trưng cho hành thổ. Tro nếp chính là sản phẩm của được đốt từ rơm, sau khi vụ mùa thu hoạch lúa kết thúc. Lựa chọn tro để cắm hương chính là sự ghi nhận và biết ơn công lao của tổ tiên.

Lễ cúng

 

Lễ cúng: lễ ngọt, lễ mặn tùy tâm. Thông thường lễ vật sẽ có: 1 con gà, 1 đĩa xôi, 1 chai rượu, trứng gà luộc, cơm trắng, canh xương ninh, rau xào theo mùa. Lưu ý không được dùng tỏi khi chế biến đồ cúng…3 cơi trầu cau, 3 chén nước, 1 đĩa hoa quả, 9 bông hồng; 1 đinh vàng hoa; 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ; 5 lễ vàng tiền.

Xem thêm: Cách treo câu đối đúng

Hướng dẫn cách bốc bát hương thổ công

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm như trên, gia chủ cũng cần tuân thủ nguyên tắc bốc bát hương thổ công như sau để đảm bảo bát hương được linh ứng.

Chuẩn bị bát hương

Tùy theo kích thước bàn thờ gia tiên  và cung tốt trên thước lỗ ban âm phần mà bạn có thể lựa chọn bát nhang cho phù hợp. Kích thước sẽ tính theo chu vi vòng ngoài của bát hương giao động từ 12cm cho tới 35cm. Đẹp nhất là 14 – 20cm. Nhà chung cư thì chọn phi 12. Nếu bàn thờ có 3 bát hương, kích thước của 2 bát còn lại nên nhỏ hơn bát hương thổ công ở giữa 2cm để tạo sự cân bằng

Bát hương sau khi mua về tiến hành tẩy uế

– Lấy một lượng nước rượu gừng đã chuẩn bị, dùng 1 chiếc khăn sạch để lau chùi bát nhang và đồ cúng. Khi lau bạn nhớ niệm chú làm sạch pháp giới: “ÁN LAM XOA HA” (7 lần). Khi đã thực hiện xong để bát hương khô tự nhiên rồi tiến hành bước tiếp theo.

Bốc cốt bát hương thổ công

Đặt cốt thất bảo và tro nếp vào trong bát hương. Cách thực hiện: Trước hết đặt cốt thất bảo và tờ dị hiệu ghi tên thổ công vào bát nhang. Sau đó, bạn bốc từng nắm tro nếp nhỏ vào trong bát và đếm số nắm theo sinh – lão – bệnh – tử tương ứng. Lưu ý không nên dừng lại ở chữ bệnh và tử, mà tốt nhất là dừng tại chữ sinh.

Đặt bát hương lên bàn thờ

– Sau khi thực hiện xong các bước trên, bạn cần lau sạch sẽ bát nhang, không để tro vãi ra ngoài. Tiếp đó, ta đặt lên bàn thờ và tiến hành lễ khấn, thắp nhang đủ 100 ngày để bát nhang tụ đủ khí, gia đạo cũng yên ấm.

– Khi thắp hương phải thành tâm. Trong 100 ngày bạn chỉ cần chén nước và nén nhang là được. Nếu vào mùng 1 hôm rằm thì sắm thêm đĩa hoa quả.

– Trường hợp nhờ người bốc hộ, chú ý chọn ngày giờ đẹp để rước về và tránh để bát nhang lộ thiên khi di chuyển.

Xem thêm: Trên ban thờ không được làm những gì?

Nên dùng bát hương Thổ Công bằng đồng hay gốm sứ?

Nên dùng bát hương Thổ Công bằng đồng

 

Theo phong thuỷ, bàn thờ phải đầy đủ các yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ thì mới thu hút được nhiều tài lộc, vận khí may mắn. Để trả lời cho câu hỏi nên sử dụng bát hương thổ công bằng đồng hay gốm sứ, chúng ta hãy tìm hiểu ưu điểm mà chúng mang lại cho người dùng.

Bát hương gốm sứ là sự hội tụ đầy đủ những tinh túy của đất trời. Sử dụng chất liệu đất sét cao lanh khi được nung trong nhiệt độ 1300 độ c, đã loại bỏ được các tạp chất, tạo nên một sản phẩm ưu việt với cốt xứ bền đẹp, chịu được va đập nhẹ, mẫu mã và kích thước đa dạng, màu sắc phong phú, họa tiết hoa văn chạm khắc tinh xảo, giá cả phải chăng nên được rất nhiều gia chủ săn đón.

– Bát hương bằng đồng tượng trưng cho hành Kim, có tính trang trí cao, hoạ tiết, hoa văn tinh xảo, độ bền cao hơn vật liệu gốm sứ, nhưng giá thành cao và mẫu mã màu sắc không đa dạng bằng gốm. Nó phù hợp với những không gian thờ tự lớn, quy mô như nhà thờ họ, hoặc gia chủ yêu thích chất liệu này.

Tóm lại, cho dù lựa chọn bát hương thổ công bằng đồng hay bằng sứ thì đều phù thuộc vào sở thích, tài chính và cái tâm của gia chủ.

Xem thêm: Khi đi thuê nhà có nên lập ban thờ ở nhà thuê không?

Chọn màu bát hương Thổ Công để hợp mệnh gia chủ.

Khi mua bát hương thổ công bạn cũng nên chọn màu bát hương sao cho phù hợp với bản mệnh, tránh màu tương khắc thì mới có thể kích thích được tài lộc, vận may và bình an.

– Gia chủ mệnh Kim nên chọn bát hương màu vàng hoặc trắng.

– Mệnh Mộc nên chọn bát hương thổ công màu xanh nước biển, đen.

– Mệnh Thuỷ nên mua bát hương trắng, màu đen, xanh dương.

– Mệnh Hoả nên chọn bát hương màu xanh lá cây cải thêm họa tiết màu cam,  đỏ, hồng, tím.

– Mệnh Thổ chọn màu nâu đất.

Ngoài việc chọn bát hương thổ công theo mệnh gia chủ cũng cần lưu ý đến các vật phẩm thờ cúng khác, sao cho màu sắc đồng bộ để may mắn thêm trọn vẹn.

Trên đây là các thông tin liên quan đến cốt bát hương thổ công. Cảm ơn quý đọc giả đã quan tâm và theo dõi các bài viết của chúng tôi. Nếu có nhu cầu thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình kiến trúc tâm linh quý chủ đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn sở hữu những không gian đẹp nhất.

giải bát hương bản mệnh

Cách hóa giải bát hương bản mệnh

Nếu bạn là một người tín tâm thì chắc hẳn không thể không biết đến bát hương bản mệnh, bởi từ lâu nó đã trở thành một trong nét đẹp văn hóa trong thờ cúng tâm linh của người Việt. 

Vậy bát hương bản mệnh là gì, được phân làm mấy loại? Cách lập và giải bát hương bản mệnh ra sao, mời các bạn cùng nhà thờ họ theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Bát hương bản mệnh là gì?

Bát hương bản mệnh là gì?

 

Bát hương bản mệnh hay còn gọi với cái tên quen thuộc là tôn nhang bản mệnh, là bát hương thường được thờ tại gia hoặc đền, chùa. Bản mệnh là bản mệnh gốc của mỗi một con người theo nghĩa Hán Việt. Thoạt nghe bạn có thể hơi khó hiểu, nhưng trong thế giới tâm linh, bát hương bản mệnh được xem là khí cụ của con người thể hiện lòng thành tâm và tôn kính, một lòng muốn gửi gắm thân mệnh của mình nơi đấng linh thiêng tối cao. Cầu mong nhận được phước lành, sự bảo bọc, che chở, ban tài tiếp lộc giúp cuộc sống của họ được may mắn hanh thông, gia đình thịnh vượng.

