Bài viết

trang trí bàn thờ đám cưới

Cách trang trí bàn thờ đám hỏi chuẩn nhất

Đám hỏi là một nghi thức quan trọng trước khi các cặp đôi tiến hành tổ chức lễ thành hôn.  Vào ngày này, nhà trai sẽ đem sính lễ sang nhà gái để xin dâu, cũng như báo cáo với tổ tiên ông bà tác thành, phù hộ cho mối nhân duyên.

Do đó, việc trang trí bàn thờ đám hỏi là rất cần thiết, nó giúp buổi lễ trở lên long trọng, ý nghĩa và suôn sẻ. Các đôi uyên ương có thể tham khảo cách trang trí bàn thờ đám hỏi dưới đây để có thể tự tay trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày vui trọng đại của bản thân.

Vì sao cần trang trí bàn thờ vào ngày cưới hỏi?

Vì sao cần trang trí bàn thờ vào ngày cưới hỏi?

 

Nếu bạn là người Việt Nam thì chắc hẳn không còn quá xa lạ với câu ca dao “Con người có tổ có tông như cây có cội như sông có nguồn”. Câu ca dao tuy ngắn gọn nhưng mang một ý nghĩa và thông điệp thật sâu sắc. Con người khi sinh ra cũng có ông bà, cha mẹ, tổ tiên, nguồn cội. Không phân biệt địa vị, sang hèn, chúng ta cần phải có lòng biết ơn đến những người đã có công ơn sinh thành, dưỡng dục.

Để bày tỏ lòng hướng về tổ tiên, gia đình, cũng như chứng minh truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, Từ bao đời nay, mỗi gia đình đều dành một khoảng không gian trang trọng nhất trong ngôi nhà để đặt bàn thờ gia tiên. Vào mỗi dịp lễ tết, giỗ chạp, ngày rằm mùng 1, hay những ngày trọng của cuộc đời như đám hỏi, đám cưới, con cháu sẽ dọn dẹp, trang hoàng và bày biện những vật phẩm đẹp nhất, ngon nhất lên bàn thờ tổ tiên để thể hiện tấm lòng thành kính của mình.

Ngoài ra, việc trang trí bàn thờ gia tiên vào ngày cưới hỏi còn như một lời thông báo, báo cáo với ông bà tổ tiên về việc gia đình có thêm một thành viên mới, cầu mong bậc bề trên phù hộ độ trì cho con đôi uyên ương mới sớm sinh quý tử, gia đình hòa thuận, hạnh phúc viên mãn về sau.

Xem thêm: Cách sắp xếp hoa quả khi thắp hương

Những lễ vật không thể thiếu trong trang trí bàn thờ đám hỏi

Những lễ vật không thể thiếu trong trang trí <b>bàn thờ đám hỏi </b> 

 

Trong ngày lễ đính hôn (đám hỏi) thì việc chuẩn bị lễ vật để bày biện trên bàn thờ gia tiên là việc cực kỳ quan trọng. Tùy từng gia đình, mà gia chủ có thể bày biện lễ vật lên bàn thờ chính hoặc bàn thờ tượng trưng ở phòng khách (được lập ra để mọi người chứng kiến nghi lễ đính hôn). Dù là bàn thờ chính hay bàn thờ tượng trưng thì gia chủ cũng phải chuẩn bị đầy đủ một số vật phẩm cần thiết sau:

– Bát hương và lư hương: Đây là đồ thờ cúng không thể thiếu được trên bàn thờ và trong phòng thờ của mỗi gia đình. Trong đám cưới hỏi cũng vậy, nếu gia chủ có phòng thờ sính lễ đặt trong phòng thờ thì sử dụng bát hương gia tiên đã có sẵn. Nếu dùng bàn thờ tượng trưng thì sử dụng kết hợp cả lư hương và bát hương bằng đồng để thắp nhang.

trang trí bàn thờ đám cưới

 

– Hương, đèn, nến: Bên cạnh bát hương và lư hương thì trên bàn thờ lễ ăn hỏi còn có thêm đôi chân đèn hoặc chân nến tùy từng gia đình, có những gia đình sử dụng đèn dầu vẫn được. Vào ngày này, tại miền Nam, tùy theo tôn giáo mà nhà gái sẽ chuẩn bị chân nến, còn nhà trai sẽ chuẩn mang đôi nến khắc hình long phụng màu hồng hoặc đỏ đến cắm vào. Ở miền Trung gia chủ cũng bày cặp nến gọi là nến tơ hồng.

Câu đối và chữ Hỷ: Trong những ngày vui trọng đại nhất là bàn thờ lễ đính hôn, chắc chắn các bạn không còn quá xa lạ với cách trang trí treo chữ Hỷ và câu đối. Chữ Hỷ viết bằng chữ Hán hoặc chữ quốc ngữ trên nền giấy màu đỏ có kích thước lớn thường được treo ngay phía trên bàn thờ trong lễ đính hôn, mang ý nghĩa báo nhà có tin vui, đồng thời giúp không gian ngày cưới được trang trọng, rực rỡ, đẹp mắt, linh thiêng và vui vẻ hơn.

– Hoa tươi: là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ lễ ăn hỏi của bất kỳ vùng miền hay tôn giáo nào. Hai lọ hoa tươi, màu sắc rực rỡ được bày cân đối trên bàn thờ thể hiện lòng tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên, vừa mang lại tính thẩm mỹ, tươi mới bàn thờ lễ hỏi. Gia chủ có thể sử dụng thêm lẵng hoa, giỏ hoa, hoa đĩa để trang trí thêm cho bàn thờ. Hoa tươi được sử dụng trong ngày này là cúc, hoa hồng, có thể là màu đỏ, trắng hoặc màu vàng.

– Lễ vật khác: Gia chủ có thể bày biện thêm những lễ vật khác như mâm ngũ quả, xôi gấc, gà luộc, bia, rượu, bánh phu thê, trầu cau, trà rượu… Mâm ngũ quả có thể kết hình long phụng để tăng sự sang trọng, đẹp mắt cho không gian thờ cúng.

Xem thêm: Có nên thờ 4 bát hương trên 1 ban thờ không?

Cách trang trí bàn thờ lễ ăn hỏi chuẩn nhất

Cách trang trí bàn thờ lễ ăn hỏi chuẩn nhất

 

Cách trang trí bàn thờ lễ ăn hỏi cũng không quá phức tạp như nhiều gia chủ nghĩ. Bạn chỉ cần tuân thủ theo các nguyên tắc và vị trí sắp xếp các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ gia tiên vào ngày lễ tết. Thêm vào đó, gia chủ cần lưu ý, bàn thờ trong lễ hỏi cần được trang trí bằng tông màu đỏ. Vì đây là tông màu đại diện cho hỷ sự, niềm may mắn, tươi vui. Hoặc bạn cũng có thể chọn trang trí bàn thờ gia tiên bằng màu xanh lá hoặc màu hồng.

Bày trí mâm ngũ quả và cắm hoa cho bàn thờ gia tiên ngày cưới hỏi theo từng vùng miền như sau:

– Đối với mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên ngày cưới của người Miền Bắc thường có : Chuối xanh, bưởi, xiêm, đào, phật thủ, hồng, trái lekima, quýt/quất, đu đủ,…

– Mâm ngũ quả ngày hỏi trên bàn thờ gia tiên của người Miền Trung thường gồm: Thanh Long, mãng cầu, chuối, xoài, thơm dừa, dưa hấu, cam, quýt, đu đủ,  sung,…

– Những loại quả cần có khi bày mâm ngũ quả bàn thờ gia tiên ngày cưới của người Miền Nam là: Mãng cầu, dừa, xoài, đu đủ, sung, chuối…

Xem thêm: Những câu đối treo ban thờ đẹp

Lưu ý khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới hỏi

  • Khi mua hoa quả để trang trí bàn thờ gia tiên vào ngày cưới hỏi, gia chủ nên lưu ý các loài hoa không nên mua là: Hoa sen, hoa ly trắng, hoa hướng dương, hoa tulip, hoa lay ơn, cúc vạn thọ….Mặc dù những loài hoa này có màu sắc và hình dáng rất đẹp nhưng nó không phù hợp cho lễ cưới hỏi.
  • Lễ cúng gia tiên không thể chuẩn bị sơ sài, cần phải đầy đủ và thể hiện được thành ý của gia chủ với tổ tiên: Xôi gấc, gà luộc miệng ngậm hoa hồng, trầu cau, chè, rượu, thuốc lá, vàng mã, hương, hoa, nến, trà, quả…
  • Tới giờ rước dâu, cha mẹ hai bên cùng cô dâu, chú rể phải cùng thắp hương chắp tay khấn vái thành tâm trên bàn thờ gia tiên để báo cáo với tổ tiên về hỷ sự của hai bên gia đình. Hôn lễ chính phải được cử hành trong phòng thờ hoặc nơi có bàn thờ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách trang trí bàn thờ đám hỏi , cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của nhà thờ họ hôm nay.

bàn thờ thiên

Cách cúng bàn thờ thiên ngoài trời

Bàn thờ thiên ngoài trời hay cây hương không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam ta. Tuy nhiên bàn thờ thiên thờ những ai, vị trí đặt ở đâu và cách cúng bàn thờ thiên ngoài trời như thế nào cho chuẩn thì không phải ai cũng biết. Để giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này, mời bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết.

Bàn thờ thiên ngoài trời là gì?

<b>bàn thờ thiên </b> ngoài trời là gì?

 

Bàn thờ thiên ngoài trời hay còn gọi là cây hương hoặc bàn thờ lộ thiên. Đây là bàn thờ được gia chủ xây dựng ngoài trời. Thông thường mặt bàn sẽ được đổ bê tông bằng phẳng, đặt trên một chiếc cột bằng đá hoặc cột xây bằng gạch cao khoảng 80cm. Với gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hơn thì có thể dùng đá tự nhiên nguyên khối để đục khắc, tạo kiểu. bàn thờ thiên sẽ được đặt ở góc vườn, cổng… thay vì để trong nhà như bàn thờ Phậtbàn thờ gia tiên.

 

Xem thêm: Cách cúng giao thừa ngoài trời

Bàn thờ thiên ngoài trời thờ ai?

<b>bàn thờ thiên </b> ngoài trời thờ ai?

 

Lập bàn thờ thiên ngoài trời là phong tục đã có từ lâu đời ở nước ta. “Thiên” nghĩa là “Trời”. Từ ngàn đời xưa, Trời có vị trí vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng dân gian và được xếp trước Phật theo thứ tự thờ bái là Trời – Phật – Thánh – Thần”. Do đó, nhiều gia đình đã lập cây hương để thờ trời.

Cũng có quan niệm cho rằng, bàn thờ ngoài trời là nơi thờ tiền chủ tức người chủ đầu tiên của ngôi nhà. Bởi theo người xưa quan niệm, ngôi nhà ở cõi dương luôn có sự thay đổi theo thời gian, nhưng ở cõi âm thì người tiền chủ vẫn luôn nhớ về ngôi nhà xưa nay của họ. Chính vì thế, những người chủ mới vì không muốn bị vong âm quấy nhiễu, làm phiền nên họ đã lập bàn thờ ngoài trời để thờ cúng chủ cũ.

Người ta thường cúng bàn thờ thiên ngoài trời vào ngày rằm, mồng một hay các ngày lễ tết trong năm hoặc khi trong nhà có người gặp chuyện không may, đau ốm, công việc trắc trở họ sẽ thắp hương cầu may và bình an.

Xem thêm: Ý nghĩa của việc thờ Quan Công

Ý nghĩa việc đặt bàn thờ ngoài trời là gì?

Theo quan điểm về tâm linh, không phải ngẫu nhiên mà cây hương được đặt ngoài trời và thẳng đứng hướng lên trên, mà nó là cách để con người tạo nên sự kết nối giữa trời – đất, và hai cõi âm – dương. Truyền tải mong ước của họ về một cuộc sống tốt đẹp, may mắn, thành công hơn, cũng như cầu mong thời tiết quanh năm mưa thuận gió hòa.

Việc lập cây hương thì dễ nhưng hóa giải thì khó, do đó không phải gia đình nào cũng có bàn thờ thiên . Với những gia đình nào có tiền chủ linh thiêng họ sẽ lập bàn thờ bên ngoài để thờ cúng. Cũng có thể do tín ngưỡng của từng người, bởi họ nghĩ thờ trong nhà sẽ bị vướng bởi mái nhà không tốt, nên cần lập bàn thờ ngoài trời để thông thiên, như vậy ông trời mới độ.

