mục cập nhật những thông tin liên quan đến các công trình tâm linh như nhà thờ họ, đình chùa, khu tưởng niệm hay khu trưng bày kỉ vật …

cách đốt vàng mã cho người mới mất

Văn khấn đốt vàng mã cho người mất

đốt vàng mã ngoài việc thành tâm thì bạn cũng cần có văn khấn đốt vàng mã để biểu đạt được hết tâm tư nguyện vọng của mình gửi đến người đã khuất. Vậy văn khấn đốt vàng mã cho người mới mất như thế nào, mời các bạn cùng theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi.

Vàng mã là gì?

Vàng mã là gì?

 

Vàng mã hay còn gọi là tiền vàng , tiền địa phủ hay tiền âm phủ. Nó là một loại giấy có kích thước và trang trí gần giống như tiền thật dùng để cúng bái trong các dịp cúng giỗ, ma chay, lễ chùa. Bởi mọi người quan niệm rằng trần sao âm vậy, những người khi chết đi xuống cõi âm cũng cần phải sinh hoạt như trên dương thế. Do vậy con cháu sẽ đốt tiền vàng , quần áo, nhà lầu, xe hơi, ngựa…kính biếu cho người đã mất và các vị thần linh.

✅✅✅ Xem thêm: Cách lập bàn thờ cho người mới Mất

Vì sao có tục đốt vàng mã cho người mới mất

Vì sao có tục <b>đốt vàng mã </b> cho người mới mất

 

Tục đốt vàng mã bắt nguồn từ Trung Quốc tại các đám ma người xưa. Nếu như ban đầu tiền mã chủ yếu chôn cùng hay treo rải xung quanh, thì sau khi Phất Giáo truyền vào Trung Hoa qua phương pháp làm lễ hỏa tịnh, đàn hỏa thực (tức dùng lửa đốt đồ cúng) thì tục đốt mã càng trở lên phổ biến hơn.

tục <b>đốt vàng mã </b> cho người mất

 

Thời đó người ta cho rằng, có thể dùng lửa để gửi đồ cúng cho chư Phật và thần linh. Trong Đạo Bà La Môn thì lửa có tác dùng truyền tải vật cúng dường, còn trong Phật giáo Mật tông, khi lửa kết hợp với mạn đà la sẽ có “thần lực” . Ngày nay, lễ Hỏa tịnh được dùng với mục đích tiêu trừ ác nghiệp, chướng ngại trên con đường tu tập hành trì, hoặc tống khứ ma lực đi… Đồ cúng cũng đa dạng hơn với nhiều đồ cúng ăn được, chứ không chỉ thuần túy là tiền giấy nữa.

Lễ hỏa tịnh

 

Giờ đây việc đốt vàng mã đã thành tập tục thói quen lâu đời. Mọi người luôn tin rằng, sau con người mất đi linh hồn họ vẫn tồn tại, để người âm bớt khổ, tủi thân, ngày sống không có được đủ đầy nên con cháu thường thành tâm hóa mã để các vong linh có thể sống tốt hơn. Tại Việt Nam có rất nhiều công ty in tiền âm phủ để bán ra thị trường. Đây là một loại hàng hóa được bán rất chạy vào đám tang người mới mất, các dịp lễ, Tết.

✅✅✅ Xem thêm: Cách hóa vàng ngày tết

Lưu ý khi đốt vàng mã

Lưu ý khi <b>đốt vàng mã </b>

 

Một số lưu ý khi đốt vàng mã mà bạn nên biết. Vàng mã là những loại giấy tiền được in các bài kinh văn siêu độ cho vong linh. Tuy nhiên, việc sử dụng giấy tiền mô phỏng y như tiền tệ hiện đại và các vật dụng công nghệ cao như điện thoại, máy tính bảng, ô tô, xe máy đã làm mất đi phần nào ý nghĩa thiêng liêng ban đầu.

Khi đốt cần bình tĩnh, thành tâm vừa đốt vừa gọi tên người đã mất. Không nên gom cả các tập giấy vàng vào đốt nhanh một  lần rồi ra chỗ khác đứng. Hành động này là biểu hiện của sự không thành tâm, hấp tấp, người âm khó có thể nhận được.

cách <b>đốt vàng mã </b> đúng cách

Quan niệm trần sao âm vậy, nhiều người sống đốt cho người mất cả những chiếc ô tô 

Vật dụng hóa cho ai nên ghi rõ họ tên người  “đại nạn” vào năm nào. Không dội nước dập lửa khi mã chưa cháy hết. Không dùng que gậy chọc vào vàng mã sẽ làm rách tiền vàng . Thực hiện đốt ở sân hoặc góc vườn sạch sẽ, thanh tịnh, ít người qua lại. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng, sớ trước, sau đó đến các bậc từ cao xuống thấp theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.

Nếu gia chủ ở nhà chung cư thay vì đốt vàng mã ở hành lang, ban công, sân thượng thì hãy tuân thủ theo đúng nơi mà ban quản lý chung cư đã quy định.

Sau khi hóa vàng xong nên lấy ít rượu trắng lộc hoặc nước sạch vẩy lên tro của vàng mã để đảm bảo lửa được tắt hoàn toàn, tránh nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn.

Tuy đốt vàng mã là tục lệ lâu đời của người Việt ta, tuy hiên đốt nhiều không những ảnh hưởng đến môi trường, tốn kém chi phí sắm lễ, lửa cháy to cũng dễ gây hỏa hoạn, mà người âm chưa chắc đã dùng được. Vì vậy, quý gia chủ nên hạn chế đốt vàng mã vào ngày lễ tết của gia đình.

Kết: Trên đây là bài viết văn khấn đốt vàng mã cho người mới mất. Cảm ơn quý đọc giả đã quan tâm đến bài viết của nhà thờ họ.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn bà Cô ông Mãnh

Văn khấn đốt vàng mã cho người mất

Văn khấn <b>đốt vàng mã </b> cho người mất 

 

Hóa vàng mã cho người đã mất hay đốt vàng mã cho người mới mất thường được các gia đình thực hiện vào ngày giỗ của người mất hay các lễ cúng tổ tiên, gia tiên, tiên linh ông bà.

Na mô A Di Đà Phật!

Na mô A Di Đà Phật!

Na mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

  • Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần
  • Thần Vũ Lâm sứ giả.

Hôm nay là ngày:……………

Tín chủ con là:……………

Ngụ tại số nhà:……………

Nay nhân tiết (nhân ngày gì thì đổi lại)……………  âm dương cách trở, ngày tháng vắng tăm. Lòng con cháu tưởng nhớ khôn nguôi, đã sắm sang quần áo, dụng cụ, tiện nghi khác chi lúc sống, nhưng xin theo lối đường âm, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Xin được kính dâng Hương Linh gia tiên chúng con là:

  1. Hương linh:…………….

Mộ phần táng tại:……………

Đồ mã gồm……………

  1. Hương linh:……………

Mộ phần táng tại:……………

Đồ mã gồm……………

Mọi thứ được kê tên rành rõ trong giấy vong nhận không lo ngại quỷ, chứng kiến chúng con trình lên trên xét, hội trí nhờ Đức Vũ Lâm. Kính ngài cho phép vong linh được nhận.

Cẩn cáo

Trên là những thông tin liên quan đến cách đốt vàng mã cho người mất, nếu quý chủ đầu tư cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình tân linh khác, có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn cho quý bạn.

bàn thờ thần tài của chủ cũ có lên giữ lại

Bàn thờ thần tài của chủ cũ có nên giữ lại

Bạn được người thân hoặc chủ nhà cũ tặng lại chiếc bàn thờ thần tài đã qua sử dụng, tuy nó vẫn còn khá mới và đẹp, nhưng bạn lại phân vân không biết có nên dùng bàn thờ thần tài của chủ cũ không. Cách xử lý khi không dùng đến nó như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Vì sao lại thờ thần tài?

Vì sao lại thờ thần tài?

 

Thần tài là một vị thần trong tín ngưỡng của một số nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Theo quan niệm dân gian,  đây là một vị thần tượng trưng cho tài lộc nên thờ thần tài sẽ đem lại cho gia chủ rất nhiều may mắn, công việc làm ăn thuận lợi, suôn sẻ, ngày càng thăng tiến, tiền tài rủng rỉnh. Do đó, bạn có thể thấy hầu như những người kinh doanh buôn bán đều thờ cúng thần tài. Mỗi ngày chủ nhà đều thắp hương và hoa quả mong thần tài thụ lễ và ban phước lành để ước nguyện của họ được thuận thành. Ngày vía thần tài ở Việt Nam ta là ngày mùng 10 tháng giêng Âm lịch.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bày ban thần tài chuẩn phong thủy

Không kinh doanh có cần thờ thần tài không?

Không kinh doanh có cần thờ thần tài không?

 

Việc nên hay không nên thờ thần tài là quan điểm riêng của mỗi người. Chúng  ta không thể áp đặt cho rằng người không kinh doanh thì không cần thờ thần tài. Vì có những gia đình tuy họ  chẳng buôn bán gì nhưng vẫn thờ cúng thần tài. Bởi họ tin rằng thờ vị thần này sẽ đem đến may mắn, thăng tiến trong công việc cho họ và toàn thể các thành viên trong gia đình. Giúp cuộc sống cả nhà thêm sung túc, hạnh phúc, trọn vẹn về cả tình lẫn tiền tài. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, đa phần những người làm công ăn lương như công chức, viên chức, công nhân…không buôn bán thì họ không thờ thần tài.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn xin lộc Thần Tài đơn giản

Có nên dùng bàn thờ của chủ cũ hay không?

Có nên dùng bàn thờ của chủ cũ hay không?

 

Có người cho rằng việc thỉnh lại bàn thờ thần tài – Ông Địa cũ sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho chủ mới vì “trộm” được linh khí và vận may của chủ cũ.

Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn một số góc khuất. Vì dụ: bạn không biết lý do vì sao người ta lại bỏ bàn thờ thần tài cũ đi mà không dùng tiếp, liệu có phải do khi bán nhà chuyển sang nhà mới, họ đã sắm đủ nội thất nên muốn tặng lại đồ cũ cho người mua nhà. Hay do quá trình thờ cúng của chủ cũ  có nhiễm uế tạp hoặc đặt sai phương vị gây mất tài lộc nên họ không dùng nữa. Nếu không biết rõ nguyên nhân mà ta tiếc của  cố tình sử dụng dễ dẫn đến tác dụng ngược lại.

Tốt nhất trước khi quyết định có nên dùng bàn thờ thần tài cũ hay không thì bạn nên cân nhắc kỹ và hỏi ý kiến của thầy phong thủy để tránh mất tiền lại hao tài tốn của.

Trong trường hợp gia đình đủ điều kiện tài chính thì nên lập bàn thờ thần tài mới, trang nghiêm và đẹp hơn, nhằm thể hiện sự tôn trọng của mình đối với các vị thần và cũng tránh được các phiền phức không đáng có.

✅✅✅ Xem thêm: Ông thần phát là ai?

Cách xử lý khi không dùng bàn thờ thần tài của chủ cũ

Cách xử lý khi không dùng bàn thờ thần tài của chủ cũ 

 

Nhiều trường hợp do không muốn dùng lại bàn thờ của chủ cũ để lại, hoặc chuyển nhà hoặc dời đến địa điểm kinh doanh mới nên cần giải bàn thờ thần tài , chuyển bát hương đi. Và dưới đây là các bước xử lý khi không sử dụng bàn thờ cũ chuẩn nhất không phạm vào tài lộc và phong thủy của gia chủ.

Chuẩn bị các vật phẩm cúng

– Gạo, muối,

– Rượu trắng,

– Xôi,

–  5 loại hoa theo mùa

–  Ngũ quả

–  Trầu cau,

–  Nước lọc

–  Tiền vàng, hương thơm

Sau đó thì thực hiện khấn vái, chúng ta cúng kiếng để xin được giải bàn thờ bằng các bước sau đây:

Cách giải bàn thờ thần tài

Trước khi tiến hành giải bàn thờ thần tài để thờ cúng nơi mới, gia chủ cần chọn ngày đẹp có thể là ngày mùng 1, ngày 10 hoặc rằm hàng tháng để mọi việc diễn ra hanh thông. Khi đến ngày đẹp, giờ đẹp chuẩn bị đầy đủ lễ vật, gia chủ cần đứng trước bàn thờ thần tài vái 3 lạy, khấn xin các vị thần cho phép tiến hành giải bàn thờ.

Ngoài ra, gia chủ cũng nên bày đầy đủ lễ vật ở ban thờ gia tiên và thần linh khác kính thỉnh chư vị quan thần tài thụ hưởng vật thực và mời các ngài đi đến nơi ở mới nhận nhiệm vụ mới. Sau đó, gia chủ có thể tiến hành giải đồ thờ, những món đồ bằng gỗ hóa thành tro rồi rải xuống biển, hồ, sông…. Đồ thờ khác như sành, sứ, bát hương (nếu không dùng nữa) thì đập nhỏ chôn xuống đất. Đồ bằng đồng thì đem lên chùa công đức để đúc chuông.

Cách chuyển bát hương

Nếu gia chủ chỉ bỏ bàn thờ nhưng muốn chuyển bát hương sang nơi kinh doanh mới, gia chủ cũng cần sắp đầy đủ mâm lễ vật cúng tạ trời đất vào ngày hôm trước. Khi chuyển nhà, gia chủ khấn xin phép Thổ Công, Thần Tài, và chư vị thần linh, gia tiên chuyển đến nơi thờ tự mới. Lưu ý khấn đúng địa chỉ, số nhà mới.

Sau đó, chuẩn bị thùng bìa carton, cho tiền âm phủ lót xuống đáy hộp, đặt bát hương lên và đậy kín, dán chặt băng dính. Tuyệt đối không để bát hương lộ thiên vì khi đi ngoài đường dễ khiến cho các “vong” vãng lai nhập vào bát hương làm cản trở tài lộc.

Khi chuyển đến nhà mới lấy một chiếc khăn vải sạch nhúng vào rượu gừng tịnh hóa lại rồi tiến hành thắp nhang hành lễ như bình thường.

Văn khấn hóa bàn thờ thần tài

Khi tiến hành giải bàn thờ thần tài , gia chủ có thể chép bài văn khấn sau đây để đọc cho đúng thủ tục giải bàn thờ:

Nam mô A Di Đà Phật (Đọc lại 3 lần)

Con tỏ lòng thành kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật.

Hôm nay nhằm ngày… tháng… năm…

Gia chủ con tên là:… năm nay… tuổi

Tín chủ con nay đồng kính cáo đến: Chư vị Thổ Địa phước trạch điền viên long thần, Tài Thần. Kính xin ơn trên cho phép con sắp bày lễ vật gồm: Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim tiền hương đăng, hoa quả thanh khiết cùng chư vật phẩm uy nghi kính thỉnh chư vị cho phép con xin làm lễ hoá bàn thờ thần tài cũ về miền sông nước an hưởng vĩnh hằng.

Con vốn là người trần, việc kính trình thưa gửi đến bậc bề trên chưa được thấu tỏ rõ ràng, con nay có tờ sớ xin kính cẩn tấu trình. Mong kính xin chư vị tôn thần nhận nơi con thành tâm kính lễ.

Phúc Lộc Thọ khang ninh nhân tâm chi kỳ nguyện, cầu thiên di linh thần đắc lễ hanh thông phù hộ phát đạt, tai ương hạn ách nan di hóa hiểm cầu an. Thánh lực tiêu giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm ứng.

Thượng thiên thánh dâng cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần cầu đắc bình an thông thuận, gia đạo hanh thông phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 vái.)

Đương xứ Thành Hoàng, Thổ Địa – Phúc đức chánh thần vị tiền. Ngũ phương, Tiền hậu tiếp dẫn Tài Thần vị tiền đồng động thừa, chiếu giám phục nguyện.