Bát hương bản mệnh có mấy loại?

Theo quan niệm của Thánh và Phật giáo thì bát hương bản mệnh được chia làm hai loại đó là:

Bát hương bản mệnh bắt buộc: bát hương dành cho người có căn đồng, là con của Tiên, Thánh, Vương mà họ có phải có nghĩa vụ trách nhiệm thờ phụng đấng linh thiêng. Những người này bắt buộc phải mở phủ, điện thờ tại gia để trình đồng hay nói cách khác là đội bát hương bản mệnh.

Ngoài ra, những người có căn quả từ kiếp trước được bề trên cứu rỗi, từ tiền kiếp đã phải lập bát hương bản mệnh thì kiếp này cũng cần phải tiếp bước lập tôn nhang bản mệnh của mình. Kiếp này vẫn phải nương nhờ đến các Ngài và nhớ ơn đức của Ngài đã cứu rỗi cuộc đời mình.

Bát hương bản mệnh tự nguyện: là bát hương được lập xuất phát từ cái tâm của người thờ. Đây là bát nhang dành cho những người có căn nhẹ không quá nặng nề, nhưng có tâm hướng thiện mong nhận được sự phù hộ của bề trên. Hoặc dành cho những người do cuộc sống mưu sinh mà chưa có điều kiện hầu hạ phục vụ Tiên Thánh. Ngoài ra, bát hương tự nguyện này còn dành cho những đứa trẻ mới sinh khó nuôi, thanh thiếu niên ngỗ ngược. Mỗi một tuổi sẽ có một số vị thần bảo hộ khác nhau, ngày cúng và đồ cúng cũng khác nhau.

Ý nghĩa của bát hương bản mệnh

Tùy vào suy nghĩ và quan niệm của mỗi gia đình về bát hương bản mệnh. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy rằng, việc lập bát hương bản mệnh đã mang lại ý nghĩa tâm linh vô cùng tốt đẹp. Nó thể hiện quy luật tồn tại của con người và thúc đẩy con người hướng đến điều thiện. Cụ thể:

 

Ý nghĩa của bát hương bản mệnh

 

Theo thuyết luân hồi và văn hóa phương Đông thì con người ai cũng có kiếp trước. Đó là một quy luật của tạo hóa mà không ai có thể chối cãi. Những ai khi sinh đã có số mệnh yểu, đa phần do kiếp trước họ đã làm nhiều điều sai trái, độc ác gây tổn hại đến sinh linh. Ngược lại, những ai kiếp trước có tấm lòng bao dung, bác ái, hướng thiện, ăn ở hiền lành thì sẽ được kéo dài số mệnh và cuộc sống luôn ấm no, hạnh phúc. 

Bản mệnh là cái tâm trong tiềm thức và cũng là gốc mệnh của mỗi con người. Do đó, lập tôn nhang bản mệnh có tác dụng nhắc nhở mỗi người nên có lối sống lành mạnh, tu tâm tích đức, chia sẻ, chan hoà với mọi người. Điều này giúp chúng ta luôn hướng về điều thiện, được thần linh che chở và tạo ra những điều ý nghĩa trong cuộc sống.

Cách bốc bát hương bản mệnh

Thông thường lễ này được làm vào tháng 2-3 của mùa xuân và 8-9 mùa thu âm lịch. Một số trường hợp đặc biệt, tín chủ có thể không cần đợi đến thời điểm đó. Chỉ cần chọn ngày lành, tháng tốt, giờ tốt, điện, đền thích hợp, thầy pháp tốt là được. 

Bát hương bản mệnh đặt ở đâu?

Về nguyên tắc khi bạn bốc bát hương bản mệnh ở đền – phủ – điện nào thì sẽ trở thành con hương đệ tử ở đó. Bát hương sẽ được đặt ở đó. Vào các ngày lễ tết, đầu năm, cuối năm phải đi lễ đầy đủ ở đó mới tốt. Trường hợp khoảng cách địa lý xa xôi, tín chủ có thể xin bát hương về nhà để thờ nhưng phải có bàn thờ riêng không thờ chung với bàn thờ gia tiên.

Lễ vật cúng gồm những gì

Trước khi bốc tôn nhang, trong ngày đó tín chủ cần phải chuẩn bị lễ cúng Thánh gồm:

  • Lục cúng (đèn, nhang, hoa, trái cây, trà, trầu cau) tùy tâm theo điều kiện.
  • Lễ mặn: gà luộc hoặc miếng thịt heo luộc, khoanh giò lụa, đĩa xôi, hũ rượu.
  • Lễ cúng hạ ban là 7 quả trứng sống (trứng gà, trứng vịt đều được), gạo, muối, rượu, và miếng thịt heo sống cắt ra 5 miếng nhỏ.
  • Vàng mã: nghìn vàng hoa hoặc nghìn vàng Tứ phủ, mâm hài Tứ phủ 24 đôi gồm 12 đôi to và 12 đôi nhỏ chia làm bốn màu, thêm vài đinh vàng lá…và đồ vật tùy tuổi của người muốn xin bốc bát hương.

Nghi thức bốc bát hương bản mệnh

 

Nghi thức bốc bát hương bản mệnh

 

Khi tiến hành làm lễ, người xin bát hương được gọi là tín chủ, ngồi ở giữa sập hoặc chiếu đọc văn khấn và hành lễ, đầu trùm khăn phủ diện đỏ, phía trên đội tráp hoặc mâm có sớ xin bát nhang, bát nhang, vàng lá, đôi nến đặt hai bên bát nhang, quả cau,  hoa tươi, lá trầu. 

Đồng thầy làm lễ sẽ đọc tấu thỉnh tên hiệu Thánh bản mệnh của tín chủ, đọc tên tuổi, địa chỉ và điều mong muốn kêu cầu Phật Thánh gia hộ cho tín chủ.

Nếu khất đài mà được nhất âm nhất dương thì mới xin kêu hạ bát nhang xuống để yên vị tại đền, phủ. Sau khi đã an vị bát nhang thì xin hóa giấy sớ, kim ngân vàng mã, hài hán. Sau ba ngày quay lại đền thành tâm lễ tạ Thánh. Cuối cùng, tín chủ xin phép hạ lễ vật xuống, lập tức đem trứng sống và thịt sống đi luộc chín. 

Văn khấn bốc bát hương bản mệnh

Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ, tín chủ có thể sử dụng bài văn khấn như sau:

“Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiến linh, hiến pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …, tháng …, năm …

Tên con là … tín chủ của …, ngụ tại …

Con xin làm lễ bốc bát hương bản mệnh, mục đích con nguyện khấn cầu …, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, làm ăn phát đạt, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các vị Thánh bản mệnh. Hôm nay con xin làm lễ bốc bát hương, kính xin các Ngài phù hộ độ trì cho con.”

Có nên lập bát hương bản mệnh không? 

Có nên lập bát hương bản mệnh không là câu hỏi được khá nhiều đọc giả của nhà thờ họ quan tâm. Theo quan điểm của Phật Giáo nói riêng thì việc lập bát hương bản mệnh có thể được xem xét trong từng trường hợp cụ thể, nhưng tốt nhất không nên lập. Vì như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, nnhững người tiền kiếp làm nhiều điều ác hay sân si thì dù có lập 10 bát hương cũng không thể sống không được. Vì thế, chỉ bản thân chúng ta mới có thể nắm giữ số mệnh của mình. Nếu bạn sống không có đức thì mệnh căn vẫn bị tổn thương và không có Thần nào độ được. Việc lập tôn nhang bản mệnh là không hợp với đạo lý, nhất là với những phật tử đã quy y Tam Bảo. Thay vào đó, bạn hãy tu tâm, hướng Phật, làm nhiều việc thiện, thay đổi bản thân để nhận về những điều tốt đẹp nhất.