Xem thêm: Ý nghĩa của 3 hũ gạo muối nước trên ban thờ

Kích thước bàn thờ thiên chuẩn phong thủy

Kích thước <b>bàn thờ thiên </b> chuẩn phong thủy

 

Bất kì vật phẩm nào khi đã dùng để thờ cúng thì cần phải lựa chọn kỹ lưỡng về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu và đặc biệt là kích thước. Với bàn thờ ngoài trời cũng vậy. Khi thiết kế chúng ta cần tuân theo quy tắc sau:

Xem thêm: Cốt bát hương là gì?

Kích thước mặt bàn

Tùy theo diện tích của nơi đặt bàn thờ rộng hay hẹp, sở thích và quan điểm tâm linh của từng người mà kích thước bàn thờ cũng có sự khác biệt. Thông thường, kích thích mặt bàn thờ thiên chuẩn phong thủy thường là 69x69cm; 69x81cm hoặc 81x81cm.

Với những bàn thiên ngoài trời không có mái che thì mặt bàn thường là hình vuông hay hình chữ nhật. Điều này sẽ giúp việc bày trí đồ thờ cúng được dễ dàng hơn, tránh được đổ vỡ. Với những bàn thiên có mái che thì mặt bàn thờ sẽ được thiết kế đa dạng hơn, gia chủ có thể cách điệu bằng hình lục giác cầu kỳ và đẹp mắt.

Chiều cao bàn thờ

Cũng như mặt bàn thì chiều cao bàn thờ thiên cũng kích thước khác nhau. Thường phần chân đế sẽ cao khoảng trên hoặc bằng 20cm, riêng phần thân trụ chính của bàn thiên sẽ giao động từ 70 – 80cm.

Như vậy chiều cao tổng vậy của cây hương ngoài trời sẽ lớn hơn hoặc bằng 110cm. Khi lựa chọn kích thước bàn thờ bạn nên chọn các cung đẹp theo thước lỗ ban, sao cho hợp với tuổi của chủ nhà để bàn thờ tụ khí, đem đến tài lộc cho gia đình.

Một số kích thước bàn thờ thiên ngoài trời phổ biến

Để gia chủ hiểu rõ hơn về cách tính trên, chúng tôi sẽ cập nhật thêm một số kích thước bàn thờ thiên ngoài trời phổ biến nhất hiện nay dưới đây.

  1. Bàn thiên ngoài trời không mái:

Bàn thiên ngoài trời không mái:

 

– Kích thước đế vuông 42cm x 42cm x dày 17cm hoặc 55 x 55 x độ dày 17cm.

– Kích thước cột tròn, vuông là 18cm x 18cm x chiều cao 76cm hoặc 20cm x 20cm x cao 76cm.

– Kích thước mặt ban 69cm x 69cm x độ dày 14cm hoặc 81cm x 81cm x dày 14cm.

– Kích thước bài vị: Chiều rộng 61cm x chiều cao 39cm x độ dày 08cm hoặc 75cm x cao 39cm x dày 08cm.

Kích thước trên được áp dụng cho loại mặt ban 69cm x 69cm và mặt ban 81cm x 81cm. Cả hai loại trên đều cùng một kích thước cao từ đế đất lên mặt ban là 1m07, và cao tổng thể là 1m46.

Xem thêm: Cách bày ban thờ thần tài chuẩn phong thủy

 

  1. Loại bàn thiên ngoài trời có một mái:

 

Loại bàn thiên ngoài trời có một mái:

 

– Kích thước đế vuông 45cm x 45cm x độ dày 17cm hoặc 60cm x 60cm x dày 17cm.

– Kích thước cột vuông là: 20cm x 20cm x chiều cao 76cm hay 25cm x 25cm x cao 76cm.

– Mặt ban 69cm x 69cm x độ dày 14cm, với loại to là 81cm x 81cm x dày 14cm.

– Bài vị rộng 61cm x cao 69cm x độ dày 08cm hoặc 75cm x cao 69cm x dày 08cm.

– Mái đao 75cm x 75cm x dày 15cm hoặc 88cm x 88cm x dày 18cm.

Kích thước trên áp dụng cho bàn thờ có mặt ban 69x69cn và 81x81cm, chiều cao từ đất đến mặt ban là 1m07, khung thờ cao 69cm và cao tổng thể là 2m12.

Cách đặt bàn thờ thiên ngoài trời

Những ai đang có ý định lập cây hương bằng xi măng thì đừng bỏ qua nội dung dưới đây để tránh phạm vào luật thờ cúng, đặt sai vị trí, kẻo rước họa vào thân.

Xem ngày đặt bàn thờ ngoài trời

Trước khi đặt bàn thờ ngoài trời, gia chủ nên chọn ngày tốt trong tháng hợp tuổi với chủ nhà. Không lập bàn thờ vào ngày mùng 5, 14, 23, đây là ba ngày cực kỳ xấu trong tháng. Thay vào đó gia chủ hãy chọn ngày giờ hoàng đạo để mang lại nhiều may mắn và tài lộc, giúp gia đạo bình an, khỏe mạnh, mọi việc được tiến hành thuận thành, tốt đẹp.

Vị trí đặt bàn thờ ngoài trời

Bàn thờ ngoài trời cần đặt ở vị trí thoáng đãng, rộng rãi, có thể đặt phía trước cửa nhà, rìa cổng, hoặc mép sân vườn. Đây là những nơi giao thoa giữa bầu trời và mặt đất, vị trí thích hợp để đặt bàn thờ. Tuyệt đối không đặt cây hương trong nhà hoặc gần khu vực vệ sinh.

Xem thêm: Cách thay bát hương cũ chuẩn tâm linh

Hướng đặt bàn thờ ngoài trời

Khác với bàn thờ Phật và gia tiên, bàn thờ thiên không quan trọng đặt theo hướng nào, bởi bốn phương tám hướng đều là trời, vì thế quay hướng nào cũng mang lại điều tốt lành cho gia chủ. Miễn sao vị trí và hướng thuận tiện cho việc hương khói hàng ngày và hài hòa với không gian sống.

Theo lời khuyên của các bậc tiền bối thì thời gian thích hợp nhất để cúng bàn thờ thiên ngoài trời là chạng vạng tối (5-7h tối), hoặc giờ Mão tờ mờ sáng tức 5-7h sáng, vì đây là khoảnh khắc âm dương giao hòa. Do vậy, gia chủ nên đặt bàn thờ tại vị trí sáng sủa, nơi giáp ranh giữa trong và ngoài của ngôi nhà để tiện cho việc cúng bái bày đồ lễ.

Cách bài trí và sắm lễ cúng bàn thờ thiên ngoài trời

Việc bày trí bàn thờ ngoài trời cũng không quá cầu kỳ, thường thì trên bàn thờ thiên chỉ cần một bát hương, một lọ hoa và 3 chum nước. Hằng ngày gia chủ chỉ cần thay nước và thắp 1 hoặc 3 nén hương là đủ. Đến ngày rằm mùng 1 hay lễ tết thì cúng thêm trái cây và bánh kẹo, trầu cau, hoa tươi, tiền vàng…

Điều này vừa thể hiện được lòng thành của gia chủ, vừa giúp các nguyện ước của gia chủ sớm thành hiện thực, các thành viên trong gia đình mạnh khỏe, bình an.

Xem thêm: Cách sắm lễ tạ đất đầu năm

Văn khấn cúng bàn thờ thiên ngoài trời ngắn gọn

Xin kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần

Tín chủ chúng con trong nhà là ……… Năm nay……Tuổi 

Hiện nay đang cư ngụ tại địa chỉ……….

Hôm nay được biết là ngày….tháng….năm…

Tín chủ con xin thành tâm sắm chút lễ mọn gồm hương hoa trà quả và đốt nén tâm hương để kính dâng lên trước án thành tâm kính mời Đức Hoàn thiên hậu Thổ cùng với các Chư vị Tôn Thần. 

Tiền chủ thương xót tín chủ mà giáng lâm trước án và chứng giám lòng thành mà thụ hưởng chút lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia được an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, suôn sẻ. Chúng con với lễ bạc tâm thành kính án trước lễ, cúi xin được tiền chủ phù hộ độ trì và che chở. 

Phục duy cẩn cáo!

 

Xem thêm: Văn khấn động thổ xây nhà

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc lập và cúng bàn thờ thiên ngoài trời. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

tiền trên ban thờ thần tài

Có nên đặt tiền thật lên bàn thờ thần tài

Bàn thờ thần tài là nơi thờ Tài Bạch Tinh Quân (Triệu Công Nguyên Soái) vị thần đem lại tiền tài, may mắn cho người thờ cúng. Mọi vật phẩm đặt trên bàn thờ cần được lựa chọn và tính toán kỹ lưỡng để biểu đạt được lòng thành của gia chủ, cũng như giúp bàn thờ tụ khí, thần linh chứng giám phù hộ.

Vậy cúng thần tài vào ngày nào? Có nên đặt tiền thật lên bàn thờ thần tài không? Những vật phẩm cần có khi thờ cúng là gì, mời các bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết

Cúng Thần Tài ngày nào?

Cúng Thần Tài ngày nào?

 

Ông bà ta thường có câu: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” do đó hầu hết các gia đình, đặc biệt là những ai làm trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán, họ sẽ vô cùng lưu tâm đến vấn đề này. Ngoài việc thờ cúng ông bà tổ tiên, thổ công, táo quân thì các gia đình sẽ lập thêm bàn thờ  Thần Tài – vị thần cai quản tài lộc của mỗi gia đình, để thờ cúng cầu mong ngài phù hộ cho công việc làm ăn của gia chủ gặp nhiều may mắn, phát đạt.

Người Việt ta từ xưa đến nay vẫn lấy ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài. Trong ngày này, các gia đình sẽ mua vàng và chuẩn bị mâm lễ cúng để dâng lên vị Thần cai quản Tài Lộc. Với mục đích là để cầu xin công việc làm ăn thuận lợi, phát đạt, cả năm lộc lá đầy nhà. Đồng thời, mong muốn Thần Tài cai quản theo sát gia chủ đồng hành, phù hộ họ trên con đường thăng tiến, thành công.

Có nên đặt tiền thật lên bàn thờ thần tài hay không?

Có nên đặt tiền thật lên <b>bàn thờ thần tài </b> hay không?

 

Bàn thờ thần tài là nơi thờ cúng linh thiêng, có ảnh hưởng tới Tài Lộc và vận may của gia chủ. Nên không phải vật gì cũng có thể tùy tiện đặt lên bàn thờ được. Có nhiều người vẫn quan niệm rằng, đặt tiền thật lên bàn thờ sẽ giúp gia đình ăn nên làm ra. Các thành viên trong gia đình ai cũng có công việc ổn định, sung túc về tài chính. Có thật như vậy?

Theo các chuyên gia phong thủy chia sẻ, việc bạn đặt tiền thật lên bàn thờ thần tài là rất tốt. Tuy nhiên, tiền không được đặt trên ban thờ từ năm này chuyển sang năm khác. Bởi như vậy là việc làm không tốt, thiếu trách nhiệm trong thờ cúng, mang đến khó khăn chồng chất, hao tổn tài lộc, công việc của gia đình sẽ gặp nhiều trắc trở. Mỗi năm ta nên bao sái bát hương, tỉa chân bát hương và thay tiền cũ ra.

bao sái bát hương

 

Tiền thật đặt trên bàn thờ gọi là tiền lộc, không cần có mệnh giá lớn mà chỉ cần thể hiện tâm ý của chủ nhân ngôi nhà. Nhưng ta cần đặt tiền mới nên bàn thờ. Vì tiền cũ đã được lưu hành từ lâu, qua tay quá nhiều tay người sử dụng, nên không tránh khỏi ô uế, nhàu nát. Do đó nếu dùng để thờ cúng sẽ không tốt, có thể làm thần linh nổi giận, không độ cho gia đình.

Mâm lễ cúng dâng lên bàn thờ thần tài gồm những gì

Mâm lễ cúng dâng lên <b>bàn thờ thần tài </b> gồm những gì

 

Mâm lễ cúng thần tài hàng ngày và mùng 1 hôm rằm thường là hoa quả, đồ chay, tiền thật. Còn vào ngày vía Thần Tài, gia chủ sẽ dâng thêm mâm lễ mặn gồm con tôm, miếng thịt, quả trứng luộc gọi là Bộ Tam Sên.

 

bộ tam sến

 

Bộ Tam Sên đại diện 3 loài vật tượng trưng cho hành Thổ – Thủy – Thiên trong đó:

– Thịt lợn ( lợn là động vật sống trên cạn tượng trưng cho hành Thổ),

– Tôm hoặc cua (sống dưới nước tượng trưng cho Thủy)

– Trứng gà hoặc trứng vịt (loài có lông vũ bay trên trời là Thiên).