Khấn xong thì hóa văn khấn trước bàn thờ là xong lễ.

✅✅✅ Xem thêm: bài văn khấn bỏ bàn thờ cũ đơn giản

Thỉnh bàn thờ thần tài Thổ Địa mới như thế nào cho đúng?

Thỉnh bàn thờ thần tài Thổ Địa mới như thế nào cho đúng?

 

Với những gia đình nào khi muốn thỉnh mới bàn thờ thần tài thay thế bàn thờ thần tài của chủ cũ, thì buộc phải thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để bát hương và bàn thờ tụ khí. Trong thời gian đó, bạn phải kiên trì thay nước, thắp 1 nén nhang vào mỗi sáng.

Nếu có điều gì cầu nguyện thì hãy thắp 3 nén nhang theo hàng ngang và trình bày rõ mong muốn của mình. Vào các ngày mùng một, hôm rằm, ngày vía thần tài hay dịp lễ Tết quan trọng thì thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập. Đến ngày 23 tháng Chạp cúng ông Công ông Táo, bao sái bát hương, gia chủ mới được phép rút tỉa chân nhang, đem hóa cùng tiền vàng mã. Khi hóa xong, bạn nên đổ một chút rượu vào đám tro.

Những lưu ý khi đặt bàn thờ thần tài , thổ địa

  • Khi đặt bàn thờ thần tài bạn nên đặt vào cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân để gặp được nhiều may mắn, tài lộc.

+ Cung Thiên lộc: nằm ở hướng Đông Nam, cung này mang lại nhiều may mắn về tài lộc, tiền bạc và đường sự nghiệp thăng tiến vang danh.

+ Cung Quý nhân: nằm ở hướng Tây Bắc. Đặt bàn thờ ở cung này sẽ nhận được nhiều may mắn, có quý nhân phù trợ trong công việc, bình an trong gia đạo, đi lại thuận buồm xuôi gió.

  • Khi cúng đảm bảo chén nước luôn sạch, không bám bụi. Gia chủ nên bài trí 3 hũ gạo muối nước ở trước bức tượng và sau bát hương và 5 chén nước phía trước bát hương xếp thành hình chữ thập tượng trưng cho ngũ hành, ngũ phương phát triển.
  • Phía sau lưng bàn thờ phải là bức tường kiên cố, hoặc bức vách chắc chắn để hội tụ được tài vận.
  • Nên lựa chọn các hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa hồng có ý nghĩa may mắn, tài lộc và bình an để cúng Thần Tài. Không để hoa khô lá héo trên bàn thờ thần tài .
  • Dùng nước lá bưởi đun sôi để nguội để lau bàn thờ vào ngày mùng 10 tháng Giêng, 14 âm lịch và các ngày cuối tháng.
  • Phải dùng khăn sạch mới để tắm cho thần tài. Đặc biệt, chiếc khăn này không được sử dụng chung vào việc khác.
  • Luôn đảm bảo tượng Thần Tài sạch sẽ, bên trong tủ thờ và không gian trước mặt bàn thờ phải đảm sự quang đãng, không bày lễ chật kín và có vết bẩn.
  • Không nên đặt bàn thờ thần tài bên cạnh hoặc dưới bàn thờ tổ tiên.
  • Sử dụng các loại nhang có thể giữ được tàn tốt, cuộn để bát nhang trông đẹp mắt và tụ khí tốt hơn.
  • Nên đốt nhang cho Thần Tài vào buổi sáng trước khi mở hàng và buổi tối.
  • Tuyệt đối, không đặt bàn thờ phía dưới nhà vệ sinh tầng trên,  đối diện nhà vệ sinh, chậu rửa tay, gương hoặc đối diện những nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào.
  • Có thể đặt tượng Phật Di Lặc phía trên bàn thờ thần tài để giúp ngăn chặn, quản lý các vị thần làm điều sai trái.

✅✅✅ Xem thêm: Những lưu ý khi đặt bàn thờ phật tại gia

Trên đây là những thông tin liên quan đến bàn thờ thần tài của chủ cũ. Cảm ơn quý đọc giả đã quan tâm đến bài viết của nhà thờ họ. Nếu quý chủ đầu tư cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình kiến trúc tâm linh quý gia chủ có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một cách nhất.

văn khấn tẩy uế nhà mới

Bài văn khấn tẩy uế khai quang nhà mới xây ngắn gọn

Bạn đã biết văn khấn và lợi ích của việc tẩy uế khai quang khi về nhà mới, cửa hàng mới chưa? Nếu chưa hãy cùng với nhà thờ họ tìm hiểu nội dung bài viết văn khấn tẩy uế khai quang nhà mới xây dưới đây.

Tẩy uế khai quang nhà là gì?

Tẩy uế khai quang nhà là gì?

 

Tẩy uế khai quang nhà mới được hiểu nôm na là việc chúng ta dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, sau đó dùng các loại vật liệu như xả, ngũ vị, vỏ bưởi, bồ kết, trầm hương…để xông nhà. Với mục đích xua đuổi tà ma, uế khí trước khi nhập trạch về nhà mới. Đem lại sự bình an, may mắn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Xông nhà tẩy uế không chỉ được dùng khi dọn đến nhà mới, mà nó còn được áp dụng trong trường hợp cửa hàng kinh doanh uế ẩm, thường xuyên gặp xui trong kinh doanh buôn bán mà không tìm ra nguyên nhân. Người ta cho rằng tình trạng này có thể do không gian ở đó đã bị phong long hay ám khí, vía độc không tốt do người khác để lại. Do đó họ sẽ tẩy uế toàn bộ không gian cửa hàng, phòng làm việc, bàn làm việc để xua đi điều không may mắn.

Việc tẩy uế khai quang nhà cửa trước khi về nhà mới là việc làm hết sức cần thiết mà gia chủ cần đặc biệt lưu tâm. Bởi nhà lâu không có người ở, nhà mới xây xong có thể có vía độc khí không tốt để lại từ chủ cũ hoặc những người thợ xây dựng, dễ làm ảnh hưởng đến gia đạo. Cách tẩy uế nhà cũ sẽ xua đuổi các luồng khí xấu, tà ma và thu hút sinh khí vào nhà, đem lại bình an, may mắn, tài lộc cho các thành viên trong gia đình mới đến.

✅✅✅ Xem thêm: Tại sao phải cúng khi mua xe mới

Xông Nhà Tẩy Uế Giờ Nào

Xông Nhà Tẩy Uế Giờ Nào

 

Trong phong thủy và hệ thống triết học phương Đông, khí được xem là nguồn sức sống của vạn vật, vật chất của toàn môi trường sống. Nếu ngôi nhà vượng khí, khí lưu thông tốt thì mọi sự sẽ trở nên hanh thông, suôn sẻ, may mắn. Ngược lại, nếu ngôi nhà nào mà tích tụ nhiều uế khí thì gia chủ sẽ gặp nhiều trắc trở, xui xẻo trong công việc và cuộc sống.

Vậy nên, việc tẩy uế xông nhà rất quan trọng, gia chủ nên thực hiện đúng quy trình để đạt hiệu quả và tác dụng cao nhất. Thời gian thực hiện nên chọn ngày giờ hoàng đạo để mọi việc diễn ra suôn sẻ.

✅✅✅ Xem thêm: Cách nhập trạch đơn giản

Hướng dẫn cách xông nhà tẩy uế về nhà mới

Hướng dẫn cách xông nhà tẩy uế về nhà mới

 

Bước 1: Gia chủ cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Nhà mới xây hoặc nhà bỏ lâu sẽ có rất nhiều bụi bẩn, uế khí tồn đọng. Do đó việc đầu tiên gia chủ cần làm đó là dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ để loại bỏ khí uế, vết bẩn lâu ngày đã tụ lại.

Bước 2: Thắp nến

Gia chủ nên làm nóng bầu không khí bằng cách đốt một vài ngọn nến trong ngôi nhà mới. Việc này giúp ta có thể xem xét ngôi nhà của bạn có bị ẩm mốc hay không, các dòng khí trong nhà có lưu thông tốt không.

Bước 3: Tiến hành xông nhà

Xông nhà là một bước quan trọng để loại bỏ khí xấu và không thể bỏ qua khi chuyển vào nhà mới giúp ngôi nhà ấm áp, sạch sẽ, thông thoáng và thu hút năng lượng tích cực hơn vào nhà. Bạn có thể xông nhà bằng nhiều cách với các nguyên liệu khác nhau, mà chúng tôi sẽ giới thiệu ngay nội dung dưới đây.

✅✅✅ Xem thêm: Các bước động thổ

Các cách tẩy uế khai quang nhà mới cực hiệu quả

Cách tẩy uế khai quang với trầm hương

Cách tẩy uế khai quang với trầm hương

 

Trầm hương là loại dược quý có mùi thơm rất đặc biệt. Bột trầm hương thường được nhiều gia đình tìm mua để xông nhà trừ tà. Ta có thể dùng trầm hương bột, nụ trầm hương hoặc trầm hương miếng đều được. Tuy nhiên cách xông không giống nhau:

  • Trầm hương bột: Dùng bằng cách đổ lên bếp than để quạt khói tỏa khắp nhà hoặc cho vào lò đốt trầm điện.
  • Trầm hương miếng: Cho trầm hương vào bếp than hay khay đốt chuyên dụng và bê đi quanh nhà để khói lan khắp các phòng.
  • Nụ trầm hương: Đốt nụ trầm hương trên đĩa để khói tự tỏa đi khắp nhà.

Tẩy uế nhà với thuốc bắc

Tẩy uế nhà với thuốc bắc

 

Với cách này, bạn dùng gói thuốc bắc xông nhà được bào chế theo đơn của nhà thuốc để xông loại bỏ tà khí, phong long mang lại sự bình an, may mắn cho gia đạo.

Cách 1: Bạn chuẩn bị một lò than rồi nướng thuốc bắc trên than hồng và bê lò than đi xung quanh nhà, dùng quạt giấy quạt để khói lan tỏa khắp nhà.

Cách 2: Cho thuốc bắc vào nồi nước và đun sôi trong 30 phút, bê nồi thuốc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sân. Sau đó, đặt nồi ở đầu cửa chính, để các thành viên bước qua, nữ 9 lần, nam 7 lần.

Xông nhà tẩy uế bằng sả

Xông nhà tẩy uế bằng sả

 

Bạn có thể sử dụng tinh dầu sả hoặc xả tươi khi xông nhà. Đối với sả tươi rửa sạch; giã nát cho vào nồi nước đun sôi. Sau khi nước sôi hãy mở vung nồi ra và để lửa liu riu thật nhỏ. Hơi nước bốc lên sẽ mang theo hương sả tỏa khắp không gian nhà bạn. Bạn có thể tận hưởng không gian thư giãn tuyệt vời với hương thơm dịu nhẹ từ sả. Tinh dầu tỏa ra sẽ xua đuổi âm khí, và côn trùng như muỗi, ruồi…Cách này rất tiết kiệm kinh phí bạn có thể áp dụng ngay, không chỉ vào dịp về nhà mới, mà có thể dùng để tẩy uế cuối năm, xông phòng hàng ngày.

Xông nhà, tẩy uế với bột tẩy uế chuyên dụng

Xông nhà, tẩy uế với bột tẩy uế chuyên dụng

 

Bột tẩy uế được chế xuất từ các loại vỏ cây, lá cây, rễ cây bồ đề, trộn với một số thành phần hương liệu khác để tạo mùi thơm.

Việc xông nhà bằng bột tẩy uế rất tiện dụng lại có hiệu quả cao giúp thanh tẩy âm khí,  khử mùi, tăng cường sinh khí, giải trừ phong long cho ngôi nhà, do đó nó được rất nhiều gia chủ tin dùng.

Cách sử dụng: chuẩn bị bột tẩy uế, 1 chiếc bật lửa, 1 cái muỗng, 1 chiếc đĩa. Lấy thìa xúc khoảng 2- 3 thìa bột đổ vào đĩa tạo thành một hình chóp để dễ bén lửa. Tiếp theo dùng bật lửa hoặc diêm mồi lửa ở phần đỉnh bột. Khi lửa tắt sẽ tạo thành khói lan vào phía trong cháy âm ỉ. Gia chủ sẽ bê đĩa bột này đi khắp các ngõ ngách trong ngôi nhà mới của mình. Sau khi hoàn tất, bạn hãy đặt đĩa ở phòng khách để các thành viên bước qua 7 lần, nữ 9 lần. Cuối cùng bạn đặt đĩa giữa phòng, khi cháy hết đổ tàn ở ngã ba đường.

Tẩy uế với MUỐI

Tẩy uế với MUỐI

 

Nếu bạn chưa biết tẩy uế nhà bằng cách nào thì có thể sử dụng muối. Muối sẽ hấp thụ năng lượng xấu và trả lại năng lượng thuần khiết cho ngôi nhà. Vì vậy, khi chuẩn bị về cửa hàng mới, nhà mới hoặc văn phòng mới, bạn có thể dùng muối trắng để gột tẩy tà khí, đem lại cho căn phòng năng lượng tích cực hơn.

Bỏ muối vào nồi hoặc chảo kim loại, đổ thêm cồn 90 độ sấp mặt muối, châm lửa đốt, khi cồn cháy hết bỏ muối vào túi và mang ra ngã ba bỏ đi.

Trong khi đốt cần đóng cửa để tránh gió thổi vào. Khi hoàn tất thủ tục tẩy uế thì hãy mở ngay các cửa để ngôi nhà tràn ngập năng lượng mới.

Dùng quả bồ kết để tẩy uế

Dùng quả bồ kết để tẩy uế

 

Cách xông nhà trừ tà bằng bồ kết đã quá quen thuộc và thông dụng từ xa xưa đến ngày nay. Nó là nguyên liệu có giá thành khá rẻ lại dễ tìm nhưng lại có công dụng tẩy uế, trừ tà rất tốt, nhất là khi bạn chuyển đến ở một nơi mới.

Cách tiến hành: Chuẩn bị bồ kết, muối, lò than, 1 bó nhang và 1 cây quạt giấy. Nướng bồ kết trên lò than nóng bê đi quanh nhà. Khi đi dùng quạt quạt cho than nóng đỏ liên tục, không để than tắt. Khi bê lò than có bồ kết đi thì đi khoảng 5 -7 bước ta ném vài hạt muối quanh nhà. Sau khi đốt bồ kết xông xong, gia chủ đốt tiếp bó nhang đã chuẩn bị và cầm đi quanh nhà theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Đi từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới khắp mọi chỗ trong ngôi nhà. Sau đi quanh đợi nhang tàn là xong. 

Lưu ý về cách tẩy uế khi về nhà mới

Lưu ý về cách tẩy uế khi về nhà mới

 

– Thời gian xông nhà tẩy uế tốt nhất là trước khi làm Lễ cúng nhập trạch.

– Khi xông nhà với hình thức nào thì gia chủ cũng cần mở hết các cửa cho thông thoáng. Để khi xông, côn trùng khí không tốt bay ra khỏi nhà. Trừ trường hợp dùng muối hút tà khí thì khi thực hiện phải đóng cửa, sau khi kết thúc mới mở cửa để đón khí tốt.

– Xông hết tất cả các không gian trong nhà đặc biệt những nơi ẩm thấp, góc tối.

– Thứ tự xông theo hướng vòng tròn ngược với kim đồng hồ, đi từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

– Nên bật hết tất cả đèn để việc tăng hiệu nhiệt khí và thu nạp dương khí cho ngôi nhà.

– Sử dụng bếp xông điện tử sẽ tiện lợi và an toàn hơn là bếp than.

– Bên cạnh việc tẩy uế bằng các vật liệu hữu ích trên thì treo chuông gió cũng là một cách hay giúp cải thiện phong thủy cho ngôi nhà của bạn.