Cách hóa giải bát hương bản mệnh

Theo Thượng Tọa Phật Giáo Việt Nam Thích Nhật Từ hiện đang trụ trì chùa Giác Ngộ chia sẻ về cách hóa giải bát hương bản mệnh như sau. Theo lời Phật giảng dạy trong các kinh, thì không có cái gọi là bát hương bản mệnh cho từng người, do đó ta không cần phải trình đồng, mở phủ. Tất cả những người tu học Phật phải nhớ, khi chính thức làm để tử Phật thì ngoài việc thành kính nhận Đức Phật và chân lý Phật làm thầy, cần phải pháp nguyện bất qui y Thiên, Thần, Quỷ, Vật. Tức là không thờ phụng Thượng Đế, không tín ngưỡng thần linh, không tin vào ma quỷ, và không cần phải vào đình, phủ thuộc các tôn giáo khác.

Từ bỏ các tập tục mê tín dị đoan nêu trên, chịu khó học Phật Pháp sẽ thoát khỏi nỗi sợ hại do mê tín gây ra. Không cần phải cúng kiếng bát hương bản mệnh mà tâm vẫn thoải mái, bình an vô sự, thoải mái thảnh thơi ở mọi nơi mọi chốn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc lập và giải bát hương bản mệnh. Cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nếu bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian chuẩn tâm linh nhất.

rụng tàn nhan bát hương

Bát hương bị rụng hết tàn hương có làm sao hay không ?

Bát hương bị rụng tàn có phải là điềm báo gia đình bị mất lộc hay nó chỉ hiện tượng hết sức bình thường. Liệu ta có cần phải thay bát hương mới khi rụng tàn không? Nguyên nhân và cách khắc phục như nào? Mời bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu đáp án qua nội dung dưới đây của bài viết.

Ý nghĩa của bát hương

Ý nghĩa của bát hương

 

Nếu như bàn thờ được xem là ngôi nhà vô hình của thần linh và gia tiên thì bát hương là nơi để các bậc bề trên ngự.  Do đó, trong mỗi gia đình người Việt đều sẽ có ít nhất một bàn thờ và một bát hương để thờ cúng. Nhằm kết nối 2 cõi âm dương, tưởng nhớ, biết ơn người đã khuất, cầu mong họ được siêu thoát về cõi cực lạc, cũng như phù hộ độ trì cho những người còn sống trên dương thế.

Theo các nhà phong thủy phân tích thì bát hương là nơi dừng chân của những người đã khuất nên nó vô cùng thiêng liêng. Dâng hương lên bàn thờ đồng nghĩa với việc bạn đang dâng lên tiên tổ lòng thành và những điều tốt đẹp nhất. Đây cũng chính là lúc tâm hồn của con người được thanh tịnh, trong sáng và tôn kính nhất.

Bát hương có ý nghĩa tâm linh rất lớn trong văn hóa thờ cúng, vậy nên, gia chủ không thể lơ là. mà cần phải chăm sóc vệ sinh bát hương thường xuyên và cẩn thận. Nếu có hiện tượng gì lạ, bát hương bị cháy, hay bị rụng tàn thì phải tìm hiểu kỹ các nguyên nhân và cách giải quyết để tránh những điều xui xẻo và hoang mang cho các thành viên trong gia đình.

✅✅✅ Xem thêm: Có nên thờ 4 bát hương trên 1 bàn thờ?

Bát hương bị rụng tàn có phải điềm dữ không?

Bát hương bị rụng tàn có phải điềm dữ không?

 

Trên bàn thờ chỉ có vật phẩm thờ cúng như bát hương, hoành phi câu đối, 3 hũ gạo muối nước  thôi thì chưa thể kết nối được tâm ý của gia chủ với tổ tiên. Mà ta cần phải thắp hương để chiều cầu phúc khí, gửi gắm tâm tư, nguyện vọng tốt nhất đến gia tiên.

Nhiều người cho rằng, khi thắp hương bát hương càng cuộn tàn thì càng có lộc, và ngược lại, nếu Bát hương bị rụng tàn thì nhà sẽ mất lộc, gia tiên không độ, điềm xấu sắp đến. Liệu đây có phải là quan điểm đúng.

Theo các chuyên gia phong thủy, việc tàn hương đậu lại trên thân nhang thể hiện sự giao thoa giữa năng lượng tâm linh và con người. Tuy nhiên không phải cứ hương không đậu tàn là gia đình mất lộc. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy nên bạn đừng vội hoang mang lo lắng mà bình tĩnh xử lý.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bốc bát hướng thổ công đúng cách

Tại sao Bát hương bị rụng tàn ?

Tại sao Bát hương bị rụng tàn ?

 

Nguyên nhân dẫn đến hương không đậu tàn khi cháy hết được các chuyên gia giải thích như sau:

  • Thứ nhất, có thể do gia chủ mua phải hương không đạt tiêu chuẩn. Hoặc trong quá trình bảo quản hương bị ẩm mốc khi cháy gây đứt đoạn, rụng tàn.
  • Thứ 2: Do bạn sắp xếp đồ thờ cúng sai vị trí, nên khi lau dọn bàn thờ chạm tay vào bát hương khiến tàn bị rụng.
  • Thứ 3: Người thắp nhang không đủ thành tâm, chưa thể hiện được sự thành kính và trang nghiêm của mình cũng là nguyên nhân dẫn đến sự việc trên.

Vì vậy, trước khi cố gắng tìm mua các loại hương không bị rụng tàn thì bạn phải xem xét lại mình có phạm phải những điều trên không. Bởi lẽ, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hương có chất hóa học độc hại. Ví dụ như lưu huỳnh, axit photphoric, kali nitrat. Khi đốt sẽ sản sinh khí Formaldehyde – hóa chất rất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

✅✅✅ Xem thêm: Những bài văn khấn bát hương đơn giản

Có cần thay mới bát hương bị rụng tàn không?

Có cần thay mới bát hương bị rụng tàn không?

 

Nếu Bát hương bị rụng tàn bạn nên thay thế bằng một bát hương mới để tránh lâu ngày dẫn đến tình trạng cháy bát hương, hao tổn tài lộc, đồng thời xua đi điều không may mắn có thể đến với gia chủ.

Việc bốc bát hương gia tiên mới cần phải tính toán kỹ lưỡng và thực hiện đúng cách, từ việc lựa chọn bát hương cho tới bốc cốt bát hương. Như vậy mới thu hút được tài lộc và giúp gia đạo yên ấm.

Để tránh tình trạng trên xảy ra lần nữa, gia chủ phải thường xuyên dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, bài trí gọn gàng, cúng bái thành tâm thể hiện sự tôn kính với người đã khuất thì bát hương mới có thể đậu tàn.