Ngoài ra lễ vật đi cùng còn có hương, hoa, đèn, giấy, thuốc lá… chuẩn bị đầy đủ lễ vật giúp bày tỏ lòng thành kính với thần linh, đồng thời cầu xin bề trên phù hộ cho một ngày mới, tuần mới, tháng mới và một năm mới làm ăn phát đạt. Bên cạnh bộ Tam Sên, có nơi người dân còn sử dụng cá lóc nướng để cúng Thần tài.

Những lưu ý khi thờ Thần Tài

Những lưu ý khi thờ Thần Tài

 

Khi thờ cúng thần linh, phật hay gia tiên gia chủ cũng cần lưu ý, thường xuyên phải lau dọn bàn thờ và khu vực phòng thờ gọn gàng sạch sẽ. Thường xuyên bao sái rút chân nhang để tránh tình trạng bát hương bị cháy gây ảnh hưởng xấu đến gia đạo và an toàn của các thành viên trong gia đình.

Không được thờ thần tài chung với bàn thờ gia tiên

 

Không được thờ thần tài chung với bàn thờ gia tiên

Vị trí đặt bàn thờ tốt nhất là góc cửa chính, tựa lưng vào tường, không kê bàn thờ quá cao. Hướng tốt là hướng Tây Bắc thuộc cung Quý Nhân sẽ mang đến sự bình an, may mắn. Hay hướng Đông Nam thuộc cung  Thiên Lộc mang lại may mắn về tiền bạc, gia sản cho gia chủ. Bạn cũng có thể đặt bàn thờ theo hướng 4 chòm sao tốt nhất như Thiên Y, Sinh Khí, Diên Niên, Phục Vị, như vậy sẽ rất tốt cho phong thuỷ, hợp mệnh gia chủ.

Tuyệt đối không đặt bàn thờ Thần Tài ở những nơi ẩm thấp gần khu vực vệ sinh, dưới hoặc đối diện gương soi. Tác động xấu từ những vật ô uế này sẽ làm ảnh hưởng đến linh khí của “bề trên”.

Gia chủ có thể thắp hương hàng ngày hoặc vào dịp mùng 1 hay ngày rằm, ngày vía thần. Bên phải của ban thờ nên đặt một bình hoa tươi. Đặc biệt, hoa dùng để thắp hương là loại hoa mang ý nghĩa may mắn như hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa mẫu đơn…

Nên tránh chọn những loại hoa không may mắn như hoa nhài, hoa phong lan, hoa phù dung hoặc hoa đại. Bên trái bàn thờ đặt mâm bồng để quả. Tuyệt đối không để hoa quả hỏng, khô héo trên bàn thờ Thần Tài.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp quý đọc giả giải đáp được thắc mắc có nên đặt tiền thật lên bàn thờ gia tiên không. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

chọn bộ đồ thờ thần tài phong thủy

Bộ đồ thờ thần tài gồm những gì?

Bộ đồ thờ thần tài đẹp gồm những gì và sắp xếp ra sao để thu hút tài lộc là vấn đề mà rất nhiều gia chủ quan tâm, đặc biệt là chủ kinh doanh, buôn bán. Không phải cứ mua nhiều vật phẩm bài trí hết lên bàn thờ là tốt, mà ta cần tuân theo những nguyên tắc cụ thể. Nếu bạn chưa biết nhiều về phong thuỷ trong thờ thần tài thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết này của nhà thờ họ, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về lĩnh vực này.

Bộ đồ thờ Thần Tài bao gồm những gì ?

Bộ đồ thờ Thần Tài bao gồm những gì ?

 

Để phục vụ đúng và đủ nhu cầu của gia chủ khi chọn mua bộ đồ thờ thần tài , chúng tôi chia ra 2 phần như sau: bộ đồ thờ thần tài đầy đủ và bộ đồ thờ thần tài cơ bản. Trọn bộ đồ thờ thần tài cơ bản bao gồm những vật phẩm thờ sau:

  • Bàn thờ thần tài, thổ địa
  • Tượng Thần
  • Bài vị
  • Bát hương
  • Ống hương
  • Lọ hoa
  • Chóe thờ hay 3 hũ gạo muối nước
  • Kỷ chén thờ (có thể chọn loại 3 hoặc 5 chén thờ)
  • Chậu hay bát nước rắc cánh hoa
  • Mâm bồng (Đĩa quả)
  • Ông Cóc

Bộ thờ thần tài

Cách sắp xếp đồ thờ thần tài cơ bản cũng giống bàn thờ thổ công.  Anh/chị nên thỉnh đầy đủ các đồ thờ cơ bản để giúp bàn thờ tụ tài lộc và làm hưng vận khí, thuận lợi cho đường làm ăn, buôn bán.

 

Bộ đồ thờ thần tài đầy đủ và cao cấp 

Bộ đồ thờ thần tài đầy đủ và cao cấp 

✅✅✅ Xem thêm: Có Nên đặt tiền thật lên ban thờ thần tài hay không?

Với những người có điều kiện kinh tế khá giả, tín tâm thì không thể bỏ qua bộ đồ thờ thần tài đẹp cao cấp. Ngoài những đồ thờ cơ bản bắt buộc như chúng tôi chia sẻ ở trên, bạn nên thỉnh thêm các đồ thờ như:

bộ đồ thờ thân tài cao cấp

 

  • Tượng Phật Di Lặc làm bằng đá: Phật Di Lặc được đặt trên nóc của bàn thờ Thần Tài (với những bàn thờ có mái bằng), đại diện cho sự quản lý, ngăn chặn các vị thần lơ là công vụ hoặc làm điều khuất tất.
  • Tụ bảo bồn đá: đây là vật phẩm mang rất nhiều năng lượng giúp giải trừ hung khí, gia tăng cát khí, mang lại may mắn, bình an cho gia chủ.
  • Tháp tỏi (hoặc 5 củ tỏi bày trên đĩa hoặc treo dây): Với ý nghĩa xua đuổi tà khí giúp cho cửa hàng luôn được sạch sẽ, dễ tụ tài lộc.
  • Đèn lưu ly: mang hàm ý mong muốn gia chủ có trí tuệ sáng suốt, đầu óc tinh tường.
  • Tỳ hưu và Thiềm thừ là 2 linh vật được ông thần tài và thổ địa dùng để cưỡi trên lưng đi trầu.
  • Ngũ phúc hoa mai: treo dọc 2 bên bàn thờ.
  • 5 đồng hoa mai: tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn dùng để chấn kích, làm tăng phúc khí, tài lộc. Lần lượt đặt dưới thần tài, ông địa, bát hương, long quy, thiềm thừ.
  • Long quy: tượng rùa đầu rồng có tác dụng chấn sát.
  • Bình hút lộc: giúp đem lại may mắn, của cải và bình an cho gia chủ.
  • Nậm rượu và đèn dầu
  • Bộ ấm chén trà
  • Hoa sen gỗ hoặc đồng tiền xu
  • Cây đại phát lộc.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ thần tài của chủ cũ có nên giữ lại ?

Ngoài ra trên thị trường cũng có một số sản phẩm kích tài lộc khác, bạn cũng có thể thỉnh để đặt lên bàn thờ. Nhưng cần tham khảo chuyên gia phong thuỷ để đặt đúng chỗ, tránh việc đặt tuỳ tiện, lộn xộn khiến bàn thờ Thần Tài bị ảnh hưởng xấu, giảm tài lộc.

Tiêu chí chọn mua bộ đồ thờ thần tài

Để mua một bộ ban thờ Thần Tài đẹp mỗi gia chủ đều phải có một tiêu chí riêng, nhưng chung quy lại mọi người thường có tiêu chí như sau:

Chọn bộ đồ thờ thần tài phù hợp với diện tích phòng

 

Chọn bộ đồ thờ thần tài phù hợp với diện tích phòng

 

Tùy thuộc vào diện tích và không gian thờ cúng mà gia chủ lựa chọn bàn thờ và bộ thờ Thần Tài cho phù hợp. Tất cả cần được bài trí hài hoà. Không nên chọn bàn thờ quá nhỏ hoặc quá to so với không gian, đồ thờ quá nhiều hoặc quá ít, sẽ tạo lên cảm giác kệch cỡm, bí bức.

 

bộ đồ thờ thần tài đẹp

 

Các kích thước bàn thờ Thần Tài được các chuyên gia nghiên cứu về phong thuỷ và tâm linh khuyên dùng là những kích thước chuẩn tài lộc, cụ thể: Bàn thờ có chiều rộng: 31cm, 36cm, 41cm, 48cm, 56cm, 61cm, 81cm… còn chiều cao và sâu sẽ phụ thuộc vào kiểu dáng và mái bàn thờ.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bày ban thờ thần tài chuẩn phong thủy

Chọn bộ đồ thờ thần tài theo mệnh

Một trong những tiêu chí hàng đầu được các gia chủ tìm hiểu trước khi thỉnh đồ thờ chính là phải hợp với mệnh của gia chủ. Không có ai mệnh Kim lại chọn đồ thờ của người mệnh hoả về thờ. Vì như vậy sẽ tạo nên sự xung khắc, làm ảnh hưởng đến vận khí, tài lộc của gia chủ.

Chọn bộ đồ thờ thần tài theo tài chính

Trọn bộ đồ thờ thần tài được chia theo mức tài chính khác nhau để gia chủ thoải mái lựa chọn. Sao cho vừa đáp ứng được tiêu chí kích thước, hợp mệnh lại vừa với hầu bao của gia đình.

Trọn bộ thờ cơ bản sẽ có giá giao động từ 2 – 7 triệu đồng tùy vào kích thước và chất liệu đồ thờ. Chính vì thế nó phù hợp với rất nhiều gia đình, doanh nghiệp, công ty, văn phòng bất động sản.

bộ đồ thờ thần tài đầy đủ sẽ có giá dao động từ 7-40 triệu tùy thuộc vào kích cỡ và chất liệu đồ thờ. Nó phù hợp với những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, doanh nghiệp lớn.

Chọn bộ đồ thờ thần tài theo chất liệu đồ thờ

Chọn bộ đồ thờ thần tài theo chất liệu đồ thờ

 

Nếu bạn là người mua hàng thông minh, thì không thể để một số chủ quán tư vấn thổi phồng về chất lượng và mục đích sử dụng của từng đồ thờ, từ đó tránh được các nhầm tưởng mua phải đồ tốt giá rẻ. Để bạn có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn được đồ tốt, nhà thờ họ sẽ giúp bạn chia đồ thờ theo 4 chất liệu chính là: Gỗ tự nhiên, gốm sứ, bột đá, và Composite.

Một trong những nguyên liệu chủ yếu để chế tác bàn thờ và vật dụng thờ cúng thần tài đó chính là gỗ tự nhiên. Các loại gỗ thường được sử dụng làm bàn thờ, đũa, bình đựng hương, ngai thờ. Một số loại gỗ tiêu biểu là: gỗ sồi, gỗ hương, gỗ gụ, gõ đỏ, gỗ pơ mu, gỗ thông Mỹ, gỗ xoan đào…

Bột đá thường chỉ được dùng làm thành: Tượng Di Lặc, Tượng Thần Tài -Thổ Địa, Tượng Thần Tiền, Bồn Tụ Bảo. Có nhiều loại như bột đá thịnh hành như: bột đá Hồng Kông, Bột đá Trung Quốc, bột đá Đài Loan.

Gốm Sứ: Gần như tất cả các đồ thờ trên bàn thờ gia tiên, thần tài đều có thể làm từ chất liệu gốm sứ. Đồ gốm sứ được ưa chuộng nhất hiện nay là: Gốm sứ Bát Tràng cao cấp, gốm sứ Hải Dương,  Gốm sứ Đài Loan (hàng xịn).

Composite: Đây là chất liệu tổng hợp dùng để đúc tượng và một số đồ thờ khác. Tuy nhiên chúng khá nhẹ và không có độ bền cao như chất liệu gỗ tự nhiên, gốm sứ và bột đá.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn thần tài chuẩn nhất

Theo phong cách thiết kế

Gia chủ có thể chọn đồ thờ theo phong cách thiết kế như tân cổ điển, cổ điển hoặc hiện đại. Tuy nhiên, ngày nay, gia chủ thường rất ưa chuộng phong cách hiện đại. Dưới đây là những lý do mà gia chủ nên chọn mua bàn thờ Thần Tài kiểu hiện đại.

Bàn thờ Thần Tài kiểu hiện đại có kích thước nhỏ gọn phù hợp với nhiều không gian sống khác nhau như văn phòng, chung cư, nhà ống, biệt thự. Dễ dàng nâng cấp và tùy biến đồ thờ theo mong muốn của gia chủ. Có thể tận dụng mái bàn thờ đặt các vật phẩm phong thuỷ kích tài lộc.