– Với cách đốt nhang, bạn chỉ đốt lượng vừa phải để có lượng khói đủ để xông nhà, không nên đốt quá nhiều gây ngột ngạt, khó thở.

✅✅✅ Xem thêm: Cách cúng bán nhà đơn giản

Bài văn khấn tẩy uế khai quang nhà mới

Chuyển nhà mới là mốc khởi đầu cho cuộc sống mới, vì vậy chúng ta nên thực hiện đầy đủ các nghi thức nhập trạch và thủ tục xông nhà để mang đến điềm lành cho bản thân và gia đạo. Dưới đây là bài văn khấn tẩy uế khai quang nhà mới, cửa hàng mới chuẩn nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Bài khấn nôm tẩy uế lên nhà mới 

Nam mô A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

Kính lạy : Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần. Quan đương niên hành khiển. Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương. Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản và cư ngụ trong khu vực này.

Hôm nay là ngày …. tháng ….. năm ……

Con tên là (nói họ tên thật) …………………………….. ……….Ngụ tại ( nói địa chỉ hiện đang cư ngụ): ………………………………………….. ………………………………..

Thành tâm sửa biện hương , hoa , lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án . kính cáo chư vị Linh Thần , cúi mong soi xét và cho phép được lên nhà Mới. (áp dụng cho khai trương cửa hàng hoặc cty .. đều được ).

Con thành tâm cung thỉnh: Ngài đương niên hành khiển Thái tuế chí đức tôn Thần.

Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.

Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản và cư ngụ trong khu vực này.

Cúi xin : Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Các chủ vị Tài Thần, Phúc Thần, Ông Chủ Đất, bà chủ Đất, tiền chủ, hậu chủ và các hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm ngưỡng tôn Thần, thụ hưởng lễ vật.

Đốt nén Tâm hương, cúi dâng lễ vật, một dạ chí thành chắp tay khấn nguyện, xin lượng cả bao dung. Thể đức hiếu sinh ra tay hộ độ cho con Lên nhà mới được thuận lợi cùng Gia quyến, bốn mùa được bình an, tam tiết được hưng long, thịnh vượng, lộc, tài thăng tiến, công việc hanh thông, giải vận, giải hạn, biến hung thành cát, như ý sở cầu, tòng tâm sở nguyện. Làm ăn phát đạt, mua may bán đắt, lợi lộc dồi dào

Phù trì cho con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm , tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Người người được bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc . Âm phù – Dương trợ , sở nguyện tòng tâm. với tấm lòng thành. Cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

Nam mô A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

Bài Khấn lên nhà mới đơn giản

Nam mô a di Đà Phật( lặp lại ba lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy quan Đương niên. Con kính lạy các tôn thần bản xứ.

Chúng con là: ………………………………………………

Sống tại: ………………………………………………………………( địa chỉ nhà mới nơi cúng nhập trạch)

Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng:
Vì chúng con khởi tạo ………………..…….. (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm …) căn nhà ở địa chỉ: …………………………………………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (lên nhà mới, cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm …nói rõ nguyên nhân cho thần linh soi xét)

Chúng con thành tâm kính mời:Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Chúng lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì chúng con, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Bài văn khấn lên nhà mới thuê ngắn gọn

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Tiên nội ngoại họ…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Gia đình và các thành viên chúng con mới dọn đến đây là:…
Chúng con thành tâm sắm lễ trang nghiêm, với các lễ quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, các vị Thần Thánh, ông bà cha mẹ, chúng con đã chuyển đến ngôi nhà mới.
Cúi xin các các ngài các cụ, ông bà cùng nội ngoại họ… thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, tài lộc, gia đạo hưng thịnh, bình an mạnh khoẻ. Chúng con nghiêm nghị lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề tẩy uế khai quang nhà mới, nhà lâu không có người ở, cửa hàng bị phong long…Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết. Nếu quý chủ đầu tư cấn tư vấn thiết kế các công trình nhà thờ họ, các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ kiến tạo cho bạn một không gian đẹp.

xử lý bát hương bị cháy

Cháy bát hương có điềm gì không?

Có người cho rằng: “cháy bát hương là điềm báo gia đình sắp gặp đại họa, tán gia bại sản” Nhận định này có liệu có đúng dưới góc nhìn khoa học? cháy bát hương có điềm gì không? Nguyên nhân và cách hóa giải như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết.

Cháy bát hương điềm dữ hay lành?

<b>cháy bát hương </b> điềm dữ hay lành?

cháy bát hương có làm sao không?

Nếu bạn tin vào các vấn đề liên quan đến tâm linh thì bất kỳ hiện tượng gì khác lạ xảy ra trong cuộc sống thường ngày đều khiến bản thân phải suy nghĩ. Dĩ nhiên việc bát hương tự dưng bốc cháy cũng không ngoại lệ. Hầu hết mọi người khi gặp hiện tượng này đều cảm thấy vô cùng lo lắng, bất an.

Có nhiều trường hợp mặc dù bát nhang thỉnh về đã đạt tiêu chuẩn về kích thước, chân nhang ít, bàn thờ đặt tại phòng riêng biệt. Vậy mà nó vẫn tự bốc cháy, điều này liệu có phải là điềm báo trước. Theo duy tâm thì khi xảy ra hiện tượng này là điềm báo gia đình bạn sắp có chuyện xảy ra. Tuy nhiên, cũng tùy vào lý do cụ thể để ta có thể phán đoán cho chính xác.

 

<b>cháy bát hương </b> tại chùa

 

Khi xảy ra vấn đề này, gia chủ không nên hoang mang, mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đến cháy bát hương để từ đó tìm ra hướng giải quyết. Cụ thể chúng tôi sẽ nêu ra một số nguyên nhân và cách xử lý khi gặp sự cố này ở nội dung tiếp theo sau đây.

Các trường hợp cháy bát hương thường thấy

Các trường hợp <b>cháy bát hương </b> thường thấy

 

Như chúng tôi đã nói, khi bát hương cháy tùy vào từng trường hợp cụ thể mà điềm báo mang đến sẽ khác nhau. Có những trường hợp là điềm tốt lành, nhưng ngược lại cũng có những điềm báo xấu mà bạn cần phải biết.

Bát hương bốc cháy phần trên với ngọn lửa lớn (cháy dương)

Bát hương bốc cháy phần trên với ngọn lửa lớn (cháy dương)

 

Nếu gặp trường hợp bát hương cháy dương này thì bạn đừng vội lo lắng, hãy bình tĩnh tìm cách dập lửa. Bởi vì nó báo hiệu những điều may mắn tốt lành sẽ đến với gia đình bạn trong tương lai gần. Các mối quan hệ của gia chủ sẽ trở nên tốt đẹp, công việc làm ăn thuận lợi, thậm chí là gặp được quý nhân phù trợ.

Bát hương bốc cháy âm ỉ từ dưới lên (cháy âm)

Khi thấy bát hương cháy âm tức bị bốc cháy âm ỉ từ dưới lên là báo hiệu của những điều xui xẻo, không tốt. Điều này có nghĩa phần mồ mả của tổ tiên trong gia đình, dòng họ đang bị đụng chạm. Công việc làm ăn sắp tới sẽ gặp khá nhiều khó khăn, bị tiểu nhân hãm hại nên bạn phải hết sức thận trọng.

Bát hương cháy tỏa hương thơm

Bát hương cháy tỏa ra hương thơm là điềm báo tốt, cho thấy vận may của bạn đang tới. Đồng thời cũng báo hiệu cho bạn sắp có tin vui, những dự định sắp tới sẽ được tiến hành một cách hiệu quả. Hơn nữa, chuyện tình cảm cũng sẽ rất thuận lợi. Nếu còn độc thân thì sẽ gặp được mối lương duyên tốt.

Nguyên nhân khiến bát hương bốc cháy theo góc nhìn khoa học

Thắp hương là một tập tục truyền thống của người Việt không chỉ vào những ngày lễ, tết, giỗ chạp mà người ta còn thắp hàng ngày. Thắp hương chính là cách để con cháu cảm tạ thần linh, tưởng nhớ người đã khuất và cầu mong cho những điều tốt lành. Tuy nhiên, trong quá trình thắp hương một số gia chủ gặp phải trường hợp bát hương bị bốc cháy, nguyên nhân là do:

Bát hương được đặt nơi đón gió

Lý do đầu tiên dẫn đến việc bát hương bị bốc cháy là do nó được đặt ở nơi có đón gió, có gió thổi qua. Mặc dù lửa trên cây hương không đáng kể nhưng nhang được làm từ tre, khi ở môi trường hanh khô và có tác động của gió thì rất dễ bắt lửa làm cháy chân nhang.

Bởi vậy, khi thắp hương vào những ngày có gió và mùa hè nhiệt độ tăng cao, mùa hanh khô thì gia chủ cần hết sức lưu ý. Đặc biệt với những gia đình có phòng thờ riêng, khi mở cửa thắp hương gió dễ dàng lùa vào trong phòng thúc đẩy nhanh quá trình cháy của hương, do đó hiện tượng bát hương bị cháy cũng là điều dễ hiểu.

Bát hương lâu ngày không được vệ sinh

Bát hương lâu ngày không được vệ sinh bao sái, tỉa bớt chân nhang cũng là lý do khiến bát hương cháy. Vì những tàn nhang rơi xuống vẫn còn tàn lửa đã là vô tình khiến chân nhang bị đốt cháy. Ban đầu sẽ là hiện tượng cháy âm ỉ, lâu dần ngọn lửa sẽ bùng to và lan đến các chân nhang khác. Bởi vậy, khi chân nhang đầy gia chủ nên tiến hành dọn dẹp, rút bớt chân nhang để tránh được tình trạng này.

Thắp hương nhiều lần trong một ngày

Khi gia chủ thắp hương nhiều lần trong một ngày, dưới sức nóng của lửa khiến không khí xung quanh bát hương nóng dần, chân nhang nhiều làm khả năng bốc cháy cũng rất cao. Do đó, khi thắp hương quan trọng là ở cái tâm, không nhất thiết là thắp hương nhiều lần trong ngày. Đối với những trường hợp bạn muốn thắp hương nhiều lần trong ngày thì có thể chọn bát hương có kích thước lớn để tránh tình trạng trên.

Cách xử lý khi bát hương cháy

Việc cháy bát hương không phải là hiện tượng ít khi xảy ra, quy nhiên không phải là không có. Do đó khi gặp tình trạng này, gia chủ hết sức bình tĩnh, không hoảng loạn mà tìm cách hóa giải.

Với bát hương cháy dương: Ngay lúc phát hiện bát hương bốc cháy dữ dội, bạn nên dập lửa bằng cách đổ nước lạnh để hạ nhiệt, đây là phương pháp đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm. Hoặc có thể trùm tấm vải hay chăn ẩm để ngăn nguồn ô xi cung cấp cho ngọn lửa, giúp ngọn lửa có thể tắt mà không gây ướt ban thờ. Khi lửa tắt, lấy ít tro hương vào rải đều sau nhà.

Cách hóa giải bát hương cháy âm: Nếu chân nhang mới cháy hãy dùng nước sạch hoặc nước rượu gừng tưới từ từ nên chân nhang. Khi bát hương cháy đã lâu mới phát hiện ra thì đừng nên hoảng sợ mà hãy tìm mọi cách để dập tắt lửa ngay trước khi cháy lan sang bài vị, ảnh thờ và xung quanh. Lửa tắt lấy ít tro hương trải trước nhà.

Sau khi hoàn thành xong các bước làm trên, lau dọn bàn thờ và đồ về thắp nhang để hóa giải hiện tượng trên. Đồ lễ thường sẽ là trầu cau, hoa, quả. Quả lễ của cháy âm là số chẵn,  dương là số lẻ. Lễ xong thì bỏ bát hương cũ, thay bát hương mới để tình trạng này không xảy ra nữa.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng hương

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng hương

 

Nếu như hương là sợi dây kết nối 2 cõi âm dương thì bát hương trên bàn thờ được xem như căn nhà vô hình của thần linh và tổ tiên, vì thế khi thắp hương ta cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên để bát hương ở hướng có gió, khi thắp hương sẽ nhanh tắt hoặc bốc cháy chân nhang.
  • Khi thắp hương cho tổ tiên và thần linh cần thành tâm, không nên đùa giỡn hời hợt cho có.
  • Lúc châm hương nên bày tỏ sự cung kính, khi lửa cháy to bạn hãy dùng tay phẩy lửa hoặc cầm hương phẩy lên xuống cho tắt. Tuyệt đối không thổi bằng miệng như vậy sẽ phạm vào điều cấm kỵ.
  • Thường xuyên vệ sinh bát nhang nhưng không được làm xê dịch khỏi vị trí ban đầu.
  • Đối với những bát hương có nhiều chân nhang, bạn cần tỉa bớt để tạo sự an toàn và tăng tính thẩm mỹ cho bàn thờ.

Từ các thông tin trên của nhà thờ họ đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc: cháy bát hương có điềm gì không? Cuối cùng cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Cốt bát hương thổ công

Cốt bát hương thổ công

Vì sao khi thờ cúng thổ công trong bát hương cần phải có cốt bát hương . Vậy cốt bát hương là gì, ý nghĩa của việc bốc cốt bát hương thổ công như thế nào, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết.

Cốt bát hương là gì?

<b>cốt bát hương </b> là gì?

 

Cốt bát hương là những vật phẩm bao gồm tờ hiệu viết họ tên gia chủ và thần linh, vong linh được thờ; tro nếp; thất bảo (thiếc vàng, thiếc bạc, thạch anh, ngọc, xà cừ hoặc ngọc trai, mã não, và san hô đỏ), đây là những bảo vật quý giá của con người, cũng là vật chí dương được đặt bên trong bát hương giúp bát hương linh ứng. Bát hương thổ công cũng có những vật phẩm này.

Xem thêm: Bàn thờ thần tài của chủ cũ nên giữ lại hay bỏ đi

Ý nghĩa của việc bốc cốt bát hương thổ công

Việc bốc cốt bát hương nói chung và cốt bát hương thổ công nói riêng là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong văn hóa thờ cúng tâm linh của người Việt.

Bát hương vốn là vật vô tri được làm bằng gốm sứ hoặc đồng. Chỉ sau khi gia chủ thực hiện các thủ tục bốc cốt bát hương thì bát hương đó mới có thể tụ khí, linh ứng và dùng làm vật phẩm cắm nhang trên bàn thờ.

Nếu bát hương thổ công, bát hương Phật, bát hương gia tiên hay thần tài không có cốt hoặc không được bốc đúng cách cũng giống như người không có tên, nhà không chủ. Khi đó Phật, Thần, Tổ tiên giáng lâm thì ma quỷ cũng chen chân theo để quấy phá, làm bậc bề trên không thể độ cho gia chủ.

Không chỉ vậy cốt thất bảo trong bát hương có ý nghĩa phong thủy quan trọng, nó tượng trưng cho lòng cốt trong bát hương cũng như giá trị cốt lõi trong thờ cúng ở mỗi gia đình.

Xem thêm: Cách bố trí bàn thờ gia tiên theo miền Nam

Bát hương Thổ Công được đặt ở đâu trên bàn thờ gia tiên?

Vị trí đặt bát hương Thổ Công  trên bàn thờ gia tiên được sắp xếp theo thứ tự:

– Nhìn từ trong ra, bát hương Thổ Công được đặt ở vị trí chính giữa, bát hương gia tiên đặt bên trái và bát hương bà cô, ông mãnh đặt bên phải.

– Bát hương Thổ Công đặt cao hơn và có kích thước to hơn hai bát còn lại. Không được dán giấy hoặc ghi rõ tên của bát hương ở bên ngoài, làm như vậy sẽ phạm phải điều kiêng kỵ trong quy luật thờ cúng tổ tiên.