Một số lưu ý khi thắp hương để bát hương không bị rụng tàn

Một số lưu ý khi thắp hương để bát hương không bị rụng tàn

 

Việc thắp hương là cách để bạn tưởng nhớ và gửi gắm hy vọng, tâm nguyện đến tổ tiên đã khuất. Chính vì vậy, khi thắp hương bạn cần lưu ý những điều cấm kỵ sau đây:

Thường xuyên dọn dẹp, bao sái bàn thờ

Việc lau dọn bàn thờ là để bày tỏ lòng thành tâm, hiếu nghĩa đối với người đã mất. Bất cứ khi nào thấy bàn thờ bị bụi bám, tàn nhang rụng nhìn chưa được trang nghiêm, thanh tịnh thì cần phải tiến hành lau dọn ngay không nhất thiết cứ phải chờ đến dịp cuối năm. Nhưng tuyệt đối không được để bát hương bị xê dịch khỏi vị trí đã an vị. Bát hương cần được đặt ngay ngắn và không nên sử dụng bát hương làm bằng đá sẽ làm mất đi sự linh thiêng của bát nhang.

Không thờ hoa quả giả

Sử dụng hoa quả giả để thờ cúng, trang trí bàn thờ là việc làm mà gia chủ cần tránh. Điều này thể hiện sự bất kính với đấng vô hình, một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng gãy tàn hương. Chính vì vậy, bạn hãy lựa chọn hoa quả tươi thay vì đồ giả để dâng lên cùng lòng thành kính của mình.

✅✅✅ Xem thêm: Cách sắp xếp hoa quả thắp hương

Không để vàng mã cũ sang năm mới

Một trong những lý do tiếp theo khiến bát hương không đậu tàn chính là chủ nhà để vàng mã cũ sang năm mới. Theo quan niệm dân gian, nếu tiền vàng mã và đồ lễ cúng của năm cũ mà chưa được hóa thì sẽ bất lợi cho công việc làm ăn của gia chủ. Vậy nên, vào 23 tháng chạp cúng ông công ông táo hàng năm, những đồ cũ trên bàn thờ cần phải được được hóa hết. Điều này tạo ra sự luân chuyển và mang đến vận may trong đường làm ăn của chủ nhà.

Thắp hương thế nào cho đúng?

Thắp hương thế nào cho đúng?

✅✅✅ Xem thêm: Có nên thắp hương vào buổi tối hay không

Trong thuyết âm dương lưỡng hợp thì số lẻ tượng trưng cho cõi dương, còn số chẵn tượng trưng cho cõi âm. Theo thuyết này, số âm nhỏ nhất là 2, số dương nhỏ nhất là 1, khi cộng hai số nhỏ của âm và dương sẽ được kết quả bằng 3. Đây là con số tượng trưng cho sự may mắn, phát triển, âm dương hòa hợp. Trong đó, bội số của 3 là 9 sẽ tượng trưng cho đỉnh cao của hạnh phúc và viên mãn.

Do vậy, khi dâng hương hàng ngày hoặc trong các dịp tuần sóc, lễ tết, cúng giỗ tổ tiên, thần, thánh người ta thường thắp hương theo con số lẻ là 1, 3, 5, 7, 9. Mọi người sẽ ưu tiên thắp 3 nén hơn, với hàm ý vừa đủ gói trọn triết lý sâu xa mà chúng tôi đã nói ở trên.

Trong thực tế, có người thắp mỗi bát hương 1 nén nhang vẫn được, tuy nhiên đây chưa phải là con số đẹp, mà nên là 3 nén. Điều cốt yếu là ở cái tâm, tấm lòng thành kính của người dâng hương.

Trên đây là những những vấn đề liên quan đến việc Bát hương bị rụng tàn . Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của nhà thờ họ.

bày trí 4 bát hương

Có nên thờ 4 bát hương trên cùng 1 ban thờ không ?

Bàn thờ gia tiên thường có mấy bát hương, có nên thờ 4 bát hương trên cùng một bàn thờ không, cách đặt bát hương trên bàn thờ chuẩn phong thủy như thế nào, là những thông tin mà nhà thờ họ sẽ chia sẻ với quý đọc giả trong bài viết hôm nay.

Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương ?

Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương ?

 

Theo quan niệm thờ cúng từ xưa đến nay của người Việt ta, thì việc thờ cúng bài trí bàn thờ tại gia được chia ra thành 3 cấp bậc chính sau đây:

Thờ phật

Phật là biểu tượng của sự bình an, do đó người ta thường thờ Phật để cầu mong điều lành, hóa giải mọi tai ương, điềm xấu, hướng các thành viên trong gia đình làm nhiều điều thiện để có sự thanh thản trong tâm hồn, hướng về cõi Niết bàn.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bố trí bàn thờ phật quan âm tại Nhà

Thờ Thần

Ngoài thờ Phật các gia đình còn thờ thần: Thổ Công, Long Mạch, Chúa Đất, Thần Tài, tiền chủ hậu chủ các vị thần cai quản để cầu mong sự yên ổn.

Thờ gia tiên

là thờ những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, gia tộc, đây là việc không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Và cũng là tập tục lâu đời làm nên nét văn hóa truyền thống, uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa mong muốn tổ tiên phù hộ độ trì, che chở, bảo vệ các thành viên đang sinh sống học tập và làm việc trên dương thế..

Chính vì những cấp bậc này mà với những gia đình Phật tử thông thường sẽ bày trí 2 bàn thờ. Bao gồm 1 bàn thờ dùng để thờ Phật có 1 bát hương, bàn thờ còn lại bốc 3 bát hương để thờ phụng gia tiên, thần linh và bà cô ông mãnh. 

Ngoài bát hương thì những vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên gồm:  Đỉnh hạc chân đồng (hoặc ngai thờ); Mâm bồng (đĩa để bày hoa quả); Đài thờ; Kỷ chén thờ ( kỷ 3 hoặc 5 chén thờ);  Bát thờ (6 bát); Bộ đũa thờ; 3 hũ gạo muối nước; Lọ cắm hoa; Đèn thờ; Ống hương; Bát sâm (2 hoặc 3 bát); Nậm đựng rượu; Đôi lộc bình; chân nến.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ gia tiên được bố trí như thế nào

Có nên thờ 4 bát hương trên bàn thờ không?

Theo phong thủy thì gia chủ nên chọn số lượng bát hương là những số lẻ, phổ biến nhất là 1, 3 và 5 để chiêu tài hút lộc, gia đình an khang thịnh vượng và gặp nhiều may mắn. Không nên thờ 4 bát hương vì nó là số tử, không may mắn, không tốt cho thờ cúng, không chỉ vậy việc bài trí trên bàn thờ cũng mất cân đối, khiến bàn thờ chật chội và rườm rà hơn. 

Nếu trường hợp bất khả kháng gia đình lựa chọn 4 bát hương trên một bàn thờ thì gia chủ cần cân nhắc và tính toán thật kỹ. Và sắp xếp chúng theo một quy tắc nhất định, phân theo cấp độ cao nhất là Phật tổ, tiếp đến là các vị Thần và cuối cùng là tổ tiên.

✅✅✅ Xem thêm: Bát hương bị rụng tàn nhan có làm sao không?

Cách bài trí bát hương trên bàn thờ chuẩn nhất

Việc lựa chọn số lượng và bài trí bát hương là cách để gia chủ bày tỏ lòng thành với bậc bề trên và tránh những điều không hay ảnh hưởng tới hậu vận của gia đình. Với những cách đặt bát hương trên bàn thờ chuẩn phong thủy và phổ biến nhất ngay sau đây sẽ giúp gia chủ tìm được cách sắp xếp hợp lý nhất.