Mẫu bàn thờ thần tài hiện đại này giúp cho bàn thờ thêm phần sáng sủa khi lược bỏ đi chi tiết cột phía trước. Đặc biệt, đây là bàn thờ rất được yêu thích bởi hoạ tiết trang trí nhẹ nhàng, tinh tế, mẫu mã đa dạng mang lại vẻ đẹp sang trọng, trang nghiêm cho không gian thờ tự.

Cách bài trí đồ thờ Thần tài theo phong thủy

Cách bài trí đồ thờ Thần tài theo phong thủy

 

Biết được cách bày trí bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thuỷ sẽ giúp gia chủ kích lộc, kinh doanh hồng phát, tiền vào như nước và cực kỳ may mắn.

Chúng tôi xin chia sẻ cách bày trí trọn bộ đồ thờ thần tài như sau:

  • Tượng Di Lặc: Đặt lên trên mái của bàn thờ (áp dụng đối với bàn thờ thần tài hiện đại mái bằng)
  • Bài vị: đặt trong cùng phía sau lưng thần tài, thổ địa.
  • Tượng Thần Tài Thổ Địa : Tượng thần tài đặt vào trong bên trái, ông địa đặt bên phải phía trước bài vị. Đối với những ban thờ ngang 58cm trở lên, bạn cũng có thể thờ thêm Thần Tiền ở giữa Thần Tài và Thổ Địa
  • Bát hương: Đặt vào chính giữa bàn thờ, hình song long chầu nguyệt trên bát hương đặt chính giữa và hướng ra ngoài.
  • Choé thờ: đặt phía sau bát hương, trước tượng thờ.
  • Mâm bồng (khay hoa quả): mâm bồng không được đặt vượt quá mặt nguyệt trên bát hương. Nếu mâm bồng cao hơn mặt nguyệt bạn hãy mua đôn kê để cao bát hương.
  • Kỷ ngai: đặt ở phía trước bát hương. Nếu trường hợp 3 chén: tính từ phải sang trái ta đặt 1 chén rượu, 1 chén trà khô, 1 chén nước. Trường hợp 5 chén sẽ đặt theo thứ tự như trên nhưng sẽ lần lượt là chén rượu trắng, chén trà khô, chén nước, chén gạo, chén muối.
  • Lọ hoa: Để ở phía trái bàn thờ theo nguyên tắc: cao, sặc sỡ đặt bên trái. Vật gì thấp, tĩnh thì đặt bên phải.
  • Đĩa ngũ sự: vào ngày mùng 1 và 10 ta sẽ đặt thêm đĩa ngũ sự gồm bình trà nhỏ và 5 chén trà. Ngày bình thường sẽ không dùng đĩa ấy đặt lên không cần đặt. Trong bách nhật an vị bàn thần tài sẽ để ngũ sự trong 100 ngày.
  • Ống cắm hương: có thể đặt phía dưới đất, bên phải.
  • Long quy: Đặt bên trái bàn thờ, hướng ra ngoài để kỵ tà tránh sát .
  • Tỳ hưu: đặt trên ngai phía trước long quy và thiềm thừ. Con đực có đuôi vểnh và chân trái giơ lên đặt bên trái bàn thờ. Con cái có đuôi vểnh xuống, chân giơ lên đặt bên phải.
  • Cóc thiềm thừ : Cóc ngậm tiền tương truyền là đệ nhị pháp bảo chiêu tài. Thiềm Thừ đặt bên phải bàn thờ, hướng vào bát nhang.

✅✅✅ Xem thêm: Ông Thần Phát Là ai?

Trên đây là những thông tin liên quan đến bộ đồ thờ thần tài , cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

sắp xếp hoa quả thắp hương

Cách xếp hoa quả thắp hương

Khi thắp hương, lễ vật không cần cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy nhưng cách xếp hoa quả thắp hương phải thật khoa học, gọn gàng, thuận mắt thì các bậc bề trên mới hiểu được lòng thành và độ cho gia đình. Bài viết dưới đây của Nhà Thờ Họ sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn về các sắp xếp hoa quả khi thắp hương mời quý độc giả cùng theo dõi.

Vì sao cần hoa quả khi thắp hương

Vì sao cần hoa quả khi thắp hương

 

Trái cây được xem là sự kết tinh hoàn hảo của đất trời. Sau bao nhiêu ngày tháng chăm bón, dưới sự phụ trợ của thiên nhiên cây nảy chồi, phát triển, đơm hoa, kết trái. Những trái chín ngọt, mã sáng đẹp sẽ được dùng làm lễ vật để dâng cúng thần, phật, tổ tiên.

Do đó, từ xưa đến nay, hoa tươi và trái cây là những lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên Việt. Dâng cúng hoa quả trong lúc thắp hương là biểu trưng cho lòng thành kính, sự biết ơn, quý trọng của người sống với người đã mất.

Đồng thời gửi gắm những hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp, cầu mong mưa thuận gió hòa, một năm làm việc với nhiều may mắn, bình an. Với các bác nông dân thì mong thu hoạch được vụ mùa bội thu. Với công nhân, viên chức thì thăng tiến trong công việc, được trả lương xứng đáng với công sức bỏ ra.

Tuy nhiên, trong việc thờ cúng cũng sẽ có những điều cấm kỵ và cách sắp xếp đồ lễ mà không phải ai cũng biết tường tận, hoa quả thắp hương cũng không ngoại lệ. Mời các bạn tiếp tục tìm hiểu cách lựa chọn và sắp xếp hoa quả chuẩn nhất dưới đây.

Cách chọn hoa quả thắp hương

Trước khi tìm hiểu cách xếp hoa quả thắp hương đẹp và chuẩn theo từng vùng miền thì gia chủ cần biết được ý nghĩa của các loại hoa quả để từ đó biết cách lựa chọn cho đúng nhất.

Các loại quả thắp hương phổ biến nhất

Các loại quả thắp hương phổ biến nhất

 

Các loại quả thường được sử dụng phổ biến và ý nghĩa nhất để thắp hương gồm:

  • Táo đỏ: Loại quả đầu tiên mà chắc hẳn ai cũng đã từng mua để làm lễ thắp hương và làm quả biếu đó là quả táo. Táo đỏ là loại quả tượng trưng cho tình yêu, may mắn, hòa hợp và những điều tốt lành. Với màu sắc tươi mới, bảo quản được lâu, do đó nó là loại quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại táo khác nhau như: táo envy New Zealand,  Juliet organic Pháp, Ambrosia, rockit new zealand, táo giòn Trung Quốc…tất cả loại này đều có màu đỏ, mã đẹp, nhưng mỗi loại có vị và giá cả khác nhau. Tùy theo điều kiện kinh tế và sở thích mà gia chủ có thể lựa chọn xuất xứ cho phù hợp.
  • Đu Đủ: là quả được bày trong mâm ngũ quả ngày tết của người dân Nam Bộ. Nó tượng trưng cho sự đầy đủ, ấm no, Khi chín có vỏ màu vàng đẹp mắt, khi kết hợp với các loại quả sung, mãng cầu, dừa, xoài… trên mâm bồng sẽ mang ý nghĩa cầu mong một năm mới may mắn vừa đủ, sung túc, no ấm.
  • Bưởi: loại quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày tết của người miền Bắc, nó có mùi thơm dịu, vỏ có màu xanh lục, khi hấp thụ đủ tinh hoa của đất trời sẽ chín và chuyển sang màu vàng. Hình dáng tròn đầy tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Không chỉ vậy, trong tiếng Hán, “bưởi” phát âm giống như “con trai”. Do vậy, ngoài thờ tết, ngày lễ, giỗ chạp và mọi người thường bày bưởi để xin lộc về con cái tại chùa và điện thờ.
  • Dưa hấu: Dưa hấu có ruột đỏ, hình thuôn dài, hoặc hình oval, hình tròn. Dù là hình gì thì nó cũng là loại quả tượng trưng cho sự may mắn, viên mãn và hoàn chỉnh
  • Phật thủ: có hình dạng như bàn tay Phật ấm áp đang che chở, mang đến những điều tốt lành cho người thờ. Quả có màu vàng, mùi thơm nhẹ và thường được người dân thờ trên bàn thờ ngày tết.
  • Thanh Long: Loại quả rất bổ dưỡng, vỏ màu đỏ hồng, ruột trắng hoặc ruột đỏ, có nhiều râu lộc. Người ta vẫn tin rằng thờ quả này sẽ mang đến nhiều tài lộc đến cho con cháu.
  • Đào: được quan niệm như món ăn của thần tiên, ngụ ý cầu mong sức khỏe, sự dẻo dai, trường thọ…
  • Còn rất nhiều các loại quả mang ý nghĩa tốt đẹp khác như: cam quýt, ổi, lê, nho, chuối, lựu…

Các loại hoa dùng để thắp hương

Các loại hoa dùng để thắp hương

  • Hoa mẫu đơn: loài hoa tượng trưng cho tình cảm gia đình ấm áp, yêu thương.
  • Hoa lay ơn: là sự biết ơn đối với gia tiên, thần, phật.
  • Hoa đồng tiền: Tượng trưng cho tiền tài, giàu có, sung túc
  • Hoa Huệ: thường dùng thắp hương trong đám tang người mới mất
  • Hoa cúc: tượng trưng cho sự lòng hiếu thảo, trường thọ và may mắn.
  • Hoa hồng đỏ: mang ý nghĩa phú quý, may mắn,
  • Hoa sen: tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh cao, lương thiện, thường dùng thắp hương Phật, gia tiên.
  • Một số loại hoa khác có thể lựa chọn để bày trên bàn thờ cúng: hoa loa kèn, hoa bưởi…

Các loại hoa quả không nên chọn

Quả có gai nhọn

Quả có gai nhọn

 

Những loại quả trên thân có gai nhọn, vỏ sần sùi không tốt trong phong thủy. Chúng có thể làm ảnh hưởng tới tài lộc, hạnh phúc của gia chủ nếu sử dụng để thắp hương. Ví dụ như quả sầu riêng, mít…

Quả có hương quá nồng

Quả có hương quá nồng

 

Khu vực thờ cúng là nơi thiêng liêng nên lúc nào cũng phải thơm tho, sạch sẽ, thanh tịnh. Chính vì thế bạn hãy lựa chọn những trái cây có mùi thơm dịu nhẹ là hợp lý nhất. Không nên chọn các loại quả có mùi hương quá nồng như sầu riêng, mít vì nó lưu hương lâu gây cảm giác khó chịu, ám ảnh cả một ngày.

Hoa phong lan

Hoa phong lan

 

Tuy hoa phong lan là biểu tượng cho sự sang trọng và cao quý. Tuy nhiên, nó không được xem là loại hoa dành cho thờ cúng. Bởi chữ cái tên của nó tương đồng với phong tình, phong lưu. Chính vì thế nó được cho là loại hoa không đứng đắn, không phù hợp để thờ cúng.

Hoa đại và hoa nhài

Hoa đại và hoa nhài

 

Mặc dù có màu trắng trang nhã và hương thơm nhưng nhiều người cho rằng hoa đại là nơi trú ngụ của ma quỷ. Còn hoa nhài tượng trưng cho nghịch cảnh, éo le. Bởi vậy, đây là những loại hoa không dùng để đặt lên bàn thờ gia tiên.

Cách xếp hoa quả thắp hương đẹp và phong thủy

Khi chọn được các loại hoa và quả phù hợp thì chúng ta bắt đầu tiến hành xếp hoa quả thắp hương theo các nguyên tắc và bước sau:

Nguyên tắc sắp hoa quả

Đặt hoa quả thắp hương trên bàn thờ theo nguyên tắc Đông bình –  Tây quả. Bàn thờ trong văn hóa người Việt thường đặt quay mặt hướng ra phía nam, theo đó phía Tây (theo hướng từ cửa nhìn vào tức là bên tay trái bàn thờ) sẽ đặt đĩa quả; còn phía Đông (theo hướng cửa chính nhìn vào là bên bên tay phải bàn thờ) sẽ đặt hoa cúng.

Các bước thực hiện

Cách sắp xếp hoa quả trên bàn thờ gia tiên có 3 bát hương được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Trước tiên, bạn đặt quả đẹp nhất ở chính giữa mâm bồng và chia đều 3 ban như nhau không bên nào nhiều hơn hay ít hơn.

Bước 2: 3 quả còn lại đặt 3 hướng khác nhau, khoảng trống ở giữa sẽ đặt quả thứ 5 vào là hành đĩa ngũ quả.

Bước 3: Cuối cùng là gia chủ cài thêm tiền vàng hoặc tiền thật vào trong đĩa hoa quả sẽ tạo thành mâm lễ đầy đặn và đẹp mắt hơn. Hoa sẽ cắm lọ hoặc cho vào đĩa, đặt bên cạnh theo nguyên tắc chúng tôi đã chia sẻ ở trên.