– Một số gia đình hiện nay mắc phải sai lầm khi gộp chung tất cả gia tiên, thổ công, bà cô ông mãnh vào một bát lớn và đặt giữa bàn thờ. Theo phong thuỷ thì ta không nên làm như vậy, vì Thổ Công không thể thờ chung với vong linh của gia đình. Tuy nhiên, việc thờ cúng chủ yếu vẫn xuất phát từ tâm. Nếu bạn thấy thờ chung một bát hương mà gia đình vẫn gặp may mắn, hạnh phúc thì cũng không nên thay đổi lại.

Chuẩn bị lễ vật để bốc cốt bát hương thổ công tại nhà

Để việc bốc bát hương thổ công được chỉnh chủ, thành tâm và trọn vẹn nhất, gia chủ cần chuẩn bị một số vật phẩm, đồ lễ cúng như sau:

Chuẩn bị lễ vật để bốc <b>cốt bát hương </b> thổ công tại nhà

 

Bát hương: Tùy điều kiện của từng gia đình để lựa chọn chất liệu và kiểu dáng bát hương cho phù hợp. Gia chủ có thể sử dụng bát hương bằng đồng hoặc chất liệu gốm sứ chạm khắc hình rồng phượng mạ vàng 24k tinh tế, đem đến sự sang trọng, đẳng cấp cho không gian thờ cúng.

Cốt bên trong bát hương thổ công

 

– Cốt bên trong bát hương thổ công: một bộ dị hiệu; chỉ ngũ sắc, thiếc vàng, thiếc bạc, tiền đài, hay thất bảo…tùy điều kiện kinh tế của từng gia đình.

Tờ hiệu màu vàng, chữ đỏ để viết tên gia chủ, ô ở giữa ta ghi tên người được thờ cúng đó là thổ công. Dị hiệu bát hương thổ công ghi là “Phụng thờ: Thần linh Thổ công Thần long mạch chư vị chân linh”,

Nước rượu gừng

 

Nước rượu gừng hoặc nước gừng hoặc nước ngũ vị hương, nước vỏ bưởi… để tẩy uế, lau chùi cho bát nhang cho sạch sẽ trước khi tiến hành nghi thức.

Tro nếp hoặc cát trắng

 

Tro nếp hoặc cát trắng để cắm hương. Tro và cát tượng trưng cho hành thổ. Tro nếp chính là sản phẩm của được đốt từ rơm, sau khi vụ mùa thu hoạch lúa kết thúc. Lựa chọn tro để cắm hương chính là sự ghi nhận và biết ơn công lao của tổ tiên.

Lễ cúng

 

Lễ cúng: lễ ngọt, lễ mặn tùy tâm. Thông thường lễ vật sẽ có: 1 con gà, 1 đĩa xôi, 1 chai rượu, trứng gà luộc, cơm trắng, canh xương ninh, rau xào theo mùa. Lưu ý không được dùng tỏi khi chế biến đồ cúng…3 cơi trầu cau, 3 chén nước, 1 đĩa hoa quả, 9 bông hồng; 1 đinh vàng hoa; 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ; 5 lễ vàng tiền.

Xem thêm: Cách treo câu đối đúng

Hướng dẫn cách bốc bát hương thổ công

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm như trên, gia chủ cũng cần tuân thủ nguyên tắc bốc bát hương thổ công như sau để đảm bảo bát hương được linh ứng.

Chuẩn bị bát hương

Tùy theo kích thước bàn thờ gia tiên  và cung tốt trên thước lỗ ban âm phần mà bạn có thể lựa chọn bát nhang cho phù hợp. Kích thước sẽ tính theo chu vi vòng ngoài của bát hương giao động từ 12cm cho tới 35cm. Đẹp nhất là 14 – 20cm. Nhà chung cư thì chọn phi 12. Nếu bàn thờ có 3 bát hương, kích thước của 2 bát còn lại nên nhỏ hơn bát hương thổ công ở giữa 2cm để tạo sự cân bằng

Bát hương sau khi mua về tiến hành tẩy uế

– Lấy một lượng nước rượu gừng đã chuẩn bị, dùng 1 chiếc khăn sạch để lau chùi bát nhang và đồ cúng. Khi lau bạn nhớ niệm chú làm sạch pháp giới: “ÁN LAM XOA HA” (7 lần). Khi đã thực hiện xong để bát hương khô tự nhiên rồi tiến hành bước tiếp theo.

Bốc cốt bát hương thổ công

Đặt cốt thất bảo và tro nếp vào trong bát hương. Cách thực hiện: Trước hết đặt cốt thất bảo và tờ dị hiệu ghi tên thổ công vào bát nhang. Sau đó, bạn bốc từng nắm tro nếp nhỏ vào trong bát và đếm số nắm theo sinh – lão – bệnh – tử tương ứng. Lưu ý không nên dừng lại ở chữ bệnh và tử, mà tốt nhất là dừng tại chữ sinh.

Đặt bát hương lên bàn thờ

– Sau khi thực hiện xong các bước trên, bạn cần lau sạch sẽ bát nhang, không để tro vãi ra ngoài. Tiếp đó, ta đặt lên bàn thờ và tiến hành lễ khấn, thắp nhang đủ 100 ngày để bát nhang tụ đủ khí, gia đạo cũng yên ấm.

– Khi thắp hương phải thành tâm. Trong 100 ngày bạn chỉ cần chén nước và nén nhang là được. Nếu vào mùng 1 hôm rằm thì sắm thêm đĩa hoa quả.

– Trường hợp nhờ người bốc hộ, chú ý chọn ngày giờ đẹp để rước về và tránh để bát nhang lộ thiên khi di chuyển.

Xem thêm: Trên ban thờ không được làm những gì?

Nên dùng bát hương Thổ Công bằng đồng hay gốm sứ?

Nên dùng bát hương Thổ Công bằng đồng

 

Theo phong thuỷ, bàn thờ phải đầy đủ các yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ thì mới thu hút được nhiều tài lộc, vận khí may mắn. Để trả lời cho câu hỏi nên sử dụng bát hương thổ công bằng đồng hay gốm sứ, chúng ta hãy tìm hiểu ưu điểm mà chúng mang lại cho người dùng.

Bát hương gốm sứ là sự hội tụ đầy đủ những tinh túy của đất trời. Sử dụng chất liệu đất sét cao lanh khi được nung trong nhiệt độ 1300 độ c, đã loại bỏ được các tạp chất, tạo nên một sản phẩm ưu việt với cốt xứ bền đẹp, chịu được va đập nhẹ, mẫu mã và kích thước đa dạng, màu sắc phong phú, họa tiết hoa văn chạm khắc tinh xảo, giá cả phải chăng nên được rất nhiều gia chủ săn đón.

– Bát hương bằng đồng tượng trưng cho hành Kim, có tính trang trí cao, hoạ tiết, hoa văn tinh xảo, độ bền cao hơn vật liệu gốm sứ, nhưng giá thành cao và mẫu mã màu sắc không đa dạng bằng gốm. Nó phù hợp với những không gian thờ tự lớn, quy mô như nhà thờ họ, hoặc gia chủ yêu thích chất liệu này.

Tóm lại, cho dù lựa chọn bát hương thổ công bằng đồng hay bằng sứ thì đều phù thuộc vào sở thích, tài chính và cái tâm của gia chủ.

Xem thêm: Khi đi thuê nhà có nên lập ban thờ ở nhà thuê không?

Chọn màu bát hương Thổ Công để hợp mệnh gia chủ.

Khi mua bát hương thổ công bạn cũng nên chọn màu bát hương sao cho phù hợp với bản mệnh, tránh màu tương khắc thì mới có thể kích thích được tài lộc, vận may và bình an.

– Gia chủ mệnh Kim nên chọn bát hương màu vàng hoặc trắng.

– Mệnh Mộc nên chọn bát hương thổ công màu xanh nước biển, đen.

– Mệnh Thuỷ nên mua bát hương trắng, màu đen, xanh dương.

– Mệnh Hoả nên chọn bát hương màu xanh lá cây cải thêm họa tiết màu cam,  đỏ, hồng, tím.

– Mệnh Thổ chọn màu nâu đất.

Ngoài việc chọn bát hương thổ công theo mệnh gia chủ cũng cần lưu ý đến các vật phẩm thờ cúng khác, sao cho màu sắc đồng bộ để may mắn thêm trọn vẹn.

Trên đây là các thông tin liên quan đến cốt bát hương thổ công. Cảm ơn quý đọc giả đã quan tâm và theo dõi các bài viết của chúng tôi. Nếu có nhu cầu thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình kiến trúc tâm linh quý chủ đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn sở hữu những không gian đẹp nhất.

bàn thờ miền nam

Bàn thờ gia tiên miền Nam được bố trí như thế nào

Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta, tuy nhiên ở mỗi vùng miền sẽ có cách thờ cúng bài trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Bài viết hôm nay nhà thờ họ sẽ giới thiệu đến quý vị cách bố trí sắp xếp bàn thờ gia tiên miền Nam chuẩn phong thủy nhất, mời các bạn cùng theo dõi.

Bàn thờ miền Nam được bài trí như thế nào?

<b>bàn thờ miền Nam </b> được bài trí như thế nào?

 

Nhìn chung cách bài trí đồ thờ miền Nam không có sự khác biệt nhiều so với bàn thờ miền Bắc và Trung. Tuy nhiên, điểm đặc biệt nhất ở đây là người miền Nam thường dùng tranh kiếng trên vách bàn thờ để xếp trên ảnh ông bà tổ tiên. Tranh kiếng có thể vẽ trang trí thiên nhiên sông núi, hay có câu đối để thể hiện lòng biết ơn, ca ngợi công lao  của tổ tiên, ông bà cha mẹ.

Về bài trí, tủ thờ trong ngôi truyền thống ở miền Nam sẽ nằm ở giữa phòng khách. Một bộ trường kỷ đặt phía trước, hai bên cạnh là hai bộ ngựa. Khi nhà khách đến chơi nhà, gia chủ sẽ mời khách ngủ ở hai bộ ngựa này.

Trên bàn thờ gia tiên miền Nam thường để di ảnh ông bà đã khuất; đồ sành sứ, bình hoa và đĩa quả được đặt theo nguyên tắc “ Đông bình, Tây quả”.  Ở giữa có lư hương bằng đồng hoặc hình lân hí cầu. Phía trước có bát hương, cặp chân đèn và chung nước. Phía sau bàn thờ có ba bàn chữ nhật hoặc hình vuông dùng để bày đồ cúng (chủ yếu là các món mà người đã khuất thích ăn). Trên tường sát bàn thờ thường được treo tranh kiếng.

chất liệu bàn thờ

 

Chất liệu làm bàn thờ miền Nam thường là các loại gỗ quý như gỗ mật, gỗ đỏ,… Trang trí theo kiểu ô hộc, thanh trụ được chạm khắc hoặc cẩn  xà cừ theo các điển tích tam quốc chí hoặc nhị thập tứ hiếu…

Vào mỗi thời điểm bàn thờ sẽ được trang trí khác nhau. Nhưng nhìn chung bàn thờ miền Nam thường được thiết kế đơn giản hơn so, không chạm khắc kín các mặt như bàn thờ miền Trung hay sơn son thiếp vàng, thiếc bạc như bàn thờ miền Bắc.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ thần tài củ chủ cũ nên làm gì ?

Đặc điểm của các mẫu bàn thờ miền Nam

Đặc điểm của các mẫu <b>bàn thờ miền Nam </b>

 

Người miền Nam xưa gọi bàn thờ là giường thờ. Cái tên này được bắt nguồn từ tập tục thờ cúng trên chính chiếc giường của ông bà cha mẹ khi còn sống nằm.

Trước giường thờ đặt một chiếc bàn nhỏ rộng 50 xăng – ti – mét và dài 1 mét, trên mặt bàn phủ khăn vải đỏ. Một số nơi gọi đây là bàn nghi hoặc bàn độc. Chiếc bàn gồm có bình bông, bộ lư, bát hương, chén nước.

Sau này khi xuất hiện thêm tủ thờ, người miền Nam vẫn sắp xếp bàn độc phía trong, tủ thờ phía ngoài. Nhưng về sau các gia đình có không gian thờ cúng lớn hơn thì chỉ dùng tủ thờ, không cần bàn độc.

Sự độc đáo của bàn thờ miền Nam còn thể hiện ở chỗ trên bàn thờ có một bộ ly tách trà riêng để các bề trên ngồi thưởng thức trà. Đây là một nét đẹp văn hóa tâm linh mà chỉ có ở miền Nam.

✅✅✅ Xem thêm: Những cách bố trí bàn thờ chung cư

Chất liệu đồ thờ miền Nam được ưa chuộng nhất hiện nay

Chất liệu đồ thờ miền Nam được ưa chuộng nhất hiện nay

 

Dù có sự khác nhau giữa văn hóa các vùng miền, nhưng chất liệu ưa chuộng trong đồ thờ miền Nam cũng khá tương đồng so với những nơi khác. Đó là đồ thờ bằng chất liệu gốm sứ.

Ngày xưa, các gia đình miền Nam vẫn sử dụng một số chất liệu khác đồ thờ bằng đồng, gỗ. Tuy nhiên, xét về mặt thẩm mỹ, chất lượng và tiết kiệm chi phí thì đồ thờ bằng gốm sứ chiếm ưu thế hơn cả.

Đồ thờ sứ có màu sắc và họa tiết trang trí đa dạng, độ sáng bóng và sang trọng cao, dễ dàng vệ sinh lau chùi mà không phạm kỵ tới tâm linh.

Đồng thời, chúng có độ bền và khả năng chịu nhiệt lớn, không sợ bắt cháy như đồ thờ gỗ, không bị gỉ sét, hoen ố như kim loại, do đó đồ thờ sử dụng chất liệu gốm sứ có bộ bền cao hơn cả.

Trang trí bàn thờ miền Nam ngày tết

Trang trí <b>bàn thờ miền Nam </b> ngày tết

 

Trong không khí rộn ràng đón tết của cả nước, vào những ngày cuối năm, nhà nhà đều bắt đầu công việc dọn dẹp để chào đón năm mới. Và họ cũng không quên dọn dẹp sắm sửa, trang trí thêm hoa tươi cho bàn thờ tổ tiên cho sạch đẹp.

Với mâm ngũ quả ngày tết, người miền Nam thường chú trọng đến các loại quả hơn. Ví dụ các loại quả dừa, đu đủ, xoài và sung, phật thủ… Các loại quả này mang ý nghĩa cầu một năm mới làm ăn phát đạt, sức khoẻ dồi dào, cuộc sống sung túc, ăn ngon mặc đẹp.

Mâm cơm cúng tất niên, giao thừa trên bàn thờ miền Nam thường có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, nem rán, chả giò… Một số loại trái cây mà họ không dùng trong ngày tết là chuối, cam, quýt. Bởi họ quan niệm rằng thờ chuối, cam, quýt thì cả năm làm ăn không thuận lợi, phải cam chịu cực khổ.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bố trí bàn thờ tam cấp

Tìm hiểu bàn thờ gia tiên miền Nam qua các giai đoạn khác nhau

Tìm hiểu <b>bàn thờ gia tiên </b> miền Nam

 

Vào những năm 90 của thế kỷ XIX các mẫu bàn thờ gia tiên đầu tiên của người miền Nam gồm có bốn chân. Phía trong của bàn thờ đặt giường thờ. Có bàn nghi ở giữa cùng lư hương và bộ chưng đèn.

Đến những năm 1910 thiết kế bàn thờ có sự thay đổi theo chiều hướng nhỏ gọn hơn. Các cạnh bàn thờ còn trang trí tranh vẽ trên kiếng với ý nghĩa thể hiện mong muốn hướng tới cuộc sống ấm no hạnh phúc và những ước vọng sâu xa hơn của con người.