Cách bài trí 1 bát hương trên bàn thờ

Cách bài trí 1 bát hương trên bàn thờ

 

Trên bàn thờ có 1 bát hương thường là bàn thờ treo tường, bàn thờ Phật, hay thờ thổ công có kích cỡ nhỏ. Cách đặt như sau: để bát hương ở giữa bàn thờ, cách tường 10cm, để chừa ra khoảng trống bên ngoài đặt các vật phẩm khác như mâm quả, lọ hoa, lễ cúng…

Cách bài trí 2 bát hương trên bàn thờ

Cách bài trí 1 bát hương trên bàn thờ

 

Nếu bạn lựa chọn 2 bát hương trên cùng 1 bàn thờ thì hãy sắp xếp theo bậc trên và dưới, không đặt ngang hàng. Bát hương thổ công đặt chính giữa bàn thờ cách tường 10cm và kê cao hơn bàn thờ tầm 10cm là phù hợp. Bát hương thứ 2 đặt thấp hơn, phía trước  bát hương thổ công tùy theo ý của gia chủ.

Cách bài trí 3 bát hương trên bàn thờ

Cách bài trí 3 bát hương trên bàn thờ

 

Bàn thờ có 3 bát hương là phổ biến và chuẩn nhất hiện nay. Quý vị có thể bố trí theo hàng ngang, hàng dọc đều được. Nếu chọn hàng dọc thì hãy sử dụng bàn thờ tam cấp để toát lên sự uy nghi và cân đối cho bàn thờ.

Trường hợp xếp ngang hàng, ta đặt bát hương thần linh ở giữa làm tâm, kê cao hơn so với bàn thờ 5-10cm. Bát hương gia tiên đặt bên phải cách thần linh 10 – 15cm. Bát hương bà cô ông mãnh đối xứng với bát hương gia tiên, và cũng cách 10 – 15cm so với bát hương giữa.

Trong trường hợp xếp dọc, đặt thần linh trên cùng cách tường 10cm, phía dưới và trước bàn thờ thần linh cách tường 10cm là bát hương gia tiên. Bát hương bà tổ cô ông mãnh đặt trước thần linh và gia tiên sao cho hài hòa và cân đối nhất là đạt.

Cách bài trí 4 bát hương trên bàn thờ

Cách bài trí 4 bát hương trên bàn thờ

 

Trên bàn thờ có 4 bát hương là do chủ nhà chọn thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên. Trường hợp này ta đặt bát hương Phật trên cùng, chính giữa bàn thờ, cách tường 10cm và phải kê cao hơn so với mặt bàn thờ. 3 bát hương còn lại thì đặt ngang hàng, cân đối ở giữa bàn thờ như cách sắp xếp 3 bát hương đã nói ở trên.

Cách đặt 5 bát hương trên cùng một ban thờ

Cách đặt 5 bát hương trên cùng một ban thờ

 

✅✅✅ Xem thêm: Cháy bát hương có điểm gì không ?

Đối với gia đình sử dụng bàn thờ kích thước lớn và thờ phụng cả 2 bên nội ngoại thì họ sẽ dùng 5 bát hương. Tất cả được đặt ngang hàng, bát hương thần linh to nhất nằm ở giữa làm tâm và cao hơn so với các bát hương khác. Bát hương gia tiên bên nội nằm bên phải, ngoại đặt bên trái, bà tổ cô bên nội đặt cạnh gia tiên bên nội, tổ cô ông mãnh bên ngoại đặt bên cạnh bát hương gia tiên bên ngoại. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc nên hay không nên thờ 4 bát hương trên cùng 1 bàn thờ, hy vọng bài viết này đã giúp quý vị tìm được câu trả lời cho riêng mình, cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.

văn khấn bốc bát hương

Những bài văn khấn bốc bát hương đơn giản nhất

Bát hương là vật quan trọng nhất trên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên và thần linh. Do đó việc chuẩn bị lễ cúng bốc bát hương , văn khấn bốc bát hương , dọn chân nhang mỗi dịp tết đến xuân về, nhập trạch sang nhà mới… luôn được gia chủ tìm hiểu rất kỹ. Để quý đọc giả có thêm thông tin liên quan đến vấn đề này, nhà thờ họ mời bạn cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Vì sao phải khấn khi bốc bát hương?

Lễ an vị bát hương là gì?

Vì sao phải dùng văn khấn bốc bát hương?

 

Bát hương trên ban thờ Phật, bàn thờ gia tiên là một vật vô cùng linh thiêng và quan trọng, đây chính là nơi thần linh và linh hồn tổ tiên ngự trị. Vậy nên khi gia chủ bốc bát hương cần phải hết sức thận trọng. Tốt nhất, bạn nên sử dụng bài khấn bốc bát hương để tránh sai sót trong quá trình diễn ra lễ cúng, cũng như bày tỏ được lòng thành của mình với thần linh và gia tiên. Nếu bạn tùy tiện thực hiện không khấn cúng thì có thể sẽ làm phật lòng bậc bề trên, người quá cố đem lại tai họa, việc chẳng lành, ảnh hưởng đến bản thân và gia đình.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn yên vị bát hương

Lễ bốc bát hương cần chuẩn bị những gì?

Cách sắm lễ cúng gia tiên

Lễ bốc bát hương cần chuẩn bị những gì?

 

Nhiều gia chủ vẫn còn phân vân, không biết lễ bốc bát hương cần chuẩn bị những gì để làm hài lòng bậc bề trên, cũng như thuận tiện cho công việc bốc bát hương mới diễn ra trang trọng, thành kính, thì dưới đây nhà thờ họ sẽ giúp bạn liệt kê những lễ vật cần thiết. 

  • 1 con gà luộc để cúng (không có cũng không sao)
  • 1 xôi trắng hoặc xôi gấc, xôi dừa…
  • 1 chân giò trước của lợn làm sạch rồi đem luộc chín.
  • 0,5 lít rượu trắng cho vào chai.
  • 5 quả trứng gà sống (Nếu không có trứng gà ta có thể dùng trứng gà công nghiệp), 
  • 2 lạng thịt mồi, khi thực hiện xong nghi lễ thì đem đi luộc chín ngay.
  • 3 lá trầu và 3 quả cau.
  • 3 bát nước lọc sạch tinh khiết 
  • 1 bát gạo và 1 bát muối.
  • 9 bông hoa hồng màu hồng son, không quá đậm.
  • 1 bộ đinh vàng 
  • 5 phần tiền vàng
  • 1 đĩa gạo và 1 đĩa muối
  • 1 bao thuốc lá và 1 lạng chè.
  • 1 bộ đồ mã quan cho thần linh gồm hài, hia, mũ, kiếm trắng, ngựa đỏ.
  • Chuẩn bị 1 mâm cơm gồm 6 bát cơm tẻ trắng (mỗi bát cơm chỉ xới 1 muôi cơm); 1 bát canh bí, và nước luộc rau củ cho vào bát riêng. Đồ ăn nấu để cúng không cho tỏi.

✅✅✅ Xem thêm: Cách thay bát hương cũ

Xem ngày lành tháng tốt bốc bát hương

Gia chủ nên lựa chọn ngày Hoàng Đạo để thực hiện bốc bát hương như vậy mọi việc sẽ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ nhất. Thông thường đại đa số gia đình Việt sẽ chọn một ngày đẹp trong tháng chạp (tức tháng 12 âm lịch) để bốc bát hương , đa số từ ngày 23 cúng ông công ông táo đến ngày 30 tháng chạp.

Cũng có những trường hợp bốc bát hương mới mà không vào dịp cuối năm. Gia chủ nên tránh bốc bát hương vào ngày xung với tuổi của mình, để tránh gặp nhiều khó khăn trắc trở trong tương lai.