Sắp xếp hoa quả thắp hương theo ba miền Bắc, Trung, Nam

Cách xếp hoa quả ở mỗi vùng miền Bắc – Trung – Nam thường có đôi chút khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu:

Cách xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Bắc

Cách xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Bắc

 

Người miền Bắc rất chú trọng đến sự hòa hợp trong ngũ hành, do vậy khi thắp hương họ sẽ chọn 5 loại quả khác nhau với đủ 5 màu: Kim màu trắng, Hỏa màu đỏ, Thủy màu đen, Mộc màu xanh, Thổ màu vàng. Hoặc có thể chọn quả hợp với mệnh của chủ nhà để cúng tiến. Ngoài ra khi bày trí, người ta sẽ lựa chọn quả to đặt ở giữa, quả nhỏ đặt xung quanh tạo sự cân đối. Ví dụ nải chuối ở giữa, quả bưởi đặt phía trên chuối, xung quanh là táo, cam, ổi, lê, xoài, quất…

Tuy nhiên vào những ngày mùng 1 hôm rằm hay các ngày lễ bình thường khác đa phần họ chỉ mua từ 1 hoặc 3 loại quả để bày biện lên đĩa thắp hương. Cách bài trí chủ yếu cần cân đối hài hòa, phù hợp với hoàn cảnh không cần thiết phải máy móc, áp đặt các nguyên tắc, miễn sao thành tâm là được.

Cách bày, xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Trung

Cách bày, xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Trung

 

Người miền Trung thường không quá câu nệ hình thức, họ rất đơn giản trong việc bày hoa quả thắp hương. Thường họ sẽ lựa các loại quả thắp hương theo mùa, mùa nào quả nấy, hoặc trong vườn có hoa gì, quả gì chín ngon trồng được sẽ đem thắp hương. Các loại quả người miền Trung thường chọn là chuối, thanh long, mãng cầu, táo, dứa, na…

Cách bày, xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Nam

Cách bày, xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Nam

Mâm ngũ quả chủ yếu của người Miền Nam bao gồm ” Mãng Cầu, quả Sung, Quả Dừa, Quả Đu Đủ, Quả Xoài” Ý nghĩa của mâm hoa quả là Cầu Sung vừa đủ xài

Người miền Nam sắp xếp mâm ngũ quả theo quan niệm “Cầu – Dừa – Sung – Đủ – Xài” tức là quả mãng cầu, quả dừa, sung, đu đủ và xoài. Khác với miền Bắc và Trung, người miền Nam thường kiêng kị chuối, táo, quýt và cam…bởi họ nghĩ rằng thờ những quả đó công việc làm ăn sẽ không lên được, hay đổ bể, cam chịu vất vả.

Những lưu ý trong cách xếp lựa chọn hoa quả thắp hương

  • Một nguyên tắc căn bản khi thờ cúng là chỉ sử dụng quả thắp hương theo số lẻ : 1,3,5,7,9. Bởi số lẻ là số dương mang ý nghĩa may mắn, tài lộc. Số chẵn là số âm tượng trưng cho sự xui xẻo, đen đủi.
  • Nên mua những quả tươi và còn cuống và lá lộc, lá trên quả cũng nên là 1, 3 hoặc 5 lá. Có lá là có lộc.
  • Chọn hoa tươi, màu sắc sắc hài hòa, không bị héo hay dập nát.
  • Không chọn quả quá già hoặc chín nẫu. Vì hoa hay trái cây khi đã quá chín, quá già đều là biểu tượng cho sự tàn phai, nhanh héo úa, hư hỏng. Vì vậy, không nên bày trên bàn thờ sẽ thu hút ruồi muỗi, bọ tới làm ổ làm ô uế nơi thờ cúng.
  • Không chọn các quả mọc sát đất vì mặt đất là nơi tồn tại của rất nhiều thứ ô uế như rác thải, phân bón,… Những loại quả mọc sát mặt đất sẽ có nguy cơ bị nhiễm phải những thứ này, mang đến cảm giác thiếu sạch sẽ. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế dùng nó để thắp hương trên bàn thờ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến sắp xếp hoa quả thắp hương đơn giản nhưng vẫn thể hiện được lòng thành của con cháu với gia tiên. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

sắp xếp ban thờ chung cư

Những các bố trí bàn thờ trong chung cư

Hiện nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh…mật độ dân số rất cao, kéo theo sự khan hiếm về diện tích đất xây nhà ở. Để sở hữu một ngôi nhà dưới mặt đất là điều vượt ngoài khả năng tài chính của một số gia đình. Do đó nhiều gia đình đã lựa chọn mua căn hộ chung cư để tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên việc bố trí nội thất, bàn thờ trong các căn hộ chung cư lại là một bài toán khó cần chủ đầu tư tính toán cẩn thận. Bài viết hôm nay, nhà thờ họ sẽ giúp bạn tìm hiểu cách bố trí bàn thờ trong căn hộ chung cư chuẩn nhất.

Cách bố trí bàn thờ trong căn hộ chung cư

Cách bố trí bàn thờ trong căn hộ chung cư 

 

Do hạn chế về diện tích sử dụng, nên việc lựa chọn bố trí bàn thờ trong các căn hộ chung cư cần được tính toán tỉ mỉ. Gia chủ nên chọn tủ thờ nhỏ hoặc là kệ bàn thờ treo tường là hợp lý nhất. Nếu gia đình có diện tích rộng hơn thì có thể đặt bàn thờ đứng gỗ gụ, tủ thờ riêng, bàn thờ 3 cấp hiện đại. Khi sắp xếp cần chú ý những điểm sau:

– Bài vị tổ tiên thấp hơn tượng Thần, Phật để gia đình được yên ấm, hạnh phúc (nếu gia đình chỉ thờ ông bà tổ tiên thì không cần quan tâm đến vấn đề này).

– Bàn thờ là nơi thờ cúng hai dòng họ nội và họ ngoại. Bạn cũng không nên làm ngược để tránh vận may giảm sút, gia đình thường loạn..

– Mỗi bàn thờ gia đình nói chung và bàn thờ chung cư nói riêng thường có 3 bát hương. Trừ những người chưa lập gia đình, thuê hoặc mua nhà chung cư riêng để tiện sinh hoạt, học tập thì họ sẽ thờ 1 bát hương thổ công.

Ngoài 3 yếu tố trên thì yếu tố thẩm mỹ cũng là vấn đề bạn cần quan tâm.

Kích thước bàn thờ: Với không gian nhỏ như căn hộ chung cư nếu bạn lựa chọn sập thờ, tủ thờ hay án gian thờ cỡ lớn là không hợp lý với không gian sống trong ngôi nhà. Do đó với các căn chung cư nhỏ bạn hãy lựa chọn bàn thờ treo tường hoặc những tủ thờ thông minh có thiết kế nhỏ gọn là tốt nhất. Và đừng quên lựa chọn kích thước bàn thờ chuẩn Lỗ Ban để đem lại nhiều tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia đình.

Chất liệu làm bàn thờ: Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình để lựa chọn chất liệu làm bàn thờ chung cư cho phù hợp. Gia đình có kinh tế khá giả thì có thể chọn chất liệu gỗ Gỗ Lim, gỗ Mít, gỗ Hương… Đây đều là những chất liệu gỗ quý có độ bền chắc cao, phù hợp để làm làm thờ. Gia đình điều kiện khó khăn có thể dùng các loại gỗ có giá thành thấp hơn hoặc gỗ công nghiệp. Tuy nhiên không dùng các loại gỗ đã sử dụng làm bàn thờ.

Thường xuyên lau dọn bàn thờ nhà chung cư: Để bày tỏ lòng thành kính với người quá cố, bạn hãy thường xuyên lau chùi vệ sinh bàn thờ. Mặt khác, với không gian căn hộ chung cư có phần hạn chế việc chịu khó lau dọn bàn thờ sẽ góp phần làm ngôi nhà trở lên thoáng mát sạch sẽ, đem lại cuộc sống an lành tích cực hơn.

✅✅✅ Xem thêm: Những cách bố trí bàn thờ tam cấp

Bàn thờ chung cư đặt ở đâu?

Bàn thờ đặt trong phòng khách

Bàn thờ đặt trong phòng khách 

 

Thông thường trong các căn hộ chung cư hiện đại các gia đình sẽ chọn phòng khách là nơi đặt bàn thờ. Vì đây được xem là vị trí thích hợp và không gian sang trọng nhất để thể hiện  việc thờ cúng, hiếu kính tổ tiên. Đặc biệt đối với căn chung cư nhỏ không có phòng thờ riêng thì lựa chọn phòng khách là điều tối ưu nhất. Gia chủ có thể sử dụng thêm vách ngăn, rèm che cho tủ thờ để tạo không gian trang nghiêm và yên tĩnh.

✅✅✅ Xem thêm: Những cách bố trí bàn thờ phật tại nhà

Bố trí bàn thờ trong phòng ăn căn hộ chung cư

Bố trí bàn thờ trong phòng ăn căn hộ chung cư

 

Ngoài vị trí phòng khách thì việc bố trí bàn thờ chung cư hiện đại tại phòng ăn cũng được một số gia đình lựa chọn. Vì nó là không gian thoáng, không phải bếp nấu, khu vệ sinh nên cũng không kém phần trang nghiêm. Vị trí tốt nhất là treo tường phía trên bàn ăn, cao hơn đầu người để thể hiện sự thành kính, tôn nghiêm.

Bàn thờ đặt tại phòng thờ riêng

Bàn thờ đặt tại phòng thờ riêng

 

Để hoàn hảo nhất gia chủ nên có một phòng riêng để đặt bàn thờ, tách biệt với khu vực sinh hoạt, ăn uống, vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, sự lựa chọn này phải dành cho những gia đình có căn chung cư rộng hoặc nhà nhiều phòng nhưng ít thành viên.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ Ngũ Tự đặt ở đâu

Kích thước bàn thờ chung cư chuẩn phong thủy

Kích thước bàn thờ treo tường theo thước Lỗ Ban

Bàn Thờ Ngũ Tự Khác Biệt Gì So Với Bàn Thờ Thông Thường?

 

Kích thước bàn thờ treo tường từ chiều rộng, chiều sâu được tính theo thước lỗ ban rơi vào cung đẹp sẽ mang lại sự thịnh vượng, hỷ sự,  tài lộc đúng như mong muốn của mỗi chủ nhà.

– Bàn thờ treo tường dành cho không gian thờ nhỏ: Chiều sâu 480mm (hỷ sự). Chiều rộng 810mm (tài vượng) hoặc 880mm (Tiến Bảo) đều đẹp.

– Bàn thờ có kích thước: Chiều sâu 495mm hoặc 560mm và chiều rộng 950mm đều mang ý nghĩa tài vượng.

– Nếu gia đình nào có phòng khách hoặc chỗ thờ rộng hơn có thể chọn bàn thờ rộng  610mm (Tài Lộc) và chiều rộng 1070mm (Quý Tử).

Với những kích thước trên gia chủ có thể đặt đồ thờ cúng cần thiết như: bát hương, mâm bồng,  bình hoa,…mà vẫn gọn nhẹ mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Kích thước tủ thờ

Kích thước tủ thờ

 

Chiều cao là một điều vô cùng quan trọng trong thiết kế thi công tủ thờ. Và kích thước chuẩn thường được đóng chuẩn theo thước lỗ ban là 127cm. Đây là chiều cao vừa đủ để cho gia chủ thuận tiện trong quá trình thắp hương, bày lễ, vệ sinh thường ngày và bao sái bát hương khi tết đến. Đồng thời giữ sự tôn nghiêm nơi không gian thờ cúng.

Đối với chiều ngang và sâu của tủ thờ, gia chủ có thể lựa chọn nhiều kích cỡ khác nhau sao cho phù hợp với diện tích sử dụng của nhà chung cư.

  • Với những căn hộ nhỏ thì chiều ngang tủ thờ là 107cm x chiều sâu 48cm, tối đa 61cm (bạn không nên để sâu hơn vì nhìn sẽ mất cân đối)
  • Các mẫu bàn thờ nhỏ gọn có chiều ngang lần lượt là 127 cm; 133 cm và chiều sâu là 61 cm hoặc 67cm.
  • Ngang 148 cm, 153 cm, 167 cm và sâu:  61cm, 67cm, 69cm sẽ phù hợp với không gian thờ có diện tích trung bình.
  • Với phòng thờ rộng thì có thể chọn chiều ngang 175cm hoặc 193cm, chiều sâu nên để 81cm, 87cm, 88cm hoặc 89cm.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ ông thần tài có những gì?