Khi xã hội có sự du nhập của văn hóa phương Tây thì các mẫu thiết kế bàn thờ bắt đầu có sự phát triển đa dạng hơn. Các mẫu bàn thờ miền Nam bắt đầu hướng tới phong cách hiện đại tối giản. Giường thờ được thu hẹp bằng tủ thờ với cách tân theo của Pháp uy nghi, sang trọng.

Trên đây là bài viết bàn thờ gia tiên miền Nam và các thông tin liên quan. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm tới bài viết này. Nếu quý chủ đầu tư cần thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình tâm linh khác có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.

câu đối treo phòng thờ

Câu đối treo bàn thờ

Việc trang trí bàn thờ bằng câu đối là nét đẹp văn hóa truyền thống ở nước ta. Những câu đối với nhiều chủ đề khác nhau mang hàm ý khuyên răn con người sống sao cho ngay thẳng, hiếu thảo, giữ tâm trong sáng. Tuy nhiên nhiều người vẫn luôn thắc mắc: câu đối treo bàn thờ là gì? Vì sao nên treo câu đối trên bàn thờ gia tiên? Trong bài viết này, nhà thờ họ sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Câu đối là gì?

Câu đối là gì?

 

Câu đối thuộc thể loại biền ngẫu, dùng thể thức đối đôi để thể hiện ý nghĩa và tư tưởng, quan điểm, tình cảm của của tác giả. Chữ “đối” ở đây biểu thị sự đối lập và được hợp thành 1 đôi hoàn chỉnh.

Câu đối có nguồn gốc từ Trung Quốc

 

Câu đối có nguồn gốc từ Trung Quốc và nó được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán. Sau khi được lan truyền rộng rãi thì nó có thêm khá nhiều biến thể. Cho đến nay, câu đối được coi là thể loại văn học độc đáo ở các nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

 

câu đối liên

Người Trung Quốc xưa gọi câu đối là Đối liên. Đối liên ra đời cách đây khoảng hơn 3000 năm, do chúa nhà Hậu Thục viết trên tấm gỗ đào năm 959.

Câu đối chữ Hán

 

Câu đối chữ Hán tự, Hán nôm hoặc câu đối thư Pháp tiếng Việt thường dùng trong thờ tự, treo ở 2 cột bên bàn thờ gia tiên, trong chùa chiền, những nơi mang đậm tính tâm linh được gọi là Doanh liên hay câu đối thờ.

Các loại câu đối thờ thịnh hành

 

Các loại câu đối thờ thịnh hành nhất hiện nay là: Câu đối chữ nhật loại thường, Câu đối hình quả bầu, câu đối có bo khung viền, câu đối lá lật, câu đối bán nguyệt, kiểu lòng máng ốp cột…

✅✅✅ Xem thêm: Cách bày trí bàn thờ trong chung cư

Vì sao nên treo cấu đối trên bàn thờ

Vì sao nên treo cấu đối trên bàn thờ

 

Bàn thờ là không gian thờ cúng Phật, ông bà tổ tiên, thần linh. Vì vậy, trang trí bàn thờ không thể qua loa, xuề xòa mà phải đầy đủ vật phẩm thờ cúng, để thể hiện được sự thành tâm, tôn kính đối với bậc bề trên. Theo đó, ngoài 3 hũ gạo muối nước, bát hương, bình hoa, đèn, nến, hoành phi, thì treo câu đối trên bàn thờ cũng là một trong những lựa chọn được rất nhiều gia chủ yêu thích. Bởi việc sử dụng câu đối trang trí giúp không gian tâm kinh được tôn nghiêm, trang trọng hơn.

treo câu đối trên bàn thờ

Không những thế, treo câu đối thờ cúng tổ tiên còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn, đó là răn dạy con cháu đạo lý uống nước nhớ nguồn, luôn học tập lao động tốt, lấy tâm, lấy đức làm trọng để không phụ công lao của cha ông đi trước, đồng thời giúp cuộc sống gia đình thêm tốt đẹp, êm ấm hơn.

câu đối chuẩn phong thủy

Đặc biệt, nếu gia chủ chọn được câu đối hay và phù hợp với mục đích sử dụng và mong ước của gia đình, kết hợp với việc treo câu đối chuẩn phong thủy sẽ mang đến cho bản thân và gia đình nhiều phú quý, tài lộc, may mắn trong cuộc sống, công việc làm ăn có nhiều cải thiện, quý nhân phù trợ giúp đỡ.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bố trí ban thờ tam cấp

Nguyên tắc chọn câu đối treo bàn thờ .

câu đối treo bàn thờ là vật phẩm tâm linh, do đó khi chọn lựa câu đối gia chủ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Về chất liệu

Nguyên tắc chọn <b>câu đối treo bàn thờ </b>

 

Câu đối chủ yếu được làm trên chất liệu gỗ hoặc đồng. Với các hộ gia đình thì ta nên chọn hoành phi câu đối bằng gỗ như gỗ gụ, gỗ hương, gỗ mít…bởi vì những loại gỗ này có độ bền, chắc và khả năng chống mối mọt cao khi phủ vecni và sơn son thếp vàng sẽ tạo lên sự sang trọng. Còn hoành phi câu đối bằng chất liệu đồng sẽ phù hợp với không gian thờ lớn và quy mô hơn như từ đường, nhà thờ họ.

Về kích thước

Khi lựa chọn câu đối để trang hoàng bàn thờ, gia chủ cần tính toán kích thước sao cho cân đối nhất với không gian thờ cúng, và bộ cuốn thư liễn thờ đi kèm. Không nên chọn câu đối có kích thước quá to hoặc quá nhỏ sẽ làm mất đi sự cân đối và tính thẩm mỹ cho nơi thờ tự.

✅✅✅ Xem thêm:Kích thước án gian thờ bao nhiêu là hợp lý?

Cách treo câu đối cho bàn thờ gia tiên

Với gia đình có bàn thờ nhỏ, chúng ta cần lựa chọn câu đối với kích thước tương tự và căn chỉnh ốp hoặc dán câu đối lên tường hoặc 2 cột trước của bàn thờ để tiết kiệm không gian. Đồng thời cách làm này cũng giúp bộ hoành phi câu đối hòa hợp hơn với bàn thờ, tạo cảm giác bền vững, chắc chắn.  Với những ban thờ lớn có cấu trúc phức tạp hơn thì gia chủ nên nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia để họ tính toán khoảng cách và vị trí treo hợp lý, đạt độ chính xác và thẩm mỹ cao nhất.

Cách treo hoành phi câu đối cho nhà thờ họ

Cách treo hoành phi câu đối cho nhà thờ họ

 

Nhà thờ họ thường là được xây dựng theo kiểu nhà 3 gian truyền thống lợp ngói với gian thờ nằm chính giữa nhà. Nên khi treo câu đối ta treo trực tiếp lên hai cột nhà thay vì treo lên tường. Với những nhà thờ họ lớn hơn gia chủ thường thiết kế thêm cửa võng thờ để tăng thêm sự hoành tráng và ấm cúng. Đối với kiểu nhà thờ này, ta có thể treo 2 lớp hoành phi câu đối, lớp lớn bên ngoài phía trước ban thờ và lớp nhỏ bên trong ngay trên ban thờ để tăng sự uy nghi cho nhà thờ.

Khi treo câu đối gia chủ phải biết được ý nghĩa của nó. Vì mỗi bộ hoành phi câu đối sẽ được khắc chữ Hán, chữ Nho khác nhau. Ví dụ câu đối thờ thánh mẫu sẽ khác với câu đối thờ cúng tổ tiên; câu đối cho nhà thờ họ Trần sẽ khác với bộ hoành phi câu đối ở đình chùa… Nếu biết được cách bày trí này bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn bộ cuốn thư câu đối phù hợp nhất với gia đình mình.

Một số mẫu câu đối treo bàn thờ ý nghĩa

Một số mẫu <b>câu đối treo bàn thờ </b> ý nghĩa

 

Nếu như câu đối bàn thờ bằng chữ Việt được ví như “cái bóng” phản ánh một cách chân thực về tính khí, gia phong, nề nếp của một gia đình. Thì câu đối chữ Hán được người Trung Quốc ví như tinh hoa của tinh hoa văn phong. Vì vậy, mỗi khi chọn câu đối bạn cần cân nhắc nội dung truyền tải của chúng với con cháu để câu đối phát huy đúng ý nghĩa của nó. Dưới đây là một số mẫu chữ Việt và chữ Hán hay nhất, mời bạn cùng tham khảo.

1. Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh

Phúc ấm nhi tôn bách thế vinh

  1. Đức tổ quang vinh hương vạn cổ

Từ môn hiển hách tráng thiên thu

  1. Ngày tháng yên vui nhờ phúc ấm

Cần kiệm sớm hôm dựng cơ đồ

  1. Tổ tiên xưa vun trồng cây đức lớn

Con cháu nay giữ gìn nhớ ơn sâu

  1. Lấy trung hiếu trì gia bền vững

Dùng đức nhân xử thế lâu dài

  1. Tổ tông gieo trồng nền điền phúc

Cháu con canh tác nết viên tân

  1. Nhờ tiên tổ anh linh phù hộ

Dìu cháu con tiến bộ trưởng thành

  1. Tổ tiên ta dày công xây dựng

Con cháu nhà ra sức trùng tu

  1. Tổ đường bách thế hương hoa tại

Duệ tộc thiên thu phúc lộc trường

  1. Họ hàng tôn quý công danh muôn thuở chẳng phai phai màu

Tổ miếu thiêng liêng phúc đức nghìn thu còn tỏa sáng

  1. 德 大 教 傢 祖 宗 盛

功 膏 開 地 後 世 長

Đức đại giáo gia tổ tiên thịnh

Công cao khai địa hậu thế trường

Dịch nghĩa

Công lao mở đất lưu hậu thế

Đức cả rèn con rạng tổ tông

  1. 本 根 色 彩 於 花 叶

祖 考 蜻 神 在 子 孙

Bản căn sắc thái ư hoa diệp

Tổ khảo tinh thần tại tử tôn

Dịch Nghĩa

Sắc thái cội cành thể hiện ở hoa lá

Tinh thần tổ tiên trường tồn trong cháu con

  1. 百 世 本 枝 承 旧 荫

千 秋 香 火 壮 新 基

Bách thế bản chi thừa cựu ấm

Thiên thu hương hỏa tráng tân cơ

Dịch Nghĩa

Phúc xưa dày, lưu gốc cành muôn thủa

Nền nay vững, để hương khói nghìn thu

  1. 德 承 先 祖 千 年 盛

愊 荫 兒 孙 百 世 荣

Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh

Phúc ấm nhi tôn bách thế gia

Dịch Nghĩa

Tổ tiên tích Đức ngàn năm thịnh

Con cháu nhờ ơn vạn đại vinh.

  1. 木 出 千 枝 由 有 本

水 流 萬 派 溯 從 源

Mộc xuất thiên chi do hữu bản

Thuỷ lưu vạn phái tố tòng nguyên

Dịch Nghĩa

Cây chung nghìn nhánh sinh từ gốc

Nước chảy muôn dòng phát tại nguồn…

  1. 有 開 必 先 明 德 者 遠 矣

克 昌 厥 後 继 嗣 其 煌 之

Hữu khai tất tiên, minh đức giả viễn hỹ

Khắc xương quyết hậu, kế tự kỳ hoàng chi

Dịch Nghĩa

Lớp trước mở mang, đức sáng lưu truyền vĩnh viễn,

Đời sau tiếp nối, phúc cao thừa kế huy hoàng.

  1. 上 不 负 先 祖 贻 流 之 庆

下 足 为 後 人 瞻 仰 之 标

Thượng bất phụ tiên tổ di lưu chi khánh

Hạ túc vi hậu nhân chiêm ngưỡng chi tiêu

Dịch nghĩa

Trên nối nghiệp Tổ tiên truyền lại,

Dưới nêu gương con cháu noi theo.

Trên đây là những thông tin liên quan đến câu đối treo bàn thờ . Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu quý chủ đâu tư cần thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.

Luật Nhân Quả là gì

Luật nhân quả là gì ?

Trong cuộc sống, chắc chắn chúng ta từng gặp rất nhiều người rõ ràng là không có nhiều thực tại nhưng họ vẫn luôn gặp may mắn và đạt được thành công mỹ mãn. Thậm chí lên đến đỉnh cao của danh vọng. Thế nhưng, cũng có không ít người cuộc sống mãi gặp chuyện xui rủi, buồn phiền, bất công, mãi không “ngóc đầu lên được”.

Có phải những may mắn phúc phần đó, hay những trắc trở khó khăn đó mà chúng ta gặp phải là do nghiệp tụ từ kiếp trước hay không? Nếu kiếp trước sống thiện, làm điều tốt thì kiếp này nhận được nhiều lộc phúc, đời sống mỹ mãn, liệu có phải thế không?

Để luận giải cho điều này, nhiều người tin rằng, cuộc sống của người này khác người kia, số phận người này khác người kia ít nhiều là bởi luật nhân quả đã gieo từ những kiếp trước. Vậy, luật nhân quả là gì? Hãy cùng thiết kế nhà thờ họ tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Luật nhân quả là gì?

Luật nhân quả là gì?

 

Để hiểu tường tận về khái niệm luật nhân quả là gì, chúng tôi sẽ giải thích theo cả nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa dựa trên giáo lý nhà Phật. Vì trong tư tưởng của đạo Phật đề cập rất nhiều đến yếu tố nhân quả.

Giải nghĩa theo từ điển Hán Việt

Theo từ điển Hán Việt, “nhân” có nghĩa là hạt giống, là mầm non. Còn “quả” chính là trái chín tạo thành. Quả được tạo ra từ hạt giống. Hạt giống tốt sẽ cho quả ngọt. Ngược lại, hạt giống xấu khi nảy mầm thì quả sẽ èo ọt, xanh xao, kém tươi tốt.

Nếu ví yếu tố nhân là hành động, thì quả là kết quả của hành động đó. Hành động tốt ắt có kết quả tốt đẹp. Hành động xấu, thì ắt nhận được hậu quả tương xứng. Quy luật nhân quả luôn có cái kết thưởng phạt thích đáng cho người được nhận. Nó là một vòng tròn khép kín không hồi kết.

Giải nghĩa theo giáo lý nhà Phật

Giải nghĩa theo giáo lý nhà Phật

 

Trong giáo lý nhà Phật đề cập rất nhiều đến quy luật hân quả. Nhân quả là một chuỗi nghiệp, nhân, duyên, quả và báo.

Hiểu nôm na, nghiệp là bao gồm tất thảy mọi hành động, hành vi, suy nghĩ, tâm tư, lời nói, tư tưởng của con người. Nghiệp có thể tạo từ miệng thì được gọi là khẩu nghiệp. Nghiệp gây ra từ ý gọi là ý nghiệp. Con người có thể tạo nghiệp thiện, nghiệp ác, hoặc nghiệp không thiện cũng không ác. Chắc chắn ai ai trong chúng ta cũng từng nghe qua hoặc biết đến nghiệp. Tuy rằng nghiệp không thể “sờ tận tay, thấy tận mắt”. Nhưng nghiệp có thể trở thành tác nhân ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của mỗi người. Có thể hiểu đơn giản nghiệp chính là nguyên nhân, và quả chính là kết quả, báo ứng.

Không phải chỉ khi chúng ta làm việc xấu, hại tới lợi ích của người khác thì đó mới là nghiệp. Mà ngay cả khi chỉ là một câu nói, hoặc một suy nghĩ chớm nảy sinh hình thành từ trong đầu, cũng được tính là tạo nghiệp rồi. Dựa vào cái nghiệp tạo thành ấy là nghiệp thiện hay nghiệp ác mà kết quả sẽ diễn ra như thế nào. Đúng với câu tục ngữ: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo”. Đó chính là luật nhân quả.