✅✅✅ Xem thêm: Cách khấn thần tài thổ địa

bốc bát hương ở đâu tốt nhất?

 Theo nguyên tắc thì nơi bốc lô nhang cho các Vị Thần Linh Bản Thổ và Gia Tiên là tại chính nơi thờ cúng là tốt nhất. và cứ cứ 12 năm phải bái đảo lại vì lúc này tro đã chặt.

– Bốc bát nhang cho điện thờ hay bàn thờ Phật thì có thể bốc tại chùa mang về nhà. .

– Những vong linh sống có thụ giới tam bảo hay khi chết có gửi ký hậu tại chùa thì được phép lên chùa bốc bát hương mang về.

– Đối với các ngôi điện thờ Thánh thì có thể bốc tại đền phủ hoặc điện của Thầy mang về…

Tuy đó là nguyên tắc, nhưng theo các cụ xưa thì nơi tốt nhất để bốc bát hương là tại chỗ thờ cúng.

✅✅✅ Xem ngay: Cách bố trí bàn thờ tam cấp

Thờ mấy bát hương là đúng nhất? 

Thờ mấy bát hương là đúng nhất? 

Thờ mấy bát hương là đúng nhất?

 

Để trả lời cho câu hỏi: Thờ mấy bát hương là đúng? thì mời bạn cùng tìm hiểu qua về lối thờ cúng của người Việt như sau.

Thờ tại gia:

Cách 1: Bốc ba bát hương

  • 1 bát thờ Thần linh bản thổ và Ngũ vị tôn Thần.
  • 1 bát thờ gia tiên tiền tổ .
  • 1 bát thờ bà cô tổ ông mãnh

Cách 2: Thờ 1 bát hương

  • Gia chủ bốc 1 bát hương chung nhưng phải có ngai thờ cho thần linh bản thổ hoặc bài vị (thần chủ vị) cho gia tiên cửu huyền thất tổ, bài vị bà cô tổ và các chân linh vong linh trong bốn đời.

Đối với nhà thờ tổ: 

Đối với nhà thờ tổ có một bát hương chính kết hợp với giá hương hoặc các bài vị, ngai thờ thủy tổ,.gia tiên tiền tổ cùng các chân linh…

  • Bên cung phải đặt bát hương gia tiên chi họ, bài vị, giá hương…..
  • Bên trái đặt bát hương bài vị của bà cô tổ…

Cũng có nơi nếu con thứ ở cùng làng, gần nhà với con trưởng thì họ sẽ không thờ tổ tiên, mà trên ban thờ con thứ chỉ thờ thần linh hoặc bà cô tổ chi họ. Nếu ở xa khác làng, xã, phố thì thờ đủ, đồng thời ai thờ thì người đó bốc bát hương . Nếu người thờào năm bốc bát hương bị phạm vào Hoang Ốc, Kim Lâu, năm xung tháng hạn thì có thể nhờ bố hay con trai hoặc những người có tài đức hợp tuổi bốc hộ.

Tóm lại,  tuỳ theo tập quán và phong tục của từng dân tộc, địa phương, từng chi họ và gia đình cụ thể sẽ có số bát nhang và cách thờ cúng tương ứng. Không có việc phân định 

đủ – thiếu, đúng – sai trong số lượng bát hương thờ cúng. 

Trong bát hương có những gì?

Trong bát hương có những gì?

 

  1. Tờ giấy dị hiệu: Giấy dị hiệu là tờ hiệu dùng để viết họ của gia chủ và tên người được thờ: Tờ giấy này có màu vàng, chữ đỏ, khi mua bát hương về chúng thường đi kèm theo bát hương. Tên chân linh, vong linh được thờ sẽ viết dọc vào ô trống dọc ở giữa. Nếu gia đình sử dụng một bát hương thờ thì ghi tên chung vào 1 tờ hiệu hoặc có thể ghi thêm tờ hiệu khác đều được.

Ví dụ: Thờ Thần linh Thổ công ta viết: Phụng thờ thần linh Thổ công chư vị chân linh. Thờ bà cô ông mãnh là những người khi chết vẫn còn trẻ, chưa kết hôn trong dòng họ, ta viết: Phụng thờ bà cô ông mãnh dòng họ Hoàng Văn chân linh vị tiền, Phụng thờ bà cô ông mãnh dòng họ Nguyễn Hữu chân linh tiền vị… Có trường hợp đặc biệt bát hương không cần Dị hiệu: đó là những người có công lực đạt hàm Kim Cương Bồ Tát trở lên, họ mới có thể mời được gia tiên, thần tài về mà không cần tới Dị hiệu. 

  1. Thất Bảo: Thất bảo là sự kết hợp của 7 bảo vật quý hội tụ tinh khí đất trời của nhân gian: Vàng; bạc; Hổ Phách; mã não; san hô đỏ; cẩm thạch hoặc ngọc phỉ thúy; ngọc trai. Vì cốt thất bảo hội tụ đủ linh khí ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) của trời đất, nên nó là vật chí dương, khi sử dụng chúng làm cốt có ý nghĩa giúp bát hương được linh ứng, gia đạo hưng thịnh.
  2. Tro nếp: Tro chính là rơm rạ của cây lúa ta ăn hàng ngày khi đốt thu được. Vì cây lúa là thực phẩm nuôi sống con người nên nó là vật tượng nhân chủ. Tro là vật chí âm, mang tính thổ, tượng trưng cho nền móng. Nó cũng được gọi là vật phẩm cắm hương mang ý nghĩa ca ngợi công lao của cha ông đã tạo nên lúa gạo “Ngọc của Trời”. Đây còn cho thấy sự biết ơn, tôn trọng và tưởng nhớ của con cháu đối với ông bà tổ tiên đã khuất.
  3. Gạo vàng Thần Tài: Được làm từ đá tự nhiên thuần khiết và cát vàng. Mỗi một công đoạn chế tác người ta đều vận dụng theo các nguyên lý ngũ hành. Nó được sử dụng như chất dẫn kết hợp cùng với cốt thất bảo.
  4. Bột ngũ vị hương: Là loại bột được làm từ các loại thảo dược thiên nhiên có mùi hương thơm dễ chịu, khả năng tẩy uế, khử mùi tốt. Giúp cho việc thờ cúng được linh nghiệm hơn.

Sau khi chuẩn bị tất cả những thứ trên thì chúng được gói trong một tờ giấy để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương. 

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn xin chuyển ban thờ cũ sang ban thờ mới

Nên để gia chủ tự bốc bát hương hay thầy bốc giúp?

Nhiều gia đình vẫn tự bốc bát hương nhưng đây là công việc tâm linh quan trọng, vì vậy chúng ta nên nhờ các nhà sư, thầy đồng, thầy pháp giúp…. Khi bốc tro vào bát hương, các Thầy đều để gia chủ tự tay làm, trừ khi nhà không có nam giới mà gia chủ muốn nhờ thầy bốc hộ, hoặc nhà có nam nhưng muốn xin phước hay mượn tay thầy.

Thông thường các thầy chỉ đến để gia trì yểm linh ứng, hô triệu các vị mà gia đình muốn thờ, cúng điểm linh khai quang an vị bát hương, nếu có cơm canh thì cúng chúc thực… Ngoài ra, nếu gia đình bạn bốc lô nhang cùng các việc khác như tôn cấp lập thờ nhà mới, an gia trấn trạch, nhập trạch…thầy có thể cúng thêm khoa thỉnh thần linh hoặc gia tiên tùy từng đàn cúng.

Bát hương mới bốc tại sao phải thắp nhang đủ 100 ngày?