Lưu ý khi đặt bàn thờ trong căn hộ chung cư

Lưu ý khi đặt bàn thờ trong căn hộ chung cư

 

Một số lưu ý quan trọng khi đặt bàn thờ trong căn hộ chung cư bạn nên biết để tránh những điều phiền toái không đáng có ảnh hưởng đến tài lộc vận hạn của gia đình.

Không nên đặt bàn thờ ở dưới xà nhà. Vì theo quan điểm phong thủy, trên bàn thờ có xà nhà như một vật đè nén không tốt cho tài vận của gia đình. Không được kê bàn thờ cho căn hộ chung cư đối diện giường ngủ.

Không đặt bàn thờ ở trên nóc tủ quần áo. Có một số người cho rằng đặt bàn thờ ở vị trí trên cao là được. Nên đã đặt trên nóc tủ, nhưng vị vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến bát hương, chân hương dễ bị động khi ta mở tủ lấy đồ, như vậy sẽ không tốt.

Cần có tấm che phía trên trần khi đặt bàn thờ trong phòng khách để ngăn khói hương làm ố vàng cả trần nhà gây mất mỹ quan cho căn hộ.

Không đặt bàn thờ đối diện cửa chính sẽ đem lại cảm giác bất an, mang lại sự xung khắc trong các mối quan hệ của gia đình. Không nên đặt bàn thờ ngược hướng nhà sẽ làm giảm sút tài khí cho gia đình.

Sử dụng rèm hay vách ngăn nếu bàn thờ chung cư nhìn thẳng vào bếp, giường ngủ. Điều này vừa mang lại nét thẩm mỹ, riêng tư cho gia đình, lại tránh được những phiền phức không hay xảy đến.

✅✅✅ Xem thêm: Những lưu ý khi bố trí nội thất nhà thờ họ

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách bố trí bàn thờ trong căn hộ chung cư. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của nhà thờ họ. Nếu quý chủ đâu tư muốn thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp kiến tạo cho quý chủ đầu tư những không gian hoàn hảo nhất.

 

Những mẫu bàn thờ thiên chúa giáo đẹp

Những thông tin về bàn thờ thiên chúa giáo

Bàn thờ thiên chúa giáo là mẫu bàn thờ không thể thiếu trong gia đình của mỗi giáo dân theo Đạo Thiên Chúa. Vậy bạn có biết tầm quan trọng của bàn thờ chúa trong nhà và có nên đặt bàn thờ chúa cùng bàn thờ gia tiên hay không? Mẫu bàn thờ công giáo nào đang thịnh hành nhất hiện nay. Nếu bạn quan tâm vấn đề này hãy tìm hiểu ngay nội dung bài viết của thietkenhathoho.com dưới đây.

Tầm quan trọng của bàn thờ chúa trong nhà

Tầm quan trọng của bàn thờ chúa trong nhà

 

bàn thờ thiên chúa giáo tại gia

Bàn thờ thiên chúa giáo hay còn gọi là bàn thờ công giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống của người dân theo đạo Thiên chúa. 

Theo nghiên cứu các chuyên gia thì bàn thờ công giáo là một bàn tiệc của Chúa. Ở đó, Hy lễ thánh giá sẽ được thực hiện dựa trên dấu bí tích xuất hiện trên bàn thờ.  bàn thờ công giáo được xem là hình ảnh biểu tượng cho sự hiện diện của Chúa ngay tại cộng đồng giáo dân của mình. Việc các giáo dân thực hiện dâng lễ đến Chúa thể hiện sự gắn kết cũng như tạo cầu nối giữa con người và Chúa, cầu mong Chúa sẽ phù hộ cho họ có một cuộc sống tốt ấm no, tốt đẹp hơn.

Hiện nay, có rất nhiều mẫu bàn thờ chúa đẹp khác nhau. Thế nhưng, cho dù là bàn thờ chúa mini hay bàn thờ công giáo hiện đại thì ý nghĩa của bàn thờ thiên chúa giáo vẫn không thay đổi, và luôn vẹn nguyên các giá trị và ý nghĩa cao cả. Đây chính là ánh sáng soi rọi đường đi của mỗi giáo dân, dù ở phương trời xa xôi nào thì trong thâm tâm họ vẫn luôn hướng về Chúa với sự tôn kính thông qua bàn thờ công giáo .

Sự xuất hiện của bàn thờ chúa trong nhà chính là tạo dựng một đức tin trong mỗi giáo dân, hướng con người ta đến những điều tốt đẹp. Thông qua đó, họ cũng muốn có thể gạt bỏ được những tội lỗi, sai lầm của mình để đến gần hơn với sự thánh thiện cũng và tình yêu thương của Chúa.

✅✅✅ Xem thêm: Những cách bài trí bàn thờ tại nhà

Bàn thờ công giáo và bàn thờ gia tiên có nên đặt cùng nhau không

Có những lời đồn không đúng sự thật rằng, người theo đạo sẽ không bao giờ thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, .. Điều này là hoàn toàn sai lầm.  Bởi ngoài việc đặt bàn thờ chúa tại phòng khách, những gia đình theo đạo vẫn dành khu vực để thờ cúng gia tiên. Đây là nơi để di ảnh của người thân đã khuất, nhằm bày tỏ lòng thành kính. Ngoài ra, họ không thờ cúng thêm bất kỳ thần linh nào khác.

Vị trí đặt bàn thờ công giáo phải là nơi trang trọng nhất ở trong ngôi nhà. Nếu đặt ở phòng khách phải lựa chọn vị trí hết sức cẩn thận.

– Không đặt bàn thờ công giáo cạnh nhà vệ sinh, phòng tắm hay cửa chính có nhiều người đi ra đi vào.

– Bàn thờ chúa cần để sát với tường, có điểm tựa chắc chắn. 

– Nên lau dọn bàn thờ thường xuyên, giữ bàn thờ được sạch sẽ để thể hiện sự tôn kính và trang trọng nhất.

Bên cạnh bàn thờ thiên chúa giáo thì trong nhà sẽ có bàn thờ tổ tiên. Vì thế mà trong quá trình đặt bàn thờ công giáo , gia chủ cũng cần sắp xếp thêm một bàn thờ để thờ cúng gia tiên.

Lưu ý rằng bàn thờ gia tiên để thờ cúng ông bà tổ tiên cần phải được đặt dưới bàn thờ Chúa, hoặc đặt bên cạnh trái, cạnh phải không nên đặt bàn thờ gia tiên cao hơn bàn thờ Chúa.

Ngày giỗ gia đình có thể cúng giỗ theo phong tục tập quán của địa phương sở tại, chứ không nhất thiết phải bỏ những buổi lễ này, chỉ cần loại bỏ việc mê tín dị đoan như xem bói, đốt vàng mã…là được. Những việc như thắp hương, đốt đèn, nến trên bàn thờ gia tiên, hay vái lạy trước bàn thờ đều là điều được làm, nó thể hiện sự hiếu thảo của con cái với tổ tiên.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ gia tiên miền Nam được bố trí như thế nào ?

Đồ vật nên có trên bàn thờ Chúa

Bàn thờ Chúa gồm có ảnh hoặc bức tượng chúa Giêsu, đức mẹ Maria và thánh Giuse; hoa tươi; nến thơm; quyển sách kinh, … Không nên để hoa giả trên bàn thờ chúa, mà phải để hoa thật và thường xuyên thay hoa mới, không được để hoa héo. Khi thiết kế bàn thờ Chúa trong phòng khách thì ta không treo tranh cạnh bàn thờ, vì như vậy là thể hiện sự không tôn kính, làm giảm độ sáng của đức Chúa. 

Trang trí bàn thờ công giáo trong lễ cưới hỏi 

Vào những ngày trọng đại như lễ cưới hỏi ở các gia đình, bàn thờ Thiên Chúa có thể trang trí thêm nhiều hoa tươi cho phần long trọng, tươi sáng, bắt mắt. Nhưng gia chủ không được phép cho thêm đĩa quả. Đồng thời, bạn có thể trang trí thêm câu khẩu hiệu như: “Sự gì Chúa đã sắp đặt loài người không thể phân ly” hay “Thiên chúa là tình yêu” để tăng thêm tính tôn nghiêm, trang trọng cho căn nhà.

Ngoài việc trang trí thì gia chủ cần đảm bảo bàn thờ được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng để thể hiện lòng tôn kính, trang nghiêm dành cho Chúa.

Những mẫu bàn thờ thiên chúa giáo đẹp

Bàn thờ công giáo bằng gỗ

<b>bàn thờ công giáo </b> bằng gỗ

Hình ảnh: Mẫu bàn thờ chúa bằng gỗ mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị

Bàn thờ công giáo gỗ là mẫu bàn thờ được dùng phổ biến nhất hiện nay ở nước ta. Những gia đình tìm đến mẫu bàn thờ này vì độ chắc chắn và bền đẹp cao, giá thành tương đối phù hợp; kích thước, mẫu mã đa dạng giúp gia chủ dễ dàng lựa chọn hơn..

Bàn thờ chúa bằng kính

Mẫu bàn thờ chúa bằng kính đẹp

Hình ảnh: Mẫu bàn thờ chúa bằng kính đẹp

Bàn thờ chúa bằng kính là một trong những mẫu bàn thờ được nhiều gia đình lựa chọn. Với chất liệu kính hiện đại, sang trọng, kiểu dáng mới lạ, dễ dàng kết hợp đèn trang trí, mang đến cho căn phòng vẻ đẹp lung linh, rực rỡ, mà không mất đi tính trang nghiêm, tôn kính của của giáo dân dành cho Chúa. Tuy nhiên, mẫu bàn thờ bằng kính sẽ có giá thành cao hơn chút so với bàn thờ gỗ thông thường.

Bàn thờ chúa treo tường

Bàn thờ chúa treo tường

Hình ảnh: Mẫu bàn thờ treo tường đẹp

Đối với những gia đình có diện tích nhà nhỏ, ngân sách ít thì mẫu bàn thờ chúa treo tường là một lựa chọn hoàn hảo. Với thiết kế đơn giản, sử dụng chất liệu gỗ đã qua xử lý chống mối mọt có độ bền cao, mẫu bàn thờ này vẫn đang chiếm được tình cảm của rất nhiều gia chủ.

Bàn thờ công giáo mini

<b>bàn thờ công giáo </b> mini

Hình ảnh: Mẫu bàn thờ công giáo mini nhỏ xinh

Sử dụng mẫu bàn thờ công giáo mini giúp gia chủ tận dụng tối đa diện tích sử dụng, phù hợp với những gia đình có diện tích nhỏ. Đối với mẫu bàn thờ này, bạn tránh bày biện quá nhiều đồ vật để tránh rối mắt và ảnh hưởng đến tuổi thọ của bàn thờ.

Bàn thờ công giáo bằng gốc cây

Với hình thức và kết cấu đồ sộ giống như một tòa tháp, bàn thờ công giáo bằng gốc cây được khá nhiều gia chủ yêu thích.

 

<b>bàn thờ công giáo </b> bằng gốc cây

bàn thờ công giáo gốc cây được làm bằng gốc cây tự nhiên, thường có kích thước khá lớn, đặt trong khung thờ mang đến vẻ đẹp sang trọng, bề thế và linh thiêng.

Bàn thờ công giáo chung cư đơn giản

<b>bàn thờ công giáo </b> chung cư đơn giản

Hình ảnh: Mẫu bàn thờ công giáo chung cư đơn giản

Với các căn hộ chung cư hiện nay thì bàn thờ công giáo thường có decor đơn giản không quá cầu kỳ, đồ sộ nhưng vẫn toát lên vẻ trang trọng, thiêng liêng.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bỏ bàn thờ cũ

Trên đây là bài viết bàn thờ thiên chúa giáo và các thông tin liên quan đến bàn thờ chúa trong gia đình, cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu cần tư vấn thiết kế những công trình nhà thờ họ, các công trình kiến trúc tâm linh quý chủ đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.

bàn thờ vong người mới mất

Cách lặp bàn thờ vong người cho mới mất

Người mới mất thường không được thờ chung trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật mà cần phải lập riêng bàn thờ vong để tiện cho việc cúng bái, cầu siêu. Vậy cách lập bàn thờ vong người mới mất , thủ tục chuyển bàn thờ vong sau 49 ngày, văn khấn và sắm lễ cúng 49 ngày như thế nào là chuẩn. Mời các bạn theo dõi bài viết này của nhà thờ họ.

bàn thờ vong là gì?

<b>bàn thờ vong </b> là gì?