Đã bao giờ bạn tự hỏi mình rằng, vì sao có người vừa sinh ra đã ở vạch đích, sống một cuộc đời hạnh phúc, nhung lụa đủ đầy, một kiếp giàu sang. Thế nhưng lại có người sinh ra đã ở trong những khu ổ chuột tăm tối, sống một cuộc đời bần hàn, luồn cúi.

Cũng tại sao lại có người sinh ra được lành lặn, sở hữu diện mạo thanh tú. Nhưng cũng có người vừa sinh ra đã khuyết tật, xấu xí. Dựa vào quy luật nhân quả mà chúng tôi vừa nêu trên. Có thể thấy, những gì mà đời sống thực tại chúng ta có, chúng ta sở hữu, tất cả đều là do nhân quả từ kiếp trước tạo thành. Không những chỉ riêng một kiếp mà gom tích tụ từ nhiều kiếp. Nghiệp đã gieo thì chắc chắn bạn phải trả, không trả đủ trong kiếp này thì sẽ duy trì đến tận vài kiếp sau đó.

Luật nhân quả rất công bằng, đó là quy luật tự nhiên của trời đất mà không ai có thể trì hoãn hay cản trở được.

Nguồn gốc của luật nhân quả

Nguồn gốc của luật nhân quả

 

Có thể thấy, luật nhân quả luôn hiện hữu và không thiên vị bất kỳ ai. Vậy, luật nhân quả do ai lập nên?

Thực ra, luật nhân quả không phải do một cá nhân hay một đấng toàn năng nào như “Thượng đế” mà người đời hay truyền miệng tạo ra. Mà nó được hình thành và hoạt động liên tục như một vòng tròn khép kín dựa theo quy luật tự nhiên của vạn vật. Nó bao gồm những phép tắc để quán triệt trật tự nhất quán, an toàn, tránh bị đảo lộn của vạn vật.

Nhân nào ắt sẽ sinh quả nấy. Một hạt cam, thì sẽ sinh ra một cây cam có những quả cam. Hạt to, tròn, mẩy thì sẽ cho một cây xanh tươi tốt, khỏe mạnh, nặng trĩu quả.

Tương tự, một con người vừa lương thiện, sống và làm việc chăm chỉ, siêng năng, cần cù thì họ sẽ nhận được “quả ngọt” là cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, ấm no. Và ngược lại, một người vừa nghèo khó, bệnh tật, ốm đau triền mien thì “nhân” mà họ đã tạo ra có thể là từ làm việc xấu, hại người, ích kỷ, lười biếng, sân si…

Do đó, để có một tương lai tốt đẹp mai sau thì con người cần tập dưỡng tâm tu tập, tu thân tích đức, năng làm việc thiện.

Mối quan hệ giữa Nhân và Quả

Mối quan hệ giữa Nhân và Quả

 

Nhân và quả có mối quan hệ mật thiết gắn kết với nhau. Cái này là tiền đề cho cái khác và ngược lại.

Nhiều người thắc mắc rằng, tại sao cả đời này tôi dành thời gian gần như trọn đời để làm việc thiện nhưng vẫn chưa được hưởng phúc? Như chúng tôi đã nói, quy luật nhân quả là quy luật thuận lẽ tự nhiên, không từ bất kỳ một ai, không thiên vị riêng ai. Đời này chưa được hưởng thì đời sau sẽ hưởng. Làm việc ác cũng vậy. Đời này làm việc ác, chưa nhận quả báo thì kiếp sau sẽ có.

Không có một mốc thời gian cụ thể nào quy định thời gian trả nhân, trả quả. Nhưng chúng ta có thể chia thành 3 mốc thời gian chính:

+ Thời hiện báo: tức là người làm việc nhân đức hoặc xấu xa tàn ác trong kiếp này, do nhân duyên đã đưa họ đến nhận quả báo ngay tại kiếp này.

+ Thời sinh báo: Tức là gieo nhân ở đời này, nhưng nhận quả ở đời sau.

+ Thời hậu báo: Có nghĩa là chúng ta gieo nhân ở đời này, nhưng quả thì phải tận vài kiếp sau, thậm chí là hàng trăm năm sau mới được nhận hậu báo. Tùy vào phúc đức của những kiếp trước tích lũy được nhiều hay ít. Nếu ví phúc từ làm việc thiện của những kiếp trước là số dư tài khoản. Thì quả báo từ việc hành ác sẽ ập đến khi số dư tài khoản trở về 0.

Luật nhân quả rất công bằng. Nghiệp ai làm thì người nấy chịu. Không có chuyện đời ông cha ta làm việc ác thì tới đời con cháu phải trả nghiệp. Con cháu chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp một phần nào đó chứ không có trách nhiệm phải nhận lãnh hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta có thể cải thiện bằng cách tu tâm tích đức, hành thiện, nghĩ thiện.

Quy luật của Luật nhân quả là gì?

Quy luật của Luật nhân quả là gì?

 

Con người từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi chịu tác động rất lớn từ quy luật của Luật nhân quả. Theo đó, cuộc sống là một chuỗi luật nhân quả nối tiếp nhâu, trật tự trước sau đã có sự sắp xếp từ ban đầu. Chứ mọi việc xảy đến với chúng ta không chỉ là sự ngẫu nhiên. Chẳng hạn như đến đúng ngày tháng năm cụ thể nào đấy, bạn sẽ gặp nạn hoặc gặp bệnh tật. Những quả này là do nhân tạo thành trước đó. Do chính bản thân mỗi người tự làm ra chứ không phải là tự dưng xuất hiện.

Trong đạo Phật có khái niệm luân hồi. Hiểu một cách đơn giản thì luân hồi chính là chuỗi quy luật của luật nhân quả diễn ra liên tục, nối tiếp nhau theo phạm vi tinh thần.

Nhân là hạt giống, là mầm mống, là nơi khởi sinh tất thảy mọi việc. Và quả chính là kết quả do chính hạt giống ấy vun trồng. Qua luật của luật nhân quả có mối liên hệ tương quan mật thiết tác động qua lại lẫn nhau.

Ta thí dụ. Con người để trồng được hạt lúa, thì sẽ cần có hạt giống cây lúa, đất, nước, không khí, ánh sáng. Bên cạnh yếu tố nhân, thì cũng phải có sự góp mặt của những yếu tố khác mới hợp thành kết quả chóng vánh được.

Quy luật của luật nhân quả chỉ đơn giản có thể đúc kết bằng câu tục ngữ của ông cha ta: “Gieo nhân nào, gặt quả nấy

Ứng dụng luật nhân quả để có cuộc sống tốt đẹp

Thấu hiểu luật nhân quả và định hướng bản thân hành thiện, nghĩ điều tích cực là điều nên làm để giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp, tự do, thoải mái và hạnh phúc, đủ đầy mai sau. Mặc dù ai ai cũng đã từng nghe nói, từng biết đến hoặc tận mắt chứng kiến luật nhân quả nhưng không phải ai cũng biết cách vận dụng quy luật này sao cho đúng cách theo chiều hướng có ích cho bản thân.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về luật nhân quả là gì, cũng như hình thành nhận thức, tư  duy đúng đắn, dẫn đến hành động tích cực thì chúng tôi xin chia sẻ một số cách vận dụng quy luật khá đơn giản dưới đây:

+ Học cách cho đi nhiều hơn nhận lại: Tạm gác lợi ích của bản thân, đừng vội hơn thua, tranh giành, suy nghĩ thắng thua, giành hơn thiệt, lẽ đúng về mình. Bởi một khi, cho đi sẽ là điều tốt. Bạn cần tập cách cho đi mà không mưu cầu nhận lại được bất kỳ điều gì, không cần trả ơn, không cần báo đáp. Sẽ có một ngày, bạn sẽ nhận lại được những thứ còn nhiều và giá trị hơn ngày hôm nay.

+ Giúp người là tự giúp mình: Trong đời có mấy ai dám cam đoan khẳng định mình có thể sống một mình mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của bất kỳ một ai khác. Cuộc sống thăng trầm, nay đây mai đó. Có khi hôm nay bạn ở đỉnh cao của danh vọng, tiền tài dư ăn dư để, nhưng ai biết được một mai khi sa cơ  thất thế, những lúc cần lắm một cánh tay thì liệu có ai giúp đỡ bạn hay không.

Giúp đỡ người khác là bài học đạo đức cơ bản nhất của con người. Tuy nhiên, đứng trước cuộc sống đầy mưu mô, toan tính như hiện nay. Không ít người nghĩ về việc giúp đỡ người khác liệu sẽ có ích gì cho mình, có gây hại gì tới mình hay không. Nhưng vẫn còn rất nhiều người sống hết mình và luôn sẵn sàng dang tay giúp đỡ người khác. Biết đâu rằng, ngày hôm nay bạn giúp họ  nhưng qua ngày hôm sau, khi bạn cần sự giúp đỡ nhất cũng sẽ có người giúp đỡ bạn hơn thế nữa.

+ Học cách chấp nhận, biết đâu là đủ, đâu là điểm dừng và thỏa mãn với những gì hiện có: Sở dĩ xuất phát nghiệp vì đó là từ sự ích kỷ của con người. Bản tính của con người là ích kỷ. Khi có 1, họ lại muốn tới 10. Đôi khi, vì lòng tham lam muốn lên tới số 10 mà con người có những hành vi và suy nghĩ lệch lạc, làm hại người, hại đời. Từ đó tạo nghiệp, tích nghiệp và nhận quả đắng.

+ Biết nói lời cảm ơn: Lời cảm ơn dường như là một câu nói sáo rỗng mà ngày càng có ít người sử dụng. Vì gì? Vì đâu? Vì ngại, vì thấy có nói cũng vậy không nói cũng chẳng sao… Có rất nhiều lý do mà con người ngày càng ít dùng từ cảm ơn và bày tỏ sự biết ơn. Bạn nên nhớ rằng, hãy luôn trân trọng người giúp đỡ mình ngay cả người chỉ cho bạn lời khuyên chứ không chỉ những ai giúp về tinh thần hay vật chất. Họ có nghĩ cho bạn, vì bạn nên mới dành thời gian để chia sẻ, thông tin, đưa lời khuyên cho bạn.

+ Đừng bao giờ bỏ cuộc: Cuộc sống vốn không hề dễ dàng. Trên chặng đường sinh ra từ nhỏ đến lớn của mỗi người sẽ xuất hiện hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lý do có thể làm cho bạn chán nản đến mức muốn buông xuôi, bỏ cuộc.

Nhưng những lúc như thế, bạn cần phải thật tỉnh táo, nghĩ thật kỹ, liệu rằng cứ mãi trốn chạy thì khó khăn có từ một ai không? Hay nó chỉ đứng im ở đấy và chờ đến ngày phát tác lại, thậm chí là khi phát tác lại nó còn khó hơn gấp vài lần so với lúc bấy giờ. Chạy trốn, né trách, bỏ cuộc không bao giờ là cách giải quyết một sự việc, một vấn đề mà nó chỉ là sự trì hoãn mà thôi.

Do đó, con người cần luôn giữ tâm thế sống vui vẻ, an nhiên, lạc quan, tích cực, yêu đời. Khó khăn ngày hôm nay chỉ là tạm thời. Cuộc sống đang thử thách chính chúng ta và nhiệm vụ của chúng ta là phải vươn lên mà sống, ngày mai chắc chắn sẽ tốt hơn ngày hôm qua.

Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ có góc nhìn toàn diện và hiểu rõ hơn về Luật nhân quả là gì. Chỉ có con đường tu tâm, tích đức, hành thiện thì mới giúp cho bạn có được tương lai tốt đẹp hơn.

quán thân bất tịnh là gì

Quán thân bất tịnh là gì? Ý nghĩa như thế nào?

Đức Phật dạy rằng, con người cần phải Quán thân bất tịnh để giữ tâm hồn và thể xác trong sạch. Bản chất tâm hồn của mỗi người đều có phần thiện. Tuy nhiên, đôi khi đặt trong những hoàn cảnh sống và điều kiện sống khác biệt, sẽ tác động và tạo ra những con người có cá tính riêng biệt. Có người vì lòng tham sân si, có người vì thù hận, cũng có người đam mê vào tửu sắc mà để cho tâm hồn vấy bẩn.

Quán thân bất tịnh là một phép trong đạo Phật, khuyên con người nên soi kỹ lại bản thân. Nhìn nhận khuyết điểm của chính mình và giữ cho cả tâm hồn và thể xác trở nên liêm khuyết, trong sạch. Chặng đường này dẫu có nhiều gian nan, thử thách, nhưng hoàn toàn không có gì là không thể. Để hiểu hơn về đạo lý này, Mời quý độc giả hãy cùng tham thietkenhathoho.com khảo bài viết ngắn dưới đây nhé.

Quán thân bất tịnh là gì?

Quán thân bất tịnh là gì?

 

“Đời người ngắn ngủi vô thường

Chỉ trong giây phút, chỉ từng sát-na

Thở vào mà chẳng thở ra

Thân người lại hóa thân ma không hồn

Ai người thức tỉnh hiểu ra

Đừng lo những chuyện xa hoa bên ngoài

Tu tâm sửa tánh dồi mài

Ăn chay niệm Phật ngày ngày công phu

Giữ gìn ba nghiệp tịnh tu

Giới hương thơm ngát thiên thu vẫn còn”

(TT. Thích Chân Tính)

Bản chất con người là cõi tạm. Cuộc sống con người chỉ diễn ra thức thời trong một vài năm ngắn ngủi. Cuộc đời này là vô thường. Ai rồi cũng sẽ đến lúc lâm vào cảnh sinh ly tử biệt. Điều này là quy luật tất yếu nhưng từ xưa đến nay, con người vẫn luôn mong muốn và cố gắng tìm mọi cách để cưỡng cầu.

Có người tìm cách bào chế tiên dược sống thọ bách niên giai lão, có người thì ngày đêm khổ luyện mong đắc đạo thành tiên nhân. Mong ước này là chính đáng. Không phạm thuần phong mỹ tục hay giá trị đạo đức của con người, nhưng nó là điều phi lý, không tài nào có thể trở thành hiện thực. Tham sinh tồn, trân trọng sự sống là điều tốt. Nhưng để được bất tử, sống mãi không già, không chết là điều đi trái với quy luật tự nhiên.

Tôi đã từng đọc được ở đâu đó một câu nói rất hay: “Khi đến với đạo Phật, chúng ta nên là một hành giả, thay vì là một học giả”.

Hành giả là người tự mình khám phá, chiêm nghiệm, đúc kết kinh nghiệm, tự thân kiểm chứng. Học giả, chỉ được học và đọc những điều trên giấy, hoàn toàn không có tính xác thực và trải nghiệm cá nhân.

Đạo Phật dạy chúng ta phải Quán thân bất tịnh. Đây chỉ là một trong Tứ niệm xứ: Quán  hơi thở, quán cửu tưởng, quán oai nghi… Người hành giả phải tự áp đặt quán chính bản thân mình thì mới sớm thấy được kết quả trên con đường tu tập.

Vậy, cụ thể quán thân bất tịnh là gì? Bất tịnh có nghĩa là không được sạch sẽ. Quán thân bất tịnh là coi quản bản thân một cách thật tỉ mỉ, chăm chút, kỹ lưỡng. Nhìn thấu cả tâm can, nội tâm của con người để nhìn nhận ra rằng, bất cứ một con người nào dù duy trì nếp sống thiện lương đến đâu thì rõ ràng, bên trong vẫn còn những điều không được trong sạch như người đời vẫn lầm tưởng.

Xem thêm: Luật nhân quả là gì?