Bát hương mới bốc tại sao phải thắp nhang đủ 100 ngày?

văn cúng, khấn an vị bát hương

 

Bát hương mới bốc cần thắp nhang đủ 100 ngày để hướng tâm gia trì cho lô nhang đủ linh khí. Gia chủ cũng được thần linh tổ tiên phù hộ, gặp nhiều may mắn, bình an, cuộc sống sau này sẽ ấm no hạnh phúc, đi lại được thuận buồm xuôi gió. 

Ngoài ra theo phong thủy thì thời gian đầu mới bốc bát nhang sẽ có cảm giác lạnh lẽo. Vì vậy, khi bạn thắp hương, hơi nóng và mùi trầm hương sẽ làm cho không gian thờ tự trở nên ấm cúng, kích hoạt trường khí tốt cho ngôi nhà.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn bà cô ông mãnh

Cách kiểm tra bát hương có linh hay không bằng cách nào?

Khi đã bốc bát hương xong bạn cần làm gì để biết bát hương thần linh và gia tiên đã linh ứng hay chưa.

Theo đồng thầy Tự Tuệ Trần, muốn kiểm tra lô nhang linh hay không linh thì chỉ cần nhờ các thầy cao tay họ nhìn sẽ biết ngay.

Nếu người thường muốn kiểm tra nhang có linh hay không, hãy bế một đứa bé trong họ nội tộc ẵm ngửa đến gần lô nhang, nếu bé bình thường hay không khóc, vui vẻ thì lô nhang đó tốt, nếu ngược lại bé khóc thét thì thì chưa được, cần bỏ.

Nếu các bạn không có bé nhỏ mấy tháng thì nhờ trẻ nhỏ khoảng 3 tuổi trở lại, bảo bé thắp hương, khi bé đến gần thắp hương không sợ hãi thì bát hương tốt. Hoặc nhà có người yếu vía thắp hương hay đau đầu, lạnh đầu thì cũng cần xem lại lô nhang đó.

✅✅✅ Xem thêm : Bài văn khấn nhập trạch

Quy trình bốc bát hương như thế nào?

Bước 1: Lau rửa bát hương sạch sẽ: Ta giã nhỏ gừng trộn cùng 1 ít rượu trắng, nhúng khăn sạch  vào hỗn hợp để lau bát hương, sau đó để nó tự khô.

Bước 2: Chuẩn bị cốt như đã nói ở trên. 

Bước 3: Rửa tay sạch sẽ, tiến hành bốc bát hương . Thông thường có 3 bát hương, một bát thờ thần linh, một bát thờ gia tiên và một bát thờ bà cô ông mãnh. Nguyên tắc khi bốc tro vào bát nhang là không được dốc, đổ, nhồi, ấn tro, phải căn chuẩn bốc 7 nắm đến miệng bát là vừa, trừ bát hương Thánh Mẫu hoặc các chân linh gia tiên nữ thì chín bốc. Trước và trong khi bốc bát hương , trong đầu bạn luôn phải nghĩ là “Con tên là… xin bốc bát hương cho thần linh, bà cô ông mãnh, gia tiên. Sau khi bốc xong nếu sợ nhầm, bạn có thể viết giấy dán bên ngoài. Nhưng khi đưa lên bàn thờ thì phải bỏ tờ giấy đó đi.

Bước 4: Đặt bát hương lên bàn thờ theo thứ tự: Nhìn từ phía ngoài vào, bát hương thờ thần linh đặt ở giữa, bát hương gia tiên bên tay phải, bát hương bà cô ông mãnh ở phía tay trái.

Bước 5: Sắm và khấn lễ: Bày biện hoa quả tươi, lễ vật …lên bàn thờ, nhớ mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát thắp 3 nén nhang, những lần sau chỉ cần thắp 1 nén là đủ. Trong trường hợp có chân nhang cũ thì bạn cắm mỗi bát 3 chân nhang.

✅✅✅ Xem thêm: Tại sao phải cúng xe mới mua

Những lưu ý trong thủ tục cúng bốc bát hương

Khi thay đổi bàn thờ gia đình bạn cần lưu ý những vấn đề sau để không ảnh hưởng đến tài vận của gia đình:

 – Sau khi đặt bát hương mới lên trên bàn thờ, gia chủ phải lau dọn bàn thờ sạch sẽ. Khi đặt bát hương vào đúng vị trí an vị thì không được tùy ý di chuyển. Trong trường hợp muốn di chuyển bạn cần phải khấn vái và xin phép tổ tiên.

 – Phía sau bát hương chính là phần thờ cúng, nếu có ảnh gia tiên gia chủ có thể đặt ở đó, lưu ý, không nên bày vàng mã, các loại lễ vật ở vị trí này. Các đồ thờ dâng cúng như hoa quả, đồ mặn, đồ chay… cần để bên cạnh hoặc phía trước bát hương. Lễ vật cần được sắp xếp cân đối và đúng vị trí trên bàn thờ.

 – Bàn thờ thần tài cũng như bàn thờ gia tiên của người Việt thì nên dùng các họa tiết hoa văn trang trí mang đậm bản sắc Việt, tránh sử dụng các loại bàn thờ được làm sẵn, khắc chữ theo kiểu Trung Quốc, Đài Loan, bởi nó không phù hợp văn hóa Việt, phản ánh tâm ý thờ cúng a dua không thành tâm của một số gia đình.

 – Với bát hương cũ khi không còn sử dụng nữa, gia chủ không vứt chung cùng với rác thải ô uế, cũng không thả trôi nổi xuống sông ảnh hưởng đến môi trường. Cách xử lý thích hợp cho việc này là đập nhỏ thành mảnh vụn rồi chôn xuống dưới đất.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn phạt bà quan âm tại nhà

Văn khấn bốc bát hương bàn thờ gia tiên, bàn thờ tổ

Để lễ bốc bát hướng diễn ra được tốt đẹp quý giả chủ cần chuẩn bị những bài văn khấn chuẩn nhất, dưới đây là một bài văn khấn đơn giản mời quý gia chủ cùng theo dõi.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày ….. tháng…… Năm …… âm lịch.

Tín chủ con là………….. trú tại địa chỉ……………

Con làm lễ đọc văn khấn thay bát hương cũ, mục đích con xin cầu gia đạo bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ đọc bài khấn xin dời bát hương để bỏ bát hương cũ thay bát hương mới, kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho tín chủ chúng.

Văn khấn bốc bát hương bàn thờ thần linh, thổ công thổ địa

Ban thờ thần linh ông địa nếu quý gia chủ muốn bốc bát hương của ban thờ ông địa, ban thờ thần linh có thể đọc bài văn khấn dưới đây.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….

Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)

Con làm lễ bốc bát hương mới cho bàn thờ ông Thần Tài ( Thổ Công ), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy Ông Thần Tài ( Thổ Công ), hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới , kính xin Chư Vị phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.

Bài khấn sau 100 ngày bốc bát hương

Sau mua bát hướng mới hay bốc bát hương mới được 100 ngày quý gia chủ cần làm 1 cái lễ và sử dụng bài khấn dưới đây.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm……….dương lịch.

Tại (địa chỉ): ………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển………………………………………………

Hiển…………………………………………………………

Hiển………………………………………………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên

Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Xin lưu ý: Quý gia chủ lên đọc bài khấn thành lời để thể hiện tấm lòng với bề trên.

Trên đây là bài văn khấn bốc bát hương và những thông tin liên quan đến quy trình bốc bát hương . Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết này của chúng tôi. Nếu cần thiết kế hay thi công nhà thờ họ xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathoho@gmail.com.