 

bàn thờ vong là bàn thờ lập để thờ cúng người mới mất, là loại bàn thờ tạm thời, được đặt tại nhà trong khoảng thời gian 49 ngày. Gia chủ cần chuẩn bị một chiếc bàn hoặc tủ thờ, sau đó trải khăn phủ rồi đặt bát nhang, di ảnh người quá cố, đèn dầu hoặc nến, hương, lọ hoa, bánh kẹo, bia, nước ngọt… lên phía trên sao cho gọn gàng, khoa học. Bên cạnh ban thờ có đặt thêm cành lêu để vong hồn ngự.

✅✅✅ Xem thêm: Có nên thắp hương buổi tối không ?

Vì sao phải lập bàn thờ vong ?

Vì sao phải lập <b>bàn thờ vong </b> ?

 

Vì sao không thờ chung người mới mất trên bàn thờ tổ tiên mà phải lập bàn thờ vong , là câu hỏi được rất nhiều đọc giả gửi đến cho nhà thờ họ. Chúng tôi xin trả lời như sau: Khi một người chết đi thì hồn của họ sẽ lìa khỏi xác, khi xuống địa ngục phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần diễn ra trong vòng 7 ngày tức 49 ngày thì vong hồn mới được siêu thoát.

Tùy theo nghiệp báo lúc còn sống mà họ sẽ đầu thai vào những cảnh giới tương ứng như thiên, nhân, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la. Trong 49 ngày này, vong hồn chưa thể thờ chung với ban thờ gia tiên, mà gia đình lập bàn thờ cho vong linh người mất, để thuận tiện cho việc cầu nguyện giúp vong hồn sớm được siêu thoát và họa sanh vào cảnh lành.

✅✅✅ Xem thêm: Bàn thờ thần tài chủ cũ có nên bỏ đi không ?

Có nên thắp hương vòng cho người mới mất không?

Có nên thắp hương vòng cho người mới mất không?

 

Thắp hương là một nét đẹp tín ngưỡng của người Châu Á. Nó là sự kết nối giữa hai thế giới âm – dương và sự tôn trọng của người sống với người đã khuất. Đặc biệt là với người mới mất thì việc thắp hương thường xuyên cả ngày lẫn đêm việc cần thiết giúp an ủi vong linh trên trời.

Tuy nhiên, hương que chúng ta vẫn dùng tàn rất nhanh chỉ tầm 30 phút – 1 tiếng do đó, không phải gia đình nào cũng có người ngồi canh hương tàn để thắp tuần mới. Vậy nên, nhiều gia đình đã lựa chọn hương vòng (hay còn gọi là hương khoanh là loại hương có thể thắp rất lâu thời gian cháy lên đến nửa ngày hoặc cả một ngày) để thắp cho người mới mất và thắp vào ngày lễ tết.

Cách lập bàn thờ vong người mới mất

Cách lập <b>bàn thờ vong </b> người mới mất

 

– Bước 1: Trước khi lập bàn thờ vong , gia đình cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng vật dụng cần thiết như sau: Bàn thờ có kích thước vừa phải để bày trí đồ đạc; bát hương, di ảnh hoặc bài vị, nhang, đèn dầu, nến, bình hoa, trái cây, chén nước, đĩa muối, bát cơm…Trong trường hợp không hiểu rõ hay lo sợ việc chuẩn bị không chu đáo, gia đình có thể nhờ thầy cúng, nhà lễ tang, hoặc dịch vụ lo hậu sự trọn gói trợ giúp.

Bước 2: Lập bàn thờ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trên, gia đình sẽ đặt trên bàn thờ, sắp xếp, bài trí sao cho đẹp mắt, chuẩn phong thủy.

Bước 3: Nhập vị cho người đã mất

Do thời gian trước 49 ngày, người đã mất không có quanh quẩn trong nhà, mà họ lưu lạc trong dương thế, gia đình cần mời thầy cúng về thực hiện việc mời vong nhập vị. Sau khi vong đã nhập vị, gia đình sẽ thỉnh hai vị Hộ Pháp trông coi, giữ vong trong vị suốt 49 ngày. Hết 49 ngày khi thay bát hương thì cúng nhập vị lại.

Bước 4: Cúng cơm cho người mất

Khi đã thực hiện xong bước 1 và 2, chúng ta cần cúng cơm theo đúng lễ nghĩa. Theo tập tục người Việt ta từ xưa đến nay thì trước khi gia đình ăn cơm sẽ lấy 1 phần cơm canh thắp hương cho người đã mất để mời người khuất về dùng cơm.

✅✅✅ Xem thêm: Cách bố trí bàn thờ chung cư

Thủ tục chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên sau 49 ngày

Thủ tục chuyển <b>bàn thờ vong </b> lên bàn thờ gia tiên sau 49 ngày

 

Sau chung thất tức 49 ngày của người mất, nhiều gia đình thường thực hiện việc chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ tổ tiên để người đã khuất hưởng chung hương hỏa với tổ tiên, chứ không cần phân biệt như trước nữa.

Để chuyển bàn thờ vong sau 49 ngày bạn lưu ý thực hiện theo các bước sau để tránh phạm phải những điều cấm kị làm ảnh hưởng tới đường luân hồi chuyển kiếp của người mới mất.

  1. Chọn ngày lành tháng tốt (gia đình có thể nhờ thầy cúng, thầy phong thủy xem ngày ngày lành tháng tốt hộ).
  2. Chuẩn bị mâm lễ cúng 49 ngày.
  3. Vái lạy, thắp hương.
  4. Đọc văn khấn.
  5. Hóa vàng

✅✅✅ Xem thêm: Cách chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới

Chuẩn bị lễ cúng 49 ngày

Chuẩn bị lễ cúng 49 ngày

 

Nhìn chung, đồ dùng cúng trong lễ cúng hết 49 ngày có sự khác biệt giữa các vùng miền và tín ngưỡng tôn giáo.

Với các gia chủ theo Đạo Phật kỵ sát sinh nên thường sắm lễ cúng 49 ngày bằng đồ chay: hương, hoa, bánh, trà, sữa, trái cây….

Đối với những người bên Lương giáo (tôn giáo không) thì đồ cúng 49 ngày giống như cúng giỗ bình thường. Chỉ kiêng thịt mèo, thịt chó. Lễ cúng gồm:

  • Tiền vàng từ 15 sấp trở lên
  • Quần áo mã từ 2 – 3 bộ cho người đã khuất.
  • Quần áo quan, tiền vàng, nhà giấy…vàng mã chuẩn bị tùy tâm.
  • Mâm cỗ mặn quen thuộc như: xôi, thịt gà, giò, cơm, canh, rau, rượu trắng, gạo, muối…
  • 1 bát nước, hoa quả, trầu cau.

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn bà cô ông Mãnh

Văn khấn vong người mới mất sau 7 ngày, 49 ngày, 100 ngày

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Hôm nay là ngày………………….tháng…………………năm……………..âm lịch. Tức ngày…………….. tháng………………….. năm……………. dương lịch.

Tại:………………… Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:……………. Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành. Trước linh vị của Hiển:………………………………………. chân linh Xin kính cẩn trình thưa rằng: Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ) Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao; Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể. Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng; Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào! Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ! Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất (hoặc Tốt Khốc) tới tuần; Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển…………………… Hiển……………………. Hiển……………………. Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng. Kính cáo liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bàn thờ vong người mới mất , bàn thờ vong sau 49 ngày, cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu quý chủ đầu tư đang muốn tìm kiếm cho mình một đơn vị thiết kế nhà thờ họ, thi công nhà thờ họ có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathoho@gmail.com đội ngũ các kiến trúc sư của chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí cho quý chủ đầu tư.

bàn thờ ngũ tự

Bàn thờ ngũ tự đặt ở đâu trong nhà thì hợp lý

Thờ ngũ tự là phong tục thờ cúng 5 vị thần cai quản trong gia đình. Vậy những vị thần này là ai? bàn thờ ngũ tự đặt ở đâu? Cách thờ ngũ tự như thế nào để đem lại may mắn cho gia đình. Hãy cùng nhà thờ họ tìm hiểu ngay nội dung bài viết dưới đây.

Bàn thờ ngũ tự là gì?

<b>bàn thờ ngũ tự </b> là gì?

 

Bàn thờ ngũ tự là bàn thờ lập ra để thờ cúng năm vị thần cai quản trong gia đình. Các vị thần này được gọi là “Ngũ tự phúc thần”, hay “Ngũ tự gia thần”, bao gồm:

  • Táo thần: là thần cai quản bếp núc
  • Hộ thần: là thần nhà
  • Tĩnh thần: tức thần giếng
  • Môn thần: thần cửa
  • Trung lưu thần: vị thần cai quản gian nhà giữa

Cũng có một số tài liệu khác chỉ ra rằng 5 vị gia thần này bao gồm:

  • Các vị thần cai quản việc bếp núc, đất cát, làm ăn: Thần Bếp, Thổ công và Tiên Sư thần
  • Thần có nhiệm vụ giữ cổng: Môn Gia Hộ Úy
  • Vị thần bảo vệ sức khỏe con người và súc vật trong nhà: là Nhân Súc Y Thần.

Như vậy, tùy theo từng vùng miền sẽ có tín ngưỡng thờ ngũ tự khác nhau. Gia chủ có thể tham khảo phong tục thờ cúng của nơi mình sinh sống để thờ cúng chuẩn nhất.

Bàn thờ ngũ tự khác gì So với Bàn Thờ thông thường?

<b>bàn thờ ngũ tự </b> Khác Biệt Gì So Với Bàn Thờ Thông Thường?

 

Bàn thờ gia tiên dùng để thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, bà tổ cô ông mãnh (những người thân đã khuất trong gia đình). Còn bàn thờ ngũ tự dùng để thờ cúng các vị gia thần trông coi nhà cửa.

Theo thứ tự thì bàn thờ gia tiên giữ vai trò quan trọng nhất, và được đặt ở không gian trung tâm, khang trang, sạch sẽ và uy nghiêm nhất nhà. Gia chủ có thể đặt ở phòng khách hoặc phòng thờ riêng để thuận tiện cho việc hương hỏa, cúng bái.

Còn bàn thờ ngũ tự tuy cũng rất được coi trọng, nhưng so với bàn thờ gia tiên thì vai trò sẽ đứng sau. bàn thờ ngũ tự thường được đặt ở gian bên trái của nhà thờ thờ 3 gian hoặc bên trái bàn thờ gia tiên nếu là nhà ống, nhà phố, chung cư…Đây là vị trí được đánh giá là quan trọng thứ 2 theo ngũ hành.

Bàn thờ ngũ tự đặt ở đâu là chuẩn phong thủy?

Bàn thờ phật chung với gia tiên

 

Khi chúng ta đã lập bàn thờ dù là bàn thờ Phật, bàn thờ thần tài, bàn thờ cửu huyền thất tổ hay bàn thờ ngũ tự thì vị trí đặt và cách đặt phải hết sức thận trọng. Tất cả phải được tính toán kỹ càng chuẩn theo phong thủy để không làm mất lòng bề trên, cũng như đem lại phúc khí cho gia đình.

Cách đặt bàn thờ ngũ tự trong biệt thự, nhà cấp 4, nhà ống, nhà phố

Đây là những kiểu nhà khá phổ biến hiện nay ở nước ta, thường có không gian khá rộng rãi. Đối với kiến trúc nhà ở này, bàn thờ ngũ tự nên được đặt ở vị trí cao và trang trọng, dựa vào bức tường vững chãi để thể hiện sự tôn kính và trang nghiêm. Nếu khu vực thờ có cửa sổ thì tốt nhất. Không để gần nhà vệ sinh, lối ra vào, không dựa vào tường kính. Với nhà 1 tầng thì bàn thờ có thể đặt ở phòng khách, khu vực trung tâm của nhà. Với nhà cao tầng ta đặt bàn thờ ở tầng cao nhất.

Đặt bàn thờ ngũ tự đối với nhà chung cư

Hiện nay, ở các thành phố lớn, mật độ dân số cao nhưng đất ở lại hạn chế, rất nhiều người đã lựa chọn sinh sống tại những ngôi nhà chung cư cao tầng. Việc sinh hoạt ở các căn hộ chồng lên nhau này khiến việc đặt bàn thờ trở nên rất khó khăn. Đối với trường hợp này, bàn thờ cần đặt ở khoảng giữa hoáng đãng không thuộc phạm vi phòng nào. Không đặt trong hoặc đối diện phòng ngủ, phòng bếp. Xung quanh bàn thờ nên có vách ngăn, rèm che để đảm bảo sự thanh tịnh, riêng tư.

Cách đặt bàn thờ ngũ tự đúng hướng

 

Hình ảnh: Mẫu án gian thờ sơn son thiếc vàng vô cùng nổi bật

Vị trí đặt bàn thờ ngũ tự chuẩn phong thủy

 

Việc đặt bàn thờ chuẩn phong thuỷ sẽ mang đến cho gia đình bạn nhiều vượng khí, may mắn, tài lộc và sức khỏe.