Ý nghĩa của quán thân bất tịnh

Ý nghĩa của quán thân bất tịnh

 

Chắc có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc và tự hỏi rằng, tại sao đức Phật lại cố tình “Vạch lá tìm sâu”, muốn chỉ rõ thêm cho con người ta thấy thêm phần dơ bẩn của con người để làm gì? Vì mục đích gì? Khi giữa cuộc đời này đã khá hỗn tạp, tồn tại không ít người xấu xa và không ít điều đau khổ, việc luận chứng ra điều này có ý nghĩa gì hay không

Trong bản thân của mỗi người, luôn có phần con và phần người. Hầu hết không ai tự thừa nhận bản thân mình có chứa những dã tâm xấu xí. Ai cũng tự nhận rằng mình thanh cao, đẹp đẽ, thánh thiện, nhưng đó chỉ là cái viễn cảnh tốt đẹp mà con người tự huyễn hoặc chính mình.

Sở dĩ đạo Phật được yêu quý và được nhiều người sung bái là vì tính chân thật và gần gũi của từng triết lý, thuyết pháp của nó mang lại. Đạo Phật là đạo của đời. Triết lý của nó đều là sự thật, nhằm thức tỉnh nhân tâm, không lừa gạt chúng sinh. Lời thật thì luôn mất lòng. Do đó, đừng vội trách đạo Phật sao lại cố tình muốn chỉ rõ những điều nhớp nhúa ẩn bên trong con người Quán bất tịnh mà không phớt lờ đi giả vờ như không hay không biết. Sở dĩ lại như vậy là vì:

+ Tránh con người lầm tưởng về giá trị của bản thân. Người càng nghĩ mình trong sạch, liêm khiết, đẹp đẽ thì luôn cho rằng mình đáng được nâng niu, cưng dưỡng, nuông chiều. Cho nên, họ dễ rơi vào trường hợp không từ một hành động nào để nuôi dưỡng cái tôi của bản thân. Coi bản thân như cái rốn của vũ trụ.

+ Dễ đánh tráo giá trị. Khi nhìn nhận làm cái dở thành cái hay, cái xấu thành cái tốt, thì sự thật sẽ bị bỏ rơi. Dần dà con người càng không còn nhận thức và dùng đến những chân lý đúng đắn của cuộc đời nữa.

Do đó, đức Phật đã xóa tan đi lớp vỏ bọc ngụy trang hoàn hảo của con người thông qua triết thuyết quán thân bất tịnh. Nhằm đánh thức, cảnh tỉnh, hướng con người đến những giá trị đẹp đẽ thực sự và mang tính chất lâu bền.

“Quán thân” để mà con người học cách nhìn nhận, đối diện và chấp nhận. Biết được mình là ai, mình ở đâu, mình đã hoàn thiện hay còn nuôi tâm tham sân si tà dục. Từ đó hướng con người giác ngộ, giải thoát cho chính mình.

Tuy nhiên, “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Cũng như ngọc không giũa thì mãi cũng chẳng sáng. Con người không thể tự thay đổi, tự hoàn thiện, tự giác ngộ trong khi chúng ta chỉ việc “ngồi im chờ sung rụng”. Do đó, con người hãy đóng vai là kẻ hành giả, thay vì là người học giả.

Để đạt được mục đích quán thân bất tịnh con người cần trau dồi 3 đức tính:

+ Sáng suốt: đừng đánh giá sự vật sự việc một cách hời hợt qua vẻ bề ngoài, mà phải nhìn ra được giá trị ở bên trong.

+ Trung thực: dám nói thẳng, nói thật, dù sự thật ấy có đau lòng và khó chấp nhận. Bạn nên nhớ “Một nửa ổ bánh mì vẫn là một nửa ổ bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”.

+ Kiên nhẫn: phải gắng kiên trì, tu tâm tu trí. Đừng thấy khó mà ngã. Đừng thấy yếu mà lay.

Nếu trau dồi đầy đủ được cả 3 đức tính tốt đẹp nói trên thì nhất định bạn sẽ thành công trong công cuộc quán thân bất tịnh.

Có bao nhiêu loại quán thân bất tịnh?

Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những dạng thức quán thân bất tịnh, chúng ta sẽ đi tìm hiểu theo chặng đường sinh ra và lớn lên của một con người, chặng đường ấy thực sự tiến triển như thế nào, chúng ta đã quán thân triệt để hay chưa, và đã nhận thức được điều đúng đắn từ trước đến giờ hay chưa?

Quán bào thai bất tịnh

Mang thai một hình hài trong cơ thể là sứ mệnh thiêng liêng của người phụ nữ, là niềm hạnh phúc của những bậc làm bố, là niềm tự hào của cả gia đình. Tuy nhiên, nếu nhìn ở một phương diện khác, liệu rằng ở dạng thức bào thai có trong sạch hay không? Thì câu trả lời là không.

Bào thai, là thai nhi nằm trong một chiếc bào bao bọc nhỏ bé, bên trong là nước ối hôi tanh, có cả máu và chất thải. Thai càng lớn thì em bé sẽ càng có ít không gian để xê dịch. Lúc này, thai nhi phải nằm co mình, ướt đẫm trong môi trường tanh hôi, nhớp nhúa ấy mà không có một chút ánh sáng hay không khí lọt vào. Thai nhi phải trải qua chặng đường 9 tháng 10 ngày mới thoát ra được.

Quán bất tịnh bào thai có nghĩa là giúp cho con người nhận diện rõ một cái sự thật, đó là bào thai phải sống và lớn lên, sinh trưởng mỗi ngày ở một nơi dơ bẩn như thế. Chứ không phải đẹp tuyệt vời như các bậc bố mẹ hẳng tưởng tượng hình dung. Nói sự thật, làm rõ sự thật như vậy nhằm đánh vào tâm lý ham sắc dục của con người. Nhằm dẹp bỏ ý niệm đam mê tà dục của con người.

Quán hình tướng bất tịnh

Quán hình tướng bất tịnh

 

Không chỉ riêng đứa trẻ mới sinh mà đã là con người, một khi hình thành đủ tứ chi, có đầy đủ mọi giác quan, bộ phận, tiếp xúc với môi trường sống sẽ có những cơ chế hoạt động điều tiết chính cơ thể mình. Cụ thể là cơ thể con người sẽ có những bộ phận thải ra chất thải. Nhu cầu tiểu tiện, đại tiện, ấy là chưa nói đến miệng ăn thức ăn sẽ hôi, dơ,…

Bất kỳ mọi bộ phận nào cũng ở tình trạng không trong sạch. Khi còn trẻ, khỏe, chúng ta có thể vệ sinh chúng sạch sẽ thường xuyên. Nhưng khi tuổi già hay gặp phải bệnh tật, những bộ phận này cơ thể sẽ không làm chủ nổi được nữa. Chúng có thể xuất chất thải bất thình lình không theo ý muốn.

Điều này có nghĩa gì? Rằng, con người phải quán triệt tư tưởng tấm thân này cũng có những sự dơ bẩn của nó. Để chúng ta không nên quá đam mê, yêu thích, quyến luyến tấm thân này quá độ. Dẫn đến hành vi, suy nghĩ tham sống sợ chết, tìm cách kéo dài cuộc sống trái với quy luật sinh mệnh.

Quán tự thể bất tịnh

Quán tự thể bất tịnh

 

Quán tự thể bất tịnh, có nghĩa là con người tự quán mặt thể chất của chính mình. Xem rằng nó không trong sạch ở đâu. Điển hình như, tóc nằm trên đầu, nếu không được tắm gội thường xuyên thì sẽ sinh chấy, gàu, tóc bết dính, bốc mùi hôi thối bẩn thỉu, chẳng một ai dám đụng hay lại gần.

Bạn thấy đấy, những thứ trên cơ thể tưởng chừng ở vị trí cao quý nhất, không có sự dơ bẩn xuất hiện thì thực ra, nó vẫn luôn có, chẳng qua là chúng ta chưa nhận thức hết, chưa quán thân bất tịnh triệt để mà thôi.

Quán bất tịnh sau khi chết

Quán bất tịnh sau khi chết

 

Như trên chúng tôi đã có nói đến. Đời sống con người chỉ là cõi tạm. Có người sống vài chục năm. Có người sống thọ cũng chỉ hơn 100 năm. Nhưng sống càng lâu, người càng về già thì cơ thể càng yếu, nảy sinh bệnh tật, các bộ phận cơ thể lại không được trong sạch.

Trong đạo Phật có dạy rằng, cơ thể con người được hợp thành từ đất, nước, gió và lửa. Đến khi chết, con người sẽ trả lại bốn yếu tố này. Cụ thể, con người sẽ trút hơi thở, trả hơi thở về với gió, trả sức ấm sinh khí về cho lửa, trả chất lỏng trong người về với nước, và trả thịt xương về lại với đất.

Từ người giàu đến người nghèo, từ kẻ sang đến kẻ thấp, từ người già đến người trẻ. Ai ai rồi cũng sẽ đến lúc trải qua giai đoạn cuối đời này.

Từ 5 giai đoạn quán thân bất tịnh kể từ khi sinh ra cho đến khi mất đi. Chúng ta có thể thấy rõ, bản chất thân thể này là sự nhơ nhớp, là không trong sạch. Không nên vì quá luyến ái mà tham sống sợ chết, chọn cách sống hèn. Cũng không phải là chúng ta tự cảm thấy dơ bẩn chính mình, nảy sinh ra tâm lý chán đời, muốn buông bỏ cuộc sống, buông bỏ thân xác hình hài này. Phật giáo dạy rằng, tự mình tước đoạt quyền sống của chính mình là một tội tày đình mà trời đất không thể dung tha.

Triết lý quán thân bất tịnh giúp kẻ tu hành không luyến vào ái tình mà sống buông thả. Không để tâm tư ham tà dục mà làm nảy sinh quán bào thai bất tịnh. Đối với Phật tử tu tại gia thì chỉ cần giữ vững đạo vợ chồng chung thủy với nhau, biết cách tiết chế trong quan hệ sinh hoạt tình dục. Cùng nhau học đạo, hiểu đạo. Kết hôn với nhau không chỉ đơn thuần vì mục đích quan hệ tình dục, càng không phải chỉ vì sinh con đẻ cái, kiếm người nối dòng nối giống. Mà kết hôn với nhau cần xuất phát từ tình yêu thương, trân trọng, đồng cảm, sẻ chia và thấu hiểu đối phương mới có thể gắn kết đi cùng nhau đến trọn cuộc đời.

Quán thần thức bất tịnh

Thần thức chính là phần tinh thần của con người. Tinh thần của con người có vui vẻ, phấn chấn, lạc quan thì mới đem đến nhiều phúc lộc cho chính mình ở hiện tại và mai sau.

Khi quán thần thức, chúng ta cần phải nhìn thấu cả 5 giai đoạn quán thân bất tịnh nêu trên để đừng đánh tráo khái niệm trân trọng cuộc sống với đam mê, luyến ái thân xác thực tại.

Trên đây là một số chia sẻ về triết lý quán thân bất tịnh trong đạo Phật. Nếu bạn là Phật tử hoặc những ai vừa mới bước vào con đường tu tập sẽ thấy bài viết này là hữu ích và dễ hiểu. Học đạo, không phải là chuyện ngày một ngày hai. Không cần ngày hôm nay nói là nhớ, nhưng bạn có thể chọn cách hiểu từng chút một, giác ngộ dần dần, thì mới thấm nhuần được những tư tưởng mà giáo lý nhà Phật muốn hướng đến.

bài niệm phật hàng ngày

Bài niệm Phật hằng ngày cho phật tử tu tại gia

Từ xưa đến nay, đối tượng dành nhiều sự quan tâm đến Phật Pháp và hướng đến việc tu tập đa phần là người trung niên, người lớn tuổi. Thực tế ngày nay, Phật pháp ngày càng thu hút được sự quan tâm, yêu thích khám phá và muốn tìm hiểu, học đạo từ giới trẻ. Không chỉ dừng lại ở giới Phật tử, tăng ni mà ngay cả những người không tu tập thường xuyên, họ cũng dần có ý niệm tu tại gia. Nguyên nhân vì đâu?

Phật giáo với những triết thuyết về nhân sinh rất gần gũi với mọi người. Trong đạo Phật có những thuyết về vô ngã, nhân quả, thiện ác rất dễ hiểu và phù hợp với nhiều đối tượng. Ngoài ra, giới trẻ nói riêng và mọi người ngày nay có thói quen đi chùa, hành lễ vào những dịp quan trọng.

Người ta tìm đến cửa Phật để nhận được sự an yên, thanh tịnh, gột rửa đi những lo toan, vướng bận, sân si từ đời sống thực tế hiện tại. Đó cũng chính là lý do vì sao ngày càng có nhiều người muốn học những Bài niệm Phật hằng ngày để thanh tịnh đầu óc, tu tâm tích đức, hướng đến điều thiện lành.

Cùng thietkenhathoho.com sưu tầm những Bài niệm Phật hằng ngày mà có thể dùng được cho cả giới Phật tử và người không chuyên tu cùng tham khảo, học tập nhé. 

Niệm Phật là gì?

Niệm Phật là gì?

 

Giải nghĩa từ niệm Phật, theo đó, niệm có nghĩa là nhớ, là suy nghĩ. Còn Phật ở đây có nghĩa là giác ngộ, ngộ đạo. Niệm Phật ý chỉ hành động chúng ta luôn nhớ, luôn nghĩ, luôn hướng về Phật.

Con người đặt trong môi trường sống hiện đại ngày nay, chắc chắn không thể tránh khỏi có những lúc tâm tư chúng ta bị chi phối bởi những dòng tạp niệm. Tạp niệm ở đây có thể là sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, hoặc đôi khi chỉ đơn thuần là cảm xúc nóng giận tức thời, bất bình,…

Niệm Phật sẽ giúp lấn át tạp niệm, hướng nội tâm đi về hướng chánh niệm trong mọi tình huống, hành động cụ thể. Từ đó, cả cơ thể và đầu óc, tâm hồn của chúng ta đều được thanh lọc. Có sự chuyển đổi từ cái xấu thành cái tốt. Cái ác thành cái thiện. Cái tạp niệm thành cái chánh niệm.

Vì sao nên Niệm Phật hằng ngày?

Vì sao nên Niệm Phật hằng ngày?

 

Tùy vào thời gian, hoàn cảnh và điều kiện công việc, tình hình thực tế và nhu cầu của mỗi cá nhân mà chúng ta sẽ dành thời gian để niệm Phật. Nhưng tốt nhất thì chúng ta nên kiên trì thực hiện niệm Phật hằng ngày.

Đạo Phật là một trong những đạo giáo lớn nhất trên toàn thế giới. Phật giáo thu hút đông đảo lượng Phật tử tin theo và cũng thu hút không ít người dù không phải là người chuyên tu tập vẫn lựa chọn tin tưởng, học hỏi thuyết giáo của nhà Phật thông qua những bài kinh kệ được lưu truyền trong sách vở.

Đạo Phật luôn rộng mở đối với tất cả mọi người. Chỉ cần bạn muốn, ai ai cũng có thể tham gia tu tập. Cho dù bạn là ai, bạn là người như thế nào, bạn ở đâu, bạn bao nhiêu tuổi. Nếu tâm tư bạn cần sự định hướng dựa trên nền tảng của sự từ bi nhà Phật thì hãy cùng tìm hiểu ngay lợi ích của việc tụng kinh niệm Phật hằng ngày. Những bài niệm kinh Phật có tác dụng khai thông trí tuệ, giải trừ những tạp niệm u mê tăm tối, dẫn con người đến lối sáng hướng thiện.