Cách thay bát hương đúng cách

Cách thay bát hương Cũ chuẩn tâm linh

Bát hương là một món đồ thờ cúng vô cùng tâm linh & được coi là “ngôi nhà nhỏ” của thần linh của tổ tiên, của thần của phật, chính vì vậy khi tiến hành việc bỏ bát hương cũ, bát hương hư hỏng, hay thay bát hương mới, các gia chủ phải làm thế như thế nào cho đúng để không bị phạm thượng với bề trên, với tổ tiên. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý gia chủ biết cách thay đổi bát hương đúng cách.

Khi nào cần phải thay bát hương cũ?

 

Bát hương

 

Khi nào cần thay bát hương

 

Khi một bát hương đã quá cũ hoặc hỏng hóc thì chủ đầu tư đều có thể thay mới bát hương. hiện nay, bát hương ngày càng được sản xuất phổ biến dưới nhiều nguyên liệu với nhiều mẫu mã khác nhau từ các mẫu bát hương gỗ, gốm, sứ, cho đến các mẫu bát hương bằng đồng, bất hương mạ vàng … Chúng được tạo ra nhằm phục vụ mục đích thờ cùng của các hộ gia đình

Theo quan niệm xưa của người Việt thì bỏ bát hương cũ họ sẽ làm theo 3 cách sau:

– Thả trôi theo sông ( không khuyến khích vì gây ô nhiễm mỗi trường)

– Mang gửi lên trên chùa

– Đem bỏ dưới các gốc cây lớn.

Ngày nay cuộc sống hiện đại nhiều người cho rằng việc thả bát hương hay ban thờ trôi sông sẽ gấy ôi nhiễm môi trường, ở đây thietkenhathoho.com cũng giải thích với quý bạn đọc 1 chút về hành động thả ban thờ hoặc bát hương trôi sồng họ tin rằng nước sống sẽ rửa sạch sẽ, người được thờ cúng ông bà tổ tiên, thần linh sẽ được mát mẻ nhưng ngày này hành động này không được phổ biến bởi nước sống ngày càng ôi nhiễm thả bát hương xuống sông không khác nào phỉ báng thần linh, không tôn trọng ông bà tổ tiên, gây ôi nhiễm môi trường.

Việc bỏ ngoài gốc cây cũng vậy gốc cây là nơi nhiều loại động vật đánh dấu lãnh thổ không nghĩa lý nào con cháu lại thiếu tôn trọng ông bà và các bậc tổ tiên đến như vậy. Việc này vô để lao công làm thêm việc.

Còn việc mang lên chùa không phải chùa nào cũng tiếp nhận.

Vì vậy dù bạn có làm theo phương pháp này cũng sẽ có nghịch lý của nó tốt hơn hết hãy dựa vào lòng thành kính của mình, dựa vào cái tâm của mình để thay bát hương.

Cách sắm lễ bốc bát hương mới

khi thay bát hương gia chủ cũng lên trọn một ngày đẹp trời, ngáy đó không xung với tuổi của gia chủ không gặp phải những khó khăn trắc trở. Ngoài ra chủ nhà có cần phải sắm 1 mâm cơm hoặc một chút đồ cúng nho nhỏ.
Đồ cúng thay bát hương làm đơn giản chỉ cần 1 chút đĩa hoa quả tươi, 1 đĩa trầu cau, 3 chén nước sạch là đủ.

Cách thay bát hương

 

cách thay bát hướng đúng cách

Những cách thay bát hương đúng cách

 

Bát hương là một món đồ thờ phụng rất cần thiết vì vậy khi thay mới bát hương, gia chủ cần tuân theo các bước nhất định.

Làm sạch bát hương mới

Sau khi chọn những mẫu bát hương đẹp và mua bát hương về, quý gia chủ cần được lau rửa sạch sẽ cho nó bằng nước thơm bằng cách dùng gừng giã nhỏ cho vào rượu trắng or cho vào nước rồi hâm sôi nên để lau rửa bát hương.

Dùng một chiếc khăn mới, sạch nhúng vào nước thơm & lau bát hương để tẩy trừ đi những uế tạp ở bát hương. Sau khi lau xong thì để cho bát hương ráo nước hoặc dùng khăn khô khác lau lại cho khô ráo.

Chuẩn bị tro và thất bảo để cho vào bát nhang

Tro bỏ vào bát hương, Chủ nhà có thể mua sẵn ở các cửa hàng bán đồ hàng mã. Tùy vào kích thước bát hương mà chủ đầu tư mua số lượng sao cho cho phù hợp.

Ngoài ra gia chủ cũng chuẩn bị Thất Bảo như: Vàng, bạc, mã não, ngọc, san hô…những loại này có trường khí cao giúp gia chủ có thêm vượng khí phát triển về đường công danh. Tiền tài

Ngoài những đồ trên quý gia chủ cũng có thể đặt 5 đồng tiền cổ dưới đáy bát hương hoạc đặt chữ phúc chữ lộc vào bát hương để kích hoạt phúc lộc cho gia đình.

Bốc tro vào bát hương

Khi bốc bát hương, gia chủ cần rửa tay sạch sẽ với rượu gừng trước khi bốc tro vào bát hương.

Khi bốc bát hương thì tuyệt đối không được bốc 1 lần đầy bát hương mà phải bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Người xưa quan niệm mỗi nắm tro đó tương ứng với 1 trong những kiếp nạn của đời người đó là sinh, lão, bệnh, tử. Việc bốc tro khi đầy bát hương lên dừng lại ở chữ sinh là đẹp nhất.

Bốc tro vào bát hướng không lên lắc hay nèn, ấn để cho tro trôi xuống, trước khi bốc tro để vào bát hương gia chủ lên khấn nhỏ

“ Con tên là……tuổi:…Con xin bốc bát hương cho (thần linh/ gia tiên/ bà cô)”. Bốc xong thì lên để riêng từng vị trí để tránh nhầm lẫn. trong khi bốc, nếu sợ nhầm lẫn, chủ đầu tư có thể viết giấy dán bên ngoài, tới khi đưa lên bàn thờ thì phải bỏ ra.

Đặt bát hương về đúng vị trí trên bàn thờ

 

Cách đặt bát hướng trên ban thờ

Vị trí đặt bát hương trên bên thờ

 

Sau khi bốc xong, quý gia chủ cần đặt bát hương về đúng vị trí của nó. Thông thường trên bàn thờ sẽ có ba bát hương. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương gia tiên ở bên tay phải, bát hương bà cô ở bên tay trái. Vị trí của bát hương phải vững chắc không bị kênh nghiêng bởi sau này không được xê dịch bất hương.

Ai là người chủ trì lễ thay bát hương

Nếu gia đình gia chủ duy tâm thì rất có thể nhờ tới sự giúp đỡ của các sư thầy. Họ có kinh nghiệm lên sẽ có cách thay bát hương chuẩn nhất. Tuy nhiên, quý gia chủ cũng có thể tự mình thay bát hương theo từng bước như cách trên là được. Chỉ cần gia chủ là những người có cái tâm hướng thiện, tỉ mỉ và thành tâm là hoàn toàn rất có thể yên tâm tự thay bát hương mà không sợ phải phạm bề trên. Chú ý khi khấn thay bát hương cần phải mở to cửa cho ông bà về chứng giám, nhận hương hỏa của gia đình dâng lên.

Hy vọng bài viết đã giúp quý gia chủ có thêm những thông tin hữu ích về cách thay bát hương. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ  hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.