Nguyên tắc chung để đặt bàn thờ là hướng Đông, Bắc là tốt nhất. Nhưng cũng cần phải xem mệnh của gia chủ mà ta có các cách đặt hướng bàn thờ ngũ tự khác nhau.

  • Chủ nhà thuộc mệnh Tây tứ trạch (tức cung Càn, Đoài, Cấn, Khôn,): nên đặt bàn thờ ngũ tự ở hướng Tây Bắc (Càn), Đông Bắc (Cấn), Tây (Đoài). Tây Nam (Khôn).
  • Chủ nhà thuộc mệnh Đông tứ trạch (tức cung Chấn, Ly, Tốn, Khảm): nên đặt bàn thờ ngũ tự ở hướng  Nam (Ly), Đông (Chấn), Đông Nam (Tốn), Bắc (Khảm)

Lưu ý trong đặt bàn thờ ngũ tự

Khi đặt bàn thờ ngũ tự trong nhà gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Không đặt bàn thờ ngược với hướng của ngôi nhà.

– Bàn thờ không nên để ở hướng Đông Bắc và nhìn ra hướng Tây Nam và ngược lại. Đây được xem là hướng Ngũ Quỷ không tốt trong ngôi nhà

– Tránh đặt bàn thờ cạnh nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà tắm và trong phòng ngủ như vậy là thiếu sự tôn nghiêm cho nơi thờ tự.

– Không để bàn thờ dưới xà ngang và xung với cửa

– Không để đồ dùng dưới gầm bàn thờ.

– Không đặt bài vị thờ sát tường.

Trên đây là các thông tin liên quan đến bàn thờ ngũ tự . Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu quý chủ đầu tư cần thiết kế nhà thờ họ cũng như các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn kiến tạo lên những không gian ưng ý nhất.

bố trí bàn thờ phật

Những cách bài trí bàn thờ phật tại gia đơn giản

Bàn thờ Phật chắc hẳn không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa của việc thờ cúng phật tại nhà và cách bài trí bàn thờ Phật chuẩn phong thủy. Bài viết hôm nay nhà thờ họ sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.

Ý nghĩa của việc thờ Phật tại nhà

Ý nghĩa của việc thờ Phật tại nhà

 

Thờ cúng Thần, Phật và gia tiên chính là một trong những nét đẹp văn hóa của người Phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Thường thì chúng ta sẽ thấy các bức tượng Phật được thờ cúng ở chùa. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều gia đình đã lập bàn thờ phật tại nhà để hàng ngày tụng kinh sám hối cho tâm hồn thanh thản. Cầu mong đức Phật hiển linh che chở, phù hộ độ trì cho con cháu trong gia đình bình an. 

Không chỉ vậy, thờ Phật tại gia còn biểu hiện cho sự nhận thức về lối sống mới, lối sống gắn liền với ba chữ “Chân, Thiện, Mỹ”. Bởi Đức Phật là người hội tụ đủ phước đức và trí tuệ. Do đó, thờ Phật sẽ giúp chúng ta trở lên thanh cao, an nhiên và bao dung hơn. 

Cách thờ tượng Tam Thế Phật tại gia

Tam Thế Phật hay thập phương Tam Thế Phật là Phật của 3 thời: quá khứ, hiện tại và tương lai. Mỗi vị Phật sẽ đại diện cho vô lượng Chư Phật mười Phương. Trong đó, Quá khứ có Phật A Di Đà, hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni, còn tương lai là Phật Di Lặc. Tượng Tam Thế Phật có nhiều kích cỡ khác nhau và không còn xa lạ với những ai thường đi lễ chùa. Còn trong các gia đình thì thờ tượng Tam Thế Phật như thế nào và cần chú ý những điều gì thì mời các bạn cùng tìm hiểu dưới đây.

Cách thờ tượng Tam Thế Phật tại gia

 

Tượng tam thế Phật

Hướng của bàn thờ tượng Tam Thế Phật cần đặt quay mặt ra phía cửa chính ngôi nhà và cao hơn đầu người. Để các vị Phật nhìn rõ chúng sinh đã mất và các thành viên sinh sống trong gia đình. Không được đặt bàn thờ Phật đối diện nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tăm, nơi ẩm thấp, phòng ngủ, góc cầu thang. 

Khi thờ Phật không thờ chung với thần thánh. Vì thần thánh nằm trong lục đạo luân hồi, chưa được giác ngộ hoàn toàn, nên nếu bạn thờ chung thì sẽ phạm vào những điều cấm kỵ thờ phật tại gia, không tốt cho gia đình.

Chỉ cúng Phật Tam Thế bằng hoa quả, không cúng đồ mặn và đốt vàng mã. Đĩa đựng trái cây cần đặt riêng và không dùng để vật khác hoặc đặt lễ trên bàn thờ gia tiên. Ngày an vị Phật thường là ngày mùng 1 và ngày rằm.

tượng Tam Thế Phật

 

Ngoài thờ tượng Tam Thế Phật, bạn có thể thờ Tây Phương Tam Phật (Đức Quán Thế Âm, Đức A Di Đà, Đức Đại Thế Chí), hoặc tượng A Di Đà Phật hay Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt ở giữa bàn thờ. Ngoài ra, có thể thờ thêm chư Bồ Tát như: Đức Phổ Hiền: Đại Hạnh; Đức Văn Thù: Đại Trí Huệ; Đức Hư Không Tạng: Đại Đức (Giới, Cúng Dường); Đức Địa Tạng: Đại Nguyện; Đức Kim Cang: Đại Lực (Bồ Đề Tâm) để hiển hạnh nguyện vô lượng,

Lập bàn thờ Phật như thế nào cho chuẩn

Đối với bàn thờ phật riêng

Những vật dùng phải có trên bàn thờ Phật đó là bát hương, tượng Phật/Bồ Tát, bình hoa, ly nước, chuông, đèn thờ và đĩa đựng trái cây. Quy tắc đặt đồ vật như sau:

  • Tượng Phật/ Bồ Tát: Đặt ở giữa bàn thờ. Nếu thờ Tây Phương Tam Thánh thì ta đặt Phật A Di Đà đặt ở giữa, bên phải đặt Bồ Tát Đại Thế Chí, bên trái đặt Bồ Tát Quan Âm.
  • Bát hương: Đặt vào phía trên tượng và giữa bàn thờ Phật. Chọn kích thước vừa phải, không để tro quá đầy.
  • Bình hoa: Có thể đặt 2 bên 2 bình hoa hoặc nếu có một bình thì bên phải (nên dùng hoa sen, hoa huệ). Nhưng cần chú ý đến bố cục để không phá vỡ thiết kế bàn thờ..
  • Ly nước: Đặt ở trước bát hương và không dùng ly nước trên bàn thờ phật vào việc khác.
  • Chuông: Đặt ở vị trí thuận tay để thuận tiện trong việc tụng kinh niệm Phật.
  • Đĩa đựng trái cây: để đối diện bình hoa.
  • Đôi đèn thờ thắp sáng: tượng trưng cho trí tuệ của Phật và chúng sinh, và đặt tại 2 bên trái phải bàn thờ. 
  • Để tăng tính tôn kính và trang nghiêm cho căn phòng bạn có thể trang trí thêm các bức tranh hoa sen treo tường.

 

Đối với bàn thờ phật riêng

Bàn thờ Phật đặt ở phòng riêng phù hợp với những gia đình có diện tích sử dụng lớn.

 

Bàn thờ phật chung với gia tiên

Vì điều kiện không có phòng thờ riêng nên một số gia đình đã bố trí thờ Phật và gia tiên chung. Đồ vật ở mẫu bàn thờ này cũng tương tự như bàn thờ riêng. Tuy nhiên có nhiều người vẫn thắc mắc bàn thờ Phật đặt bên trái hay bên phải bàn thờ gia tiên. Câu trả lời của chúng tôi là bàn thờ gia tiên ở bên trái hoặc bên phải bàn thờ Phật đều được. Vì Phật là thầy của mọi chúng sinh ở 10 phương 3 cõi.

Bàn thờ phật chung với gia tiên

 

Khi thờ phật chung với gia tiên, bạn có thể chọn mẫu bàn thờ tam cấp để dễ bài trí. Bát hương Phật đặt tầng trên cùng, tầng 2 là bát hương gia tiên, tầng cuối cùng là bát hương bà tổ cô ông mãnh. Nếu phòng rộng thì có thể thờ riêng. 

bà tổ cô ông mãnh

 

Tuy nhiên tùy theo từng miền mà cách bố trí bàn thờ có sự khác biệt. Ở Miền Nam và Trung thì sắp xếp theo kiểu “Tiền Phật hậu Linh” tức thờ phật trên cao, bàn thờ vong linh ở sau và thấp hơn, bà tổ cô thờ ở miếu bên ngoài. Trong khi đó miền Bắc thì thờ bàn gia tiên đặt phía trước, bàn Phật đặt phía sau và cao hơn, Bà Cô Tổ thờ trong nhà.

Bàn thờ phật trong đám tang

Bàn thờ Phật trong đám tang là bàn thờ được lập tạm thời cùng với bàn thờ vong của người quá cố. Việc lập bàn thờ trong tang lễ thể hiện sự biết ơn, kính trọng đức Phật vì đã che chở cho người đã khuất đến cuối con đường, và cầu mong đức Phật từ bi dẫn lỗi cho vong linh sớm được siêu thoát, về với cõi vĩnh hằng. Bàn thờ Phật trong tang lễ thường dùng là loại bàn thờ tam cấp. Trên bàn thờ thường được trang trí rất nhiều hoa tươi và những đồ vật giống như bàn thờ trong nhà. Các bức tượng được thờ là: Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát, Tam Thánh Tây Phương; Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc chỉ một bức tượng Phật A Di Đà.

Bàn thờ phật trong đám tang

 

Khi trang trí bàn thờ Phật trong đám tang, gia chủ nên sử dụng nhiều hoa tươi, lễ vật cần bố trí cân đối, hài hòa tránh sơ sài quá hoặc nhiều quá rối mắt.

Lưu ý khi lập và bố trí bàn thờ Phật

– Khi lập bàn thờ Phật chủ nhà cần nhờ những vị thiền sư đắc đạo làm lễ khai quang tượng Phật và Bồ Tát để tượng thờ được linh ứng.

– Bài vị tổ tiên không được đặt cao hơn bàn thờ Phật vì sẽ phạm xung, rất không tốt cho người thờ. Vì theo dân gian Phật là bậc Đại giác nên không thể ở thấp hơn chúng sinh. 

– Bàn thờ cần phải dọn dẹp thường xuyên, vào 15 hàng tháng có thể tỉa bớt chân nhang cho gọn gàng, sạch sẽ.

– Trong nhà nếu đã thờ Phật thì chỉ cần 2 bát hương (Phật và gia tiên) không thờ Thần.

– Một số người thường cho rằng, nữ tử khi đến kỳ kinh nguyệt thắp hương bàn thờ Phật hay đi chùa. Điều này là quan niệm sai lầm, bởi chỉ có những quỷ thần cấp thấp mới dễ nổi giận và sợ máu bẩn.

– Người thờ Phật phải thành tâm, cần ăn chay vào ngày mùng 1 và ngày rằm. Không thờ lễ mặn, thịt cá.

Mẫu bàn thờ phật tại gia đẹp

Tổng hợp các mẫu bàn thờ Phật tại gia đẹp được thiết kế dành riêng cho biệt thự, chung cư, nhà ống nhà phố…nơi có không gian thờ cúng to nhỏ khác nhau.

Mẫu bàn thờ Phật Bà Quan Âm riêng sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên mang đến nét đẹp trang nghiêm cho không gian thờ cúng

 

Mẫu bàn thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên

Mẫu bàn thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên

Mẫu bàn thờ phật quan âm treo tường đẹp

Mẫu bàn thờ phật quan âm treo tường đẹp

Bàn thờ phật đặt tại phòng khách có thiết kế vách ngăn để tạo sự riêng tư.

 

Bàn thờ phật đặt tại phòng khách có thiết kế vách ngăn để tạo sự riêng tư.

bàn thờ phật ở chung cư

Bàn thờ phật ở chung cư

 

Bàn thờ phật nhỏ mini

Bàn thờ phật tại gia nhỏ

Trên đây là cách bài trí bàn thờ Phật và các thông tin có liên quan. Cảm ơn quý đọc giả đã quan tâm và theo dõi bài viết của nhà thờ họ. Nếu có nhu cầu thiết kế nhà thờ họ hoặc các công trình về kiến trúc tâm linh quý chủ đâu tư có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn cho quý chủ đầu tư miễn phí.