+ Về mặt tinh thần: Đọc bài niệm Phật hằng ngày bạn sẽ phải nghe, đọc, tụng để giữ cho cả thân, miệng và ý được thanh tịnh, yên ổn, an lành. Thấu hiểu được nỗi thống khổ của những người xung quanh. Cảm hóa được những người đang lâm vào u mê lạc lối.

Niệm kinh Phật cũng là một cách sám hối về những tội lỗi mình đã gây ra. Đôi khi bạn không làm hành động gì xấu xa quá mức cho phép, chưa làm tổn hại thực sự đến ai, nhưng có thể là một hành động, một lời nói vô tình làm tổn thương người khác, thì cũng cần được sám hối.

Những nghiệp chướng này nếu được tích lũy càng lâu, từ đời này sang đời khác, từ kiếp này sang kiếp khác thì sẽ càng khó được giải thoát tiêu trừ. Việc lặp lại hành động niệm Phật mỗi ngày sẽ giúp bạn ôn thật kỹ, nắm thật chắc, nhớ thật sâu tất cả những lời Phật dạy. Tâm niệm lối sống kim chỉ nam chính đạo dành riêng cho mình.

+ Về sức khỏe: Bên cạnh những tác dụng về mặt tinh thần thì đọc bài niệm Phật hằng ngày còn có tác dụng góp phần thuyên giảm tình trạng bệnh tật.

Tất nhiên, kinh Phật không phải là liều thuốc tiên, càng không phải là phương thuốc chữa được bách bệnh. Con người sinh ra và lớn lên không ai có thể thoát khỏi vòng tròn sinh, lão, bệnh, tử. Bên cạnh việc tìm đúng thầy, đúng thuốc thì bạn có thể áp dụng ăn chay để thanh lọc cơ thể, tiêu trừ độc tố. Niệm Phật hằng ngày sẽ giúp giải trừ những suy nghĩ tiêu cực, làm cho đầu óc trở nên thanh tịnh, sáng suốt. Tinh thần có sáng thì cơ thể mới nhanh chóng được hồi phục.

Những lưu ý quan trọng cần nhớ khi niệm kinh Phật

Những lưu ý quan trọng cần nhớ khi niệm kinh Phật

 

Không giống với việc bạn đọc một cuốn sách hay một cuốn truyện thông thường. Niệm kinh Phật cần người tụng phải:

+ Thực sự chuyên tâm: Kho tàng sách Phật giáo chứa triết lý vô cùng uyên thâm và sâu sắc. Đối với những ai tu tại gia hoặc người không chuyên tu tập khi mới tiếp xúc sẽ không tránh khỏi cảm giác khó hiểu, bỡ ngỡ, hoặc thậm chí có thể bỏ ngang nửa chừng vì không hiểu được ý nghĩa tường tận.

Nhưng bạn đừng vội bỏ cuộc. Hãy cố gắng tập trung tinh thần và đầu óc chuyên tâm vào một quyển kinh Phật cố định. Không nên đọc lan man nhiều bài niệm Phật hằng ngày cùng một lúc.

Đọc niệm Phật không phải đọc sao cho nhanh hết là được. Mà cái cốt ở đây là bạn hiểu được bao nhiêu, thấm được bao nhiêu. Thà rằng đọc một quyển kinh nhưng hiểu rõ ý nghĩa, còn hơn đọc cả một kho tàng kinh Phật mà chẳng đọng lại trong thâm tâm bất cứ điều gì.

+ Số lần tụng kinh niệm Phật: Bạn có thể tụng kinh niệm Phật theo thời gian biểu nhất định, nhưng nếu có điều kiện thì nên đọc càng nhiều lần thì càng dễ thấm nhuần những tư tưởng, giáo lý của nhà Phật. Có thể duy trì 1h/buổi.

+ Đọc thuần thục: Kinh Phật có thể sẽ khó nhớ, khó hiểu lúc ban đầu, nhưng nếu bạn đọc chuyên tâm, đọc bằng cả suy nghĩ và tâm trí thì sẽ dễ dàng ghi nhớ và thành thạo.

+ Đọc chính xác từng chữ: Nếu bạn đủ kính Phật và tôn trọng những tri thức giáo huấn nhà Phật đem lại thì chắc chẵn bạn sẽ lưu ý đến từng câu từng chữ và cố gắng đọc chính xác nhất có thể. Như vậy mới giúp hiểu được đúng ý nghĩa mà bài giảng kinh muốn truyền đạt đến cho người tu tập.

+ Đọc theo nhịp, tốc độ không quá nhanh, không quá chậm: Bạn nên duy trì tốc độ đọc và tông giọng trầm đều đặn, không cần đọc quá nhanh cũng không cần quá chậm. Có một nguyên tắc khi đọc bài niệm Phật hằng ngày bạn cần biết đó là không cần thiết phải đọc to. Chỉ cần đọc rõ ràng, trôi chảy, mạch lạc. Trong quá trình niệm Phật cũng có thể đặt một viên kẹo, hoặc viên đường dưới đầu lưỡi. Điều này sẽ giúp cung cấp năng lượng, chống khô miệng, tránh mất tông giọng và cảm thấy mệt mỏi, khát nước.

+ Thái độ cung kính: Tụng kinh niệm Phật rất cần đến thái độ của người thực hiện nó. Bạn có thể đọc sai, có thể chưa hiểu rõ, nhưng nếu tâm một lòng hướng Phật, cung kính Phật, tôn trọng Tam Bảo và những kiến thức Phật học đang truyền đạt thì đó mới thực sự mang lại những giá trị tốt đẹp.

+ Loại bỏ tạp niệm: Tạp niệm là những suy nghĩ sai trái, ác độc, có thể gây tổn hại đến người khác. Khi đọc kinh sẽ giúp bạn giác ngộ nhiều điều. Cho nên, đứng trước tam bảo tuyệt đối không thể sanh lòng tạp niệm, tham sân si, đố kỵ với người.

Nên niệm Phật vào ban ngày hay ban đêm?

Nên niệm Phật vào ban ngày hay ban đêm?

 

Có người cho rằng nên niệm Phật vào ban ngày, vì lúc đó tinh thần tỉnh táo nhất, tập trung nhất, dễ tiếp thu và giác ngộ những điều hay lẽ phải mà kinh Phật truyền đạt. Cũng có người lại cho rằng, vào ban đêm sẽ có nhiều ma quỷ quấy phá, tụng kinh niệm Phật vào ban đêm sẽ giúp cầu an, giúp cho những người yếu vía tránh bị quấy phá… Rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh cho nên, câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta nên niệm Phật vào ban ngày hay ban đêm là tốt nhất?

Thực tế, nếu đối với những Phật tử lâu năm thì giờ giấc sinh hoạt, tụng kinh niệm Phật đã được lên lịch trình theo chùa. Còn đối với những người tu tại gia, người không chuyên tu tập nhưng vẫn muốn tụng kinh niệm Phật thì bạn có thể tranh thủ thời gian thật sự rãnh rỗi, tránh nóng vội.

Niệm Phật vào ban ngày hay ban đêm thực ra không quyết định nhiều đến việc lời kinh giảng dạy có thấm nhuần tư tưởng hay không, có tôn kính đức Phật hay không. Mà bạn cần biết rằng, miễn là bạn giữ được tâm lành luôn hướng thiện, luôn cung kính Phật pháp thì bạn có thể thực hiện việc niệm Phật vào bất kỳ thời gian nào. Tuy nhiên, nên cố gắng duy trì một khung giờ đều đặn cố định mỗi ngày, để hình thành thói quen và dễ tiếp thu, khai thông trí tuệ được tốt hơn.

Tổng hợp 11 bài niệm Phật hàng ngày có thể trì niệm tại gia

Kiến thức của sách kinh Phật lên đến con số hàng trăm nghìn bộ khác nhau. Đối với những người không chuyên tu tập, có nguyện vọng học bài niệm Phật hằng ngày để trì tụng tại gia. Nhất định không thể bỏ qua 11 bài kinh nổi tiếng nhất dưới đây nhé.

Kinh Pháp Hoa

Kinh Pháp Hoa

 

Tên đầy đủ của bộ Kinh Pháp Hoa này được gọi là kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nó là một trong những bài Kinh Phật phổ biến nhất của Phật giáo Đại Thừa. Với lời lẽ răn dạy nhằm hướng con người đến những điều tốt lành, tìm cách giải thoát con người ra khỏi bể khổ. Người tu tập niệm Phật theo bộ kinh này có thể được khai thông trí tuệ, giác ngộ ra chân lý và đưa ra hành động đúng đắn.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=rLcDCLyIlYw

Kinh Vô Lượng Thọ

Kinh Vô Lượng Thọ

 

Với chủ đề mô tả chi tiết về thế giới Tây phương cực lạc, dẫn dắt và giới thiệu con người về nơi vĩnh hằng. Bộ kinh này chia sẻ những kiến thức về phương pháp tu đạo chân chính, cách giữ nghiêm giới luật, niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Đồng thời, chia sẻ cách giải nghiệp để con người có thể đi đến cõi Niết Bàn, thế giới linh thiêng của xứ Phật.

Niệm bộ kinh này giúp chúng ta nhận ra những điều tích cực từ trong thế giới thực tại. Khuyến khích bản thân không ngừng cố gắng tu tập để một mai bản thân được an lạc, siêu thoát thực sự.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=xGUwhZgVMaI

Kinh Sám Hối Hồng Danh

Kinh Sám Hối Hồng Danh

 

Đúng với tên gọi, đây là bộ kinh dành cho những ai đang lầm đường lạc lối, muốn hành thiện, tu tâm tích đức và sám hối về những lỗi lầm đã tạo thành nghiệp trong suốt thời gian con người đó tồn tại.

Cửa Phật luôn rộng mở. Không chối từ một ai. Luôn đón nhận những Phật tử tôn trọng Phật pháp, cung kính đức Phật. Do đó, dù bạn đã trót làm nên tội, thì việc niệm kinh sám hối này sẽ giúp khai thông trí tuệ, giúp bạn nhận thức được điều đúng đắn. Tiêu trừ nghiệp tạo. Hướng con người đến cuộc sống an lạc và tích cực, vui vẻ, phấn chấn hơn.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=PyyUtFND74k

Kinh Phổ Hiền

Kinh Phổ Hiền

 

Người tu tập niệm Kinh Phổ Hiền hằng ngày sẽ giúp thấm nhuần những triết lý nhân sinh sâu sắc. Giúp đưa con người vượt qua những kiếp nạn và dần vững bước trên con đường học đạo.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=x-WhkrWTZqI

Kinh Địa Tạng

Kinh Địa Tạng

 

Bộ Kinh Địa Tạng được xem là bộ kinh kinh điển nhất mà chắc chắn ai ai cũng từng biết đến. Tuy xếp vào danh sách những bài kinh có thể niệm Phật hằng ngày. Tuy nhiên trường hợp này có hơi chút khác biệt. Đó là khi gia đình có người sắp qua đời thì người thân nên mở bài tụng kinh niệm Phật này. Hoặc thuê người đến để tụng niệm. Nó giúp con người giảm cái đau xác thịt nơi trần thế, Xoa dịu nỗi thống khổ. Và cầu siêu cho linh hồn người sắp mất sẽ được siêu thoát.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=8teE_azE8wg

Kinh A Di Đà

Kinh A Di Đà

 

Nhắc đến những bài niệm Phật hằng ngày thì dường như Phật tử ai ai cũng biết rằng, bản kinh A Di Đà là bài kinh phổ biến được tụng niệm hằng ngày. Và giới không chuyên tu tập cũng nhất định không thể nào bỏ qua bài kinh ý nghĩa này được đâu nhé.

Bài kinh này ca ngợi công đức của các chư Phật. Nội dung của kinh truyền tải những bài giảng về đạo, về đời đầy triết lý nhân sinh do chính đức Phật Thích Ca tự giảng nói.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=YUiNU-910EY

Kinh Dược Sư

Kinh Dược Sư

 

Dược Sư hay còn được gọi với cái tên đầy đủ là Dược Sư Bồ Tát, Dược Dương Bồ Tát. Người có công giúp chúng sinh chữa bệnh, chữa nghiệp, thoát khỏi kiếp trầm luân khổ ải.

Tương truyền rằng, người tụng kinh Dược Sư sẽ sớm tiêu trừ bệnh tật. Luôn duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ, yêu đời, trân trọng giá trị cuộc sống.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=EW1SH25KcG0

Kinh Vu Lan báo hiếu

Kinh Vu Lan báo hiếu

 

Bộ Kinh Vu Lan báo hiếu hay còn gọi là kinh Cầu siêu thường được tụng nhiều nhất mỗi độ vào tháng 7 âm lịch. Người tụng kinh này duy trì tâm niệm tưởng nhớ công đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nguyện cầu bình an và siêu độ cho đấng sinh thành.

Tụng kinh niệm Phật bài Vu Lan nếu được duy trì hằng ngày có thể tạo nên lời chú nguyện có công năng mạnh mẽ, giúp cho bậc cha mẹ còn sống gia tăng tuổi thọ, hưởng hồng phúc. Còn cha mẹ đã mất thì sẽ được tăng thiện nghiệp, dễ siêu thoát và tái sinh.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=6i1PO6EtYiM

Chú Đại Bi

Chú Đại Bi

 

Chú Đại Bi được xem là Thần chú quảng đại cao siêu nhất, viên mãn nhất. Nó có khả năng tiêu trừ mọi kiếp nạn, xóa tan phiền não lo âu, giải trừ bệnh tật, cứu độ chúng sinh thoát cảnh lầm than u mê tăm tối. Chính vì nó được xem là câu thần chú viên mãn nhất nên hầu hết từ tăng ni Phật tử cho đến người không chuyên tu vẫn thường xuyên sử dụng nó như một bài niệm Phật hằng ngày.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=PQgkBBHS4vA

Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã Tâm Kinh

 

Đây là một bộ kinh Phật tuy hơi khó để đọc và hiểu. Vì nó nói về cái tâm của bờ bên kia, chứ không phải là cái tâm thông thường của người đời.

Bài kinh này có khả năng soi chiếu và nhìn thấu, giải thích cặn kẽ mọi nguồn cơn, gốc gác của sự vật, hiện tượng đã, đang và sẽ xảy ra trên thế gian này. Nhưng không phải ai tụng niệm cũng có thể hiểu được tường tân. Với người chuyên tu thì bộ Bát Nhã Tâm Kinh được ví như bộ kinh soi đường dẫn lối. Với người không chuyên tu, thì bạn cần có thời gian để nghiền ngẫm, suy nghĩ và thấu hiểu mới nhận thức hết được cái hay, cái ý mà bộ kinh muốn truyền tải.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=4YnWv9euxpk

Thần chú Om Mani Padme Hum

Thần chú Om Mani Padme Hum

 

Om Mani Padme Hum là câu thần chú 6 chữ của Quán Thế Âm Bồ Tát. Nó có thể đánh thức mọi giác quan, khai thông trí tuệ, cầu bình an, hướng con người từ nhận thức đến hành vi đúng đắn.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=ZyvryPjhoQY

Vậy là bài viết vừa rồi chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc quan tâm về vấn đề tụng kinh niệm Phật hiểu rõ hơn về ý nghĩa, công dụng cũng như cách thức niệm Phật như thế nào là đúng nhất. Đồng thời, chúng tôi cũng đã giới thiệu sơ qua 11 Bài niệm Phật hằng ngày mà bất kể bạn là giới Phật tử hay người tu tập tại gia, người không chuyên tu vẫn có thể sử dụng tụng niệm hằng ngày. Bạn có thể dễ dàng tìm các bản kinh trên các trang Phật giáo trực tuyến hoặc mua sách về để đọc tại nhà.

Phật luôn ở trong tim mỗi người. Chỉ cần trong lòng ta luôn cung kính Phật, hướng về Phật. Thì Đức Phật luôn ngự tại bên cạnh chúng ta.